Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 46

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


KHOA: NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA HÀN QUỐC

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA
HÀNH VI TỪ CHỐI TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÀN

Học phần: Ngôn ngữ học đối chiếu


Sinh viên thực hiện: Đàm Bích Diệp
Mã sinh viên : 20F7560120
Nhóm học phần: Nhóm 2
Giảng viên phụ trách : Phạm Thị Duyên

Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 01 năm 2024


MỤC LỤC

MỞ
ĐẦU…………………………………………………………………………………
………
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Thành ngữ...................................................................................................
1.1.1. Khái niệm.............................................................................................
1.1.2. Đặc điểm............................................................................................
1.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ.................................................................
1.3. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt.........................
1.3.1. Số lượng các yếu tố cấu tạo...............................................................
1.3.2. Tính đối xứng trong thành ngữ..........................................................
1.4. Mối quan hệ giữa ngữ nghĩa của thành ngữ và văn hóa của dân tộc........
1.5. Biểu trưng ngữ nghĩa của các con vật trong thành ngữ.............................
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THÀNH NGỮ TIẾNG HÀN CÓ
CHỨA TÊN CON VẬT (SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ
TIẾNG VIỆT TƯƠNG ĐƯƠNG)
2.1. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn.....
2.1.1. Thành ngữ đối xứng có chứa tên con vật trong tiếng Hàn.................
2.1.2. Thành ngữ phi đối xứng có chứa tên con vật trong tiếng Hàn...........
2.2. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Việt.....
2.2.1. Thành ngữ đối xứng có chứa tên con vật trong tiếng Việt.................
2.2.2. Thành ngữ phi đối xứng có chứa tên con vật trong tiếng Việt...........
2.3. So sánh thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn và tiếng Việt.........
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ TIẾNG HÀN
CÓ CHỨA TÊN CON VẬT (SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ TIẾNG
VIỆT TƯƠNG ĐƯƠNG)

3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn....
3.1.1. Mức độ đa nghĩa của từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Hàn.............................................................................................
3.1.2. Nghĩa biểu trưng của từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Hàn.............................................................................................
3.1.3. Nghĩa văn hóa của các từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Hàn.............................................................................................
3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Việt....
3.2.1. Mức độ đa nghĩa của từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Việt.............................................................................................
3.2.2. Nghĩa biểu trưng của từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Việt.............................................................................................
3.2.3. Nghĩa văn hóa của các từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Việt.............................................................................................
3.3. So sánh đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng
Hàn và tiếng Việt...........................................................................................
3.3.1. So sánh về mức độ đa nghĩa...................................................................
3.3.2. So sánh sự tương đồng và khác biệt về nghĩa biểu trưng.......................
3.3.3. So sánh sự tương đồng và khác biệt về nghĩa văn hóa...........................
KẾT LUẬN........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Sau khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, tình
hìnhkinh tế, chính trị và văn hóa giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng.
Cùng với đó, mối quan hệ thương mại ngày càng phát triển giữa hai nước
Việt - Hàn, vì vậy, hiện nay, sốlượng người có nhu cầu học tiếng Hàn đang
gia tăng nhanh chóng. Trong việc học tiếngHàn để tối đa hoá hiệu quả học tập và
dễ dàng áp dụng vào thực hành, bên cạnh việc nghiêncứu từ vựng, ngữ pháp, người
học cần phải nghiên cứu và hiểu rõ về ngữ nghĩa. Nghiên cứuv ề n g ữ n g h ĩ a c h ỉ r a
n h ữ n g hiểu biết về nền văn hóa của ngoại ngữ mà mình đang học là cách tốt
nhất giúp người học tiếp cận được với lối tư duy, ứng xử của người bản ngữ. Trong
thực tế,hành động ngôn từ từ chối trực tiếp rất phổ biến trong giao tiếp tiếng Việt và
tiếngHàn Quốc. Hiểu được những nét nghĩa sâu sắc và sử dụng được một
cách nhuần nhuyễn hành vi lời nói từ chối trực tiếp là một trong những bằng chứng
về sự thuần thục ngôn ngữvà sự hiểu biết về nền văn hóa mà mình đang học.
Lựa chọn đề tài này, chúng tôi mongmuốn có thể qua đó phần nào thấy được
những nét đặc trưng trong ngôn ngữ và văn hóacủa hai dân tộc. Đối chiếu
một cách có hệ thống văn hóa và ngôn ngữ nước ngoài với văn hóa và ngôn
ngữ bản địa có thể góp phần nâng cao hiệu quả học tập và thực hành cho ngườihọc
ngoại ngữ.
Hàn Quốc và Việt Nam ở vị trí địa lý tương đối gần nhau và cùng là văn hóa Á
Đông. Nhưng ở hai quốc gia này, phần lớn các thành ngữ có ý nghĩa khác nhau vì ý
nghĩa biểu trưng này được hình thành dựa vào đặc trưng văn hóa, tư duy của từng dân
tộc.
Thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt có những nét tương đồng và cũng có những nét
khác biệt. Một ví dụ là các thành ngữ có liên quan đến con bò. Trong tiếng Việt, “bò”
biểu trưng cho tài sản, sự ngu dốt, lao lực. Trong tiếng Hàn, “bò” có phạm vi ngữ
nghĩa rộng hơn so với tiếng Việt, “bò” nói về sự cố chấp, lao lực, sự chế nhạo, kẻ bị
hại, sự tham ăn; trong đó, đặc tính tiêu biểu nhất của “bò” là sự tham ăn. Các thành
ngữ tiếng Hàn liên quan đến “bò” lại không biểu trưng cho tài sản. Do có những điều
tương đồng và khác biệt như vậy, chúng tôi muốn nghiên cứu về đề tài “Thành ngữ
Hàn Quốc chứa tên con vật trong sự đối chiếu với thành ngữ Việt Nam tương
đương”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thành ngữ liên quan chặt chẽ đến cuộc sống của chúng ta cho nên đã có nhiều nhà
ngôn ngữ học quan tâm đến vấn đề này.
Ở Hàn Quốc, có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ. Riêng về thành ngữ
có chứa tên con vật trong tiếng Hàn, cũng có nhiều công trình đáng chú ý. Năm 2000,
Byeon Myoung Seon đã nghiên cứu về cách phân loại nghĩa của thành ngữ có chứa
tên con vật trong công trình 동물 어휘소 관용표현의 의미분류에 관한 연구 – 동
물소재 관용어를 중심으로 (Nghiên cứu về cách phân loại nghĩa của thành ngữ có
từ ngữ chứa tên con vật). Choi Young Su (2002) nghiên cứu về ý nghĩa của thành ngữ
chứa tên con vật trong công trình 우리말 관용어의 상징의미연구 (Nghiên cứu về ý
nghĩa của thành ngữ chứa tên con vật). Năm 2015, trong công trình 동물명 관용표현
에 나타난 개념적 은유 양상 (Tìm hiểu cách biểu hiện ý nghĩa ẩn dụ của thành ngữ
chứa tên con vật), Kim Jeong A đã tìm hiểu cách biểu hiện ý nghĩa ẩn dụ của thành
ngữ chứa tên con vật. Cả ba tác giả này đều viết về ý nghĩa biểu tượng của thành ngữ
tiếng Hàn chứa tên con vật.
Ở Việt Nam, về thành ngữ có chứa tên các con vật trong tiếng Việt, đã có nhiều tác
giả nghiên cứu về vấn đề này. Năm 1995, Trịnh Cẩm Lan viết Đặc điểm cấu trúc –
ngữ nghĩa và những giá trị biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt trên cứ liệu thành ngữ
có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật. Nguyễn Thúy Khanh (1996) trong Đặc điểm
trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng
Nga) đã nghiên cứu về ngữ nghĩa tên gọi các động vật trong tiếng Việt trong sự so
sánh với tiếng Nga. Nguyễn Thị Bảo (2003) trong công trình Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ
động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh) đã phân tích kỹ
ngữ nghĩa văn hóa của các từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với
thành ngữ tiếng Anh). Lê Thị Thương (2009) trong công trình Nghiên cứu đối chiếu
thành ngữ Hàn – Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (nhìn từ 5 góc độ ngôn ngữ – văn
hóa), đã nghiên cứu các thành ngữ Hàn – Việt có chứa tên các con vật từ góc nhìn
ngôn ngữ – văn hóa.
Các nghiên cứu về thành ngữ có chứa tên các con vật ở cả Hàn Quốc và Việt Nam
nhìn chung đều ít hơn so với các nghiên cứu về thành ngữ nói chung. Đặc biệt, trong
các công trình đó, các nghiên cứu so sánh đối chiếu giữa tiếng Hàn và tiếng Việt
không nhiều.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn ở thành ngữ có chứa tên các con vật trong tiếng
Hàn trong sự so sánh với các thành ngữ tiếng Việt tương đương.
Về thành ngữ tiếng Hàn, phạm vi nghiên cứu của tiểu luận giới hạn ở 122 thành ngữ
rút ra từ Từ điển thành ngữ của các tác giả Park Young Jun và Choi Kyeong Bong
(2007)
Còn ở Việt Nam, thành ngữ tiếng Việt được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến
nhưng cũng chưa có một cuốn từ điển thành ngữ có chứa tên động vật riêng. Vì vậy,
chúng tôi thống kê thành ngữ có chứa tên các con vật từ cuốn sách sau: Thành ngữ
học tiếng Việt của tác giả Hoàng Văn Hành
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp miêu tả để phân tích đặc trưng ngữ nghĩa và cấu tạo của các thành ngữ
có chứa tên con vật trong tiếng Hàn và tiếng Việt theo các tiêu chí khác nhau.
Phương pháp thống kê để thống kê số lượng từng loại các thành ngữ có chứa tên
con vật trong tiếng Hàn và tiếng Việt theo cấu tạo ngữ pháp.
Phương pháp so sánh đối chiếu để so sánh các thành ngữ có chứa tên con vật trong
tiếng Hàn và tiếng Việt.
5. Bố cục tiểu luận
Chương Một trình bày những vấn đề lý thuyết như thành ngữ, thành ngữ có chứa
tên con vật, đặc điểm cấu tạo của thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt, mối quan hệ giữa
thành ngữ và văn hóa dân tộc.
Chương Hai nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo của thành ngữ có chứa tên con vật
trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
Chương Ba nghiên cứu về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa tên con vật
trong tiếng Hàn trong sự so sánh với thành ngữ tiếng Việt tương đương.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Thành ngữ

1.1.1. Khái niệm

Tùy theo tác giả, khái niệm và phạm vi của thành ngữ có sự khác nhau. Đầu
tiên, chúng ta xem xét khái niệm thành ngữ trong tiếng Hàn. Thành ngữ trong
tiếng Hàn được gọi bằng các tên gọi khác nhau. Chẳng hạn như “thành ngữ”,
“lời nói quen thuộc”, “idom”, “biểu hiện quán dụng”, “quán ngữ”. Trong đó, các
tác giả đều có ý kiến giống nhau, nghĩa đen của tổ hợp từ này khác với nghĩa
bóng của nó.
Kim Mun Chang nói rằng thành ngữ là một ngữ đoạn gồm hai từ trở lên và khi
xem xét dưới góc độ ý nghĩa và cú pháp thì chúng có kết cấu đặc biệt và có sự
kết hợp rất chặt chẽ giữa các thành tố nên thường không thể tách ra được.
Vào năm 1985, Park Young Soon thông qua nghiên cứu về thành ngữ trong
nước và nước ngoài, đã đưa ra định nghĩa: thành ngữ là một hình thức kết hợp
hai từ ngữ trở lên, có tính phi lôgic, không có ngữ pháp, có cấu trúc phức tạp, có
ý nghĩa không phải là sự tổng hợp nghĩa của các thành tố trong kết hợp, thành
ngữ được sử dụng phổ biến.
Choi Kyeong Bong cho rằng thành ngữ là ngữ đoạn, trong đó ý nghĩa thành
phần của từng đơn vị ngôn ngữ đã thay đổi và được xem như một sự ẩn dụ hóa.
Kim Hang Suk nói rằng thành ngữ là sự kết hợp hai từ ngữ trở lên mà từng từ
mất các nghĩa đen và có các ý nghĩa khác, trở thành một kết cấu cố định.
Khác với thành ngữ tiếng Hàn, thành ngữ tiếng Việt chỉ có một tên gọi là
“thành ngữ”. Trong Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Hồ Lê đưa ra
quan niệm rằng thành ngữ là “những tổ hợp từ có tính vững chắc về cấu tạo và
tính bóng bẩy về ý nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh, một tính cách hay một
trạng thái nào đó”.
Vào năm 2004, trong công trình của mình, Hoàng Văn Hành viết rằng “thành
ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh,
bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là
trong khẩu ngữ”, ví dụ: lẩn như chạch.
Trong công trình Từ và từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp cũng đưa
ra định nghĩa rằng thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về
nghĩa, vừa có tính gợi cảm, ví dụ: chó ngáp phải ruồi, hồn xiêu phách lạc, nói
thánh nói tướng, thắt lưng buộc bụng, giật gấu vá vai, lanh chanh như hành
không muối, lừ đừ như ông từ vào đền.

