Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

ĐỀ CƯƠNG KTHP XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC NÂNG CAO

1. Dựa trên vòng sống của tế bào máu hãy phân loại bệnh vê máu và kể tên
các tế bào nguồn
2. Phân loại bệnh lý tế bào nguồn theo vị trí tạo máu
3. Nguyên lý và quy trình của kỹ thuật tủy đồ?
4. Vẽ sơ đồ phân loại bệnh máu và bệnh tế bào nguồn tạo máu
5. Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt, cơ sở của các xét nghiệm máu thăm
dò hỗ trợ chẩn đoán, điều trị và kiểm soát thiếu máu thiếu sắt
6. Đường lây nhiễm, các đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm và phòng lây nhiễm
HIV, HBV, HCV qua đường máu
7. Tác dụng của truyền máu, sử dụng máu hợp lý, nguy cơ do truyền máu và
chế phẩm máu toàn phần
8. Chế phẩm khối hồng cầu và khối tiểu cầu
9. Định nghĩa, triệu chứng, nguyên nhân và chẩn đoán của bệnh suy nhược
tiểu cầu
10. Triệu chứng, nguyên nhân bệnh suy nhược tiểu cầu
11. Phương pháp điều trị và phòng bệnh suy nhược tiểu cầu
12. Định nghĩa, đặc điểm, chức năng và tính chất của các yếu tố đông máu
13. Xét nghiệm đánh giá quá trình đông máu nội sinh và ngoại sinh
14. Xét nghiệm đáng giá con đường đông máu chung (TT); định lượng từng
yếu tố đông máu, các yếu tố kháng đông tự nhiên AT-III, Prorein C, Protein S
và fibrinogen
15. Nghiệm pháp Von-Kaulla và nghiệm pháp Ethanol
16. Diễn biến huyết thanh của virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV),
virus viêm gan B (HBV), virus viêm gan C (HCV)
17. Ý nghĩa của xét nghiệm chẩn đoán giang mai, sốt rét trong thực hành
truyền máu
18. Quy trình xét nghiệm tủy đồ
19. Nguyên lý và ý nghĩa của các kỹ thuật xét nghiệm APTT, PT và fibrinogen?
20. Nguyên lý, chỉ định, chống chỉ định, các bước tiến hành, nhận định kết
quả, xử trí các sai sót của xét nghiệm định sức bền hồng cầu
Câu 1: Dựa trên vòng sống của tế bào máu hãy phân loại bệnh vê máu và kể
tên các tế bào nguồn
1. phân loại
Dựa trên vòng sống của tế bào ymáu và vai trò của huyết tương , có thể phân
bệnh về máu làm hai nhóm lớn sau đây :
- Bệnh lý tế bào nguồn sinh máu ( bệnh lý cơ quan sinh máu ) .
- Bệnh lý máu ngoại vi .
Tuy phân làm hai nhóm , nhưng cả hai liên quan và gắn bó với nhau rất chặt
chẽ như bệnh lý của tuỷ xương lại được phản ánh ở máu ngoại vi và số lượng
và hình ảnh máu ngoại vi cũng phản ánh bệnh lý của tuỷ xương .

2. Các tế bào nguồn


Tế bào gốc nguyên tuỷ (hemopoietic stem cells) hoặc toàn năng
( pluripotential stem cells , totipotential stem cells ) ký hiệu là CFU - S
Tế bào nguồn định hướng :
- Định hướng tuỷ : CFU - GEMM bao gồm : hồng cầu , bạch cầu hạt , mono và
tiểu cầu .
- Định hướng lympho : CPU - L , bao gồm lympho T , B , NK
Tế bào nguồn đầu dòng hoặc tế bào nguồn của một dòng ( unipotential stem
cells ) thí dụ : CFU - E ( hồng cầu ) ; CFU - Meg ( tiểu cầu ) ; CFL - G ( bạch cầu
hạt trung tính ) ; CFU - T ( bạch cầu lympho T )

Câu 2: phân loại bệnh lý tế bào nguồn theo vị trí tạo máu?
Theo vị trí tạo máu , chia 2 nhóm : tại tuỷ , ngoài tuỷ
1. Tại tuỷ : Suy tuỷ : có nhiều phương pháp phân loại . Theo lâm sàng : có thể
cấp , mạn , theo bào có thể giảm 1 , 2 hoặc 3 dòng ; theo nguyên nhân có suy
tuỷ bẩm sinh và tuỷ mắc phải ; trong suy tuỷ mắc phải , thì suy tuy không rõ
nguyên nhân chiếm 65%
Hội chứng rối loạn sinh tuỷ ( MDS ) . Theo FAB có thể chia thể nhỏ : RA ,
RARS , RAEB , RAEBt , CMML.
Tăng sinh ác tính ( Mycloprolirative syndrome : MPS ) loại này có thể chia làm
hai nhóm :
- Mạn tính : gồm các bệnh sau đây :
+ Hội tính tăng sinh tuỷ mạn :
. Đa hồng cầu nguyên phát hay đa hồng cầu thật ( polycythemia vera )
. Tăng tế bào xơ non ( xơ tuỷ ) , lách to sinh tuỷ ( myelofibroblastic ) .
. Tăng tiểu cầu nguyên phát ( primary thrombocythemia ) . . Lớxếmi mạn dòng
tuỷ ( chronic myeloid leukemia CML ) .
. Lớxêmi mạn dòng bạch cầu hạt ( chronic granulocytic leukemia CGL ) .
+ Hội chứng tăng sinh lympho mạn :
. Lớxếmi mạn dòng lympho ( chromic lymphocytic leukemia CLL ) .
. Loremi tế bào tóc ( Hairy cell - leukemia HCL ) .
. Đa u tuỷ xương ( multiple myeloma ) .
- Cấp tính : Bao gồm các loxêmi cấp ( Acute leukemia : AL ) .
+ AML : gồm có Mo , M1 , 2,3,4,5,6,7 .
+ ALL : gồm có LI , 2,3 ( theo FAB ) ; tế bào T , B ( theo phương pháp miễn
dịch , tìm hiểu về nguồn gốc tế bào của bệnh ) .
+ Lớxêmi tế bào “ lai ” : lại tuỷ + NK , lại tuỷ + T hoặc B lympho .
+ Loạêmi tế bào chưa biệt hoá .
2 . Bệnh lý ngoài tuỷ :
- U lympho : Hodgkin , không Hodgkin .
- Ung thư di căn tuỷ xương

