Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

CHƢƠNG 15: ĐỘC QUYỀN

PHẦN 1 - ĐÚNG/SAI

Câu 1. Nhà độc quyền là người chấp nhận giá.


A. Đúng B. Sai
Câu 2. Rào cản phổ biến nhất để nhập vào thị trường độc quyền là rào cản do nhà độc
quyền sở hữu một nguồn lực then chốt cần thiết cho sản xuất sản phẩm.
A. Đúng B. Sai
Câu 3. Một nhà độc quyền là người duy nhất bán một sản phẩm mà không có sản
phẩm thay thế tương tự.
A. Đúng B. Sai
Câu 4. Một nhà độc quyền tự nhiên là nhà sản xuất có quyền sở hữu một loại tài
nguyên thiên nhiên mà các nhà sản xuất khác không có.
A. Đúng B. Sai
Câu 5. Đường cầu đối với một nhà độc quyền là đường cầu của thị trường.
A. Đúng B. Sai
Câu 6. Đối với công ty độc quyền, doanh thu cận biên luôn luôn thấp hơn giá bán hàng
hóa.
A. Đúng B. Sai
Câu 7. Để tối đa lợi nhuận, nhà độc quyền chọn số lượng hàng hóa mà tại đó doanh
thu biên bằng chi phí biên và sau đó sử dụng đường cầu để xác định giá bán lượng hàng
hóa đó cho người tiêu dùng.
A. Đúng B. Sai
Câu 8. Đường cung của một nhà độc quyền luôn luôn dốc lên.
A. Đúng B. Sai
Câu 9. Để đạt lợi nhuận cao nhất, một nhà độc quyền chọn mức sản lượng mà tại đó
chi phí biên bằng với giá bán.
A. Đúng B. Sai
Câu 10. Nếu chính phủ định giá bán bằng với chi phí biên của nhà độc quyền, lợi
nhuận nhà độc quyền bị giảm và sẽ rút khỏi thị trường.
A. Đúng B. Sai
Câu 11. Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng các giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề của
độc quyền là nhà nước sở hữu doanh nghiệp độc quyền
A. Đúng B. Sai
Câu 12. Phân biệt giá không thể diễn ra khi hàng hóa được bán trên thị trường cạnh
tranh.
A. Đúng B. Sai
Câu 13. Phân biệt giá có thể tăng phúc lợi kinh tế do sản lượng được bán cao hơn mức
sản lượng mà nhà độc quyền xác định dựa trên một mức giá cố định.
A. Đúng B. Sai
Câu 14. Phân biệt giá hoàn hảo là hiệu quả nhưng tất cả các thặng dư được nhận bởi
người tiêu dùng.
A. Đúng B. Sai
Câu 15. Các trường đại học có thể được cho là có sự phân biệt giá khi giảm học phí
riêng cho các sinh viên nghèo.
A. Đúng B. Sai
Câu 16. Doanh nghiệp độc quyền là người bán duy nhất và là người quyết định giá
Trang 1/6
A. Đúng B. Sai
Câu 17. Doanh thu biên của một doanh nghiệp độc quyền luôn luôn bằng với giá bán
của hàng hóa đó
A. Đúng B. Sai
Câu 18. Mức sản lượng hiệu quả xã hội được xác định tại điểm giao nhau giữa đường
cầu và đường chi phí biên
A. Đúng B. Sai
Câu 19. Nhà độc quyền còn nhận lợi ích kinh tế chừng nào giá còn lớn hơn tổng chi
phí trung bình
A. Đúng B. Sai
Câu 20. Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền dốc xuống
A. Đúng B. Sai

