Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CƠ SỞ II)

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI:
ĐẢNG CỘNG SẢN LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÁCH MẠNG
(1930-1935)

GVHD: Trần Bá Hiệp


Sinh viên thực hiện: Phan Ngọc Hiệu
MSSV: 2153401010996
Số báo danh: 046
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

TP. Hồ Chí Minh, 09 tháng 04 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Điểm số Điểm chữ Ký tên


Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1

NỘI DUNG...........................................................................................................................3

Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI............................3

1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội................................................3

1.2. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan...........................................4

Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ


HỘI Ở VIỆT NAM...............................................................................................................9

2.1. Mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam...................................................................9

2.2. Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.........................................................13

KẾT LUẬN.........................................................................................................................16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................18


MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Từ rất sớm Hồ Chí Minh đã chỉ ra, sự lãnh đạo của Đảng không phải là
quyền lực mà đảng tự đặt ra cho mình, cũng không phải do sự áp đặt đối với
quần chúng, mà phải do quần chúng thừa nhận một cách tự nhiên. Có như vậy,
Đảng mới đoàn kết được dân tộc, mới trở thành lãnh tụ của dân tộc trong cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Sự ra đời của Đảng Cộng Sản
Việt Nam tuân theo những quy luật khách quan, đó chính là sự vận dụng, phát
triển của phong trào công nhân kết hợp với chủ nghĩa mác – Lênin và phong
trào yêu nước của dân tộc. Bởi vậy, từ khi Đảng xuất hiện theo quy luật vừa phổ
biến vừa đặc thù đó đã đưa cách mạng Việt Nam vào một bước ngoặt, mở ra
một chân trời triển vọng mới cho dân tộc ta phát triển.
Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt vĩ
đại trong lịch sử cách mạng nước ta, nó chấm dứt sự bế tắc về đường lối của
cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí
Minh dân tộc Việt Nam đã làm lên những chiến công hiển hách và những thắng
lợi có ý nghĩa lịch sử cũng như thời đại. Mặt khác, cương lĩnh đầu tiên của
Đảng (năm 1930) cũng ghi rõ: "Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng là
cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập
trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải trong đấu tranh mà trưởng
thành".
Trải qua hơn nửa thế kỷ hoạt động, Đảng ta ngày càng nhận thức sâu sắc tính
đúng đắn của luận điểm nói trên. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội tổng kết quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng,
đã nêu lên một bài học cơ bản: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng
đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Theo em, trong giai đoạn này, Đảng đã chứng minh được khả năng lãnh đạo
và tổ chức phong trào cách mạng của mình, từ đó khẳng định vị thế và sức
mạnh của mình trong cuộc chiến giành độc lập và tự do cho dân tộc. Việc

4
nghiên cứu đề tài này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình phát
triển lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam và phong trào cách mạng Việt Nam,
mà còn trang bị cho chúng ta những kiến thức về lịch sử phong trào cách mạng
thế giới. Nghiên cứu chủ đề này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về các
nhân vật, sự kiện và tình huống lịch sử quan trọng trong giai đoạn này, đồng
thời cũng là bước đệm để tìm hiểu các giai đoạn lịch sử tiếp theo.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn nêu trên nên em đã chọn đề tài:
"Đảng Cộng sản lãnh đạo phong trào cách mạng (1930-1935)" đây là một chủ
đề được đánh giá rất cao về giá trị lịch sử, văn hóa và chính trị, và luôn là một
trong những chủ đề được quan tâm và nghiên cứu nhiều nhất trong lịch sử Việt
Nam và thế giới. Qua đó, chúng ta có thể tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển của
Đảng và nội dung phong trào cách mạng trong thời kỳ đó, từ đó đưa ra những
bài học bổ ích và quan trọng cho tương lai của đất nước Việt Nam.

