TÂM LÍ HỌC TIỂU HỌC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu 2: Tại sao người giáo viên phải thường xuyên học tập và tu dưỡng để

không ngừng hoàn thiện nhân cách của bản thân? Là giáo viên tiểu học tương
lai , anh chị đã, đang và sẽ làm gì để hoàn thiện nhân cách của mình?

-Người giáo viên phải thường xuyên học tập và tu dưỡng để không
ngừng hoàn thiện nhân cách của bản thân vì:

+ Giáo dục là nền tảng của xã hội, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm
đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em nhằm phát triển toàn diện nhân
cách con người. Trong đó, người giáo viên có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục của đất nước, là cầu nối, không chỉ truyền đạt tri thức cho học
sinh mà còn có tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh. Vì
vậy, đòi hỏi nhà giáo phải luôn không ngừng học tập và tu dưỡng, hoàn thiện nhân
cách của bản thân. Giáo viên phải luôn là người mẫu mực, gương mẫu trong các
hoạt động và trong đời sống cá nhân, phải trở thành tấm gương sáng để học sinh
học tập và noi theo.

+ Người giáo viên cũng là những công dân cho nên những phẩm chất đạo đức
chung cho bất cứ ai trong xã hội người giáo viên cũng phải có.

+ Xã hội đang không ngừng hội nhập và phát triển, sự biến đổi to lớn về xã hội có
thể tác động mạnh mẽ đến sự trưởng thành của học sinh. Học sinh được tiếp xúc
với các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có cả những thông tin tốt, tích
cực nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều thông tin độc hại, gây lệch lạc suy nghĩ và ảnh
hưởng sâu sắc đến niềm tin, và sự hình thành nhân cách của học sinh. Vì thế, giáo
viên phải thường xuyên học tập, tu dưỡng; nắm rõ, phân biệt được các thông tin tốt
xấu để không bị ảnh hưởng đến bản thân; giữ vững quan điểm tích cực để từ đó
truyền đạt cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách tốt cho học sinh.

- Là giáo viên tiểu học tương lai , em đã, đang và sẽ hoàn thiện nhân
cách của mình thông qua những việc sau:

+ Nghiêm túc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo sự phân công của trường lớp
và các quy định như làm việc đúng giờ, đúng kế hoạch, thực hiện giờ lên lớp đúng
giờ giấc, tích cực trong các hoạt động phong trào của lớp, khoa và của trường.
+ Đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ bạn bè đồng nghiệp, học tập kinh nghiệm từ để
phát triển công tác chuyên môn, tạo sự hòa thuận trong lớp, trong đơn vị công tác.
+ Có tinh thần tự học và có ý thức tự rèn luyện tạo nên phong cách sinh viên sư
phạm, nhà giáo mẫu mực và rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất nhà giáo của
mỗi giáo viên
+ Không ngừng học tập và rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm ngay từ khi
là sinh viên sư phạm; để sau khi tốt nghiệp, ta có đủ kiến thức và kĩ năng sư phạm
để giảng dạy và xử lí các tình huống trong quá trình dạy học.
+Thực hiện thói quen tốt về trang phục theo quy định của nhà trường, của ngành,
tạo tác phong gương mẫu trước học sinh, PHHS.
+ Để xây dựng phong cách nhà giáo mẫu mực thì bản thân cần rèn luyện đạo đức
trong sáng, lối sống lành mạnh, chuẩn mực trong từng lời nói và việc làm. Nói
không với các tệ nạn xã hội; tìm cho mình tấm gương tốt để bản thân học tập và
noi theo.
Câu 8: Phân tích sự phát triển tư duy của học sinh tiểu học. Lấy ví dụ minh
họa. Là giáo viên tiểu học cần làm gì để phát triển tư duy cho học sinh.
- Sự phát triển tư duy của học sinh tiểu học:
+Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực
khách quan mà trước đó ta chưa biết. Tư duy có những đặc điểm sau: tính “có vấn
đề” của tư duy; tính trừu tượng và khái quát của tư duy; tính gián tiếp của tư duy;
tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ; tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức
cảm tính
Tư duy của học sinh tiểu học có đặc điểm nổi bật là sự chuyển từ tính trực quan, cụ
thể sang tính trừu tượng, khái quát. Tư duy của học sinh các lớp đầu tiểu học là tư
duy cụ thể, còn tư duy của học sinh cuối tiểu học thoát ra khỏi tính chất trực tiếp và
mang dần tính trừu tượng, khái quát.
+ Thao tác phân tích, tổng hợp của HS các lớp đầu TH còn sơ đẳng, chủ yếu bằng
hành động thực tiễn khi tri giác trực tiếp đối tượng; thường phải dùng que tính,
ngón tay, lời nói để giải toán; thường lĩnh hội tài liệu không cần đến những hành
động thực tiễn, có khả năng phân biệt những dấu hiệu khác nhau của đối tượng
dưới dạng ngôn ngữ và sắp xếp chúng vào hệ thống nhất định.
+ Trong phán đoán và suy luận của trẻ, HS lớp đầu TH thường chỉ phán đoán một
chiều; thường lẫn lộn nguyên nhân và kết quả, hiểu mối quan hệ này chưa sâu sắc;
xác định mối quan hệ từ nguyên nhân đến kết quả dễ hơn. Đến cuối tiểu học, trẻ
biết dựa vào dấu hiệu cả bản chất lẫn ko bản chất để phán đoán; dựa vào tìa liệu
bằng ngôn ngữ và trừu tượng hơn. Song việc suy luận sẽ dễ dàng hơn nếu có tài
liệu trực quan làm chỗ dựa.
 Như vậy, xuất phát điểm tư duy của HSTH là trực quan, cụ thể. Khi tiếp xúc
với thực tế, học tập, trao đổi xã hội, đặc biệt là hoạt động học trong nhà
trường, nó được phát triển. Sau đó, những thao tác logic đầu tiên thay thế
dần cho tính trực giác, cho phép trẻ có khả năng suy luận và nhận thức thế
giới một cách khách quan hơn hay TƯ DUY TRỰC QUAN- HÀNH ĐỘNG
-> TƯ DUY TRỰC QUAN-HÌNH ẢNH-> TƯ DUY TRỪU TƯỢNG. Tuy
nhiên, những đặc điểm tư duy của HSTH chỉ có ý nghĩa tương đối.
-Ví dụ minh họa: HS các lớp 1,2,3 thường lấy các đối tượng cụ thể thay cho
định nghĩa về nó (“cây” là cây chuối, cây bưởi; “láng giềng” là bác Thảo, bác
Thơm…) hoặc liệt kê tất cả những gì thấy được ở đối tượng làm thành định
nghĩa về nó (cây có cành, có lá, hoa, quả...) -> Hs các lớp 4,5 hiểu được khát
niệm dựa vào dấu hiệu bản chất của chúng (cây có lá, có thân, cành, hoa, quả,
đứng im và ăn chất vô cơ)

-Những việc giáo viên tiểu học cần làm để phát triển tư duy cho học sinh:

+ Bảo vệ và phát triển não bộ cho trẻ: Hướng dẫn học sinh tham gia các trò chơi
lành mạnh, truyền thống, có ý nghĩa tích cực, có tính giải trí nhẹ nhàng (đọc truyện
tranh, cờ vua, cờ tướng, ô ăn quan,…) thay vì các trò chơi nguy hiểm.

+ Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề giúp các em nhận thức, để trẻ tự giải
quyết tình huống, sau đó giáo viên sẽ giải đáp khúc mắc và hướng dẫn HS làm theo
hướng đúng đắn nhất.

+Hướng dẫn các em sàng lọc tri thức có liên quan đến vấn đề cần giải quyết và
hình thành kế hoạch, giúp các em biết kiểm tra các con đường đó để có cho mình
lựa chọn đúng đắn.
+Phát triển tư duy học sinh bằng việc cho học sinh sử dụng công cụ, phương tiện
(que tính, mẫu vật, tranh ảnh,…) và có kết quả nhận thức (quy tắc, công thức, khái
niệm...).

+ Rèn luyện cho trẻ tư duy phản biện: lắng nghe ý kiến của của học sinh và tạo
điều kiện, cơ hội để trẻ cái bộc lộ bản thân, bộc lộ những suy nghĩ, nhận định của
mình. Đây là điều cơ bản và cần thiết để bước đầu hình thành tư duy phản biện
đúng đắn và tích cực ở trẻ.

