Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đây là phần đầu bài báo cáo về đề tài "Thuế Điện Tử liên quan đến lĩnh vực nhà

đất tại Việt


Nam" gồm các nội dung chính:
1.Đặt vấn đề:
Được bắt đầu triển khai từ năm 2003, tới nay đã 13 năm Việt Nam phát triển Chính phủ điện
tử thông qua chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động cung cấp dịch
vụ công và quản lý của các cơ quan nhà nước. Theo báo cáo về phát triển Chính phủ điện tử
của Liên hợp quốc công bố tháng 7/2016, Việt Nam xếp thứ 89 trên thế giới, tăng 10 bậc so
với xếp hạng của năm 2014, xếp thứ 6 trong khối Đông Nam Á. Thuế điện tử là một thành
phần của Chính phủ điện tử, đã góp phần quan trọng vào phát triển chính phủ điện tử tại Việt
Nam. Tính đến hết năm 2016, khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử đã đạt kết quả cao, hơn
97% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai thuế qua mạng và hoàn thành đăng ký nộp thuế điện
tử. Tuy nhiên, triển khai thuế điện tử tại Việt Nam còn gặp những khó khăn, thách thức và cần
có các giải pháp từ Chính phủ và ngành Thuế nhằm tăng cường sự đóng góp của thuế điện tử
vào phát triển Chính phủ điện tử trong thời gian tới.
Là một phần không thể thiếu của nền kinh tế, lĩnh vực nhà đất đang trải qua sự biến động
đáng kể do ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau như thị trường bất động sản, chính sách quy
hoạch, và nhu cầu sử dụng đất. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu về thuế điện tử liên quan
đến lĩnh vực nhà đất tại Việt Nam không chỉ giúp hiểu rõ hơn về tác động của các biện pháp
thuế hiện nay mà còn đặt ra những thách thức và cơ hội mới đối với các doanh nghiệp, cơ
quan quản lý và cả cộng đồng đầu tư. Điều này làm nổi bật sự cần thiết của việc đối mặt và
nghiên cứu sâu rộng về thuế điện tử trong ngữ cảnh cụ thể của lĩnh vực quan trọng này tại
Việt Nam. Khung pháp lý chú ý đến hiện trạng của hoạt động cho đóng thuế điện tử và đưa ra
một cơ chế hiệu quả cho hoạt động sử dụng đất .Trong đó, cũng cần quy dịnh rõ quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ này. Quy định về thời hạn, mục đích, hiệu quả của việc
đóng thuế đất.Để khắc phục những bất cập, hạn chế này rất cần phải có sự nghiên cứu, đánh
giá có hệ thống, toàn diện thực trạng pháp luật về thuê đất nhằm đề xuất các giải pháp thực thi
pháp luật về nghĩa vụ tài chính đất đai.Với những lý do đó, bài báo cáo "Thuế Điện Tử liên
quan đến lĩnh vực nhà đất tại Việt Nam" có mục đích chính là nghiên cứu, tìm hiểu các quy
định của Luật đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành về hệ thống thuế giá trị gia
tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với lĩnh vực nhà đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất,
chi ra những khiếm khuyết, hạn chế và nhận diện nguyên nhân của những thiếu sót này; trên
cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp thực thi pháp luật về nghĩa vụ tài chính đất đai
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của bài báo cáo là đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về
áp dụng thuế đất điện tử và nâng cao hiệu quả thi hành lĩnh vực pháp luật này ở Việt Nam
thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về nghĩa vụ tài
chính đất đai.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Bài báo cáo có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thuế đất điện tử và pháp luật về thuế đất điện tử để từ
đó xác định đúng bản chất, nội dung, yêu cầu điều chính của pháp luật về thuê đất giữa Nhà
nước và người sử dụng đất.
+ Nghiên cứu, lý giải vai trò của pháp luật về thuế đất điện tử ở Việt Nam hiện nay.
+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về thuế đất điện tử.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về thuế đất điện tử nhằm chỉ ra những
thành tựu, những hạn chế, khiếm khuyết và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, Bài báo cáo để cập
sự cần thiết của việc hoàn thiện chế định pháp luật về thuế đất điện tử, định hướng và giải
pháp đảm bảo thực thi pháp luật về thuế đất điện tử ở Việt Nam hiện nay
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Bài báo cáo phân tích một cách có hệ thống quy phạm pháp luật về thuê đất điện tử, hệ
thống thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với lĩnh vực nhà đất và các văn bản
quy phạm pháp uật hiện hành, trên cơ sở kế thừa và phát triển những quan điểm về thuê đất
điện tử trong các công trình đã nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thuê đất
như (khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuê đất điện tử và pháp luật về thuê đất điện tử),
nghiên cứu để đưa ra những đòi hỏi, nhu cầu điều chỉnh của pháp luật về quan hệ thuê đất
điện tử giữa Nhà nước và người sử dụng đất trong bối cảnh kinh tế hị trưởng và hội nhập.
Nghiên cứu các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về chính sách đất đai nói chung
và chính sách cho thuê đất nói riêng.
- Đối tượng áp dụng:
1. Cơ quan tài chính, cơ quan thuế, kho bạc nhà nước các cấp.
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15
tháng 5 năm 2014 của Chính phủ gồm:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã.
d) Bộ phận một cửa theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
đ) Văn phòng đăng ký đất đai.
3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Bài báo cáo "Thuế Điện Tử liên quan đến lĩnh vực nhà đất tại Việt Nam" là đề tài có nội hàm
nghiên cứu rộng rãi, giới hạn phạm vi nghiên cứu là các quy định của các văn bản hướng dẫn
thi hành về thuê đất điện giữa Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai
với tổ chức, cá nhân trong nước có nhu cầu sử dụng đất tại Việt Nam trong giai đoạn 2020-
2022.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Bài báo cáo "Thuế Điện Tử liên quan đến lĩnh vực nhà đất tại Việt Nam" sử dụng các
phương án chủ yếu sau đây:
- Phương pháp phân tích, bình luận, diễn giải được sử dụng khi đánh giá, bình luận các quy
định pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử
dụng đất để làm cơ sở cho những kết luận khoa học. Phương pháp này được sử dụng trong
suốt quá trình thực hiện để tài nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp, được sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật về thuê đất nhằm rút
ra những kết luận tổng quan, những quan điểm, các đề xuất, kiến nghị.
- Phương pháp so sánh luật học, được sử dụng khi phân tích, đánh giá các quy định của pháp
luật đất đai của Việt Nam đặt trong mối tương quan với quy định pháp luật đất đai của Trung
Quốc nhằm làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt về thuê đất giữa pháp luật đất
đai Việt Nam với Trung Quốc.
- Phương pháp phân tích logic quy phạm, được sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật,
xem xét về tính thống nhất hoặc phát hiện mâu thuẫn trong nội dung quy định pháp luật về
thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất.
- Phương pháp trao đổi với chuyên gia, được sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật về cho
thuê đất và đưa ra các giải pháp hoàn thiện v.v.
Với những vấn đề đặt ra, đề tài hy vọng góp phần làm rõ thực trạng và đưa ra những kiến nghị
hoàn thiện việc áp dụng thuế điện tử trong lĩnh vực nhà đất, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý
thuế và thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, ổn định.

You might also like