Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 120

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ

NGUYỄN BÁ DƯ

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC


PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà nội, 2004
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


KHOA KINH TẾ

NGUYỄN BÁ DƯ

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC


PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


Mã số: 5.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Trần Quế

Hà nội, 2004
MỤC LỤC

Lời mở đầu 1
Chương 1: Một số vấn đề chung về thương mại quốc tế 4
1.1. Cơ sở phát triển của thương mại quốc tế 4
1.1.1. Cơ sở hình thành thương mại quốc tế 4
1.1.2. Xu hướng phát triển của thương mại quốc tế 6
1.2 Các chiến lược phát triển ngoại thương 12
1.2.1. Chiến lược thay thế nhập khẩu 12
1.2.2. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế 15
1.2.3. Chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu 16
1.2.4. Chiến lược phát triển hỗn hợp 17
1.3. Vai trò của thương mại quốc tế đối với quá trình phát triển kinh tế quốc dân 19
1.3.1 Vai trò đối với việc phát triển kinh tế 19
1.3.2. Vai trò đối với việc giải quyết việc làm và các vấn đề chính trị - xã hội 22
của mỗi quốc gia.
1.4. Một số kinh nghiệm phát triển ngoại thương trên thế giới 24
1.4.1 Hàn Quốc 24
1.4.2 Đài Loan 26
1.4.3 Malaysia 27
1.4.4 Trung Quốc 29
Chương 2: Ngoại thương Việt Nam trong những năm qua 32
2.1. Ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1975 - 1986 32
2.1.1. Chiến lược phát triển ngoại thương thời kỳ 1975 - 1986 32
2.1.2. Thực trạng ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1975 - 1986 35
2.1.3. Đánh giá ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1975 - 1986 39
2.2. Ngoại thương Việt Nam từ 1986 đến nay 42
2.2.1. Chiến lược phát triển ngoại thương từ 1986 đến nay 42
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

2.2.2. Thực trạng ngoại thương Việt Nam từ 1986 đến nay 45
2.2.3. Đánh giá ngoại thương Việt Nam từ 1986 đến nay 56
Chương 3: Định hướng chiến lược và các giải pháp chủ yếu nhằm phát 65
triển ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới
3.1. Bối cảnh mới chi phối chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam 65
trong thời gian tới
3.1.1. Thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay 65
3.1.2. Bối cảnh quốc tế, xu hướng phát triển kinh tế và thương mại thế giới hiện nay 76
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngoại 78
thương Việt Nam trong những năm tới
3.2. Quan điểm và định hướng chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam 84
trong giai đoạn tới
3.2.1. Những quan điểm cơ bản về định hướng chiến lược phát triển ngoại 84
thương Việt Nam
3.2.2. Những mục tiêu chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam 87
3.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngoại 93
thương Việt Nam trong giai đoạn tới
3.3.1. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý ngoại thương 93
3.3.2. Tiếp tục đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, đa phương hoá thị 96
trường và năng động tìm kiếm khách hàng
3.3.3. Chủ động hội nhập quốc tế 98
3.3.4. Lựa chọn ưu tiên các ngành mũi nhọn có tác động hỗ trợ tích cực cho 99
việc hoàn thiện và đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
3.3.5. Huy động các nguồn vốn đầu tư để phát triển ngoại thương theo hướng 100
mở cửa và hội nhập
3.3.6. Phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh 101
3.3.7. Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động ngoại thương 101
3.3.8 Xúc tiến thương mại 103
3.3.9. Tăng cường và đổi mới công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ và 104
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tình hình mới.
Kết luận 106
Tài liệu tham khảo 108
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

ADB Ngân hàng phát triển châu Á


AFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN
APEC Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CARICOM Cộng đồng hợp tác kinh tế và thị trường chung Caribê
GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
EU Liên minh châu Âu
WB Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF Quỹ tiền tệ thế giới
MERCOSUR Khối thị trường chung Nam mỹ
NAFTA Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ
ODA Viện trợ phát triển chính thức
OPEC Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Họat động của ngành ngoại thương Việt nam ngày càng phát triển vượt bậc, nhất là
từ sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới. Ngoại thương Việt nam thời gian qua đã
đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước và phần nào tác động mạnh
mẽ vào thực hiện quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung bao
cấp sang cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi và phát triển trong điều kiện kinh tế thị
trường, ngoại thương Việt nam đã gặp phải không ít những bất cập so với yêu cầu phát
triển của thực tiễn.

Nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách của giới nghiên cứu và quản lý nhà
nước đối với việc phát triển ngoại thương là phải tập trung nghiên cứu các vấn đề lý
luận, thực tiễn và kinh nghiệm của các nước, đồng thời cần tổng kết ngay những vấn
đề thực tiễn nảy sinh trong quá trình hoạt động của ngoại thương Việt nam, lấy đó làm
luận cứ khoa học cho việc định ra một chiến lược phát triển ngoại thương đúng đắn và
năng động phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, để nó trở thành động lực trực
tiếp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước đang trong quá trình hội nhập
vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ và mục
tiêu quan trọng đã được Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra tại Đại hội lần thứ IX (tháng
4/2001) cho các hoạt động kinh tế đối ngoại và ngoại thương cần đạt được.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề hoạt động và định hướng chiến lược phát triển thương mại nói chung,
của ngoại thương Việt nam nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ,
các mức độ và cấp độ khác nhau, nhưng ở mỗi công trình nghiên cứu ở các thời kỳ
khác nhau đòi hỏi mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, nên kết quả
nghiên cứu khác nhau. Đó là công trình nghiên cứu đã được công bố, như: công
nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của một số nước châu á công nghiệp mới (tác giả
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
2

Hoàng Thanh Nhàn, 1992), Vai trò của Chính phủ trong quá trình công nghiệp hóa về
xuất khẩu của một số nước ASEAN (tác giả Đinh Thị Thơm,1996), Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa ngoại thương với tăng trưởng và phát triển kinh
tế của Việt nam trong điều kiện kinh tế mở (tác giả Trần Anh Phương,1996), Chiến
lược phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà nội trong giai đoạn hiện nay (tác
giả Nguyễn Văn Tuấn, 2002), Đổi mới và hoàn thiện quản lý Nhà nước về thương mại
trên thị trường nội địa nước ta thời kỳ đến 2010 (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà
nước của Bộ Thương mại, 2002) và một số tác phẩm khác.

Trong phạm vi đề tài được nghiên cứu này, tác giả hy vọng có thể hệ thống hoá,
khái quát hoá cả về lý luận và thực tiễn chiến lược phát triển ngoại thương Việt nam
trong điều kiện kinh tế thị trường góp phần phát triển ngoại thương Việt nam nhằm
thực hiện các mục tiêu chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn

 Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn của một số
nước trên thế giới về chiến lược phát triển ngoại thương.

 Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam trong
thời kỳ vừa qua, nhất là từ năm 1986 đến nay.

 Đề xuất một số kiến nghị chủ yếu và luận giải các vấn đề cơ bản về chiến lược
phát triển ngoại thương Việt nam trong những năm tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Dưới góc độ kinh tế chính trị học, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn
đề cơ bản ở tầm vĩ mô của hoạt động ngoại thương, cho nên các vấn đề được đưa ra
xem xét, phân tích chủ yếu là về quan điểm lý luận, đường lối chính sách và chiến
lược phát triển ngoại thương.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển của ngoại thương Việt nam
trong thời kỳ mở của và hội nhập cửa nền kinh tế Việt nam vào nền kinh tế thế giới,
mà chủ yếu từ sau năm 1986 đến nay.
3

Luận văn cũng có đề cập đến chiến lược phát triển ngoại thương của một số
nước có những điều kiện giống Việt nam, tác giả chọn lọc những kinh nghiệm này giới
thiệu cho quá trình hoạch định chiến lược phát triển, vận dụng nó vào thực tế phát triển
ngoại thương Việt nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu bằng việc sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, đồng thời kết hợp chặt chẽ với phương pháp: khái quát hoá, trừu tượng hoá và
cụ thể hoá trong quá trình phân tích, đánh giá, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến
lược phát triển ngoại thương Việt nam trong những năm tới.

Phương pháp phân tích được sử dụng trong luận văn là phương pháp diễn dịch
và quy nạp, phân tích kinh tế- thống kê, phương pháp phân tích thông tin và đồ thị…

6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn

Luận văn sẽ hệ thống hoá những lý luận cơ bản về chiến lược phát triển ngoại
thương trong nền kinh tế thị trường.

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng vận động của ngoại thương
Việt nam trong những năm qua, căn cứ vào xu thế phát triển của kinh tế Việt nam trong bối
cảnh hiện nay, luận văn sẽ đề xuất định hướng và một số giải pháp cơ bản trong chiến lược
phát triển ngoại thương Việt nam trong những năm tới.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về thƣơng mại quốc tế

Chương 2: Ngoại thƣơng Việt nam trong những năm qua

Chương 3: Định hƣớng chiến lƣợc và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
ngoại thƣơng Việt nam trong thời gian tới
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
4

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. CƠ SỞ PHÁT TRIỂN CỦA THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1.1. Cơ sở hình thành thƣơng mại quốc tế
Từ những năm cuối thế kỷ 19 nền kinh tế thế giới đã có những bước tiến vượt
bậc. Kinh tế tư bản phát triển tới đỉnh cao, cơ khí hoá dần thay thế thủ công, năng suất
lao động không ngừng tăng lên, của cải vật chất của xã hội ngày càng được sản xuất ra
nhiều hơn.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất trên thế giới đã làm cho nền kinh tế ngày
càng đa dạng và phong phú, ngày càng chịu ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ của sự
phân công lao động quốc tế. Các quan hệ kinh tế thế giới phát sinh và phát triển không
ngừng. Các mối quan hệ này được biểu hiện qua:

- Các mối quan hệ di chuyển quốc tế của hàng hoá và dịch vụ.

- Các mối quan hệ di chuyển quốc tế của vốn.

- Các mối quan hệ di chuyển quốc tế của sức lao động.

- Các mối quan hệ di chuyển quốc tế của các phương tiện tiền tệ.

Từ các mối quan hệ quốc tế này xuất hiện một hình thái hoạt động kinh tế quốc
tế mới: thương mại quốc tế.

Thực tế phát triển kinh tế thế giới cho thấy, sự thành công trong phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của thương mại quốc tế. Nhất là
trong tình hình hiện nay, để phát triển, các quốc gia cần phải áp dụng cơ chế kinh tế
mở, tức là nền kinh tế của một quốc gia có các hoạt động giao dịch kinh tế quốc tế với
các nền kinh tế mở của các quốc gia khác và với các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế.

Trong phạm vi một quốc gia có nền kinh tế mở, các hoạt động kinh tế đối ngoại
có tầm quan trọng đặc biệt, vì các hoạt động của nó, như: ngoại thương, hợp tác quốc
tế về đầu tư và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, hợp tác quốc tế về khoa học công
nghệ, các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ… là cầu nối giữa kinh tế trong nước và kinh
5

tế quốc tế. Quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng được phát triển và mở rộng do yêu cầu
phát triển khách quan của xã hội hoá lực lượng sản xuất thế giới mà cơ sở của nó là
phân công lao động quốc tế và sự trao đổi các lợi thế so sánh giữa các quốc gia.

Từ đó, cơ sở lý luận khoa học của việc hình thành kinh tế mở cũng chính là cơ
sở lý luận khoa học của mối quan hệ giữa thương mại quốc tế với phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia, thực chất là phát triển mạnh các quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó
ngoại thương giữ vị trí trọng tâm.

Ngoại thương - hiểu theo khái niệm phổ thông nhất: là phạm trù kinh tế phản
ánh sự trao đổi hàng hoá giữa nước này với nước khác thông qua các hoạt động bán và
mua (gọi là xuất khẩu - nhập khẩu). Toàn bộ hoạt động xuất - nhập khẩu giữa các nước
được gọi là thương mại quốc tế.

Hai điều kiện tiền đề ra đời của ngoại thương là:

1. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá - tiền tệ, kèm theo đó là sự xuất
hiện của tư bản thương nghiệp.

2. Sự hình thành và phát triển của phân công lao động quốc tế giữa các nước.

Qua nghiên cứu lịch sử phát triển kinh tế thế giới, ngoại thương là hoạt động
kinh tế đã xuất hiện từ lâu trong các thời đại từ chế độ chiếm hữu nô lệ, và tiếp đó là
chế độ Nhà nước phong kiến. Tuy nhiên thời kỳ này ngoại thương chỉ phát triển với
quy mô nhỏ, hẹp, vì nền kinh tế mang tính tự nhiên còn thống trị. Việc trao đổi hàng
hoá quốc tế chỉ bao gồm một phần rất nhỏ sản phẩm được sản xuất ra, còn chủ yếu là
dùng để phục vụ nhu cầu cá nhân trong nước.

Đến tư bản chủ nghĩa, ngoại thương mới phát triển rộng rãi và trở thành động
lực phát triển quan trọng của phương thức tư bản chủ nghĩa. Vì, lúc này sản xuất hàng
hoá tư bản chủ nghĩa phát triển với quy mô ngày càng lớn và mục đích của nó là
không ngừng tăng lợi nhuận.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
6

Ngày nay thương mại quốc tế đã trở thành hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản
không thể thiếu được, nó phản ánh tính chất, trình độ và quy mô mở cửa phát triển nền
kinh tế hướng ngoại của mỗi quốc gia trên thế giới.

1.1.2. Xu hƣớng phát triển của thƣơng mại quốc tế.

Ngày nay hội nhập và toàn cầu hoá là xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Việc
hoạch định chiến lược phát triển ngoại thương của mỗi quốc gia phải tính đến đặc
điểm và xu hướng phát triển là: thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ với quy mô
ngày càng lớn, tốc độ ngày càng nhanh theo hướng phân công lao động quốc tế ngày
càng sâu, rộng, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế
quốc tế hoá lực lượng sản xuất.

Ở thế kỷ 21 này, sự phát triển đó chắc chắn sẽ ngày càng sôi động, phức tạp và
rất khó có thể tiên đoán một cách chính xác tất cả các xu hướng phát triển của nó. Có
thể đưa ra một số nhận định về xu hướng phát triển chính như sau:

Thứ nhất: Việc các quốc gia cấu trúc lại nền kinh tế của mình sẽ tác động sâu
sắc đến quá trình chuyển dịch cơ cấu của thương mại quốc tế. Điều đó được biểu hiện
qua một số đặc điểm:

- Các hoạt động ngoại thương hữu hình vẫn sẽ tăng mạnh. Bên cạnh đó, hoạt
động ngoại thương vô hình (như: chuyển giao công nghệ, bảo vệ – cho thuê
hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ) cũng sẽ không ngừng tăng về tốc độ
phát triển, quy mô giá trị và tỷ trọng trong thương mại quốc tế.

- Giá trị của những sản phẩm hàng hoá có hàm lượng chất xám cao (kỹ thuật,
công nghệ cao) sẽ ngày một tăng nhanh, ngược lại, những sản phẩm thô và sơ
chế của các ngành sản xuất sẽ tiếp tục giảm cả về giá trị, quy mô và tỷ trọng
trong tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của thương mại thế giới.

- Xu hướng không ngừng mở rộng cánh kéo giá cả giữa các sản phẩm sơ cấp
(bao gồm nông sản, khoáng sản, các nguyên liệu thô khác) và giá cả các sản
7

phẩm đã qua công nghiệp chế biến, đặc biệt là các sản phẩm có hàm lượng chất
xám cao, sẽ gây bất lợi ngày càng lớn cho các nước xuất khẩu sản phẩm sơ cấp,
mà chủ yếu là đối với các nước chậm và đang phát triển, bị thua thiệt.

Thứ hai: “Tự do hoá thương mại” ngày càng gia tăng và là xu thế tất yếu của
yêu cầu phát triển khách quan của thương mại quốc tế.

"Tự do hoá thương mại" là việc tự do di chuyển hàng hoá, dịch vụ, nguồn nhân
lực và vốn giữa các quốc gia. Điều này có nghĩa là các rào cản trong lĩnh vực thương
mại của một nước sẽ cần phải được xoá bỏ nhằm tạo cơ hội cho hàng hoá, dịch vụ từ
thị trường khác có thể xâm nhập vào thị trường nội địa, qua đó tăng cường khả năng
cạnh tranh của hàng hoá nội địa, đồng thời đẩy mạnh hoạt động thương mại và hợp tác
kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và toàn cầu.

Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ, các quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế đã phát triển mạnh mẽ. Mở cửa
để phát triển đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với mọi nước trên thế giới. Việc buôn
bán không thể chỉ giới hạn trong một nước. Tự lực để phát triển kinh tế không còn là quốc
sách trong giai đoạn hiện nay, mà phải hội nhập để phát triển. Hội nhập quốc tế tạo cơ hội
cho các nước tăng cường và tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ mới và các
kinh nghiệm quản lý tốt nhất của các nước phát triển. Để hội nhập, cần phải tự do hoá
thương mại.

Thứ ba: Tự do hoá thương mại đưa lại lợi ích cho tất cả các nước nhưng không
đều nhau.

Tự do hoá thương mại là điều kiện để các nước đang phát triển tranh thủ những
ưu đãi về thương mại, đầu tư và mở rộng cửa cho hàng hoá của họ thâm nhập vào thị
trường các nước, nhất là các nước phát triển. Từ những sự ưu đãi này, các nước đang
phát triển có thể tăng cường thu hút đầu tư vốn trong và ngoài nước, thúc đẩy nhanh
quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh
của hàng hoá và dịch vụ. Đặc biệt là trong WTO cũng như đại đa số các tổ chức kinh
tế khu vực khác đều có các chính sách ưu đãi đối với các nước đang phát triển và các
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
8

nước trong thời kỳ chuyển đổi, cho phép các nước này được hưởng các miễn trừ, ân
hạn trong việc thực hiện các nghĩa vụ giảm thuế và phi thuế quan, và các nghĩa vụ
khác.

Tham gia tiến trình tự do hoá thương mại, thực hiện giảm thuế và mở cửa thị
trường sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường nội địa, đòi hỏi các
ngành sản xuất phải được cơ cấu và tổ chức lại cho phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao
hơn, yêu cầu phải mở rộng hơn nữa hợp tác khoa học - kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển
giao công nghệ và vốn.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tự do hoá thương mại chắc chắn sẽ dẫn đến
sự bất bình đẳng giữa các nước và lợi ích của những nước tham gia trong các khối
không thể đồng đều nhau được. Đó là sự thiệt thòi của những nước có nền kinh tế yếu
kém, lậc hậu hơn và các nước phát triển hơn sẽ được lợi nhiều hơn, vì trong quan hệ lệ
thuộc nhau và những lợi thế so sánh, nhất là lợi thế so sánh tương đối, thuộc về các
nước phát triển hơn. Một điều hiển nhiên sẽ là: khi phá bỏ các rào cản trong quan hệ
thương mại quốc tế, nguồn lực và hàng hoá của các nước giàu và có trình độ sản xuất
phát triển cao sẽ có tác động chi phối các nước kém phát triển và các nước nghèo, và
các nước nghèo dễ bị lâm vào tình trạng nghiêm trọng do hàng hoá từ ngoài tràn ngập
vào, cạnh tranh và làm cho sản xuất có nguy cơ bị đình trệ.

Có thể thấy rằng: tự do hoá thương mại sẽ là cơ hội để các nước chậm và kém
phát triển phát triển, song được nhiều hơn lại thuộc về các nước phát triển hơn.

Thứ tư: Bảo hộ mậu dịch tuy có giảm dần nhưng vẫn tồn tại song song với tự do
hoá thương mại.

Tham gia tiến hành tự do hoá thương mại, các nước đều tăng cường mở cửa thị
trường. Song các nước vẫn còn duy trì bảo hộ mậu dịch, tuy mỗi nước và mỗi thời kỳ
mức độ bảo hộ khác nhau.

Mỗi quốc gia đều có chính sách thương mại riêng. Chính sách thương mại là
chính sách quốc gia dùng để phân biệt đối xử với các nhà sản xuất và kinh doanh nước
9

ngoài, cũng chính là nhằm bảo hộ các nhà sản xuất và thị trường trong nước khỏi sự
xâm nhập ồ ạt của nước ngoài hoặc bảo hộ một nhóm người nào đó.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, các nước đang tiến dần đến việc xoá bỏ các
chính sách bảo hộ mậu dịch, song trên thực tế việc xoá bỏ hoàn toàn vẫn chưa thể trở
thành hiện thực được. Các nước vẫn cần phải duy trì bảo hộ mậu dịch đồng thời cùng
với việc phát triển của tự do thương mại. Bảo hộ mậu dịch giúp cho các nước có thể
phát triển dần nền sản xuất và hoạt động thương mại trong nước khi chưa có trình độ
ngang tầm với các nước khác, đồng thời tránh những tổn thất về thu ngân sách và các
vấn đề khác do giảm hoặc xoá bỏ hàng rào thuế quan do tự do hoá thương mại đòi hỏi.

Nhìn chung, các nước đang dần xoá bỏ các rào cản trong hoạt động thương mại
quốc tế, nhưng xoá hẳn và xoá hết các rào cản này chưa thể thực hiện được, vì trong
chừng mực nào đó bảo hộ mậu dịch vẫn còn là điều cần thiết đối với mỗi quốc gia
trong tiến trình thúc đẩy tự do hoá thương mại.

Thứ năm: toàn cầu hoá và khu vực hoá cùng tồn tại song song trong thương mại
quốc tế:

Hiện nay toàn cầu hoá không còn là một xu thế mà đã trở thành thực tiễn trong
nền kinh tế thế giới. Trong những năm gần đây, quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá
được tăng cường rất mạnh, cùng tồn tại song song trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
Các thành viên trong WTO đang cố gắng thực hiện các cam kết về tự do hoá thương
mại, song vì nhiều lý do triển vọng của việc xây dựng hệ thống thương mại đa phương
còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại đa
bên, nhiều khối thương mại tự do đã được thành lập. Đến nay, trên thế giới đã có trên
1000 liên minh thương mại được ra đời, chủ yếu tập trung ở Châu Âu và Châu Mỹ. Ở
Châu Á tuy không nhiều hiệp định thương mại tự do, theo WTO thì có 10 liên minh đã
được ký kết, song chúng được đánh giá là thực hiện rất tích cực và đạt kết quả ban đầu
đáng khích lệ. Các liên minh thương mại trên thế giới đang tồn tạị gồm có APEC- tổ
chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương gồm 22 nước và vùng lãnh thổ tham
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
10

gia, ASEAN - hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, CARICOM- cộng đồng hợp tác
kinh tế và thị trường chung Caribe, EU,.v.v...

Việc thành lập và cùng song song tồn tại các khối thương mại đa phương trước
hết là các nước trong khối có sự gần gũi về địa lý, do nhu cầu chính trị của các nước
thành viên muốn có sự ổn định và có khả năng liên kết để chống lại mối đe doạ từ bên
ngoài, đáp ứng nhu cầu của các nước về một thể chế thương mại đa phương trong khi
các vòng đàm phán của GATT/WTO chưa đạt được kết quả như các nước mong đợi,
và đây chính là bước thử nghiệm để tham gia tự do hoá thương mại toàn cầu.

Thứ sáu: Xu hướng tăng cường hiệp định tự do thương mại song phương:

Trong nửa cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, tự do hoá đơn phương đã trở
thành trào lưu phổ biến trong tiến trình thúc đẩy tự do hoá thương mại và là bước
chuyển căn bản của các nước đang phát triển, các nước mới công nhiệp hoá và các nền
kinh tế chuyển đổi ra khỏi các chính sách hướng nội thay thế nhập khẩu.

Ngày nay, tự do hoá thương mại đơn phương được thay thế bằng các hiệp định
thương mại chung của thế giới. Thực tế cho thấy rằng, tự do hoá thương mại đơn
phương đã gây thiệt hại nhiều cho các nước thực hiện chính sách này. Việc tự do
thương mại đơn phương đã mở cửa thị trường cho nước ngoài thâm nhập, trong khi
không có chính sách bảo hộ mậu dịch hoặc không có điều kiện thâm nhập thị trường
nước ngoài đã làm cho tình hình sản xuất và thương mại của các nước này không thể
phát triển được. Để bảo vệ quyền lợi của mình và để có điều kiện bình đẳng trong
quan hệ kinh tế quốc tế, các nước nhất là các nước đang phát triển, buộc phải tiến hành
hoạt động thương mại quốc tế theo hướng ký các Hiệp định thương mại song phương.
Việc ký các Hiệp định thương mại song phương đã giúp cho các nước có thể bình
đẳng hơn trong quan hệ thương mại và có cơ hội hỗ trợ, giúp đỡ nhau nhiều hơn.

Việt Nam đã ký Hiệp định song phương với một số nước và khu vực, nhờ vậy
trong quan hệ thương mại với các nước trên thế giới đang có nhiều tiến triển tốt đẹp.
Như đã ký Hiệp định thương mại EU, làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu của chúng ta
sang thị trường EU ngày một tăng, trong đó nhiều mặt hàng xuất sang EU có trị giá rất
11

lớn, như dệt may, giày dép, thuỷ sản. Năm 2001 ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ,
đã mở ra cho chúng ta triển vọng lớn cũng như những điều kiện thuận lợi trong phát
triển ngoại thương với Hoa Kỳ và khu vực Bắc Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ
năm 2003 đã đạt 4 tỷ USD - Nhiều mặt hàng chủ lực sang Mỹ đạt kim ngạch lớn, năm
2001 xuất sang Mỹ hàng dệt may mới đạt 47 triệu USD, đến 1/5/2003 đã tăng lên 2,5
tỷ USD. Năm 2003 xuất khẩu hàng giầy dép : 325 triệu USD, hàng thuỷ sản đạt hơn
800 triệu USD...

Các Hiệp định thương mại song phương đã và đang là yếu tố hết sức quan trọng
để tạo sự bình đẳng và là điều kiện vô cùng thuận lợi giúp các nước đang phát tri ển có
cơ hội mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. Đây là xu hướng đang được tăng cường
và phát triển trên thế giới hiện nay.

Tóm lại: “Tự do hoá thương mại” đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho
nền kinh tế thế giới phát triển không ngừng và đã làm c ho kinh tế thế giới đạt được
những kết quả to lớn, song nó cũng làm nảy sinh những hậu quả rất nghiêm trọng. Đó
là, “tự do hoá thương mại” làm tăng khoảng cách trình độ phát triển và tình trạng kinh
tế giữa các nước, nhất là giữa các nước phát triển và các nước chậm phát triển. Đó là,
làm cho sự lệ thuộc về kinh tế, dẫn đến lệ thuộc về chính trị giữa một số nước ngày
càng nhiều hơn; và tất yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa các sắc tộc và từng khu vực nẩy
sinh ngày một sâu sắc hơn.

“Tự do hoá thương mại” là động lực thúc đẩy các quốc gia cấu trúc lại nền kinh
tế, đẩy nhanh quá trình cấu trúc lại nền kinh tế thế giới theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, song mặt trái của nó là: làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái,
làm cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, dẫn đến huỷ hoại môi trường
sinh thái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối với các quốc gia kém phát triển,
công nghệ chế biến không đủ sức cạnh tranh, phải xuất khẩu nguyên liệu thô ra nước
ngoài. Không chỉ riêng đối với các nước kém phát triển, các nước “siêu” phát triển
như: Mỹ, Nhật…cũng không thể tránh khỏi được những hậu quả tiêu cực do sự tác
động của “tự do hoá thương mại”. Nhất là, khi các quốc gia phải thực hiện theo quy
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
12

định mới về thuế quan xuất nhập khẩu do WTO quy định, phải hạ thấp thuế xuất nhập
khẩu xuống còn từ 1/4 đến 1/3 mức hiện hành, sự thua thiệt lớn chắc chắn sẽ rơi vào
các nước nghèo, vì họ đang phải nhập siêu quá lớn.

Đối với các nước chậm và kém phát triển, con đường duy nhất để đi lên là tăng
cường xuất khẩu để nhập khẩu và tăng tích luỹ cho phát triển kinh tế, tất nhiên cũng sẽ
gặp nhiều bất lợi. Vậy làm thế nào để không bị thua thiệt trong cuộc đua tranh xuất
khẩu đối với các nước kém và chậm phát triển? Vấn đề đặt ra đối với các nước này là:
cần phải đề ra và thực thi một cách hết sức khôn khéo các chính sách về tài chính, tiền
tệ, cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý…để kết hợp đồng bộ một cách đúng đắn giữa
khuyến khích “tự do hoá thương mại” với “bảo hộ mậu dịch”.

1.2. CÁC CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN NGOẠI THƢƠNG

Hiện nay toàn cầu hoá và quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới vì sự phát triển
chung đang là xu thế khách quan, cho nên trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia nhận thức sự cần thiết phát triển nền kinh tế mở là điều tất yếu, nhất là đối
với các nước có nền kinh tế chưa phát triển. Tuy nhiên đối với các quốc gia có nền
kinh tế chưa phát triển thường có sự băn khoăn tranh luận về chiến lược phát triển kinh
tế theo hướng nào: hướng nội hay hướng ngoại? Thực tế trong hoạt động kinh tế đối
ngoại đã xuất hiện những chiến lược phát triển khác nhau: thay thế nhập khẩu, xuất
khẩu sản phẩm thô và sơ chế, công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, chiến lược phát
triển hỗn hợp. Nên chọn chiến lược phát triển nào cho phù hợp với đặc điểm, tình
hình, điều kiện thực tế của quốc gia mình?

1.2.1 Chiến lƣợc thay thế nhập khẩu

Chiến lược thay thế nhập khẩu đã được thực hiện trong quá trình hiện đại hoá
đất nước ở hầu hết các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh
trong những năm 1950 - 1960. Thực chất của chiến lược thay thế nhập khẩu là chiến
lược phát triển kinh tế hướng nội, mà nội dung chủ yếu của nó là đề cao việc sản xuất
hàng hoá thay thế nhập khẩu.
13

Ở các nước áp dụng chiến lược thay thế nhập khẩu, phương pháp tiếp cận thực
tiễn chung và phổ biến là các nhà sản xuất trong nước cần phải xác định rõ nhu cầu thị
trường trong nước qua số lượng nhập khẩu thực tế hàng năm để lập kế hoạch phát triển
sản xuất - kinh doanh. Để hỗ trợ sản xuất trong nước phát triển và có lãi, nhà nước có
trách nhiệm bảo hộ cho sản xuất và mậu dịch trong nước bằng các biện pháp thuế quan
và phi thuế quan. Nhà nước cũng cho phép những nhà sản xuất được phép quan hệ với
nước ngoài để tranh thủ vốn đầu tư, cung cấp kỹ thuật, nhất là công nghệ mới và có thể
phối hợp thực hiện sản xuất - kinh doanh.

Áp dụng chiến lược này ban đầu các nước đã đạt được tăng trưởng và phát triển
kinh tế nhờ khai thác, phát huy tốt nhất các khả năng tiềm tàng và thế mạnh về lao
động, tài nguyên... của đất nước mình để sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu
với chi phí giá thành hợp lý nhất. Nhờ vậy hàng hoá sản xuất trong nước của các nước
này đã đáp ứng phần nào nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, làm ổn định kinh
tế- chính trị - xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao.

Trong quá trình thực hiện chiến lược này, đến một thời điểm nào đó bằng việc
chuyên môn hoá thay thế nhập khẩu, mỗi nước đều có thể đạt được lợi thế so sánh ở
một vài sản phẩm công nghiệp nào đó và do đó vẫn có thể xuất khẩu được một phần
sản phẩm sau khi đã được thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Qua đó thấy rằng,
nếu thực hiện đúng đắn chiến lược thay thế nhập khẩu thì nó cũng có những tác dụng
và vai trò nhất định trong giai đoạn mở đầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở các nước đang phát triển, nó như là giai đoạn mở đầu để nền công nghiệp khởi
động và là khúc dạo đầu cho việc tăng trưởng theo hướng xuất khẩu.

