Bản sao của LÝ THUYẾT HÀNH VI

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

CHƯƠNG 21: LÝ THUYẾT VỀ SỰ LỰA CHỌN

CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

PHẦN 1 - ĐÚNG/SAI

Câu 1. Giả sử lượng thịt gà được thể hiện trên trục hoành, lượng gạo được thể hiện
trên trục tung và giá hai hàng hóa này lần lượt là 40.000 đồng/kg gà và 10.000 đồng/kg
gạo. Độ dốc của đường ngân sách được xác định là -4.
A. Đúng B. Sai
Câu 2. Đường giới hạn ngân sách thể hiện tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai
hàng hóa mà có cùng một mức độ hài lòng đối với người tiêu dùng.
A. Đúng B. Sai
Câu 3. Đường bàng quan thể hiện những phối hợp khác nhau giữa hai hàng hóa mà
người tiêu dùng có thể đánh đổi hàng hóa này cho hàng hóa khác sao cho vẫn duy trì
một mức độ hài lòng.
A. Đúng B. Sai
Câu 4. Đường bàng quan thường là một đường thẳng dốc xuống
A. Đúng B. Sai
Câu 5. Nếu hai hàng hóa bổ sung hoàn hảo hoàn hảo cho nhau, các đường bàng quan
có liên quan với hai mặt hàng này sẽ gặp nhau tại các điểm tối ưu.
A. Đúng B. Sai
Câu 6. Các đường bàng quan có xu hướng dốc xuống vì một người tiêu dùng buộc
phải tăng số lượng hàng hóa này để đảm bảo độ hài lòng như cũ khi số lượng hàng hóa
khác giảm.
A. Đúng B. Sai
Câu 7. Các đường bàng quan lõm là vì người tiêu dùng thường sẵn sàng từ bỏ những
hàng hóa đã tiêu dùng nhiều và ít sẵn sàng từ bỏ những hàng hóa mà họ đang tiêu dùng
ít.
A. Đúng B. Sai
Câu 8. Tại điểm tối ưu của người tiêu dùng, tỷ lệ thay thế cận biên của táo cho nho
bằng với tỷ lệ của giá nho với giá của táo.
A. Đúng B. Sai
Câu 9. Hai hàng hóa càng khó thay thế cho nhau thì đường bàng quan càng có xu
hướng thẳng.
A. Đúng B. Sai
Câu 10. Nếu giá của một hàng hóa giảm, hiệu ứng thay thế luôn làm tăng lượng cầu
hàng hóa đó.
A. Đúng B. Sai
Câu 11. Nếu giá của một hàng hóa giảm và hàng hóa đó là một mặt hàng thông
thường, hiệu ứng thu nhập làm giảm lượng cầu của hàng hóa đó.
A. Đúng B. Sai
Câu 12. Với một mặt hàng cấp thấp, nếu giá giảm thì hiệu ứng thu nhập làm giảm
lượng cầu hàng hóa đó.
A. Đúng B. Sai
Câu 13. Hiệu ứng thu nhập là sự thay đổi của tiêu dùng gây ra do việc chuyển đến
điểm có tỷ lệ thay thế biên khác trên cùng một đường bàng quan.
A. Đúng B. Sai
Câu 14. Việc tăng lãi suất sẽ luôn làm tăng tiết kiệm.
Trang 1/6
A. Đúng B. Sai
Câu 15. Hàng hóa Giffen là hàng cấp thấp.
A. Đúng B. Sai
Câu 16. Đường giới hạn ngân sách thể hiện những gói tiêu dùng mà một người tiêu
dùng có thể đáp ứng
A. Đúng B. Sai
Câu 17. Độ dốc của đường ngân sách thể hiện tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn lòng thay
thế hàng hóa này bằng hàng hóa khác
A. Đúng B. Sai
Câu 18. Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì mức độ ưa thích càng cao
A. Đúng B. Sai
Câu 19. Hàng hóa thứ cấp là hàng hóa mà khi các yếu tố khác không đổi, thu nhập
tăng thì lượng cầu giảm
A. Đúng B. Sai
Câu 20. Hàng hóa Giffen có đường cầu dốc xuống
A. Đúng B. Sai