5
NỘI DUNG

Chương 1

HOÀN CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN PHONG TRÀO CÁCH MẠNG


(1930-1935)

1.1. Tình hình thế giới nửa đầu thế kỷ XX

Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tư bản Âu - Mỹ có những chuyển biến
mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội. Chủ nghĩa đế quốc xuất khẩu tư bản,
đầu tư khai thác thuộc địa đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản chính quốc, trước
hết là tư bản lũng đoạn; làm cho quan hệ xã hội của các nước thuộc địa biến đổi
một cách căn bản. Mặt khác, chủ nghĩa tư bản phương Tây cũng chuyển nhanh
từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ, yếu ở châu Á,
châu Phi và khu vực Mỹ - Latinh, biến các quốc gia này thành thuộc địa của các
nước đế quốc. Trước bối cảnh đó, nhân dân các dân tộc bị áp bức đã đứng lên
đấu tranh tự giải phóng khỏi ách thực dân, đế quốc, tạo thành phong trào giải
phóng dân tộc mạnh mẽ, rộng khắp, nhất là ở châu Á.

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã làm biến đổi sâu sắc
tình hình thế giới. Đối với nước Nga, đó là cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối
với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó còn là một cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng "nước Nga là nhà tù của các dân
tộc". Thắng lợi này không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai
cấp vô sản đối với các nước tư bản, mà còn có tác động sâu sắc đến phong trào
giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười,
chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành hiện thực và được truyền bá rộng rãi khắp nơi
dẫn đến sự ra đời của các Đảng cộng sản ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa và
thuộc địa: Đảng cộng sản Đức, Đảng cộng sản Hunggari (1918), Đảng cộng sản
Mỹ (1919), Đảng cộng sản Pháp (1920)…
6
Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản, do V.I.Lênin đứng đầu, được thành lập, trở
thành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản
thế giới. Quốc tế Cộng sản không những vạch đường hướng chiến lược cho
cách mạng vô sản mà cả đối với các vấn đề dân tộc và thuộc địa, giúp đỡ, chỉ
đạo phong trào giải phóng dân tộc. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa
thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác -
Lênin và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Với tình hình thế giới đầy biến
động đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.

1.2. Tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX


Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng và
từ đó từng bước thôn tính Việt Nam. Trước hành động xâm lược của Pháp,
Triều đình nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp (Hiệp ước 1862, 1874, 1883) và
đến ngày 6-6-1884 với Hiệp ước Patenotre đã đầu hàng hoàn toàn thực dân
Pháp. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa
nửa phong kiến, trong đó tính thuộc địa chi phối tính phong kiến.
Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần
thứ nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chúng tiến hành
chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương với số vốn đầu tư
trên quy mô lớn, tốc độ nhanh. Sau đó, thực dân Pháp đã thống trị trên toàn cõi
Việt Nam và thi hành chế độ áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về
văn hóa đối với nhân dân ta.
Về chính trị, chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn
áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người
Pháp, từ toàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ,
thống sứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án...;
biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Chúng bóp nghẹt tự do, dân
chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển
máu. Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta
làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với nước Lào và
nước Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta

7
trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa
các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ; giữa
dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
Về kinh tế, do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình
hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình
thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới.
Nhưng thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản
chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến. Chúng kết
hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch.
Chính vì thế, nước Việt Nam không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một
cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và
phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. Ngoài ra, thực dân Pháp còn thực hiện
chính sách độc quyền về kinh tế. Từ năm 1897 Pháp tiến hành các cuộc khai
thác thuộc địa lớn: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và khai
thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) với mưu đồ nhằm biến Việt Nam nói
riêng và Đông Dương nói chung thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của “chính
quốc”, đồng thời ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động rẻ mạt của người
bản xứ, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề.
Về văn hoá - xã hội, chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng
của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam, thực dân Pháp còn thực
hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị, thi hành triệt để chính sách văn hóa nô
dịch, gây tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi
phong bại tục, lập nhà tù nhiều hơn trường học, đồng thời du nhập những giá trị
phản văn hoá, duy trì tệ nạn xã hội vốn có của chế độ phong kiến và tạo nên
nhiều tệ nạn xã hội mới, dùng rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc các thế hệ
người Việt Nam, ra sức tuyên truyền tư tưởng “khai hoá văn minh” của nước
“Đại Pháp”… Kết quả làm cho trên 90% dân ta mũ chữ, nền văn hóa phong
kiến được nhuộm màu văn hóa thực dân, tâm lý sợ Pháp xuất hiện trong nhân
dân ta.
Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã làm biến đổi tình hình chính trị, kinh
tế, xã hội Việt Nam. Các giai cấp cũ phân hóa; giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện
với địa vị kinh tế khác nhau và do đó cũng có thái độ chính trị khác nhau đối
8
với vận mệnh của dân tộc.
Giai cấp địa chủ bị phân hóa sâu sắc. Một bộ phận địa chủ câu kết và làm
tay sai đắc lực cho Pháp, ra sức đàn áp phong trào yêu nước và bóc lột nông
dân; một bộ phận khác nêu cao tinh thần dân tộc khởi xướng và lãnh đạo các
phong trào chống Pháp và bảo vệ chế độ phong kiến, tiêu biểu là phong trào
Cần Vương; một số trở thành lãnh đạo phong trào nông dân chống thực dân
Pháp và phong kiến phản động; một bộ phận nhỏ chuyển sang kinh doanh theo
lối tư bản.
Giai cấp nông dân chiếm số lượng đông đảo nhất (khoảng hơn 90% dân số),
đồng thời là giai cấp bị phong kiến, thực dân bóc lột nặng nề nhất. Do vậy,
ngoài mâu thuẫn giai cấp vốn có với giai cấp địa chủ, từ khi thực dân Pháp xâm
lược, giai cấp nông dân còn có mâu thuẫn sâu sắc với thực dân xâm lược. Đây
là lực lượng hùng hậu, có tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất cho nền độc
lập tự do của dân tộc và khao khát giành lại ruộng đất cho dân cày, khi có lực
lượng tiên phong lãnh đạo, giai cấp nông dân sẵn sàng vùng dậy làm cách mạng
lật đổ thực dân phong kiến.
Giai cấp công nhân Việt Nam được hình thành gắn với công cuộc khai thác
thuộc địa, của thực dân Pháp. Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân
quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng vì ra đời trong
hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến, chủ yếu xuất thân từ nông dân,
cơ cấu chủ yếu là công nhân khai thác mỏ, đồn điền, lực lượng còn nhỏ bé,
nhưng sớm vươn lên tiếp nhận tư tưởng tiên tiến của thời đại, nhanh chóng phát
triển từ “tự phát” đến “tự giác”, thể hiện là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách
mạng.
Giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện muộn hơn giai cấp công nhân. Một bộ
phận gắn liền lợi ích với tư bản Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế
của chính quyền thực dân Pháp, trở thành tầng lớp tư sản mại bản. Một bộ phận
là giai cấp tư sản dân tộc, họ bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm, bị lệ thuộc,
yếu ớt về kinh tế. Vì vậy, phần lớn tư sản dân tộc Việt Nam có tinh thần dân
tộc, yêu nước nhưng không có khả năng tập hợp các giai tầng để tiến hành cách
mạng.
Tầng lớp tiểu tư sản (tiểu thương, tiểu chủ, sinh viên,…) bị đế quốc, tư bản
9
chèn ép, khinh miệt, do đó có tinh thần dân tộc, yêu nước và rất nhạy cảm về
chính trị và thời cuộc. Tuy nhiên, do địa vị kinh tế bấp bênh, thái độ hay dao
động, thiếu kiên định, do đó tầng lớp tiểu tư sản không thể lãnh đạo cách mạng.
Các sĩ phu phong kiến cũng có sự phân hóa rõ rệt. Một bộ phận hướng sang
tư tưởng dân chủ tư sản hoặc tư tưởng vô sản; một số người khởi xướng các
phong trào yêu nước có ảnh hưởng lớn.
Đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã có sự biến đổi rất quan trọng cả về chính trị,
kinh tế, xã hội. Chính sách cai trị và khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm
phân hóa những giai cấp vốn là của chế độ phong kiến (địa chủ, nông dân) đồng
thời tạo nên những giai cấp, tầng lớp mới (công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư
sản) với thái độ chính trị khác nhau. Những mâu thuẫn mới trong xã hội Việt
Nam xuất hiện. Trong đó, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực
dân Pháp và phong kiến phản động trở thành mâu thuẫn chủ yếu nhất và ngày
càng gay gắt.
Trong bối cảnh đó, những luồng tư tưởng ở bên ngoài: tư tưởng Cách mạng
tư sản Pháp năm 1789, phong trào Duy tân Nhật Bản năm 1868, cuộc vận động
Duy tân tại Trung Quốc năm 1898, cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc năm
1911..., đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã tác động mạnh
mẽ, làm chuyển biến phong trào yêu nước những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX.
Tóm lại, chính sách cai trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã
hội Việt Nam và làm cho tính chất xã hội thay đổi: xã hội Việt Nam từ một xã
hội phong kiến độc lập đã trở thành xã hội thuộc địa - nửa phong kiến. Cơ cấu
giai cấp trong xã hội thay đổi. Đó là sự ra đời của các giai cấp, tầng lớp mới
như công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Đây là một lực lượng cách mạng mới cho
một cuộc cách mạng mới trong tương lai. Mâu thuẫn xã hội thay đổi. Xuất hiện
mâu thuẫn mới là mâu thuẫn dân tộc với đế quốc và mâu thuẫn đó trở thành
mâu thuẫn bao trùm.

