Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

CHƢƠNG 5: HỆ SỐ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG

PHẦN 1 - ĐÚNG/SAI

Câu 1. Nếu tỷ lệ thay đổi về giá của một hàng hóa lớn hơn tỷ lệ thay đổi lượng cầu của
hàng hóa đó thì có thể kết luận cầu co giãn nhiều theo giá
A. Đúng B. Sai
Câu 2. Giả sử sự tăng giá của bánh mì thịt thương hiệu A từ 10.000 đồng đến 20.000
đồng/ổ làm giảm lượng cầu từ 1000 ổ đến 500 ổ. Từ số liệu trên, nếu sử dụng phương
pháp điểm giữa (co giãn khoảng) để tính toán độ co giãn thì có thể kết luận cầu về bánh
mì A co giãn đơn vị theo giá.
A. Đúng B. Sai
Câu 3. Cầu theo giá của bánh Trung Thu (nói chung) thường ít co giãn hơn cầu theo
giá của bánh Trung Thu mang thương hiệu Kinh Đô.
A. Đúng B. Sai
Câu 4. Độ co giãn của cầu theo giá của mặt hàng xăng trong một tháng co giãn nhiều
hơn độ co giãn của cầu theo giá của mặt hàng này trong một năm.
A. Đúng B. Sai
Câu 5. Độ co giãn của cầu theo giá được xác định bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi giá
của mặt hàng đó chia cho tỷ lệ phần trăm thay đổi lượng cầu của chính hàng hóa đó
A. Đúng B. Sai
Câu 6. Nếu hệ số co giãn chéo của cầu giữa hai hàng hóa là một con số dương, thì hai
hàng hóa đó được gọi là hai hàng hóa bổ sung.
A. Đúng B. Sai
Câu 7. Nếu hệ số co giãn chéo của cầu giữa hai hàng hóa là một con số âm, thì hai
hàng hóa đó được gọi là hai hàng hóa bổ sung.
A. Đúng B. Sai
Câu 8. Nếu cầu về một mặt hàng co giãn ít theo giá, sự tăng giá của nó sẽ làm tăng
tổng doanh thu trong thị trường đó.
A. Đúng B. Sai
Câu 9. Cầu của các hàng hóa thiết yếu như xăng, gạo, bột giặt… thường có mức độ co
giãn nhiều theo giá.
A. Đúng B. Sai
Câu 10. Nếu một đường cầu là một đường thẳng, độ co giãn của cầu theo giá là không
đổi dọc theo đường cầu đó.
A. Đúng B. Sai
Câu 11. Nếu hệ số co giãn của cầu dịch vụ xe buýt theo thu nhập là âm, thì có thể kết
luận dịch vụ xe buýt là một dịch vụ cấp thấp.
A. Đúng B. Sai
Câu 12. Cung về xe ô tô trong một tuần co giãn theo giá ít hơn cung xe ô tô trong một
năm.
A. Đúng B. Sai
Câu 13. Giả sử độ co giãn cung theo giá của nấm linh chi là 1,3. Nếu giá nấm tăng 10
phần trăm thì lượng cung sẽ tăng 13 phần trăm.
A. Đúng B. Sai
Câu 14. Độ co giãn của cung có xu hướng co giãn nhiều khi các cơ sở sản xuất đã đạt
công suất tối đa.
Trang 1/6
A. Đúng B. Sai
Câu 15. Độ co giãn theo thu nhập của cầu các mặt hàng cao cấp, chẳng hạn như kim
cương, có xu hướng lớn (lớn hơn 1).
A. Đúng B. Sai
Câu 16. Tỷ lệ giữa phần trăm thay đổi của lượng cầu và thu nhập được gọi là hệ số co
giãn của cầu theo giá
A. Đúng B. Sai
Câu 17. Khi phần trăm thay đổi của giá lớn hơn phần trăm của lượng cầu thì hệ số co
giãn của cầu theo giá nhỏ hơn 1
A. Đúng B. Sai
Câu 18. Khi phần trăm thay đổi của lượng cầu lớn hơn phần trăm thay đổi của thu
nhập thì hàng hóa đó là hàng hóa thứ cấp
A. Đúng B. Sai
Câu 19. Hàng hóa xa xỉ là hàng hóa có hệ số thu nhập của cầu theo giá co giãn
A. Đúng B. Sai
Câu 20. Hàng hóa có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 0 là hàng hóa thiết
yếu
A. Đúng B. Sai