PHẦN 2 - LỰA CHỌN

Câu 21. Tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai hàng hóa mà người tiêu dùng có thể
mua ứng với số tiền nhất định dựa trên mức giá của hai hàng hóa được cho gọi là
A. các điểm tối ưu. B. đường bàng quan.
C. đường ngân sách. D. tỷ lệ thay thế cận biên.
Câu 22. Đường bàng quan đối với hai sản phẩm thay thế hoàn hảo là
A. đường cong lõm. B. đường giống chữ L.
C. đường thẳng. D. đường cong lồi ra ngoài.
Câu 23. Một sự thay đổi giá tương đối của các cặp hàng hóa nào sau đây có khả năng
gây ra những ảnh hưởng thay thế nhỏ nhất?
A. Gas và bếp gas B. Nhớt BP và Nhớt Castrol
C. Nước C2 và trà xanh không độ D. Gà rán KFC và gà rán Lotteria
Câu 24. Giả sử một người tiêu dùng phải lựa chọn giữa việc tiêu thụ bánh mì và bánh
pizza. Nếu lượng pizza được thể hiện trên trục hoành và số lượng của bánh mì trên trục
tung, và nếu giá của một chiếc bánh pizza là 50.000 đồng và giá của một chiếc bánh mì
là 10.000 đồng, thì độ dốc của đường ngân sách là
A. 5 B. 50.000 C. 10.000 D. 1/5
Câu 25. Độ dốc của bất kỳ điểm nào trên đường bàng quan được gọi là
A. tỷ lệ đánh đổi giá cả. B. tỷ lệ thay thế cận biên.
C. tỷ giá hai hàng hóa. D. tỷ lệ bàng quan.
Câu 26. Khẳng định nào sau đây là không đúng với các đặc tính của đường bàng
quan?
A. Đường bàng quan đều lồi ra phía ngoài.
B. Các đường bàng quan dốc xuống.
C. Đường bàng quan càng cao càng được ưa thích hơn.
D. Các đường bàng quan không cắt nhau.
Câu 27. Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng cho hai hàng hóa là điểm mà
A. hai đường bàng quan cao nhất đi qua.
B. đường ngân sách tiếp xúc đường bàng quan.
C. đường ngân sách cắt đường bàng quan.
D. có tổng số lượng hàng hóa nhiều nhất.
Trang 2/6
Câu 28. Điều nào sau đây là đúng về điều kiện lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng?
A. Giá tương đối của hai hàng hóa bằng tỷ lệ thay thế cận biên.
B. Độ dốc của đường bàng quan bằng độ dốc của đường ngân sách.
C. Đường bàng quan tiếp xúc với đường ngân sách.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 29. Giả sử lượng hàng hóa X được thể hiện trên trục hoành và lượng hàng hóa Y
được thể hiện trên trục tung. Nếu chúng ta cắt giảm hàng hóa X để tăng thêm hàng hóa
Y sao cho vẫn nằm trên đường bàng quan dạng lõm, thì tỷ lệ thay thế cận biên của hàng
hóa Y cho hàng hóa X (độ dốc của đường bàng quan)
A. giảm B. vẫn như nhau.
C. tăng D. có thể tăng hoặc giảm
Câu 30. Nếu thu nhập tăng làm người tiêu dùng tăng lượng cầu một hàng hóa thì có
thể xác định hàng hóa đó là
A. hàng bổ sung. B. hàng thông thường.
C. hàng thay thế. D. hàng cấp thấp.
Câu 31. Nếu thu nhập tăng làm người tiêu dùng giảm lượng cầu một hàng hóa thì có
thể xác định hàng hóa đó là
A. hàng thay thế. B. hàng thông thường.
C. hàng bổ sung. D. hàng cấp thấp.
Câu 32. Sự thay đổi trong tiêu dùng gây ra do sự thay đổi giá làm di chuyển điểm phối
hợp tối ưu của người tiêu dùng đến một điểm khác trên cùng một đường bàng quan nhất
định được gọi là
A. hiệu ứng thay thế. B. hiệu ứng bổ sung.
C. hiệu ứng thu nhập. D. hiệu ứng bàng quan.
Câu 33. Sự thay đổi trong tiêu dùng gây ra do sự thay đổi giá khi có sự dịch chuyển tới
đường bàng quan cao hơn được gọi là
A. hiệu ứng thay thế. B. hiệu ứng bàng quan.
C. hiệu ứng thu nhập. D. hiệu ứng bổ sung.
Câu 34. Nếu thu nhập tăng gấp đôi và giá hai hàng hóa cũng tăng gấp đôi, đường ngân
sách sẽ
A. xoay ra ngoài. B. không đổi.
C. xoay vào trong. D. dịch chuyển song song .
Câu 35. Nếu thu nhập và giá một hàng hóa không đổi và giá hàng hóa còn lại tăng,
đường ngân sách sẽ
A. xoay vào trong. B. dịch chuyển song song .
C. xoay ra ngoài. D. không đổi.
Câu 36. Nếu thu nhập tăng và giá cả hai hàng hóa không đổi, đường ngân sách sẽ
A. xoay ra ngoài. B. dịch chuyển song song vào trong.
C. dịch chuyển song song ra ngoài. D. xoay vào trong.
Câu 37. Nếu nghỉ ngơi giải trí là một hàng hóa thông thường, sự gia tăng tiền lương
A. sẽ làm tăng lượng cung lao động nếu hiệu ứng thu nhập cao hơn hiệu ứng thay
thế.
B.sẽ làm tăng lượng cung lao động nếu hiệu ứng thay thế lớn hơn hiệu ứng thu
nhập.
C. sẽ luôn luôn tăng lượng cung lao động.
D. sẽ luôn luôn giảm lượng cung lao động.