1.1.2. Đặc điểm


Thành ngữ có đặc điểm riêng khác với các loại ngữ cố định khác. Chúng tôi
rút ra đặc điểm của thành ngữ từ định nghĩa thành ngữ của các tác giả đã nêu
trên.
Thứ nhất, thành ngữ là một tổ hợp từ cố định gồm hai từ trở lên. Nhiều người
quen dùng một tập hợp từ cố định trong một thời gian dài mới tạo thành
thành ngữ được.
Thứ hai, thành ngữ có nghĩa khác với nghĩa đen của các thành phần từ. Ví dụ,
돼지 꿈을 꾸다 (Mơ thấy heo) có nghĩa là được gặp cơ hội tốt, may mắn hay
kiếm tiền nhiều. Như vậy, nghĩa bóng của thành ngữ tiếng Hàn 돼지 꿈을 꾸다
(Mơ thấy heo) khác với nghĩa đen của từng thành tố trong thành ngữ.
1.2.Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Có nhiều nhà nhà nghiên cứu đã quan tâm đến việc phân biệt thành ngữ, tục
ngữ, nhưng ranh giới giữa chúng vẫn chưa được phân biệt rõ ràng. Vũ Ngọc
Phan viết rằng tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý nghĩa, một nhận
xét, một kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi là một sự phê phán.
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, tục ngữ là câu ngắn gọn, thường
có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân
dân. Nguyễn Lân trong Từ điển thành ngữ Việt Nam cho rằng nếu thành ngữ là
một ngữ đoạn cố định để biểu hiện khái niệm nhất định thì tục ngữ có ý nghĩa
ẩn dụ và là câu hoàn chỉnh, bao gồm nội dung là lời khuyên, mỉa mai, phê phán,
sự xem thường về sự nhận thức cá nhân và xã hội.
Theo như các định nghĩa tục ngữ trên, trong tiếng Việt, về cấu trúc, nếu thành
ngữ là các ngữ cố định thì tục ngữ là các câu. Về chức năng, nếu thành ngữ nêu
khái niệm, sự tình hoặc tình huống thì tục ngữ nêu nhận định, phán đoán. Về
nghĩa, thành ngữ có ý nghĩa toàn khối còn tục ngữ có ý nghĩa tổng cộng nghiêm
ngặt.

Ở Hàn Quốc, Park Young Jun và Choi Kyoung Bong trong cuốn sách Từ điển
thành ngữ viết rằng thành ngữ là một thể tổng hợp từ ngữ có ý nghĩa khác với
nghĩa của các thành phần, là một đơn vị chức năng một thành phần trong câu có
ý nghĩa riêng khác với nghĩa từng từ. Như vậy, thành ngữ là sự tổng hợp có
hình thức cố định và ý nghĩa của thành ngữ không phải ý nghĩa từng từ.
Theo định nghĩa của Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn, thành ngữ là kết hợp
gồm hai từ trở lên và chúng ta không thể biết ý nghĩa của toàn thể kết hợp bằng
cách tổng hợp ý nghĩa của các từ: là một ngữ đoạn có ý nghĩa đặc biệt. Còn tục
ngữ là những câu châm ngôn được người xưa truyền lại.
Như vậy, tùy theo tác giả, quan niệm về thành ngữ và tục ngữ có sự khác
nhau. Trong tiểu luận này, chúng tôi đi theo quan điểm về thành ngữ và tục ngữ
của Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn do Viện ngôn ngữ học biên soạn.
1.3. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt
1.3.1. Số lượng các yếu tố cấu tạo
Chúng tôi đã thống kê số lượng âm tiết trong thành ngữ có chứa tên con vật
trong tiếng Hàn ở cuốn từ điển thành ngữ: Từ điển thành ngữ của các tác giả
Park Young Jun và Choi Kyeong Bong. Dựa vào số liệu thống kê, rút ra nhận
xét về đặc điểm số lượng các yếu tố cấu tạo trong thành ngữ tiếng Hàn.
Bảng 1.1. Bảng thống kê số lượng âm tiết trong thành ngữ tiếng Hàn có
chứa tên con vật Từ điển thành ngữ (Park Young Jun và Choi Kyeong)
Loại thành ngữ Số lượng %
2 âm tiết 0 0.00
3 âm tiết 5 3.29
4 âm tiết 20 13.16
5 âm tiết 42 27.63
6 âm tiết 28 18.42
7 âm tiết 32 21.05
8 âm tiết 12 7.89
9 âm tiết 2 1.32
10 âm tiết 3 1.97
11 âm tiết 2 1.32
12 âm tiết 5 3.29
13 âm tiết 0 0.00
14 âm tiết 1 0.66
Tổng 152 100.00

Thành ngữ chứa tên con vật trong tiếng Hàn có số lượng từ 3 âm tiết đến 14
âm tiết (không có thành ngữ 2 và 13 âm tiết). Thành ngữ chiếm số lượng lớn
nhất là thành ngữ có 5 âm tiết. Thành ngữ chiếm số lượng thấp nhất là thành ngữ
có 14 âm tiết, 3 âm tiết, 10 âm tiết, 9 âm tiết, 11 âm tiết, 12 âm tiết.
Trong tiếng Việt, thành ngữ có chứa tên con vật được cấu tạo từ 3 âm tiết đến
12 âm tiết.
Bảng 1.2. Bảng thống kê số lượng âm tiết trong thành ngữ có chứa tên
con vật tiếng Việt Từ điển thành ngữ Việt Nam (Nguyễn Như Ý)
Loại thành Số %
ngữ lượng
2 âm tiết 0 0
3 âm tiết 109 11.6
3
4 âm tiết 459 48.9
9
5 âm tiết 124 13.2
3
6 âm tiết 145 15.4
7
7 âm tiết 53 5.66
8 âm tiết 36 3.84
9 âm tiết 5 0.53
10 âm tiết 3 0.32
11 âm tiết 0 0.00
12 âm tiết 3 0.32
Tổng 937 100

Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta có thể nhận thấy đặc điểm số lượng các
yếu tố cấu tạo các thành ngữ có chứa tên các con vật trong tiếng Việt.
Thứ nhất, trong từ điển trên, không có thành ngữ chứa 11 âm tiết. Thứ hai, các
thành ngữ có chứa 4 âm tiết là nhiều nhất, chiếm tỉ lệ 48.9%. Thứ ba, các thành
ngữ có chứa 10 âm tiết và 12 âm tiết có số lượng thấp nhất, chiếm tỉ lệ 0.32%.
So với thành ngữ chứa tên con vật trong tiếng Hàn, số lượng thành ngữ tiếng
Việt chứa 4 âm tiết có số lượng nhiều hơn và trong tiếng Việt không có loại
thành ngữ chứa 14 âm tiết.
1.3.2. Tính đối xứng trong thành ngữ
Hoàng Văn Hành trong cuốn sách Thành ngữ học tiếng Việt cho rằng, thành
ngữ đối xứng là thành ngữ phổ biến nhất trong tiếng Việt. Phần lớn các thành
ngữ đối xứng đều gồm bốn yếu tố, lập thành hai vế đối xứng với nhau và mỗi vế
gồm hai yếu tố.
Phép đối xứng ở đây được xây dựng dựa trên cả hai bình diện, bình diện đối ý
và đối lời. Đối ý là bình diện đối xứng giữa hai vế của thành ngữ với nhau về ý.
Đối lời là bình diện đối xứng giữa các yếu tố trong hai vế của thành ngữ. Quan
hệ này được xác lập dựa vào thuộc tính tương đồng về ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa
các yếu tố trong hai vế, thể hiện qua hai quy tắc sau đây:

Thứ nhất, nội dung ngữ nghĩa của các yếu tố đối xứng với nhau trong hai vế
phản ánh những đặc trưng thuộc cùng một phạm trù ngữ nghĩa. Ví dụ, trong
thành ngữ Trâu cày ngựa cưỡi, “trâu” và “ngựa”, “cày” và “cưỡi” thuộc cùng
một phạm trù ngữ nghĩa.
Thứ hai, các yếu tố đối xứng với nhau phải thuộc cùng một phạm trù từ loại,
nghĩa là có cùng một thuộc tính ngữ pháp. Nói cách khác, nếu từ A và B được
xem là đối xứng thì A và B phải thuộc cùng một từ loại, chẳng hạn, danh từ,
động từ, tính từ,... Ví dụ: trong thành ngữ trâu cày ngựa cưỡi, “trâu” và “ngựa”
đều thuộc cùng một từ loại danh từ, “cày” và “cưỡi” đều thuộc cùng một từ loại
động từ.
Hai quy tắc nói trên cho phép thành ngữ đối xứng khai thác tất cả các quan hệ
ngữ nghĩa vốn có trong ngôn ngữ: đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa...
Một đặc trưng quan trọng của thành ngữ đối xứng là “có tiết tấu hay có tính
nhịp điệu” (Hoàng Văn Hành). Dưới đây là những biện pháp hài âm phổ biến để
tạo ra tính nhịp điệu cho thành ngữ.
1) Lặp âm: Yếu tố đầu của vế thứ nhất trùng âm với yếu tố đầu vế thứ hai.
Ví dụ: Chửi chó chửi mèo; Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào
2) Hợp thanh: Thanh điệu của yếu tố đầu và sau trong vế thứ nhất phải
cùng âm vực với thanh điệu của yếu tố đầu và sau trong vế thứ hai.
Ví dụ: Được voi đòi tiên, Rồng bay phượng múa
3) Hiệp vần: Vần của yếu tố sau trong vế thứ nhất hiệp với vần của yếu
tố đầu trong vế thứ hai.
Ví dụ: Chim sa cá lặn, Cốc mò cò ăn, Cua máy cáy đào
4) Xây nhịp đôi: xây nhịp đôi để tạo tiết tấu nhấn mạnh tăng
cường.

Ví dụ: chim sa // cá lặn, chim lồng // cá chậu, chim sa // cá nhảy


5) Thiết lập quan hệ đối xứng giữa các yếu tố cùng
phạm trù.
Ví dụ: Chửi chó mắng mèo

Chửi chó mắng mèo

Theo sơ đồ trên, “chửi” và “mắng”, “chó và mèo” có quan hệ đối xứng với
nhau đồng thời hai vế “chửi chó” và “mắng mèo”cũng có quan hệ đối xứng với
nhau.
Tính đối xứng là một tiêu chí quan trọng để phân loại thành ngữ. Dựa vào tiêu
chí này, Hoàng Văn Hành đã chia thành ngữ thành hai loại: thành ngữ đối xứng
và thành ngữ phi đối xứng.
1.4. Mối quan hệ giữa ngữ nghĩa của thành ngữ và văn hóa của dân tộc
Ngữ nghĩa của thành ngữ và văn hóa của dân tộc có mối quan hệ rất chặt chẽ
với nhau. Bởi vì thành ngữ chính là sự phản ánh văn hóa lịch sử của một dân tộc
nào đó.

Ví dụ, thành ngữ tiếng Hàn “암탉이 울다” (Gà mái gáy) nói về người phụ nữ nói
nhiều hay đưa ra ý kiến mạnh mẽ trong gia đình hoặc trong một nhóm nào đó. Thành
ngữ này không có trong tiếng Việt. Điều này có liên quan đến văn hóa Hàn Quốc. Hàn
Quốc có một câu tục ngữ là “암탉이 울면 집안이 망한다.” (Nếu gà mái gáy thì gia
đình sẽ tan nát). Cả hai câu tục ngữ và thành ngữ đều thể hiện sự ảnh hưởng của
Nho giáo và có hàm ý không thích phụ nữ nói nhiều.