10
Chương 2

ĐẢNG CỘNG SẢN LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÁCH MẠNG


(1930-1935)

2.1. Đảng Cộng sản lãnh đạo phong trào cách mạng (1930-1931)
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 diễn ra trên qui mô lớn với
những hậu quả nặng nề, làm cho những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản phát
triển gay gắt. Phong trào cách mạng thế giới dâng cao. Bên cạnh đó, ở Đông
Dương, thực dân Pháp tăng cường bóc lột để bù đắp những hậu quả của cuộc
khủng hoảng ở chính quốc. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp
và tay sai càng phát triển gay gắt.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với hệ thống tổ chức thống nhất và cương
lĩnh chính trị đúng đắn, nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt
Nam đã lãnh đạo ngay một cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trên khắp cả
nước. Cờ đó búa liềm xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và nhiều địa
phương. Trong đó, điển hình là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
Ngày 1-5-1930, kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động, nhân dân ở hai tỉnh Nghệ
An và Hà Tĩnh đã nhất tề đứng lên bãi công, biểu tình. Tháng 9-1930, phong
trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh phát triển đến đỉnh cao với những hình thức
đấu tranh ngày càng quyết liệt. Trước sức mạnh của quần chúng, bộ máy chính
quyền của đế quốc và tay sai nhiều nơi tan rã. Các tổ chức đảng lãnh đạo ban
chấp hành nông hội ở thôn, xã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở nông
thôn, thực hiện chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với quần chúng nhân dân, làm
chức năng, nhiệm vụ một chính quyền cách mạng dưới hình thức các ủy ban tự
quản theo kiểu Xô viết.
Khi chính quyền Xô viết ra đời và là đỉnh cao của cách mạng, từ cuối năm
1930, thực dân Pháp tập trung mọi lực lượng đàn áp khốc liệt, kết hợp thủ đoạn
bạo lực với những thủ đoạn chính trị như cưỡng bức dân cày ra đầu thú, tổ chưc
rước cờ vàng, nhận thẻ quy thuận... Đầu năm 1931, hàng nghìn chiến sĩ cộng
sản, hàng vạn người yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày.

11
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 khẳng định đường lối đúng đắn của
Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.
Từ phong trào, khối liên minh công nông được hình thành, công nhân và nông
dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng. Mặt khác phong trào còn được đánh
giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản đã
công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế
Cộng sản.
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với
cách mạng Việt Nam, đã “khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực
lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản mà đại biểu là Đảng ta; ở chỗ nó đem
lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào giai cấp vô sản, đồng thời đem lại cho
đông đảo quần chúng công nông lòng tự tin ở sức lực cách mạng vĩ đại của
mình…”. Ngoài ra còn để lại cho Đảng ta nhiều bài học quý báu về công tác tư
tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về
tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Phong trào có ý nghĩa như cuộc tập
dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