Từ cuối những năm 1960, chiến lược thay thế nhập khẩu đã bị hạn chế dần tác
dụng ở một loạt nước, trước hết ở các nước Châu Mỹ La tinh rồi lan sang các nước
Châu Á và Châu Phi. Nguyên nhân thất bại của chiến lược này là nó tỏ ra ngày càng
lạc hậu với thời đại ngày nay trước xu thế mở cửa phát triển mạnh các quan hệ hợp tác
và phân công lao động quốc tế. Do đề cao phát triển hướng nội nên chiến lược thay
thế nhập khẩu đã làm giảm dần tốc độ tăng trưởng kinh tế, vì chiến lược này hạn chế
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
14

tự do hoá ngoại thương, vi phạm quy luật lợi thế so sánh bởi chính sách "đóng cửa"
"bế quan toả cảng" của nền kinh tế. Ở một số nước, do đề cao quan đ iểm tự lực cánh
sinh theo kiểu khép kín, với việc gia tăng các điều kiện bảo hộ sản xuất và mậu dịch
trong nước nên nhiều sản phẩm sản xuất ra để thay thế hàng nhập khẩu với chất lượng
không cao, giá cả không khống chế, gây lãng phí các nguồn lực sản xuất và không có
tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hậu quả là: làm ảnh hưởng đến đời sống dân
cư ở các nước này và hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế. Và một hậu quả tồi tệ xảy ra
trong quan hệ kinh tế đối ngoại của hầu hết các nước áp dụng chiến lược thay thế nhập
khẩu là: tỷ trọng nhập khẩu luôn tăng lên khiến cán cân thanh toán quốc tế thường
xuyên bị thiếu hụt, nợ nước ngoài vì thế vẫn không thể giảm được.

Thực tiễn phát triển kinh tế của các nước đang phát triển cho thấy mâu thuẫn
giữa chính sách tự lực tự cường trong phát triển kinh tế và thiếu hụt ngoại tệ, vốn và
phải phụ thuộc vào nước ngoài ngày càng trở thành nguyên nhân quan trọng khiến cho
chiến lược thay thế nhập khẩu không thể kéo dài. Ngay cả trong những thời kỳ có sự
thực thi nghiêm ngặt chiến lược thay thế nhập khẩu, các công ty tư bản nước ngoài đã
bằng mọi cách luồn vào bên trong các hàng rào thuế quan để sản xuất tại chỗ những
sản phẩm mà trước đây các nước sở tại phải nhập khẩu. Có một xu hướng khá phổ
biến chung là: càng về sau, chí nh các nước sở tại càng khuyến khích sự gia tăng đầu tư
tư bản vào nước mình. Năm 1954 và năm 1962, Thái Lan có luật khuyến khích đầu tư
công nghiệp đã cho phép tư bản nước ngoài tham gia. Năm 1958, Malaysia ban hành
luật khuyến khích nguồn vốn nước ngoài vào những ngành công nghiệp thay thế nhập
khẩu. Năm 1959, Singapo có luật công nghiệp mũi nhọn. Năm 1967 Inđônêxia có luật
đầu tư tư bản nước ngoài nhằm thu hút vốn nước ngoài để phát triển các ngành phân
bón, xi măng, dệt, hàng công nghiệp tiêu dùng dành cho thị trường nội địa. Năm 1965
bằng hiệp ước bình thường hoá quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc đã thừa nhận quyền
kiểm soát của tư bản Nhật Bản ở Hàn Quốc, đã khiến cho ngay từ năm 1974 cổ phần
của Nhật ở Hàn Quốc đã chiếm tới 65,4% tổng số vốn đầu tư của tư bản nước ngoài
vào Hàn Quốc [28, tr. 90-92].
15

Trong số các nước đang phát triển ở Châu Á áp dụng không thành công chiến
lược thay thế nhập khẩu phải kể đến Myanma, là một trong những nước bảo thủ nhất
thực hiện chính sách hạn chế các quan hệ kinh tế đối ngoại, mà chính sách này đã
được chính phủ Myanma áp dụng đến tận năm 1992. Do ảnh hưởng của chính sách
hạn chế các quan hệ kinh tế đối ngoại mà Myanma đã trở thành nước có nền kinh tế
kém phát triển nhất, một nước có nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng và kéo dài và là
nước nghèo nhất thế giới.

Nhìn chung, thay thế nhập khẩu là chiến lược phát triển ngoại thương được các
nước đang phát triển áp dụng thời kỳ 1950 - 1960. Với chiến lược này, ban đầu các
nước đang phát triển đã đạt được một số kết quả nhất định về tăng trưởng kinh tế. Nhờ
áp dụng chiến lược này các nước đang phát triển đã phần nào đạt được mục tiêu cơ
bản của mình là: tự lực, tự cường về kinh tế và độc lập về chính trị. Tuy rằng sau này,
khi nền kinh tế thế giới chuyển sang xu thế hội nhập và quốc tế hoá đời sống kinh tế,
chiến lược thay thế nhập khẩu không còn phát huy hiệu lực, song nó có thể coi là bước
khởi động ban đầu cho công cuộc phát triển công nghiệp hoá sau này. Và tất yếu khi
nó không còn tác dụng nữa, nó sẽ phải được thay thế bằng chiến lược khác, có hiệu
quả hơn.

1.2.2 Chiến lƣợc xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế

Thực chất đây là chiến lược công nghiệp hoá hướng ngoại, nhưng ở trình độ
thấp. Chiến lược này đã được thực hiện từ trước những năm 1950 và nó đã mang lại sự
tăng trưởng đáng kể cho nhiều nước, trong đó có cả những quốc gia phát triển như Mỹ,
Canada, Cộng hòa liên bang Đức... Do có các lợi thế về xuất khẩu lương thực, thực
phẩm và một số khoáng sản thô khác, một số nước nghèo như Côlômbia, Mêhicô,
Malaixia, Philipin... cũng đã áp dụng chiến lược này trong thời kỳ đầu tiến hành công
nghiệp hoá (1950 - 1960). Bằng con đường đó, họ đã tạo ra được những động lực đầu
tiên cho sự phát triển nhờ có lợi thế so sánh về một số sản phẩm xuất khẩu như cao su,
cà phê, dầu dừa, dầu cọ, quặng kim loại... Cho nên đến cuối những năm 1960 tổng kim
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
16

ngạch xuất khẩu của các nước đang phát triển chiếm 80% là xuất khẩu sản phẩm sơ chế
và hàng thô [49, tr. 89].

Tuy nhiên khi phân tích hiệu quả kinh tế của việc xuất khẩu sản phẩm sơ chế
và hàng thô, các nước đều khẳng định đây là loại chiến lược bán rẻ tài nguyên và thiên
nhiên. Song không còn con đường nào khác để có vốn ban đầu cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, các nước nghèo và đang phát triển phải bán sản phẩm ra nước ngoài dưới
dạng sản phẩm thô và sơ chế. Việc xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế tạo ra xu hướng
là: tranh thủ khai thác nguồn tài nguyên sẵn có, vắt kiệt nó, gây hậu quả nghiêm trọng
về môi trường và sinh thái, bóc lột bừa bãi và quá mức đối với thiên nhiên, đồng thời
còn gây cả tâm lý ỷ lại dựa vào thiên nhiên, không cần đầu tư vào phát triển công
nghệ chế biến, làm cho tình hình sản xuất công nghiệp không phát triển và ngày càng
lạc hậu. Thực trạng này diễn ra tập trung chủ yếu vào các nước có nguồn tài nguyên
phong phú, như Irắc, Côoet,... ở Trung Đông hoặc Brunây ở Châu Á. Sau khi thấy
được hậu quả bất lợi nghiêm trọng xảy ra, các nước đang phát triển dần chuyển hướng,
hạn chế việc thực hiện chiến lược loại này, do vậy tỷ trọng hàng sơ chế và sản phẩm
thô trong tổng kim ngạch xuất khẩu của họ ngày một giảm.

Đối với Việt Nam thời kỳ đầu của công nghiệp hoá, xét các điều kiện thực tế
của mình, đã áp dụng chiến lược này đồng thời kết hợp đồng bộ với chiến lược khác
trên tinh thần tận dụng hết những lợi thế so sánh về nguồn lao động và tài nguyên để
chuẩn bị tiền đề vật chất cần thiết cho "cất cánh".

1.2.3 Chiến lƣợc công nghiệp hoá hƣớng vào xuất khẩu

Nội dung cơ bản của chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu là các
nước khác nhau đều có những lợi thế so sánh khác nhau về nguồn lực sản xuất vốn có
của mỗi nước (vốn lao động, tài nguyên, vị trí địa lý...). Vì thế các nước cần "phụ
thuộc" lẫn nhau trong quá trình phát triển để có thể trao đổi với nhau các lợi thế so
sánh thông qua các hoạt động kinh tế đối ngoại như ngoại thương, liê n doanh, liên kết
cùng nhau đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh về một hay một số loại sản phẩm
nào đó....
17

Rõ ràng, chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu hoàn toàn ngược lại
với chiến lược thay thế nhập khẩu. Chiến lược này thể hiện sự vận dụn g các quy luật
lợi thế so sánh ở mức độ cao nhất, do đó nó đặc biệt chú trọng đến việc mở cửa hướng
ngoại của mỗi quốc gia.

Thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu là cơ hội để các
quốc gia đang phát triển thành lập và phát triển các khu, các vùng kinh tế mới với tốc
độ nhanh, với công nghệ mới hiện đại và thu hút số đông lực lượng lao động của xã
hội đến làm việc. Từ đó hình thành các vùng đô thị mới với bộ mặt hoàn toàn khác các
khu vực kinh tế truyền thống. Ở đây nhờ sự phát triển của công nghiệp, người lao động
có việc làm ổn định và thu nhập cao. Đồng thời với phát triển sản xuất, đời sống được
nâng cao, các hoạt động thương mại - dịch vụ cũng phát triển mạnh, tạo lên một bộ
mặt đô thị hoàn toàn mới.

Tuy nhiên, lại nảy sinh những mặt hạn chế, tác động tiêu cực đến tình hình
chính trị - xã hội, đó là những chính sách về phát triển khu kinh tế mới và giải quyết
vấn đề phát triển những khu vực sản xuất truyền thống chủ yếu để phục vụ nhu cầu nội
địa mà các khu vực này vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu xã hội và địa lý của
mỗi quốc gia. Việc tập trung quá mức vào một số ngành được chuyên môn hoá cao để
xuất khẩu dễ dẫn đến tình trạng toàn bộ nền kinh tế bị phụ thuộc vào sự biến động của
các ngành đó, và có thể làm cho nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng. Nếu coi nhẹ
các vùng, các ngành sản xuất truyền thống, ít đầu tư vốn và kỹ thuật, vốn dĩ nó đã bị
lạc hầu, sẽ dẫn đến tình trạng: các ngành sản xuất bị mai một đi, các vùng sản xuất sẽ
không còn được tồn tại như trước nũa, dân cư sẽ di chuyển dần đến những khu kinh tế
mới, và có thể sẽ phá vỡ thế cân bằng đã được thiết lập từ bao đời nay, làm cho nền kinh
tế bị mất cân đối. Và điều đó đặc biệt tác động đến những vùng núi cao, hẻo lánh, vùng
sâu, vùng nông thôn xa xôi.

Đến nay chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu đã được thực tiễn
phát triển công nghiệp hoá khẳng định là mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
18

xu thế phát triển của thời đại ngày nay là quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và hợp
tác vì sự phát triển chung của nhân loại.

Chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu đã được nhiều nước và vùng
lãnh thổ ở Châu Á áp dụng trong hơn 30 năm qua và nhiều nước đã thu được những
kết quả vượt bậc, tạo lên "nền kinh tế thần kỳ", như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Công,
Hàn Quốc, Singapore và sau này có Malaixia, Ấn Độ.

1.2.4 Chiến lƣợc phát triển hỗn hợp

Thực tiễn cho thấy sự phân định thành 3 loại chiến lược phát triển như trên ở
nhiều nước chỉ mang tính ước lệ tương đối. Hầu hết các nước đều không theo đuổi hẳn
một chiến lược nào mà đã kết hợp đồng bộ cùng lúc hay gắn kết hai hay cả 3 loại chiến
lược thành một chiến lược hỗn hợp.

Tuy nhiên, do mức độ nhận thức, biện pháp thực hiện, điều kiện lịch sử với sự
tác động của môi trường quốc tế ở mỗi nước có mức độ khác nhau, s ự thành công của
mỗi nước cũng khác nhau.

Quay trở lại với những nước đạt được những thành công to lớn trong chiến lược
phát triển hướng ngoại là Nhật Bản, “4 con rồng” Châu Á (Đài Loan, Hồng Công,
Singapore, Hàn Quốc), rồi Ấn Độ, Malaixia sau này, có thể coi đó là những tấm gương
sáng về thành công thực hiện chiến lược hướng ngoại, mà nội dung cơ bản nhất của
nó là xúc tiến mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Điều kỳ diệu là
các nước và vùng lãnh thổ này đã vận dụng thành công đồng thời cả chiến lược phát
triển hướng nội: sản xuất thay thế nhập khẩu. Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan một
mặt thực hiện chiến lược phát triển xuất khẩu, mặt khác vẫn luôn coi trọng việc sản
xuất thay thế nhập khẩu ở mức độ cần thiết và vai trò quản lý của Nhà nước với sản
xuất thay thế nhập khẩu có phần chặt chẽ hơn. Nhưng với Hồng Công và Singapể, do
đặc điểm thị trường nội địa quá nhỏ bé, nên ngay từ đầu khi tiến hành công nghiệp
hoá, họ đã chủ trương tự do hoá thị trường và mở cửa hướng ngoại ở mức độ rất cao ,
vì thế trong suốt cả quá trình công nghiệp hoá họ đã không nhấn mạnh quá đặc biệt về
vai trò chiến lược thay thế nhập khẩu. Việc tổ chức sản xuất để thay thế nhập khẩu ở
19

Hồng Công và Singapore có đặc điểm chủ yếu là dựa vào quan hệ cung cầu do thị
trường điều tiết. Nhà nước tuy có khuyến khích các nhà sản xuất trong nước sản xuất
hàng thay thế nhập khẩu khi thấy có lợi cho sự phát triển chung của nền kinh tế, song
họ tự chịu trách nhiệm do những rủi ro hay thua thiệt trong sản xuất - kinh doanh xảy
ra, nhà nước không có bất kỳ sự hỗ trợ nào.

Rõ ràng là, mặc dù chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu là chiến
lược then chốt, đã mang lại cho các nước sự tăng trưởng đột biến về kinh tế và là động
lực cơ bản để làm nên những điều thần kỳ, song họ vẫn luôn coi trọng việc phát triển
những ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, vì họ thấy được rằng mỗi loại chiến lược có
vị trí, vai trò nhất định và chúng liên quan chặt chẽ với nhau, tạo nên sự hỗ trợ và động
lực thúc đẩy lẫn nhau trong một nền kinh tế ở một quốc gia nhất định. Và tất nhiên
mỗi chiến lược có thể áp dụng cho một hay một số khu vực và ở những thời điểm
khác nhau, chúng được thực hiện theo những phương thức khác nhau.

Trong số 5 nước và vùng lãnh thổ kể trên, Hàn Quốc là điển hình thành công
nhất trong việc áp dụng cả hai loại chiến lược hướng nội, hướng ngoại, trong đó Hàn
Quốc luôn ưu tiên phát triển mạnh hướng ngoại. Do vậy, trong các thập niên gần đây,
chỉ trong vòng 25 năm (từ 1961 đến 1985) Hàn Quốc đã vươn lên và "hoá rồng".

Trung Quốc cũng là nước áp dụng mô hình chiến lược phát triển hỗn hợp.
Nhưng Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng cao chỉ từ khi thực hiện chính sách
mở cửa từ cuối những năm 70 thế kỷ 20. Cả một thời gian dài hàng chục năm đến
năm 1995, GDP hàng năm có tốc độ tăng trưởng bình quân 11%, cao nhất thế giới [42,
tr. 96]. Cán cân thương mại quốc tế của Trung Quốc từ năm 1985 đến năm 2001 năm
nào cũng xuất siêu: năm 1995 xuất siêu: 8,746 tỷ USD, năm 1995: 19,684 tỷ USD,
năm 2001: 23,1 tỷ USD [50, tr. 591, tr. 617].

Sở dĩ ngoại thương Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng cao, là do Trung
Quốc đã nỗ lực cải cách nền ngoại thương theo hướng mở cửa, tích cực tham gia vào
sự phân công và hợp tác quốc tế.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
20

Qua thực tế thực hiện chiến lược phát triển hỗn hợp, ở một số nước thấy rằng
trong điều kiện hiện nay, khi xu thế của thế giới là toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và
hội nhập, muốn phát triển kinh tế cần thiết phải áp dụng chiến lược phát triển hỗn hợp,
trong đó đặc biệt chú trọng đến xuất khẩu, nhập khẩu cần hạn chế trong phạm vi hết
sức cần thiết. Đây là chiến lược đúng đắn, là giải pháp để tạo điều kiện phát triển kinh
tế ở một quốc gia.

1.3. VAI TRÒ CỦA THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ QUỐC DÂN

Ngoại thương - thương mại quốc tế của một quốc gia là một ngành kinh tế thực
hiện chức năng lưu thông hàng hoá giữa thị trường trong nước với thị trường nước
ngoài. Thương mại quốc tế là cầu nối giữa các thị trường có sự khác nhau về tình
trạng kinh tế, tình trạng thị trường ở từng quốc gia, tuy vậy nó là động lực quan trọng
thúc đẩy thị trường trong từng nước.

Với chức năng của mình, thương mại quốc tế có vai trò hết sức to lớn trong việc phát
triển nền kinh tế quốc dân. Những tác động của hoạt động thương mại quốc tế đối với sự
phát triển kinh tế được biểu hiện ở các vấn đề sau:

1.3.1. Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm
thực hiện mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế

Đối với các nước kém và đang phát triển, để phát triển kinh tế, bước đi ban đầu
là cần phải tiến hành công nghiệp hoá. Trong cơ cấu kinh tế của các nước này đều có
một đặc điểm chung là: nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng sản phẩm quốc
dân. Khi tiến hành công nghiệp hoá để phát triển kinh tế, một xu hướng mang tính quy
luật là: tất cả các ngành kinh tế đều có sự gia tăng hàng năm về quy mô tuyệt đối, còn
về quy mô tương đối thì nông nghiệp có tỷ trọng ngày càng giảm, công nghiệp và dịch
vụ có tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng thu nhập quốc dân.

Trong quá trình vận động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoạt động thương mại
quốc tế với vai trò đặc biệt quan trọng của nó đã tác động đến toàn bộ quá trình tái sản
xuất xã hội: từ sản xuất, phân phối, lưu thông đến tiêu dùng. Đặc biệt, đối với các
21

ngành sản xuất cơ bản như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại quốc tế đã tác động
trực tiếp tới cả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, do đó đã góp phần thúc đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá về cả ba mặt:
cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế.

Trong những năm vừa qua, nhất là từ khi thực hiện cải cách kinh tế của Việt
nam theo hướng phát triển nền kinh tế mở, Việt nam đã có quan hệ ngoại giao và sẵn
sàng có quan hệ kinh tế với hầu hết các nước trên thế giới. Các quan hệ hợp tác quốc
tế ngày càng phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Nhờ vậy kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt nam không ngừng tăng lên. (xem biểu 1)

Biểu 1: Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 1985 - 2003

ĐVT: triệu USD

1985 1990 1995 2000 2001 2002 2003

Tổng kim ngạch ngoại


2556 5496 13604 3020 310169 36400 44815
thương

Trong đó:
 Xuất khẩu 699 2404 5449 14483 15027 16700 19870
 Nhập khẩu 1857 2752 8155 15637 16162 19400 24954

Cán cân thương mại -1159 -348 -2707 -1154 -1135 -1700 5075

Nguồn: Tổng cục thống kê; Bộ Thương Mại

Đến năm 2003, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam đạt 44.815 triệu
USD, so với 1985 tăng 17,5 lần, nếu so với 1990 tăng 8,1 lần. Tuy nhiên, nhập khẩu
vẫn luôn nhập siêu (năm 1985 nhập siêu 1.159 triệu USD, năm 2003 – 5075 triệu
USD) là điều tất yếu đối với một nước đang phát triển cần tăng cường nhập khẩu để có
công nghệ, máy móc và các hàng hoá cần thiết phục vụ cho công cuộc công nghiệp
hoá - hiện đại hoá.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
22

Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những nhân tố và động lực thúc đẩy
thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tức là góp phần điều chỉnh lại cơ cấu
ngành nghề, cơ cấu khu vực và cơ cấu sản lượng sản phẩm sản xuất ra, tạo ra tiền đề
để phát triển kinh tế, phát triển sản xuất.

Xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho các ngành kinh tế có cơ hội phát triể n thuận
lợi và phát triển nhanh. Xuất, nhập khẩu hàng hoá nhằm mở rộng khả năng cung cấp
đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Do yêu cầu phát triển
sản xuất trong nước cho phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới, cơ cấu hàng hoá nhậ p
khẩu có sự thay đổi: tăng nhập hàng cung cấp đầu vào cho sản xuất, giảm bớt nhập
hàng tiêu dùng hoặc hàng xa xỉ phẩm không cần thiết. Hàng nhập khẩu chủ yếu tập
trung vào các loại hàng là thiết bị máy móc - công nghệ mới và hàng nguyên vật liệu
phục vụ cho sản xuất mà trong nước chưa tự đáp ứng được.

Trong những năm qua, nhập thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ, nguyên nhiên vật
liệu... tăng mạnh. Cụ thể như: nhập thiết bị toàn bộ năm 1995 đạt 850 triệu USD, so
với năm 1991 tăng 167%, đến năm 2003 đạt 5400 triệ u USD [68], so với năm 1995
tăng 6,3 lần. Việc tăng cường nhập khẩu những thiết bị, máy móc và nguyên vật
liệu cần cho sản xuất đã tác động rất lớn đến các ngành sản xuất của nước ta, làm
cho sản xuất không ngừng phát triển. Một số ngành sản xuất như điện , cơ khí, dệt
may, giày dép, giấy... có tốc độ tăng trưởng cao và phát triển ổn định.

Từ thực tế đạt được của hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm vừa qua,
thấy rằng sự gia tăng nhịp độ xuất khẩu, nhất là xuất khẩu một số sản phẩm chủ lực có
khối lượng hàng hoá và giá trị xuất khẩu lớn, như dầu thô, gạo, hàng dệt may và may
mặc, thủy sản, cà phê, hạt điều, cao su, than đá... đã tạo ra nguồn ngoại tệ lớn để mở
rộng khả năng nhập khẩu các loại vật tư, nguyên liệu, thiết bị kỹ thuật mới, công nghệ
tiên tiến... phục vụ cho việc phát triển sản xuất. Xu thế ngày càng nhập siêu lớn hơn so
với xuất khẩu ở nước ta nói riêng, các nước đang và kém phát triển nói chung, đã phản
ánh thực trạng trên đây là phù hợp với giai đoạn đầu công nghiệp hoá đất nước.
23

1.3.2 Vai trò đối với việc giải quyết việc làm và các vấn đề chính trị
xã hội ở mỗi quốc gia

Sự gia tăng của thương mại quốc tế có tác động đến tất cả các mặt trong đời
sống kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia.

Phần trên đã cho thấy những tác động của ngoại thương trong mối quan hệ
tương hỗ với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Những sự biến đổi tích cực của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã mang lại cho
nền kinh tế sự gia tăng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và từng bước xoá
bỏ sự bất bình đẳng và chênh lệch mức sống thực tế giữa các tầng lớp dân cư thuộc các
vùng, các miền khác nhau của đất nước.

Trước hết xuất khẩu tăng sẽ tạo ra nguồn ngoại tệ lớn, nhờ đó có thể nhập khẩu
những kỹ thuật - công nghệ mới và nhập các bí quyết sản xuất, kinh doanh... và do đó
lại thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, bao gồm cả những ngành sản xuất thay thế
nhập khẩu phát triển mạnh hơn, tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội, hàng ngoại. Tăng
nhập khẩu trong trường hợp này là tích cực, là cần thiết và hoạt động ngoại thương
không chỉ có vai trò quan trọng cung cấp đầu vào, giải quyết đầu ra cho sản xuất mà
còn tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập kể cả danh nghĩa và thực tế cho người lao
động.

Nhờ việc tích cực theo đuổi chính sách mở cửa, tăng cường và mở rộng các quan
hệ đối ngoại với các nước, chúng ta đã thu hút được một số lượng rất lớn vốn đầu tư
nước ngoài, đây cũng là một động lực để một mặt thúc đẩy phát triển sản xuất; mặt
khác, mở ra nhiều khu công nghiệp mới giải quyết được nhiều việc làm mới cho người
lao động. Từ năm 1988 đến tháng 7/2003 đã có 4,8 ngàn dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã được cấp giấy phép và tổng số vốn đăng ký lên đến 51 tỷ USD, vốn thực hiện
24 tỷ USD. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hiện chiếm 20% tổng vốn đầu tư phát
triển, gần 38% giá trị sản xuất công nghiệp, 50% xuất khẩu, tạo việc làm trực tiếp cho
600 nghìn lao động [64].
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
24

Về mối quan hệ giữa xuất khẩu - nhập khẩu với giải quyết việc làm và với thu
nhập, mức sống thực tế của người lao động có thể phân tích trên cơ sở lý luận của Mác về
sự cân đối giữa giá trị hao phí lao động (V) và giá trị tư liệu sản xuất (C), giữa phát triển
sản xuất của khu vực I (tư liệu sản xuất) và khu vực II (tư liệu tiêu dùng). Theo lý luận
của Mác, C và V là hai yếu tố cơ bản tạo nên giá trị sản phẩm. Giữa V và C có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau và phải được cân đối với nhau thì hoạt động kinh tế mới có hiệu quả
cao. Với tình hình thực tế Việt Nam trong điều kiện đông dân, lao động dư thừa, trình độ
kỹ thuật của người lao động trong sản xuất còn thấp kém, trong công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, không nên nhất thiết áp dụng ngay công nghiệp - kỹ thuật cao, sử dụng
ít lao động trong sản xuất mà cần khuyến khích sử dụng một cách hợp lý các kỹ thuật -
công nghệ sản xuất bậc trung tận dụng nhiều lao động để vừa giải quyết việc làm, vừa tận
dụng tối đa lao động với trình độ hiện nay sẵn có, để tích luỹ vốn cho công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, dần nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân.
Từ khi đổi mới năm 1986 đến nay, nhờ có chiến lược và hướng đi đúng đắn
chúng ta đã phát triển kinh tế một cách vững chắc và với tốc độ cao. Điều đó cho
chúng ta có cơ hội giải quyết được khá nhiều công ăn việc làm cho những người lao
động, song do mở rộng các hình thức đầu tư, nên bên cạnh giải quyết việc làm mới,
chúng ta còn đang hình thành và có xu hướng phát triển ngày càng mạnh đội ngũ lao
động bao gồm cả trí thức, công nhân kỹ thuật cao trong một số ngành kinh tế - kỹ thuật
hiện đại như dầu khí, điện tử, tin học, cơ khí chính xác, bưu chính viễn thông... Thực
tế cho thấy rằng, việc phát triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu cần nhiều lao động
là một trong những con đường chắc chắn nhất để tạo nên nhiều công ăn việc làm và
thu được nhiều ngoại tệ mà không phải sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hiếm
hoi.
Theo số liệu của Bộ thương mại đến năm 2002 cả nước có trên 28.000 doanh
nghiệp thuộc ngành thương mại - du lịch – dịch vụ và hàng triệu hộ kinh doanh, đã tạo
ra hàng trăm ngàn chỗ làm cho người lao động. Nhất là khi chúng ta bình thường hoá
quan hệ với Trung Quốc, việc mở cửa biên giới Việt - Trung và tự do hoá thương mại
đã khiến cho thị trường phía Bắc bao gồm các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng,
Lao Cai... rất sôi động, tác động mạnh đến phân công lao động xã hội, tạo thêm những
ngành nghề mới, với một đội ngũ lao động mới.
25

Việc thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra những khu chế xuất
với chức năng chủ yếu là tạo ra sản phẩm để xuất khẩu, thu hút được rất nhiều lao
động đến làm việc.
Có thể thấy rằng ngoại thương trong những năm qua đã góp phần tích cực giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập và từng bước xoá bỏ sự cách biệt trong đời sống
giữa các vùng các tầng lớp dân cư, giữa các vùng lãnh thổ khác nhau trong cả nước.

1. 4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGOẠI THƢƠNG TRÊN THẾ GIỚI

Các chiến lược phát triển trong lĩnh vực thương mại quốc tế, chiến lược nào là
hợp lý, là đúng đắn và được vận dụng thế nào cho sáng tạo để đạt hiệu quả cao, vẫn
đang được tranh luận với các quan điểm tư tưởng khác nhau: một bên đề cao và bênh
vực cho tự do hoá thương mại thể hiện ở việc đề cao sự phát triển hướng ngoại với
chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu, một bên bênh vực và bảo hộ sản
xuất và mậu dịch nội địa, thể hiện ở việc đề cao sự phát triển hướng nội với loại chiến
lược công nghiệp hoá dựa vào thay thế nhập khẩu.

Tổng kết, đánh giá lại kết quả áp dụng các chiến lược phát triển ngoại thương trên
thế giới, có nhiều nước đạt được thành tựu rất lớn. Ở đây, có thể lấy kinh nghiệm của một
số nước ở Châu Á, - là những nước gần gũi với Việt Nam, mà chúng ta cần nghiên cứu
tìm hiểu họ để vận dụng vào thực tiễn của nước mình.

1.4.1 Hàn Quốc

Hàn Quốc tiến hành công nghiệp hoá từ 1960. Từ đó đến nay sự phát triển kinh
tế của Hàn Quốc có thể chia thành 2 giai đoạn lịch sử: từ 1960 đến trước 1997 và từ
tháng 7/1997 đến nay. Nhưng ở đay chủ yếu xem xét giai đoạn từ 1960 đến 1996. Thời
kỳ này, Hàn Quốc đã trải qua 3 giai đoạn chiến lược 10 năm:

- Giai đoạn 1962 - 1971: thực hiện chiến lược công nghiệp ho á theo hướng xuất
khẩu, mở rộng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn này Hàn Quốc đề ra nhiệm
vụ chiến lược cụ thể hoá bằng hai kế hoạch 5 năm:

+ Kế hoạch 5 năm lần 1 (1962 - 1967):Với định hướng chiến lược hướng về
xuất khẩu và phát triển mạnh công nghiệp nhẹ: không tập trung vào phát triển các
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
26

ngành công nghiệp chế tác và chủ yếu lại là các ngành công nghiệp thay thế nhập
khẩu nhằm mục đích làm tiền đề cho công nghiệp nhẹ phát triển, đó là các ngành:
điện, phân bón, sợi hoá học, sợi nilon, lọc dầu và xi măng.

+ Kế hoạch 5 năm lần 2 (1967 - 1972) mục tiêu chủ yếu là thực hiện hiện đại
hoá công nghiệp hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở công nghệ sử dụng
nhiều lao động và có lợi thế trong cạnh tranh với nước ngoài. Các ngành công nghiệp
nhẹ như: vải, cao su, gỗ dán... trở thành những ngành xuất khẩu chủ lực. Tốc độ tăng
trưởng của GDP bình quân hàng năm từ 1967 đến 1971 là 9,7%, trong đó tốc độ tăng
của công nghiệp chế tác là 19,8% , tốc độ tăng của xuất khẩu đạt 40%/năm [60, tr. 27].

- Giai đoạn 1972 - 1981: Tuy trong giai đoạn 1 nền kinh tế Hàn Quốc đã thu
được nhiều kết quả to lớn, tích luỹ được nguồn vốn nhất định nhờ thực hiện chiến lược
hướng ngoại, song cũng có những bất cập: nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nước ngoài
do vay nợ nhiều, xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu nên thiếu chủ
động. Trước tình hình thế giới có nhiều bất lợi cho Hàn Quốc: Mỹ giảm bớt sự ưu đãi
về kinh tế với Hàn Quốc, khủng hoảng dầu lửa (1973) làm cho Hàn Quốc phụ thuộc
nhiều vào nước ngoài về nguyên, nhiên liệu, chính phủ Hàn Quốc quyết định cải tổ cơ
cấu công nghiệp, tập trung phát triển công nghiệp nặng và hoá chất để tạo thế chủ
động cho mình. Chiến lược phát triển giai đoạn này chia làm các bước đi:

+ Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1972 - 1976): tập trung vào các ngành công
nghiệp nặng cơ bản, các xí nghiệp hoá dầu, đóng tầu, thiết bị vận tải, đồ dùng điện, vô
tuyến và bán dẫn.

+ Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1976 - 1981): tiếp tục mục tiêu chiến lược tạo cơ
cấu kinh tế chủ lực, cải thiện công nghệ và tăng cường hiệu quả.