Thành ngữ tiếng Hàn “ 돼지 꿈을 꾸다” (Mơ thấy heo) nói về việc gặp may
mắn khi mơ thấy heo. Bởi vì, khi heo nái sinh một lần 10 con trở lên, tiếng Hán
gọi là “豚”. Từ “豚” và từ “돈” (tiền) có phát âm giống nhau. Từ đó, người Hàn
nghĩ “heo” mang lại may mắn.
Thành ngữ “목에 거미줄 치다” (Chăng mạng nhện trong cổ) nói về hoàn
cảnh nghèo, không có đồ ăn. Tiếng Việt không có cách nói này. Điều này liên
quan đến đặc trưng tư duy của dân tộc người Hàn. Nhện thường sống ở nơi
không có người ở. Trong cổ chúng ta nếu không có thức ăn, không nuốt thức ăn
lâu ngày thì nhện sẽ chăng mạng nhện ở đó. Tương tự, tiếng Hàn còn có thành
ngữ “입에 거미줄 치다” (Chăng mạng nhện trong miệng) với cùng ý nghĩa.
Tuy nhiên, cả tiếng Việt và tiếng Hàn đều có thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.
Thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” nói về người có tầm nhìn hạn chế. Cả tiếng Việt và
tiếng Hàn đều có thành ngữ “Cá gặp nước” với nghĩa người gặp hoàn cảnh thuận lợi.
1.5. Biểu trưng ngữ nghĩa của các con vật trong thành ngữ
Theo Nguyễn Thị Bảo, “nghĩa biểu trưng là một trong những nghĩa văn hóa
của từ ngữ chỉ động vật”. Nó vừa mang tính chất đặc thù của mỗi cộng đồng
ngôn ngữ riêng biệt, vừa mang tính chất chung ở nhiều ngôn ngữ. Chẳng hạn, có
những nghĩa biểu trưng mang tính chất phổ quát như: ý nghĩa “chậm” (rùa), ý
nghĩa “kẻ đáng sợ” (hổ), ý nghĩa “dơ” (chó), ý nghĩa “anh hùng” (rồng). Bên
cạnh đó, cũng có những nghĩa biểu trưng mang tính chất đặc thù như: “may
mắn” (heo), “người phụ nữ nói nhiều” (gà mái), “ngu dốt” (đầu gà), “mối
họa” (hổ con), “kẻ cám dỗ, quyến rũ người khác” (cáo), “người hình dáng đẹp”
(chim én), “việc hay quên” (quạ).
Để xác định giá trị biểu trưng ngữ nghĩa, Trịnh Cẩm Lan dựa vào logic hình
thức và logic ngữ nghĩa của thành ngữ.
Logic hình thức thường là dạng so sánh. Chẳng hạn, các thành ngữ “소같이
먹다” (Ăn như bò), “사나운 암캐같이 앙앙한다” (Sủa như chó cái dữ), “
낮짝이 소가죽보다 두껍다” (Da mặt dày hơn da bò), “올빼미 눈같다”
(Giống như mắt cú mèo), “파리 족통만 하다” (Bằng chân ruồi).... đều đưa ra
một phép so sánh. Trong các thành ngữ này, “bò” biểu trưng cho “việc ăn
nhiều”, “chó” biểu trưng cho “người phụ nữ dữ dằn”, “da bò” biểu trưng cho “da
mặt dày” (việc không biết xấu hổ), “cú mèo” biểu trưng cho “việc có thể nhìn rõ
vào ban đêm”, “chân ruồi” biểu trưng cho “thứ gì rất nhỏ”,...
Logic ngữ nghĩa là dạng ẩn dụ hóa. Kiểu thành ngữ ẩn dụ hóa này khó xác
định biểu trưng hơn. Chẳng hạn, trong thành ngữ “소귀에 경읽기” (Việc đọc
kinh cho bò nghe), “bò” biểu trưng cho “việc cố chấp”. Trong thành ngữ
“소한테 물리다” (Bị bò cắn), “bò biểu trưng cho “kẻ gây thiệt hại bất ngờ”.
Trong thành ngữ “용을 낳다” (Sanh ra rồng), “rồng” biểu trưng cho người anh
hùng. Trong thành ngữ “양가죽을 쓰다” (Đội da cừu), “cừu” biểu trưng cho
“sự hiền lành”. Trong thành ngữ “돼지 꿈을 꾸다” (Mơ thấy heo), “heo” biểu
trưng cho “may mắn”. Trong thành ngữ “ 우 물 안 개 구 리 ” (Ếch ngồi đáy
giếng), ”ếch” biểu trưng cho “người có kiến thức hẹp”.

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THÀNH NGỮ TIẾNG HÀN CÓ
CHỨA TÊN CON VẬT (SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
TƯƠNG ĐƯƠNG)

2.1.Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn
Chúng tôi đã phân chia 122 thành ngữ trong Từ điển thành ngữ (Park Young
Jun và Choi Kyeoung Bong, 1996), theo tiêu chí đối xứng/phi đối xứng và thu
được kết quả như sau:
Bảng 2.1. Bảng thống kê các loại thành ngữ có chứa tên con vật trong
tiếng Hàn theo đặc điểm cấu tạo ở Từ điển thành ngữ (Park Young Jun và
Choi Kyeoung Bong)
Loại Phi đối xứng
Đối xứng Tổng cộng
thành So sánh Ẩn dụ hóa
ngữ
Số lượng 1 3 118 122
% 0.83 2.46 96.72 100.00

Nhìn vào bảng thống kê trên, trong Từ điển thành ngữ, chúng ta có thể thấy
hầu hết các thành ngữ thuộc vào phần phi đối xứng, chiếm 99.18%. Trong đó, có
118 thành ngữ được cấu tạo theo kiểu ẩn dụ hóa, chiếm 96.72% và có 3 thành
ngữ được cấu tạo theo kiểu so sánh, chiếm 2.46%.
Như vậy, qua kết quả thống kê, chúng ta nhận thấy thành ngữ tiếng Hàn chủ
yếu là thành ngữ phi đối xứng, trong đó, loại thành ngữ được cấu tạo theo kiểu
ẩn hóa chiếm ưu thế hơn so với kiểu so sánh.
2.1.1. Thành ngữ đối xứng có chứa tên con vật trong tiếng Hàn

Trong tiếng Hàn, hầu như không xuất hiện thành ngữ đối xứng có chứa tên các con
vật. Trong Từ điển thành ngữ (Park Young Jun và Choi Kyeoung Bong) có 1 thành
ngữ đối xứng 꿩 먹 고 알 먹 기 (Ăn cả chim trĩ lẫn trứng: một mũi tên trúng hai
đích). Trong Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn (Viện Ngôn ngữ học) không có thành
ngữ đối xứng nào.

Tuy nhiên, 꿩 먹고 알먹기 (Ăn cả chim trĩ lẫn trứng: một mũi tên trúng hai
đích) được xếp vào thành ngữ hay tục ngữ còn nhiều tranh cãi.
2.1.2. Thành ngữ phi đối xứng có chứa tên con vật trong tiếng Hàn
2.1.2.1. Thành ngữ phi đối xứng so sánh có chứa tên con vật trong tiếng
Hàn
Thành ngữ tiếng Hàn hầu hết thuộc vào loại thành ngữ phi đối xứng, trong đó,
loại thành ngữ phi đối xứng so sánh có số lượng ít hơn nhiều so với loại thành
ngữ phi đối xứng ẩn dụ hóa.
Đầu tiên, trong Từ điển thành ngữ có 3 thành ngữ phi đối xứng so sánh, chiếm
2.46% thành ngữ phi đối xứng. Theo thống kê ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy thành
ngữ so sánh có 4 dạng sau đây:

1. A như B

2. (giống) như B

3. bằng như B

4. A hơn B

Chẳng hạn, thành ngữ “개떡같이 주무르다 (Bóp như bánh gạo chó)” là một
thành ngữ so sánh. Về mặt cấu trúc, thành ngữ này thuộc vào dạng “A như B”.
Tương tự, các thành ngữ “사나운 암캐같이 앙앙한다 (Sủa như chó cái dữ)”,
“게걸음을 치다 (Chậm như cua)”, “개 콧구멍으로 알다 (Biết như lỗ mũi
chó)”, “소같이 먹다 (Ăn như bò)”, “개떡같이 주무르다 (Bóp như bánh gạo
chó)” cũng thuộc nhóm này.
Thành ngữ “개 싸대듯 (Như chó đi lang thang)” cũng là một thành ngữ so
sánh. Về mặt cấu trúc, thành ngữ này thuộc vào dạng “như B”. Tương tự, các
thành ngữ “개 잡듯 (Như bắt chó)”, “쥐 숨듯 (Như chuột trốn)”, “독수리
날리듯 (Như đại bàng tập bay)”, “참새 물 먹듯 (Như se sẻ uống nước)”,
“개 발싸개 같다 (Giống như vải bọc chân chó)”, “개 방귀 같다 (Giống như
rắm chó)”, “개 싸대듯 (Như chó đi lang thang)”, “두루미 꽁지 같다 (Giống
như đuôi sếu)”, “부엉이 방귀 같다 (Giống như rắm cú mèo)”, “올빼미 눈
같다 (Giống như mắt cú mèo)”, “거미새끼 풍기듯 (Như nhện con phân tán)”,
“게눈 감추듯 (Như che mắt cua )”, “잠자리 나는 듯 (Như chuồn chuồn bay
)”, “노루 잠자듯 (Nhưhoẵng ngủ)” là các thành ngữ so sánh thuộc nhóm này.
Thành ngữ “메기 침만큼 (Bằng nước bọt cá trê)” là một thành ngữ so
sánh. Về mặt cấu trúc, thành ngữ này thuộc vào dạng “bằng B”. Tương tự,
các thành ngữ “병아리 눈물만큼 (Bằng giọt nước mắt gà con)”, “노루 꼬리만
하다 (Bằng đuôi hoẵng)”, “벼룩의 불알만 하다 (Bằng hòn dái của bọ chét)”,
“파리 족통만 하다 (Bằng chân ruồi)” cũng là các thành ngữ so sánh thuộc
nhóm “bằng B”.
Thành ngữ “낫기는 개코가 나아 (Không tốt hơn mũi chó)” là một thành ngữ
so sánh. Về mặt cấu trúc, thành ngữ này thuộc vào dạng “A hơn B”. Tương tự,
thành ngữ “낮짝이 소가죽보다 두껍다 (Da mặt dày hơn da bò)” cũng là thành
ngữ so sánh thuộc nhóm này.