PHẦN 2 - LỰA CHỌN - Chƣơng 15


Câu 21. Điều nào sau đây không phải là một rào cản để gia nhập vào một thị trường
độc quyền?
A. Một nguồn lực quan trọng thuộc sở hữu của một công ty duy nhất.
B. Các chi phí sản xuất làm cho một nhà sản xuất duy nhất hiệu quả hơn so với hầu
hết các nhà sản xuất khác.
C. Chính phủ cho phép một công ty duy nhất độc quyền để sản xuất một số hàng
hóa.
D. Quy mô công ty duy nhất là rất lớn.
Câu 22. Một công ty có tổng chi phí trung bình liên tục giảm đến mức thấp nhất dẫn
đến việc nó có thể có thể cung cấp sản lượng cho toàn bộ thị trường được gọi là
A. đối thủ cạnh tranh hoàn hảo.
B. độc quyền do sở hữu nguồn lực.
C. độc quyền tự nhiên.
D. độc quyền do chính phủ tạo ra.
Câu 23. Khi một nhà độc quyền sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, doanh thu biên
được tạo ra bởi sản phẩm đó phải
A. luôn bằng giá bán B. cao hơn giá bán
C. thấp hơn giá bán D. Tất cả đều có thể đúng
Câu 24. Một nhà độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất tạo mức sản lượng
mà tại đó
A. chi phí biên bằng giá cả. B. doanh thu biên bằng chi phí biên.
C. doanh thu biên bằng giá cả. D. Tất cả đều không đúng.
Câu 25. Khẳng định nào sau đây là đúng trong thị trường độc quyền?
A. Chi phi biên luôn thấp hơn giá bán.
B. Doanh thu biên cao hơn giá bán.
C. Doanh thu biên thấp hơn giá bán.
D. Chi phi biên luôn cao hơn giá bán.
Câu 26. Thomson là một nhà độc quyền trong việc xuất bản các sách giáo khoa bởi vì
A. Thomson là độc quyền tự nhiên.
B. Thomson sở hữu một nguồn lực quan trọng trong việc sản xuất các sách giáo khoa.
C. Thomson có quyền bảo hộ độc quyền hợp pháp để xuất bản sách giáo khoa.
D. Thomson là một công ty rất lớn.
Câu 27. Tính chất không hiệu quả của độc quyền là do
A. sản xuất nhiều hàng hóa hơn. B. thiệt hại của độc quyền.
C. sản lượng ít hàng hóa hơn. D. lợi nhuận của độc quyền.
Trang 2/6
Câu 28. So với một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, một thị trường độc quyền thường
sẽ tạo ra
A. giá cao hơn và sản lượng cao hơn.
B. giá cao hơn và sản lượng thấp hơn.
C.giá thấp hơn và sản lượng thấp hơn.
D.giá thấp hơn và sản lượng cao hơn.
Câu 29. Đường cung của nhà độc quyền
A. là đường chi phí biên phần trên tổng chi phí trung bình.
B. là đường chi phí biên phần trên chi phí biến đổi trung bình.
C. là cả đường chi phí biên.
D. không tồn tại.
Câu 30. Tác động của chính sách định giá bằng với chi phí bên đối với nhà độc quyền
sẽ
A. nâng cao hiệu quả.
B. khiến nhà độc quyền thoát khỏi thị trường.
C. thu hút các công ty khác tham gia thị trường.
D. làm tăng giá bán.
Câu 31. Bằng cách ngăn cản sáp nhập và phá vỡ các công ty lớn, luật chống độc quyền
nhằm vào mục đích
A. tăng tính cạnh tranh. B. điều tiết giá độc quyền.
C. tạo ra sức mạnh tổng hợp. D. Tất cả đều đúng.
Câu 32. Nhà nước can thiệp bằng cách sở hữu doanh nghiệp độc quyền tự nhiên
thường sẽ
A. dẫn đến tình trạng không hiệu quả. B. đạt được lợi nhuận cao hơn.
C. làm giảm chi phí sản xuất đáng kể. D. Tất cả đều không đúng.
Câu 33. Nhận định nào sao đây không đúng về phân biệt giá?
A. Phân biệt giá có thể tăng phúc lợi kinh tế.
B. Phân biệt giá làm tăng lợi nhuận của nhà độc quyền.
C. Phân biệt giá hoàn hảo tạo ra một khoản tổn thất vô ích.
D. Tất cả đều không đúng.
Câu 34. Nếu chính phủ phá vỡ sự độc quyền tự nhiên thành nhiều công ty nhỏ hơn, chi
phí sản xuất
A. sẽ giảm. B. sẽ vẫn như cũ.
C. sẽ tăng. D.Tất cả đều không đúng.
Câu 35. Một nhà độc quyền có thể tiếp tục tạo ra lợi nhuận kinh tế trong dài hạn vì
A. nhà độc quyền là mạnh mẽ về tài chính.
B. đối thủ cạnh tranh tiềm năng đôi khi không nhận thấy lợi nhuận.
C. luật chống độc quyền loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
D. có rào cản ngăn chặn công ty khác gia nhập vào thị trường này.
Câu 36. Nếu doanh thu cận biên cao hơn chi phí cận biên, một nhà độc quyền nên
A. tăng giá. B. giữ nguyên sản lượng.
C. giảm sản lượng. D. tăng sản lượng.
Câu 37. Phát biểu nào sao đây không đúng về doanh thu của nhà độc quyền?
A. Doanh thu biên nhỏ hơn giá bán.
B. Tổng doanh thu cao nhất khi doanh thu biên bằng không
C. Tổng doanh thu bằng lượng nhân với giá.
D. Tổng doanh thu luôn tăng khi tăng sản lượng.