- Giai đoạn 1982 - 1991: Do tình hình kinh tế Hàn Quốc có nhiều diễn biến
xấu, bất lợi: công nghiệp không thể cạnh tranh trên thị trường thế giới, lạm phát cao,
chính phủ Hàn Quốc quyết định điều chỉnh chiến lược: tập trung điều chỉnh cơ cấu
kinh tế trên cơ sở phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, tự do
27

hoá và mở cửa nền kinh tế, từng bước tư nhân hoá nền công nghiệp và mở rộng cơ chế
thị trường, thúc đẩy cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Trong giai đoạn này Hàn Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 5 và thứ 6.
Năm 1996 Hàn Quốc ra nhập khối các nước phát triển (OECD). Năm 1997 Hàn Quốc
bị ảnh hưởng rất nặng của khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Có thể nguyên nhân của nó
là do Hàn Quốc thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp nặng, đòi hỏi Hàn Quốc
phải tập trung nhiều vốn và vay vốn nước ngoài để đầu tư cho chiến lược phát triển
công nhiệp nặng này.

1.4.2 Đài Loan

Là một vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển khá cao và ổn định trong thời
gian dài: suốt thời kỳ từ 1953 đến 1995 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm
là 6,4%, GDP bình quân đầu người tăng từ 200 USD (năm 1952) lên 12.439 USD năm
1995 [60, tr. 28-29], năm 2000 đạt 13.885,9 USD, đến 2001: 12.593 USD (giá hiện
hành) [50]. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến
tình hình kinh tế Đài Loan. Sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan khá ổn định và tăng
với mức cao là do Đài Loan đã hoạch định đúng đắn chiến lược phát triển kinh tế trong
từng giai đoạn khác nhau.

- Giai đoạn 10 năm 1950 - 1960: Đài Loan áp dụng chiến lược thay thế nhập
khẩu với việc phát triển mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Trong khi công
nghiệp chế biến thực phẩm đạt trình độ xuất khẩu thì các xí nghiệp tư nhân vừa và nhỏ
được khuyến khích sản xuất hàng cho thị trường nội địa từ các nguyên liệu trong nước
và các bán thành phẩm nhập ngoại. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn này đạt
trung bình 11,7%/năm so với 7,6% của toàn bộ nền kinh tế .

- Giai đoạn 10 năm 1960 - 1970: Đài Loan tiếp tục áp dụng chiến lược thay thế
nhập khẩu đồng thời mở rộng xuất khẩu với việc phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, tận
dụng lợi thế giá nhân công rẻ. Đài Loan có chính sách mở rộng và phát triển các khu
chế xuất, nhờ vậy xuất khẩu của Đài Loan đạt trung bình 27,4% năm so với 16,4% của
công nghiệp và 10,2% của toàn bộ nền kinh tế [60, tr. 30].
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
28

- Giai đoạn 10 năm (1980 - 1990): Từ giai đoạn này Đài Loan bắt đầu chiến
lược phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp có giá trị tăng cao và công
nghệ tiết kiệm năng lượng. Đến năm 1990 giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghệ
cao đã chiếm 40,2% tổng kim ngạch xuất khẩu gồm các sản phẩm tin học , điện tử,
thiết bị... Trước tình hình mới, khi ngành công nghiệp Đài Loan đứng trước những thử
thách nghiêm trọng (do giá đồng Đài tệ lên giá, giá nhân công cao, thiếu lao động, nhu
cầu bảo vệ môi trường và sự cạnh tranh của các nước đang phát triển khác...) Đài
Loan chuyển hướng chiến lược phát triển sang các ngành công nghiệp công nghệ cao,
đồng thời chuyển các ngành công nghiệp truyền thống ra nước ngoài.

Những thành công của Đài Loan là do Đài Loan có chiến lược phát triển phù
hợp với từng hoàn cảnh, có mục tiêu rõ ràng và bước đi với các chính sách rất cụ thể,
chi tiết để thực hiện các mục tiêu.

1.4.3 Malaixia

Là quốc gia có nhiều lợi thế thuận lợi hơn các quốc gia khác ở trong khu vực
(về tài nguyên, về đất nông nghiệp) nên đã biết khai thác triệt để và tận dụng tối đa lợi
thế trong nước để hoạch định chiến lược phát triển, đồng thời tìm mọi cách để thu hút
mạnh đầu tư nước ngoài.

Quá trình phát triển của Malaixia được chia làm các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1957 - 1970: Giai đoạn này áp dụng chiến lược thay thế hàng nhập
khẩu, trong đó phát triển nông nghiệp đi đôi với hình thành các ngành công nghiệp chế
biến mới, tạo điều kiện cho tư bản nội địa phát triển, đồng thời khuyến khích tư bản
nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp. Chính phủ Malaixia chú trọng phát
triển 2 ngành mới là nông nghiệp (phát triển cây cọ dầu, đẩy mạnh sản xuất lương thực
nhằm giảm nhập lương thực là hình thức thay thế nhập khẩu tốt nhất) và công nghiệp (phát
triển nhanh công nghiệp chế tác để khắc phục nền công nghiệp què quặt trước đây). Nhờ
vậy, Malaixia đã đạt được những kết quả khá tốt: công nghiệp có tốc độ tăng 10,2%
bình quân hàng năm.
29

- Giai đoạn 1970 - 1980: Chiến lược thay thế nhập khẩu được chuyển sang
chiến lược hướng về xuất khẩu trong đó chú ý chế biến nông sản và công nghiệp nhẹ.
Trong giai đoạn này Malaixia thực hiện 2 kế hoạch 5 năm với 2 chính sách cơ bản là :
mở cửa thu hút vốn nước ngoài và kích thích tư bản trong nước hướng vào xuất khẩu.
Về xuất khẩu, Malaixia chủ trương thay đổi cơ cấu xuất khẩu: nếu như năm 1970 chủ
yếu xuất khẩu cao su và gỗ tròn, đến năm 1980 xuất khẩu dầu mỏ và các sản phẩm
công nghiệp chế tác (chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu). Một loạt các ngành công
nghiệp mới được phát triển: công nghiệp điện tử năm 1980 tăng 192 lần so với 1970,
nhóm hàng dệt may, giày dép tăng 21 lần, nhóm hàng thực phẩm tăng 4 lần. Cơ cấu
ngành có sự thay đổi tích cực: Công nghiệ p từ 19,7% năm 1970 lên 23% năm 1980
trong GDP [60, tr. 31].

- Giai đoạn 1980 - 1997: Đến 1980 kết thúc một giai đoạn chiến lược hướng về
xuất khẩu, Malaixia vẫn gặp những khó khăn lớn: sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu
dựa vào nguyên liệu nhập khẩu hoặc gi a công cho tư bản nước ngoài. Cơ cấu công
nghiệp rời rạc, nền kinh tế trong nước thiếu gắn bó với nhau, sản xuất chỉ liên kết với
chu trình sản xuất của các công ty xuyên quốc gia khác nhau, nội lực về khoa học,
công nghệ, nguồn nhân lực không nhiều. Trước tình hình đó chính phủ Malaixia đã
đưa ra chiến lược phát triển dài hạn với mục tiêu:

+ Nhấn mạnh lại thay thế nhập khẩu một số loại tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Xây dựng nền kinh tế hiện đại dựa trên nền công nghiệp nặng sử dụng nhiều
vốn và kỹ thuật cao.

+ Về đối ngoại, chú trọng "nhìn về phương Đông", học kiểu mẫu Nhật Bản,
Hàn Quốc để giảm phụ thuộc phương Tây.

Trên cơ sở các mục tiêu chiến lược phát triển giai đoạn này, Malaixia đã thực
hiện được một số dự án như: phát triển công nghiệp nặng (xi măng, luyện kim, chế tạo
máy, sản xuất ô tô, lọc hoá dầu...). Tuy nhiên do quá trình công nghiệp hoá nhanh đã
tác động rất lớn đến ngành nông nghiệp: lượng lao động ở nông thôn di dời ra thành
thị quá lớn, năng suất lao động trong nông nghiệp thấp. Để khắc p hục tình trạng trên,
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
30

từ năm 1985 Malaixia thực hiện các biện pháp hợp nhất đất đai manh mún để kinh
doanh trang trại, đầu tư thêm khoa học kỹ thuật và thuỷ lợi, mở rộng quy mô làng để
thực hiện đô thị hoá.

Chính sự đầu tư quá mức vào công nghiệp nặng, hạ tầng cơ sở và bất động sản,
nên năm 1997 Malaixia bị ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
Đó cũng chính là những sai lầm vừa thuộc về một chiến lược cơ cấu dài hạn, vừa
thuộc các giải pháp cụ thể cho các bước đi còn bất cập. Để phát triển, chính phủ
Malaixia đã cần phải hoạch định và thực thi một chiến lược mới cho bước đi tiếp theo.

1.4.4 Trung Quốc

Chiến lược công nghiệp hoá mới của Trung Quốc được bắt đầu từ năm 1978
nhằm thực hiện sự chuyển đổi mang tính lịch sử: một là, chuyển từ một xã hội nông
nghiệp nông thôn sang xã hội công nghiệp và đô thị; hai là chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Để thực hiện chiến lược trên Trung
Quốc đề ra những giải pháp cơ bản mang tính chiến lược là: phải tập trung hoá, nhân
rộng và thực dụng, được nổi bật trong bốn lĩnh vực chủ yếu, nơi mà công cuộc cải
cách đã tác động rất nhiều tới tăng trưởng gồm: nông nghiệp, công nghiệp nông thôn,
thương mại và các doanh nghiệp nhà nước.

Nhờ việc định ra chiến lược phát triển đúng đắn mà Trung Quốc đã tạo ra nền
kinh tế có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, trong giai đoạn 1978 - 1995, kinh tế Trung
Quốc đã tăng gấp 4 lần so với 15 năm trước, GDP có tốc độ tăng trưởng bình quân 8%
năm. Về cơ cấu: trong vòng 18 năm lực lượng lao động nông nghiệp đã giảm từ 71%
xuống 50% (trong khi Mỹ phải mất 50 năm, Nhật Bản mất 60 năm). Về chính sách đối
ngoại, Trung Quốc mở rộng quan hệ đối ngoại theo 3 hướng:

- Cải cách hệ thống thương mại.

- Khuyến khích xuất khẩu.


31

- Giảm bớt quy định gò bó về đầu tư trực tiếp, thành lập và phát triển mạnh các
đặc khu kinh tế (đến năm 1993 toàn Trung Quốc có 9000 đặc khu kinh tế hoặc loại
hình tương tự) [60, tr. 33].

Trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, Trung Quốc luôn
nghiên cứu kinh nghiệm của các nước để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với tình
tình mới ở mỗi giai đoạn. Nhờ vậy, Trung Quốc đã định ra kế hoạch 5 năm lần thứ 9
(1996 - 2000) và chiến lược 15 năm với đường lối và chiến lược ưu tiên cơ bản nhằm
duy trì tăng trưởng cao và bền vững với 2 nhiệm vụ: tiếp tục chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nên kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc của
Trung Quốc và chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng (dựa vào tăng sản lượng) sang
tăng trưởng theo chiều sâu (nhờ vào tăng năng suất). Tốc độ tăng trưởng phải đạt 8%/
năm trong 5 năm tới.

Chiến lược đưa ra một chương trình hành động cho tương lai là:

- Duy trì động lực cho công cuộc cải cách. Tập trung cải cách 1000 doanh
nghiệp lớn nhất của nhà nước hướng tới tăng trưởng theo chiều sâu.

- Phát triển nguồn nhân lực.

- Đẩy mạnh nông nghiệp

- Bảo vệ môi trường.

Có thể thấy rằng: những thành công mà Trung Quốc đạt được trong hai thập kỷ
qua gắn liền với việc hoạch định đúng đắn đúng hướng chiến lược, điều mà ít quốc gia
có được.

Tóm lại: Từ những kết quả, những bài học kinh nghiệm của một số nước và
vùng lãnh thổ về hoạch định đúng hướng chiến lược phát triển kinh tế, có thể rút ra
một số vấn đề cần tham khảo, đó là:

Thứ nhất: Muốn phát triển phải có chiến lược rõ ràng. Chiến lược được đưa ra
phải có căn cứ khoa học cơ bản, phù hợp đặc điểm và trình độ phát triển của quốc gia,
tận dụng mọi cơ hội để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
32

Thứ hai: Luôn luôn phải thích ứng với bối cảnh quốc tế và các yếu tố bên ngoài
để có các phản ứng đúng đắn và thích hợp ở bên trong.

Chiến lược phải thay đổi kịp thời, mềm dẻo, linh hoạt và cần có một chính phủ
mạnh để quyết định và điều hành kinh tế. Các chính sách của chính phủ phải hướng tới và
tạo môi trường cho thị trường và các lực lượng ngoài nhà nước phát triển.

Thứ ba: Nội dung của chiến lược phải bao gồm những mục tiêu và các giải
pháp thích ứng của cả giai đoạn chiến lược (10 - 15 năm) và chia ra nhiệm vụ với các
bước đi 5 năm để thực hiện mục tiêu chiến lược.

Thứ tư: Mỗi thành công hay thất bại của các chiến lược phát triển của mỗi quốc
gia đều gắn với hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của mỗi nước lúc bấy giờ. Không thể tuyệt
đối máy móc áp dụng các kinh nghiệm đó cho quốc gia mình. Chiến lược cần có sự
đột phá mới, không có tiền lệ. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng cần chú ý khi hoạch
định chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn tới.
32

CHƢƠNG 2
NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.1 NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ 1975 - 1986
2.1.1 Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1975 - 1986
Đất nước thống nhất, Việt Nam có điều kiện và khả năng khai thác một cách
triệt để các thế mạnh, các tiềm năng còn tiềm ẩn để phát triển kinh tế, để từ đó có điều
kiện đẩy mạnh xuất khẩu, du lịch, các dịch vụ thu ngoại tệ, mở rộng hợp tác kinh tế,
khoa học kỹ thuật với các nước, thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài để phục vụ cho
quá trình phát triển kinh tế của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta
phải đứng trước những khó khăn rất lớn và những thách thức mới, chúng tác động rất
mạnh đến quá trình phát triển kinh tế nói chung, với ngoại thương nói riêng. Khó khăn
đầu tiên cần đề cập đến đó là trình độ phát triển kinh tế của ta quá thấp, cơ sở vật chất
kỹ thuật quá kém, nghèo nàn lạc hậu, kinh tế hàng hoá chưa phát triển, nền kinh tế bị
lệ thuộc nhiều vào nước ngoài, chưa có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Đất nước ta lại
phải trải qua cả một thời gian dài chiến tranh liên miên, nó vừa tàn phá nền kinh tế, tàn
phá hạ tầng cơ sở, vừa làm chậm lại quá trình phát triển của đất nước, làm cho ta tụt
hậu rất xa so với các nước khác trên thế giới.

Sau khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất (năm 1975) Đại hội Đảng lần thứ 4
(1976) đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam là: phấn đấu hoàn
thành về cơ bản quá trình đưa kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội
chủ nghĩa trong khoảng thời gian 20 năm và chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, ưu
tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và
công nghiệp nhẹ [57, tr. 67-68]. Từ quan điểm chiến lược này chính sách kinh tế đối
ngoại của Việt Nam nhìn chung vẫn là dựa chủ yếu vào sự hợp tác với các nước trong
hệ thống xã hội chủ nghĩa, mở rộng và tăng cường hợp tác toàn diện với Liên Xô và
phát triển hợp tác với các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế, theo hướng liên kết
kinh tế xã hội chủ nghĩa... đồng thời mở rộng thích đáng quan hệ kinh tế với các nước
ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa. Trong toàn bộ hoạt động ki nh tế, một nhiệm vụ có ý
nghĩa chiến lược của toàn Đảng, toàn dân ta là ra sức tăng xuất khẩu để nhập khẩu.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
33

Rõ ràng về tư duy kinh tế, chúng ta đã có bước chuyển biến mới là mở rộng
quan hệ với các nước trong khu vực II, là những nước thuộc hệ thống tư bản chủ
nghĩa, những nước đang phát triển hoặc những vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển
cao, như : Nhật Bản, Pháp, Tây Đức, Thuỵ Điển, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan,
Singapore, Đài Loan, Hồng Công.... Chúng ta đã ký được nhiều hiệp định buôn bán
song phương mới, nâng tổng số bạn hàng có quan hệ buôn bán với ta lên hơn 100 nước
(trong năm 1985) , đã tạo điều kiện để đến năm 1985 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt
2555,9 triệu rúp - đô la, tăng gấp 2 lần so với 1975 và có tốc độ tăng trưởng bình quân
hơn 8%/năm. Một mốc đáng kể của quá trình tham gia liên kết kinh tế quốc tế của Việt
Nam là việc Việt Nam tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế (tháng 6/1978). Tham gia
vào tổ chức kinh tế thế giới này của phe xã hội chủ nghĩa càng thể hiện sự hợp tác toàn
diện và sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực của Việt Nam với các nước trong phe xã hội
chủ nghĩa. Tuy nhiên, hiệu quả của việc nước ta tham gia khối SEV (Hội đồng tương
trợ kinh tế) rất hạn chế, vì chức năng trao đổi hàng hoá giữa các thành viên của nó chủ
yếu thông qua hình thức hàng đổi hàng và quyết toán ghi sổ chứ không căn cứ trên các
nguyên tắc của thị trường. Khối SEV không có ngân sách riêng để tài trợ cho các dự
án và chương trình hợp tác mà hoàn toàn phụ thuộc vào cơ chế "xin - cho" song
phương. Các quyết định và "luật chơi" trong khối SEV chủ yếu mang nặng tính chủ
quan và phục vụ cho mục đích chính trị, đặc biệt là sự ganh đua giữa Liên Xô và Mỹ.
Và trụ cột của khối SEV là Liên Xô, song bản thân Liên Xô cũng bị hạn chế rất nhiều,
gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, đặc biệt từ năm 1970 trở đi, nên không thể hỗ trợ
được nhiều cho các hoạt động của khối SEV.

Sau khi thống nhất, nước ta đã kế thừa địa vị thành viên của chế độ Sài Gòn cũ
tại Ngân hàng Thế giới (WB) từ tháng 8/1976 và Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) từ tháng
9/1976. Tháng 9/1977, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc.
Liên hợp quốc đã kêu gọi các thành viên của tổ chức này giúp đỡ Việt Nam, nhờ vậy
Việt Nam đã nhận được từ các quỹ trong hệ thống phát triển của Liên hợp quốc khoản
vốn ODA không hoàn lại khoảng 500 triệu USD. Nhờ có khoản vốn hết sức quý báu
này trong điều kiện chúng ta bị bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, chúng ta đã sử
34

dụng nó để thực hiện một số chương trình hợp tác viện trợ và đào tạo, giúp chúng ta có
thể tiếp cận được với tri thức và công nghệ hiện đại, tiên tiến, đào tạo một cách cơ bản
đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý... Đây chính là những tiền đề hết sức quan trọng
chuẩn bị cho nước ta bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ trong
thời kỳ tiếp theo.

Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung. Mọi hoạt động kinh tế đều do Nhà nước quyết định. Nhà nước quyết định sản
xuất cái gì, khi nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào và quy định giá cho
từng sản phẩm, từng mặt hàng. Nhà nước cũng quyết định sản xuất cho ai, quyết định
chính sách phân phối thu nhập và Nhà nước quan tâm luôn cả phương pháp sản xuất.

Trong môi trường kinh tế như vậy, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng
phải mang bản sắc của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tức là Việt Nam tiến hành
xuất khẩu những sản phẩm, hàng hoá nào mà mình có, chứ không phải xuất những gì
mà thị trường thế giới đòi hỏi. Bởi lẽ đó, trong cả một thời kỳ dài của thời kỳ kinh tế
kế hoạch hoá tập trung, việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam chỉ xoay quanh một số
mặt hàng chủ yếu mang tính truyền thống dân tộc, như: các mặt hàng thủ công, mỹ
nghệ, mây tre đan. Các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ này chủ yếu
vẫn là xuất sang các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa (được gọi là khu vực I) dựa
trên cơ sở các hiệp định ký kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa với nhau.

Với phương thức hoạt động xuất nhập khẩu như vậy, không nhất thiết cần phải
có chiến lược phát triển thương mại quốc tế. Điều đó đã tạo ra tính ỷ lại, thiếu chủ
động, thiếu năng động sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, không cần phải nghiên
cứu thị trường để tìm hiểu xem thị trường cần gì. Hậu quả là: các doanh nghiệp Việt
Nam phải chịu những tổn thất to lớn trong quá trình chuyển đổi cơ chế sang kinh tế thị
trường. Hàng của Việt Nam trong thời kỳ này không đủ sức cạnh tranh trên thị trường
thế giới về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng.... Khi một loạt các nước xã hội chủ nghĩa
Đông Âu sụp đổ vào những năm cuối 1980, đầu 1990, Việt Nam bị mất hầu hết những
thị trường truyền thống, buộc chúng ta lại phải làm lại từ đầu.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
35

2.1.2 Thực trạng ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1975 - 1986

Sau chiến thắng mùa xuân 1975 cách nhìn về Việt Nam của nhiều nước tư bản
và các nước đang phát triển khác trước. Đồng thời trong quan hệ đối ngoại quan điểm
của Việt Nam cũng có sự thay đổi chuyển dần từ đối đầu sang hợp tác và hoà bình trên
tinh thần tôn trọng chủ quyền và độc lập của mỗi nước. Các nước thuộc khu vực II đã
dần có thiện cảm, lập quan hệ và tháo dần những rào cản trong các quan hệ với Việt
Nam. Việt Nam đã tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại với một loạt các nước phát
triển như Nhật, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Thuỵ Điển, các vùng lãnh thổ và các
nước đang phát triển như: Ấn Độ, Đài Loan, Hồng Công, Nam Triều Tiên, Thái Lan,
Singapore.... Nhờ vậy tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu sang khu vực II trong tổng
kim ngạch chiếm 46,8% (năm 1986) [42, tr. 107].

Tuy nhiên thời kỳ trước đổi mới (1975 - 1986) Việt Nam đã gặp không ít khó
khăn và đứng trước những thử thách lớn ngày càng bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng
nhiều đến hoạt động kinh tế đối ngoại. Một trong những nguyên nhân đó là Việt Nam
chưa thoát ra khỏi cách làm ăn theo cơ chế cũ, mặt khác trong giai đoạn này Việt Nam
lại phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc,
tình hình các nước trong phe xã hội chủ nghĩa Đông Âu đang có những dấu hiệu biểu
hiện của sự khủng hoảng sâu sắc cả về kinh tế và chính trị nên không thể giúp đỡ Việt
Nam về kinh tế như trước đây nữa. Nguồn vốn và vật tư thiết bị, nguyên liệu từ các
nước này đổ vào Việt Nam bị hạn chế, giảm đi rất nhiều, làm cho tình hình sản xuất
trong nước tăng chậm, lưu thông hàng hoá bị đình đốn, giá cả tăng nhanh, lạm phát
ngày một trầm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh khó khăn
như vậy, Mỹ lại vẫn tiếp tục thực hiện chính sách cấm vận và phong toả Việt Nam trên
tất cả các mặt, làm cho Việt Nam đã khó khăn lại càng thêm khó khăn. Nền kinh tế đối
ngoại, trong đó có ngoại thương Việt Nam vẫn chưa thể vươn mạnh lên, phát huy đúng
vị trí, vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế. Và điều đó làm cho nó không thể
giúp cho nền kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi tình trạng chậm phát triển.
36

Mặc dù trong hoàn cảnh tình hình quốc tế không thuận lợi và chúng ta gặp phải
không ít khó khăn như vậy, xuất nhập khẩu vẫn phát triển (xem biểu 2)

Căn cứ vào số liệu thống kê trong biểu 2 về tình hình xuất nhập khẩu của Việt
Nam giai đoạn 1976 - 1986 có thể thấy rằng: năm 1976 tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu đạt 1226,8 triệu rúp - đô la, đến năm 1986 đạt 2978,1 triệu rúp - đô la. Tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm: 11,73%. Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu tăng
trưởng không đều nhau. Xuất khẩu hàng hoá sang khu vực II có chiều hướng tăng
nhanh hơn: tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 17,23%, trong khi đó xuất sang
khu vực I tăng 14,35%. Còn về nhập khẩu: hàng nhập khẩu từ khu vực I có chiều
hướng tăng nhanh hơn khu vực II (khu vực I tốc độ nhập khẩu bình quân hàng năm là
12,75%, khu vực II là 3,66%) . Tốc độ tăng trưởng của xuất nhập khẩu trong biểu 2,
cho thấy: chúng ta đã chú trọng nhiều đến xuất khẩu, tăng xuất khẩu sang khu vực II là
bước đầu tạo cơ hội để thâm nhập thị trường thế giới, từng bước tham gia vào lộ trình
hội nhập với kinh tế thế giới . Tuy nhiên nhập siêu vẫn là đặc trưng cơ bản của cán cân
thương mại suốt cả thời kỳ và mức độ đáp ứng ngoại tệ từ xuất khẩu cho nhập khẩu
vẫn ở mức thấp: năm 1986 chỉ đạt 31,8%. Những mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất phải
kể đến: sắt thép, xăng dầu, máy móc, thiết bị. Hàng tiêu dùng chúng ta cũng phải nhập
khẩu khá nhiều như: đường, sữa, vải.... thậm chí cả lúa gạo. Trong giai đoạn 1976 -
1985 nước ta đã nhập khẩu 60 triệu mét vải các loại và gần 1,5 triệu tấn lương thực
(quy gạo). Còn xuất khẩu, những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các nông sản phẩm,
lâm sản, thuỷ sản và hàng thủ công mỹ nghệ. Đến năm 1985 trong tổng kim ngạch
xuất khẩu, hàng nông - lâm - thuỷ sản chiếm hơn 60%, gần 30% là hàng công nghiệp
nhẹ và thủ công nghiệp.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
37

Biểu 2: Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1976 - 1986

ĐVT: triệu rúp - đô la

Trong đó
Tổng
Khu vực I Khu vực II
Năm kim
ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân
thương mại thương mại

1976 1226,8 132.9 557.5 -414.6 89.8 446.6 -356.8

1977 1540,9 221.2 505.5 -284.3 103.3 712.9 -611.8

1978 1630,0 246.7 518.2 -271.5 80.1 785.0 -704.9

1979 1846,6 235.0 797.8 -562.8 85.5 728.3 -642.8

1980 1652,8 225.0 755.1 -529.2 112.7 559.1 -446.4

1981 1783,4 235.0 947.8 -712.3 165.6 434.4 -268.8

1982 1998,8 337.1 1087.9 -750.8 189.5 384.3 -194.8

1983 2143,2 381.3 1140.5 -759.2 235.2 386.2 -151.0

1984 2394,6 407.9 1232.6 -824.7 241.7 512.4 -270.7

1985 2555,9 425.8 1408.1 -982.3 272.7 449.3 -176.6

1986 2978,1 438.9 1659.4 -1220.5 384.1 495.7 -11.0

(Nguồn: Số liệu thống kê 1976 - 1990, NXB Thống kê HN, 1991)

Trong giai đoạn 1975 – 1986, nguyên tắc làm nền tảng cho việc hình thành cơ
chế quản lý và tổ chức hoạt động ngoại thương là Nhà nước độc quyền về ngoại
thương với nội dung chủ yếu:

- Các hoạt động ngoại thương đều được kế hoạch hoá với một hệ thống chỉ tiêu
pháp lệnh chặt chẽ và được chỉ đạo tập trung từ trung ương.
38

- Các hoạt động ngoại thương đều do các tổ chức kinh tế quốc doanh thực hiện.

- Các hoạt động về thương mại, về kinh tế với các nước do Nhà nước đảm nhiệm.

Cơ chế quản lý tập trung bao cấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngoại
thương, đặc biệt là xuất khẩu và phát triển các mặt hàng xuất khẩu. Việc xuất khẩu
theo hạn ngạch và những mặt hàng Nhà nước giao cho theo chỉ tiêu pháp lệnh đã l àm
triệt tiêu tính cạnh tranh trong hoạt động ngoại thương về hàng hoá, về chất lượng và
mẫu mã, chủng loại hàng hoá... Và nó cũng chính là nguyên nhân làm cho chúng ta
không phát triển được sản xuất hàng hoá cho xuất khẩu. Trước tình trạng trì trệ của
nền kinh tế, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, Khoá IV đã đề ra
một số biện pháp nhằm cải biến cơ chế quản lý hoạt động ngoại thương, đặc biệt là
xuất khẩu. Song nguyên tắc cơ bản của cơ chế quản lý ngoại thương vẫn là độc quyền
ngoại thương, tuy nhiên đã có một số sửa đổi.

Thứ nhất, sửa đổi công tác kế hoạch hoá xuất khẩu. Trong sửa đổi kế hoạch
xuất khẩu, Nhà nước thu hẹp các chỉ tiêu pháp lệnh đối với xuất khẩu, cho phép xuất
khẩu theo hai loại: xuất khẩu theo kế hoạch và ngoài kế hoạch.

Thứ hai, mở rộng quyền hoạt động ngoại thương cho các địa phương, thông qua
các đơn vị kinh tế quốc doanh ngoại thương của địa phương, từ đây hình thành hai quy
chế xuất khẩu khác nhau: hàng xuất khẩu trung ương và hàng xuất khẩu địa phương..

Thứ ba, mở rộng quyền xuất khẩu trực tiếp cho các Liên hiệp xí nghiệp. Theo
quy định này, Bộ Ngoại thương là bộ quản lý nhà nước về ngoại thương, còn các bộ
chủ quản của các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được quyền hoạt động ngoại
thương (Bộ quản lý ngành).

Thứ tư, dành cho các địa phương một tỷ lệ ngoại tệ thu được từ xuất khẩu địa
phương để nhập khẩu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu địa phương và cho
kinh tế địa phương. Từ đây đã hình thành chế độ tự cân đối ngoại tệ đối với các địa
phương.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
39

Những sửa đổi này đã làm giảm bớt phần nào tính tập trung cao của công tác
quản lý ngoại thương của Nhà nước Trung ương, đã phần nào tạo cơ hội cho các xí
nghiệp và địa phương được chủ động tích cực tham gia vào việc khai thác và tổ chức
sản xuất, tổ chức nguồn hàng địa phương để tăng xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế
địa phương nói riêng, song về cơ bản những sửa đổi này vẫn không thoát khỏi khuôn khổ
độc quyền ngoại thương của Nhà nước. Đây cũng là đặc thù của cơ chế quản lý kinh tế kế
hoạch hoá tập trung và là đặc trưng riêng có của các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa
trước đây.

2.1.3 Đánh giá ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1975 - 1986
- Trƣớc hết, cần xem xét đến những thắng lợi mà Việt Nam đã đạt đƣợc
trong lĩnh vực hoạt động ngoại thƣơng.

+ Về tư duy kinh tế, chính trị trong việc hoạch định chiến lược kinh tế nói
chung, hoạt động ngoại thương nói riêng, các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã thấy được
tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương đối với quá trình phát triển kinh tế của đất
nước và là động lực rất lớn thúc đẩy kinh tế phát triển. Phải phát triển ngoại thương để
lấy đó làm cơ sở phát triển kinh tế trong nước. Muốn vậy, cần phải mở rộng các hoạt
động đối ngoại, phải đầu tư vào ngoại thương, nhất là với các nước trong khu vực II để
tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của họ về vốn, về công nghệ, về đào tạo cán bộ và về kinh
nghiệm quản lý kinh tế có hiệu quả.

+ Trong giai đoạn 1975 - 1986, bước đầu chúng ta đã có một số thay đổi mang
tính mở đầu cho thời kỳ mới: đổi mới cơ chế quản lý ngoại thương. Mặc dù vẫn còn
nhiều hạn chế, song những sửa đổi như: sửa đổi công tác kế hoạch hoá xuất khẩu, cho
phép được xuất khẩu trực tiếp,...đã khuyến khích và tạo sự chủ động, năng động trong
tổ chức xuất khẩu của các ngành, các Bộ và các đơn vị sản xuất khẩu.

+ Một nét mới, mà chúng ta đã thu được trong việc mở rộng quan hệ kinh tế
quốc tế thời kỳ 1975 - 1986 là: các nước có quan hệ buôn bán với Việt Nam và tổng
kim ngạch ngoại thương của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Nếu như năm 1960 chúng
ta chỉ có quan hệ với 40 nước thì đến năm 1986 chúng ta đã có quan hệ với hơn 100
40

nước và kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 2 lần so với 1975. Việt Nam đã mở rộng quan
hệ với một số nước tư bản chủ nghĩa. Việt Nam còn tham gia vào các hình thức hợp
tác kinh tế đa phương, nhất là từ khi trở thành thành viên của Liên hợp quốc, của IMF
và WB, của các tổ chức kinh tế quốc tế và liên chính phủ trong hệ thống phát triển của
Liên hợp quốc.