2.1.2.2. Thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ hóa có chứa tên con vật
trong tiếng Hàn
Ở Từ điển thành ngữ, có 118 thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ hóa có chứa tên con vật
chiếm tỉ lệ 96.72%. Về mặt cấu trúc, các thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ hóa trong tiếng
Hàn không có tính đối xứng, do được cấu tạo giống hệt như những cấu trúc ngữ pháp
bình thường.
Hai kiểu kết cấu ngữ pháp phổ biến của thành ngữ loại này là có một trung
tâm và có hai trung tâm. Kiểu thành ngữ có một trung tâm chính là những kết
cấu danh ngữ, động ngữ và tính ngữ. Còn kiểu thành ngữ hai trung tâm là những
kết cấu chủ vị. Về mặt ngữ nghĩa, chúng được tạo nghĩa chủ yếu bằng con
đường ẩn dụ hóa.
Ở đây, chúng tôi chỉ liệt kê một số thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ hóa phổ biến
được sử dụng thường xuyên.
Thành ngữ “늘어진 개 팔자” (Số phận của chó nằm ườn) là một thành ngữ
phi đối xứng ẩn dụ hóa. Về mặt cấu trúc, thành ngữ này được cấu tạo từ một kết
cấu danh ngữ. Nghĩa của thành ngữ này nói về trạng thái bình an và nếu chó gặp
chủ nhà giàu có thì số phận của chó cũng tốt”.
Thành ngữ “ 독안에 든 쥐” (Chuột trong lọ) cũng là một thành ngữ thuộc
nhóm này. Về mặt cấu trúc, thành ngữ này được cấu tạo từ một kết cấu danh
ngữ. Thành ngữ này nói về ý “không thể thoát khỏi hoàn cảnh nào đó”. Chuột
giỏi chạy trốn nhưng trong lọ không có lỗ nên không thể thoát ra được.
Thành ngữ “까마귀 고기를 먹다” (Ăn thịt quạ) cũng là một thành ngữ phi
đối xứng ẩn dụ hóa. Thành ngữ này là một động ngữ. Thành ngữ này chỉ ý
“người hay quên một cái gì đó”. Thành ngữ này xuất hiện do từ “ 까마귀 (con
quạ)” và “까먹다” (quên) có phát âm tiếng Hàn hơi giống nhau.
Thành ngữ “쇠귀에 경읽기” (Việc đọc kinh cho bò nghe) cũng là một
thành ngữ thuộc nhóm này. Về mặt cấu trúc, thành ngữ này được cấu tạo từ một
kết cấu danh ngữ. Nghĩa của thành ngữ này là nói nhiều lần nhưng ai đó không
nghe lời. Trong thành ngữ này, “bò” có nghĩa là “sự cố chấp”.
“말을 바꿔 타다” (Thay ngựa cưỡi) là một thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ
hóa. Về mặt cấu trúc, thành ngữ này được cấu tạo từ một động ngữ. Thành ngữ
này nói về sự thay đổi việc đang làm.
Thành ngữ “개나발(을) 불다” (Thổi kèn chó) là một thành ngữ phi đối xứng
ẩn dụ hóa. Về mặt cấu trúc, thành ngữ này được cấu tạo từ một kết cấu động
ngữ. Thành ngữ này nói về việc một người nói không hợp với tình huống. Như
vậy, trong thành ngữ này, “chó” mang nghĩa xấu.
Thành ngữ “머리에 쥐가 나다” (Có một con chuột nảy sinh trong đầu) cũng
là một thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ hóa. Về mặt cấu trúc, nó được cấu tạo từ
một chủ vị. Thành ngữ này nói về việc “khi gặp vấn đề lớn thì không suy nghĩ
được gì cả và không giải quyết được”.
2.2. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Việt

Chúng tôi đã phân chia 362 thành ngữ trong Thành ngữ học tiếng Việt (Hoàng
Văn Hành 2004) theo tiêu chí đối xứng / phi đối xứng và thu được kết quả như
sau:
Bảng 2.2. Bảng thống kê các loại thành ngữ có chứa tên con vật tiếng Việt theo
đặc điểm cấu tạo ở Thành ngữ học tiếng Việt (Hoàng Văn Hành)
Loại Phi đối xứng
Đối xứng Tổng cộng
So sánh Ẩn dụ hóa
thành
ngữ
Số lượng 131 99 132 362
% 36.19 27.35 36.46 100.00

Nhìn vào bảng thống kê trên, trong Thành ngữ học tiếng Việt, chúng ta có thể
thấy loại thành ngữ đối xứng chiếm 36.19% và các thành ngữ thuộc vào phần
phi đối xứng, chiếm 63.81%. Trong đó, có 132 thành ngữ được cấu tạo theo kiểu
ẩn dụ hóa, chiếm 36.46% và có 99 thành ngữ được cấu tạo theo kiểu so sánh,
chiếm 27.35%.
Như vậy, qua kết quả thống kê, chúng ta nhận thấy thành ngữ tiếng Việt là các
thành ngữ có đầy đủ gần cả 3 dạng đối xứng, phi đối xứng so sánh và phi đối
xứng ẩn hụ hoá.

2.2.1. Thành ngữ đối xứng có chứa tên con vật trong tiếng Việt

Theo bảng thống kê trên, có 131 thành ngữ đối xứng có chứa tên con vật trong
tiếng Việt, chiếm tỉ lệ 36.19%.

Đối xứng ở đây được xét ở cả hai bình diện đối ý và đối lời. Chẳng hạn, thành
ngữ “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng” là một thành ngữ đối xứng được xét
ở cả hai bình diện: đối ý và đối lời, trong đó, đối ý được hiểu là sự đối xứng
giữa hai vế “Chó cậy gần nhà” và “gà cậy gần chuồng”; còn sự đối xứng của
từng yếu tố với nhau (chó/gà, cậy/cậy, gần/gần, nhà/chuồng) được gọi là đối lời.
Ở đây, “chó” và “gà” đều thuộc phạm trù tên các con vật và cùng là danh từ,
“nhà” và “chuồng” đều thuộc trường nghĩa từ chỉ nơi chốn và cùng là danh từ.
Thành ngữ “Lên voi xuống chó” là một thành ngữ đối xứng. Sự đối xứng về ý
nghĩa giữa hai vế “lên voi” và “xuống chó” được gọi là đối ý. “Voi” và “chó”
đều là tên các con vật và cùng là danh từ, “lên” và “xuống” đều là từ chỉ hoạt
động và là động từ.
Thành ngữ “Khỉ ho cò gáy” cũng là một thành ngữ đối xứng. Sự đối xứng về
ý nghĩa giữa hai vế “khỉ ho” và “cò gáy” được gọi là đối ý. “Khỉ” và “cò” đều là
tên các con vật và cùng là danh từ, “ho” và “gáy” đều là từ chỉ hoạt động và là
động từ.
Thành ngữ “Cá gặp nước, rồng gặp mây” nói về sự thích hợp với môi trường,
điều kiện hoạt động, sinh hoạt và sở trường của mình. Thành ngữ này đối xứng
cả về ý và lời, trong đó, đối ý là sự đối xứng giữa hai vế “cá gặp nước” và “rồng
gặp mây”; đối lời là sự đối xứng giữa “cá” và “rồng” đều thuộc lớp từ chỉ tên
con vật, “nước” và “mây” cũng đều là danh từ.
Thành ngữ “Cá nước, chim trời” nói về ý nay đây mai đó, khó tìm, khó gặp.
Thành ngữ này có cấu trúc đối ý và đối lời. Trong đó, đối ý là sự đối xứng giữa
hai vế “cá nước” và “chim trời”, đối lời là sự đối xứng giữa “cá” và “chim” là
tên con vật, “nước” và “trời” là từ chỉ không gian.
Thành ngữ “Đầu trâu mặt ngựa” nói về sự hung hãn, ngang ngược và không
có tình người giống như loài trâu ngựa. Trong đó, đối ý là “đầu trâu” và “mặt
ngựa”, đối lời là “trâu” và “ngựa” đều là tên con vật, “đầu” và “mặt” đều là từ chỉ
bộ phận thân thể.

Thành ngữ “Lời ong tiếng ve” chỉ ý “dư luận, bàn tán xôn xao một cách không
hay, không tốt về chuyện riêng của người khác”. Trong đó, đối ý là “lời ong” và
“tiếng ve”, đối lời là “ong” và “ve” đều là tên các con vật, “lời” và “tiếng” đều là
danh từ, cùng phạm trù nghĩa (lời nói, tiếng nói).
Thành ngữ “Rồng bay phượng múa” nói về cách viết chữ hoặc văn phong bay
bướm, phóng khoáng. Trong đó, đối ý là “rồng bay” và “phượng múa”, đối lời
là “rồng” và “phượng” đều là tên các con vật, “bay” và “múa” thuộc động từ chỉ
hoạt động.
2.2.2. Thành ngữ phi đối xứng có chứa tên con vật trong tiếng Việt
2.2.2.1. Thành ngữ phi đối xứng so sánh có chứa tên con vật trong
tiếng Việt
Theo bảng thống kê trên, có 99 thành ngữ phi đối xứng so sánh có chứa tên con vật
trong tiếng Việt, chiếm tỉ lệ 27.35%. Theo thống kê ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy
thành ngữ so sánh có hai dạng sau đây:
1. A như B

2. như B

Chẳng hạn, thành ngữ Bẩn như chó là một thành ngữ so sánh. Về mặt cấu trúc,
thành ngữ này thuộc vào dạng “A như B”. Tương tự, các thành ngữ Ngu như chó,
Nhục như (con) chó, Cao như sếu, Xấu như cú, Gầy như hạc, Bò như cua, v.v...
cũng là các thành ngữ so sánh. Trong các thành ngữ này, A thể hiện một tính
chất, đặc trưng còn B chứa tên một con vật mang những tính chất, đặc trưng đó.
Thành ngữ Như cá nằm trên thớt là một thành ngữ so sánh. Về mặt cấu trúc,
thành ngữ này thuộc vào dạng “như B”. Tương tự, các thành ngữ Như cá với
nước, Như chó nhai giẻ rách, Như chó với mèo, Như gà mắc tóc, Như gà mất
mẹ, Như chim liền cành, Như chim xổ lồng, Như chim vỡ tổ, v.v... cũng là các
thành ngữ so sánh. Trong các thành ngữ này, A đã bị lược bỏ.

2.2.2.2. Thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ hóa có chứa tên con vật trong
tiếng Việt
Theo bảng thống kê trên, có 132 thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ hóa có chứa tên
con vật trong tiếng Việt, chiếm tỉ lệ 36.46%. Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng
là có hai điểm nổi bật:
Một là, về mặt cấu trúc, chúng không có tính đối xứng, do được cấu tạo giống
hệt như những cấu trúc ngữ pháp bình thường. Hai kiểu kết cấu ngữ pháp phổ
biến là có một trung tâm và có hai trung tâm. Có một trung tâm chính là những
kết cấu danh ngữ, động ngữ và tính ngữ. Còn hai trung tâm là những kết cấu chủ
vị.
Hai là, chúng được tạo nghĩa chủ yếu bằng con đường ẩn dụ hóa.
Chẳng hạn, thành ngữ Cưỡi ngựa xem hoa là một thành ngữ phi đối xứng ẩn
dụ hóa. Về mặt cấu trúc, thành ngữ này được cấu tạo từ một kết cấu động ngữ.
Nghĩa của thành ngữ này là “qua loa, không tìm hiểu kĩ lưỡng không sâu sát”.
Tiếng Hàn cũng có thành ngữ này và có ý nghĩa giống với thành ngữ tiếng Việt
nhưng các nhà từ điển học xếp nó vào loại tục ngữ.
Thành ngữ Ngựa quen đường cũ cũng là một thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ
hóa. Về mặt cấu trúc, nó được cấu tạo từ một kết cấu chủ vị. Trong thành ngữ
này, “ngựa” nói về “người”, “đường cũ” chỉ “hành động sai lầm đã mắc phải do
thói quen khó bỏ”.
“Mất bò mới lo làm chuồng” cũng là một thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ hóa.
Về mặt cấu trúc, nó thuộc kết cấu chủ vị. Trong thành ngữ này, “mất bò” được
dùng để nói về ý “xảy ra việc”, “lo làm chuồng” nói về ý “tìm cách đối phó”.
Thành ngữ này cũng có trong tiếng Hàn và có nguồn gốc từ tiếng Hán.

“Trứng khôn hơn vịt” cũng là một thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ hóa. Về mặt
cấu trúc, nó được cấu tạo từ một kết cấu chủ vị. Trong thành ngữ này, “trứng”
nói về “trẻ con”, “vịt” tượng trưng cho người lớn tuổi.
Thành ngữ “Lợn lành chữa thành lợn què” cũng là một thành ngữ phi đối
xứng ẩn dụ hóa. Về mặt cấu trúc, nó được cấu tạo từ một kết cấu chủ vị.
Trong thành ngữ này, “lợn lành” có nghĩa là sự vật hay đồ vật tốt, còn lành lặn:
“lợn què” có nghĩa là sự vật hay đồ vật không tốt, đã bị hư hỏng.
“Ếch ngồi đáy giếng” cũng là một thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ hóa. Về mặt
cấu trúc, nó được cấu tạo từ một kết cấu chủ vị. Trong thành ngữ này, “ếch”
không chỉ nói về con vật, “ếch” còn tượng trưng cho con người, “đáy giếng”
được dùng với nghĩa là “nơi có tầm nhìn bị hạn chế do điều kiện tiếp xúc
hạn hẹp”. Thành ngữ này cũng có trong tiếng Hàn nhưng nó được xếp vào tục
ngữ.

2.3. So sánh thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn và tiếng Việt
Khi so sánh thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn và tiếng Việt, chúng
tôi nhận thấy có những 2 điểm nổi bật sau đây:

Đặc điểm thứ nhất là thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ hóa chiếm ưu thế so với các
loại khác.

