GIÁ TRỊ NHẬN THỨC HÀNH VI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

GIÁ TRỊ CỦA CÁ NHÂN

Hệ thống giá trị của con người


Giá trị thể hiện những phán quyết cơ bản về cách ứng xử hoặc tình trạng cuối cùng
là quan trọng đối với cá nhân hay xã hội. Giá trị thể hiện ở hai thuộc tính: nội dung và
cường độ. Thuộc tính nội dung thể hiện một cách ứng xử hay tình trạng cuối cùng của một
sự tồn tại là quan trọng, còn thuộc tính cường độ xác định tầm quan trọng của chúng.
Hệ thống giá trị của cá nhân bao gồm những giá trị được cá nhân đó phán quyết và
chúng được sắp xếp theo mức độ quan trọng theo nhận thức.
Giá trị của cá nhân có tính tương đối ổn định và bền vững. Những giá trị cá nhân
thường được hình thành một cách căn bản trong những năm đầu đời từ bố mẹ, thầy cô, bạn
bè, những người khác và nền văn hóa. Trong quá trình phát triển, sự hoài nghi, thắc mắc về
giá trị của con người sẽ có thể dẫn đến sự thay đổi các giá trị, nhưng thông thường nó lại
giúp củng cố các giá trị.
Tầm quan trọng của giá trị
Giá trị là quan trọng bởi nó làm cơ sở cho hiểu biết về thái độ, động lực, cũng như
ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta về thế giới xung quanh. Giá trị ảnh hưởng tới thái độ
và hành vi của con người.
NHẬN THỨC
Nhận thức là một quá trình mà con người sử dụng để tiếp nhận, tổ chức và giải thích
các thông tin từ môi trường.
Nhận thức thể hiện cách thức chúng ta hình thành nên các cảm nhận về bản thân
mình, người khác và các trải nghiệm trong đời sống hàng ngày. Nhận thức còn bao hàm
cách thức mà chúng ta sử dụng để xử lý thông tin nhằm ra các quyết định dẫn dắt hành vi
của mình.
Nhận thức thực hiện chức năng sàng lọc thông tin trước khi sử dụng chúng để
truyền thông, ra quyết đinh và định hướng hành vi.
Do nhận thức chịu tác động bởi các yếu tố như nền tảng văn hóa, các giá trị và bối
cảnh liên quan đến từng cá nhân và tình huống, nên con người có thể nhận thức các sự
việc, bối cảnh và con người theo các cách khác nhau.
Quá trình nhận thức: Quá trình nhận thức của cá nhân được thể hiện theo hình dưới đây.

Thế giới khách quan Quá trình nhận thức của cá nhân
(Sự tác động của
môi trường làm Thế giới được
việc) Quan sát Chú ý (chọn Cảm nhận
nhận thức (thực
- Phong cách lãnh đạo (Cảm giác) lựa) (Translation)
tế)
- Âm thanh
- Đồng nghiệp
- Chính sách lương
thưởng Phản ứng
- Cơ hội nghề nghiệp Nhu cầu
Thái độ
Các tín hiệu Tình cảm
Động lực
Hình 3.1: Quá trình nhận thức
Nguồn: Jonh M.Ivancevich, Robert Konopaske, Michael T.Matteson, 2014. Organizational
Behavior & Management. 10th ed. McGraw Hill International Edition

Thế giới khách quan (môi trường làm việc) phát ra các tín hiệu. Con người quan sát
và nhận các tín hiệu đó thông qua các giác quan, tạo cho họ những cảm giác về môi trường.
Từ những cảm giác này, con người chỉ chú ý (chọn lựa) một số tín hiệu nào đó và hình
thành nhận thức của họ về thế giới khách quan. Nhận thứcc này được phản ánh ra (ảnh
hưởng đến nhu cầu, thái độ, tình cảm hay động lực làm việc của cá nhân) gọi là thế giới
được nhận thức (hay thực tiễn khách quan). Khi đó, thế giới được nhận thức thường không
giống với thế giới khách quan tự nó. Do sự chú ý của mỗi cá nhân về thế giới khách quan
là khác nhau nên thế giới được nhận thức của mỗi người là khác nhau.
Con người có xu hướng nhìn thế giới như con người muốn nhận thức về nó. Có
nghĩa là chúng ta không nhìn thấy thế giới khách quan mà là chúng ta diễn đạt cái mà
chúng ta nhận thức về thế giới đó và gọi nó là thực tế. Nhận thức nào thì cũng đều có một
cái gì đó chính yếu nổi bật lên (đối tượng nhận thức), còn tất cả những gì còn lại (bối cảnh
hay nền) thì được phản ánh ít rõ nét hơn hoặc hoàn toàn không được để ý tới.
 Luật tương tự/tương đồng (Law of similarity): Những gì tương tự nhau thì sẽ
được tập hợp lại với nhau.
 Luật gần nhau (Law of nearness): Những gì gần nhau thì sẽ nhóm lại với nhau.
 Luật kết thúc (Law of closure): Tín hiệu luôn luôn thiếu, phải giả định, bổ sung
thông tin để nhanh chóng kết thúc.