- Những hạn chế, tồn tại và yếu kém của hoạt động ngoại thƣơng Việt Nam
và nguyên nhân của chúng trong thời kỳ 1975 - 1986:

+ Quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung, ngoại thương nói riêng trong thời kỳ
này vẫn chưa được phát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu tuy có tăng gấp đôi so với
1976, song nhập siêu vẫn là chủ yếu. Hoạt động xuất nhập khẩu vẫn chủ yếu diễn ra
trong khu vực I với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu và sản phẩm sơ
chế, các sản phẩm xuất khẩu vừa nhỏ bé về số lượng, vừa đơn điệu về cơ cấu chủng
loại, vừa kém về chất lượng và bao bì. Hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản, tiểu thủ
công, mỹ nghệ và khoáng sản chiếm 80% trong tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu. Các
sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ lệ quá ít. Nguyên nhân của sự yếu
kém này là do hệ thống chính sách kinh tế và đối ngoại của ta thời kỳ này có những
bất cập, chủ quan, duy ý chí và khó khăn khách quan chồng chất. Về kinh tế, chúng ta
áp dụng cơ chế quản lý theo mô hình kế hoạch hoá tập trung. Mô hình này không tạo
ra được điều kiện cần thiết và cơ hội để phát triển mạnh mẽ quan hệ kinh tế đối ngoại
và tham gia sâu rộng vào các thị trường thế giới và khu vực. Bên cạnh đó, trong thời
kỳ này Việt Nam gặp nhiều bất lợi khác, như phải đương đầu với 2 cuộc chiến tranh
biên giới phía Bắc và Tây Nam, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang dần dần bộc lộ dấu
hiệu của sự khủng hoảng sâu sắc và toàn diện trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, xã hội; các thế lực thù địch vẫn hoạt động mạnh , bao vây, cấm vận và chống phá
chúng ta trên tất cả các lĩnh vực.... Hoàn cảnh này đã đẩy chúng ta vào những khó
khăn nghiêm trọng trong triển khai chính sách đối ngoại, làm cho quan hệ kinh tế quốc
tế của ta thậm chí bị thu hẹp, gây tác động hết sức tiêu cực tới tình hình kinh tế nước ta
trong một thời gian dài và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một trong những tác
động tiêu cực rất lớn đến hoạt động ngoại thương là đã gây hạn chế trong việc mở rộng
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
41

thị trường và tìm bạn hàng xuất khẩu hàng hoá. Mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng
và đã tìm mọi phương sách để tăng cường các quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng hoạt
động ngoại thương, song đến năm 1985 là năm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất so
với các năm trước đó, cũng chỉ đạt 700 triệu rúp - đô la, nếu tính bình quân đầu người
chỉ đạt 12 rúp - đô la- mức thấp nhất thế giới [34, tr. 4].

+ Đến năm 1986 chúng ta vẫn duy trì cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung
bao cấp, mặc dù trong vài ba năm trước đó đã nhiều lần đề cập đến việc phải chuyển
đổi cơ chế. Việc duy trì quá lâu cơ chế này và những sai lầm, khuyết điểm trong tổ
chức và chỉ đạo đã không khuyến khích phát triển kinh tế, việc không coi trọng tính
hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đã đẩy nước ta vào tình trạng
khủng hoảng nghiêm trọng và kéo dài. Thêm vào đó là gánh nợ nước ngoài mà sau
chiến tranh chúng ta phải trả, làm cho nước ta càng thêm khó khăn. Tính đến năm
1985, nợ nước ngoài của Việt Nam lên đến 8,5 tỷ rúp và 1,9 tỷ USD. Sản xuất trì trệ,
nhu cầu tiêu dùng trong nước không được đáp ứng, Nhà nước lại phải phát hành thêm
quá nhiều tiền để chi tiêu, nên lạm phát ở mức độ cao và tăng với tốc độ "phi mã", ở
năm 1986 lạm phát đạt ở đỉnh cao tới 774%.

Tóm lại: Giai đoạn 1975 - 1986 Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực và cố gắng đẩy
mạnh các hoạt động kinh tế quốc tế với tư cách là một quốc gia độc lập, thống nhất và
có chủ quyền, song những nỗ lực và cố gắng này không đạt được những kết quả mong
đợi, thậm chí nó không đủ lực để ngăn nổi chiều hướng suy thoái, khủng hoảng của
nền kinh tế nước ta do tác động của việc duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung quan
liêu bao cấp, sự mở rộng và kéo dài cuộc chiến tranh lạnh ở bán đảo Đông Dương.

2.2 NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY


2.2.1 Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam từ năm 1986 đến
nay
42

Đại hội toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) của Đảng Cộng sản Việt nam đã
đưa ra một quyết định quan trọng tạo bước ngoặt lịch sử trong lịch sử phát triển của
cách mạng Việt Nam: đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Song song với sự đổi mới về
chiến lược kinh tế - xã hội là sự chuyển hướng chiến lược chính trị và kinh tế đối
ngoại. Đặc biệt, từ Đại hội VII (1991) với đường lối đa phương hoá và đa dạng hoá
quan hệ kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tăng cường hợp tác quốc tế, mở cửa và hội nhập
với kinh tế khu vực và thế giới.

Trong hoạt động ngoại thương, thực hiện đường lối cải cách mở cửa, chiến lược
phát triển ngoại thương đã có những bước tiến triển mới cả về tư duy, nhận thức và
định hướng chiến lược. Nếu như trước cải cách, quan niệm "độc quyền ngoại thương"
là bản chất kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thì nay nó được xem xét lại và trên
thực tế, nó đang dần được điều chỉnh cho phù hợp với xu thế của thời kỳ hội nhập kinh
tế quốc tế. Các hoạt động ngoại thương thực sự được chú trọng và đề cao, nó được coi
là động lực quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển và ngược lại, nền
kinh tế phát triển lại tạo thành động lực kích thích ngoại thương phát triển.

Từ năm 1986 đến nay, tức là sau gần 20 năm thực hiện chính sách đổi mới,
định hướng chiến lược phát triển đã có nhiều đổi mới và tiến bộ, nhờ vậy đã tạo điều
kiện thuận lợi để ngoại thương Việt Nam phát triển không ngừng, ổn định, toàn diện
và ngày càng hiệu quả hơn.

Nhìn lại quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam từ khi bắt đầu chính
sách cải cách kinh tế đến nay cho thấy mỗi một giai đoạn có một định hướng cụ thể
riêng biệt.

- Giai đoạn từ 1986 đến 1990: Thời kỳ tình hình thế giới có nhiều biến đổi
sống động nhất. Phe xã hội chủ nghĩa đang dần bộc lộ những tồn tại, yếu kém và đang
đến bờ vực của sự suy thoái và khủng hoảng toàn diện. Việt Nam cũng phải chịu sự
tác động đó. Tuy nhiên, nền kinh tế của ta đến lúc này vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các
nguồn viện trợ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, đồng
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
43

thời hàng hoá Việt Nam xuất đi chủ yếu sang các nước này. Do vậy định hướng hoạt
động ngoại thương của ta vẫn là tập trung hàng xuất sang Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa Đông Âu (khu vực I) và nhập hàng dưới hình thức viện trợ hoặc vay vốn
của họ là chính. Với Việt Nam, nguồn tài lực đảm bảo sự ổn định cho nền kinh t ế vẫn
chính là nguồn viện trợ của các nước khu vực I. Phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại
với các nước này vẫn là cần thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, Việt Nam đã thực sự
quan tâm đến việc mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển và các nước đang
phát triển, để một mặt tranh thủ vốn và kỹ thuật, hàng hoá của các nước phát triển để
phát triển kinh tế nước nhà, mặt khác dần phá sự bao vây, cô lập do các thế lực thù
địch tiến hành.

- Giai đoạn từ 1991 đến nay: Do sự tan vỡ của Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa Đông Âu đầu những năm 1990, Việt Nam chuyển sang tích cực thực hiện
chính sách mở cửa, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, đa
phương hoá thị trường và bạn hàng... Đây cũng chính là định hướng chiến lược phát
triển ngoại thương Việt Nam từ 1991 đến nay.

Trong hoạt động ngoại thương, chủ trương của ta là đẩy mạnh xuất khẩu, trong
đó vẫn cố gắng duy trì và củng cố các thị trường truyền thống (khu vực I), đồng thời
mở rộng sang thị trường khu vực II với mục đích tăng cường xuất khẩu để tạo động
lực vào tăng trưởng kinh tế đất nước, trước hết là tăng nhập khẩu để đáp ứng các nhu
cầu cơ bản về các loại vật tư, tư liệu sản xuất và một phần hàng tiêu dùng thiết yếu
phục vụ cho đời sống nhân dân. Chúng ta phải phấn đấu để lấy x uất khẩu trang trải
cho nhập khẩu. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năm 1996, trong khoảng
thời gian 1990 - 1995 kim ngạch xuất khẩu đã đạt 21,3 tỷ USD (tăng bình quân hàng
năm 23%), nhờ vậy đã đáp ứng được 85% kim ngạch nhập khẩu. Chúng ta đã có điều
kiện để nhập những nguyên liệu, máy móc, thiết bị kỹ thuật - công nghệ mới cho phát
triển sản xuất trong nước. Sự gia tăng nhập khẩu đã góp phần tích cực vào việc thúc
đẩy phát triển sản xuất trong nước trong tất cả các ngành nghề, có cả các ngành sản
xuất cho xuất khẩu như may mặc, giày dép, dầu thô, cà phê, thuỷ sản... và các ngành
chuyên sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu như: xăng dầu, sắt thép, phân bón,
44

phân hoá học, công cụ sản xuất nông nghiệp, máy móc, hàng tiêu dùng... Việc chúng
ta tăng cường nhập khẩu đã tạo điều kiện để một số ngành kinh tế có thêm năng lực
mới trong việc nâng cấp, phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ nhằm phục vụ
hữu hiệu cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong chiến lược phát triển ngoại thương từ 1991 đến nay, chúng ta đã chú ý
đến nhiều cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu đã luôn
được cải thiện và thay đổi theo chiều hướng tích cực. Nếu như trong thời kỳ kế hoạch
hoá tập trung, nhập khẩu hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá cao từ 15,2% năm 1995
đến 5,1% năm 2002 (nguồn Tổng cục Thống kê). Thay đổi cơ cấu hàng nhập khẩu
theo hướng trên là một động thái tích cực để phát triển kinh tế. Còn về hàng xuất khẩu,
chiến lược phát triển của ta là: tăng xuất khẩu hàng chế biến và hàng có hàm lượng
chất xám cao. Có như vậy mới có thể nâng cao hiệu quả kinh tế trong xuất khẩu, tránh
được những tổn thất và lãng phí nguồn tài nguyên và nhân lực, tạo công ăn việc làm
cho hàng triệu người lao động trên tất cả các miền và các ngành nghề của đất nước.
Trong thời gian qua chúng ta đã lợi dụng thế mạnh của mình là có dầu thô và gạo để
xuất khẩu - hai mặt hàng cho lợi thế so sánh để tạo ra các nguồn lực cần thiết cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì thế chúng ta đã đề ra c hiến lược xuất khẩu sản
phẩm thô và sơ chế, nó phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật còn thấp và
tình trạng thiếu vốn đầu tư hiện nay của Việt Nam. Với chiến lược này chúng ta đã tập
trung mọi tiềm lực để tăng khai thác đầu tư và phát triển sả n xuất lúa gạo, do vậy đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ: xuất khẩu gạo đạt từ 3,5 đến 4 triệu tấn/năm,
dầu thô đến năm 2003 đạt hơn 16 triệu tấn.

Từ chiến lược thay thế nhập khẩu, chúng ta đã áp dụng chiến lược công nghiệp
hoá hướng về xuất khẩu. So ng thực tế cho thấy rằng, không thể chỉ áp dụng chiến lược
thay thế nhập khẩu và cũng không thể thoát ly chiến lược này được. Điều đó có nghĩa
là: Việt Nam cần phải áp dụng chiến lược hỗn hợp, tức là áp dụng cả 2 loại chiến lược:
thay thế nhập khẩu và công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Ở đây có thể hiểu là: song
song với việc thực hiện những mục tiêu phát triển trước mắt, ngoại thương Việt Nam
cần tính đến việc thực hiện những mục tiêu dài hạn. Muốn có nền kinh tế phát triển
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
45

nhảy vọt, Việt Nam cần áp dụng chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Để
áp dụng chiến lược này, Việt Nam rất cần phải tranh thủ và tận dụng tối đa các nguồn
lực từ bên ngoài như vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý.... Do vậy
phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đa phương hóa và đa dạng hoá các quan hệ thương
mại, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, quyết
định sự thành công trong quá trình thực hiện bước phát triển nhảy vọt của nền kinh tế.
Vấn đề này đã được Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (Đại hội VII) và tiếp đó Đại hội
VIII Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định, nó đã chỉ ra hướng chiến lược phát
triển ngoại thương Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, trong xu thế quốc tế hoá nền kinh
tế thế giới. Để hướng tới lộ trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chiến lược phát
triển của ngoại thương Việt Nam là phải kết hợp đồng bộ cả 3 loại chiến lược: thay thế
nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm thô - sơ chế, và chiến lược công nghiệp hoá hướng về
xuất khẩu, trong đó ưu tiên phát triển mạnh hàng xuất khẩu, nhưng vẫn phải coi trọng
thay thế nhập khẩu ở mức độ cần thiết. Và đây là chiến lược phát triển ngoại thương
Việt Nam đã áp dụng trong những năm qua cho đến nay.

Tóm lại, chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam có sự gắn kết rất chặt chẽ
với chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đó là chiến lược phát triển hỗn
hợp có sự kết hợp đồng bộ cả chiến lược phát triển hướng nội và chiến lược phát triển
hướng ngoại, theo mọi trình độ từ thấp đến cao, từ tuần tự đến nhảy vọt, trong đó ưu
tiên phát triển mạnh hướng ngoại để tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học -
công nghệ hiện đại, rút ngắn sự chênh lệch trình độ phát triển của Việt Nam so với thế
giới, trước hết là các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

2.2.2 Thực trạng ngoại thương Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Đến cuối những năm 80 của thế kỷ 20 tình hình thế giới có những biến đổi sâu
sắc, đã tác động mạnh đến đời sống kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam. Tình hình thế
giới cũng có những thay đổi cơ bản về đường lối chiến lược: chuyển từ đối đầu, chiến
tranh lạnh sang xu thế hoà hoãn và hội nhập. Trước xu thế hòa hoãn và hội nhập Việt
Nam buộc phải thay đổi đường lối chiến lược đối ngoại, buộc Việt Nam phải mở cửa
với thế giới bên ngoài và buộc phải thay đổi cơ chế quản lý kinh tế. Có như thế Việt
46

Nam mới có thể cứu vãn nền kinh tế đang trên đường suy thoái và mới có cơ hội đưa
Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng, ổn định dần và tiến tới phát triển kinh tế.

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 /1986) và
một loạt các chủ trương sau đó về đổi mới của Đảng, nền ngoại thương Việt Nam cũng
có những thay đổi cơ bản về đường lối chiến lược và bước đầu đã có những kết quả
đáng phấn khởi.

Trước hết, Nhà nước áp dụng chính sách đối ngoại mở với một loạt c ác chính
sách ngoại thương theo hướng mở cửa thị trường. Đó là việc ra đời của Luật Đầu tư
nước ngoài (tháng 12/1987), có hiệu lực từ tháng 1/1988. Đây là văn bản pháp lý đầu
tiên đánh dấu sự chuyển biến tích cực sang chính sách "mở cửa" theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của Nhà nước. Ngày 16/6/1989 ban hành tiếp Nghị định
64/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về tổ chức, quản lý
hoạt động xuất nhập khẩu , là cơ sở của chính sách thương mại trong thời kỳ này, về
cơ bản đã thể hiện được bước ngoặt quan trọng đầu tiên của việc nới lỏng cơ chế quản
lý ngoại thương theo tinh thần đổi mới do Đại hội VI đề xướng. Một số các hoạt động
kinh tế đối ngoại khác như: du lịch, kiều hối, dịch vụ tàu biển, hàng không, hợp tác lao
động quốc tế... đều đã được Chính phủ Việt Nam coi trọng và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để phát triển. Với những chính sách khá thông thoáng như vậy, có thể nói rằng
quan điểm về phát triển một nền kinh tế khép kín theo kiểu tự lực cánh sinh trước đây
đã bị phủ định hoàn toàn và sự mở cửa đã góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng
của nền kinh tế. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của ta đã có những bước tiến rõ rệt.
Nếu như những năm 1976 - 1980 xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
là 11% thì từ năm 1981 đến 1985 đã tăng lên 15,6% và chỉ riêng 2 năm 1986 - 1987
đã đạt tới mức tăng 27%. Còn nếu so sánh năm 1989 với 1988 thì xuất khẩu tăng
75,3%. Năm 1990 lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của ta vượt con số 2 tỷ USD, so
với năm 1989 tăng 21,6% và với năm 1988: tăng gấp 2 lần. Khoảng cách giữa xuất
khẩu và nhập khẩu đã được rút ngắn từ 1/7 giai đoạn 1960 - 1975 xuống còn 1/2,6 năm
1986 và đến năm 1990 chỉ còn ở mức 1/1,3 [18, tr. 24]. Trong những năm này, bên
cạnh việc vẫn duy trì quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực I
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
47

(trước đây), quan hệ thương mại với các nước ở khu vực II ngày càng được mở rộng
và phát triển. Sau 5 năm tiến hành xuất khẩu sang các nước khu vực II (1986 - 1990)
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 3,5 tỷ USD . Nhập khẩu thời kỳ này có xu
hướng ngày một tăng: giai đoạn 1986 - 1990 là 3,8 tỷ USD, gấp 1,6 lần so với 2,1 tỷ
USD giai đoạn 1981 - 1985 (xem biểu 3).

Biểu 3: Xuất nhập khẩu sang khu vực II (thời kỳ 1981 - 1990)

ĐVT: triệu USD

Giai đoạn Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thƣơng mại

1981 – 1985 1104,7 2166,6 - 1061,9

1986 – 1988 3506,4 3807,0 - 300,6

1989 – 1990 2308,3 2081,7 +226,6

(Nguồn số liệu thống kê 1976 - 1990, NXB Thống kê, HN 1991)

Qua số liệu ở bảng 3, thấy rằng: cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có xu hướng
tăng và khoảng cách chênh lệch cán cân thương mại giữa xuất khẩu và nhập khẩu ngày
càng rút ngắn lại, đặc biệt thời kỳ 1989 - 1990 cả xuất, nhập khẩu đều tăng vọt và
bước đầu xuất siêu.

Công cuộc đổi mới nền kinh tế đang có nhiều thuận lợi và thu được những kết
quả đáng khích lệ thì Việt Nam lại gặp phải khó khăn và thách thức mới.

Trước hết, đó là sự tan rã của Liên Xô và các nước thuộc hệ thống xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu trong những năm cuối 1980 và đầu 1990. Sự tan rã này đã tác động
đến Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao, quân sự.
Việt Nam mất hẳn một nguồn viện trợ gần 1 tỷ USD, mất đi nguồn vật tư chiến lược
mà thường xuyên Việt Nam phải nhập như: xăng dầu (gần 3 triệu tấn), phân bón
(khoảng 2,4 triệu tấn), sắt thép (gần 40 vạn tấn), hàng vạn phương tiện vận tải, phụ
tùng ô tô, thiết bị máy móc, hoá chất....
48

Mặt khác, Việt Nam mất đi một thị trường lớn tiêu thụ nhiều loại hàng xuất
khẩu truyền thống như: hàng tiểu thủ công, mỹ nghệ, hàng nông- lâm- thuỷ sản,
khoáng sản và một số hàng tiêu dùng khác như hàng may mặc, giày da... Ở khu vực
này hàng năm Việt Nam xuất khẩu khối lượng hàng hoá chiếm tới 60% tổng kim
ngạch xuất khẩu [58, tr. 7-11, tr. 31-32].

Thứ hai: Thực hiện nền kinh tế mở, Việt Nam cho phép các thành phần kinh tế
được bung ra. Song sự bung ra trong điều kiện Việt Nam còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có
nhiều kinh nghiệm để quản lý sự bung ra đó để nó phát triển đúng đắn, nên đã tạo
nhiều sơ hở và kẽ hở cho tiêu cực và các tệ nạn xã hội phát triển như: tham nhũng,
buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế.....

Đồng thời trong thời kỳ này việc Việt Nam xoá bỏ cơ chế bao cấp bước đầu đã
làm cho các doanh nghiệp nhà nước và tập thể gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Đó là
tình trạng làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ và bị giải thể của một loạt các doanh nghiệp
nhà nước và tập thể, làm cho một loạt người lao động bị thất nghiệp hoặc có việc
nhưng không ổn định, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, quản lý xã hội gặp nhiều khó
khăn. Nhiều người bị sức hút của mặt trái của nền kinh tế thị trường lôi cuốn vào vòng
xoáy của tiêu cực , làm ăn phi pháp và phạm pháp.

Thứ ba: các thế lực thù địch lợi dụng những khó khăn mà Việt Nam gặp phải
trong thời kỳ này, đã không ngừng tấn công, công kích và chống phá công cuộc đổi
mới, nhằm cản trở không cho chúng ta hoàn thành các mục tiêu chiến lược đề ra.
Trong cán bộ, công nhân viên và nhân dân ta cũng không ít có người có thái độ hoài
nghi, lo ngại và dao động về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội và những kết quả mà
chúng ta có thể đạt được.

Trước tình hình đó, đòi hỏi đường lối và chủ trương phát triển kinh tế cần tiếp
tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa, sao cho phù hợp với xu thế nhưng không đi chệnh
đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Kế thừa và phát huy có chọn lọc các
quan điểm và tư duy đổi mới của Đại hội VI, Đại hội Đảng CSVN toàn quốc lần thứ
VII (tháng 6/1991) đã đề ra "chiến lược ổn định và phát triển kinh tế , xã hội đến năm
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
49

2000" trong đó tiếp tục khẳng định quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển
một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với tư tưởng chỉ đạo "Việt Nam
muốn làm bạn với tất cả các nước" và "mở cửa hoạt động kinh tế đối ngoại đối với tất
cả các nước ở các khu vực trên thế giới", nước ta chủ trương tiếp tục đổi mới, hoàn
thiện hơn nữa cơ chế quản lý và chính sách kinh tế đối ngoại theo hướng "đa dạng hoá
và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại"

Trong lĩnh vực ngoại thương, để tiến tới "tự do hoá thương mại", Nhà nước đã
ban hành một loạt văn bản chế độ, chính sách mới nhằm khuyến khích các thành phần
kinh tế mở rộng sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu. Điển hình nhất trong thời kỳ
này là Nghị định 114/HĐBT (ngày 7/4/1992) của Hội đồng Bộ trưởng về quản lý nhà
nước đối với hoạt động xuất, nhập khẩu. Sự ra đời của Nghị định này đã đánh dấu
bước chuyển mới từ mô hình Nhà nước độc quyền ngoại thương sang tự do hoá
thương mại, từ cơ chế quản lý bằng mệnh lệnh, hành chính, chỉ được làm những gì mà
Nhà nước cho phép sang cơ chế quản lý bằng các đòn bẩy kinh tế, được làm tất cả
những gì mà Nhà nước không cấm. Đến năm 1994, trước những chuyển biến mạnh
của kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế, Chính phủ ban hành Nghị định 33/CP (ngày
19/4/1994) về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu nhằm bổ sung và
sửa đổi những khiếm khuyết của Nghị định 114/HĐBT cho phù hợp với yêu cầu mới.

Nhờ có việc đề ra chính sách đổi mới đúng lúc và điều chỉnh kịp thời những
khiếm khuyết của các chính sách, Chính phủ đã đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua
mọi khó khăn, thử thách, dần dần ổn định. Sản xuất và lưu thông trong nước đã được
hồi phục và phát triển theo chiều hướng tốt hơn, khiến cho thị trường hàng hoá của
nước ta ngày càng sôi động, đa dạng và phong phú. Giá cả hàng hoá trên thị trường
ngày một ổn định, lạm phát dần bị đẩy lùi, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân lao
động được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Nhu cầu hàng hoá tiêu dùng đã được thị trường
đáp ứng ngày một đầy đủ hơn, tạo ra xu hướng hàng hoá trên thị trường ngày một
phong phú và đa dạng, chất lượng ngày một cao, nhiều mặt hàng đã ở tình trạng dư
cung.
50

Từ sau năm 1991, mặc dù hoạt động ngoại thương của ta diễn ra trong điều
kiện hết sức khó khăn do bị mất các thị trường truyền thống là Liên Xô cũ và các nước
xã hội chủ nghĩa Đông Âu(cũ), trong khi đó đến trước tháng 3/1995 Mỹ và một số
nước tư bản vẫn duy trì lệnh cấm vận kinh tế đối với nước ta, chúng ta cùng một lúc
vừa phải chuyển hướng tìm kiếm thị trường thế giới mới, vừa phải thay đổi phương
thức và nghệ thuật kinh doanh cho phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng vẫn đạt được
kết quả khả quan trong hoạt động xuất nhập khẩu (xem biểu 4).

Từ biểu 4 thấy được rằng: mặc dù có năm xuất khẩu tăng thấp do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tiền tệ thời kỳ 1995 - 1997, song nhìn chung tốc độ tăng trưởng
là khá cao. Còn về nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2003 tốc độ tăng trưởng bình quân là 24,1%.
Cán cân thanh toán của nước ta luôn luôn trong trạng thái nhập siêu: năm 1991 nhập siêu
251 triệu rúp - USD, năm 2000: 1154 triệu USD và đến năm 2003 nhập siêu 5075 triệu
USD. Đây cũng là quy luật chung tất yếu của các nước đang phát triển thực hiện công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

Từ sau năm 1986 chúng ta tập trung vào chiến lược chuyển dịch cơ cấu hàng
xuất khẩu, trong đó cần tăng dần tỷ trọng hàng chế biến và hàng có hàm lượng chất
xám.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
51

Biểu 4: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 1991 - 2003

Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu


Kim
ngạch
Tổng số Trong đó Tốc độ Tổng số Trong đó Tốc độ
Năm XNK (triệu rúp - tăng (triệu rúp - tăng
(triệu (triệu
(triệu rúp - USD) trưởng USD) trưởng
USD) USD)
USD)
% %

1991 4425,2 2087,1 2009,8 - 13,17 2338,1 2049,0 49,29

1992 5121,4 2580,7 2552,4 23,65 2540,7 2540,3 23,98

1993 6909,2 2985,2 2952,0 15,67 5000,0 3924,0 54,47

1994 8600,0 3600,0 3571,0 20,59 5000,0 5000,0 27,42

1995 12800,0 5300,0 5300,0 47,22 7500,0 7500,0 50,00

1996 18400,0 7256,0 7256,0 36,91 11144,0 11144,0 48,59

1997 20777,0 9185,0 9185,0 26,58 11592,0 11592,0 4,02

1998 20860,0 9360,0 9360,01 1,91 11500,0 11500,0 0,80

1999 23283,0 11541,0 1541,0 23,30 11742,0 11742,0 2,10

2000 30120,0 14483,0 14483,0 25,49 15637,0 15637,0 33,17

2001 31189,0 1502,07 15027,0 3,76 16162,0 16162,0 3,36

2002 3648,8 16705,8 16705,8 11,17 19733,0 19733,0 22,09

2003 44815,0 19870 19870 18,94 24945,0 24945,0 26,41

Nguồn: - Số liệu từ 1991 đến 2001 - Niên giám thống kế 2002, NXB TK
- Số liệu năm 2002 - Kinh tế XH VN tháng 3/2001 - 2003,NXB TK, HN 2003, tr 256
- Số liệu năm 2003 - Tình hình TM tháng12 và cả năm 2003 (Bộ TM).
52

Về cơ cấu xuất nhập khẩu, trước hết xem xét cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

Giai đoạn 1986 - 1988 là giai đoạn chúng ta chưa có gạo và dầu thô xuất khẩu,
hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là nông - lâm - thủy sản, hàng công nghiệp nặng và
khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp. Song tỷ trọng của hàng nông -
lâm - thuỷ sản có chiều hướng giảm dần: từ 62,8% năm 1986 còn 56,2% năm 1988;
hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp: có chiều hướng tăng dần : từ 28,8% (1986)
lên 36,9% (1988) và hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng mạnh: từ 8% (1986)
lên 17,2% (1988). Khi Việt Nam bắt đầu có gạo và dầu thô xuất khẩu (1989) thì cơ cấu
xuất khẩu có sự thay đổi khá rõ rệt, thiên về sự tăng lên của ngành hàng nông - lâm -
thủy sản và công nghiệp nặng, khoáng sản: nếu cả 2 ngành này năm 1986 có tỷ trọng
là 70,8% thì đến năm 1990 là 73,6%. Trong giai đoạn 1991 - 1995 cơ cấu hàng nông -
lâm - thủy sản, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản vẫn tiếp tục có xu hướng tăng
lên: năm 1991: 85,7%, năm 1993: 86,2%, sang đến năm 1995 chỉ còn 71,6%, nguyên
nhân chính là do sự "lên ngôi của hàng dệt may, giày dép và chế biến thuỷ sản" Sự
tăng lên tỷ trọng của hàng công nghiệp chế biến giày dép, may mặc trong kim ngạch
xuất khẩu cho chúng ta thấy rằng: nền kinh tế nước ra đang ở giai đoạn mở đầu để
chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp.

Bước sang giai đoạn 1996 - 2003, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam có sự thay
đổi đáng kể (xem biểu5).

Biểu 5: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam 1995 - 2003 (% )

Ngành nhóm hàng 1995 1999 2000 2001 2002 2003

1. Hàng công nghiệp nặng và 25,3 31,3 37,2 34,9 31,2 27,6
khoáng sản

2. Hàng công nghiệp nhẹ và 28,5 36,8 33,8 35,7 38,3 43,0
TTCN

3. Hàng nông-lâm- thủy sản 46,2 31,9 39,0 29,4 30,5 29,4

Nguồn: từ 1995 - 2000: Kinh tế XH VN 3 năm 2001 - 2003, Tổng cục Thống kê.
Năm 2002 - 2003 Bộ Thương mại
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
53

Căn cứ vào biểu 5, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, mà
chủ yếu là khoáng sản xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô có xu hướng giảm dần vào
những năm đầu thế kỷ 21. Còn nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp lại
ngược lại, tăng dần lên: năm 1995 tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu của chúng ta là
28,5% thì năm 2000 là 33,8% và đến năm 2003 là 43,0%. Hàng nông - lâm - thủy sản
có tỷ trọng giảm dần (1995: 46,2%, 2000: 39,0% và năm 2003: 29,4%).

Trong thời kỳ này chúng ta đã và đang dần đạt được mục tiêu đề ra trong chiến
lược xuất khẩu là: tăng dần tỷ trọng hàng chế biến, giảm dần tỷ trọng hàng nguyên liệu
và hàng sơ chế. Trong các mặt hàng chế biến, đáng kể nhất là các mặt hàng chủ lực:
giày dép và hàng dệt may. Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may đạt 850
triệu USD, đến năm 2003 đạt 3630 triệu USD (bằng 4,3 lần năm 1995); hàng giày dép:
năm 1995 đạt kim ngạch xuất khẩu 296,4 triệu USD đến năm 2003 đạt 2225,0 triệu
USD bằng 7,5 lần năm 1995.

Về thị trường xuất khẩu, nhìn chung chúng ta ngày càng có nhiều tiến bộ trong
việc duy trì, củng cố, mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên, nhìn lại thời kỳ từ năm 1986 đến nay xuất khẩu hàng hoá của nước
ta sang các nước và khu vực trên thế giới có nhiều biến động. Nếu như trước đây hàng
xuất khẩu của ta chủ yếu sang các nước khu vực I (Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa trước đây), thì từ cuối những năm 1990 chiến lược phát triển ngoại thương của
ta chuyển hướng sang các nước khu vực II (các nước tư bản phát triển và các nước
đang phát triển). Thị trường xuất khẩu sang các nước khu vực I bị co hẹp lại và có thể
coi là chúng ta đã bị mất thị trường xuất khẩu, làm mất theo 70 - 80% tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu.