Đặc điểm thứ hai là trong thành ngữ tiếng Việt, loại thành ngữ đối xứng chiếm
tỉ lệ nhiều hơn trong tiếng Hàn. Theo thống kê trên, thành ngữ đối xứng tiếng
Việt chiếm tỉ lệ hơn 30%, còn thành ngữ đối xứng tiếng Hàn chiếm tỉ lệ dưới
1%.

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ TIẾNG HÀN
CÓ CHỨA TÊN CON VẬT (SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ TIẾNG
VIỆT TƯƠNG ĐƯƠNG)

3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn
3.1.1. Mức độ đa nghĩa của từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Hàn
Hầu hết các từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ tiếng Hàn đều đa nghĩa.
Dựa vào Từ điển thành ngữ của (Park Young Jun và Choi Kyeoung Bong),
chúng tôi xem xét mức độ đa nghĩa của các từ ngữ chứa tên các con vật trong
tiếng Hàn.
Bảng 3.1. Bảng thống kê mức độ đa nghĩa của từ ngữ chứa tên con vật trong
thành ngữ tiếng Hàn
STT Tên con Số Nghĩa Nghĩa Nghĩa Kết luận
vật lượng tích cực tiêu cực trung
nghĩa hoà
1 cá 10 2 3 5 trung hoà
2 chuột 9 0 2 7 trung hoà
3 chim 9 2 2 5 trung hoà
4 bò 8 0 6 2 tiêu cực
5 chó 8 0 7 1 tiêu cực
6 gà 7 1 4 2 tiêu cực
7 ngựa 6 0 2 4 trung hoà
8 nhện 6 0 0 6 trung hoà
9 hổ 5 1 3 1 tiêu cực
10 ruồi 5 0 5 0 tiêu cực
11 rồng 3 1 0 2 trung hoà
12 cua 3 0 1 2 trung hoà
13 mèo 3 0 3 0 tiêu cực
14 kiến 2 0 2 0 tiêu cực
15 ong 3 0 2 1 tiêu cực
16 rắn 2 2 0 0 tích cực
tích cực/
17 chuồn 2 1 0 1
chuồn trung hoà
18 rùa 2 0 2 0 tiêu cực
19 tôm càng 2 0 2 0 tiêu cực
20 hoẵng 2 0 0 2 trung hoà
21 ốc sên 2 0 2 0 tiêu cực
22 chấy 2 0 0 2 trung hoà
23 thỏ 1 0 0 1 trung hoà
24 bướm 1 0 1 0 tiêu cực
25 heo 1 0 1 0 tiêu cực
26 vịt 1 0 1 0 tiêu cực
27 khỉ 1 0 1 0 tiêu cực
28 gấu trúc 1 0 0 1 trung hoà
29 bọ cánh 1 0 1 0 tiêu cực
cứng
30 bọ chét 1 0 1 0 tiêu cực
31 voi 1 0 1 0 tiêu cực
32 cừu 1 0 1 0 tiêu cực
Tổng số 111 11 64 36

Theo kết quả thống kê của chúng tôi, “cá” có số lượng nghĩa nhiều nhất
(10 nghĩa). Tiếp theo là “chuột” và “chim” có 9 nghĩa, “bò” và “chó” có
8 nghĩa, “gà” có 7 nghĩa, “nhện” và “ngựa” đều có 6 nghĩa., “hổ” và “ruồi”
đều có 5 nghĩa.
3.1.2. Nghĩa biểu trưng của từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Hàn
Nghĩa biểu trưng của các từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ tiếng Hàn
rất đa dạng và có thể được khái quát thành các nhóm sau đây:

a. Dùng một hoạt động hoặc một đặc điểm của con vật để biểu
trưng cho đặc điểm, tính cách của con người, đặc điểm của một sự vật, sự
việc.
Cách hình thành nghĩa biểu trưng này rất phổ biến trong thành ngữ tiếng
Hàn. Chẳng hạn, Chuồn chuồn trong thành ngữ 잠자리 나는 듯 (Giống
như chuồn chuồn bay) biểu trưng cho “người phụ nữ mặc áo đẹp”. Bò
trong thành ngữ 소 한 테 물 리 다 (Bị bò cắn) được dùng để nói về ý
nghĩa “bất ngờ người bị thiệt hại”. Rắn trong thành ngữ 뱀 지나간
자리 (Nơi con rắn đi qua) biểu trưng cho “người không để lại dấu vết”.
Rồng trong thành ngữ 용이 되다 (Trở thành rồng) được dùng để nói về
“người thành công”. Chấy trong thành ngữ 장수 이 죽이듯 (Như tướng
lĩnh bắt chấy) biểu trưng cho “việc dễ làm”. Khỉ trong thành ngữ 원숭이
달잡기 (Việc khỉ lấy mặt trăng) biểu trưng cho “người hành động không
phù hợp với số phận”. Chó trong thành ngữ 달보고 짖는 개 (Việc chó
sủa thấy mặt trăng) được dùng để nói về “người ngu ngốc, không hiểu về
hoàn cảnh của người khác nhưng vẫn bàn luận chuyện người khác”.
Trong thành ngữ tiếng Hàn, nghĩa biểu trưng có thể biểu hiện qua hành
động của con người tác động vào con vật hoặc cảm giác về con vật thông
qua hình thức kết hợp một động từ với từ ngữ chỉ con vật.
Chẳng hạn, ruồi trong thành ngữ 파리를 날리다 (Thả ruồi bay) biểu
trưng cho ý “kinh doanh không tốt”. Cừu trong thành ngữ 양 가죽을 쓰
다 (Đội da cừu) được dùng để nói về “người có vẻ tốt, hiền lành”. Tổ ong
trong thành ngữ 벌집을 건드리다 (Chạm vào một tổ ong) biểu trưng cho
“họa căn”. Chuột trong thành ngữ 쥐 구멍을 찾다 (Tìm lỗ chuột) được
dùng để diễn đạt ý “xấu hổ”. Rắn trong thành ngữ 뱀을 보다 (Nhìn thấy
rắn) biểu trưng cho “kẻ gây thiệt hại”.
b. Dùng một bộ phận của con vật để biểu trưng cho bản chất của sự vật, một
đặc điểm có liên hệ với bộ phận đó.

Khi nhắc đến “rùa”, người Hàn nghĩ ngay đến việc giảm khí thế. Chẳng
hạn, tiếng Hàn có các thành ngữ thể hiện ý rụt lại khí thế có chứa “cổ rùa”
như 자라목 오그라들듯 (Giống như cổ rùa co lại), 자라목(이) 되다
(Trở thành cổ rùa). Như vậy, “cổ rùa” được người Hàn dùng để biểu
trưng cho “việc giảm khí thế”.
Tương tự, người Hàn dùng “da bò” để biểu trưng cho “kẻ không biết
xấu hổ”. Trong tiếng Hàn có các thành ngữ 쇠가죽을 무릅쓰다 (Không
tính đến da bò), 낮짝이 소가죽보다 두껍다 (Da mặt dày hơn da bò)
được dùng với ý nghĩa này.
Ngoài ra, người Hàn dùng thành ngữ 마 각 이 드 러 나 다 (Chân của
ngựa bộc lộ ra) để diễn đạt ý “bản chất của sự vật”. Thành ngữ 메기
침만큼 (Bằng nước bọt cá trê) và thành ngữ 병아리 눈물만큼 (Bằng
nước mắt gà con) biểu trưng cho ý “rất ít”. Thành ngữ 호랑이 아가리
(Miệng của hổ) được dùng để nói về ý nghĩa “nguy hiểm”. Thành ngữ 닭
대가리 (Đầu gà) biểu trưng cho “sự ngu dốt”. Thành ngữ 밴댕이 소갈머
리 (Lòng cá trích) diễn đạt ý “người có lòng dạ hẹp hòi”. Thành ngữ 올빼
미 눈 같다 (Giống như mắt cú mèo) được dùng để nói về ý “mắt sáng”.
Thành ngữ 헛거미가 잡히다 (Mắt có bóng nhện) diễn đạt ý “quá đói
bụng”. Thành ngữ 개발에 땀나다 (Chân chó chảy ra mồ hôi) biểu trưng
cho “người làm việc rất cố gắng”.
c. Dùng tình thế, hoàn cảnh của con vật để biểu trưng cho tính chất của con
người
Thành ngữ 물에 빠진 생쥐 (Chuột rơi vào nước) biểu trưng cho “kẻ
bị mắc bẫy”. Thành ngữ 쥐 죽은 듯 (Như thể chuột chết) diễn đạt ý “sự
im lặng”. Thành ngữ 푸줏간에 든 소 (Bò trong cửa hàng thịt) biểu trưng
cho “người không thể ra khỏi hoàn cảnh nguy hiểm”. Thành ngữ 물 만난
고기 (Cá được gặp nước) biểu trưng cho “người gặp hoàn cảnh thuận lợi”.
d. Dùng hình ảnh của một số con vật để biểu trưng cho tính chất hoặc đặc
điểm, tính cách, hoạt động của con người, đặc điểm của một sự vật, sự
việc
Khi nhắc đến “bò”, người Hàn liên tưởng đến việc ăn nhiều. Chẳng
hạn, Hàn Quốc có các thành ngữ thể hiện ý ăn nhiều có chứa từ “bò”
như 소 먹듯 하다 (Như bò ăn), 소(가) 뜨물 켜듯 (Như bò uống nước vo
gạo), 소같이 먹다 (Ăn như bò).
Tương tự, người Hàn dùng hình ảnh “rùa” để biểu trưng cho ý nghĩa “rất
chậm”. Trong tiếng Hàn có thành ngữ 거북을 타다 (Cưỡi rùa).
e. Dùng một sự kiện bất thường gắn với con vật để nói về thời gian