Câu 3 : nguyên lý và quy trình kỹ thuật của kỹ thuật tủy đồ


1. Nguyên lý
Tuỳ đồ là xét nghiệm phân tích số lượng và chất lượng các tế bào tuỷ xương
để thăm dò chức năng tạo máu cũng như gợi ý các nguyên nhân gây rối loạn
chức năng tạo máu tại tuỷ xương .
2. Quy trình kỹ thuật
1.1 . Chuẩn bị
Phòng thủ thuật phải sạch , dụng cụ phải vô trùng : kim chọc tuỷ , kim lấy
máu , gạc thấm máu ... Bệnh nhân phải được chuẩn bị tinh thần trước khi làm
thủ thuật , giải thích về sự cần thiết của thủ thuật . Thử test thuốc tế .
1.2 . Vị trí chọc
- Gai chậu sau trên : Bệnh nhân nằm sấp thoải mái , kẻ nối hai mào chậu với
nhau , kẻ tiếp một đường nối đỉnh xương cụt với mào chậu ở đường cách giữa
, làm thành một tam giác xương cụt - chậu - cột sống . Điểm chọc nằm chính
giữa đường phân giác của tam giác trên kẻ từ góc cột sống - chậu . Đơn giản
hơn , sờ tay vào vùng gai chậu sau trên ( điểm lõm khi bệnh nhân nằm sấp ) sẽ
thấy một điểm gồ lên , đó chính là điểm chọc .
- Xương ức : Khoang liên sườn 2-3 trên đường chính giữa . Ngoài ra , có thể
chọc ở gai chậu trước trên , phần trên trong của đầu trên xương chày , phía
trong giữa xương gót .
1.3 . Thủ thuật
- Xác định vị trí chọc .
- Sát trùng da theo hình xoáy ốc từ điểm mốc ra xung quanh bán kính 5 cm
bằng cồn Iot , sau đó bằng cồn 700
- Gây tê tại chỗ từng lớp bằng 1ml xylocain , bắt đầu từ dưới da đến màng
xương , chờ 2-3 phút .
- Cầm kim chọc tuỷ bằng hai ngón cái và trỏ , lòng bàn tay tỳ lên đốc kim . Đưa
kim qua da đúng vào điểm gây tê bằng cách xoáy nhẹ nhàng nghiêng 450 so
với mặt da , sau đó dựng đứng kim chọc qua phần cơ , khoan nhẹ trên màng
xương , nếu bệnh nhân không đau tiếp tục khoan qua bản xương cứng , khi có
cảm giác xốp hơn , khoan tiếp 3-5mm , lay nhẹ kim nếu thấy chắc thì dừng tại
đó .
- Rút nòng thông để vào hộp vô trùng .
- Lắp bơm tiêm cẩn thận .
- Hút gọn , áp lực vừa phải ( 0,5 ml ) bệnh nhân cảm thấy hơi đau , khi gần đủ
số lượng 0,5 ml máu tuỷ , nới lỏng bơm tiêm hút tiếp cho đủ số lượng .
- Rút bơm tiêm , lắp nòng thông lại và rút kim . Bơm 0,3 ml dịch tuỷ vào ống
nghiệm có chống đông khô , lắc nhẹ để đếm số lượng tế bào tuỷ và ủ hồng cầu
lưới 0,2 ml lên một lam kính , kéo 8 tiêu bản . Cũng có thể làm thêm tiêu bản
áp nếu cần thiết .
- Để tiêu bản khô tự nhiên trong phòng xét nghiệm ( mát , khô ) , nhuộm
giemsa hai thì .

Câu 4: sơ đồ phân loại bệnh máu và bệnh tế bào nguồn tạo máu?
Câu 5: nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt, cơ sở của các xét nghiệm máu
thăm dò hỗ trợ chẩn đoán, điều trị và kiểm soát thiếu máu thiếu sắt?
1. Nguyên nhân
Thiếu máu thiếu sắt liên quan trực tiếp đến việc thiếu chất sắt trong cơ thể .
Có nhiều nguyên nhân của sự thiếu hụt sắt tuy nhiên một số nguyên nhân phổ
biến bao gồm :
Chế độ ăn uống kém hoặc không đủ chất sắt .
Mất máu ;
Cơ thể giảm khả năng hấp thụ sắt ;
Mang thai .
* Chế độ ăn uống: Chế độ ăn thiếu chất sắt là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu
sắt . Thực phẩm giàu chất sắt như trứng và thịt cung cấp cho cơ thể nhiều chất
sắt cần thiết để sản xuất huyết sắc tố . Nếu một người không ăn đủ để duy trì
nguồn cung cấp sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu sắt .
* Mất máu
Sắt được được lưu trữ chủ yếu trong các tế bào hồng cầu . Thiếu sắt xảy ra khi
một người mất nhiều máu do chấn thương , sinh con hoặc mất máu trong chu
kì kinh nguyệt . Trong một số trường hợp , mất máu do các bệnh mãn tính
hoặc một số bệnh ung thư có thể dẫn đến thiếu sắt .
* Giảm khả năng hấp thụ sắt
Không thể hấp thụ đủ chất sắt từ thực phẩm hàng ngày . Điều này có thể là do
vấn đề với ruột non chẳng hạn như bệnh Celiac , bệnh Crohn hoặc nếu một
phần của ruột non đã bị cắt bỏ .
* Mang thai
Nồng độ sắt thấp là tình trạng phổ biến đối với phụ nữ mang thai . Thai nhi
đang phát triển cần rất nhiều chất sắt dẫn đến cơ thể thai phụ thiếu hụt sắt .
Ngoài ra , khi mang thai làm thể tích máu trong cơ thể tăng lên đòi hỏi nhiều
sắt hơn .
* Các yếu tố nguy cơ
Các nhóm có nguy cơ bao gồm :
- Người ăn chay : Những người có chế độ ăn thuần thực vật có thể thiếu chất
sắt . Để ngăn ngừa vấn đề này nên bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm
giàu chất sắt đậu hoặc ngũ cốc .
- Phụ nữ : Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng có thể khiến phụ nữ mất một lượng
lớn máu dẫn đến có nguy cơ bị thiếu sắt .
- Trẻ sơ sinh và trẻ em : Trẻ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân có nguy cơ thiếu sắt
cao hơn các trẻ khác . Ngoài ra , trẻ sơ sinh không nhận đủ chất sắt qua sữa
mẹ có nguy cơ cao hơn . Có thể bổ sung chất sắt cho trẻ bằng cách thêm sữa
bột giàu chất sắt vào chế độ ăn của bé .
2. Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh nhân về các triệu chứng kết hợp với thăm khám
lâm sàng như màu da , móng tay và dưới mí mắt để tìm các dấu hiệu thể chất
của thiếu máu do thiếu sắt .
Tuy nhiên , vì thiếu máu do thiếu sắt không phải lúc nào cũng có triệu chứng
rõ ràng , vì vậy một số xét nghiệm máu được chỉ định thêm :
-Hematocrit hoặc tỷ lệ hồng cầu trong tổng thể tích máu
Kích thước và màu sắc của các tế bào hồng cầu ;
Nồng độ ferritin thấp trong đó sự thiếu hụt protein này cho thấy việc lưu trữ
sắt trong máu kém ;
Nồng độ hemoglobin thấp hơn có liên quan đến thiếu sắt .
Tùy thuộc vào các triệu chứng mà người bệnh mô tả , kết hợp với thăm khám
mà bác sĩ có những chẩn đoán và đề nghị xét nghiệm , thăm dò khác nhau . Ví
dụ , bệnh nhân bị đau trong quá trình tiêu hóa có thể được chỉ định nội soi
đường tiêu hóa để xem liệu một bệnh về đường tiêu hóa có phải là nguyên
nhân của tình trạng thiếu sắt .
3. Điều trị và kiểm soát thiếu máu
Thiếu máu thiếu sắt thường được điều trị theo hai cách , bao gồm tăng lượng
sắt và điều trị tình trạng bệnh lý chính gây ra thiếu sắt .
Bác sĩ có thể có thể cho bổ sung sắt bằng đường uống hoặc đường tiêm .
Quan trọng là phải bổ sung với liều lượng phù hợp , quá nhiều chất sắt có thể
gây độc và gây hại cho gan . Hơn nữa , một lượng lớn chất sắt có thể gây táo
bón , vì vậy thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng có thể được kết hợp
nhằm giảm nhu động ruột .
Nếu phát hiện được thiếu máu thiếu sắt do một tình trạng bệnh lý khác gây
nên , điều trị thêm có thể cần thiết . Phương pháp điều trị có thể là thuốc ,
kháng sinh hoặc phẫu thuật .
Kiểm soát mức sắt trong cơ thể bao gồm bổ sung thêm sắt và vitamin C vào
chế độ ăn uống .
Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm đậu , thịt đỏ , trái cây khô , ngũ cốc và đậu .
Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt , rau xanh và bông cải
xanh .
Điều trị sẽ mất một thời gian , các triệu chứng ban đầu có thể cải thiện sau
một tuần điều trị , nhưng có thể mất vài tháng hoặc lâu hơn để tăng chỉ số sắt
trong máu