PHẦN 2 - LỰA CHỌN - Chƣơng 5


Câu 21. Nếu một sự gia tăng với tỷ lệ nhỏ về giá của một mặt hàng làm giảm đáng kể
số lượng cầu của hàng hóa đó, thì có thể kết luận rằng:
A. Cầu co giãn đơn vị theo giá B. Cầu co giãn ít theo giá
C. Cầu hoàn toàn co giãn theo giá D. Cầu co giãn nhiều theo giá
Câu 22. Độ co giãn của cầu theo giá của một hàng hóa được xác định bằng
A. phần trăm thay đổi lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi về giá.
B. phần trăm thay đổi về giá của một chia cho phần trăm thay đổi lượng cầu.
C. phần trăm thay đổi lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi thu nhập.
D. phần trăm thay đổi thu nhập chia cho phần trăm thay đổi lượng cầu.
Câu 23. Nhìn một cách tổng thể, một đường cầu có xu hướng nằm ngang thể hiện
A. Cầu hoàn toàn không co giãn. B. Cầu co giãn ít theo giá.
C. Cầu co giãn nhiều theo giá. D. Cầu co giãn đơn vị theo giá.
Câu 24. Nhìn một cách tổng thể, một đường cầu thẳng đứng thể hiện
A. Cầu co giãn nhiều theo giá. B. Cầu co giãn ít theo giá.
C. Cầu co giãn đơn vị theo giá. D. Cầu hoàn toàn không co giãn.
Câu 25. Nhóm mặt hàng nào sau đây có mức độ co giãn cầu theo giá ít?
A. Hàng xa xỉ B. Hàng cấp thấp
C. Hàng có nhiều sản phẩm thay thế D. Hàng thiết yếu
Câu 26. Mặt hàng nào dưới đây có khả năng co giãn ít nhất theo giá?
A. Vé máy bay B. Thịt gà C. Gạo D. Điện thoại di động
Câu 27. Nếu độ co giãn chéo giữa hai hàng hóa được xác định là con số âm, thì hai
hàng hóa đó được gọi là những mặt hàng
A. thay thế. B. bổ sung. C. thiết yếu D. xa xỉ
Câu 28. Cung của một hàng hóa được đánh giá là co giãn nhiều theo giá khi
A. Tỷ lệ thay đổi của giá lớn hơn tỷ lệ thay đổi của lượng
B. Tỷ lệ thay đổi của lượng cung đúng bằng tỷ lệ thay đổi của giá
C. Tỷ lệ thay đổi của lượng cung lớn hơn tỷ lệ thay đổi của giá
D. Tất cả đều không đúng