Trong tiếng Hàn, có thành ngữ 소가 말할 때 (Khi bò nói) được dùng để


diễn đạt ý “ngày xưa (hoàn cảnh khác với bây giờ)”. Ở đây, người Hàn đã
dùng một sự kiện bất thường gắn với con bò để nói về thời gian.
3.1.3. Nghĩa văn hóa của các từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Hàn
Nghĩa của các từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ vừa mang tính
chất đặc thù của cộng đồng ngôn ngữ riêng biệt vừa mang tính chất chung
ở nhiều ngôn ngữ. Chính những ý nghĩa đặc thù trong thành ngữ thể hiện
đặc trưng văn hoá của các cộng đồng ngôn ngữ.
“Chuột” trong thành ngữ tiếng Hàn cũng có những ý nghĩa mang tính
đặc thù. Trong tiếng Hàn, “chuột” giống như là một từ đệm, được thêm
vào để thể hiện ý sự coi thường, hoặc dùng để chửi, chẳng hạn, 쥐 뿔
(Sừng chuột), 쥐 뿔 이 나 다 (Mọc ra sừng chuột), 쥐 뿔 도 모 른 다
(Không biết sừng chuột), 쥐 뿔도 아니다 (Không phải sừng chuột), 쥐 뿔
도 모른다 (Không có sừng chuột), 쥐 뿔만도 못하다 (Không bằng sừng
chuột).
Trong tiếng Hàn, thành ngữ có chứa từ “chuột” còn thể hiện ý nghĩa xấu
hổ. Các thành ngữ 쥐 구멍에라도 들어가고 싶다 (Muốn đi vào mặc dù
là lỗ chuột), 쥐 구멍 찾기 (Việc tìm lỗ chuột), 쥐구멍이라도 찾고
싶다 (Muốn tìm vào mặc dù là lỗ chuột), 쥐구멍이라도 도망가고 싶다
(Muốn trốn mặc dù là lỗ chuột) được dùng với ý nghĩa này.
Thành ngữ 암 탉 이 울 다 (Gà mái gáy) với ý nghĩa “phụ nữ nếu can
thiệp nhiều thì sẽ làm gia đình suy vong” mang tính đặc thù của dân tộc
Hàn. Thành ngữ “암탉이 울다” (Gà mái gáy) có nghĩa là trong gia đình
hay một nhóm nào đó, việc phụ nữ nói nhiều và đưa ra ý kiến một cách
mạnh mẽ thì không tốt. Thành ngữ này có nguồn gốc từ câu tục ngữ 암탉
이 울면 집 안이 망한다 (Gà mái gáy thì gia đình suy vong). Thành ngữ
này phản ánh tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vì Hàn Quốc từ xưa đã chịu
ảnh hưởng của Nho giáo. Nhưng hiện nay xã hội Hàn Quốc đã thay đổi,
nam và nữ đều bình đẳng. Ngoài ra, thành ngữ 닭 대가리 (Đầu gà) có ý
nghĩa là người ngu dốt cũng mang đặc trưng văn hóa của người Hàn.
Trong thành ngữ tiếng Hàn 돼지 꿈을 꾸다 (Mơ thấy heo), “heo” được
dùng với ý nghĩa “may mắn”. Nghĩa này mang tính đặc thù của dân tộc
Hàn. Khi ai đó ngủ và mơ thấy heo thì họ nghĩ rằng mình sẽ gặp may mắn.
Theo tín ngưỡng truyền thống, trong các buổi lễ khai trương hay bắt đầu
một cái gì đó thì người Hàn Quốc dọn đầu heo luộc trên bàn ăn. Vì vậy,
người ta tin rằng “heo” sẽ mang lại may mắn. Từ “thỏ” trong thành ngữ
tiếng Hàn cũng mang tính đặc thù. Thành ngữ “두마리 토끼를 잡다
(Bắt hai con thỏ)” và 두 마리 토끼를 좇다 (Đuổi theo hai con thỏ) đều
có nghĩa là “một mũi tên trúng hai đích”. Chẳng hạn, một người làm việc
để kiếm tiền nhưng cuối cùng anh ấy vừa kiếm được tiền vừa có được danh
vọng.
“Nhện” trong thành ngữ tiếng Hàn cũng có ý nghĩa mang tính đặc thù
của dân tộc Hàn. Khi nhắc đến “nhện”, người Hàn nghĩ đến cuộc sống
nghèo. Chẳng hạn, trong tiếng Hàn có các thành ngữ chỉ cuộc sống nghèo
có chứa từ “nhện” như 목에 거미줄 치다 (Chăng mạng nhện trong cổ),
입에 거미줄 치다 (Chăng mạng nhện trong miệng), 눈에 헛거미가 잡
히 다 (Mắt có bóng nhện). Mạng nhện thường chăng ở những nơi mà
không có ai lui tới. Như vậy, hai thành ngữ 목에 거미줄 치다 (Chăng
mạng nhện trong cổ), 입 에 거 미 줄 치 다 (Chăng mạng nhện trong
miệng) nói về việc không được ăn cơm trong một thời gian dài. Thành ngữ
눈에 헛거미가 잡히다 (Mắt có bóng nhện) có nghĩa là quá đói bụng nên
mắt thấy những thứ không có thực.
3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa tên con vật trong
tiếng Việt
3.2.1. Mức độ đa nghĩa của từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Việt
Trong thành ngữ tiếng Việt, hầu hết các từ ngữ chứa tên con vật đều đa
nghĩa. Dựa vào Từ điển thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, chúng tôi
đã thống kê mức độ đa nghĩa của các từ ngữ chứa tên các con vật trong
thành ngữ tiếng Việt và trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 3.2. Bảng thống kê mức độ đa nghĩa của từ ngữ chứa tên con
vật trong thành ngữ tiếng Việt ở Từ điển thành ngữ tiếng Việt của
Nguyễn Như Ý.
Số Nghĩ Nghĩ
STT Tên Nghĩa Kết luận
lượn a a
con vật trung
g tích tiêu
hòa
nghĩa cực cực
1 chó 74 0 67 7 tiêu cực
2 gà 55 2 28 25 tiêu cực
3 cá 51 8 22 23 trung hoà
4 trâu- 33 4 16 13 tiêu cực
nghé
5 voi 29 5 9 15 trung hoà
6 ngựa 22 4 8 10 trung hoà
7 mèo 21 5 13 3 tiêu cực
8 cò 21 0 17 4 tiêu cực
9 chuột 19 1 16 2 tiêu cực
10 cua 19 3 10 6 tiêu cực
11 bò 17 2 12 3 tiêu cực
12 chim 15 2 5 8 trung hoà
13 rắn 12 0 10 2 tiêu cực
14 cú 11 0 8 3 tiêu cực
15 hùm 13 4 6 3 tiêu cực
16 ong 10 2 5 3 tiêu cực
17 cóc 10 0 4 8 trung hoà
18 kiến 10 1 5 4 tiêu cực
19 rồng 9 8 0 1 tích cực
20 heo 9 1 3 5 trung hoà
22 vịt 8 0 7 1 tiêu cực
23 khỉ/ 8 0 6 2 tiêu cực
vượn,
24 quạ 8 0 7 1 tiêu cực
25 tôm 7 2 5 0 tiêu cực
26 ốc 6 1 3 2 tiêu cực
27 phượng 6 5 0 1 tích cực
28 ruồi 6 0 4 2 tiêu cực
29 đỉa 5 0 5 0 tiêu cực
30 ếch 4 0 4 0 tiêu cực
31 cước 4 0 3 1 tiêu cực
32 sâu 4 0 3 1 tiêu cực
33 rận 4 1 2 1 tiêu cực
34 hươu 3 0 0 3 trung hòa
35 chạch 3 0 3 0 tiêu cực
36 tép 3 0 1 2 trung hòa
37 vạc 3 0 3 0 tiêu cực
38 sáo 3 0 1 2 trung hòa
39 ngỗng 3 0 2 1 tiêu cực
40 cáo 2 0 2 0 tiêu cực
41 thỏ 2 0 1 1 tiêu cực /
trung
42 lươn 2 0 2 0 tiêu cực
43 châu 2 0 2 0 tiêu cực
chấu
44 nhện 2 0 1 1 tiêu cực /
trung
hoà
45 sư tử 2 0 2 0 tiêu cực
46 tằm 2 0 1 1 tiêu cực /
trung
hoà
47 sếu 2 0 2 0 tiêu cực
48 gấu 2 0 1 1 tiêu cực /
trung
hoà
49 hạc 2 0 1 1 tiêu cực /
trung
hoà
50 sẻ 2 0 0 2 trung hoà
51 sên 2 0 2 0 tiêu cực
52 chi chi 2 1 1 0 tích cực / tiêu
cực
53 ve 1 0 1 0 tiêu cực

Theo kết quả thống kê của chúng tôi, “chó” có số lượng nghĩa nhiều nhất (74
nghĩa). Tiếp theo là “gà” (55), “cá” (51), “trâu” (33) và “voi” ( 29 nghĩa).
“Rồng”, “phượng” và “ruồi”. Số lượng con vật nhiều hơn so với thành ngữ
tiếng Hàn.

3.2.2. Nghĩa biểu trưng của từ ngữ chứa tên con vật trong thành
ngữ tiếng Việt

Nghĩa biểu trưng của các từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ tiếng
Việt rất đa dạng và có thể được khái quát thành các nhóm sau đây:
a. Dùng hình ảnh của một số con vật để biểu trưng cho tính chất hoặc đặc
điểm, tính cách, hoạt động của con người, đặc điểm của một sự vật, sự
việc.
Bò được người Việt dùng để biểu trưng cho “sự ngu xuẩn”. Tiếng Việt
có các thành ngữ thể hiện ý ngu xuẩn có chứa từ “bò” như Dốt như bò,
Dốt như bò vực không thành, Ngu như bò. Thỏ được người Việt dùng để
biểu trưng cho ý nghĩa “rất nhanh” (Nhanh như thỏ). Rùa diễn đạt ý “chậm
chập” (Chậm như rùa). Cọp trong thành ngữ Dữ như cọp được dùng để
diễn đạt ý “rất dữ”. Trâu được dùng để nói về ý nghĩa “(làm việc) hùng
hục” (Hùng hục như trâu). Trâu / hổ trong thành ngữ mạnh như trâu /
hổ biểu trưng cho ý nghĩa “mạnh”. Bò trong thành ngữ Ngu như bò được
dùng diễn đạt ý “ngu dốt quá mức”. Tổ ong biểu trưng cho ý “lỗ chỗ” (Lỗ
chỗ như tổ ong). Trong thành ngữ Dai như đỉa, đỉa được dùng diễn đạt ý
“dai”. Trâu / voi trong thành ngữ Khỏe như trâu / voi biểu trưng cho ý “rất
khoẻ”. Trong thành ngữ Ăn như hổ, hổ biểu trưng cho việc ăn nhiều. Trong
thành ngữ Chạy như ngựa, ngựa được dùng diễn đạt ý “chạy suốt ngày”.
Cá sấu trong thành ngữ Nước mắt cá sấu biểu trưng cho “giả nhân giả
nghĩa”.
Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp kiểu biểu trưng này trong các thành ngữ:
Nói dơi nói chuột, Trơ như đầu chó đá...
b. Dùng hình ảnh của con vật trong một tình thế, hoàn cảnh nào đó để biểu
trưng cho tính chất hoặc đặc điểm, tính cách của con người, đặc điểm
của một sự vật, sự việc
Cá nằm trên thớt trong thành ngữ Nơm nớp như cá nằm trên thớt biểu
trưng cho sự sợ hãi, lo lắng. Các thành ngữ Cá nằm dưới dao, Cá nằm
trên thớt, Cá nằm trốc thớt, Như cá nằm trên thớt, Chim trên lửa, cá dưới
dao... đều được hình thành dựa theo kiểu biểu trưng này.

Tương tự, chó lạc đàn trong thành ngữ Bơ vơ như chó lạc đàn biểu
trưng cho sự bơ vơ. Gà mắc tóc trong thành ngữ Lúng túng như gà mắc
tóc được dùng diễn đạt ý “lúng túng”. Gà lạc mẹ trong thành ngữ Nháo
nhác như gà lạc mẹ biểu trưng cho sự nháo nhác. Trâu đầm trong thành
ngữ Bẩn như trâu đầm được dùng để nói về ý “rất bẩn”. Chim chích vào
rừng trong thành ngữ bỡ ngỡ như chim chích vào rừng biểu trưng cho sự
bỡ ngỡ. Chuột bị khói trong thành ngữ lờ đờ như chuột bị khói được dùng
để nói về trạng thái “lờ đờ”. Cá ươn trong thành ngữ rau già cá ươn được
dùng để nói về “thứ không có giá trị”. Ong vỡ tổ trong thành ngữ Như
ong vỡ tổ biểu trưng cho “sự tan tác, nhốn nháo”. Cá với nước trong thành
ngữ Như cá với nước được dùng để nói về “một mối quan hệ mật thiết”.

c. Dùng một bộ phận của con vật để biểu trưng cho bản chất của sự vật,
một đặc điểm có liên hệ với bộ phận đó.

Khi nhắc đến “trứng gà”, người Việt nghĩ ngay đến việc trắng mịn,
đẹp. Chẳng hạn, Tiếng Việt có các thành ngữ thể hiện ý trắng mịn, đẹp có
chứa “trứng gà” như Da như trứng gà lột, Da trắng như trứng gà bóc,
Trắng như trứng gà bóc. Như vậy, “trứng gà” được người Việt dùng để
biểu trưng cho ý nghĩa “trắng mịn, đẹp”. Ngoài ra, người Việt còn dùng
“trứng gà”, “trứng vịt” để diễn đạt ý “cái này tương đương cái kia” (Trứng
gà trứng vịt).
Tương tự, người Việt dùng “gan cóc, gan kiến” để biểu trưng cho ý
nghĩa “mỗi người có một tính cách riêng” (Cóc có gan cóc, Kiến có gan
kiến). Người Việt dùng “sừng trâu” để nói về “việc nặng nhọc”. Trong
tiếng Việt có thành ngữ Bẻ gãy sừng trâu với ý nghĩa “một người khoẻ
mạnh có thể làm được nhiều việc nặng nhọc”. “Tai trâu” trong thành ngữ
tiếng được dùng để nói về ý nghĩa “kẻ không thay đổi hoặc không chịu
thay đổi” (Đàn gảy tai trâu, Gẩy đàn tai trâu).
d. Biểu trưng bằng hình ảnh diễn ra một sự thể có sự tham gia của con vật
(ẩn dụ hoá)