Đối tượng nhận thức


 Tương quan vật nền
 Tương tự, tương đồng
 Gần nhau
 Kết thúc

Tình huống
 Thời điểm Nhận thức
 Môi trường công việc Perception
 Môi trường xã hội

Người nhận thức


 Thái độ
 Động cơ
 Lợi ích
- 41 - Kinh nghiệm
 Những mong đợi
Hình 3.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức

Nguồn: Stephen P. Robbins và Timothy A. Judge, 2013. Organizational Behavior. 15th ed. Harlow:
Pearson Education

Người nhận thức: Khi con người quan sát và diễn đạt điều họ thấy, sự diễn đạt đó bị
ảnh hưởng mạnh bởi những đặc tính cá nhân của người đó. Những đặc tính cá nhân ảnh
hưởng rất mạnh đến nhận thức là: thái độ, động cơ, lợi ích, kiến thức, kinh nghiệm quá khứ
và những mong đợi của con người.

Tình huống trong đó quá trình nhận thức diễn ra: Cùng một vấn đề nhưng trong
hoàn cảnh khác nhau, vấn đề được nhận thức rất khác nhau bởi cùng một người nhận thức.

Thuyết quy kết

Thuyết quy kết mô tả cách thức con người sử dụng để giải thích hành vi của bản
thân mình và người khác. Sai lệch quy kết cơ bản xuất hiện khi người quy kết vướng mắc
khi thực hiện công việc của người khác chủ yếu do các yếu tố nội tại trong con người gây
ra thay vì từ các yếu tố môi trường bên ngoài. Một phần trong số những đánh giá mà con
người thực hiện trong quy trình nhận thức chính là sự quy kết. Quy kết là sự phán xét về
những gì tạo ra hành vi của con người – hay những gì liên quan đến con người hay tình
huống. Con người tạo ra sự quy kết với nỗ lực thấu hiểu tại sao những người khác lại hành
xử như vậy.

- Sự quy kết bên trong thể hiện những đặc trưng thuộc về con người trong việc tạo ra
hành vi.

- Sự quy kết bên ngoài nói lên những điều liên quan đến tình huống gây ra bởi hành vi
của con người.
Củng cố hoặc
Sự kiện Phân tích thay đổi các Lựa chọn liên
những gì gây giả định trước quan đến hành
ra sự kiện đây của quan vi tương lai
hệ nhân quả

Ví dụ:

Vì tôi xem
Tôi được tăng Tôi được tăng Làm việc chăm trọng chính
lương lương vì tôi chỉ sẽ được sách thưởng,
làm việc chăm thưởng nên tôi sẽ
chỉ
tiếp tục làm
việc
Hình 3.3: Quy trình quy kết
Nguồn: Jonh M.Ivancevich, Robert Konopaske, Michael T.Matteson, 2014. Organizational
Behavior & Management. 10th ed. McGraw Hill International Edition

Thấu hiểu các quy kết là rất quan trọng vì chúng sẽ ảnh hưởng đến cách thức mà nhà
quản trị sử dụng để xử lý tình huống. Khi đánh giá người khác, chúng ta thường có khuynh
hướng đánh giá thấp sự ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài và đánh giá cao sự ảnh
hưởng của các yếu tố bên trong. Khuynh hướng này được gọi là sai lệch quy kết cơ bản.
Một thành kiến khác làm sai lệch các quy kết chính là việc chúng ta tạo ra nó dựa trên hành
vi của riêng mình. Con người có khuynh hướng đánh giá quá cao những yếu tố bên trong
góp phần cho sự thành công và đánh giá quá cao những yếu tố bên ngoài gây ra sự thất bại.
Khuynh hướng này được gọi là thành kiến tự kỷ, nói lên việc một người đánh giá quá cao
sự đóng góp của bản thân mình đối với những gì được hoàn thành tốt và quy lỗi cho những
yếu tố bên ngoài khi công việc bị thất bại.
Khi chúng ta quan sát con người, chúng ta không hiểu các nguyên nhân của hành vi
của họ, song chúng ta lại cố gắng giải thích tại sao họ lại cư xử theo những cách nào đó.
Thuyết quy kết cho rằng: khi chúng ta quan sát hành vi của một cá nhân, chúng ta cố
gắng xác định nguyên nhân của hành vi của họ là từ bên ngoài hay bên trong. Tuy nhiên,
sự xác định đó phụ thuộc vào ba yếu tố:
• Sự khác biệt (distinctiveness): là mức độ mà một người cư xử tương tự trong các
tình huống khác nhau.
• Sự nhất quán (consistency): là mức độ mà một người biểu hiện những hành vi
tương tự tại các thời điểm khác nhau.
• Sự nhất trí (consensus): là mức độ mà những người khác nhau có biểu hiện hành
vi tương tự trong cùng một hoàn cảnh.

