Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 - MÔN: HÓA HỌC 11

Thời gian: 45 phút


(Không kể thời gian phát đề)

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chất nào sau đây là chất hữu cơ?


A. C3H5(OH)3. B. H2O. C. Ca(CN)2. D. H2O2.
Câu 2: Để xác định sự có mặt của C và H trong hợp chất hữu cơ, người ta chuyển hợp chất hữu cơ thành
CO2 và H2O, rồi dùng các chất nào sau đây để nhận biết lần lượt CO2 và H2O?
A. Ca(OH)2 khan, dd CuSO4. B. dd Ca(OH)2, CuSO4 khan.
C. dd Ca(OH)2, dd CuSO4 D. CaCO3 khan, CuSO4 khan.
Câu 3: Liên kết hóa học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cõ là gì?
A. liên kết ion. B. liên kết cộng hoá trị. C. liên kết kim loại. D. liên kết hidro.
Câu 4:Một trong những dãy chất nào sau đây mà các chất đều thuộc dãy đồng đẳng ankan?
A. CH4, C2H4. B. C2H4, C3H8.
C. CH4, C3H6, C10H22. D. C2H6, C3H8, C10H22.
Câu 5:Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tất cả các ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2.
B. Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2 đều là ankan.
C. Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.
D. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.
Câu 6:Hai chất 2-metylpropan và butan khác nhau về yếu tố nào sau đây?
A. Công thức cấu tạo. B. Công thức phân tử. C. Số nguyên tử C. D. Số liên kết cộng hóa trị.
Câu 7:Metan có khả năng tham gia phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng thế với clo khi chiếu sáng. B. Phản ứng cộng với hidro.
C. Phản ứng trùng hợp. D. Phản ứng thủy phân.
Câu 8:Công thức phân tử của propan là gì?
A. C3H4. B. C2H4. C. C3H6. D. C3H8.
Câu 9:Chất nào sau đây chỉ chứa liên kết đơn (liên kết ) trong phân tử?
A. C2H4. B. C2H2. C. C3H6. D. C4H10. ankan
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các chất metan, etan và propan là những chất khí không mùi.
B. Các ankan từ C5 – C10 có mùi xăng.
C. Các ankan từ C10 – C16 có mùi dầu hỏa.
D. Các ankan đều tan nhiều trong nước. ( hidrocacbon không phân cực -> hầu như ko tan trong nước)
Câu 11: Cho chuỗi phản ứng sau: ; B là chất nào?
A: CH3COONa B -> CH4 + Na2CO3
A. CH4. B. CH3CH3.. C. CH2 = CH2. D. CH3CH2OH.
Câu 12: Ankan nào dưới đây khi brom hóa (tỷ lệ mol 1:1), chỉ thu được duy nhất 1 sản phẩm thế chứa
brom?
A. butan. B. propan. C. 2,2-đimetylpropan. D. isopentan.
Câu 13: Chất nào dưới đây có nhiệt độ sôi cao nhất? ( ankan tăng theo M phân tử)
A. etan. B. butan. C. metan. A. propan.
Câu 14: Phản ứng nào dưới đây thể hiện tính chất hóa học đặc trưng của anken?
A. phản ứng thế. B. phản ứng cộng. C. phản ứng thủy phân. D. phản ứng tách.
Câu 15: Chọn biết tên gọi chất sau :