Người Việt dùng hình ảnh mèo mù vớ cá rán để biểu trưng cho ý nghĩa
“người được gặp may một cách bất ngờ”. Hình ảnh chó ngáp phải ruồi
cũng được dùng để nói về việc được gặp vận may hiếm có. Hình ảnh chuột
chạy cùng sào được dùng để nói về “người lâm vào bước đường cùng”.
Hình ảnh ếch ngồi đáy giếng biểu trưng cho “người có tầm nhìn hạn
hẹp”. Hình ảnh cháy nhà ra mặt chuột được dùng để biểu trưng cho ý “bản
chất bị bộc lộ ra”.
Ngoài ra, các thành ngữ Ngủ gà ngủ vịt, Bìm bịp bắt gà con, Mẹ gà con
vịt, Chuột gặm chân mèo... đều thuộc kiểu biểu trưng này.
3.2.3. Nghĩa văn hóa của các từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Việt
Bên cạnh một số ý nghĩa tương đồng với một số ngôn ngữ khác, các từ
ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ tiếng Việt có những ý nghĩa mang
tính chất đặc thù, biểu hiện đặc trưng văn hoá của người Việt.
Chẳng hạn, trong các thành ngữ Cháy nhà mặt chuột mới trơ, Cháy nhà
mới ra mạch chuột, Cháy nhà ra mả chuột, Cháy nhà ra mặt chuột,
“mặt chuột” có nghĩa là “sự việc được phô bày ra”.
Ngoài ra, Chuột chạy hở đuôi, Chuột chạy hở rốn là các thành ngữ được
dùng với nghĩa là “không che đậy, hoàn cảnh xung quanh sơ sài”. “Chuột”
còn thể hiện ý nghĩa “người gặp may mắn ngẫu nhiên”. Chẳng hạn, các
thành ngữ Chuột sa chĩnh gạo, Chuột sa hũ nếp, Chuột sa lọ mỡ đều thể
hiện ý nghĩa này.
Tương tự, “mèo” trong thành ngữ tiếng Việt cũng có những ý nghĩa
mang tính đặc thù. Trong tiếng Việt, có thành ngữ chứa từ “mèo” thể hiện
ý nghĩa “kẻ làm chẳng ra gì” như Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo,
làm như mèo mửa. Ngoài ra, người Việt còn có các thành ngữ có chứa từ
“mèo” thể hiện ý nghĩa “chưa chắc ai đã hơn ai, phải chờ thực tế chứng
minh”, chẳng hạn như Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào, Mèo nào cắn
mỉu nào.
Tiếng Việt còn có thành ngữ Khỉ lại là khỉ, mèo vẫn hoàn mèo với nghĩa
là “kẻ có bản chất như thế nào thì như thế ấy”.
“Mèo” trong thành ngữ tiếng Việt còn có nghĩa là “kẻ tự đề cao mình”,
chẳng hạn như Mèo khen mèo dài đuôi, Mèo khoe mèo dài đuôi.
Trong thành ngữ tiếng Việt, “bò” cũng có các ý nghĩa mang tính đặc thù của
dân tộc Việt. “Bò” trong thành ngữ tiếng Việt thể hiện ý nghĩa “kêu la ồn ào, ầm
ĩ”. Các thành ngữ Cãi nhau như mổ bò, Kêu như bò rống, Ngáy như bò rống đều
thể hiện ý nghĩa này.

Trong tiếng Việt, các thành ngữ có chứa từ “bò” còn thể hiện ý nghĩa
“công việc cần sự tính toán cẩn thận”, chẳng hạn, Đo bò làm chuồng, Liệu
bò đo chuồng, Liệu bò lo chuồng.
“Gà” trong thành ngữ tiếng Việt cũng có những ý nghĩa mang tính đặc
thù. Thành ngữ Lúng túng như gà mắc tóc, Lúng túng như gà phải tóc,
Lúng túng như gà vướng tóc, Như gà mắc tóc, Rối như gà mắc đẻ trong
tiếng Việt thể hiện ý nghĩa “người lúng túng”. Thành ngữ Ngủ gà ngủ vịt
trong tiếng Việt được dùng với nghĩa “ngủ gật”. Các thành ngữ Chúa vắng
nhà gà mọc đuôi tôm, Vắng chúa nhà gà bươi bếp, Vắng chúa nhà gà mọc
đuôi tôm, Vắng chúa nhà gà vọc niêu tôm nói về người làm công tự tung
tự tác khi chủ hoặc người phụ trách vắng mặt. Thành ngữ Con tông gà
nòi được dùng với nghĩa “con nhà truyền thống tốt đẹp, cao quý”. Thành
ngữ có chứa từ “gà” thể hiện ý nghĩa “đẻ nhiều và dày”, là thành ngữ “Đẻ
như gà”.
“Heo” trong thành ngữ tiếng Việt cũng có những ý nghĩa đặc thù của
dân tộc Việt. Chẳng hạn, đối với người Việt, “lợn” (heo) khiến họ nghĩ
đến sự ngu dốt. Vì vậy, người Việt có thành ngữ Ngu như lợn.
3.3. So sánh đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa tên con vật
trong tiếng
Hàn và tiếng Việt
3.3.1. So sánh về mức độ đa nghĩa
Trong số 32 tên các con vật trong thành ngữ tiếng Hàn được miêu tả,
con vật có mức độ đa nghĩa cao nhất là “cá” (10 nghĩa), tiếp theo là
“chuột” và “chim” (9 nghĩa), “bò” và “chó” (8 nghĩa), “gà” (7 nghĩa),
“ngựa” và “nhện” (6 nghĩa), “hổ” và “ruồi” (5 nghĩa).
Trong thành ngữ có chứa tên các con vật trong tiếng, “chó” có mức độ
đa nghĩa cao nhất (74 nghĩa), tiếp theo là “gà” (55 nghĩa), “cá” (51
nghĩa), “trâu” (33 nghĩa), “voi” (29 nghĩa), “ngựa” (22 nghĩa), “mèo” và
“cò” (21 nghĩa), “chuột” và “cua” (19 nghĩa), “bò” (17 nghĩa), “chim” (15
nghĩa)...

Số lượng thành ngữ có chứa tên các con vật trong tiếng Việt nhiều hơn
tiếng Hàn. Ngoài ra, trong cả hai ngôn ngữ, nghĩa tiêu cực đều chiếm ưu
thế. Trong tiếng Việt, “rồng”, “phượng”, “khướu”, “sóc”, “chấy” có nghĩa
tích cực chiếm ưu thế; “cá”, “voi”, “ngựa”, “chim”, “cóc”, “heo” có nghĩa
trung hoà chiếm ưu thế. Nhưng trong thành ngữ tiếng Hàn, “nhện”,
“chuột”, “chim”, “cua” và “rồng” có nghĩa trung hoà.
3.3.2. So sánh sự tương đồng và khác biệt về nghĩa biểu trưng
Qua khảo sát, chúng tôi thấy thành ngữ có chứa tên con vật trong ngôn
ngữ hai dân tộc đều có chung một số cách biểu trưng như:

1. Dùng hình ảnh của một số con vật để biểu trưng cho tính chất hoặc
đặc điểm, tính cách, hoạt động của con người, đặc điểm của một sự vật, sự
việc.
2. Dùng hình ảnh của con vật trong một tình thế, hoàn cảnh nào đó để
biểu trưng cho tính chất hoặc đặc điểm, tính cách của con người, đặc điểm
của một sự vật, sự việc.

3. Dùng một bộ phận của con vật để biểu trưng cho bản chất của sự vật,
một đặc điểm có liên hệ với bộ phận đó.

4. Dùng một hoạt động hoặc một đặc điểm của con vật để biểu trưng
cho đặc điểm, tính cách của con người, đặc điểm của một sự vật, sự việc.
Tuy dùng những kiểu biểu trưng giống nhau nhưng trong nhiều trường
hợp, nghĩa biểu trưng của các từ ngữ chứa tên con vật trong tiếng Hàn và
tiếng Việt lại khác nhau.

Ngoài các nghĩa biểu trưng giống nhau như “ăn nhiều” (소 먹듯하다:
Ăn như bò), “không biết xấu hổ” (낯짝이 소가죽보다 두껍다: Da mặt
dày hơn da bò), từ “bò” trong thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt có vẫn
có những điểm khác biệt về nghĩa biểu trưng. Trong thành ngữ tiếng Việt,
“bò” có thêm các ý nghĩa “ồn ào” (Cãi nhau như mổ bò), “to, béo” (Béo
như bò mộng), “của cải, tài sản bị mất do bị lừa” (Tin bợm mất bò)...
Trong thành ngữ tiếng Hàn, thành ngữ chứa từ “bò” thể hiện ý nghĩa “khi
nói về tình huống khác với bây giờ” (소가 말할 때: Khi bò nói), “gặp việc
hoang đường nên thậm chí bò chê cười” ( 소가 웃다: Bò cười), “bị thiệt
hại từ một người bất ngờ” ( 소한테 물리다: Bị bò cắn), “việc làm nham
hiểm” (bò là kẻ bị hại) (소잡아 먹다:Bắt bò ăn thịt), “cố chấp” (소귀에
경읽기: Đọc kinh cho bò nghe)...
Thành ngữ có chứa tên “chó” trong tiếng Hàn và tiếng Việt đều có các
nghĩa biểu trưng tiêu cực như “sự coi thường” (개뿔도 아니다: Sừng
chó cũng không biết, Lui lủi như chó cụp đuôi), “kẻ bị bạc đãi” (Buộc cổ
mèo treo cổ chó)... Ngoài ra, trong thành ngữ tiếng Việt, từ “chó” còn có
thêm nhiều ý nghĩa biểu trưng khác. Người Việt dùng từ “chó” để nói về
“người có quan hệ thân thích” (Chó cùng nhà, gà cùng chuồng), “kẻ có địa
vị thấp hèn” (Lên voi xuống chó), “nhục nhã” (Nhục như chó)... Trong
tiếng Hàn có thành ngữ 개발에 땀나다 (Chân chó chảy ra mồ hôi) chứa
từ “chó” dùng để biểu trưng ý nghĩa “người làm việc cố vất vả”. Ngoài ra,
từ “chó” trong thành ngữ tiếng Hàn còn có các ý nghĩa “chữ xấu” (개발새
발 쓰다: Vẽ chân chó và chân chim), “sự lộn xộn” (개판: Tấm thảm chó),
“người đi chơi nhiều” (발탄 강아지: Chó con tập đi)...
“Gà” trong thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt có cùng các nghĩa biểu trưng
như “da nổi sởn lên” (닭살이 돋다: Nổi da gà), “bình minh” (첫닭이 울다”:
Gà gáy lần đầu). “Gà” trong thành ngữ tiếng Việt có điểm khác khi thể hiện ý
nghĩa “người làm công” (Chúa vắng nhà gà mọc đuôi tôm), “người chậm chạp”
(Lờ đờ như gà ban hôm), “người đàn ông nuôi con” (Gà sống nuôi con), “đẻ
nhiều” (Đẻ như gà), “ nhiều chuyện” (Lép bép như gà mổ tép), “ngủ gật” (Ngủ
gà ngủ vịt). Trong thành ngữ tiếng Hàn, “gà” có nghĩa biểu trưng đặc thù là
“phụ nữ nói nhiều” (암탉이 울다”: Gà mái gáy), “người mê muội” (병아리
오줌: Nước tiểu của gà con).
“Ong” trong tiếng Hàn và tiếng Việt đều có nghĩa biểu trưng là “sự tan tác”
(벌집이 터지듯: Như ong vỡ tổ). Trong tiếng Việt, “ong” còn biểu trưng cho ý
nghĩa “siêng năng” (Con ong cái kiến) và “dư luận” (Điều ong tiếng ve) và đây
là điểm khác biệt so với tiếng Hàn.
“Rùa” trong tiếng Hàn và tiếng Việt đều có nghĩa biểu trưng là “rất
chậm”. Điểm khác về nghĩa biểu trưng của “rùa” trong tiếng Hàn là ý
nghĩa “rụt lại khí thế” (자라목이 되다: Trở thành cổ rùa).
Thành ngữ chứa từ “nhện” trong tiếng Hàn và tiếng Việt đều có nghĩa biểu
trưng là “chằng chịt” (거미줄을 늘이다: Kéo dài mạng nhện, Chằng chịt
như mạng nhện). Nghĩa biểu trưng “sự nghèo” ( 입 에 거 미 줄 치 다 : Chăng
mạng nhện trong miệng), “việc sinh con nhiều” (거미 알까듯: Như con nhện
sinh ra trứng), “hệ thống sưởi dưới nền nhà làm bằng đất sét của người Hàn”
(거미줄을 누르다: Ấn ếp mạng nhện) là điểm khác biệt về ý nghĩa biểu trưng
của “nhện” trong tiếng Hàn.
“Cá” trong tiếng Hàn và tiếng Việt có cùng các nghĩa biểu trưng như: “người
ở chỗ nguy hiểm” (그물에 든 고기: Cá mắc lưới), “món lợi lớn” (월척을 낚
다: Câu cá lớn, Thả con săn sắt bắt con cá rô), “công việc”, “môi trường thích
hợp” (물만난 고기: Cá được gặp nước, Như cá với nước). Trong tiếng Việt,
“cá” còn có nghĩa “thức ăn ngon” (Cá treo mèo nhịn đói), “học trò đỗ đạt” (Cá
chép hoá rồng), “sắc đẹp” (Cá nhảy nhạn sa), “kẻ có tâm địa xấu xa” (Dạ cá
lòng chim). Trong tiếng Hàn, “cá” có các ý nghĩa đặc thù như “phẫu thuật cắt
bao qui đầu” (고래를 잡다: Bắt cá voi), “chết” (물고기 밥이 되다: Thành
mồi cho cá), “lòng dạ hẹp” (밴댕이 소갈머리: Lòng cá trích).