Trang 2/6
Câu 29. Giả sử một nông dân phải bán tất cả lượng rau thu hoạch hàng ngày của mình
bất chấp giá nào được đưa ra vì sợ rau bị hư. Trong trường hợp này, độ co giãn của
cung theo giá
A. vô hạn. B. đúng bằng 1.
C. bằng không. D. Không thể được xác định từ các thông tin này.
Câu 30. Giả sử có trường hợp cung giảm (đường cung chuyển sang bên trái) và cầu
không đổi làm tăng tổng doanh thu trong thị trường. Trong trường hợp này, có thể kết
luận
A. Cầu co giãn đơn vị theo giá B. Cầu co giãn nhiều theo giá
C. Cầu co giãn ít theo giá D. Không đủ cơ sở kết luận
Câu 31. Nếu sự gia tăng về giá của một hàng hóa không ảnh hưởng đến tổng doanh
thu trong thị trường đó, thì có thể kết luận
A. Cầu co giãn đơn vị theo giá B. Cầu co giãn ít theo giá
C. Cầu co giãn nhiều theo giá D. Không đủ cơ sở kết luận
Câu 32. Nếu người tiêu dùng luôn luôn dành 20 phần trăm thu nhập của họ để mua
thực phẩm, thì độ co giãn cầu theo thu nhập của người đó về thực phẩm là
A. EI = 1 B. EI = 1,5 C. EI = 1,15 D. Tất cả đều sai
Câu 33. Cải tiến công nghệ trong nông nghiệp làm tăng cung, khiến đường cung nông
sản dịch chuyển sang phải. Sự thay đổi này sẽ làm
A. tăng tổng doanh thu cho nông dân nói chung vì cầu thực phẩm co giãn nhiều.
B. giảm tổng doanh thu cho nông dân nói chung vì cầu thực phẩm co giãn nhiều.
C. giảm tổng doanh thu cho nông dân nói chung vì cầu thực phẩm co giãn ít.
D. tăng tổng doanh thu cho nông dân nói chung vì cầu thực phẩm co giãn ít.
Câu 34. Nếu cung ít co giãn theo giá, giá trị độ co giãn của cung phải
A. lớn hơn 1. B. nhỏ hơn 1.
C. bằng không. D. Tất cả đều không đúng
Câu 35. Nếu năng lực sản xuất của một doanh nghiệp chưa sử dụng hết, thì có thể xác
định độ co giãn của cung theo giá của doanh nghiệp đó là
A. coàn toàn không co giãn. B. co giãn nhiều.
C. co giãn ít. D. Tất cả đều không đúng
Câu 36. Giả sử rằng ở địa phương A, với một mức giá 300.000 đồng/tháng, có 30.000
người đăng ký dịch vụ truyền hình cáp FPT. Nếu FPT tăng giá lên 400.000 đồng/tháng
mỗi tháng, số lượng thuê bao sẽ giảm xuống 20.000. Sử dụng phương pháp tính co giãn
khoảng, độ co giãn của cầu theo giá cho dịch vụ truyền hình cáp FPT trong trường hợp
này ở địa phương A là
A. ED = 1,0 B. ED = 1,4 C. ED = 0,66 D. Tất cả đều không đúng
Câu 37. Giả sử rằng ở địa phương A, có 30.000 người đăng ký dịch vụ truyền hình cáp
FPT ở mức giá 300.000 đồng/tháng,. Nếu FPT tăng giá lên 400.000 đồng/tháng mỗi
tháng, số lượng thuê bao sẽ giảm xuống 20.000. Tại mức giá nào sau đây, doanh thu đạt
cao nhất
A. 300.000 đồng/tháng
B. 300.000 đồng/tháng hoặc 400.000 đồng/tháng vì cầu co giãn đơn vị
C. 400.000 đồng/tháng
D. 0 đồng/tháng
Câu 38. Nếu đường cầu là một đường thẳng, thì tính chất co giãn của cầu theo giá là
A. co giãn ít ở phần trên và co giãn nhiều ở phần dưới.
B. co giãn nhiều ở phần trên và co giãn ít ở phần dưới.
C. độ co giãn không đổi dọc đường cầu.
D. Tất cả đều đúng
Trang 3/6
Câu 39. Nếu hệ số co giãn của cầu theo thu nhập của hàng hóa X mang giá trị âm, có
thể kết luận X là mặt hàng
A. cấp thấp B. xa xỉ
C. thông thường D. Tất cả đều đúng
Câu 40. Nếu người tiêu dùng nghĩ rằng có rất ít sản phẩm thay thế cho một hàng hóa
nào đó, thì hàng hóa đó có tính chất co giãn là
A. cung co giãn ít theo giá B. cầu co giãn ít theo giá
C. cung co giãn nhiều theo giá D. cầu co giãn nhiều theo giá
Câu 41. Cầu có xu hướng co giãn hơn trong trường hợp nào
A. Nếu hàng hóa là hàng thiết yếu
B. Số lượng các hàng hóa thay thế ít
C. Thời gian ngắn
D. Hàng hóa được định nghĩa thị trường rộng
Câu 42. Hệ số co giãn của cầu theo giá đối với nước ép trái cây bằng -2.5. Điều này có
ý nghĩa gì?
A. Cầu không co giãn. Khi giá tăng 1 % thì lượng cầu về nước ép trái cây giảm 2.5%
B. Cầu co giãn. Khi giá tăng 1 % thì lượng cầu về nước ép trái cây giảm 2.5%
C. Cầu không co giãn. Khi giá tăng 1% thì lượng cầu về nước ép trái cây tăng 2.5%
D. Cầu co giãn. Khi giá tăng 1 % thì lượng cầu về nước ép trái cây tăng 2.5%
Câu 43. Khi cầu về nước cam đóng hộp co giãn nhiều về giá, một doanh nghiệp sản
xuất nước cam đóng hộp muốn tăng doanh thu thì
A. Giữ nguyên giá bán B. Phải giảm giá bán
C. Phải tăng giá bán D. Cải tiến công nghệ sản xuất nước
cam đóng hộp
Câu 44. Cung ít co giãn khi
A. Người mua có ít sự lựa chọn
B. Hàng hóa có định nghĩa thị trường hẹp
C. Thu nhập của người tiêu dùng giảm
D. Người bán ít có khả năng tạo ra thêm lượng hàng cung ứng
Câu 45. Hệ số co giãn của cung theo giá bằng 0.75. Điều này có ý nghĩa gì?
A. Cung co giãn. Khi giá tăng 1% thì lượng cung sẽ tăng 0.75%
B. Cung không co giãn. Khi giá tăng 1% thì lượng cung sẽ tăng 0.75%
C. Cung co giãn. Khi giá tăng 1% thì lượng cung sẽ giảm 0.75%
D. Cung không co giãn. Khi giá tăng 1% thì lượng cung sẽ giảm 0.75%
Câu 46. Giả định rằng hệ số co giãn của cầu theo giá đối với thuốc lá là 0.8. Nếu giá
của thuốc lá là $4 và chính phủ muốn giảm hút thuốc lá 20%, thì chính phủ nên tăng giá
là bao nhiêu?
A. $4 B. $6 C. $10 D. $8
Câu 47. Khi đường cầu là một đường thẳng dốc xuống thì
A. Độ co giãn của cầu theo giá thay đổi và luôn luôn âm
B. Cầu co giãn nhiều tại mọi điểm trên đường cầu
C. Độ co giãn của cầu theo giá không đổi tại mọi điểm trên đường cầu
D. Độ co giãn của cầu theo giá thay đổi và luôn luôn dương
Câu 48. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng 50% trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi, thì cầu của hàng hóa X tăng 25%. Vậy, hàng hóa X là:
A. Hàng xa xỉ B. Hàng thứ cấp
C. Không có đáp án nào đúng D. Hàng thiết yếu