+ Phối hợp với gia đình HS, các đoàn thể trong nhà trường để giúp trẻ được rèn
luyện và phát triển não bộ một cách hiệu quả nhất: tổ chức giao lưu giữa các lớp,
tham gia hoạt động hè, tham gia các hoạt động lành mạnh với các thành viên trong
gia đình, cho trẻ học toán tư duy, đồng hành cùng trẻ trong các hoạt động học tập
và vui chơi.

+Dạy và học hiệu quả: Giáo viên phải xác định đúng vị trí, mục tiêu, chuẩn kiến
thức và kĩ năng, nội dung cơ bản, trọng tâm bài học; đảm bảo kiến thức cơ bản
chính xác, có hệ thống; tích hợp các nội dung dạy học đảm bảo giáo dục toàn diện,
cập nhật các vấn đề thực tế cho học sinh; nội dung bài giảng phù hợp tâm lý lứa
tuổi, phù hợp vs mọi đối tượng cả học sinh khuyết tật.

Câu 10: Trình bày đặc điểm các loại khí chất của con người. Lấy ví dụ minh
họa?

Quá trình hưng phấn và ức chế của những người khác nhau thì khác nhau
về cường độ, tính linh hoạt, tính cân bằng. Căn cứ vào ba thuộc tính cơ bản
(cường độ, tính linh hoạt, tính cân bằng) của hai quá trình thần kinh cơ bản Páplốp
đã xếp ra bốn kiểu thần kinh cơ bản, cơ sở của bốn kiểu khí chất.

Páplốp tìm ra 4 kiểu HĐTKCC cơ bản:

+ Kiểu mạnh, cân bằng, linh hoạt: những người náo nhiệt, sôi nổi, tình cảm cởi mở
và hướng ngoại, xử lí tình huống và làm việc nhanh nhẹn; có tác phong nhanh
nhẹn, hoạt bát, vui vẻ, dễ ham mê, lạc quan; tiếp thu nhanh, mạnh dạn, rất nổi
trong tập thể; dễ nhìn thấy thiếu sót và tiếp thu phê bình. Tuy nhiên, nhược điểm là
nhận thức rộng mà không sâu, thiếu kiên trì, bền bỉ.
+ Kiểu mạnh, cân bằng, không linh hoạt: thường bình thản và thăng bằng, luôn
thong thả, ung dung, không bao giờ hấp tấp; ít bị kích động, thận trọng; ít cởi mở;
trong học tập, HS kiểu khí chất này thường chăm chỉ, nhận thức không nhanh
nhưng chắc và sâu; nghiêm túc và có trách nhiệm tuy nhiên nhược điểm là đôi khi
thiếu linh hoạt, thường do dự.
+ Kiểu mạnh, không cân bằng: thường nóng nảy, ồ ạt; rất tích cực, say mê; phản
ứng mạnh và kiên quyết; cảm xúc bộc lộ rõ rệt qua nét mặt, ngôn ngữ, thường
thẳng thắn; HS có kiểu khí chất này thường hay xung phong nhận và quyết tâm
làm nhiệm vụ; hứng thú với các hoạt động có tính chất động; hăng hái nhưng hay
hấp tấp; tính tự kiềm chế kém, dễ nổi nóng.
+ Kiểu yếu: nhạy cảm về mặt cảm xúc, theo chủ nghĩa hoàn hảo hướng nội; nhạy
cảm, ít cởi mở, dễ bi quan; lúng túng, vụng về trong hoàn cảnh mới. HS có kiểu
khí chất này sẽ rụt rè, khép kín, nhận thức châm nhưng sâu sắc; tinh tế, nhạy bén;
thường mơ mộng.
Câu 11: Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động học tập và vui chơi của học
sinh Tiểu học, anh chị cần lưu ý gì giữa hai hoạt động này trong quá trình dạy
học, lấy ví dụ?
-Với HSTH, hoạt động vui chơi không giữ vai trò chủ đạo nữa mà lùi về phía sau
hoạt động học tập, nhưng hoạt động vui chơi vẫn có vị trí quan trong đối với cuộc
sống của trẻ nói chung và hoạt động học nói riêng. Bởi lẽ:
+ Vui chơi là phương tiện tạo sự cân bằng, đảm bảo tính tự nhiên trong cuộc sống
đứa trẻ, giúp trẻ có thế giới tinh thần tốt, từ đó phát triển tư duy và nhân cách theo
hướng tích cực; vui chơi kích thích và hoàn thành sự sinh trưởng của thân thể và
tâm trí.
+Vui chơi như một hình thức nghỉ ngơi tích cực làm cho trẻ không bị ức chế trong
quá trình học tập kéo dài, duy trì tính tích cực học tập của trẻ.
+Vui chơi có khả năng tác động lên sự phát triển trí tuệ của học sinh: ghi nhớ,
tưởng tưởng, tư duy, sáng tạo…
+Các hoạt động vui chơi có thể gắn kết với kiến thức trên lớp như câu đố giúp HS
nhớ được những kiến thức trên lớp, vừa mang tính giải trí, rèn luyện trí tuệ.
*LƯU Ý khi kết hợp 2 hoạt động này vào dạy học:
+Trong quá trình dạy học, phải lấy nội dung bài học làm trọng tâm; cho HS chơi
trò chơi phải gắn liền với bài học, có tính thực tế, phù hợp với các lớp đầu TH/
cuối TH, gần gũi với đời thường, nhưng không được đi quá sâu vào trò chơi.