Câu 6: đường lây nhiễm, các đối tượng nguy cơ lây nhiễm cao và phòng lây
nhiễm HIV, HBV, HCV qua đường máu?
1. Đường lây nhiễm HIV , HBV , HCV
Nhờ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và các điều tra dịch tễ học , người
ta đã biết có ba hình thức cơ bản lây truyền HIV , HBV , HCV đó là :
1.1 . Lây qua đường tình dục
Sự lây truyền HIV qua đường tình dục đã được khẳng định và chiếm khoảng
80 % tổng số trường hợp nhiễm HIV trên toàn thế giới . Lây truyền HIV qua
đường tình dục là yếu tố nguy cơ chính cho việc lây truyền HIV tại châu Phi .
Lây truyền HBV qua đường tình dục ít gặp hơn . Lây truyền HCV qua đường
tình dục chưa được xác định rõ .
1.2 . Lây qua đường máu
Khi người cho máu đã bị nhiễm HIV , HBV , HCV mà không được sàng lọc thì
bệnh nhân nhận máu sẽ có nguy cơ rất cao bị nhiễm HIV , HBV , HCV ( trên 90
% ) . Bệnh nhân cũng có thể bị lây nhiễm HIV , HBV , HCV trong giai đoạn
nhiễm trùng cửa sổ . Do dùng bơm kim tiêm chung ở những người tiêm chích
ma tuý . Đây là cách lây truyền HIV , HBV , HCV nhanh và mạnh nhất . Do bị
kim tiêm hoặc vật nhọn đã dùng cho bệnh nhân đâm vào tay nhân viên y tế
trong khi chăm sóc và làm thủ thuật cho bệnh nhân bị nhiễm HIV / AIDS , viêm
gan B , C. Sử dụng các dụng cụ tiêm chích không tiệt trùng .
1.3 . Qua đường mẹ con trong thời kỳ có thai và cho con bú
Theo thông báo của Tổ chức y tế thế giới ( WHO ) thì có khoảng 25-50 % trẻ sơ
sinh bị lây HIV từ mẹ khi mẹ bị nhiễm HIV / AIDS . Sự lây truyền có thể xảy ra
trong thời kỳ mang thai , trong lúc sinh đẻ và trong thời gian cho con bú . Lây
truyền HCV theo đường mẹ con thường không phổ biến . Lây truyền HBV theo
đường mẹ con cũng thường gặp . Hiểu rõ về đường lây truyền HIV , HBV , HCV
sẽ giúp ta giáo dục , tuyên truyền tốt cho người cho máu , giúp họ tự bảo vệ
sức khoẻ của chính họ để có thể cho máu an toàn .
2. Các đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm HIV , HBV , HCV
- Người nghiện chích ma tuý .
- Gái mại dâm .
- Những người có quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV .
- Những người tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể của những người bị
nhiễm HIV , HBV , HCV ..
- Những người nhận máu , chế phẩm máu và chạy thận nhân tạo nhiều lần .
3. Các biện pháp phòng lây nhiễm HIV , HBV , HCV
* Phòng lây nhiễm HIV , HBV qua đường tình dục
Có thể phòng lây nhiễm HIV , HBV qua đường tình dục bằng cách sử dụng bao
cao su để có quan hệ tình dục an toàn , giảm bốt số bạn tình và điều trị sốm
các bệnh lây truyền qua đường tình dục .
* Phòng lây nhiễm HIV , HBV , HCV ở những người tiêm chích ma tuý do dùng
chung bơm kim tiêm
Tuyên truyền giáo dục để mọi người biết tác hại của ma tuý và HIV / AIDS ,
viêm gan B , C . Không dùng chung bơm kim tiêm và chỉ dùng bơm kim tiêm
một lần rồi vứt bỏ và thực hiện chương trình trao đổi bơm kim tiêm .
* Phòng lây nhiễm HIV , HBV , HCV qua đường truyền máu
- Lựa chọn người cho máu an toàn .
- Tổ chức cuộc vận động hiến máu nhân đạo để tìm những người có nguy cơ
thấp lây truyền các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu để có nguồn
máu an toàn .
- Tuyển chọn những người cho máu tình nguyện không lấy tiền và khuyến
khích người cho máu tự nguyện cho máu lại .
- Loại trừ những người cho máu có nguy cơ cao thông qua việc phỏng vấn và
tuyên truyền giáo dục người cho máu .
- Sàng lọc người cho máu một cách kỹ càng với :
+ Bộ câu hỏi để loại trừ các yếu tố nguy cơ .
+ Tư vấn trước khi cho máu .
+ Tìm hiểu tiền sử bệnh gồm các dấu hiệu và triệu chứng có liên quân bệnh lây
truyền , bệnh nhiễm trùng .
+ Kiểm tra sức khoẻ của người cho máu
Sàng lọc HIV , HBV , HCV cho người cho máu : Tất cả các đơn vị máu và các chế
phẩm máu trước khi truyền phải được sàng lọc kháng thể HIV , kháng thể
HCV , HBsAg . Đồng thời cần bổ sung thểm các kỹ thuật mới như kỹ thuật phát
hiện enzym ALT , kháng nguyên HIV p24 , kỹ thuật sinh học phân tử phát hiện
HIV- RNA , HCV RNA , HBV - DNA để phòng lây nhiễm HIV , HCV , HBV trong
qua giai đoạn cửa sổ của bệnh .
Tiệt trùng máu và các chế phẩm máu bằng các phương pháp vật lý , hóa học ,
lọc đến các bạch cầu .
Áp dụng truyền máu tự thân và truyền máu từng phần
Chỉ định đúng truyền máu theo phương châm cần thành phần nào thì truyền
thành phần máu đó và không cần thì không truyền .
Cần có những biện pháp phòng hộ hữu hiệu cho các nhân viên y tế và những
người tiếp xúc và chăm sóc trực tiếp bệnh nhân bị nhiễm HIV , HBV , HCV .
*Phòng lây nhiễm HIV , HBV qua đường mẹ con
Tất cả phụ nữ có thai phải được tư vấn sớm về HIV , HBV trong thời kỳ mang
thai và khuyến khích họ làm xét nghiệm HIV , HBV . Những phụ nữ có thai mà
HIV ( + ) , cần phải được chẩn đoán để xác định nhu cầu dùng AZT nhằm ngăn
ngừa lây truyền HIV cho con trước và sau khi sinh .
* Phòng lây nhiễm HIV , HBV , HCV qua các dịch vụ y tế
Tuân thủ các quy định tiệt khử trùng các dụng cụ cần dùng lại