Trang 3/6
Câu 38. Nếu tiêu dùng khi còn trẻ và khi già đều hàng hóa bình thường, sự gia tăng lãi
suất
A. sẽ luôn luôn làm giảm lượng tiết kiệm.
B. sẽ làm tăng lượng tiết kiệm nếu hiệu ứng thay thế tác động mạnh hơn hiệu ứng
thu nhập.
C. sẽ làm tăng lượng tiết kiệm nếu hiệu ứng thu nhập tác động mạnh hơn hiệu ứng
thay thế.
D. sẽ luôn luôn làm tăng lượng tiết kiệm.
Câu 39. Điều nào sau đây là không đúng về tối ưu hóa trong tiêu dùng?
A. Người tiêu dùng bàng quan giữa hai điểm bất kỳ trên đường ngân sách.
B. Hữu dụng biên cho mỗi đơn vị tiền chi cho mỗi hàng hóa là như nhau.
C. Đường bàng quan tiếp xúc với đường ngân sách.
D.Tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hóa bằng tỷ giá giữa hai hàng hoá đó.
Câu 40. Khi giá thịt heo giảm và giá quần áo không đổi, điều nào sao đây không đúng
liên quan đến hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập nếu hai hàng hóa trên là hàng
thông thường?
A. Hiệu ứng thu nhập khiến người tiêu dùng tăng cả hai hàng hóa.
B. Hiệu ứng thay thế khiến người tiêu dùng mua nhiều thịt heo hơn.
C. Hiệu ứng thu nhập khiến người tiêu dùng mua nhiều quần áo hơn.
D. Hiệu ứng thay thế khiến người tiêu dùng mua nhiều quần áo hơn.
Câu 41. John mua pizza với giá $10 và pepsi với giá $2. Thu nhập của anh ấy là $100.
Đường ràng buộc ngân sách của anh ấy dịch chuyển song song sang phải trong trường
hợp nào
A. Giá của pizza tăng lên $20, giá của pepsi tăng lên $4 và thu nhập của anh ta tăng
lên $400
B. Giá của pizza giảm còn $8, giá của pepsi giảm còn $1 và thu nhập của anh ta
tăng lên $120
C. Giá của pizza giảm còn $5, giá của pepsi giảm còn $1 và thu nhập của anh ta
giảm xuống còn $50
D. Giá của pizza tăng lên $20, giá của pepsi tăng lên $4 và thu nhập của anh ta vẫn
giữ nguyên
Câu 42. Tại bất kỳ một điểm trên đường bàng quan, độ dốc của đường bàng quan đo
lường
A. Nhận thức về hai hàng hóa như là hàng hóa thay thế hoặc bổ sung
B. Sự sẵn lòng trao đổi hàng hóa này với hàng hóa khác
C. Thu nhập của người tiêu dùng
D. Độ co giãn của cầu
Câu 43. Người tiêu dùng sẽ quyết định tối ưu hóa tiêu dùng hai hàng hóa sao cho
A. Tỷ lệ thay thê biên bằng với giá tương đối của chúng
B. Độ dốc của đường bàng quan bằng với độ dốc của đường ngân sách
C. Gói hàng hóa thuộc đường ràng buộc ngân sách và nằm trên đường bàng quan
cao nhất
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 44. Đường cung lao động dốc lên nếu
A. Thời gian giải trí là hàng hóa thông thường
B. Tác động thay thế lên thời gian giải trí lớn hơn tác động thu nhập