Câu 12: Phân tích các đặc điểm tri giác ở HSTH, đưa ra phương pháp và
KLSP trong dạy học để phát triển tri giác ở HS.
Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính
bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác
quan của ta, phản ánh một cách trực tiếp những thuộc tính bên ngoài, cụ thể của
nhuwgnx sự vật hiện tượng cá lẻ bằng hoạt động của các giác quan.
-Tri giác của HSTH mang tính không chủ định: chỉ biết nhìn mà chưa biết quan
sát, phụ thuộc vào chính đối tượng được tri giác, đượm màu sắc xúc cảm…
-Tình xúc cảm cũng là một đặc trưng trong tri giác của học sinh tiểu học. Trẻ nhận
ra ở các đối tượng không phải là những dấu hiệu cơ bản, bản chất mà là những gì
trực tiếp gây cho trẻ xúc cảm, đó là những gì mới lạ... Tri giác của trẻ gắn liền với
các hành động: sờ mó, ngửi hít, ngắm nhìn, thử nếm…
-Tri giác của học sinh tiểu học còn mang tính chất đại thể, ít đi vào chỉ tiết: chú ý
đến các chi tiết ngẫu nhiên, không tìm ra các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng, chỉ
dừng lại ở nhận biết và gọi tên, chưa có khả năng phân tích và tổng hợp mà chỉ liệt
kê những gì nhìn thấy..
- Tri giác không gian và thời gian của HSTH còn hạn chế. Các em rất khó khăn khi
quan sát các vật có kích thước quá lớn hoặc quá bé, còn nhầm lẫn giữa hình thể
tích vs hình thức mặt phẳng và hay gặp khó khăn khi tri giác thời gian, khó khăn
hình dung “ngày xưa”, “thế kỉ”…
-Tri giác phát triển trong quá trình học tập. Sự phát triển này chính xác, đầy đủ ,
phân hóa rõ ràng và có chọn lọc hơn. Càng ngày càng có khả năng quan sát tinh tế
(tìm ra những dấu hiệu đặc trưng cho sự vật hiện tượng, biết tìm ra các sắc thái của
các chi tiết); có mục đích và phương hướng rõ ràng
KLSP:
-GV cần đảm bảo âm thanh, ánh sáng đảm bảo cho học sinh; Vệ sinh lớp học sạch
sẽ.
-Bảo vệ, rèn luyện giác quan cho HS: định hướng HS tham gia các trò chơi mang
tính giải trí nhẹ nhàng, lành mạnh, không gây nguy hiểm; trong giờ dạy học, GV
nên cho HS được tự trải nghiệm: ngắm nhìn, chạm vào đồ vật hay làm toán bằng
que tính (đối với HS đầu TH, từ đó cho học sinh rút ra các quy tắc, công thức, khái
niệm…; hướng dẫn HS cách tự bảo vệ giác quan cho mình
-Người giáo viên cần phải quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực quan sát cho HS:
cho HS quan sát tranh ảnh, mẫu vật, tình huống thực tế hoặc qua trình chiếu;
hướng dấn HS cách quan sát-> nhận xét
-Phối hợp với PHHS trong việc phát triển tri giác cho HS: ở nhà PH nên cho con
em quan sát,tiếp xúc với nhiều đồ vật; chú ý đến những vật nguy hiểm trong gia
đình, tránh cho con em tiếp xúc với chúng

You might also like