Phong Cách Nghệ Thuật Hồ Chí Minh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Đặc điểm phong cách nghệ thuật

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng trong thể loại nhưng lại
hết sức nhất quán, kết hợp sâu sắc và nhuần nhụy mối quan hệ giữa chính trị và văn
chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Hơn nữa, ở trong mỗi
thể loại sáng tác, Người lại có một phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền
vững.

● Với văn chính luận:


+ Lập luận chặt chẽ, lời văn súc tích, lý lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục.
+ Giàu tính luận chiến, đa dạng bút pháp.
+ Thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh.
+ Giọng điệu uyển chuyển: vừa ôn tồn, thấu tình vừa đanh thép, hùng hồn.
+ Những tác phẩm tiêu biểu: những tác phẩm viết bằng tiếng Pháp đăng lên báo Người
cùng khổ, Nhân đạo, Bản án chế độ Thực dân Pháp (1925), Tuyên Ngôn độc lập (1945),
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966).

"Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ
là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng
súng. Ai có gươm dùng gươm, không gươm dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra
sức chống thực dân Pháp cứu nước".

(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

● Trong các tác phẩm truyện và kí:


+ Hiện đại và giàu tính chiến đấu mạnh mẽ.
+ Mang đậm tính trào phúng đặc sắc: hóm hỉnh mà lại thâm sâu.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Những trò lố hay là Va-
ren và Phan Bội Châu (1925)….

● Trong thơ:
+ Thơ của Người có thể chia thành hai loại: Thơ nghệ thuật và thơ tuyên truyền
+ Thơ nghệ thuật: kết hợp màu sắc cổ điển phương Đông và bút pháp hiện đại
Hoàng Trung Thông: “Thơ nghệ thuật là tiếng nói sâu sắc và tinh tế nhất của tâm hồn
Bác: vừa hồn nhiên, vừa thâm trầm, sâu sắc, vừa trẻ trung, hiện đại, vừa đậm phong vị cổ
điển tràn đầy chất thép, chan chứa chất tình dạt dào cảm xúc trước thiên nhiên, tạo vật,
con người, thấm đẫm chất nhân đạo"

Hoa hương thấu nhập lung môn lí,


Hướng lung nhân tố bất bình.
(Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kể với tù nhân nỗi bất bình)
(“Văn cảnh” - “Cảnh chiều hôm”)

+ Thơ tuyên truyền: lời thơ thường giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân
gian hiện đại

Lửa cách mạng sáng choang bờ cõi

Chiếu lên cờ độc lập, độc do!


(“Nhóm lửa”)

2. Kết luận:

- Với phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh, ta có thể thấy sự nhất quán thể hiện
ở cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị; sử dụng sáng tạo, linh hoạt các thủ pháp,
bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm mục đích thiết thực của mỗi tác phẩm.

- Đồng thời, trong tư tưởng, tình cảm, hình tượng nghệ thuật trong những sáng tác
của Bác đều luôn vận động một cách tự nhiên hướng về sự sống, ánh sáng và
tương lai.

- Những đặc điểm trong phong cách trên của Người bắt nguồn từ truyền thống gia
đình, môi trường, hoàn cảnh sống, hoạt động cách mạng và bản sắc tinh thần của
Người.

You might also like