C. Tiêu dùng là hàng hóa thông thường
D. Tác động thu nhập lên thời gian giải trí lớn hơn tác động thay thế
Trang 4/6
Câu 45. Thu nhập của Jen được tiêu dùng cho cà phê và bánh ngọt (cả 2 đều là hàng
hóa thông thường). Một cơn bão ở Brazil làm tăng giá cá phê ở Hoa Kỳ, điều gì xảy ra
đối với tiêu dùng của Jen.
A. Đường ràng buộc ngân sách dịch chuyển vào trong, Jen mua ít cà phê hơn
B. Đường ràng buộc ngân sách dịch chuyển ra ngoài, Jen mua nhiều bánh ngọt hơn
C. Đường ràng buộc ngân sách dịch chuyển vào trong, Jen mua ít bánh ngọt hơn
D. Đường ràng buộc ngân sách dịch chuyển ra ngoài, Jen mua nhiều cà phê hơn
Câu 46. Jen chỉ mua sữa và ngũ cốc. Sữa là hàng hóa thông thường còn ngũ cốc là
hàng hóa thứ cấp. Khi giá của sữa tăng lên thì Jen sẽ mua
A. Nhiều sữa và ít ngũ cốc
B. Ít sữa, nhưng ngũ cốc thì không rõ
C. Ít sữa và nhiều ngũ cốc
D. Ít sữa và ngũ cốc
Câu 47. Độ dốc của đường ngân sách thể hiện
A. Giá mà người tiêu dùng phải trả cho việc tiêu dùng hàng hóa
B. Tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn lòng thay thế hàng hóa này bằng hàng hóa khác
C. Chi phí cơ hội của việc tiêu dùng một loại hàng hóa nào đó
D. Tỷ lệ thay thế biên
Câu 48. Đường bàng quan lồi về gốc tọa độ bởi vì
A. Sở thích có tính bắc cầu
B. Hàng hóa này giảm xuống thì hàng hóa còn lại phải tăng lên
C. Tỷ lệ thay thế biên giảm dần
D. Đường bàng quan cao được ưa thích hơn các đường thấp
Câu 49. Hàng hóa Giffen là
A. Hàng hóa thông thường, có tác động thu nhập lấn át tác động thay thế
B. Hàng hóa thông thường, có tác động thay thế lấn át tác động thu nhập
C. Hàng hóa thứ cấp, có tác động thay thế lấn át tác động thu nhập
D. Hàng hóa thứ cấp, có tác động thu nhập lấn át tác động thay thế
Câu 50. Hai điểm khác nhau trên cùng một đường ngân sách có nghĩa
A.Hai gói tiêu dùng có mức độ ưa thích khác nhau
B. Hai gói tiêu dùng có mức chi tiêu giống nhau
C. Hai gói tiêu dùng có mức độ ưa thích giống nhau
D. Hai gói tiêu dùng có mức chi tiêu khác nhau.

Trang 5/6
ĐÁP ÁN BỘ ĐỀ 500 CÂU TRẮC NGHIỆM
MÔN KINH TẾ VI MÔ
(Theo giáo trình N. Gregory Mankiw)

CHƯƠNG 21: LÝ THUYẾT VỀ SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

01. A; 02. B; 03. A; 04. B; 05. B; 06. A; 07. A; 08. A; 09. B; 10. B;
11. B; 12. A; 13. B; 14. B; 15. B; 16. A; 17. B; 18. A; 19. A; 20. B;
21. C; 22. C; 23. A; 24. A; 25. B; 26. A; 27. B; 28. D; 29. C; 30. B;
31. D; 32. A; 33. C; 34. B; 35. A; 36. C; 37. B; 38. B; 39. A; 40. D;
41. A; 42. B; 43. D; 44. B; 45. A; 46. C; 47. C; 48. C; 49. D; 50. B;

Trang 6/6

You might also like