Câu 7: : tác dụng của truyền máu, sử dụng máu hợp lý, nguy cơ do truyền
máu và chế phẩm máu toàn phần?
1. Tác dụng của truyền máu :
-Cung cấp các thành phần hữu hình : hồng cầu , tiểu cầu , có thể cả bạch cầu
với bệnh nhân tuyệt lạc bạch cầu
- Cung cấp các yếu tố đông máu
- Cung cấp protein tạo áp lực keo
2. Các nguy cơ do truyền máu :
Lây bệnh truyền qua đường máu ( các virus , ký sinh trùng , xoắn khuẩn ... )
- Tai biến truyền máu :
+ Do bất đồng miễn dịch
+ Do quá tải
+ Do máu bị nhiễm khuẩn
+ Do các chất trung gian hình thành khi lưu trữ
- Ứ sắt do truyền máu
- Gây phản ứng miễn dịch tiềm tàng .
3. Sử dụng máu hợp lý
- Chỉ sử dụng khi cần cho điều trị
- Chỉ định loại thành phần hợp lý nhất
- Lựa chọn chế phẩm ít pool ( từ ít người cho )
- Tìm các biện pháp tránh truyền máu
+ Nếu giảm thể tích : dung dịch cao phân tử .
+ Nếu thiếu hoocmon : tiêm chất kích thích ví dụ điều trị thiếu máu bằng
Erythropoietin
+ Điều trị sắt nếu thiếu sắt
Lưu ý các tác dụng phụ sau truyền máu
+Tan máu sau truyền máu
+ Nhiễm virus sau truyền máu
+ Miễn dịch đồng loạt sau truyền máu |
- Một số biện pháp giảm truyền máu đồng loại
+ Truyền máu tự thân : Có nhiều hình thức truyền máu tự thân như : Thu
gom lưu trữ máu nhiều ngày trước mổ , pha loãng máu đẵng thể tích , truyền
máu hoàn hồi ...
+ Dùng các thế phẩm tổng hợp ( yếu tố VIII tái tổng hợp ) ... .
4 . Máu toàn phần :
Là máu lấy từ mạch máu người cho máu được bảo quản trong túi ( chai ) có
chất chống đông và bảo quản máu . Hiện nay dung dịch bảo quản máu thông
thường là CPDA gồm citrate , phosphat , đường dextrose , adenin . Mỗi đơn vị
máu toàn phần 250 ml có khoảng 30-40 g huyết sắc tố . Ở Việt Nam có các loại
đơn vị máu 250ml , 350ml , 450ml . Ngoài ra còn một số đơn vị có dung tích ít
hơn ( 50,100,150 ml ) cho trẻ em .
Bảo quản máu toàn phần ở 2-60C , thời gian bảo quản tối đa là 42 ngày ( với
dung dịch bảo quản là CPDA ) . Máu toàn phần lưu trữ chứa thành phần chính
là hồng cầu , nếu mới thu nhận còn có tiểu cầu và một số yếu tố đông máu .
Bạch cầu đoạn nhanh chóng bị huỷ và giải phóng ra các chất trung gian . Ngoài
ra trong đơn vị máu toàn phần còn chứa các tế bào lympho và yếu tố huyết
tương .
Chỉ định : Trường hợp bệnh nhân mất nhiều máu ( mất > 1/3 lượng máu cơ
thể )
Không nên dùng : Bệnh nhân suy thận , suy tim , chỉ thiếu máu đơn thuần .

Câu 8: Chế phẩm khối HC và khối TC


1. Khối hồng cầu :
Là máu toàn phần đã được ly tâm và tách phần huyết tương ở trên sang 1 túi
khác . Tuy cách sản xuất mà có các loại khối hồng cầu sau :
1.1 . Khối hồng cầu đậm đặc :
Sản xuất đơn giản bằng cách ly tâm , tách phần lớn huyết tương trên sang 1
túi khác , để lại trong túi là khối hồng cầu có Hematocrit khoảng 75 % .
Thành phần : Hồng cầu , bạch cầu , tiểu cầu , một ít huyết tương .
Bảo quản : 2-6 ° C
Chỉ định : Các trường hợp thiếu máu
Một số bất lợi : Vì đậm đặc nên truyền chậm , nhất là lúc mới bắt đầu truyền
cho người bệnh , còn nhiều bạch cầu nên có thể gây phản ứng truyền máu và
gây tan másớm do các chất giải phóng từ bạch cầu , còn huyết tương chứa
kháng thể .
1.2 . Khối hồng cầu có dung dịch bảo quản :
Sau khi tách huyết tương khỏi hồng cầu , trả lại dung dịch bảo quản .
Thành phần : hồng cầu và dung dịch bảo quản , còn ít bạch cầu , lượng huyết
sắc tố tương tự máu toàn phần .
Bảo quản : 2-6 ° C thời gian 42 ngày .
Chỉ định : Các trường hợp thiếu máu : thiếu máu do suy tim , suy thận ...
1.3 . Khối hồng cầu nghèo bạch cầu
Là máu toàn phần được tách huyết tương và tách thành phần Buffy coast ( lớp
giữa huyết tương và hồng cầu )
Thành phần : Hồng cầu .
- Bạch cầu đã được loại bỏ hầu hết , chỉ còn lại khoảng 10 % so với khối hồng
cầu thông thường .
* Ưu điểm :
- Giảm phản ứng do bạch cầu ( kháng thể kháng bạch cầu , bạch cầu lympho ,
chất trung gian )
- Giảm nguy cơ lây bệnh mà tác nhân cư trú trong bạch cầu
* Chỉ định : Những trường hợp thiếu máu đơn thuần .
Khối hồng cầu rửa :
- Máu toàn phần hoặc khối hồng cầu được ly tâm bỏ hết huyết tương rồi thay
thế nước muối trộn đều ly tâm tiếp để rửa 3 lần .
+ Thành phần : hồng cầu
+ nước muối
+ Bảo quản : ở + 2- +6 ° C : < 24 giờ
22 ° C : < 6 giờ
+ Chỉ định : Truyền cho bệnh nhân thiếu máu tan máu tự miễn
Khối hồng cầu lọc bạch cầu và khối hồng cầu chiếu xạ :
- Là khối hồng cầu đã được dùng màng lọc bạch cầu hay tia xạ hoặc cả hai .
+ Bảo quản : 2-6 ° C < 2 tuần từ khi chiếu xạ , nếu dùng màng lọc rời ( hở ) thì
sau lọc không để quá 24 giờ .
+ Thành phần : Hồng cầu , Bạch cầu còn lại rất ít ( lọc bạch cầu ) , Bạch cầu bị
bất hoạt ( chiếu xạ )
+ Chỉ định : Cho bệnh nhân thiếu máu có giảm nặng miễn dịch , đặc biệt bệnh
nhân ghép tạng , BN chuẩn bị ghép Thông thường để đảm bảo an toàn , người
ta sử dụng cả chiếu xạ và lọc bạch cầu cho đơn vị máu sẽ truyền cho bệnh
nhân ghép .
1.3 . Khối tiểu cầu : Có hai loại khối tiểu cầu :
Khối tiểu cầu tách từ máu toàn phần :
Bằng ly tâm các túi máu toàn phần , gạn lấy lớp Buffy coast rồi ly tâm tách lấy
tiểu cầu . Thường từ 3-4 đơn vị máu toàn phần cùng nhóm ABO có thể chuẩn
bị ( sản xuất ) được 1 đơn vị pool tiểu cầu ( tập hợp tiểu cầu từ nhiều người
cho máu ) .
+ Bảo quản : Nếu chưa pool ( chưa trộn ) để 22 ° C , lắc liên tục 3-5 ngày . Nếu
đã pool ( trộn ) qua hệ thống hở để < 24 giờ
+ Thành phần : Số lượng tiểu cầu pool khoảng 1,5 x 1011 .
+ Chỉ định : Các bệnh gây giảm tiểu cầu đặc biệt giảm tiểu cầu sau điều trị
bệnh ác tính .
Khối tiểu cầu tách chiết ( apheresis )
Dùng máy tách tế bào với bộ kit ( dụng cụ ) chuyên dụng để lấy tiểu cầu từ
một người cho
+ Thành phần : có > 3,0 x 1011 tiểu cầu / đơn vị , có ít bạch cầu
+ Bảo quản : 22 ° C trong máy lắc liên tục , tối đa được 5 ngày
+ Chỉ định : Các bệnh giảm tiểu cầu nặng ; sốt xuất huyết có giảm tiểu cầu
nặng , giảm tiểu cầu sau điều trị hóa chất , trong các bệnh suy tủy , rối loạn
sinh tủy .
Đối với xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch , chỉ định khối tiểu cầu khi xuất
huyết , nguy cơ xuất huyết nặng , hoặc số lượng tiểu cầu thấp ( < 20.109 / 1 ) .