A. 3–metylpent–4–en. B. 3–etylbut–1–en. C. 3–metylpent–1–en. D. isopenten.


0
Câu 16: Khi cho isopren tác dụng với H2 (Ni, t ), chất sản phẩm là gì?
A. pentan. B. butan. C. isobutan. D. isopentan.
Câu 17: Cho biết sản phẩm chính của phản ứng sau: CH2 = CHCH2CH3 + HCl → ?.
A. CH3 CHClCH2CH3. B. CH2 = CHCH2CH2Cl.
C. CH2= ClCHCH2CH3. D. CH2 = CHCHClCH3.
Câu 18: Khi dẫn một lương dư khí etilen vào dung dịch brom (màu nâu đỏ) thì xảy ra hiện tượng gì?
A. Không có hiện tượng gì. B. Tạo kết tủa đỏ.
C. dd có màu đen tạo thành. D. dd brom bị mất màu nâu đỏ.
Câu 19: Nhựa PE (poli etilen) là sản phẩm trùng hợp của chất nào sau đây?
A. CH3CH3. B. CH2=CH2. C. CH3CH=CH2. D. CH CH.
Câu 20: Đun ancol etylic với H2SO4 đặc ở 1700C thu được chất hữu cơ nào sau đây?
A. propen. B. eten. C. propan. D. propin.
Câu 21: Sản phẩm phản ứng trùng hợp buta–1,3–đien là gì?
A. Cao su Buna. B. Cao su Buna-N. C. Cao su Buna-S. D. Cao su isopren.
Câu 22: Công thức cấu tạo của buta-1,3-đien là gì?
A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH-CH3.
C. CH2=C(CH3)-CH=CH2. D. CH2=C=C(CH3)-CH3.
Câu 23: Sản phẩm chính của phản ứng cộng giữa buta–1,3–đien và HCl (tỉ lệ mol 1:1) ở 40oC là gì ?
A. CH2Cl–CH2–CH=CH2. B. CH3–CHCl–CH=CH2.
C. CH3–CH=CH–CH2Cl. (ở nhiệt độ cao, ưu tiên +1,4) D. CH3–CH2–CHCl–CH3.
Câu 24: Sản phẩm chính của phản ứng trùng hợp buta–1,3–đien có công thức cấu tạo nào sau đây?

A. B. C. D.
Câu 25: Chất (CH3)3C- C CH có tên là gì?
A. 2,2-đimetylbut-1-in. B. 2,2-đimetylbut-3-in.
C. 3,3-đimetylbut-1-in. D. 3,3-đimetylbut-2-in.
Câu 26: Để điều chế lượng nhỏ thể tích khí axetilen làm thí nghiệm, có thể dùng phương pháp nào sau đây?
A. Cho Al4C3 + H2O. B. Cho CaC2 + H2O.-> Ca(OH)2 + C2H2 C. Nhiệt phân metan. D. Cho H2 + C.
Câu 27: Một trong những dãy chất nào sau ðây mà các chất có thể vừa làm mất màu dd Br 2 và vừa tạo kết
tủa màu vàng nhạt khi phản ứng với dd AgNO3/NH3?
A. metan, etilen, axetilen. B. etilen, axetilen, isopren.
C. axetilen, but-1-in, vinylaxetilen. D. axetilen, but-1-in, but-2-in.
Câu 28: Hóa chất nào sau đây có thể dùng để phân biệt khí etilen và axetilen?
A. dd AgNO3/NH3. B. khí H2. C. dd KMnO4. D. nước brom.
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 29: (1đ): Xăng được sử dụng cho động cơ ô tô chủ yếu gồm hỗn hợp các ankan từ C7 – C10.
- Viết công thức phân tử của hydrocacbon C8 trong xăng.
- Xăng 92 hay xăng 95 cho biết phần trăm theo thể tích của isooctan (hay còn gọi là chỉ số octan) trong xăng.
Isooctan ứng với hydrocacbon C8 trong xăng. Viết công thức cấu tạo của isooctane, biết: mạch chính cacbon
của nó có 5C, trong đó có 1 C bậc IV và 1 C bậc III, và hai C này không liền kề nhau.
Câu 30: (0.5đ): Vỏ trái táo chứa hợp chất “farnesene”, một hợp chất hấp dẫn các loài côn trùng ban đêm
“Laspeyresia pomenella”. Công thức cấu tạo của “farnesene” là:
(CH3)2C =CH – CH2-CH2-C(CH3)=CH-CH2-CH2-CH(CH3)-CH=CH2
Viết công thức cấu tạo của chất sản phẩm khi “farnesene” phản ứng với lượng dư brom.
Câu 31: (0.5đ): Từ CH4 (các chất vô cơ, điều kiện cần thiết có đủ) viêt các phương trình phản ứng hóa học
điều chế: axetilen và etilen.
Câu 32: (1 đ) Một hidrocacbon thể khí có thành phần khối lượng như sau: C: 85,7% và H: 14,3%.
- Xác định công thức đơn giản nhất của hidrocacbon;
- 0.25 gam mẫu hidrocacbon này có thể tích 100 cm3 (đktc). Xác định CTPT của hidrocacbon.

You might also like