Đồng thời với việc mất thị trường khu vực I, chúng ta lại phải đứng trước
những khó khăn và thử thách mới, dó là việc Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm vận kinh tế, cho
nên chúng ta vừa phải chuyển hướng tìm kiếm thị trường mới, vừa phải thay đổi
phương thức và nghệ thuật kinh doanh theo xu thế chung của thế giới. Nhờ vậy tình
hình hoạt động ngoại thương của ta được cải thiện và ngày càng có chiều hướng phát
triển (xem biểu 6).
54

Biểu 6: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam 1990 – 2002 (ĐVT %)

Vùng lãnh thổ 1990 1995 2000 2001 2002


- Châu Á: 43,0 72,4 60,0 57,3 52,1
+ ASEAN 13,0 18,4 18,1 17,0 14,5
+ Trung Quốc 0,3 6,6 10,6 9,4 8,9
+ Nhật Bản 14,0 26,8 17,8 16,7 14,6
+ Hàn Quốc 1,1 4,3 2,4 2,7 2,8
- Châu Âu: 51,0 20,0 23,0 23,4 23,5
+EU 19,6 20,0 18,9
+Đông Âu 45,0 5,0 1,9 2,6 2,0
- Châu Mỹ: 7,0 4,4 6,6 8,9 16,3
+ Mỹ 5,1 7,1 14,5
- Châu Đại Dương 0,3 1,9 9,0 7,1 8,1
+ Ôxtrâylia 8,8 6,9 8,0
- Châu Phi. 0,2 0,6 1,0 1,1 0,8
Nguồn: 1990 - 1995. Tổng cục TK 1996,
2000- 2002. Tổng cục TK 2003.
Qua số liệu ở biểu 6 cho thấy sang thị trường châu Á tỷ trọng xuất khẩu của
Việt nam có giảm, song đây vẫn là thị trường lớn cần củng cố, duy trì và quan tâm,
nhất là các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản. Xuất khẩu sang thị
trường châu Âu giảm mạnh trong thời kỳ 1991 - 1995 (như đã phân tích ở trên), tuy
vậy vẫn giữ được tỷ trọng ổn định (trên 23%) trong thời kỳ 2000 - 2003, chủ yếu do
chúng ta tăng cường quan hệ buôn bán với các nước trong khối thị trường chung châu
Âu (EU). Đặc biệt, chúng ta đã phát triển sang thị trường châu Mỹ, nhất là sau khi Việt
Nam và Mỹ ký Hiệp định thương mại, kim ngạch xuất khẩu của ta tăng rất mạnh (từ
6,6% năm 2000 lên 16,3% năm 2002 và 6 tháng đầu năm 2003 đạt tỷ trọng 22,8%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu). Hết năm 2003 tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Âu
-Mỹ đạt 44,3%. Đến năm 2003 có 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất (chiếm 65% kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam ) là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Singapore, Đức,
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
55

Anh, Đài Loan, Inđônêxia, Hà Lan, Pháp. Năm 2002 Nhật Bản là nước đứng đầu về
nhập khẩu của Việt Nam thì sang năm 2003 Hoa Kỳ vượt lên trên Nhật Bản. Từ kết
quả này thấy rằng, bên cạnh việc Việt Nam chú trọng duy trì và củng cố các thị trường
truyền thống, tận dụng mọi cơ hội có được về sự phục hồi kinh tế thế giới làm tăng
nhu cầu tiêu dùng về hàng hoá, tận dụng sự tăng giá do tình hình biến động về kinh tế
thế giới mang lại, chúng ta còn nhanh chóng mở rộng thị trường, có những chính sách
phù hợp với việc khuyến khích phát triển ngoại thương, đã kịp thời tạo ra những đột
phá để phát triển ngoại thương, nên trong những năm qua, xuất khẩu hàng hoá của ta
có tốc độ tăng trưởng khá cao và bền vững. Việc mở rộng thị trường sang châu Mỹ,
EU, châu Phi là hướng đi đúng đắn và do vậy đã có sự thay đổi về cơ cấu thị trường
khá hợp lý.

Tình hình nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong thời gian qua cũng có nhiều
tiến bộ về cả cơ cấu hàng hoá cũng như thị trường.

Trong thời kỳ từ năm 1986 đến nay về cơ bản nhập khẩu vẫn luôn luôn ở trong
tình trạng cao hơn xuất khẩu. Năm 1991 kim ngạch xuất khẩu của ta là 2338, 1 triệu
rúp - USD, nhập siêu 251 triệu rúp - USD, năm 1995: 7500 triệu USD, nhập siêu 2200
triệu USD, đến năm 2003 nhập khẩu 24945 triệu USD, nhập siêu 5075 triệu USD. Sở
dĩ chúng ta nhập siêu cao như vậy là do yêu cầu về phát triển kinh tế, thực hiện công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, buộc chúng ta phải huy động tối đa
nguồn tài lực nước ngoài, nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tăng cường đầu
tư để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế. Đồng thời chiến lược phát triển kinh tế của
ta là tăng cường xuất khẩu, nên để có hàng hoá xuất khẩu, cần phải tăng cường nhập
để xuất.

Trong nhập khẩu, cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của ta cũng có những thay đổi rõ
rệt. Nếu năm 1986 nhập khẩu tư liệu sản xuất của ta chiếm 86,6%, trong đó nhập
nguyên vật liệu chiếm 51,9% thì đến năm 1998 nhập tư liệu sản xuất đã tăng lên
91,5%( trong đó nguyên vật liệu nhập khẩu chiếm 61%). Xu hướng chung chuyển biến
tích cực là giảm dần nhập hàng hoá tiêu dùng (năm 1986 nhập khẩu chiếm 13,4% đến
56

năm 1998 còn 8,5%). Đến giai đoạn 2000 - 2003, cơ cấu nhập khẩu vẫn tăng về phía
nhập tư liệu sản xuất. Năm 2003, nhập khẩu tư liệu sản xuất chiếm 93,3%, còn hàng
tiêu dùng nhập khẩu chiếm 6,7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong các mặt hàng nhập
khẩu, nguyên liệu và vật liệu tăng khá, nhất là các nguyên vật liệu cho công nghiệp dệt
may và giày dép, vì đây là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta, nên cần phải tăng
cường nhập khẩu các loại hàng hoá đó.

Về cơ cấu nhập khẩu theo thị trường, chúng ta vẫn chú trọng hàng hoá được
nhập từ các nước trong khu vực châu Á. Hiện nay các nước châu Á là nguồn cung cấp
chính hàng hoá nhập khẩu cho Việt Nam. Mục tiêu chúng ta đặt ra là sẽ giảm tỷ trọng
nhập từ các nước châu Á xuống còn 55% song hiện nay vẫn còn cao: chiếm 80% kim
ngạch nhập khẩu. Trong khu vực châu Á hiện nay chúng ta nhập của các nước khối
ASEAN 24,2%, của Trung Quốc 10,9%, Nhật Bản 12,7%, Đài Loan 12,9% và Hàn
Quốc 11,6%.

Nhìn chung trong những năm gần đây kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, nó
phản ánh đúng tình hình phát triển kinh tế của nước ta. Sự tăng trưởng mạnh đó là động
lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên nhịp độ tăng
trưởng nền kinh tế vững chắc luôn ở mức trên dưới 7%/năm.

2.2.3 Đánh giá ngoại thương Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Trước hết, xem xét định hướng chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam
trong thời kỳ từ năm 1986 trở đi

Khi chúng ta bắt đầu công cuộc đổi mới, tình hình phe xã hội chủ nghĩa bắt đầu
có những dấu hiệu của sự khủng hoảng. Tình hình thế giới cũng đang có nhiều biến
động bất lợi cho ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải coi Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa khác là những đồng minh và là chỗ dựa duy nhất trong việc đảm bảo an ninh và
sự ổn định của kinh tế. Mặt khác đường lối đối ngoại của ta là mở rộng quan hệ thân
thiện và tiến tới toàn diện với tất cả các nước khác trong các khu vực khác nhau với
các màu sắc chính trị khác nhau để dần phá thế bao vây, bị cô lập trên trường quốc tế,
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
57

tranh thủ sự giúp đỡ của họ để phát triển kinh tế, tạo sự ổn định trong đời sống kinh tế,
chính trị của đất nước.

Chính vì vậy, thời kỳ 1986 - 1990 chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt
Nam là đổi mới, mở cửa đơn phương để hội nhập. Chỉ có đổi mới và mở cửa để hội
nhập thì mới có cơ hội phát triển kinh tế, đưa nước ta tiến lên để thoát khỏi nghèo nàn,
lạc hậu và suy thoái. Nhờ có định hướng đúng về đường lối, chúng ta đã triển khai và thực
hiện nhiều biện pháp cải cách quan trọng như: từng bước xoá bỏ bao cấp, nhất là bao cấp
về giá, khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau phát triển để giải phóng sức lao
động, đổi mới các hoạt động tài chính, tiền tệ; trong sản xuất kinh doanh: trao quyền tự
chủ cho các doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện đúng đắn và triệt để chế độ hạch toán kinh
tế, khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mở rộng sản xuất để thu hút vốn đầu
tư phát triển sản xuất kinh doanh; ban hành luật đầu tư nước ngoài với nhiều điều khoản
ưu đãi; khuyến khích xuất khẩu. Những biện pháp trên đã làm cho nền kinh tế nước ta dần
phục hồi và tăng trưởng, đặc biệt là việc khai thác dầu thô năm 1985 - 1986, đưa sản
lượng khai thác lên gần 3 triệu tấn trong năm 1990 đã tạo cho ta một nguồn lực vô cùng
quan trọng và quý giá để phát triển kinh tế.

Hoạt động đối ngoại cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Xuất khẩu tăng mạnh
đã giảm được đáng kể tình trạng nhập siêu, thu hút được một lượng vốn đầu tư nước
ngoài khá lớn: 371,8 triệu USD ( năm 1988). Chúng ta đã trở thành một nước xuất
khẩu gạo, dầu thô và kiềm chế được lạm phát .

Bước sang giai đoạn 1991 - 1995: giai đoạn sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã
hội chủ nghĩa Đông Âu. Nền kinh tế của ta chưa khắc phục được hết những hậu quả
của giai đoạn trước thì lại phải đương đầu với những khó khăn và thử thách hết sức to
lớn tưởng chừng khó có thể vượt qua: nguồn vốn và viện trợ đột ngột bị cắt hoàn toàn,
thị trường xuất nhập khẩu bị cắt hoặc bị co hẹp, Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận, bao vây
nước ta. Hậu quả tức thì là: kim ngạch xuất nhập khẩu giảm, lạm phát bùng phát trở
lại. Trước tình hình đó đường lối chiến lược về đối ngoại của ta là: đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ quốc tế. Từ đường lối chiến lược này chúng ta chủ trương gắn kết thị
58

trường trong nước với nước ngoài, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu, có chính sách bảo hộ sản xuất nội địa. Đây chính là nội dung chủ
yếu của hội nhập kinh tế quốc tế và là bước phát triển logic tất yếu sau khi chúng ta đã
cơ bản thống nhất được thị trường trong nước theo cơ chế một giá được xác định cơ
bản trên cơ sở cung, cầu và thị trường. Với chủ trương đúng đắn này, chúng ta đã có
những bước chuyển biến tích cực trong nền kinh tế: năng suất lao động không ngừng
nâng cao, chất lượng và hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh
tế tăng lên rõ rệt, dần dần mở rộng phạm vi, mức độ và đối tượng cạnh tranh trên các
thị trường nội địa, khu vực và toàn thế giới.

Thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại, Việt
Nam đã tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực, nộp đơ n chấp nhận hoặc
đã ký trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế như: AFTA, WTO... Được tham gia
vào AFTA là cơ hội để đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và nó cho thấy Việt Nam
thực sự mong muốn tham gia vào một hiệp định tự do hoá thương mại quốc tế ở tầm
khu vực phù hợp với các luật lệ thương mại chung của thế giới. Việc cam kết tự do
hoá thương mại đã tạo điều kiện cho các nước, khu vực và tổ chức kinh tế quốc tế mở
cửa để cho hàng xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập, và nhờ vậy Việt Nam tăng xuất
khẩu hàng hoá và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thời kỳ từ 1996 đến nay, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh
tế khu vực và thế giới. Quan điểm về hội nhập của Việt Nam cũng rõ ràng hơn. Đại
hội Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ VIII (1996) tiếp tục khẳng định và cụ
thể hoá chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan
hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những
mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả, tranh thủ vốn công nghệ và thị trường quốc
tế; mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các
nước, các tổ chức quốc tế và khu vực...

Có thể thấy rằng: việc Nhà nước đề ra định hướng chiến lược phát triển kinh tế
cho từng thời kỳ phù hợp với thực tế của quốc tế và nước ta là hết sức đúng đắn, điều
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
59

đó đã tạo cơ sở cho quá trình phát triển ngoại thương, do vậy chúng ta đã có nền ngoại
thương phát triển mạnh mẽ và vững chắc, là động lực phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế
phát triển. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng ta đã có nền kinh tế tăng trưởng cao và
ổn định vào bậc nhất thế giới, nhờ đó chúng ta đã làm ổn định và không ngừng nâng
cao đời sống của nhân dân, mọi nhu cầu về đời sống về cơ bản đã và đang được đáp
ứng.

Thứ hai, về cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu: có thể nói rằng, cơ cấu hàng hoá
xuất nhập khẩu của ta ngày một thay đổi theo hướng tạo hiệu quả nhất cho nền kinh
tế.

Về cơ cấu hàng xuất khẩu: nếu so sánh với các nước phát triển trên thế giới thì
cơ cấu hàng xuất khẩu của ta hiện nay còn rất lạc hậu. Hiện nay hàng thô, hàng sơ chế
xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu: khoảng gần 60%,
phần lớn nguồn tài nguyên chúng ta khai thác được hoặc là đem xuất khẩu ngay, hoặc
là chỉ sơ chế rồi đem xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là: chúng ta chưa có đủ công
nghệ cần thiết để chế biến hàng hoá đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do vậy,
chúng ta bị thua thiệt nhiều, hiệu quả xuất khẩu thấp, đồng thời không tận dụng được
lực lượng lao động dồi dào hiện có nên làm cho tình trạng người lao động bị thiếu việc
làm và thất nghiệp ngày càng gay gắt.

Trong những năm qua, cơ cấu xuất khẩu của hàng công nghiệp nặng và khoáng
sản thay đổi khá mạnh, chủ yếu là do nước ta tăng xuất khẩu dầu thô. Dầu thô của ta
xuất khẩu tăng nhanh, nhất là trong những năm cuối thế kỷ 20 (tốc độ bình quần hàng
năm từ 1995 đến 1999 là 17,87%) đến những năm đầu thế kỷ 21 xuất khẩu dầu thô
nhìn chung tăng không nhanh như trước đây, nhưng đột biến tăng nhanh vào năm
2003: so với năm 2002 tăng 15,5%. Trong những năm gần đây chúng ta đã đề ra chính
sách tập trung phát triển một số mặt hàng này, làm cho xuất khẩu các loại hàng chủ lực
chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 2 mặt hàng vượt ngưỡng 2 tỷ USD
là hàng dệt may và thuỷ sản. Một số mặt hàng khác cũng có tốc độ tăng nhanh và
chiếm tỷ trọng ngày càng cao như sản phẩm gỗ, dây và cáp điện, sản phẩm nhựa, thực
60

phẩm chế biến. Còn mặt hàng nông sản tình hình xuất khẩu, không được như mong
đợi, trong những năm gần đây liên tục bị giảm: năm 2001 giảm 14,2% so với năm
2000, năm 2002 giảm thêm 10%, riêng xuất khẩu gạo vẫn giữ được mức tăng liên tục
(năm 2003 tăng 20% so với 2002).

Nhìn chung cơ cấu hàng xuất khẩu ta đã có nhiều tiến bộ, tuy rằng tỷ trọng
hàng chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn thấp so với các nước trong khu vực,
song cũng đã thể hiện những thay đổi theo định hướng chiến lược, tăng hàng chế biến
và tinh chế, giảm dần xuất khẩu hàng thô và sơ chế. Định hướng này giúp cho hàng
hoá của ta nâng dần thế chủ động trên trường quốc tế và hiệu quả xuất khẩu nagỳ một
cao hơn.

- Về nhập khẩu: cơ cấu hàng nhập khẩu cũng có nhiều tiến bộ, nhất là trong
những năm gần đây. Nhập khẩu có tốc độ tăng dần và cơ cấu cũng tăng dần về nhập tư
liệu sản xuất, giảm dần nhập vật phẩm tiêu dùng. Năm 1986 nhập khẩu tư liệu sản xuất
chiếm 86,6%, năm 1998 là 91,5%, đến năm 2003 đã là 93,3%. Việc tăng kim ngạch
nhập khẩu và xu hướng tăng tỷ trọng nhập tư liệu sản xuất là kết quả tất yếu của tăng
cường xuất khẩu. Tuy nhiên tốc độ tăng cao của nhóm nguyên, nhiên, vật liệu cho thấy
sự phụ thuộc của hàng xuất khẩu vào nguyên liệu nhập khẩu còn khá lớn. Trong cơ
cấu nhập khẩu, xăng dầu, nguyên phụ liệu may mặc, da giày và sắt thép vẫn là 3 mặt
hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất. Các mặt hàng nhập khẩu như : phân bón, xe
máy có xu hướng chững lại hoặc giảm dần, nhưng do nhu cầu cao nên nhập khẩu ô tô
lại tăng mạnh.

Về cơ cấu hàng nhập khẩu trong những năm qua: việc chúng ta tăng cường
nhập khẩu một số nguyên phụ liệu cho sản xuất may mặc và da giày cho thấy chúng ta
vẫn còn khá coi trọng loại hàng gia công hàng hoá cho nước ngoài. Trong một số năm
tiếp theo chúng ta chưa thể kìm chế và hạ thấp tỷ lệ nhập siêu, vì trong điều kiện thực
tế của nước ta, vấn đề đó chưa phù hợp và khó thực hiện.

Thứ ba, thị trường xuất nhập khẩu:


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
61

- Về thị trường xuất khẩu: Quán triệt định hướng mở rộng và đa dạng hoá thị
trường, trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc mở rộng và
phát triển thị trường xuất khẩu, do vậy hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đ ã có mặt ở
hầu hết thị trường các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Xét về tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu, châu Á vẫn là khu vực tiêu thụ chủ yếu
hàng xuất khẩu của Việt Nam, song có chiều hướng giảm dần. Năm 1986 xuất khẩu
sang các nước ở khu vực này chiếm 22,5%, đến 1995 - 72,5%, song đến những năm
đầu thế kỷ 21 giảm dần: năm 2000: 60,0%, năm 2002: 52,1% và 2003 dự kiến khoảng
47%. Xuất khẩu sang châu Âu, châu Mỹ, châu Phi tăng đáng kể, đặc biệt là thị trường
Mỹ, nhất là từ sau khi ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ và chính thức được Quốc
hội hai nước thông qua (năm 2001), xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh và được
coi là một trong những yếu tố làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu sang Mỹ, nếu
như những năm trước 2000, hầu như Việt Nam chưa xuất được hàng sang Mỹ, thì đến
những năm 2001 trở đi, kim ngạch đã tăng đáng kể: năm 2000 tỷ trọng xuất khẩu sang
thị trường Mỹ là 5,1% đến năm 2003 hơn 20%, đạt gần 4 tỷ USD. Trong 2 năm gần
đây thị trường xuất khẩu ít có sự biến động. Các thị trường truyền thố ng ở Đông Âu
vẫn chưa được phục hồi, thị phần có chiều hướng giảm. Thị trường châu Phi tuy có
được mở mang, đặc biệt là các hàng nông sản và các hàng không đòi hỏi chất lượng
cao, song quy mô còn nhỏ bé và đây mới chỉ được coi là thị trường xuất khẩu tiềm
năng của ta.

- Về thị trường nhập khẩu: Thị trường nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt
Nam đến nay vẫn là châu Á và đây là thị trường nhập siêu duy nhất của ta. Việt Nam
nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ châu Á ngày một tăng: năm 1986 nhập chiếm
10,6% đến 1995:77,4% và 2003: 80%. Chủ trương chúng ta sẽ giảm nhập từ thị trường
châu Á xuống còn 55%, song đây vẫn là thị trường chủ yếu cung cấp hàng hoá cho
Việt Nam do những lợi thế về khoảng cách địa lý, giá cả hàng hoá thích hợp với điều
kiện nước ta.
62

Nhập khẩu từ các thị trường Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan sẽ
vẫn là nguồn chủ yếu cung cấp hàng hoá cho sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Các thị trường Nhật Bản, EU và Bắc Mỹ cung cấp cho Việt Nam 25 - 26% hàng hoá,
tuy không thay đổi nhiều nhưng có triển vọng để ta đạt mục tiêu nhập 30% trong thời
gian tới.

Thứ tư, các chính sách ngoại thương của Việt Nam:

Đánh giá những kết quả đã đạt được trong hoạt động ngoại thương vừa qua của
Việt Nam, có thể thấy một trong những nguyên nhân vô cùng quan trọng tác động đến đó
là các chủ trương, chính sách của ta trong hoạt động kinh tế đối ngoại.

- Trước hết, đó là việc Việt Nam đã hình thành được hệ thống luật pháp và
chính sách để quản lý và điều hành hoạt động ngoại thương. Hệ thống luật pháp và
chính sách này đã tạo nên một hệ thống biện pháp và chính sách khuyến khích xuất
khẩu. Từ những năm 1986 - 1987 Nhà nước đã ban hành các quyết định tạo những
bước ngoặt trong đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế nói chung, thị trường và thương
mại dịch vụ nói riêng. Trước hết là Quyết định 217/HĐBT ngày 14/4/1987, phản ánh
xu thế chuyển hướng sang kinh tế hàng hoá, gắn sản xuất với thị trường.

Trong xuất nhập khẩu, Nhà nước ban hành Nghị định 114/HĐBT ngày
7/4/1992 và sau đó là Nghị định 33/CP ngày 19/4/1994 thay thế NĐ 114, là các văn
bản thể hiện sự đổi mới quản lý Nhà nước trong xuất nhập khẩu theo hướng đảm bảo
sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với xuất nhập khẩu, nới lỏng cơ chế quản lý
để khuyến khích phát triển xuất nhập khẩu ở những vùng còn khó khăn, mở rộng
quyền trực tiếp xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất, thay đổi về thuế và cách thực
hiện các công cụ quản lý để ngày càng phù hợp với những đòi hỏi của thực tiễn và các
thông lệ quốc tế. Từ cuối năm 1988, Nhà nước Việt Nam bắt đầu thực hiện cải cách
toàn diện hệ thống giá cả, thực hiện tự do hoá thương mại: năm 1991 Nhà nước ban
hành Luật thuế xuất nhập khẩu và lần lượt một loạt các văn bản luật pháp và quy định
để quản lý và hướng dẫn hoạt động ngoại thương nhằm tạo điều kiện cho nó phát triển,
hoà nhập nhanh vào thị trường thế giới. Một số văn bản của Nhà nước nổi bật trong
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
63

quản lý và tổ chức hoạt động ngoại thương trong thời gian qua là: Nghị định số 89/
CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ về việc bãi bỏ thủ tục cấp giấp phép xuất nhập
khẩu hàng hoá từng chuyến, Quyết định số 91/CP ngày 18/12/1995 của Chính phủ về
ban hành danh mục hàng hoá để thực hiện Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN cho năm 1996,.... Quyết định số
28/TTG của Thủ tướng Chính phủ về chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất
nhập khẩu năm 1997 và kèm theo đó là một loạt thông tư hướng dẫn của Bộ Thương
mại hướng dẫn thực hiện Quyết định 28/TTG này.

Trên đây là những kết quả tích cực đã đạt được trong hoạt động xuất nhập khẩu
của Việt Nam thời kỳ từ 1986 đến nay. Bên cạnh đó, còn nhiều mặt tồn tại, yếu kém
trong hoạt động xuất nhập khẩu cần phải xem xét lại. Đó là:

1. Về chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu: chúng ta chưa tạo được sự
chuyển biến mạnh mẽ và tích cực hơn nữa. Cả một thời gian dài chúng ta vẫn để tỷ
trọng hàng thô, chưa qua chế biến và hàng nguyên liệu còn chiếm tỷ trọng khá cao
trong tổng kim ngạch. Một phần khá lớn hàng xuất khẩu là hàng gia công cho nước
ngoài do chính sách đầu tư nước ngoài của ta chưa đáp ứng được đòi hỏi những vấn đề
cơ bản của các nhà đầu tư nước ngoài nên thu hút vốn đầu tư chưa cao. Vì thế chúng ta
chưa tạo ra được lượng vốn đầu tư cần thiết và chưa tận dụng để tạo ra những bước đột
phá trong sản xuất. Hơn nữa chúng ta chưa có những chính sách phù hợp, có tác dụng
khuyến khích phát triển xuất khẩu, như chính sách thuế (thuế xuất nhập khẩu, thuế thu
nhập), chính sách ưu tiên về sử dụng đất đai, hạ tầng cơ sở....

2. Về thị trường: chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc củng cố, mở rộng và
phát triển thị trường, nhất là thị trường lớn tiềm năng, như Nhật Bản, Mỹ, châu Phi....
Song chính sách để khuyến khích, hỗ trợ phát triển thị trường, phát triển sản xuất chưa
đồng bộ và kịp thời. Để mở rộng thị trường cần phải có đầu tư và kinh phí. Các doanh
nghiệp của Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô lớn hầu như không có.
Vốn liếng của các doanh nghiệp rất hạn chế, chính sách quản lý tài chính của Nhà
nước lại chưa thực sự cho phép họ tăng chi phí, tăng đầu tư để khuyếch trương sản
64

phẩm, thương hiệu hàng hoá ra nước ngoài và mở rộng thị trường. Các hoạt động xúc
tiến cũng ít được quan tâm, nhất là thông tin kinh tế, do vậy làm cho các doanh nghiệp
không thể mạnh dạn mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài. Trong chiến lược
phát triển xuất khẩu hàng hoá, chúng ta chưa có những bước đi và tính toán cụ thể và
thích hợp. Do vậy càng hạn chế rất nhiều quá trình phát triển xuất khẩu của các doanh
nghiệp nói riêng, cả ngành ngoại thương Việt Nam nói chung. Vì thế khi trên thế giới
có những biến động hoặc có những trở ngại xảy ra làm cho việc xuất khẩu một số
ngành hàng của ta gặp lao đao, như xuất khẩu may mặc, thủy sản và nhất là xuất tôm
và cá basa sang Mỹ.

3. Về nguồn nhân lực cho hoạt động xuất khẩu: Đào tạo nhân lực cho hoạt động
thương mại trong những năm qua phát triển rất mạnh. Song do sự bùng nổ của hoạt
động xuất nhập khẩu nên lực lượng cán bộ nghiệp vụ quản lý ngoại thương vừa yếu lại
vừa thiếu. Yếu về năng lực, trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm, nhất là trình độ
ngoại ngữ, trình độ giao tiếp trong quan hệ kinh tế đối ngoại, khả năng tổng hợp và
phân tích thông tin để dự báo cho tương lai; yếu về trình độ quản lý chất lượng hàng
hoá... Từ những sự yếu kém đó đã làm cho hiệu quả xuất nhập khẩu của ta chưa cao, gây
thiệt hại không nhỏ, như trong buôn bán gạo, một số nông sản khác ra nước ngoài. Đây là
một trong những vấn đề then chốt cần phải quan tâm và chú trọng, vì nó là yếu tố quyết
định sự thành bại trong hoạt động xuất nhập khẩu của ta trong tình hình hiện nay cũng
như tương lai.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
65

CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT TRIỂN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 BỐI CẢNH MỚI CHI PHỐI CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN NGOẠI
THƢƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1-Thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay
Trong thời gian đầu thực hiện chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội
(1991- 2000) nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế -xã hội. Tuy nhiên chúng ta vẫn
còn những khó khăn không nhỏ: Mỹ tiếp tục bao vây cấm vận nước ta, các thế lực thù
địch luôn tìm cách chống phá về nhiều mặt. Những năm cuối thập kỷ 90, nước ta lại
phải chịu ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và bị thiệt
hại to lớn do thiên tai liên tiếp xảy ra trên nhiều vùng lãnh thổ. Những khó khăn chồng
chất ngày càng tác động rất lớn đến tất cả các mặt trong đời sống kinh tế, chính trị -xã
hội của đất nước.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và những thử thách lớn, chúng ta vẫn thu được
những thành tựu to lớn và rất quan trọng, nền kinh tế nước ta đã tăng trưởng khá: tổng
sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm 7,2%, sau 10 năm tăng gấp đôi
(2,07 lần). Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực (1995 -1997)
đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Nếu như thời kỳ 1992 - 1997 tổng sản
phẩm trong nước thường đạt mức tăng trưởng hàng năm 8 - 9%, thì đã đột ngột giảm
xuống chỉ còn tăng 5,8% vào năm 1998 và tăng 4,8% vào năm 1999. Đến năm 2000
nước ta đã chặn được sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đến năm 2001
đã đưa tổng sản phẩm trong nước đạt mức tăng trưởng 6,89% vào năm 2001và tăng
7,24% vào năm 2003 trong đó từng ngành và khu vực cũng có sự tăng trưởng khác
nhau: năm 2003 khu vực nông - lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,2%, công nghiệp và
xây dựng tăng 10,34% và dịch vụ tăng 6,57%. Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm 7,0%, Việt Nam được xếp vào hàng các nước có nền kinh tế phát triển với tốc độ
cao của khu vực và thế giới.
66

Về thực trạng kinh tế Việt Nam trong những năm qua, có thể xem xét trên các
mặt sau :

- Trước hết, về cơ cấu khu vực:

Cả ba khu vực: Nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đều có
những thay đổi theo đúng hướng mà trong chiến lược phát triển kinh tế thời kỳ 2000 -
2010 đã đề ra. (xem biểu 7).

Biểu 7: Tăng trƣởng GDP và cơ cấu khu vực của GDP thời kỳ 2000 - 2003

(ĐVT: %-giá năm 1994)

2000 2001 2002 2003

1. Nhịp độ tăng (giá so sánh)

- GDP 6,79 6,89 7,04 7,24

- Nông - lâm - thuỷ sản 4,63 2,89 4,06 3,20

- Công nghiệp - xây dựng 10,07 10,39 9,44 10,34

- Dịch vụ 5,32 6,10 6,54 6,57

2. Cơ cấu trong GDP (giá so sánh)

- GDP 100 100 100 100

Trong đó : - Nông - lâm - thuỷ sản 23,3 22,4 21,8 21,0

- Công nghiệp - xây dựng 35,4 36,6 37,4 38,5

- Dịch vụ 41,3 41,0 40,8 40,5

Nguồn: Tổng cục thống kê.

+ Khu vực nông - lâm sản - thuỷ sản: Đây là khu vực sản xuất chịu nhiều tác
động và ảnh hưởng nhất của thiê n tai, thời tiết, khí hậu. Trong những năm qua sản xuất
nông - lâm - thuỷ sản thường phải gánh chịu những cơn bão lũ khốc liệt tàn phá, đã
làm thiệt hại rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Do vậy năm 2003, mức
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
67

tăng trưởng của nông nghiệp đạt 3,2%, thấp hơn mức 4,06% của năm 2002 và chiếm
tỷ trọng 21% (giá 1994) trong tổng GDP. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng tiếp tục
chuyển đổi theo hướng kinh tế hàng hoá, nhiều vùng chuyển từ trồng lúa sang nuôi
trồng thuỷ sản, cây công nghiệp kết hợp với đẩy mạnh thâm canh như: bông, đỗ tương,
lạc, mía, cao su, hồ tiêu, hạt điều.... Điều đặc biệt là trong khi diện tích trồng lúa trong
cả nước năm 2003 giảm 20 vạn ha so với năm 2000, nhưng sản lượng lúa vẫn tăng, đạt
34,5 triệu tấn, chủ yếu nhờ tăng năng suất và c huyển đổi cơ cấu mùa vụ. Trong các sản
phẩm nông nghiệp, chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thời tiết khô hạn là cà phê vùng
Tây nguyên, cộng với diện tích trồng bị thu hẹp lại do giá cà phê giảm mạnh, nên sản
lượng cà phê giảm 19,1% (còn 151,9 ngàn tấn).