Câu 9 : định nghĩa , triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán của bệnh suy
nhược tiểu cầu
1. Định nghĩa
Bệnh suy nhược tiểu cầu là một tình trạng sức khỏe hiếm gặp , đề cập đến quá
trình đông máu gặp khó khăn . Đây là một dạng rối loạn chảy máu bẩm sinh .
Thông thường , suy nhược tiểu cầu xuất phát từ vấn đề thiếu hụt glycoprotein
IIb / IIIa ( GPIIb / IIIa ) , một loại protein tìm thấy trên bề mặt tiểu cầu .
Khi bạn bị thương , các tế bào tiểu cầu sẽ tự kết dính với nhau ngay tại vị trí
vết thương , từ đó ngăn ngừa tình trạng xuất huyết quá nhiều . Nếu không có
đủ glycoprotein IIb / IIIa cần thiết , những tế bào trên sẽ không thể dính vào
nhau đúng cách .
Do đó , nhiều chuyên gia đánh giá cao mức độ nguy hiểm của vấn đề sức
khỏe này . Họ cũng cho biết , trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng ,
bạn có nguy cơ cao mất một lượng lớn máu và tử vong
2. Triệu chứng
* Những dấu hiệu và triệu chứng suy nhược tiểu cầu
- Không cầm máu được ( chảy máu liên tục ) là dấu hiệu điển hình của bệnh
suy nhược tiểu cầu . Bên cạnh đó , bạn còn có thể bắt gặp một số triệu chứng
như sau :
- Thường xuyên chảy máu cam
- Dễ bầm tím
- Chảy máu nướu răng
- Rong kinh
- Xuất huyết trong lúc phẫu thuật hoặc hậu phẫu
3. Nguyên nhân
Các gene mã hóa glycoprotein Ilb / IIIa thường ở nhiễm sắc thể 17 trên đoạn
ADN . Nếu chuỗi ADN thiếu mất những gene này , suy nhược tiểu cầu sẽ phát
sinh .
Thêm vào đó , các nhà nghiên cứu xếp tình trạng trên vào nhóm di truyền
dạng lặn của nhiễm sắc thể thường . Điều này có nghĩa là bạn có thể mắc bệnh
chỉ khi cả bố và mẹ đều không có gene quy định glycoprotein IIb / IIIa .
Chính vì vậy , nếu bạn có tiền sử gia đình bị suy nhược tiểu cầu , rủi ro mắc
bệnh của bạn , kể cả con bạn , đều cao hơn những người khác .
Thêm vào đó , các nhà khoa học hàng đầu vẫn đang nỗ lực tìm kiếm tác nhân
gây thiếu những gene này , từ đó đề xuất phương hướng điều trị tốt nhất .
4. Chẩn đoán
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các
chuyên viên y tế . Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ .
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán suy nhược tiểu cầu :
Đối với trường hợp này , bác sĩ thường áp dụng một loạt xét nghiệm máu đơn
giản để hỗ trợ chẩn đoán , bao gồm :
Đo độ ngưng tập tiểu cầu : đánh giá khả năng kết dính của tiểu cầu
Tổng phân tích tế bào máu ( CBC ) : xác định số lượng tiểu cầu trong máu
Xét nghiệm thời gian prothrombin ( xét nghiệm đông máu PT ) : kiểm tra thời
gian cần thiết để đông máu
Xét nghiệm thời gian thromboplastin từng phần : một thủ thuật y tế khác
dùng để đo thời gian đông máu

Câu 10: Giống câu 9: Triệu chứng và nguyên nhân

Câu 11: Những phương pháp điều trị suy nhược tiểu cầu và phòng bệnh
1. Phương pháp điều trị
Thực tế , bác sĩ vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu cho vấn đề sức
khỏe này . Các biện pháp hiện tại chủ yếu tập trung vào việc đẩy lui triệu
chứng , chẳng hạn như :
-Truyền máu cho người bị xuất huyết nặng
-Giảm thiểu tần suất chảy máu và bầm tím bằng cách thay thế tiểu cầu
Ngoài ra , các chuyên gia cũng khuyến nghị mọi người nên tránh dùng một số
loại thuốc sau đây , bao gồm :
-Nhóm thuốc giảm đau NSAID : ibuprofen , aspirin ...
- Thuốc làm loãng máu : Warfarin , heparin ...
-Các loại thuốc kháng viêm
Cả ba loại thuốc trên đều có chung đặc điểm ngăn chặn sự hình thành của
huyết khối trong mao mạch . Tuy nhiên , trong trường hợp này , chúng có thể
khiến tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn .
Trong quá trình điều trị , nếu bạn cảm thấy vấn đề chảy máu không được cải
thiện hoặc tệ hơn là trở nặng , hãy mau chóng liên hệ với bác sĩ . Họ sẽ giúp
bạn thay đổi liệu trình điều trị hiệu quả và phù hợp hơn .
Mất máu nhiều là hệ quả trực tiếp của tình trạng sức khỏe này . Từ đó , một
loạt biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh , bao gồm :
-Thiếu máu mãn tính
-Các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh
-Thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt
-Tử vong do mất máu quá nhiều
Do đó , nếu tình trạng bầm tím hoặc chảy máu vô căn xảy ra thường xuyên ,
bệnh nhân nên mau chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp
thời .
2. Phòng ngừa
Vì suy nhược tiểu cầu là một dạng rối loạn di truyền nên bạn hầu như sẽ
không thể ngăn ngừa hoàn toàn vấn đề này . Tuy nhiên , bạn có thể yêu cầu
làm xét nghiệm máu để kiểm tra liệu bạn có bị thiếu những gene quy định
glycoprotein IIb / IIIa không , từ đó mau chóng có biện pháp khắc phục .
Đồng thời , nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh suy nhược chức năng tiểu cầu
hay bất kỳ rối loạn tiểu cầu nào , bạn nên nhờ chuyên gia tư vấn di truyền
trước khi lên kế hoạch sinh con .

Câu 12: định nghĩa, đặc điểm, chức năng và tính chất của các yếu tố đông
máu
1. Định nghĩa
Yếu tố đông máu là các chất tham gia vào quá trình đông máu trong cơ thể .
Các yếu tố này bao gồm : Yếu tố tham gia vào quá trình đông máu nội sinh ,
đông máu ngoại sinh .
Xét nghiệm các yếu tố đông máu giúp đánh giá chức năng đông máu như thế
nào , quá trình đông máu kéo dài trong bao lâu từ đó biết được bạn có nguy
cơ chảy máu nhiều hay không hoặc có tình trạng tăng động dẫn đến nguy cơ
bị đột quỵ , nhồi máu cơ tim hay không .
Khi mạch máu bị tổn thương ( chảy máu ) các yếu tố đông máu sẽ hoạt động ,
quá trình đông máu sẽ diễn ra để bảo vệ cơ thể bạn khỏi chảy máu nhờ hình
thành cục máu đông . Trong trường hợp tổn thương đã lành mà các cục máu
đông không bị tiêu đi chúng sẽ di chuyển vào các mạch máu gây ra hậu quả
nghiêm trọng như đột quỵ , nhồi máu cơ tim .
2. Các yếu tố đông máu trong cơ thể
Các yếu tố đông máu có bản chất là Glycoprotein , được liệt kê trong bảng sau
:
Tên Tên yếu tố Đặc điểm Chức năng Tính chất
the
o số
I Fibrinogen -trọng lượng phân tử 340.000 Là cơ chất Không bị
- tạo ra chủ yếu ở gan. Do đó ở trong quá ảnh hưởng
những bệnh nhân mắc bệnh gan quá trình đông bởi Vitamin
trình đông máu sẽ giảm sút máu K
- hòa tan được.
- nồng độ trong máu:
100-700mg/100ml
II Prothrombi -bản chất là protein có trọng lượng zymogen Bị ảnh
n phân tử 68700 hưởng bởi
- gan sản xuất liên tục chất nhày. vitamin K
Nếu gan bị tổn thương sẽ làm giảm
sản xuất prothrombin ảnh hưởng đến
quá trình đông máu
- nồng độ trong huyết tương
15mg/100ml
III Thrombopl Tham gia vào cơ chế đông máu Là yếu tố tổ
astin ngoại sinh thay thế cho yếu tố 3 tiểu chức
cầu và các yếu tố huyết tương