2.2. Đảng Cộng sản lãnh đạo khôi phục phong trào cách mạng (1932-1935)
Nhờ tinh thần và nghị lực phi thường được rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh cách
mạng trong những năm 1930-1931, Đảng ta và quần chúng cách mạng đã vượt qua
thử thách khó khăn, từng bước khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng.
Nhiều chi bộ đảng ở trong nhà tù vẫn được thành lập, hệ thống tổ chức đảng từng
bước được phục hồi. Một số tổ chức đảng ở Cao Bằng, Sơn Tây, Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và
nhiều nơi khác ở miền Nam vẫn được duy trì và bám chắc quần chúng để hoạt động.
Nhiều đảng viên vượt tù đã tích cực tham gia khôi phục Đảng và lãnh đạo quần
chúng đấu tranh. Các Xứ ủy Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ bị thực dân Pháp phá vỡ
nhiều lần, đã lần lượt được lập lại trong năm 1931 và 1933. Nhiều tỉnh ủy, huyện
ủy, chi bộ lần lượt được phục hồi.

Đầu năm 1932, trước tình hình các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và
hầu hết ủy viên các xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ bị địch bắt và nhiều người đã

12
hy sinh, theo Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí
chủ chốt ở trong và ngoài nước tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng.
Tháng 6-1932, Ban lãnh đạo Trung ương đã công bố Chương trình hành động của
Đảng Cộng sản Đông Dương. Chương trình hành động đã vạch ra nhiệm vụ đấu
tranh trước mắt để khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng,
đặc biệt cần phải “gây dựng một đoàn thể bí mật, có kỷ luật nghiêm ngặt, cứng như
sắt, vững như đồng, tức Đảng Cộng sản để hướng đạo quần chúng trên con đường
giai cấp chiến đấu”.

Đầu năm 1934, theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Ban Chỉ huy ở ngoài của
Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập lãnh đạo, chỉ đạo phong trào trong
nước như chức năng, trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương. Đến đầu năm
1935, hệ thống tổ chức của Đảng được phục hồi. Đó là cơ sở để tiến tới Đại hội lần
thứ nhất của Đảng. Tháng 3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng họp ở Ma
Cao (Trung Quốc). Đại hội khẳng định thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục
phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng.

Đại hội đề ra ba nhiệm vụ trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng, đẩy mạnh
cuộc vận động thu phục quần chúng; mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống
chiến tranh, ủng hộ Liên Xô, ủng hộ cách mạng Trung Quốc. Đại hội đã bầu Ban
Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 ủy viên, do đồng chí Lê Hồng Phong làm
Tổng Bí thư, bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản. Nguyễn Ái
Quốc được cử làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản.

Đại hội lần thứ nhất của Đảng có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong việc khôi phục
lại hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến địa phương, nâng cao niềm tin của
cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự phát
triển của phong trào cách mạng sắp tới, hơn hết là mở ra một giai đoạn phát triển
mới của cách mạng Đông Dương.

2.3. Ý nghĩa và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng

Trong giai đoạn từ năm 1930 đến 1935, lãnh đạo của Đảng đã đóng vai trò quan
trọng trong việc tiến hành các cuộc đấu tranh dân tộc và cách mạng tại Việt Nam.
13
Sự lãnh đạo của Đảng đã đưa ra những chính sách và đường lối phù hợp với tình
hình thời đại, góp phần vào sự phát triển của phong trào cách mạng tại Việt Nam.Cụ
thể, trong giai đoạn này, Đảng đã tập trung vào việc xây dựng cơ cấu tổ chức của
mình trên cơ sở phong trào đấu tranh của dân tộc. Đồng thời, Đảng cũng đưa ra
chương trình chính sách phù hợp để giải quyết các vấn đề nhân dân, như đánh giá
lại chức năng và quyền hạn của quan lại, đấu tranh chống lại sự thối lại quan liêu,
quan lại thuế, đấu tranh chống bạo động tư sản cực đoan và người thù nước.