Năm 2003 là năm sản xuất kinh doanh của ngành thuỷ sản có phần nào bị
chững lại. Nếu trong 2 năm (2000 - 2001) sản lượng thu hoạch của ngành thuỷ sản
tăng bình quân trên 10%/năm thì đến năm 2003 mức tăng trưởng của thuỷ sản ở mức
8,6%. Nguyên nhân: do vụ kiện cá basa, cá tra nên tiêu thụ sang thị trường Mỹ bị đình
lại, người sản xuất hoang mang, dao động, chưa tìm được lối ra nên việc sản xuất bị
giảm sút. Bên cạnh đó, việc tôm chết một loạt ở các vùng nuôi tôm tập trung xuất khẩu
cũng bị ảnh hưởng, làm cho sản lượng cũng bị giảm rất nhiều. Mặc dù một số địa
phương, một số vùng chuyển hướng sang mô hình nuôi tôm càng xanh, cá chim trắng,
cá lồng, cá bè, nhưng sản xuất chưa thực sự gắn với quá trình chế biến và thị trường
tiêu thụ.

Ngành lâm nghiệp trong những năm qua cũng gặp nhiều khó khăn. Do nguồn
vốn tập trung cho trồng rừng giảm, lại gặp hạn hán liên tục và kéo dài ở các vùng phía
Nam, nạn lâm tặc tàn phá rừng nghiêm trọng thường xuyên xảy ra, rồi tình trạng cháy
rừng ở vùng cực nam Nam bộ,.... làm cho diện tích trồng rừng tập trung của nước ta
tăng không cao: năm 2003 trồng mới được 192 ha rừng (tăng 1% so với năm 2002),
trong khi đó năm 2002 có 4,1 nghìn ha rừng bị phá, 11,54 ngàn ha bị cháy, năm 2003
có 2,4 nghìn ha bị phá và 4,9 nghìn ha bị cháy.

+ Khu vực công nghiệp và xây dựng: Trong một số năm gần đây, giá trị của
khu vực công nghiệp và xây dựng tuy không đều song tăng với nhịp độ tương đối cao.
68

Nếu tính chung cho thời kỳ 2000 - 2003 thì mức tăng bình quân hàng năm giá trị của
công nghiệp và xây dựng là 10,04%. Đến năm 2003 tỷ trọng của khu công nghiệp và
xây dựng chiếm 38,5% (tăng 3,1% so với năm 2000 và 1,1% so với năm 2002).

Trong khu vực này, tỷ trọng công nghiệp chế biến, ngành điện và nước, ngành
xây dựng có mức tăng trưởng cao hơn các ngành khác.

Trong công nghiệp, công nghiệp chế biến (kể cả điện nước) có mức tăng từ
mức 79,7% năm 2000 lên 82,5% năm 2003. Xu hướng tăng trưởng công nghiệp đã
chuyển mạnh từ công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên sang chế biến nông -
lâm - thuỷ sản và cơ khí chế tạo.
Sở dĩ khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng khá cao như vậy, vì Chính
phủ đã có những chính sách thích hợp để tạo lập môi trường thuận lợi cho ngành công
nghiệp tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp (ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài) và quy mô đầu tư. Tốc độ tăng trưởng cao của ngành công nghiệp
còn nhờ vào nhu cầu tăng cao của việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình dân
dụng, sức mua của dân cư cũng tăng cao cho nên đã kéo theo sự tăng cao của mức tiêu
thụ sản phẩm công nghiệp trên thị trường trong nước, như các mặt hàng về vật liệu xây
dựng, thực phẩm chế biến, sản phẩm dệt may, giày dép.... Một số mặt hàng xuất khẩu
chủ lực là sản phẩm công nghiệp chế biến, cũng tăng mạnh như: sản phẩm dệt may, giày
dép, hàng thủ công mỹ nghệ, ... Chất lượng của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngày
càng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu và kinh doanh trong nước.

+ Khu vực dịch vụ: trong cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế quốc dân (GDP) theo
khu vực, dịch vụ là khu vực có mức tăng trưởng hàng năm khá ổn định.

Nhìn vào biểu 7, khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng từ 5,3% năm 2000 và
năm 2003 tăng 6,4%. Tuy nhiên tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP lại giảm từ
41,0% năm 2000 xuống 40,5% năm 2003. (giá so sánh)

Tuy tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ đã tăng dần trong những năm gần
đây, song sự phát triển của một số ngành có hàm lượng chất xám trên giá trị gia tăng
cao, có ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế và tiến
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
69

trình công nghiệp hoá đ ất nước (như dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu
chính viễn thông, vận tải hàng không, đường biển, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ sản xuất kinh
doanh....) vẫn còn chậm.

Tóm lại, trong thời gian qua cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã có những bước
chuyển dịch theo chiều hướng tích cực đáng khích lệ. Trong khu vực kinh tế nông
nghiệp và nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy chậm song đã đi đúng hướng,
chúng ta đã biết khai thác đúng lợi thế theo cây, con và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên quá
trình chuyển dịch này còn thiếu sự gắn kết giữa tăng năng suất cây trồng vật nuôi, mở
rộng diện tích phát triển với kênh bao tiêu và thị trường tiêu thụ, và do vậy việc tăng
trưởng ở khu vực này chưa bền vững. Cơ cấu công nghiệp tiếp tục có sự chuyển dịch
đáng kể, song chưa tạo ra được sự đột phá về chất lượng, hiệu quả và các sản phẩm
công nghiệp có chất lượng cao còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong khu vực dịch vụ, hầu hết
các ngành đều có tỷ trọng suy giảm hoặc không đổi so với GDP, trừ kinh doanh bất
động sản và thương mại.

Thứ hai: chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế

Từ khi thực hiện chính sách kinh tế mở, các thành phần kinh tế phi xã hội chủ
nghĩa có môi trường phát sinh và phát triển. Đồng thời một loạt doanh nghiệp và các
nhà đầu tư tư nhân ở ngoài nước được đầu tư vốn vào nước ta, hình thành một thành
phần kinh tế mới: thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế
phi xã hội chủ nghĩa đã phát triển một cách nhanh chóng và đã có nhiều đóng góp tích
cực cho nền kinh tế của nước ta.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế xét theo thành phần không
có sự chuyển biến đáng kể (xem biểu 8).

Chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế diễn ra chậm. Năm 2003 tỷ
trọng của kinh tế Nhà nước chiếm 38,3%, trong đó các DNNN chiếm 27,2%, nhìn
chung không tăng so với năm 2001 và 2002. Tiến trình cải cách khu vực doanh nghiệp
Nhà nước còn chậm. Việc cổ phần hoá DNNN khó khăn và chậm cho nên các DNNN
của khu vực kinh tế tư nhân tuy vẫn tiếp tục tăng nhưng đóng góp vào tăng GDP còn
70

thấp, khoảng 4,1% năm 2003. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp ngày càng
tăng vào nhịp độ tăng trưởng, nhưng tỷ trọng tuy tăng (từ 13,27% năm 2000 lên 14%
năm 2003) và tốc độ tăng giá trị gia tăng lại không tăng nhiều và có chiều hướng giảm:
năm 2000 có nhịp độ tăng 11,44%, năm 2002 - 7,96%, năm 2003 : 8,06%.

Biểu 8: Cơ cấu và nhịp độ tăng GDP theo thành phần kinh tế thời kỳ 2000 - 2003

(ĐVT: %)

2000 2001 2002 2003

Cơ cấu GDP (giá hiện hành) 100 100 100 100

- Kinh tế Nhà nước 38,52 38,40 38,31 38,33

Trong đó: Doanh nghiệp nhà nước 27,73 27,29 27,15 27,20

- Kinh tế ngoài quốc doanh 48,20 47,84 47,79 47,67

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,27 13,76 13,90 14,00

Nhịp độ tăng GDP (giá so sánh) 6,79 6,89 7,04 7,24

- Kinh tế Nhà nước 7,72 7,45 6,88 7,31

Trong đó : Doanh nghiệp Nhà nước 14,03 6,85 7,26 7,70

- Kinh tế ngoài quốc doanh 5,05 6,36 6,97 7,00

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 11,44 7,21 7,96 8,06

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của Viện NCQLKT TW.

Thứ ba, về tăng trưởng kinh tế và tăng cầu:

Trong giai đoạn 2000 - 2003 phần đóng góp cho nhịp độ tăng trưởng của tiêu
dùng và đầu tư đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu năm 2000 phần đóng góp cho nhịp độ
tăng trưởng của tiêu dùng là 29,31% và đầu tư là 44,07% trong GDP thì đến năm 2003
mức đóng góp của tiêu dùng đã tăng lên 67,01% và đầu tư là 60,81% (xem biểu 9).
Ngoại thương là một ngành đóng góp đáng kể vào GDP, tuy nhiên do chúng ta phải nhập
để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, nên thường xuyên bị nhập siêu.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
71

Biểu 9: Tăng cầu: đóng góp cho tăng trƣởng GDP (% )

2000 2001 2002 2003

GDP (đóng góp theo tỷ lệ %) 100 100 100 100

- Tiêu dùng 36,31 49,62 70,79 67,01

- Đầu tư 44,07 47,65 47,42 60,81

- Xuất khẩu ròng 17,66 -8,53 -26,25 -57,27

Trong đó :

+ Xuất khẩu - 123,91 69,11 93,85

+ Nhập khẩu - 132,44 -95,36 -151,12

Sai số 1,96 11,27 8,04 29,45

Nguồn : Tổng cục thống kê và tính toán của Viện NC QLKT TW

Thứ tư, về đầu tư: Đến năm 2003, tổng vốn đầu tư xã hội đạt khoảng 217,6
ngàn tỷ đồng, đạt tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay về tỷ lệ đầu tư so với GDP (35,6%).
Tổng mức đầu tư năm 2003 so với năm 2002 tăng 18,3% so với năm 2002 ( xem biểu
10).

Năm 2003 tổng vốn đầu tư xã hội của nhà nước chiếm 56,5%. Đầu tư nhà nước
vẫn là nguồn quan trọng nhất, đạt 123 nghìn tỷ VNĐ, song tỷ trọng của nó có chiều
hướng giảm dần (từ 61,6% năm 1999 đến 58,1% năm 2001 và 56,5% năm 2003). Việc
giảm tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho thấy những giới hạn của Nhà
nước trong việc tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cả về số tuyệt đối và tương đối.
Vấn đề quan trọng hiện nay là làm sao tăng được hiệu quả đầu tư nhà nước. Thực tế
trong những năm qua cho thấy rằng, sử dụng vốn đầu tư của nhà nước ở nước ta lãng
phí nhiều do những yếu kém trong công tác quy hoạch, bất cập về thể chế, liên quan
đến đầu tư xây dựng cơ bản và tệ nạn tham nhũng.

Biểu 10: Cơ cấu tổng đầu tƣ xã hội thời kỳ 2000 - 2003 (giá hiện hành)

(ĐVT: %)
72

2000 2001 2002 2003

Tổng số 100 100 100 1000

1. Vốn nhà nước 57,50 58,1 56,20 56,53

Trong đó:

+ Vốn ngân sách Nhà nước 23,75 24,69 21,97 21,60

+ Tín dụng NN và vay thương mại 18,52 17,14 17,37 17,23

+ Vốn tự của các DN . 15,24 16,27 16,86 17,69

2. Vốn ngoài quốc doanh 23,80 23,50 25,30 26,70

3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 18,70 18,40 18,5 16,77

Nguồn: Tổng cục thống kê và Bộ KHĐT.

Trong cơ cấu đầu tư ở những năm qua, nhất là trong năm 2003, đầu tư ở khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 58,1 nghìn tỷ VNĐ, có chiều hướng tăng mạnh: từ
23,8% năm 2000 lên 26,7% năm 2003 trong tổng vốn đầu tư xã hội, đây là mức kỷ lục
từ trước đến nay. Nguyên nhân của sự tăng trưởng cao trước hết là do chúng ta đã có
những chính sách thích hợp huy động được tối đa nguồn lực và môi trường kinh doanh
trong nước đã được cải thiện, nhất là từ khi có Luật doanh nghiệp ra đời, sau đó chúng ta
lại có Luật khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện để tăng cường sự đầu tư của các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh.

Đầu tư của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 36,5
nghìn tỷ VNĐ (tương đương 2,4 tỷ USD) chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI) trong thời gian qua và có
khả năng trong 1 số năm tới có chiều hướng giảm, mặc dù số dự án đăng ký tăng
nhưng quy mô vốn cho mỗi dự án giảm, chỉ bằng 50% của những năm 2000, 2001. Cơ
cấu FDI vẫn tập trung vào sản xuất công nghiệp (Năm 2003 có 415 dự án với số vốn
đăng ký 1027 triệu USD, chiếm 69,6% số dự án và 67,9% số vốn đăng ký). Các dự án
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
73

FDI vẫn chủ yếu tập trung tại khu vực phía Nam, như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Đồng Nai. Còn ở phía Bắc tập trung ở các trung tâm công nghiệp như Hà Nội,
Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc.

Tình trạng giảm sút FDI vào Việt Nam, theo các nhà đầu tư nước ngoài là do
quy trình thủ tục hành chính rườm rà và tệ tham nhũng. Các hệ thống văn bản pháp
luật chưa đồng bộ và thiếu minh bạch; cơ chế hai giá và chi phí dịch vụ hạ tầng cơ sở
hỗ trợ sản xuất kinh doanh đắt đỏ; thuế thu nhập cá nhân quá cao; quy định về tuyển
dụng lao động cứng nhắc; tổ chức xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả. Nhiều tắc trách, thiếu
nhất quán và mâu thuẫn trong việc xử lý các vấn đề phát sinh đối với FDI và đầu tư, là
kết quả của việc thiếu tầm nhìn, thiếu một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội
nhập tổng thế cũng như thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước.

Thứ năm, về xuất khẩu hàng hoá

Trong những năm qua, quy mô và tốc độ xuất khẩu tuy không đạt mục tiêu đề
ra nhưng vẫn tiếp tục tăng, là một trong những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Giá trị xuất khẩu so với GDP hàng năm đã chiếm tới 50%. Tuy nhiên các mặt hàng
xuất khẩu chưa cân đối chủ yếu vẫn là các nhóm hàng như dầu thô, thuỷ sản, nông sản
và thủ công mỹ nghệ. Tỷ trọng xuất khẩu hàng gia công lớn, tập trung ở các mặt hàng:
may mặc, giày da, hàng điện tử... Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2003 đạt
19.870 triệu USD. Năm 2003 là năm có kim ngạch cao nhất từ trước tới nay, nhưng về
tốc độ chỉ cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây: tăng 18,9% so với năm 2002 (năm
2002 tăng 11,2%). Một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao trên 13% gồm dây điện
và cáp điện (tăng 55,9%), hạt điều (tăng 35,8%), hàng dệt may (tăng 47,5%), cà phê
(tăng 42,2%), linh kiện điện tử (tăng 39,2%), sản phẩm gỗ (tăng 28,7%), dày dép (tăng
18,1%), dầu thô (tăng 15,5%). v.v... Trong tổng kim ngạch xuất khẩu các doanh
nghiệp có 100% vốn trong nước đạt 9.906 triệu USD, tăng 12,1% so với năm 2003.
Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài đạt 9.964 triệu USD, tăng 26,6% so với
năm 2002.
74

Cơ cấu hàng xuất khẩu có sự chuyển biến tích cực: tăng dần tỷ trọng của nhóm
hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (tỷ trọng năm 2002 là 38,3%, năm 2003
là 43%), giảm dần tỷ trọng hàng nguyên liệu, khoáng sản (từ 31,2% năm 2002 xuống
còn 27,6% năm 2003), giảm nhẹ tỷ trọng nhóm nông - lâm - thuỷ sản (từ 30,5% năm
2002 xuống 29,4% năm 2003).

* Về thị trường: Nhìn chung thị trường xuất khẩu được giữ vững và mở rộng,
nhất là những thị trường chiếm tỷ trọng lớn, đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản và
các hàng hoá khác. Cơ cấu thị trường cũng có sự chuyển dịch đáng kể : tỷ trọng kim
ngạch xuất khẩu sang thị trường khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giảm từ 57%
năm 2002 xuống 53% năm 2003; tương tự: thị trường khu vực Âu - Mỹ tăng từ 39%
lên 44,3%, thị trường Châu Phi - Tây Nam Á giảm từ 4% xuống 2,7%.

Có 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất (chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu của VN)
đó là : Hoa Kỳ, Nhật Bản, Oxtrâylia, Singapore, Đức, Anh, Đài Loan, Inđônêxia, Hà
Lan, Pháp. Năm 2003, Hoa Kỳ đã vượt qua Nhật Bản, trở thành bạn hàng lớn nhất của
Việt Nam.

Thứ sáu: Về nhập khẩu hàng hoá

Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2003 đạt 25 tỷ USD tăng 26,7% so với
năm 2002. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước đạt 16,3 tỷ
USD, tăng 24,9% và chiếm tỷ trọng 65,1%. Nhập khẩu của các doanh nghiệp có vố n
đầu tư nước ngoài đạt 8,7 tỷ USD, tăng 30,1%.

Xu hướng nhập khẩu của Việt Nam là : tăng nhập khẩu tư liệu sản xuất và các
nguyên liệu cần thiết cho sản xuất để đẩy mạnh sản xuất, nhất là hàng xuất khẩu.
Trong năm 2003 kim ngạch nhập khẩu hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng đạt 5,4 tỷ
USD chiếm 21,4% tổng kim ngạch và tăng 41,1% so với năm 2002. Nhóm hàng
nguyên, nhiên, vật liệu đạt khoảng 15,2 tỷ USD chiếm 63,5% và tăng 24,2%. Nhập
khẩu hàng tiêu dùng đạt khoảng 1,6 tỷ USD, chiếm 6,7% và tăng 14,3%.

Nhập khẩu có xu hướng tăng nhanh và vượt xa xuất khẩu, nên tỷ lệ nhập siêu
tăng so với năm 2002 và các năm trước đó. Năm 2003 nhập siêu 5,1 tỷ USD, bằng
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
75

25,7% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. Đây là tỷ lệ nhập siêu cao nhất trong vòng 5
năm trở lại đây. Nhập siêu - chủ yếu do các doanh nghiệp trong nước (nhập siêu 6,4 tỷ
USD), trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại xuất siêu (kể cả dầu
thô) 1,3 tỷ USD. Nguyên nhân nhập siêu, chủ yếu là tăng khối lượng nhập siêu để đáp
ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản, mở rộng năng lực sản xuất của nền kinh tế, giá
hàng nhập khẩu trên thế giới tăng, nhu cầu tiêu dùng của dân cư nước ta tăng do đời
sống được cải thiện

Về cơ cấu nhập khẩu, nhập khẩu từ các châu lục không có gì thay đổi lớn. Nhập
khẩu từ các nước Châu Á và Châu Phi không đổi, nhập từ Mỹ tăng nhẹ, từ Châu Âu
và Châu Đại Dương giảm nhẹ: nhập từ Châu á: năm 2002: 79%, năm 2003:78,2%;
Nhập từ Châu Âu năm 2002 : 14,4%, năm 2003 là 14%; Nhập từ Châu Mỹ năm 2002 :
4,6%, năm 2003 là 6%.

Có thể thấy rằng : Cơ cấu mặt nhóm hàng và thị trường nhập khẩu trong những
năm qua có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên những khu vực có công nghệ nguồn
và công nghệ cao như thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và nhất là Châu Mỹ, chúng ta vẫn
chưa tiếp cận được.

Thứ bảy, tình hình ổn định kinh tế vĩ mô.

- Thứ nhất, về lạm phát: sau một thời gian tương đối dài, chỉ số giá tiêu dùng
hầu như không tăng thì đến năm 2003 tăng 3% so với năm 2002, sự gia tăng của chỉ số
giá đã phản ánh mức cầu tiêu dùng gia tăng khá lớn và nhờ có cơ cấu tăng đã làm cho
tăng mức bán lẻ xã hội và doanh thu dịch vụ năm 2003 tăng 12,1% so với năm 2002.

3.1.2- Bối cảnh quốc tế, xu hướng phát triển kinh tế và thương mại
thế giới hiện nay
Chúng ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
trong bối cảnh thế giới đang diễn ra những thay đổi lớn về chính trị và kinh tế. Trong
10- 15 năm tới, thế giới tiếp tục có những biến động phức tạp, đầy bất trắc k hó lường.
76

Xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi
bức xúc của mọi dân tộc và quốc gia trên thế giới. Tuy ít có khả năng diễn ra chiến
tranh thế giới mới, chiến tranh tổng lực sử dụng vũ khí hạt nhân và vũ khí giết người
hàng loạt khác, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn
giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố, khủng hoảng kinh tế - xã
hội sẽ còn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới với tính chất phức tạp ngày càng tăng. C uộc
đấu tranh của các dân tộc cho hoà bình và phát triển, chống chính sách cường quyền,
áp đặt và độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng xã hội sẽ có những
bước tiến mới. Khu vực Đông Nam Á, Châu Á- Thái Bình Dương có khả năng tiếp tục
phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định.

Một số xu thế kinh tế có tác động trực tiếp tới sự phát triểnkinh tế - xã hội và
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ta là:

Thứ nhất: Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin
tiếp tục phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức và làm biến đổi
sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan
trọng, trình độ làm chủ thông tin, trí thức có ý nghĩa quyết định tổng lực phát triển của
nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, các lợi thế so sánh quốc tế của các
quốc gia không ngừng biến đổi. Chu trình luân chuyển vốn, thay đổi công nghệ và sản
phẩm ngày càng được rút ngắn, đòi hỏi các quốc gia cũng như các doanh nghiệp phải
điều chỉnh nhanh nhạy để thích ứng. Các nước đang phát triển có cơ hội để thu hẹp
khoảng cách phát triển, cải thiện vị trí quốc tế của mình, đồng thời cũng đứng trước
nguy cơ tụt hậu xa hơn và bị phụ thuộc nếu không có những chính sách thích hợp tranh
thủ được các cơ hội và khắc phục được các yếu kém để vươn lên.

Thứ hai: Toàn cầu hoá kinh tế là xu hướng khách quan, ngày càng lôi kéo thêm
nhiều nước và mở rộng ra hầu hết các lĩnh vực, làm tăng sức ép cạnh tranh và tác động
qua lại giữa các nền kinh tế. Đơn phương và thông qua các hình thức hợp tác song
phương và đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả ngay trong lĩnh vực
kinh tế, văn hoá, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, phòng chống thiên tai và
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
77

các đại dịch. Các công ty xuyên quốc gia không ngừng cấu trúc lại, hình thành những
tập đoàn khổng lồ chi phối các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh quan trọng trên phạm vi
toàn thế giới với những hình thức quản lý đa dạng và linh hoạt.

Thứ ba: Ngày nay xu thế chung của nền kinh tế thế giới là hội nhập. Hội nhập
vào kinh tế khu vực và thế giới là cần thiết và tất yếu đối với mọi quốc gia trong đó có
Việt Nam, nếu như không muốn gạt ra ngoài lề của sự phát triển. Để hội nhập tất cả
các nước trên thế giới đều phải điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến
tới dỡ bỏ hàng rào quan thuế và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, dịch
vụ, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn. Thế
giới trở thành một thị trường thống nhất và sự tác động giữa các quốc gia tăng lên, làm
cho tất cả các nước thường xuyên phải có những cải cách kịp thời trong nước để thích
ứng với những biến động trên thế giới.

Thứ tư: Châu Á- Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động,
trong đó Trung Quốc có vai trò ngày càng lớn. Sau khủng hoảng tài chính- tiền tệ 1995
- 1997 nhiều nước ASEAN đang khôi phục lại đà phát triển với khả năng cạnh tranh
cao hơn.

Bước sang năm 2003, về triển vọng kinh tế toàn cầu và khu vực được dự báo có
tốc độ tăng trưởng kinh tế khá hơn.

Trong năm 2003, giá cả hàng hoá thế giới nhìn chung vẫn tiếp tục xu hướng
biến động như năm 2002. Vào đầu năm 2003 và thậm chí đến cuối năm, giá dầu thô vẫn
luôn có những diễn biến phức tạp và đứng ở mức cao.

Nhìn tổng thể, những nhân tố chủ yếu chưa lường hết sau đây sẽ tác động lớn
đến quá trình hồi phục nền kinh tế thế giới.

- Những bất ổn trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ ở các nước phát triển có thể sẽ
tiếp tục hạn chế quá trình phục hồi đầu tư. Tại các nước công nghiệp sự mất thăng
bằng và sự bất ổn định tài chính vẫn còn gay gắt.
78

- Sự đảo ngược luồng tư bản chảy vào các nền kinh tế mới nổi sẽ gia tăng tình
trạng căng thẳng nhiều nước. Trong trường hợp lượng vốn đổ vào các nền kinh tế mới
nổi giảm tới 15% thì các nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là các nước Mỹ La tinh và
ở Trung Âu sẽ phải gánh chịu những thiệt hại đáng kể.

- Những rủi ro do giá dầu tăng cao vẫn chưa lường hết được.

Nhìn dài hạn hơn, những mất cân đối và yếu kém về cơ cấu có tính toàn cầu (
như sự không đồng đều của các luồng vốn tư nhân, sự đình trệ của nguồn vốn ODA,
mức độ nghiêm trọng của nợ nước ngoài đối với nhiều nước đang phát triển, giá các
mặt hàng nông sản, nguyên liệu còn thấp, những hạn chế và rào cản trong việc tiếp cận
thị trường các nước phát triển ) đang và sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của
các nước đang phát triển.

3.1.3- Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình phát
triển ngoại thương Việt Nam trong những năm tới
Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá với các mặt tích cực và tiêu cực của nó sẽ
tiếp tục diễn biến thông qua sự hợp tác - đấu tranh phức tạp giữa các đối tác. Cục diện
này tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá ra thế giới, song đặt
nước ta trước những thách thức lớn của sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đặc biệt
cuộc khủng hoảng tài chính thời kỳ 1995-1997 cho thấy nền kinh tế thế giới và khu
vực còn ẩn chứa nhiều nhân tố bất trắc. Không loại trừ khả năng có thể sẽ xảy ra các
cuộc khủng hoảng về kinh tế và tài chính mới, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế
nước ta nói chung, và hoạt động xuất- nhập khẩu nói riêng.

Trong nền kinh tế thế giới, các nước công nghiệp phát triển vẫn giữ vị trí áp
đảo. Mỹ sẽ tiếp tục là siêu cường hàng đầu, vừa cạnh tranh gay gắt vừa tìm cách dung
hoà lợi ích với Tây Âu, Nhật, Nga, Trung Quốc và ở một chừng mực nào đó là Ấn Độ
sẽ vươn lên chiếm vị trí ngày càng lớn trong nền kinh tế và thương mại thế giới. Châu
Á- Thái Bình Dương đã hồi phục nhanh chóng sau khủng hoảng, tiếp tục là một thị
trường tiêu thụ rộng lớn và cùng Châu Âu hình thành không gian kinh tế Á - Âu đầy
hứa hẹn. Bối cảnh này gợi cho ta tìm ra được những định hướng thích hợp trong quá
trình tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
79

Nhìn chung, vào đầu thế kỷ 21 hoạt động xuất - nhập khẩu của nước ta có
những thuận lợi và khó khăn chủ yếu sau:

Thứ nhất: Về thuận lợi:

Bước vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21(2001-2010) “thế” và “lực” của nước ta
đã khác trước. Những thành tựu bước đầu thu được sau gần 20 năm thực hiện đổi mới,
toàn bộ bộ mặt của Việt Nam đã hoàn toàn đổi mới. Từ một nước đứng trong top 10
nước nghèo đói nhất thế giới, đến nay chúng ta đã có một nền kinh tế khá phát triển,
không những đã sản xuất ra được lượng sản phẩm hàng hoá đủ cung ứng cho nhu cầu
tiêu dùng mà còn dư thừa để xuất khẩu. Nhất là vấn đề lương thực chúng ta đã không
chỉ tự túc được lương thực mà còn trở thành một trong những nước xuất khẩu lương
thực nhiều nhất thế giới. Nền kinh tế của nước ta bắt đầu có sự chuyển mình và ngày
càng có nhiều nhân tố tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta ho à nhập vào thế
giới, có điều kiện mở rộng các quan hệ đối ngoại ra thế giới bên ngoài, chúng ta đã có
quan hệ kinh tế- thương mại với khoảng 140 quốc gia và nhiều tổ chức kinh tế, tài
chính quốc tế. Hàng hoá Việt Nam đã có mặt tại tất cả các nước lớn và tr ung tâm kinh
tế lớn. Có thể nói rằng, từ chỗ bị bao vây, cấm vận với đường lối đúng đắn và sự lãnh
đạo tài tình của Đảng ta, chúng ta đã phá bỏ được thế bị bao vây, cô lập, mở rộng và
phát triển được quan hệ với hầu khắp các nước, gia nhập và ngày càng c ó nhiều vai
trò tích cực trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, chủ động từng bước hội
nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới.

Một thuận lợi vô cùng to lớn của chúng ta là trình độ dân trí, chất lượng nguồn
nhân lực và tính năng động xã hội được nâng lên đáng kể. Chúng ta đã hoàn thành
mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước, bắt đầu phổ cập
trung học cơ sở ở một số thành phố và tỉnh đồng bằng. Số sinh viên đại học, cao đẳng
tăng một cách đáng kể: đến năm 2000 khi kết thúc thực hiện chiến lược phát triển 10
năm (1991-2000) số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gấp 6 lần. Đào tạo nghề được mở
rộng, năng lực nghiên cứu khoa học được tăng cường, ứng dụng nhiều công nghệ tiên
tiến.
80

Về diện tích gieo trồng: nhờ có những chính sác h khuyến khích của Nhà nước
mà hàng năm luôn có sự tăng trưởng. Nếu năm 1996 cả nước có tổng diện tích cây
trồng là 10928 nghìn ha thì đến năm 2002 là 12831 nghìn ha, có tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm là 2,9%. Sản lượng thu hoạch lúa cũng tăng cao: năm 1996 đạt:
26,4 triệu tấn, năm 2003: 34,5 triệu tấn, tăng 8,1 triệu tấn (30,68%) tốc độ tăng trưởng
bình quân sản lượng thu hoạch lúa thời kỳ 1996-2003 là 4,70%/ năm. Nhờ vậy, năm
2003 xuất khẩu đạt gần 4 triệu tấn. Tình hình sản xuất một số nông sản và thuỷ sản
khác trong thời gian qua cũng phát triển khá cao như: cà phê, cao su, hạt điều, tôm, cá
tra và basa, tạo thuận lợi cho nước ta đẩy mạnh xuất khẩu.

Một thuận lợi nữa tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu cho nước ta đó là nguồn tài
nguyên “rừng vàng- biển bạc”. Về tài nguyên rừng, chúng ta có nhiều loại lâm sản quý
hiếm đặc trưng cho vùng nhiệt đới mà lâu nay chúng ta đã tận dụng khai thác nó để làm
hàng xuất khẩu, như đồ tre, trúc, mây song, đồ gỗ... hoặc là những loại hạt tinh dầu như
sa nhân, quế, hồi, trẩu... Bên cạnh đó khoáng sản được khai thác lên cũng tạo nên nguồn
hàng phong phú để mở rộng xuất khẩu, như các loại quặng. Nguồn tài nguyên nước là
một nguồn lợi lớn của nước ta, nó đang được khai thác và trở thành một nguồn chủ lực
đóng góp vào xuất khẩu, mở rộng vào quan hệ kinh tế quốc tế trong thời gian hiện nay.

Trong những năm gần đây điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng cơ sở
ngày càng được củng cố, cải thiện và phát triển, nó tạo điều kiện cho việc phát triển kinh
tế và đẩy mạnh xuất khẩu. Vấn đề trở ngại nhất trong quá trình phát triển kinh tế và mở
rộng xuất khẩu là hạ tầng cơ sở của nước ta còn quá thấp về tình trạng, đơn điệu và bị
hạn chế nhiều mặt. Trước tình hình đó trong những năm vừa qua, chúng ta đã tập trung
phát triển hệ thống đường giao thông cả trên bộ, trên không, đường sắt và đường thuỷ.
Đến nay những khu vực kinh tế chính, những tuyến đường huyết mạch đã được nâng
cấp đạt hoặc gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho ăn ở, du
lịch phát triển nhanh chóng và ngang tầm quốc tế. Hệ thống giao thông đã kết nối các
vùng, khu vực và các miền, giữa nước ta và quốc tế- đó là những điều kiện kết nối thuận
lợi phục vụ cho mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
81

Có thể nói rằng, chúng ta đang tìm mọi cách để phát triển kinh tế, để tham gia
vào quá trình hội nhập. Song đây cũng là những thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội
lớn cho ta mở rộng thị trường để phát triển kinh tế và tăng cường quan hệ thương mại.