IV Ion canxi Là ion quan trọng tham gia nhiều


2+ giai đoạn trong quá trình đông máu

V Proacceleri Phụ thuộc vào ion Ca2+ Đồng yếu tố Không bị


n ảnh hưởng
bởi Vitamin
K
VII Proconvert Trọng lượng phân tử 60k Zymogen Bị ảnh
in hưởng bởi
vitamin K
VIII Yếu tố Gan, lá lách là nơi tổng hợp. Phụ Đồng yếu tố Không bị
chống thuộc vào Ca2+ ảnh hưởng
đông Tồn tại trong huyết tương ở dạng bởi Vitamin
hemophilia không hoạt động K
A
IX Yếu tố Được tổng hợp từ gan, lá lách và hệ Zymogen Bị ảnh
chống thống võng nội mô hưởng bởi
đông . vitamin K
hemophilia
B
X Stuart Yếu tố tiếp xúc. zymogen Bị ảnh
hưởng bởi
vitamin K
XI Yếu tố Yếu tố tham gia vào quá trình đông zymogen Không bị
chống máu nội sinh ảnh hưởng
đông bởi Vitamin
hemophilia K
C
XII Hageman Yếu tố VII tiếp xúc với mặt trong zymogen Không bị
mạch máu tổn thương cùng với ảnh hưởng
photpholipit của tiểu cầu để tạo ra bởi Vitamin
phản ứng đông máu K
XIII FSF Có tác dụng ổn định sợi huyết, bền Yếu tố Không bị
vững trong huyết tương chuyển ảnh hưởng
amidase bởi Vitamin
K
H. Kininogen Đồng yếu tố Không bị
M. trọng ảnh hưởng
W. lượng phân bởi Vitamin
K tử cao K

Câu 13: xét nghiệm đánh giá quá trình đông máu nội sinh và ngoại sinh
1 . Xét nghiệm đánh giá yếu tố đông máu nội sinh :xét nghiệm APTT
- Nguyên lý xét nghiệm : xác định thời gian đông của huyết tương từ khi phục
hồi Canxi khi cho huyết tương ủ với cephalin ( có chức năng như yếu tố 3 tiểu
cầu ) và Kaolin ( hoạt hóa yếu tố tiếp xúc)
- Kết quả :
+ Giá trị bình thường so với chứng : 25 - 33 giây Tỷ lệ APTT bệnh / APTT chứng
= 0,8 - 1,2 . Tỷ lệ này > 1,25 là APTT kéo dài .
- Ý nghĩa xét nghiệm :
+ APTT kéo dài là rối loạn đông máu nội sinh ( giảm động ) gặp trong trường
hợp thiếu hụt bẩm sinh ( hemophilia ) , do yếu tố đông máu bị tiêu thụ hoặc
gặp trong bệnh nhân suy gan , sử dụng heparin . APTT rút ngắn gặp trong
trường hợp tăng đông máu :
+ Tăng động tiên phát : Antithrombin III ức chế một số yếu tố làm tăng cường
tạo fibrinogen gây hiện tượng tăng động .
+ Tình trạng tăng động thứ phát cũng xảy ra do tăng nồng độ và hoạt độ của
các yếu tố đông máu gặp trong bệnh nhân mắc hội chứng thận hư hay trường
hợp dùng chất chống đông lupus .
2 . Xét nghiệm đánh giá yếu tố đông máu ngoại sinh : xét nghiệm PT
Nguyên lý : là thời gian đông của máu được chống đông bằng Natri Citrat .
Thời gian được tính từ khi cho đồng thời một lượng canxi và thromboplastin
đến khi xuất hiện màng đông . Xét nghiệm đánh giá con đường đông máu
ngoại sinh .
- Kết quả :
+ Giá trị bình thường so với chứng : 11 - 13 giây . Quá 3 giây là PT kéo dài .
+ Tỷ lệ phần trăm bình thường : 70 - 140 % .
- Ý nghĩa xét nghiệm :
PT kéo dài do thiếu hụt các yếu tố ngoại sinh . Yếu tố II , VII , X được sản xuất ở
gan và phụ thuộc vitamin K nên trong trường hợp mắc bệnh gan hay dùng
thuốc kháng vitamin K sẽ làm PT kéo dài . Xét nghiệm dùng cho bệnh nhân sử
dụng thuốc kháng vitamin K. sus

Câu 14: xét nghiệm đánh giá con đường đông máu chung ( TT), định lượng
từng yếu tố đông máu, các yếu tố kháng đông tự nhiên AT-III, PrC, PrS,
Fibrinogen
1. Xét nghiệm đánh giá đông máu chung : xét nghiệm TT
-Nguyên lý : là thời gian đông huyết tương được tính từ khi cho thrombin vào
huyết tương đến khi xuất hiện cục đông , giúp gián tiếp đánh giá fibrinogen .
- Kết quả xét nghiệm :
+ Giá trị bình thường so với chứng : 12 - 15 giây . Tỷ lệ TT bệnh / TT chứng =
0,8 – 1,2 . Tỷ lệ này > 1,25 là TT kéo dài .
- Ý nghĩa xét nghiệm : TT kéo dài do thiếu Fibrinogen hoặc Fibrinogen bất
thường
2. Định lượng từng yếu tố đông máu : Các yếu tố II , V , VII , X ( tham gia trong
hoạt hoá đông máu ngoại sinh ) , các yếu tố VIII , IX , XI , XII ( tham gia trong
hoạt hoá đông máu nội sinh )
Bình thường hoạt tính của các yếu tố đông máu là 50-150 % .
Các yếu tố II , V , VII , X giảm ở bệnh nhân có các bệnh lý ở gan , yếu tố VIII
giảm ở bệnh nhân Hemophilia A ; yếu tố VIII giảm ở bệnh nhân Hemophilia B ;
yếu tố XI giảm Hemophilia C.
3. Định lượng các yếu tố kháng đông tự nhiên AT - III , Prorein C ( PC ) ,
Protein S ( PS ) .
+ AT - III : AT - III bình thường : 80-120 % .
+ PC : PC bình thường : 70-140 % .
+ PS : PS bình thường : 60-140 % .
Các yếu tố kháng đông tự nhiên thường giảm ở các bệnh nhân có bệnh bẩm
sinh , di truyền .
4 . Định lượng fibrinogen
Fibrinogen ( yếu tố I ) là một protein được tổng hợp tại gan . Nó được dùng
trong quá trình đông máu . Fibrinogen bị ly giải bởi enzyme thrombin thành
fibrin peptides (đoạn ngắn protein ) trong quá trình đông máu bình thường .
Thrombin cũng hoạt hoá yếu tố ổn định fibrin ( yếu tố XIII ) rồi sau đó gắn kết
fibrin vào trong phức hợp lưới , kết thúc quá trình đông máu thành mạch .
Tiểu cầu đến kết cụm tại nơi tổn thương , tại thụ thể gắn protein ở màng tế
bào tiểu cầu với fibrin peptides .
Tốc độ biến đổi fibrinogen thành fibrin phụ thuộc vào chức năng và nồng độ
fibrinogen và vào lượng thrombin thêm vào hệ thống xét nghiệm . Với sự có
mặt một lượng thừa thrombin , thời gian đông của mẫu huyết tương pha
loãng sẽ tương quan trực tiếp với nồng độ fibrinogen .
Nguyên lý : Cho thrombin vào huyết tương , huyết tương sẽ đông và thời gian
đông tuỳ thuộc vào lượng fibrinogen . Dựa trên cơ sở đó người ta pha dung
dịch fibrinogen chuẩn ở các nồng độ khác nhau rồi cho thêm thrombin . Kết
quả lần xét nghiệm này sẽ tạo được một đường cong nồng độ fibrinogen –
thời gian . Huyết tương bệnh nhân được pha loãng và xét nghiệm thời gian
động với thrombin rồi đối chiếu đường cong chuẩn sẽ biết nồng độ
fibrinogen .
Ý nghĩa :
-Kết quả bình thường từ 2 – 4 g / l
- Fibrinogen tăng trong :
• Nhiễm khuẩn cấp tính .
• Bệnh Hodgkin , sarcom , bệnh bạch cầu tủy mạn , viêm khớp nhiễm khuẩn ,
bệnh collagenose .
• Viêm thận mạn tính , trạng thái nghẽn mạch ..
Fibrinogen giảm có thể do tiêu thụ ( đông máu rải rác giai đoạn 3 ) , tiêu fibrin
( tiêu sợi huyết ) , xơ gan hay mắc bệnh không có fibrinogen .