Trang 4/6
Câu 49. Giá cà phê trên thị trường tăng mạnh nhưng lượng cà phê trên thị trường bán
ra vẫn như cũ. Có 3 người đưa ra ý kiến
A cho rằng "Cầu tăng nhưng cung hoàn toàn không co giãn"
B cho rằng "Cung tăng, nhưng cầu co giãn đơn vị"
C cho rằng "Cung giảm nhưng cầu hoàn toàn không co giãn"
A. A và C đúng B. B và C đúng
C. A và B đúng D. A, B và C đều đúng

Câu 50. Một sự thay đổi về giá làm cho lượng cầu của một hàng hóa giảm 30% trong
khi tổng doanh thu tăng 15%. Điều này có nghĩa
A. Cầu không co giãn B. Cầu hoàn toàn co giãn
C. Cầu co giãn đơn vị D. Cầu co giãn

Trang 5/6
CHƢƠNG 5: HỆ SỐ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG

01. B; 02. A; 03. A; 04. B; 05. B; 06. B; 07. A; 08. A; 09. B; 10. B;
11. A; 12. A; 13. A; 14. B; 15. A; 16. B; 17. A; 18. B; 19. A; 20. B;
21. D; 22. A; 23. C; 24. D; 25. A; 26. C; 27. A; 28. C; 29. C; 30. C;
31. A; 32. A; 33. C; 34. B; 35. B; 36. B; 37. A; 38. B; 39. A; 40. B;
41. D; 42. B; 43. B; 44. D; 45. B; 46. D; 47. A; 48. D; 49. A; 50. D;

Trang 6/6

You might also like