Thứ hai: Về khó khăn:

Nhìn lại những năm qua thực hiện chiến lược phát triển kinh tế có thể thấy rằng
nền kinh tế nước ta có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và
hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, những thành tựu và tiến bộ đã đạt được chưa đủ lực để chúng ta vượt
qua tình trạng kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Để hội nhập
vào nền kinh tế thế giới, chúng ta còn nhiều khó khăn và thử thách, tất yếu sẽ gặp trong
quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.

Trước hết, nước ta vẫn còn là một nước nghèo và kém phát triển. Trình độ phát
triển kinh tế ở nước ta còn thấp xa so với mức trung bình của thế giới và kém nhiều
nước xung quanh. Dự kiến 10 năm tới chúng ta chỉ có thể dưa GDP lên gấp đôi, cơ cấu
kinh tế của chúng ta có chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ hơn song còn chậm và lạc
hậu so với các nước khác (Xem biểu 13):
82

Biểu 13: Tỷ trọng của 3 khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm
trong nƣớc của một số nƣớc (theo giá thực tế)

ĐVT: %

Năm 1999 Năm 2001

Tên nƣớc Nông lâm Nông lâm Công


Công nghiệp
nghiệp và Dịch vụ nghiệp và nghiệp và Dịch vụ
và xây dựng
thuỷ sản thuỷ sản xây dựng

Việt Nam 25.4 34.5 40.1 23.6 37.8 38.8

Thái Lan 11.0 39.1 49.7 10.0 40.0 49.8

Hàn Quốc 5.0 42.5 2.4 4.0 41.4 54.1

Nguồn: số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, sách đã dẫn

Đến năm 2003, ở Việt Nam trong tổng sản phẩm quốc dân nông- lâm nghiệp và
thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng khá cao: 21,0%, công nghiệp và xây dựng chiếm 38,5%%
và dịch vụ chiếm 40,5%. Với cơ cấu như vậy, rõ ràng ảnh hưởng nhiều đến quy mô, cơ
cấu và hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu.

Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu, năng lực cạnh tranh của
quốc gia, của doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp trong khi phải nhập vào cuộc đua
tranh ngày càng gay gắt trên thị trường khu vực và thế giới, nhất là từ năm 2006 khi
nước ta thực hiện các cam kết về AFTA.

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương mở cửa nền kinh tế, nhiều
doanh nghiệp ngoài nhà nước, kể cả các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài tăng
mạnh. Sự tăng trưởng nhanh của các doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu khác
nhau đã tạo cơ hội để phát triển sản xuất, kinh doanh, song cũng đứng trước những
khó khăn và thử thách mới. Các doanh nghiệp của ta còn nhỏ về quy mô, yếu về năng
lực cạnh tranh, kém về trình độ quản lý và công nghệ - kỹ thuật chưa đủ sức để theo
kịp các nước trên thế giới, do vậy tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất - kinh doanh
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
83

chưa cao, sản phẩm sản xuất ra còn chưa đủ năng lực cạnh tranh với hàng hoá trên thị
trường được sản xuất ra từ nhiều nước khác nhau.

Đại đa số doanh nghiệp mới tham gia hoạt động xuất nhập khẩu theo đúng
nghĩa của nó, nên kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn còn nhiều bất cập. Ngay
trong việc xây dựng, khuyếch trương và phát triển thương hiệu, bảo vệ thương hiệu
của mình, chúng ta cũng chưa có kinh nghiệm, chưa chú trọng đến một cách đúng
mức, hoặc là không coi trọng nó, nên không ít thương hiệu của mình bị mất, vừa thiệt
hại, vừa bị khó khăn trong xuất khẩu hàng hoá. Điển hình là vụ kiện thương hiệu thuốc
lá VINATABA, cà phê Trung Nguyên hay nước mắm Phú Quốc của Việt Nam lại là
do Thái lan sản xuất....

Trình độ cán bộ kinh doanh thương mại quốc tế yếu, kém nên việc hoạch định
chiến lược hoặc tham mưu cho việc định ra chiến lược xuất - nhập khẩu, định ra các
chính sách về xuất - nhập khẩu, mở rộng thương mại quốc tế còn nhiều bất cập. Chúng
ta nói nhiều đến việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, ưu tiên và tăng cường xuất
hàng chế biến, giảm bớt xuất hàng thô, hàng sơ chế. Song chúng ta chưa có chính sách
cụ thể để thực hiện chủ trương này. Chúng ta có nhiều tiềm năng phát triển hàng thuỷ
sản - một thế mạnh của chúng ta. Chúng ta đã có cố gắng trong việc giúp đỡ người dân
nuôi trồng thuỷ sản, nên đã tạo ra được một lượng thuỷ sản dồi dào để xuất khẩu. Theo
số liệu của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất thuỷ sản năm 1996 đạt 15369,6 tỷ
đồng, ước tính năm 2003 đạt 29980 tỷ đồng, so với năm 1996 bằng 195,06%.Tuy
nhiên, trong xuất khẩu thủy sản do chúng ta chưa nắm bắt hết được sự biến động và
diễn biến phức tạp trên thị trường thế giới, chưa có chiến lược và sách lược cụ thể cho
từng thời kỳ, từng thị trường nên vừa qua và cả hiện nay chúng ta gặp rất nhiều khó
khăn trong việc xuất khẩu thuỷ sản đặc biệt là sang thị trường Hoa Kỳ.

Một khó khăn nữa trong hoạt động thương mại quốc tế mà chúng ta gặp phải đó
là: tình hình kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là tình hình tài chính- tiền tệ- tỷ giá,
giá sản phẩm, nhất là giá nông sản và nhãn hiệu còn chứa đựng nhiều nhân tố không
ổn định, khó dự báo.
84

Những bất ổn về chính trị, xung đột quân sự ở các điểm nóng trên thế giới như
khu vực Tây Bắc Á (Irăc, Apganistan, Ấn Độ, Pakistan), khu vực Trung Đông
(Palextin, Ixraen), khu vực Châu Phi... tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế thế
giới. Chiến tranh Irăc đã làm cho hoạt động thương mại quốc tế ở khu vực này bị gián
đoạn, bị ảnh hưởng, đã đẩy giá một số mặt hàng lên cao như giá dầu thô.

Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ thời kỳ 1995-1997, tuy rằng dã dần dần trở
lại trạng thái thăng bằng song nó vẫn còn dư âm đến nay mà một số nước vẫn còn bị
ảnh hưởng.

Tóm lại: khi xem xét toàn bộ những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến tình
hình xuất nhập khẩu nước ta, nếu từ quan điểm nhìn nhận một cách toàn diện, có thể thấy
rằng: nước ta đứng trước nhiều thuận lợi hơn so với khi bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ
trước. Tuy nhiên, chúng ta cần phải xem xét một cách nghiêm túc các thách thức, khó
khăn, không được xem thường chúng.

3.2: QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN NGOẠI
THƢƠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
3.2.1: Những quan điểm cơ bản về định hướng chiến lược phát
triển ngoại thương Việt Nam
Tình hình và bối cảnh hiện nay của thế giới đang có nhiều tác động mạnh mẽ
đến nền kinh tế nước ta. Trên thế giới có nhiều nước có nền kinh tế hết sức năng động
và phát triển với tốc độ cao, nổi bật nhất là Trung Quốc. Trung Quốc đang trở thành
một nước có nền kinh tế lớn trên thế giới. Với một “đại gia mới” trong làng kinh tế thế
giới là Trung Quốc cận kề với nước ta, đòi hỏi chúng ta phải có một cách nhìn nhận
mới, một quan điểm mới trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế nói chung, phát
triển ngoại thương nói riêng.

Trên thế giới hiện nay xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế là một thực
tiễn không thể đảo ngược được. Nước ta là một nước nghèo, lạc hậu, kém phát triển.
Để thoát khỏi tình trạng trên, Đảng và Nhà nước ta chủ trương công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Mà muốn thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần
phải hội nhập. Đối với nước ta, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
85

cần phải được nâng lên một bước, gắn với việc thực hiện các cam kết quốc tế, đòi hỏi
chúng ta phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập- tự chủ của
nền kinh tế và tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế. Để thực hiện
thành công tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải nắm vững và quán triệt
những quan điểm, những nguyên tắc được Bộ chính trị nêu ra trong Nghị quyết 07 -
Đại hội Đảng IX với những phương châm chủ yếu là:

+ Không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ và các
doanh nghiệp Việt Nam là yếu tố quyết định trong quá trình hội nhập.

+ Tích cực đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.

+ Phối kết hợp chặt chẽ các lộ trình hội nhập kinh tế khác nhau thành một tổng
thể nhất quán.

Trong tương lai, Việt Nam phải có một nền kinh tế phát triển. Chỉ có phát triển
kinh tế mới đưa nước ta thoát khỏi sự nghèo nàn và lạc hậu. Để định ra hướng đi đúng
đắn cho tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế, tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX -
Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối kinh tế của Việt Nam là: “Đẩymạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành
một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan
hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy nội lực, đồng thời
tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển
nhanh có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá,
từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế – xã hội
với tăng cường quốc phòng an ninh” [61, tr. 24].

Từ định hướng chiến lược trên, mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển
kinh tế đến năm 2010 là “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ
rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con
người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng
86

an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được
hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao".

Ngoại thương là một trong những ngành kinh tế, hoạt động của nó phải gắn liền
với việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế nước nhà như Đại hội
Đảng lần thứ IX đã nêu ra. Trong những năm tới hoạt động của ngoại thương phải
nhằm thực hiện các vấn đề cơ bản là: “Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất - nhập
khẩu, đảm bảo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước góp phần đẩy mạnh công
nghiệp hoá- hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, áp dụng công nghệ mới để tăng sản
phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ. Về nhập
khẩu chú trọng nhập thiết bị và nguyên liệu phục vụ sản xuất nhất là công nghệ tiên
tiến, đảm bảo cán cân thương mại ở mức hợp lý, mở rộng và đa dạng hoá thị trường và
phương thức kinh doanh hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới, chớp thời
cơ thuận lợi tạo sự phát triển đột biến, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa kinh tế
nước ta và các nước trong khu vực”.

Để đạt được các mục tiêu trên, cần nắm vững các quan điểm chỉ đạo sau:

Thứ nhất là: Vẫn tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu để từ
đó thúc đẩy tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động vừa tạo ra nhiều
sản phẩm mới cho xuất khẩu, vừa giải quyết được công ăn việc làm cho người lao
động, chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập -
tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, với kế hoạch tổng thể và lộ trình cũng như các
bước đi hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và quy định của các tổ
chức mà ta tham gia, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản
lý, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp. Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế.

Thứ hai là: Gắn thị trường với sản xuất, gắn kết thị trường trong nước và thị
trường quốc tế, vừa chú trọng thị trường trong nước vừa ra sức mở rộng và đa dạng
hoá thị trường nước ngoài.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
87

Thứ ba là: Kiên trì chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia
hoạt động xuất nhập khẩu với kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

3.2.2 Những mục tiêu chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam
Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã quyết định Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm đầu của thế kỷ 21 là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp.

Xuất phát từ mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến
năm 2010, mục tiêu cụ thể là:

Đưa GDP của năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả
và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu
tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, ổn
định kinh tế vĩ mô; cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ; bội
chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn và tác
động tích cực đến tăng trưởng. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP. Nhịp độ
tăng xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp
16 - 17%, công nghiệp 40 - 41%, dịch vụ 42 - 43%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn
khoảng 50%.

Trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, phát triển kinh
tế đối ngoại nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu trên chiến lược luôn luôn được nhấn
mạnh và nó được xem như là một biện pháp quan trọng nhất có tính quyết định rất cao
đến quá trình phát triển kinh tế nước ta trong thế kỷ XXI này. Việc phát triển ngoại
thương cần phải được chú ý cả về quy mô, tốc độ phát triển và cả về cơ cấu hàng hoá
xuất nhập khẩu và cơ cấu dịch vụ.

Về quy mô và tốc độ phát triển:

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu nhanh gấp 2 lần tăng trưởng GDP, tức là GDP tăng bình quân 7,2%/năm thì
88

xuất khẩu sẽ tăng bình quân 14,4%/năm, trong đó nông sản xuất khẩu qua chế biến đạt
kim ngạch 6 - 7 tỷ USD, xuất khẩu lương thực bình quân 4 - 5 triệu tấn/ năm, xuất
khẩu khoáng sản đạt kim ngạch 3 tỷ USD, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chiếm 70 -
80% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và cơ cấu dịch vụ:

Cơ cấu xuất khẩu đến năm 2010 cần được chuyển dịch theo hướng: gia tăng
xuất khẩu sản phẩm chế biến và chế tạo với giá trị gia tăng ngày càng cao, chú trọng
các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô.

Định hướng chiến lược cho từng nhóm hàng xuất khẩu:

- Nhóm nguyên nhiên liệu: hai mặt hàng chính là dầu thô và than đá.

+ Về dầu thô: xuất khẩu theo hướng giảm dần. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ xuất
khẩu dầu thô ở mức từ 33 đến 40% sản lượng dầu khai thác, còn lại để chế biến trong
nước, với tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất đến năm 2010 dự kiến sẽ chỉ còn 1%.
Thị trường xuất khẩu chính sẽ vẫn là Ôxtrâylia, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc và
có thể thêm cả Mỹ.

+ Về than đá: Dự kiến xuất khẩu dao động ở mức xung quanh 4 triệu tấn/năm,
kim ngạch đạt khoảng 120 - 150 triệu USD. Thị trường vẫn sẽ là: Nhật Bản, Trung
Quốc, Tây Âu và cần mở rộng thêm vào thị trường Hàn Quốc, Thái Lan....

+ Về khoáng sản khác: Hiện nay nhóm nguyên liệu này có khả năng xuất khẩu
đóng góp 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (dự kiến đến năm 2005 xuất khẩ u 2,5
tỷ USD chiếm tỷ trọng 9%); đến năm 2010 tỷ trọng nhóm này sẽ giảm xuống còn từ 1
- 3,5% (khoảng từ 500 triệu USD đến 1,75 tỷ USD) .

- Nhóm hàng nông- lâm- thuỷ sản:

Nhóm này đang chiếm gần 25% kim ngạch xuất khẩu với các mặt hàng chủ lực
là gạo, cà phê, cao su, chè, rau quả, thuỷ sản, hạt điều, hạt tiêu. Theo mục tiêu của
chiến lược chung, tốc độ tăng trưởng của nhóm này chỉ ở mức 4%/năm trong toàn thời
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
89

kỳ 2001 - 2010, tỷ trọng của chúng sẽ giảm dần đến 22% (tương đương 5,85 tỷ USD)
vào năm 2005 và 17,2 % tương đương 8 - 8,6 tỷ USD vào năm 2010.

Trong những năm tới, để cải thiện cơ cấu xuất khẩu của nhóm này, hướng phát
triển chủ đạo từ nay đến 2010 là: chuyển dịch cơ cấu toàn lĩnh vực, trong mỗi ngành,
thậm chí trong từng loại sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng.
Tuy nhiên, để thực hiện được định hướng trên, cần phải có sự đầu tư thích đáng vào
các khâu cơ bản của sản xuất như: giống, kỹ thuật gieo trồng, công nghệ sau thu hoạch
kể cả đóng gói, bảo quản, vận chuyển.... để tạo ra những bước đột phá mới về năng
suất và chất lượng sản phẩm.

Việc xuất khẩu hàng nông - lâm - thủy sản cần phải được duy trì ở một số thị
trường truyền thống, song đặc biệt quan tâm đến các thị trường lớn và lấy đó làm thị
trường xuất khẩu chính như: Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc.

Mục tiêu xuất khẩu một số mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản chủ yếu đến năm
2010 như sau:

+ Về gạo: dự kiến xuất khẩu bình quân 1 năm từ 4 - 4,5 triệu tấn thu về khoảng
1 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu là khu vực Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ và giữ sự
ổn định sang các thị trường truyền thống như Inđônexia, Philipin...

+ Về nhân hạt điều: có thể đạt kim ngạch 400 triệu USD vào năm 2010. Các thị
trường lớn để xuất khẩu là EU, Mỹ, Ôxtraylia, Trung Quốc.

+ Hạt tiêu: kim ngạch xuất khẩu có thể đạt mức 230 - 250 triệu USD, xuất sang
các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Trung Đông.

+ Rau, hoa và quả khác: dự kiến đến 2010 kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,1 tỷ
USD. Các thị trường xuất khẩu lớn của ta là Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Châu Âu.

+ Cà phê: phấn đấu đến năm 2010 xuất khẩu khoảng 750 ngàn tấn đạt kim
ngạch 850 triệu USD, đưa Việt Nam trở thành nước lớn thứ hai về xuất khẩu cà phê
trên thế giới.
90

+ Cao su và chè: dự kiến kim ngạch xuất khẩu cao su đến năm 2010 đạt 500
triệu USD và chè 800 triệu USD. Tuy nhiên để đạt được kim ngạch này cần phải nâng
cao chất lượng cả cao su và chè, vì các thị trường lớn để xuất khẩu như Nhật Bản, Đài
Loan, Trung Đông luôn đòi hỏi các loại sản phẩm này có chất lượng cao.

+ Thịt: mục tiêu của ta sẽ gia tăng xuất khẩu thịt. Các thị trường có tính định
hướng là Hồng Công, Nga và về lâu dài có các thị trường Singapore và Nhật Bản.
Song để xuất khẩu thịt, chúng ta cần đầu tư từ khâu giống, kỹ thuật nuôi, an toàn vệ
sinh thực phẩm.....

Nhìn chung, các loại hàng xuất khẩu thuộc nhóm hàng nông - lâm - thủy sản
mang tính chất là các sản phẩm thô. Nhóm này dự kiến xuất khẩu đạt từ 10 - 10,35 tỷ
USD vào năm 2010, tỷ trọng giảm từ 40% hiện nay xuống còn 20 - 21% kim ngạch xuất
khẩu. Định hướng của ta là gia tăng về chất lượng và giá trị gia tăng trong xuất khẩu.

- Nhóm sản phẩm chế biến và chế tạo:

Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của nhóm này đạt trên 4 tỷ (chiếm 30% kim
ngạch xuất khẩu). Dự kiến đến năm 2010 đạt 20 -21 tỷ USD, tăng gấp 5 lần hiện nay
và tỷ trọng của chúng trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 40%.

Những mặt hàng chủ lực của nhóm hàng chế biến và chế tạo gồm có:

+ Dệt may và giày dép: dự kiến kim ngạch đạt 7 - 7, 5 tỷ USD. Muốn đạt được
kim ngạch này, hàng dệt may phải tăng 14%/năm và giày dép: 15 - 16%/năm. Thuận
lợi lớn trong xuất khẩu hàng dệt may và giày dép là chúng ta ký Hiệp định thương mại
Việt - Mỹ và EU, song chúng ta gặp khó khăn rất lớn là việc Trung Quốc trở thành
thành viên chính thức của WTO, là đối tác cạnh tranh rất lớn trên thị trường xuất khẩu
của ta. Để đẩy mạnh xuất khẩu, thực hiện các mục tiêu, chúng ta cần đầu tư phát triển
mạnh hai ngành này, tăng cường thâm nhập vào thị trường mới, đặc biệt là thị trường
Hoa Kỳ, Trung Đông, châu Đại Dương, giữ vững và làm ổn định các thị trường truyền
thống như EU, Nhật Bản....
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
91

+ Sản phẩm gỗ: dự kiến đến năm 2005 đạt kim ngạch xuất khẩu 600 triệu USD
và mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD. Để đạt mục tiêu này, cần có
chính sách khuyến khích phát triển trồng rừng, đơn gi ản hoá các thủ tục trong xuất
khẩu sản phẩm gỗ, nhất là gỗ rừng tự nhiên.

+ Hoá phẩm tiêu dùng: thị trường tiêu thụ chính sẽ vẫn là: Trung Quốc,
Campuchia, Irắc và một số nước đang phát triển. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch
xuất khẩu đạt 600 triệu USD. Cần mở rộng thêm sang các thị trường tiềm năng như:
EU, Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ.

+ Sản phẩm cơ khí, điện: tuy rằng đây hoàn toàn là những sản phẩm mới đưa
vào xuất khẩu, song dự tính đến năm 2010 cần đạt được kim ngạch khoảng 1 tỷ USD,
các hàng chủ yếu như: xe đạp, quạt điện, động cơ, máy xay xát... Thị trường định
hướng xuất xe đạp là EU, Hoa Kỳ, còn các sản phẩm khác sang các nước trong khối
ASEAN, Trung Đông, châu Phi.

+ Hàng thủ công, mỹ nghệ: kế hoạch phấn đấu đến 2010 xuất khẩu đạt 1,5 tỷ
USD (trong đó gốm sứ chiếm 60%). Thị trường chủ yếu sẽ là: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ,
các nước Trung Đông, châu Đại Dương.

+ Thực phẩm chế biến: gồm các mặt hàng: bánh kẹo, sữa, mỳ ăn liền..... Mục
tiêu xuất khẩu đến năm 2010 đạt 700 triệu USD sang các thị trường chủ yếu là Ng a,
Đông Âu, EU, Ôxtrâylia, Hoa Kỳ.

+ Sản phẩm nhựa: Nước ta đang xuất khẩu sang Campuchia, Lào, Trung Quốc,
Ấn Độ, Sri-lanka. Trong những năm tới cần thâm nhập các thị trường tiềm năng như:
Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ. Đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu loại hàng n ày phấn đấu
đạt 600 triệu USD.

Như vậy trong nhóm hàng chế biến và chế tạo, dệt may và giày dép vẫn là hàng
chủ lực, cần tập trung mọi nguồn lực để phát triển, nhằm đạt được mục tiêu xuất khẩu
7 - 7,5 tỷ USD vào năm 2010. Bên cạnh đó cần tận dụng các lợi thế của ta, phát triển
sản xuất các loại hàng khác như thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, hoá phẩm tiêu
dùng.... để quyết tâm đạt được mục tiêu xuất khẩu 20 - 21 tỷ USD trong năm 2010.
92

- Nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao:

Đây là nhóm hàng mới xuất hiện ở nước ta trong một số năm gần đây, song đã
mang lại cho chúng ta một khoản thu lớn. Năm 2000 chúng ta đã đạt kim ngạch xuất
khẩu 700 triệu USD. Mục tiêu đề ra là đến năm 2010 phấn đấu đạt kim ngạch xuất
khẩu từ 6 - 7 tỷ USD (riêng phần mềm là 1 tỷ USD). Những mặt hàng hạt nhân là điện
tử và tin học.

Về cơ cấu dịch vụ xuất khẩu:

Dịch vụ xuất khẩu là một hoạt động lâu nay ít được chú ý ở nước ta. Mục tiêu
đặt ra cho thời kỳ từ nay đến năm 2010 là phải tăng cường các hoạt động dịch vụ xuất
khẩu. Những thế mạnh về dịch vụ xuất khẩu của ta sẽ là: xuất khẩu lao động, du lịch,
bưu chính viễn thông, vận tải và ngân hàng. Đến năm 2010 cần phấn đấu đạt kim
ngạch xuất khẩu dịch vụ từ 8100 triệu đến 8600 triệu USD, trong đó: xuất khẩu lao
động: 4500 triệu USD, du lịch: 1600 triệu USD, các ngành khác (ngân hàng, bưu chính
viễn thông, vận tải....) đạt từ 2000 đến 2500 triệu USD.

Tóm lại, đến năm 2010 kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu được dự kiến như sau
(xem biểu 14)
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
93

Biểu 14: Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đến năm 2010

Nhóm hàng Kim ngạch 2010 Tỷ trọng (%)


(triệu USD) 2002 2010

Tổng kim ngạch xuất khẩu trong đó: 56.100 - 58.600


1 .Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá: 48000 - 50.000 100,00 100,0
- Nguyên nhiên liệu 1750 20,5 3 - 3,5
- Nông, lâm, thuỷ sản 8000 - 8600 23,9 16 - 17
- Hàng chế biến , chế tạo 20.000 - 21.000 39,0 40 - 45
- Hàng công nghệ cao 7000 3,24 12 - 14
- Hàng hóa khác. 12.500 13,36 23 - 25
2. Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu 8.100 - 8600
Nguồn: Bộ Thương mại

3.3- MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT
TRIỂN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
Phát triển ngoại thương để lấy đó làm cơ sở phát triển kinh tế, thực hiện thành
công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, là một quốc sách trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong những năm tới.

Để thực hiện được mục tiêu đến năm 2010 có tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48
- 50 tỷ USD, chúng ta có thể thực hiện đồng bộ hệ thống các chính sách và các giải
pháp cơ bản sau:

3.3.1 Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý
ngoại thương
Để đáp ứng được các mục tiêu và yêu cầu về tăng trưởng của xuất khẩu, trước
hết chúng ta phải đổi mới các chính sách quản lý ngoại thương vốn đã cũ lại lạc hậu
trước đây, hoàn thiện các chính sách đó thành một hệ thống và đồng bộ, từ đó tạo ra cơ
chế quản lý ngoại thương hợp lý.

Chủ trương mang tính chủ đạo của ta trong xuất khẩu hàng hoá là tạo dựng
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, song không giới hạn một cách cứng nhắc vào một
94

số mặt hàng cố định mà cần linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường và sự biến động của
giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới. Những mặt hàng mà chúng ta có thể coi là
trọng tâm cần chú trọng đến là các mặt hàng công nghệ chế biến (chủ yếu là chế biến
từ các sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản) và các mặt hàng công nghiệp nhẹ (dệt, may,
giày da....). Trong thời gian tới, chúng ta cần tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm sản xuất có
hàm lượng công nghệ cao, muốn vậy cần có nhiều chất xám, có công nghệ mới để tạo
cho nhóm hàng này có vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

Để đạt được những mục tiêu đề ra trong định hướng xuất khẩu hàng hoá, cần
phải có chính sách hàng hoá, mà khâu có ý nghĩa quan trọng và quyết định là chính
sách đầu tư. Trong đầu tư, cần ưu tiên cao cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu,
nhưng không nên đầu tư dàn trải mà nên tập trung đầu tư vào các ngành hàng chủ lực
và các dự án đổi mới công nghệ để nâng cao cấp độ chế biến và nâng cao khả năng
cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường thế giới.

Chúng ta cần có thêm nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi hơn nữa để các doanh
nghiệp xuất khẩu có điều kiện mở rộng thêm các mặt hàng sản xuất, để sử dụng ngày
càng nhiều sản phẩm trong nước, nâng cao hàm lượng nội địa của sản phẩm dành cho
xuất khẩu. Các chính sách ưu tiên, ưu đãi này có thể gồm các chính sách về thuế, các
chính sách về tín dụng.

Chúng ta cần hoạch định và thực thi hệ thống chính sách kinh tế, cơ chế quản lý
ngoại thương, trong đó định hướng chính sách chuyển dịch cơ cấu các sản phẩm trong
mối quan hệ chặt chẽ với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hoá có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Từ nay đến hết thập niên đầu của thế kỷ 21, hàng xuất khẩu của ta phải có cơ
cấu chuyển dịch theo hướng: "tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm mới, các sản phẩm đã
qua công nghiệp chế tạo, chế biến sâu và tinh, tiến tới tăng dần tỷ trọng xuất các sản
phẩm có hàm lượng kỹ thuật - công nghệ cao, giảm dần tiến tới hạn chế tối đa việc
xuất các nguyên liệu thô và sơ chế”.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
95

* Nước ta cần rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh các quy định không còn
phù hợp hoặc chưa rõ ràng, như xem xét và điều chỉnh lại Luật thương mại, Luật Đầu
tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

Về Luật thương mại, cần sửa đổi và bổ sung để làm rõ ràng hơn về vai trò, chức
năng quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, tạo sự thông
thoáng trong hoạt động xuất nhập khẩu và sự bình đẳng giữa các loại hình doanh
nghiệp.

Về Luật đầu tư nước ngoài, cần đưa thêm các quy định để đảm bảo nguyên tắc
đối xử quốc gia trong các lĩnh vực như các biện pháp về đầu tư có liên quan đến
thương mại.

Về Luật khuyến khích đầu tư trong nước, cần quy định lại rõ hơn về ngành
nghề khuyến khích đầu tư để khắc phục tình trạng không rõ ràng giữa "thay thế nhập
khẩu" và "định hướng xuất khẩu". Cần kết hợp hai Luật đầu tư nước ngoài và Luật
khuyến khích đầu tư trong nước thành 1 bộ luật chung nhằm khuyến khích đầu tư.

* Chúng ta cần sớm ban hành các văn bản luật mới để điều chỉnh các mối quan
hệ kinh tế mới phát sinh cả trên phương diện quốc tế và quốc gia, như Luật về tối huệ
quốc và đối xử quốc gia, Luật cạnh tranh và chống độc quyền, Luật chống bán phá giá
và chống trợ cấp, Luật phòng vệ khẩn cấp, Luật chống chuyển giá.

Cần điều chỉnh hoặc ban hành mới các quy định dưới luật để xử lý linh hoạt các
mảng kinh doanh đang ngày càng trở nên quan trọng nhưng chưa đủ khung pháp lý
như xuất khẩu tại chỗ, buôn bán biên giới và duyên hải, kinh doanh tạm nhập tái xuất
và chuyển khẩu......

Chúng ta khuyến khích nhưng cũng cần có cơ chế quản lý chặt chẽ các dịch vụ
tái xuất, chuyển khẩu và kho ngoại quan để tận dụng ưu thế về vị trí địa lý, tăng thu
ngoại tệ.
96

* Cần khẩn trương xây dựng và sớm ban hành các tiêu chuẩn hàng hoá - dịch
vụ xuất khẩu cho phù hợp với tình hình thị trường, nâng dần năng lực cạnh tranh trên
thị trường thế giới.

* Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, thực hiện chính sách nhiều
thành phần, trong đó kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo. Cần tạo sự bình đẳng
trong kinh doanh xuất nhập khẩu, xoá bỏ tình trạng độc quyền, khuyến khích và tạo
mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia xuất nhập khẩu.

* Nhanh chóng đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại nói
chung, hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng để xoá bỏ những khâu lòng vòng, gây
phiền hà xách nhiễu, tạo sự ổn định môi trường pháp lý để tạo lòng tin và khuyến
khích, thu hút vốn đầu tư. Cần xem xét và sửa đổi các chính sách, nhất là chính sách
thuế xuất nhập khẩu để các chính sách này có tính nhất quán không gây khó khăn cho
các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.

Cần xoá bỏ các lệnh cấm, lệnh ngừng nhập khẩu tạm thời và tăng cường sự
đồng bộ của các cơ chế chính sách trong hoạt động xuất nhập khẩu.

* Cần có chính sách về tỷ giá hối đoái linh hoạt, đáp ứng sự thay đổi nh anh
chóng của thị trường trong và ngoài nước, bởi vì tỷ giá có thể làm cho những cố gắng
trong sản xuất để xuất khẩu tăng thêm phần lớn giá trị hoặc hoàn toàn uổng công. Một
chính sách linh hoạt về tỷ giá là một chính sách luôn giữ cho kim ngạch xuất khẩu có
thể cân bằng với kim ngạch nhập khẩu trong mọi biến động giá cả ở thị trường nội địa
và thị trường thế giới.

3.3.2 Tiếp tục đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, đa
dạng hoá thị trường và năng động tìm kiếm khách hàng
Đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm có thêm nhiều bạn
hàng, nhiều bè bạn, tạo thêm thế mạnh, tranh thủ thêm vốn, công nghệ và kinh nghiệm
quản lý mới của nước ngoài cho sự phát triển kinh tế của ta, tránh được những tình thế
khó khăn do biến động về chính trị - kinh tế - xã hội xảy ra ảnh hưởng đến nước
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
97

ta."Việt Nam muốn làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì
hoà bình, độc lập và phát triển".