Câu 15: nghiệm phát Von – kaulla và nghiệm pháp Ethanol


1. Nghiệm pháp Von - Kaulla Carls
Nguyên lý :
Fibrin được hình thành và sẽ bị tiêu nhờ plasmin , bình thường thời gian để
tiêu cục máu khoảng 2 ngày . Bằng phương giữ lại các chất kích thích tạo
plasmin ( euglobulin ) thì sau khi đồng thời gian tiêu cực đông bình thường là
hơn 1 giờ . Theo dõi thời gian tiêu cực đông sau khi động của huyết tương đã
loại bỏ chất ức chế , giữ lại chất kích thích tạo plasmin để đánh giá mức độ
tiêu sợi huyết .
Huyết tương được pha loãng rồi toàn hóa nhằm tách englobulin ( là thành
phần có chứa các chất hoạt hóa plasminogen mà chủ yếu là t - PA ,
plasminogen và fibrinogen ) đồng thời loại bỏ tất cả thành phần ức chế quá
trình tiêu cực đông . Rồi sau đó cho euglobulin động trở lại ( như làm Howell )
nhờ đó mà có thể theo dõi sự tiêu của englobulin được dễ dàng hơn .
Ở người bình thường , thời gian tiêu euglobulin , từ khi đông đến khi tan phải
từ 3 giờ trở lên .
Thời gian tiêu euglobulin keo dai khong co ý nghĩa bệnh lý ( ngoại trừ trường
hợp không có plasminogen , lúc này thời gian tiêu euglobulin sẽ kéo dài vô tận
, nghĩa là cục đông sẽ không tan ) .
Biểu hiện tiêu fibrin khi thời gian tiêu euglobulin xảy ra trong vòng 1 giờ đầu ,
tùy mức độ :
- 0-15 phút : tiêu sợi huyết cấp .
- 15-30 phút : tiêu sợi huyết trung bình
- 30-45 phút : tiêu sợi huyết nhẹ
- 45-60 phút ; tiêu sợi huyết thoáng qua .
Lưu ý : Có thể có hiện tượng cục đồng euglobulin không hình thành được
( không đông ) . Lý do của hiện tượng này có thể do hệ thống hoạt hóa
plasminogen quá mạnh cho nên đông đến đâu tan đến đó , nên không còn
thấy rõ cục đông nữa ; hoặc có thể do đã bị tiêu thụ hết các yếu tố của hệ
thống đông máu ( DIC ) nên không thể động được .
2 . Nghiệm pháp Ethanol ( NP rượu ) .
Nguyên lý :
Khi có quá trình đông máu tức là chuyển fibrinogen thành fibrin . Quá trình
chuyển từ fibrinogen thành fibrin như sau : Đầu tiên là monomer hoá các
fibrinogen , sau đó polymer hoá tạo sợi huyết . Tuy nhiên vẫn có một ít
monomer không polymer hoá được mà kết hợp với fibrinogen và PDF thành
một phức chát . Phức chất này sẽ làm huyết tương tạo thành gel trong môi
trường rượu ở nhiệt độ lạnh . Lợi dụng tính chất đó người ta cho huyết tương
pha trong rượu rồi để ở 4 [ sup ] 0 [ / sup ] C và quan sát gel hoá
Các monomer của fibrin là những sản phẩm trung gian giữa fibrin , nó là kết
quả tác động phân hủy của thrombin . Khi lượng thrombin thấp thì các
monomer không đủ để trùng hợp tạo nên cục fibrin . Các fibrin monomer ,
fibrinogen và các sản phẩm thoái giáng tạo thành phức hợp hòa tan , những
phức hợp này sẽ được phát hiện do bị gel hóa dưới tác dụng của rượu ethanol
.
Thực hiện : sau khi lấy máu , trong vòng 1 giờ . Cho 0,5ml huyết tương vào
ống nghiệm . Thêm 0,15ml Ethanol ( đã pha loãng % bằng nước cất ngay trước
khi xét nghiệm ) . Lắc đều và để yên 10 phút ở nhiệt độ phòng . Sau đó
nghiêng nhẹ ống đến khi nằm ngang xem có chất keo ( gel ) xuất hiện không .
Chất keo xuất hiện ( kết quả ( + ) ) chứng tỏ có các phức hợp hòa tan trong
mẫu nghiệm , bằng chứng của 1 tình trạng DIC . Tuy nhiên kết quả âm tính
không loại trừ được chẩn đoán này .

Câu 16: diễn biến huyết thanh của virus gây suy giảm miễn dịch ở người
(HIV), virus viêm gan B (HBV), virus viêm gan C ( HCV)
1. Diễn biến huyết thanh của nhiễm HIV / AIDS và các dấu ấn miễn dịch có
giá trị dể chẩn đoán
Sau khi nhiễm HIV , trước khi xuất hiện kháng nguyên và kháng thể của virus
có một thời kỳ được gọi là giai đoạn cửa sổ của bệnh , giai đoạn này thường
kéo dài từ 2-6 tuần . Thời kỳ này chỉ có những biểu hiện lâm sàng như nhiễm
các virus khác ( sốt , đau mình mẩy , phát ban , sưng hạch lympho ) . Hiện nay ,
bằng kỹ thuật thì trong giai đoạn này người ta có thể xác định được trực tiếp
genome của virus trong huyết thanh ( HIV - RNA ) hoặc trong tế bào lympho
( HIV - DNA ) trong vòng từ 1-2 tuần sau khi nhiễm virus .
Tiếp theo thời kỳ cửa sổ là sự xuất hiện của kháng nguyên HIV p24 . Thời gian
xác định được kháng nguyên HIV p24 trong huyết thanh là rất ngắn , thường
không quá 1-2 tuần .
Khoảng một tuần sau khi xuất hiện kháng nguyên , kháng thể HIV loại IgM
được phát hiện . Để có thể phát hiện kháng thể HIV loại IgM trong huyết
thanh của người bị nhiễm thường phải sau 35 ngày . Theo một số tác giả khác
với những loại kít phát hiện HIV có độ nhậy và độ đặc hiệu cao như hiện nay
thì chỉ cần 14 ngày .
Một tuần sau khi kháng thể HIV - IgM được phát hiện thì kháng thể HIV - IgG
sẽ được xác định . Nồng độ kháng thể này sẽ được tăng dần trong máu và sẽ
tồn tại trong nhiều năm .
2 . Chuyển đổi huyết thanh của nhiễm virus viêm gan B và các dấu ấn miễn
dịch dể chẩn đoán
Diễn biến huyết thanh của nhiễm HBV như sau :
Thời kỳ ủ bệnh của nhiễm HBV thay đổi tùy thuộc vào từng bệnh nhân , thông
thường từ 45-180 ngày
Để chẩn đoán nhiễm HBV người ta dựa chủ yếu vào các dấu ấn miễn dịch
được phát hiện trong huyết thanh . Để phát hiện được các dấu ấn miễn dịch
này trung bình phải 56 ngày sau nhiễm ! Với kỹ thuật sinh học phân tử để phát
hiện HBV - DNA người ta đã rút ngắn được thời kỳ cửa sổ của nhiễm HBV từ
56 ngày xuống chỉ còn 25 ngày .
Các dấu ấn miễn dịch của nhiễm HBV bao gồm : HBsAg , HBeAg , kháng thể
HBc , kháng thể HBs , kháng thể HBe .
HBsAg ( hepatitis surface antigen ) : là kháng nguyên bề mặt viêm gan B.
Anti HBs ( Anti hepatitis B surface ) : là kháng thể chống kháng nguyên bề mặt
của viêm gan B.
HBeAg ( hepatitis Be antigen ) : là một kháng nguyên hòa tan . Xuất hiện ngay
sau HBsAg vài ngày .
Anti HBe ( anti hepatitis e ) : là kháng thể chống kháng nguyên e .
Anti HBc ( anti hepatitis B core ) : kháng thể chống kháng nguyên nhân của
virus .
Gen của HBV ( DNA / HBV ) .
3 . Chuyển đổi huyết thanh của người bị nhiễm viêm gan C ,
Sau khi bị nhiễm HCV phần lớn bệnh nhân không có những biểu hiện lâm sàng
( 95 % các trường hợp) . Trong thời gian ủ bệnh , bệnh rất khó xác định , tuy
nhiên do có sự huỷ hoại tế bào gan nên chức năng gan và enzym ALT ( Alanine
Amino Transferase ) thường có những biến đổi sớm .
Kháng thể HCV có thể xuất hiện sớm nhưng phải sau 7-10 tuần tùy theo từng
loại kít chẩn đoán .