Trang 3/6
Câu 38. Ví dụ nào sau đây thể hiện chiến lược phân biết giá của doanh nghiệp?
A. Doanh nghiệp giảm giá 20% nếu mua trên 1 triệu đồng.
B. Trường đại học giảm học phí cho sinh viên nghèo.
C. Hãng hàng không có chính sách vé giá rẻ.
D. Tất cả các trường hợp trên
Câu 39. Đường cầu đối với một doanh nghiệp độc quyền thường có dạng đường thẳng
A. dốc xuống B. nằm ngang
C. dốc lên. D. thẳng đứng
Câu 40. Phát biểu nào sau đây đúng tại mức sản lượng nhà độc quyền đạt lợi nhuận tối
đa.
A. Doanh thu biên bằng chi phí biên B. Chi phí biên thấp hơn giá bán
C. Giá bán cao hơn chi phí biên D. Tất cả đều đúng
Câu 41. Lý do làm cho thị trường xuất hiện độc quyền là gì
A. Độc quyền về nguồn lực
B. Các quy định của chính phủ
C. Doanh nghiệp có khả năng cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho toàn bộ thị
trường với chi phí sản xuất thấp hơn so với các doanh nghiệp khác
D. Tất cả các ý trên
Câu 42. So sánh với mức hiệu quả xã hội, doanh nghiệp độc quyền sẽ chọn
A. Mức sản lượng và mức giá đều thấp
B. Mức sản lượng thấp và mức giá cao
C. Mức sản lượng và mức giá đều cao
D. Mức sản lượng cao và mức giá thấp
Câu 43. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền đặt ra mức giá cho người
tiêu dùng, mối quan hệ giữa giá, doanh thu biên và chi phí biên
A. P = MR và MR > MC B. P = MR và MR = MC
C. P > MR và MR = MC D. P > MR và MR > MC
Câu 44. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu thị trường là QD = 160 - P và chi phí
biên MC = 2Q. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sản xuất với mức sản lượng và
mức giá
A. Q = 60, P = 100 B. Q = 55, P = 105
C. Q = 40, P = 120 D. Q = 65, P = 95
Câu 45. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu thị trường là QD = 160 - P và chi phí
biên MC = 2Q. Tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, thặng dư của người tiêu dùng

A. 800 B. 1500 C. 1200 D. 900
Câu 46. Doanh nghiệp trong thị trường độc quyền có thể định giá
A. Bằng doanh thu trung bình B. Cao hơn chi phí biên
C. Cao hơn doanh thu trung bình D. Bằng chi phí biên
Câu 47. Doanh nghiệp độc quyền sản xuất ở mức sản lượng
A. Bằng với mức sản lượng của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn
B. Bằng với mức sản lượng hiệu quả xã hội
C. Ít hơn mức sản lượng hiệu quả xã hội
D. Nhiều hơn mức sản lượng hiệu quả xã hội
Câu 48. Doanh nghiệp độc quyền và doanh nghiệp cạnh tranh khác nhau ở
A. Khả năng quyết định giá cả
B. Đường cầu của doanh nghiệp
C. Đường cung của doanh nghiệp
D. Tất cả các ý trên
Trang 4/6
Câu 49. Nếu chính phủ can thiệp vào doanh nghiệp độc quyền với mục tiêu không còn
tổn thất vô ích do độc quyền gây ra thì doanh nghiệp nên
A. Đặt giá lớn hơn chi phí biên
B. Đặt giá bằng chi phí biên
C. Đặt giá bằng chi phí trung bình
D. Đặt giá lớn hơn doanh thu trung bình

Câu 50. Tổn thất vô ích do độc quyền gây ra bởi vì


A. Doanh nghiệp độc quyền tạo ra lợi nhuận nhiều hơn so với doanh nghiệp cạnh
tranh
B. Một số người tiêu dùng từ bỏ việc mua hàng hóa có giá lớn hơn chi phí biên
C. Doanh nghiệp chọn mức sản lượng mà giá cả và doanh thu trung bình không
bằng nhau
D. Người tiêu dùng mua hàng hóa phải trả cao hơn chi phí biên, làm giảm thặng dư
người tiêu dùng

Trang 5/6
CHƢƠNG 15: ĐỘC QUYỀN

01. B; 02. B; 03. A; 04. B; 05. A; 06. A; 07. A; 08. B; 09. B; 10. A;
11. B; 12. A; 13. A; 14. B; 15. A; 16. A; 17. B; 18. A; 19. A; 20. A;
21. D; 22. C; 23. C; 24. B; 25. C; 26. C; 27. C; 28. B; 29. D; 30. B;
31. A; 32. A; 33. C; 34. C; 35. D; 36. D; 37. D; 38. D; 39. A; 40. D;
41. D; 42. B; 43. C; 44. C; 45. A; 46. B; 47. C; 48. D; 49. B; 50. A;

Trang 6/6

You might also like