Việc Việt Nam thực hiện chính sách đa phương hoá các mối quan hệ không
những phù hợp với lợi ích của đất nước mà còn phù hợp với xu thế chung của thế giới,
nhờ vậy mà chúng ta đã và đang gặt hái được nhiều thành quả quan trọng, như từ chỗ
bị bao vây, cô lập sang thế là một nước có quan hệ song phương và đa phương rộng rãi
chưa từng có với tất cả các nước và trung tâm kinh tế - chính trị lớn, đặc biệt là đã ký
được hiệp ước thương mại với EU và Hoa Kỳ; đã mở rộng được thị trường, gia tăng
được đối tác, tranh thủ được một lượng rất lớn vốn đầu tư của nước ngoài và viện trợ
phát triển chính thức, nối lại quan hệ với cộng đồng tài chính quốc tế, xử lý thoả đáng
các khoản nợ; vị thế của Việt Nam không ngừng được nâng cao cùng với việc tham
gia ngày một chủ động và tích cực vào việc giải quyết các công việc toàn cầu. Những
kết quả đó đã góp phần quan trọng và thiết thực vào việc đưa đất nước thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, chuẩn bị tiền đề cho việc
hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, muốn tồn tại và phát triển ph ải thực hiện
chính sách mở cửa, đa phương hoá các quan hệ quốc tế. Tích cực đa phương hoá các
quan hệ quốc tế chính là việc thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ
rộng mở. Đa phương hoá các quan hệ kinh tế quốc tế cũng có nghĩa là chúng ta cần
phát triển các hình thức và nội dung hội nhập khác nhau, đồng thời thúc đẩy quá trình
tự do hoá đơn phương, song phương và đa phương, hội nhập cả ở phạm vi tiểu vùng,
khu vực, liên khu vực và toàn cầu, hội nhập trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thực hiệ n
chính sách đa phương hoá các quan hệ kinh tế, chúng ta có điều kiện để đa dạng hoá
thị trường. Thực tế đã cho thấy rằng: muốn phát triển ngoại thương, một trong những
điều kiện không thể thiếu là: phải có thị trường.

Trong chiến lược phát triển thị trường, trước hết phải chú ý đến các thị trường
trọng điểm, các bạn hàng lớn, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó
thị trường ASEAN đang nổi lên vấn đề tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA.
98

Chúng ta đã ký được Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, song việc phát triển hoạt
động ngoại thương với Hoa Kỳ, việc tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ đang đặt ra
trước mắt chúng ta nhiều thách thức mới. Mục tiêu của chúng ta đẩy nhanh tiến độ gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để tạo điều kiện hội nhập một cách toàn
diện hơn vào kinh tế thế giới. Đồng thời chúng ta cần xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện
hơn nữa tham gia vào các hoạt động của các tổ chức kinh tế, tài chính, ngân hàng quốc
tế như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (OPEC), Quỹ tiền tệ thế
giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB)....,vì đó là điều kiện cần thiết để phát triển mạnh
nền kinh tế mở cửa, nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Song
muốn hoà nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới trên đây, Việt Na m phải
đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật về ngoại thương cho phù hợp. Đó là những vấn
đề rất lớn, đòi hỏi chúng ta phải có thời gian chuẩn bị khá kỹ càng về tất cả các mặt,
nhất là vấn đề nhân lực thì mới có thể thực hiện được mục tiêu đề ra, tránh được
những bất lợi, rủi ro, không phù hợp có thể xảy ra.

3.3.3. Chủ động hội nhập quốc tế


Hội nhập quốc tế một cách chủ động và tích cực là giải pháp quan trọng để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu. Hội nhập quốc tế là điều
kiện để chúng ta xác định được vị thế của mình trên thế giới, thấy được khả năng tham
gia vào thị trường thế giới, thấy được hiệu quả và lợi thế của các sản phẩm và dịch vụ
của mình, từ đó điều chỉnh lại các hoạt động và tình trạng sản xuất để tạo năng lực
cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Hội nhập quốc tế sẽ mang lại cho chúng ta những thuận lợi to lớn trong các
quan hệ quốc tế, tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư và những công nghệ mới từ
bên ngoài. Hội nhập quốc tế tất yếu sẽ làm cho kinh tế hướng ngoại. Chủ động hội
nhập quốc tế sẽ là giải pháp hàng đầu và là điều kiện tất yếu để chuyển dịch cơ cấu
kinh tế hướng về xuất khẩu.

Hội nhập quốc tế sẽ làm cho cả nước có sự tuỳ thuộc lẫn nhau trên cơ sở cùng
có lợi. Hội nhập là điều kiện để chúng ta tham gi a một cách nhanh chóng và toàn diện
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
99

vào lộ trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế, bởi vì tham gia vào toàn cầu hoá chúng ta sẽ
có nhiều cái lợi trong việc phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp chế tạo xuất
khẩu, cơ cấu kinh tế được điều chỉnh theo hướng xuất khẩu. Tham gia vào toàn cầu
hoá sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất, có thị trường xuất khẩu, tranh thủ được thêm các
nguồn vốn đầu tư nước ngoài và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển để khai
thác hết khả năng tiềm tàng của nước ta nhằm sử dụng một cách hợp lý nhất các nguồn
lực của ta, đi tắt đón đầu về công nghệ và cơ cấu kinh tế.

Tuy nhiên, hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đặt
chúng ta trước những thử thách lớn. Đó là tình trạng lạc hậu quá xa của nền kinh tế
nước ta so với các nước khác làm cho môi trường đầu tư của nước ta kém lợi thế cạnh
tranh hơn, sản phẩm kém năng lực cạnh tranh nên làm cho chúng ta bị thua thiệt nhiều,
các tiêu cực và tệ nạn tồn tại và còn phát sinh nhiều trong đời sống kinh tế - chính trị-
xã hội.... nó tác động rất lớn đến mọi mặt trong xã hội nước ta.

Từ những vấn đề cấp bách trên đòi hỏi phải chủ động và tích cực hội nhập quốc
tế. Chỉ có hội nhập mới có thể vượt qua được những thách thức và khó khăn trong đời
sống kinh tế-chính trị- xã hội. Và chủ động hội nhập là để nâng cao lợi ích, hiệu quả
của sự hội nhập kinh tế quốc tế.

Để chủ động hội nhập, cần phải có chiến lược chủ động, có chuẩn bị và bước đi
thích hợp, có kế hoạch cả về phía Chính phủ cũng như về phía các doanh nghiệp và tổ
chức phi chính phủ.

3.3.4 Lựa chọn ưu tiên các ngành mũi nhọn có tác động hỗ trợ tích
cực cho việc hoàn thiện và đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu
chủ lực của ta
Mỗi một quốc gia tiến hành công nghiệp hoá, phát triển kinh tế có một đặc thù
riêng, điều kiện riêng. Từ những đặc thù riêng có để tìm ra hướng đi, đường đi tốt nhất,
nhằm khai thác triệt để những lợi thế mà quốc gia đó có, sẽ đạt được thành công nhanh
nhất, với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao nhất.
100

Thực tế trong nhiều thập kỷ qua phát triển kinh tế của các nước và khu vực ở
châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công và một số nước thuộc khối
ASEAN đã chứng minh điều đó.

Với Việt Nam, trong hoàn cảnh thực tiễn của mình, cần dựa vào các lợi thế so
sánh của đất nước để chọn những ngành xuất khẩu mũi nhọn và các sản phẩm xuất
khẩu chủ lực, tạo ra tiền đề cho nền kinh tế "cất cánh" trong một vài thập niên tới.

Trong thời gian tới chúng ta cũng cần tăng cường đầu tư về mọi mặt để tạo ra
nhiều sản phẩm có hàm lượng cao và tăng giá trị gi a tăng để tăng tỷ trọng của chúng
trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Chúng ta cần phát triển mạnh hơn nữa các hoạt động dịch vụ có thu ngoại tệ
như du lịch, xuất khẩu lao động và chuyên gia, vận tải biển, vận tải hàng không và
dịch vụ quá cảnh, gia công sản xuất, tái xuất hàng hoá cho các nước trong khu vực....

Trong phát triển thị trường, chúng ta cần xây dựng một thị trường hoàn chỉnh để từ
đó có thể tham gia vào tất cả các hoạt động trên thị trường thế giới, đặc biệt là nhanh
chóng tham gia một cách toàn diện vào các thị trường dịch vụ thế giới như tài chính, ngân
hàng, thông tin, bưu điện, quảng cáo. Đây đang là lĩnh vực được các nước trong khu vực
và trên thế giới quan tâm, phát triển mạnh, coi đó là động lực chính để tăng trưởng kinh tế
trong tương lai.

3.3.5 Huy động các nguồn vốn đầu tư để phát triển ngoại thương
theo hướng mở cửa và hội nhập
Huy động vốn, tạo ra nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế là chủ trương lớn
của nhiều quốc gia trên thế giới. Và hiện nay, vấn đề này hình như được hầu hết các
nước trên thế giới thực hiện.

Từ những năm 20 của thế kỷ trước, Lê - nin đã đưa ra học thuyết "chính sách
kinh tế mới (NEP) với mục đích thu hút các nguồn vốn đầu tư để ổn định và phát triển
kinh tế của nhà nước Xô viết non trẻ, bị thế giới tư bản bao vây mọi phía. Một số nước
trong khu vực châu Á cũng đã thực hiện tốt việc thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh
tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia.... và gần đây nhất là Trung Quốc, một quốc gia
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
101

có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất hiện nay. Nhờ có nguồn vốn đầu tư mà các nước kể
trên đã tạo được những bước nhảy vọt, đã có nền kinh tế tăng trưởng ổn định và với
tốc độ cao, như một kỳ tích trên thế giới.

Chủ trương tăng cường thu hút vốn đầu tư đã được chúng ta luôn coi trọng và
tìm mọi cách để đạt được mục tiêu thu hút vốn đầu tư và phát triển kinh tế, trong đó
trước hết ưu tiên tạo nguồn vốn đầu tư để phát triển nền ngoại thương mở cửa của Việt
Nam. Tuy nhiên để huy động được nhiều vốn đầu tư cho phát triển ngoại thương,
chúng ta cần tạo ra môi trường chính trị - kinh tế vĩ mô ổn định; phải đổi mới từ nhận
thức, quan điểm đến việc hoàn thiện các cơ sở pháp lý, các biện pháp, chính sách kinh tế
theo hướng ưu tiên, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trong
và ngoài nước yên tâm mạnh dạn bỏ vốn đầu tư dưới mọi hình thức để lập ra các khu chế
xuất, các tổ hợp liên doanh, các khu công nghiệp.... hướng về xuất khẩu.

3.3.6 Phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh
Phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh là yếu tố hết sức quan
trọng để thu hút đầu tư, phát triển ngoại thương.

Ở nước ta hiện nay, các kết cấu hạ tầng như: hệ thống giao thông, điện nước
phục vụ cho sản xuất và đời sống còn quá lạc hậu, yếu kém. Thực trạng đó đã hạn chế
rất nhiều sự quan tâm và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Chúng ta cần phải có
những chính sách ưu tiên để đầu tư cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá một cách đồng bộ
toàn bộ hệ thống giao thông vận tải, hệ thống điện và hệ thống cấp thoát nước để phục
vụ kịp thời và có hiệu quả cho nhu cầu phát triển của đất nước. Đó cũng là một trong
những điều kiện, môi trường vật chất cần thiết thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển
ngoại thương và các hoạt động đối ngoại khác.

3.3.7 Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động
ngoại thương
Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, để tránh đổ bể, để thu được
lợi nhuận cao, các doanh nghiệp cần phải có được những thông tin cần thiết, cơ bản về
thị trường, về đối tác mà mình có hoặc sẽ có quan hệ. Những thông tin mà các doanh
nghiệp cần nắm bắt là: luật lệ và chính sách của nước bạn hàng, đặc biệt là của nước
102

đó với Việt Nam; tình hình tiêu thụ, giá cả và tính chất cạnh tranh đối với hàng hoá
chúng ta muốn bán ra nước ngoài; phương thức thâm nhập thị trường có hiệu quả nhất;
khả năng kinh doanh của bên đối tác để tìm ra được bạn hàng đáng tin cậy, muốn phát
triển lâu dài, biết tôn trọng và quan tâm đến lợi ích của nhau.

Những thông tin về đối tác chúng ta cần tìm hiểu, cần biết là các thông tin về
vấn đề kỹ thuật, công nghệ, về kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh doanh, thực trạng,
uy tín và quan điểm kinh doanh của họ trên thị trường. Thiếu thông tin về đối tác dễ
dẫn đến những rủi ro đáng tiếc xảy ra, dễ mắc phải tình trạng mua đắt bán rẻ hoặc bị
lừa.

Nhờ có các thông tin cần thiết c ho hoạt động mua bán hàng hoá, có thể xác định
được chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả.

Trong thời gian tới, để hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt
động ngoại thương, trước hết chúng ta cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế
thông tin thông suốt trong toàn quốc dựa trên chuẩn mực yêu cầu của quốc tế về hình
thức và nội dung của các loại thông tin kinh tế, cần công khai hoá hoặc cần cung cấp
một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời.

Trong công tác xuất nhập khẩu cần thiết phải nắm bắt được những thông tin
chính xác về thị trường, về hàng hoá để có những quyết định đúng đắn về chiến lược
thị trường và chiến lược sản phẩm. Do vậy, chúng ta cần phải có sự kết hợp, sự hoạt
động tích cực, phát huy hết chức năng của cơ quan như văn phòng tư vấn, cơ quan xúc
tiến thương mại, đặc biệt là Trung tâm thông tin (Bộ thương mại) và Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam trong việc cung cấp các thông tin chính xác và cập nhật
cho hoạt động ngoại thương. Ngoài ra các Thương vụ ở nước ngoài cần cung cấp đầy
đủ, kịp thời và chính xác các thông tin kinh tế thế giới cho hoạt động ngoại thương.

Chúng ta cũng cần củng cố và phát huy hết năng lực của các cơ quan nghiên
cứu nhất là các tin tức về ngoại thương để phục vụ cho việc phát triển thương mại
quốc tế.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
103

Ngành thương mại cùng các doanh nghiệp cần thiết lập các cơ quan đại diện,
các chi nhánh, các đại lý, cơ quan tư vấn - môi giới của mình ở nước ngoài, nhà nước
có thể hỗ trợ phần nào tài chính và các chính sách vĩ mô...., từ đó tạo bước chuyển
biến mới cho công tác tìm kiếm thị trường, bạn hàng nước ngoài để tăng nhanh kim
ngạch xuất khẩu.

3.3.8 Xúc tiến thương mại


Xúc tiến thương mại là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong quá
trình thực hiện chiến lược phát triển ngoại thương. Nhờ tổ chức tốt các hoạt động xúc
tiến thương mại mà chúng ta có thể xây dựng được cho mình một hình ảnh, một biểu
tượng tốt cho hàng hoá của mình, quảng bá được hàng hoá do mình sản xuất kinh
doanh ra thị trường thế giới, đồng thời có thể tăng lượng hàng xuất khẩ u, chiếm lĩnh và
mở rộng thêm thị trường xuất khẩu.

Trong công tác xúc tiến thương mại, trước hết phải làm tốt công tác nghiên cứu
thị trường xuất khẩu. Đây là vấn đề mấu chốt trong việc phát triển thị trường. Nghiên
cứu thị trường là để nắm được nhu cầu thị trường, những diễn biến trên thị trường,
dung lượng thị trường và các đối tác hoạt động trên thị trường, từ đó có chiến lược
phát triển thị trường, chiến lược xuất khẩu cho phù hợp với thực tế cũng như đòi hỏi
của thị trường xuất khẩu.

Trong công tác xúc tiến thương mại, chúng ta thường gặp một trở ngại là kinh
phí đầu tư cho công tác này quá ít, đội ngũ cán bộ xúc tiến thương mại còn quá mỏng
manh, thiếu và yếu về mọi mặt. Vấn đề đặt ra cần phải thay đổi nhận thức, phải hiểu
được rằng: xúc tiến thương mại là một hoạt động cần được chú trọng và quan tâm
nhiều hơn nữa. Chúng ta cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất
khẩu, tăng cường việc thu thập và phổ biến thông tin cũng như công tác dự báo để
định hướng cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Để khắc phục tình trạng thiếu kinh phí
cho hoạt động xúc tiến thương mại, cần tiến tới thành lập quỹ xúc tiến thương mại có
sự đóng góp của các doanh nghiệp để tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt
động hội chợ, triển lãm, xây dựng và quảng bá thương hiệu ở nước ngoài....
104

3.3.9 Tăng cường và đổi mới công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ
cán bộ và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu tình
hình mới
Để phát triển ngoại thương, để hội nhập vào nền kinh tế thế giới , chúng ta cần
một đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, đội ngũ cán bộ của ngành ngoại thương nói
riêng, có đầy đủ năng lực để tìm hiểu một cách rõ ràng, chính xác và kịp thời nhu cầu
của thị trường quốc tế, quy mô của nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của nền
sản xuất trong nước. Chúng ta cần đội ngũ cán bộ và nhân viên hoạt động ngoại
thương giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ tiếng Anh và ngôn ngữ thị
trường mục tiêu (đặc điểm tâm lý, thị hiếu, thói quen....). Những cán bộ nhân viên này
phải được đào tạo từ các trường có tiếng tăm trong nước và quốc tế, để họ có khả
năng thích ứng nhanh với tình hình, có khả năng nghiên cứu sâu rộng, có khả năng tiếp
nhận và phân tích các thông tin có liên quan đến quản lý, đến sản phẩm và dịch vụ
xuất nhập khẩu, đến thị trường mục tiêu, giá cả trên thị trường thế giới.... Đồng thời
phải có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện phục vụ cho thu thập, phân tích
và truyền thông tin hiện đại (như máy vi tính, fax...) để nâng cao khả năng phân tích
thông tin chính xác, nhanh, kịp thời.

Chúng ta cần có một đội ngũ cán bộ ngoại thương mạnh, tức là họ phải biết đặt
lợi ích của tập thể, của doanh nghiệp lên trên hết, vì sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp trong mọi quan hệ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chúng ta cũng cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ giỏi về tiếp thị trong lĩnh
vực kinh doanh thương mại quốc tế. Phát triển ngoại thương đòi hỏi có khả năng tiếp
thị cao hơn hẳn hoạt động nội thương hoặc các doanh nghiệp sản xuất, vì thị trường
mà các doanh nghiệp ngoại thương tiếp cận là thị trường nước ngoài, các đòi hỏi và
tiêu chuẩn của thị trường cao hơn hẳn so với thị trường trong nước và luôn luôn phải ở
mức ngang với các tiêu chuẩn chung của thị trường thế giới. Khả năng tiếp thị của cán
bộ ngoại thương được thể hiện ở các mặt : xác định được thị trường mục tiêu, có khả
năng chiếm lĩnh và giữ vững thị trường bằng cách gây ấn tượng ban đầu được tốt đẹp
cho doanh nghiệp, biết biến những dịch vụ tốt nhất không nơi nào có được của doanh
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
105

nghiệp thành những khoản thu lớn, có khả năng lựa chọn phương tiện và quy mô
quảng cáo thích hợp với thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, có khả năng tìm ra khe
hở để lọt vào những thị trường rộng lớn hơn, biết hoà nhập vào khách hàng và vào
phong trào người tiêu dùng để tạo thêm thuận lợi cho doanh nghiệp, và cuối cùng là :
có khả năng định giá táo bạo và có hiệu quả cho sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp, vì đây là vũ khí tốt nhất để nâng cao doanh thu, đánh bại các đối thủ cạnh
tranh và chiếm lĩnh thị trường.
106

KẾT LUẬN
Luận văn đã được thực hiện và đạt được một số kết quả chủ yếu sau:

1. Nghiên cứu đề tài từ góc độ kinh tế chính trị học với lý thuyết kinh tế học về
quá trình phát triển nền kinh tế thế giới, luận án đã phân tích được những vấn đề lý
luận cốt lõi về quá trình hình thành, sự cần thiết tồn tại và phát triển của ngoại thương,
nhất là trong thời đại hội nhập và quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới. Từ đó khẳng
định: điều kiện tiền đề để ra đời ngoại thương là sự tồn tại và sự phát triển của kinh tế
hàng hoá - tiền tệ và sự hình thành và phát triển của phân công lao động quốc tế giữa
các nước. Ngày nay hoạt động kinh tế đối ngoại là yêu cầu khách quan, không thể
thiếu được.

2. Hoạt động của ngoại thương Việt Nam trong những năm qua chịu nhiều tác
động cả về phía chủ quan của nền kinh tế nước ta cũng như khách quan, song mỗi thời
kỳ có đặc thù riêng của nó. Mỗi thời kỳ lịch sử của cách mạng buộc ngành ngoại
thương hoạt động với những đường lối chiến lược khác nhau. Từ thực tế hoạt động của
ngoại thương từ năm 1975 đến nay, luận văn đã tổng hợp và đánh giá thực trạng hoạt
động của ngoại thương Việt Nam, những thành tựu đã đạt được và những đóng góp
tích cực của nó vào việc phát triển kinh tế, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước. Sau khi phân tích các hoạt động của ngoại thương Việt Nam từ năm
1975 đến nay, luận án đã khẳng định được rằng: nhìn chung Việt Nam đã đề ra định
hướng chiến lược phát triển ngoại thương qua từng giai đoạn là hợp lý, đúng đắn, phù
hợp với thực tiễn của đất nước và quốc tế để từ đó đã góp phần thực hiện đường lối
kinh tế đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ và làm cơ sở để đề ra định
hướng chiến lược hoạt động cho ngoại thương trong những năm tới.

3. Thế giới ngày nay đang trong lộ trình hội nhập. Việt Nam là mộ t nước thành
viên trong cộng đồng quốc tế, không thể không tham gia vào quá trình hội nhập và chỉ
khi có hội nhập mới có thể phát triển. Trong quá trình hội nhập, định hướng phát triển
ngoại thương Việt Nam trong những năm tới và có thể cả lâu dài vẫn là tăng cường các
mối quan hệ toàn diện, sâu rộng với tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
107

Nam cần phải cố gắng mở rộng quan hệ đối ngoại đa phương với tất cả các nước và tổ
chức kinh tế trên thế giới. Trong lĩnh vực ngoại thương, chiến lược ph át triển của nước
ta là cần phải cải thiện cơ cấu hàng xuất nhập khẩu, tăng xuất khẩu để nhập khẩu. Xuất
khẩu phải tập trung vào việc tăng tỷ trọng hàng chế biến, có hàm lượng chất xám cao và
đòi hỏi kỹ thuật - công nghệ cao. Đồng thời nhập khẩu tập trung vào những hàng phục vụ
cho sản xuất hàng để xuất khẩu. Chúng ta phải phấn đấu để tự sản xuất xuất khẩu, giảm
tối đa hình thức "gia công" hàng xuất khẩu cho nước ngoài như hiện nay vẫn đang tồn tại
khá phổ biến.

4. Để thực hiện định hướng chiến lược, luận văn cũng mạnh dạn đề xuất một
loạt các giải pháp chủ yếu, trong đó có những giải pháp cần quan tâm nhiều hướng, đó
là:

- Sớm hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý ngoại thương cho phù hợp với các
thông lệ kinh doanh quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia một cách tốt nhất
vào lộ trình hội nhập, thực hiện AFTA theo đúng lộ trình và các điều kiện để gia nhập
WTO.

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường thương mại quốc tế và phát triển
các hoạt động xúc tiến thương mại, có như vậy chúng ta mới có thể phát triển hoạt
động ngoại thương.

- Hết sức chú trọng đến thông tin kinh tế và vấn đề này là một trong những tiền đề
cho ra những quyết định đúng đắn trong hoạt động ngoại thương.

- Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ
ngoại thương cả về chất và về lượng. Vì "cán bộ là vốn quý nhất" quyết định tất cả như
Bác Hồ đã dạy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


108

1 Mohamed Ariff và Hal Hill (1993), "Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu -
Kinh nghiệm của ASEAN", Nxb KHXH, HN.

2 Vũ Đình Bách - Ngô Đình Giao (đồng chủ biên, 1996), Đổi mới chính sách và
cơ chế quản lý kinh tế, bảo đảm sự tăng trưởng. Nxb CTQG, HN.

3 David Begg, Stanley Fishen, Rudiger Dornbush (1992), Kinh tế học, tập 2,
Nxb Giáo dục, HN.

4 Walden Bello, Stehanie Rosenfield (1996), Mặt trái của những con rồng,
Nxb CTQG, HN.

5 Bộ ngoại giao - Vụ hợp tác kinh tế đa phƣơng (2002), Việt Nam hội nhập
kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá - vấn đề và giải pháp, Nxb CTQG, HN.

6 Nguyễn Duy Bột, Đinh Xuân Trình (1996), Thương mại quốc tế - xuất nhập
khẩu và thanh toán quốc tế, Nxb Thống kê, HN.

7 Cải cách kinh tế ở các nƣớc đang phát triển (1994), Viện KTTG, Nxb
KHXH, HN.

8 Các Mác, Ph. Ăng ghen, V.I. Lê Nin, I.V. Stalin (1977), Về ngoại thương,
Nxb Sự thật, HN.

9 Lê Văn Châu (1995), Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển của VN, Nxb
CTQG, HN.

10 Phạm Đỗ Chí - Trần Nam Bình - Vũ Quang Việt (đồng chủ biên, 2002),
Những vấn đề kinh tế Việt Nam: Thử thách của hội nhập , Nxb TP.HCM.

11 Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 - Báo cáo của BCH TW
Đảng khoá VIII tại Đại hội Đảng lần thứ IX.

12 Chiến lƣợc phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010. Bộ Thương mại.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
109

13 Mai Ngọc Cƣờng - Vũ Văn Hân (đồng chủ biên, 1996), Công nghiệp hoá
theo hướng xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu ở VN, Nxb Thống kê, HN.

14 Tô Xuân Dân - Vũ Chí Lộc (1997), Quan hệ kinh tế quốc tế - Lý thuyết và


thực tiễn, Nxb Hà Nội.

15 Lê Đăng Doanh - Đinh Đức Sinh: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - thành tựu và
triển vọng, NCKT, số 9/1995.

16 Dự báo phát triển thƣơng mại VN đến năm 2000, Bộ KH và ĐT, HN 1995.

17 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 3 năm (2001 - 2003) và dự kiến kế
hoạch 2 năm ( 2004 - 2005), Bộ KH và ĐT, 2003.

18 Thế Đạt (2001), Quản lý kinh tế đối ngoại của Việt Nam, Nxb Hà Nội

19 Đỗ Đức Định (1993), Kinh tế đối ngoại - nghiên cứu so sánh các nước đang
phát triển châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam, Nxb KHXH, HN.

20 Ngô Đình Giao (chủ biên, 1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân, tập 1, Nxb CTQG, HN.

21 Nguyễn Vũ Hoàng (2003), Các liên kết kinh tế - thương mại quốc tế
Nxb Thanh Niên.

22 Nguyễn Thị Hƣờng (Chủ biên, 2001), Giáo trình kinh doanh quốc tế, tập 1,
Nxb Thống kê, HN.

23 Đinh Sơn Hùng - Xuất nhập khẩu nhìn từ góc độ ngoại thương phát triển kinh
tế , số 35 (9/1993).

24 Kế hoạchh phát triển thƣơng mại VN 5 năm (1996 - 2000), Bộ thương mại,
HN 1995.

25 Kinh tế VN 2002 (Viện NCQLKT T.W), Nxb CTQG, HN 2003


110

26 Kinh tế VN 2003 (Viện NCQLKT T.W), Nxb CTQG, HN 2004

27 Kinh tế - xã hội Việt Nam 3 năm (2001 - 2003), Nxb Thống kê , Hà Nội
2003.

28 Phùng Minh Lai (1991), "Chiến lược công nghiệp hoá của các nước NICs".
Thông tin chiến lược phát triển KHKTKT, số 4/1994, HN.

29 Chử Văn Lâm (chủ biên), 1991, Những vấn đề kinh tế cơ bản trong thời kỳ
quá độ ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

30 Lý luận và thực tiễn thƣơng mại quốc tế (1994), Trung tâm kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương, Nxb Thống kê, HN.

31 Nguyễn Công Liêm, Lê Minh Tâm: Chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại -
Tổng luận KHKTKT, số 4/1993.

32 Võ Đại Lƣợc (chủ biên, 1995), Đổi mới KT VN và chính sách KT ĐN, Nxb
KHXH, HN.

33 Bùi Xuân Lƣu (1994), Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nxb Giáo dục,
ĐHNT, HN.

34 Bùi Xuân Lƣu (2002), Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nxb Giáo dục Hà
Nội.

35 Nguyễn Mại: Một vài vấn đề về chính sách mở cửa trong quan hệ kinh tế đối
ngoại của VN, NCKT, số 3/1991

36 Nguyễn Thị Hồng Nhung (2003), Tự do hoá thương mại ở ASEAN, Nxb
KHXH, Hà Nội.

37 Niên giám thống kê 2000 (2001), Tổng cục thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
111

38 Niên giám thống kê 2001 (2002), Tổng cục thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội

39 Nguyễn Pháp (1993), Quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb Nông nghiệp, HN.

40 Trần Anh Phƣơng: Bàn về định hướng xuất khẩu trong chiến lược công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tạp chí TM, số 11/1994.

41 Trần Anh Phƣơng: Để phát triển một nền ngoại thương mở cửa. Tạp chí TM,
số 1 + 2/1995.

42 Trần Anh Phƣơng (1997) Quan hệ giữa ngoại thương và với tăng trưởng và
phát triển nền kinh tế mở, Nxb KHXH, Hà Nội.

43 Trần Anh Phƣơng: Ngoại thương VN trong quá trình đổi mới kinh tế đối
ngoại - Những vấn đề KTTG, số 3/1994

44 Trần Anh Phƣơng: Về một số giải pháp chiến lược ngoại thương trong điều
kiện kinh tế mở. KT và dự báo, số 11/1994,

45 Trần Anh Phƣơng: Việt Nam - Sự lựa chọn chiến lược ngoại thương, những
vấn đề KTTG, số 6/1993.

46 Nguyễn Trần Quế (1992), Kinh tế đối ngoại VN- Thực tiễn và chính sách -
Viện KTTG, HN.

47 Phạm Quyền - Lê Minh Tâm (1997), Hướng phát triển thị trường xuất nhập
khẩu VN tới năm 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội.

48 Sabuto – Okita (1988), Các nền kinh tế đang phát triển và Nhật Bản, Những
bài học về tăng trưởng, Tập 1, Viện KTTG, Hà Nội

49 Đinh Đức Sinh: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau 10 năm đổi mới (1986 -
1995), NCKT số 6/1996.

50 Số liệu kinh tế - xã hội các nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới , Tổng cục
112

Thống kê , Nxb Thống kê , HN 2003.

51 Huy Thành: Kinh tế đối ngoại trong công cuộc đổi mới: thành tựu và thách
thức, NCKT, số 11/1996.

52 Nguỵ Yến Thân: Sự thách thức và lựa chọn của 4 con rồng nhỏ châu Á trong
những năm 1990. NCKT, số 3/1995.

53 Tạp chí Thƣơng mại số 7/2003

54 Thời báo kinh tế Việt Nam, số 140 (01/9/2003)

55 Thƣơng mại Quốc tế và các nƣớc đang phát triển.

Những vấn đề KTTG, số 6/1995.

56 Tình hình thƣơng mại tháng 12 và cả năm 2003. Kế hoạch thương mại năm
2004 và một số biện pháp (Bộ Thương mại).

57 Tiềm năng Việt Nam thế kỷ XXI, Nxb Thế giới, 2001

58 Tự do hoá thƣơng mại quốc tế - những xu hƣớng và chí nh sách (1993),


Viện KT Thế giới, Nxb KHXH, Hà Nội.

59 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), Nxb CTQG, Hà Nội

60 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1987), Nxb CTQG, Hà Nội

61 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1994), Nxb CTQG, Hà Nội

62 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), Nxb CTQG, Hà Nội

63 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2002), Nxb CTQG, Hà Nội

64 Văn kiện Hội nghị Trung ƣơng 7 Ban Chấp hành TW khoá IX, Nxb
CTQG, HN 2003.
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
113

65 Viện chiến lƣợc phát triển, Bộ KH và ĐT (2002), Một số vấn đề về lý luận,


phương pháp luận, phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển
kinh tế VN, Nxb CTQG, HN.

66 Việt Nam 2010 - Tiến vào thế kỷ 21 - Báo cáo phát triển Việt Nam 2001. (Hội
nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam ngày 14 - 15/12/2000).

67 Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020 - Viện Dự báo chiến lược khoa học và
công nghệ, Nxb CTQG, HN 1995.

68 Jon Woronoff: Những nền kinh tế thần kỳ ở châu Á, tập 2, Nxb KHXH, HN
1990.

You might also like