Sai lầm và thiên vị trong quy kết


 Khi thực hiện phán quyết về những người khác: xu hướng trong việc hạ thấp ảnh
hưởng của các nhân tố bên ngoài và đề cao ảnh hưởng các nhân tố bên trong.
 Xu hướng của các cá nhân trong việc quy kết thành công của họ cho các nhân tố
bên trong; trong khi đổ lỗi cho các thất bại của họ là do các nhân tố bên ngoài.

Các khuynh hướng nhận thức và sai lệch


Nhận định rập khuôn: xuất hiện khi một người nào đó được nhận dạng thuộc về một
nhóm hay một thành phần, và sau đó thực hiện gắn kết một cách quá giản đơn những thuộc
tính của nhóm cho người đó.
Hiệu ứng Halo: xuất hiện khi một đặc trưng nào đó được sử dụng để hình thành một ấn
tượng về một con người hay ngữ cảnh. Ví dụ: Khi mới gặp một người, hiệu ứng halo xuất
hiện dựa vào một đặc trưng nào đó chẳng hạn như một nụ cười sảng khoái có thể dẫn đến
một ấn tượng tích cực ngay từ ban đầu.
Nhận thức chọn lọc: là khuynh hướng xác định các vấn đề dựa trên niềm tin, hệ thống
giá trị hay nhu cầu của riêng mình. Các thông tin làm cho chúng ta không thoải mái thì
được bỏ qua và chỉ lưu lại những thông tin nào tạo nên thuận lợi cho mình.
Suy diễn: là một dạng sai lệch của nhận thức liên quan đến việc gắn một đặc trưng cá
nhân vào người khác. Sai lệch suy diễn cổ điển xuất hiện khi chúng ta giả định rằng mọi
người đều chia sẻ những nhu cầu, khát vọng, và hệ thống giá trị của chúng ta.

RA QUYẾT ĐỊNH (HÀNH VI)

Các cá nhân trong tổ chức luôn thực hiện việc ra quyết định, từ cấp quản trị cho đến
người lao động. Vì thế, việc ra quyết định cá nhân là một phần quan trọng của hành vi
trong tổ chức.

Ra quyết định là cách phản ứng với một vấn đề. Vấn đề là sự khác biệt giữa trạng
thái hiện tại và trạng thái mong đợi. Giải quyết vấn đề là một quá trình nhận dạng những
khoảng cách hay sự tương phản giữa tình trạng thực tế và tình trạng mong đợi của sự việc và
từ đó tiến hành các hành động để giải quyết nó. Quyết định được hiểu là cách thức được tạo
ra từ sự lựa chọn các phương án thay thế lẫn nhau. Ra quyết định là quy trình nhận dạng
các vấn đề, cơ hội và sau đó giải quyết chúng. Ra quyết định bao hàm những nỗ lực trước
và sau khi lựa chọn.
Ra quyết định chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nhận thức và phong cách nhận thức của
người ra quyết định.
Các mô hình ra quyết định
Mô hình ra quyết định hợp lý, phổ biến trong nửa đầu của thế kỷ 20, được dựa trên
lý thuyết kinh tế của tổ chức. Theo mô hình ra quyết định hợp lý, nhà quản trị sử dụng các
quá trình ra quyết định hoàn toàn hợp lý và hiểu được tất cả thông tin cần thiết khi ra
những quyết định (bao gồm tất cả các lựa chọn thay thế có thể, kết quả đầu ra và chi nhánh
tìm năng).
Mô hình ra quyết định hợp lý gồm 6 bước sau:

- 44 -
1. Xác định vấn đề
2. Xác định các tiêu chí của quyết định
3. Xác định trọng số cho từng tiêu chí
4. Phát triển các phương án
5. Phân tích các phương án và đánh giá
6. Lựa chọn phương án tốt nhất
Mô hình quyết định hành vi: Các nhà nghiên cứu lý thuyết theo trường phái hành vi
thường hoài nghi về giả định thông tin đầy đủ và hoàn hảo của mô hình cổ điển. Herbert
Simon, một nhà nghiên cứu tiêu biểu của trường phái hành vi, cho rằng có một sự giới hạn
nhận thức (cognitive limitation) trong năng lực xử lý thông tin của con người. Chính sự
giới hạn nhận thức này làm cho các nhà quản trị khó lòng có được thông tin đầy đủ và ra
quyết định tối ưu. Điều này làm cho sự hợp lý trong giới hạn (bounded rationality) mà các
quyết định quản trị được xem là hợp lý chỉ hữu hiệu trong phạm vi của giới hạn này. Sự
hợp lý trong giới hạn hình thành từ những thông tin có sẵn và các phương án được biết; cả
hai vấn đề này đều không trọn vẹn và hoàn hảo.
Do sự hạn chế nhận thức và sự hợp lý trong giới hạn, mô hình ra quyết định hành vi
giả định rằng con người chỉ hành động với sự hiểu biết một phần nào đó về các phương án
hành động hiện có và các hệ quả của chúng. Do đó nhà quản trị sẽ lựa chọn phương án nào
thỏa mãn đầu tiên đối với vấn đề: dạng quyết định này được gọi là quyết định thỏa mãn
(satisfaction decision).
Sự khác biệt cá nhân trong việc ra quyết định:
 Tính cách: Các khía cạnh của sự tận tâm có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng cam
kết.
 Giới tính: Phụ nữ có xu hướng phân tích các quyết định nhiều hơn nam giới.
 Năng lực trí tuệ: người có năng lực trí tuệ cao thường có khả năng xử lý vấn đề
nhanh, chính xác hơn và ít mắc các lỗi khi ra quyết định nếu được cảnh báo trước.
 Sự khác biệt văn hóa: Nền tảng văn hóa của người ra quyết định có thể ảnh hưởng
đáng kể đến sự lựa chọn vấn đề, độ sâu phân tích, tầm quan trọng đặt trên tính hợp lý.

Tóm tắt chương


- Giá trị thể hiện những phán quyết cơ bản về cách ứng xử hoặc tình trạng cuối
cùng là quan trọng đối với cá nhân hay xã hội. Giá trị là quan trọng bởi nó làm cơ sở
cho hiểu biết về thái độ, động lực, cũng như ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta về
thế giới xung quanh. Giá trị ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của con
người. Những giá trị là tương đối ổn định và bền vững.
- Hệ thống giá trị của cá nhân bao gồm những giá trị được cá nhân đó
phán quyết và chúng được sắp xếp theo mức độ quan trọng theo nhận thức
của người đó. Hệ thống giá trị cá nhân chi phối đến sự lựa chọn nghề nghiệp
của họ.
- Nhận thức được xem là quá trình trong đó cá nhân thiết lập và diễn
đạt những ấn tượng mang tính cảm giác để giải thích về môi trường của họ.
Nhận thức là quan trọng trong việc nghiên cứu hành vi. Vì hành vi của
con người dựa trên nhận thức của họ về thế giới, về môi trường chứ không
phải dựa trên thế giới khách quan.
- Có ba yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức: Đối tượng nhận thức, người
nhận thức và tình huống trong đó quá trình nhận thức diễn ra.
- Thuyết quy kết cho rằng: Khi chúng ta quan sát con người, chúng ta
không hiểu các nguyên nhân của hành vi của họ, song chúng ta lại cố gắng
giải thích tại sao họ lại cư xử theo những cách nào đó. Chúng ta cố gắng xác
định nguyên nhân của hành vi của họ là từ bên ngoài hay bên trong. Tuy
nhiên, sự xác định đó phụ thuộc vào ba yếu tố: Sự khác biệt (distinctiveness),
sự nhất quán (consistency) và sự nhất trí (consensus).
- Việc tự đưa ra quyết định là một phần rất quan trọng trong hành
vi tổ chức. Ra quyết định là cách phản ứng với một vấn đề. Vấn đề là sự
không thống nhất giữa trạng thái hiện tại và trạng thái mong muốn nào đó.
Còn quyết định là việc lựa chọn từ các dữ liệu được xem là phù hợp. Ra
quyết định chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nhận thức của người ra quyết định

You might also like