Ngoài ra, lãnh đạo của Đảng còn tập trung vào việc xây dựng quân đội nhân dân,
để tạo ra những lực lượng cách mạng có khả năng đẩy lùi sự xâm lược của thực dân
Pháp. Qua đó, Đảng đã góp phần làm tăng hiệu quả của cuộc chiến đấu và xây dựng
được sức mạnh cách mạng.

Tóm lại, việc lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn từ năm 1930 đến 1935 đã đóng
vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và thúc đẩy phong trào cách mạng tại
Việt Nam, vì đã đưa ra những chính sách phù hợp với tình hình thời đại và giúp đưa
đất nước đến nơi đến chốn.

14
KẾT LUẬN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những
vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết
Mác-Lênin về bản chất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội; về đặc
điểm, nhiệm vụ lịch sử, nội dung, các hình thức, bước đi và biện pháp tiến hành
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tư tưởng đó trở thành tài sản
vô giá, cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho việc kiên trì, giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa của Đảng ta, đồng thời gợi mở nhiều vấn đề về xác định hình
thức, biện pháp và bước đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với những đặc điểm
dân tộc và xu thế vận động của thời đại ngày nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt mãi trường
tồn cùng dân tộc và thời đại, được minh chứng qua thực tiễn cách mạng Việt
Nam và ngày càng tỏa sáng, in sâu trong trái tim, khối óc của hàng triệu triệu
con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng soi sáng con đường cách mạng
của dân tộc Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực trên con
đường phát triển và hội nhập quốc tế. Ý nghĩa lịch sử và giá trị lý luận, thực tiễn
của tư tưởng Hồ Chí Minh đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia và trở thành một
phần giá trị của văn hóa nhân loại. Nhìn lại tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa
xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ củng cố thêm
niềm tin vững chắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện khát vọng
phát triển một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, hùng cường, cùng nhịp
bước với thời đại, sánh vai với các cường quốc năm châu, thực hiện thành công
tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc Việt Nam.
Trong tình hình thế giới phức tạp hiện nay, các thế lực thù địch của chủ
nghĩa xã hội tiếp lục tìm mọi cách để bài bác, phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin.
Luận điệu họ thường nêu lên một cách sai lầm là họ đem đồng nhất sự sụp đổ
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông âu với sự sụp đổ của chủ nghĩa
Mác-Lênin, sự đổ vỡ của hệ tư tưởng mác xít. Điều cần lưu ý là có một số
người vốn là mácxít, nay dao động do những động cơ sai lầm khác nhau, dẫn tới
sự hoài nghi học thuyết Mác-Lênin, hoài nghi con đường đi tới chủ nghĩa xã hội

15
ở Việt Nam, thậm chí chống lại đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam, phủ định con đường đi tới chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đã lựa chọn.
Bởi vậy, chúng ta cần phải kiên định trước con đường mà Đảng và Hồ Chí
Minh đã chọn, vững bước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Mặt khác, em xin đề xuất rằng chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách
có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư
tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới,
luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi
vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống. Hơn hết, ta phải đẩy mạnh học
tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là yêu cầu, trách
nhiệm, nhưng đồng thới cũng là tình cảm, là nguyện vọng tha thiết của mỗi cán
bộ, đảng viên và người dân Việt Nam yêu nước, để xây dựng một đất nước Việt
Nam giàu đẹp, dân chủ; dân tộc Việt Nam độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam
ấm no, hạnh phúc.

16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr.415.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.11, tr.610.

3. Báo Tiền Phong: https://tienphong.vn/di-len-cnxh-la-yeu-cau-khach-quan-la-


con-duong-tat-yeu-cua-cach-mang-viet-nam-post1337241.tpo

4. Hồ Chí Minh về kinh tế và quản lý kinh tế, Nxb Thông tin lý luận, Hà
Nội,1990.

5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.8, tr.289-294.

6. Trang VOV5: https://vovworld.vn/vi-VN/binh-luan/gia-tri-cua-tu-tuong-ho-


chi-minh-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-
nam-983652.vov

7. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, sđd, t.4, tr.613.

8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.11, tr.600-601.

9. Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.1, tr.496.

10. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh: Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý
luận chính trị, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2021.

17

You might also like