3.3.3. So sánh sự tương đồng và khác biệt về nghĩa văn hóa


Sau khi tìm hiểu, chúng tôi rút ra một vài điểm tương đồng và khác biệt
về nghĩa văn hóa của các từ ngữ chứa tên con vật trong tiếng Hàn và tiếng
Việt.
a. Trong thành ngữ của mỗi ngôn ngữ, có tên những con vật đặc thù
của đất nước, con người của đất nước đó; chẳng hạn trong thành ngữ tiếng
Hàn là thỏ, gấu trúc, cừu, tôm càng..., trong thành ngữ tiếng Việt là trâu,
đỉa, cò, vạc, sáo, lươn, tằm, nòng nọc, sâu, hến, sên, ve, sẻ, rết, dã tràng...
b. Nghĩa biểu trưng trong thành ngữ thể hiện cách nghĩ, cách nhìn,
quan điểm của một dân tộc, một cộng đồng ngôn ngữ.
Các thành ngữ có chứa tên “chó” trong tiếng Hàn và tiếng Việt hầu hết
đều mang nghĩa xấu. Các thành ngữ có chứa tên “bò” trong tiếng Hàn và
tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng vì đều dựa vào thuộc tính của bò như
ăn nhiều, ngủ nhiều, ngốc nghếch.
Các thành ngữ có chứa tên “cá” trong tiếng Hàn và tiếng Việt có nhiều ý
nghĩa tương đồng như “bị mắc bẫy”, “món lợi lớn”, “thành quả”, “môi
trường thích hợp” do đều được hình thành dựa trên sự quan sát môi trường
sống của con vật này. Còn điểm khác trong tiếng Việt là các ý nghĩa “sắc
đẹp” (Cá nhảy nhạn sa) và “người nay đây mai đó” (Cá nước chim trời).
Các thành ngữ có chứa tên “chim” trong tiếng Hàn và tiếng Việt có
điểm khác biệt là trong tiếng Việt, “chim” có nghĩa là “người có tâm xấu
xa”, còn trong tiếng Hàn, “người có tâm xấu xa” được biểu thị bằng “trăn”.
Điểm tương đồng của các thành ngữ có chứa từ “chim” ở hai ngôn ngữ là
nghĩa “bị mắc bẫy”.

Các thành ngữ có chứa tên “gà” có trong tiếng Hàn và tiếng Việt đều có nghĩa
là “chữ viết xấu” (닭발 그리듯: Vẽ như chân gà, Chữ như gà bới), “bình minh”
(첫닭이 울다: Gà gáy đầu tiên, Đêm hôm khuya khoắt), sợ hãi hoặc lạnh (닭살
이 돋다: Nổi da gà, Sởn da gà). Điểm khác biệt của từ “gà” trong thành ngữ
tiếng Việt là ý nghĩa “đàn ông” (Gà sống nuôi con), “người chậm chạp” (Lờ đờ
như gà mang hòm), “nói nhiều” (Lép bép như gà mổ tép), “đẻ nhiều” (Đẻ như
gà), “nhà truyền thống tốt đẹp” (Con tông gà nòi). Điểm khác biệt trong tiếng
Hàn là “gà mái” (암탉이 울다: Gà mái gáy) dùng để chỉ phụ nữ nói nhiều.

Các thành ngữ có chứa tên “hổ” trong tiếng Hàn và tiếng Việt đều có chung ý
nghĩa là “kẻ mạnh” (범 잡은 상: hình dạng bắt hổ, mạnh như hổ), “sự sợ hãi”
(인왕산 호랑이: hổ của núi Inwang, Như hổ thêm nanh), “nguy hiểm” (범의
아가리: miệng của hổ, vào miệng cọp), “mầm mống tai hoạ” (호랑이 새끼를
기르다: Nuôi hổ con, Dưỡng hổ di hoạ).
Các thành ngữ có chứa tên “ong” trong tiếng Hàn và tiếng Việt đều có
nghĩa “sự tan tác” (벌집 터지듯: Như ong vỡ tổ, như ong vỡ tổ), “họa
căn” (벌집을 건드리다: Chạm vào tổ ong, nuôi ong tay áo). Điểm khác
biệt của thành ngữ chứa từ “ong” trong tiếng Việt là ý nghĩa “dư luận”
(Điều ong tiếng ve, Lời ong tiếng ve).
Các thành ngữ có chứa tên “rùa” trong tiếng Hàn và tiếng Việt đều có
nghĩa “chậm chạp” (거북을 타다: Cưỡi rùa, Chậm như rùa). Điểm khác
biệt của thành ngữ chứa từ “rùa” trong tiếng Hàn là ý nghĩa “rụt lại khí
thế” (자라 목이 되다: Trở thành cổ rùa).
KẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm cấu tạo của
thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn trong sự so sánh với thành
ngữ tiếng Việt tương đương, tiểu luận đã phát hiện ra nhiều điều thú vị về
đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của loại thành ngữ có chứa tên
con vật trong tiếng Việt và tiếng Hàn đồng thời rút ra nhiều điểm tương
đồng và khác biệt về văn hóa, xã hội của Hàn Quốc và của Việt Nam.
Tiểu luận đã xem xét đặc điểm cấu tạo, số lượng các yếu tố cấu tạo
của thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt. Các thành ngữ tiếng Hàn (dựa vào
Từ điển thành ngữ của các tác giả Park Young Jun và Choi Kyeong Bong)
có số lượng từ 3 âm tiết đến 14 âm tiết còn các thành ngữ tiếng Việt (dựa
vào Từ điển thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Như Ý) có số lượng từ 3 âm
tiết đến 12 âm tiết.
Theo tiêu chí đối xứng và phi đối xứng, chúng tôi thấy hầu hết các thành
ngữ có chứa tên các con vật trong tiếng Hàn đều thuộc vào phần phi đối
xứng. Trong Từ điển thành ngữ (Park Young Jun và Choi Kyoung Bong),
chỉ có một thành ngữ đối xứng. Trong tiếng Việt, thành ngữ đối xứng
chiếm tỉ lệ (25.16%) (Từ điển thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Như Ý)
cao hơn nhiều so với tiếng Hàn. Thành ngữ phi đối xứng so sánh chiếm tỉ
lệ 28.92% và thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ hóa chiếm tỉ lệ 45.46%.
Tiểu luận cũng đã tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ chứa tên
con vật trong thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt. Chúng tôi nhận thấy các
từ ngữ chứa tên các con vật trong tiếng Việt có mức độ đa nghĩa cao hơn
so với tiếng Hàn.
Về nghĩa biểu trưng và nghĩa văn hóa của các từ ngữ chứa tên con vật,
tiểu luận khảo sát 122 thành ngữ tiếng Hàn chứa tên con vật chủ yếu dựa
vào Từ điển thành ngữ Việt Nam. Trong tiếng Việt, luận văn khảo sát 363
thành ngữ chứa tên con vật dựa vào Từ điển thành ngữ Việt Nam của
Nguyễn Như Ý.
Từ những kết quả nghiên cứu về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có
chứa tên con vật trong tiếng Hàn và thành ngữ tiếng Việt tương đương,
tiểu luận đã so sánh sự tương đồng và khác biệt về nghĩa biểu trưng và
nghĩa văn hóa của tên các con vật trong thành ngữ của hai dân tộc.
Kết quả luận văn thu được hy vọng sẽ giúp cho việc dạy và học
thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt trở nên hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Byeon Myoung Seon. (2000). Nghiên cứu về cách phân loại nghĩa của thành
ngữ có thành tố con vật (동물 어휘소 관용표현의 의미분류에 관한 연구 –
동물소재 관용어를 중심으로). Tạp chí Khoa học Nhân văn, 22, 57-59.
Choi Hae Hyeoung. (2016). So sánh nghiên cứu về khái niệm giữa thành ngữ
tiếng Hàn và thành ngữ tiếng Việt (베트남어와 한국어의 성어개념연구). Tạp
chí Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, 52, 305-332.
Kim Young Cheol. (2003). Nghiên cứu về nghĩa bóng của thành ngữ tiếng
Hàn (우리말 관용어의 상징의미연구). Tạp chí Hội khoa Ngữ văn học, 38,
55-72.
Hoàng Diệu Minh. (2002). So sánh cấu trúc – chức năng của thành ngữ và
tục ngữ tiếng Việt.
Jang Gi Seong. (2007). Nghiên cứu về tính đa nghĩa của thành ngữ (관용어
의 다의성). Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ, 41, 149-169
Jeong A Young. (2016). Nghiên cứu về 12 con giáp trong thành ngữ tiếng
Hàn (so sánh với tiếng Trung) (한ㆍ중 동물 관용어에 대한 인지의미론적 연
구).
Kim Dong Kuk và Lee Sang Ryuel. (2015). Nghiên cứu về thành ngữ tiếng
Hàn dành cho người nước ngoài – đặc điểm hình thức của thành ngữ chứa tên
con vật (외국인 학습자를 위한 한국어 관용표현의 교육방안 – 동물명이
포함된 관용표현 중심으로). Tạp chí Hội Ngôn ngữ học, 1, 49-70.
Kim Hyang Suk. (2003). Nghiên cứu về sự biểu hiện tình cảm trong thành
ngữ tiếng Hàn (한국어 감정표현 관용어 연구). Hàn Quốc: Nxb Lịch sử Văn
hóa Hàn Quốc.
Kim Jeong A. (2015). Nghiên cứu về hình thức ý nghĩa ẩn dụ của thành ngữ
chứa tên con vật (동물명 관용표현에 나타난 개념적 은유 양상). Tạp chí
Văn học Ngôn ngữ Quốc tế, 32, 149-174.
Kim Jin Sik. (1996). Nghiên cứu về đặc điểm của thành ngữ và tục ngữ (
관용어와 속담의 특성고찰 – 상이점을 중심으로). Tạp chí Hội Ngôn ngữ
học, 13, 17-41. 101
Kim Yeong Cheol. (2003). Nghiên cứu về ý nghĩa biểu tượng của thành ngữ
tiếng Hàn (우리말 관용어의 상징의미연구). Tạp chí Hội Nghiên cứu Ngữ
Văn tiếng Hàn, 38, 55-72.
Lê Thanh Trang. (2011). So sánh nghiên cứu về thành ngữ có từ ngữ bộ phận
thân thể trong thành ngữ tiếng Hàn và thành ngữ tiếng Việt.
Lê Thị Thương. (2009). Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – Việt có yếu
tố chỉ tên gọi động vật (nhìn từ góc độ ngôn ngữ – văn hóa). Đại học quốc gia
Hà nội.
Nguyễn Như Ý. (1995). Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt. Hà Nội:
Nxb Khoa học xã hội.
Sim Ji Yeon. (2009). Nghiên cứu về nhận thức ngữ nghĩa của thành ngữ
tiếng Hàn (국어 관용어의 인지의미론적 연구).
Trịnh Cẩm Lan. (1995). Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và giá trị
biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt (trên cứ liệu thành ngữ có thành tố cấu tạo
là tên gọi động vật).
Trịnh Cẩm Lan. (2009). Biểu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt (trên
cứ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật). Tạp chí Ngôn ngữ và văn hóa,
số 5, 28-33 Viện nghiên cứu công lập tiếng Hàn.

You might also like