Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Người soạn: Tô Phúc Thịnh

Cân bằng Hóa Học


§1. Khái Niệm Về Cân Bằng Hóa Học
1. Phản ứng 1 chiều: Phản ứng chỉ xảy ra theo 1 chiều nhất định
KClO3 → KCl + O2
Fe + H2SO4 (l) → FeSO4 + H2
2. Phản ứng thuận nghịch: Hai phản ứng ngược chiều nhau xảy ra ở cùng 1
điều kiện xác định.
SO2 + O2 ⇌ SO3
Fe2O3 + H2 ⇌ Fe + H2O
3. Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch:
vpứ thuận = vpứ nghịch
Nồng độ của từng chất trong phản ứng được bảo toàn khi đạt trạng thái
cân bằng. Phản ứng tiếp tục diễn ra:
2SO2 + O2 ⇌ 2SO3
Ban đầu: 2 1 -
Khi đạt trạng thái cân bằng: 1,14 0,57 0,86
* Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là một cân bằng động
Hằng số cân bằng KC chỉ phụ thuộc nhiệt độ và bản chất của phản ứng.
aA + bB ⇌ cC + dD Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng
[C]c [D]d
KC = (Chỉ áp dụng đổi với pha khí và pha lỏng)
[A]a [B]b
Ví dụ: C + CO2 → 2CO KC = [CO]2/[CO2]
Ý nghĩa của hằng số cân bằng KC:
Nếu hằng số cân bằng KC càng lớn thì ta nói rằng phản ứng
thuận đang chiếm ưu thế và ngược lại.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng (Nguyên lý Le
Chatelier)
Người soạn: Tô Phúc Thịnh

a) Nhiệt độ:
- Xét phản ứng thuận và phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt hay
thu nhiệt.
0
- Nếu là phản ứng thu nhiệt (Δr H298 > 0) thì khi tăng nhiệt độ, cân
bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt.
0
- Nếu là phản ứng tỏa nhiệt (Δr H298 < 0) thì khi giảm nhiệt độ, cân
bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt.
(Tăng thu – giảm tỏa)
b) Yếu tố nồng độ:
- Xét nồng độ của các chất trong hệ phản ứng.
- Nếu nồng độ của các chất tham gia > nồng độ của các chất sản phẩm thì phản
ứng chuyển dịch theo chiều thuận và ngược lại.
(Bình thông nhau)
c) Yếu tố áp suất:
- Xét số mol khí trên phương trình hóa học.
+ Nếu số mol khí tham gia = số mol khí sản phẩm thì khi tăng/ giảm
áp suất hệ đều không gây ảnh hưởng đến CBHH.
+ Nếu số mol khí của tham gia > số mol khí sản phẩm thì khi tăng áp
suất sẽ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận và ngược lại.
d) Chất xúc tác: Chất xúc tác chỉ thúc đẩy phản ứng đạt đến trạng thái
cân bằng nhanh hơn nhưng không gây chuyển dịch cân bằng.
* Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier:
Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu một tác động bên
ngoài làm thay đổi nồng độ, nhiệt độ và áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo
chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

§2. Cân Bằng Dung Dịch Nước


1. Sự điện li:
Chất điện li là những chất khi tan vào trong nước phân li thành ion.
+ Chất điện li mạnh: Phân li hoàn toàn thành các ion.
Người soạn: Tô Phúc Thịnh

+ Chất điện li yếu: Phân li không hoàn toàn.


2. Thuyết Acid – Base của Bronsted – Lowry
a) Thuyết Acid – Base của Arrhenius:
- Acid là những chất khi phân li cho ra ion H+
- Base là những chất khi phân li cho ra ion OH-
Không thể giải thích được các trường hợp HCO3-, CO32-, NH3
b) Thuyết Acid – Base của Bronsted – Lowry:
- Acid là những chất cho đi ion H+
- Base là những chất nhận ion H+
Giải thích hầu hết các hiện tượng hóa học của các chất tạo môi trường
acid, base.
3. Chỉ số Hydrogen và ý nghĩa:
Tích số ion của nước KW = [H+][OH-] chỉ phụ thuộc nhiệt độ và có giá trị
là một hằng số 10-14. Đối với nước tinh khiết [H+]=[OH-]=10-7.
a) pH: Thể hiện nồng độ ion H+ trong môi trường xác định
pH = -log[H+]
Môi trường có pH < 7 là môi trường acid (Acidic)
Môi trường có pH = 7 là môi trường trung tính (Neutral)
Môi trường có pH > 7 là môi trường base (Alkaline, kiềm)
Thang đo pH có giá trị khoảng từ 1 – 14
b) Ý nghĩa: pH có liên hệ mật thiết với sức khỏe của con người và sự phát
triển của sinh vật.
c) Cách xác định pH:
- Dùng chất chỉ thị
- Máy đo
4. Sự thủy phân của các ion: Khi tan trong nước, các muối phân li thành ion. Sản
phẩm của phản ứng giữa các ion với nước tạo thành các dung dịch có môi
trường khác nhau gọi là phản ứng thủy phân.
Ví dụ: CO32- + H2O → HCO3- + OH-
Al3+ + H2O → Al(OH)2+ + H+
Người soạn: Tô Phúc Thịnh

Fe3+ + H2O → Fe(OH)2+ + H+


5. Chuẩn độ Acid – Base:
* Nguyên tắc chuẩn độ: Chuẩn độ là phương pháp xác định nồng độ của một
chất bằng dung dịch chuẩn biết trước nồng độ. Dựa vào phần thể tích phản
ứng vừa đủ với nhau của 2 chất mà ta xác định được nồng độ của dung dịch
cần chuẩn độ.

You might also like