Câu 17: ý nghĩa của xét nghiệm chẩn đoán giang mai, sốt rét trong thực hành
truyền máu?
Giang mai
* Tác nhân nhiễm trùng
Bệnh giang mai là do xoắn khuẩn giang mai gây ra ( Treponema pallidum ) ,
bệnh được lây chủ yếu qua đường tình dục . Bệnh cũng có khả năng bị lây
truyền qua đường truyền máu và đặc biệt là truyền máu tươi .
Sau khi lấy máu nếu máu đã được bảo quản 4c thì nguy cơ nhiễm trùng cơ bản
đã được loại bỏ vì xoắn khuẩn giang mai nhanh chóng bị tiêu diệt ở điều kiện
nhiệt độ thấp .
* Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Có thể dùng kính hiển vi nền đen để quan sát trực tiếp xoắn khuẩn từ dịch lấy
ở vết xước , tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể tiến hành ở giai đoạn
nhiễm trùng chắc chắn .
Phương pháp huyết thanh học vẫn là phương pháp chẩn đoán chính : có hai
phương pháp :
- Phương pháp xét nghiệm không đặc hiệu ( VDRL ) : sử dụng cardiolipin để
phát hiện kháng thể chống T - Pallidum . Phương pháp này có thể cho kết kết
quả dương tính giá khoảng 1 % vì cardiolipin là một thành phần bình thường
của mô .
- Phương pháp xét nghiệm đặc hiệu ( TPHA ) : dùng T - Pallidum như là kháng
nguyên để phát hiện kháng thể đặc hiệu .
* Ý nghĩa trong thực hành truyền máu
Tại một số nước có tỷ lệ giang mai cao trong quần thể thỉnh thoảng vẫn xuất
hiện các trường hợp lây truyền giang mai qua đường truyền máu . Tuy nhiên
với việc loại trừ người cho máu có nguy cơ cao , sàng lọc giang mai cho người
cho máu và bảo quản máu trước khi truyền thì có thể hạn chế được tối mức
tối đa các trường hợp giang mai lây truyền qua đường truyền máu .
Sốt rét
* Tác nhân gây bệnh
Bệnh sốt rét là do ký sinh trùng sốt rét gây ra . Bệnh được truyền từ người
này qua người khác thông qua muỗi Anopheles . Hàng năm có khoảng 150
triệu người bị sốt rét và khoảng 2 triệu người chết vì sốt rét .
Có bốn loại ký sinh trùng sốt rét khác nhau :
- Plasmodium vivax .
- Plasmodium ovale .
- Plasmodium malariae .
- Plasmodium falciparum .
Nhiễm loại Piasmodium falciparum thường nặng và có thể gây tử vong .
* Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Cách chẩn đoán chắc chắn nhất là phương pháp soi máu tìm trực tiếp ký sinh
trùng sốt rét trong hồng cầu . Tuy nhiên phương pháp này không thích hợp
cho việc sàng lọc với một số lượng lớn người cho máu .
Gần đây đã có một số thử nghiệm phát hiện kháng thể bằng kỹ thuật ngưng
kết hoặc ELI SA .
Nhiều tài liệu đã đề cập truyền máu là một nguyên nhân gây sốt rét và chủ yếu
là loại p . falciparum .
Hiện nay việc sàng lọc sốt rét cho người cho máu có những khó khăn nhất
định do thử nghiệm sàng lọc thích hợp thì chưa được sử dụng rộng rãi .

Câu 18: quy trình xét nghiệm tủy đồ


1. Quy trình kỹ thuật
1.1 . Chuẩn bị
Phòng thủ thuật phải sạch , dụng cụ phải vô trùng : kim chọc tuỷ , kim lấy
máu , gạc thấm máu ...
Bệnh nhân phải được chuẩn bị tinh thần trước khi làm thủ thuật , giải thích về
sự cần thiết của thủ thuật .
Thử test thuốc tế .
1.2 . Vị trí chọc
- Gai chậu sau trên : Bệnh nhân nằm sấp thoải mái , kẻ nối hai mào chậu với
nhau , kẻ tiếp một đường nối đỉnh xương cụt với mào chậu ở đường nách giữa
, làm thành một tam giác xương cụt - chậu - cột sống . Điểm chọc nằm chính
giữa đường phân giác của tam giác trên kẻ từ góc cột sống - chậu . Đơn giản
hơn , sờ tay vào vùng gai chậu sau trên ( điểm lõm khi bệnh nhân nằm sấp ) sẽ
thấy một điểm gồ lên , đó chính là điểm chọc .
- Xương ức : Khoang liên sườn 2-3 trên đường chính giữa .
- Ngoài ra , có thể chọc ở gai chậu trước trên , phần trên trong của đầu trên
xương chày , phía trong giữa xương gót .
1.3 . Thủ thuật
- Xác định vị trí chọc .
- Sát trùng da theo hình xoáy ốc từ điểm mốc ra xung quanh bán kính 5 cm
bằng cồn Iot , sau đó bằng cồn 70 0
- Gây tê tại chỗ từng lớp bằng 1ml xylocain , bắt đầu từ dưới da đến màng
xương , chờ 2-3 phút .
- Cầm kim chọc tuỷ bằng hai ngón cái và trỏ , lòng bàn tay tỳ lên đốc kim . Đưa
kim qua da đúng vào điểm gây tê bằng cách xoáy nhẹ nhàng nghiêng 45 độ so
với mặt da , sau đó dựng đứng kim chọc qua phần cơ , khoan nhẹ trên màng
xương , nếu bệnh nhân không đau tiếp tục khoan qua bản xương cứng , khi có
cảm giác xốp hơn , khoan tiếp 3-5mm , lay nhẹ kim nếu thấy chắc thì dừng tại
đó .
- Rút nòng thông để vào hộp vô trùng .
- Lắp bơm tiêm cẩn thận .
- Hút gọn , áp lực vừa phải ( 0,5 ml ) bệnh nhân cảm thấy hơi đau , khi gần đủ
số lượng 0,5 ml máu tuỷ , nới lỏng bơm tiêm hút tiếp cho đủ số lượng .
- Rút bơm tiêm , lắp nòng thông lại và rút kim .
Bơm 0,3 ml dịch tuỷ vào ống nghiệm có chống đông khô , lắc nhẹ để đếm số
lượng tế bào tuỷ và ủ hồng cầu lưới ; 0,2 ml lên một lam kính , kéo 8 tiêu bản .
Cũng có thể làm thêm tiêu bản áp nếu cần thiết .
- Để tiêu bản khô tự nhiên trong phòng xét nghiệm ( mát , khô ) , nhuộm
giemsa hai thì .

You might also like