Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Bài 13: Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á

(ASEAN)

I.MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày
8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban
đầu là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.
Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này
gồm: Brunây (năm 1984), Việt Nam (năm 1995), Lào và Mianma (năm 1997),
Campuchia (năm 1999).
- Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào
ngày 31/12/2015.

1. Mục tiêu hoạt động


Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới dựa trên cơ
sở pháp lí là Hiến chương ASEAN (có hiệu lực từ ngày 15/12/2008).
Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao
gồm:
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của
các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.
+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không
có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên
về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành
chính,...).
+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ
chức quốc tế khác.
 Mục tiêu chung: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh,
ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một
Cộng đồng”

2. Cơ chế hoạt động


Cơ chế hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc bảo đảm được
mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.
Cấp cao ASEAN:
+ Là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN.
+ Cơ quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định
các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN,
đến lợi ích của các quốc gia thành viên.
Hội đồng Điều phối ASEAN:
+ Hội đồng bao gồm các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN;
+ Hội đồng Điều phối ASEAN có nhiệm vụ: chuẩn bị các cuộc họp Cấp
cao ASEAN; điều phối việc thực hiện các thoả thuận và quyết định của Hội nghị
Cấp cao ASEAN; xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của
ASEAN.
Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN:
+ Bao gồm: Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN; Hội đồng
Cộng đồng kinh tế ASEAN; Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
+ Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện
các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối công việc
trong các lĩnh vực phụ trách.
Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN:
+ Các cơ quan này thực hiện những thoả thuận và quyết định của Cấp cao
ASEAN trong phạm vi phụ trách; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc
phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Ngoài ra, tham gia điều hành ASEAN còn có:
+ Tổng Thư kí ASEAN và Ban thư kí ASEAN;
+ Uỷ ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN;
+ Ban thư kí ASEAN quốc gia;
+ Cơ quan Nhân quyền ASEAN;
+ Quỹ ASEAN.

Câu hỏi:
Theo bạn ASEAN có bao nhiêu mục tiêu chính và có bao nhiêu cơ quan
ASEAN chính ? Và nêu các cơ quan đó.
 Có 4 mục tiêu chính
 Có 4 cơ quan chính: + Cấp cao ASEAN;
+ Hội đồng Điều phối ASEAN;
+ Các hội đồng cộng đồng ASEAN;
+ Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng
ASEAN.

II. Một số hợp tác trong ASEAN


Các cơ chế hợp tác về phát triển kinh tế trong khối ASEAN khá đa dạng:
- Hợp tác về kinh tế
+ Thông qua các diễn đàn như Diễn đàn kinh tế ASEAN.
+ Thông qua các hiệp ước, hiệp định như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
diện khu vực (RCEP).
+ Thông qua các hội nghị như Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN.
+ Thông qua các chương trình, dự án như hợp tác giữa các nước thành
viên về phát triển giao thông vận tải.
Ngoài hợp tác với các nước trong khối, ASEAN còn thực hiện các hợp tác
ngoại khối, như ASEAN còn thực hiện các hợp tác ngoại khối, như diễn đàn
Biển ASEAN mở rộng, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN -
Trung Quốc, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, Hiệp định
thương mại tự do ASEAN – EU,…
-Hợp tác về văn hóa
Các cơ chế hợp tác phát triển văn hóa trong khối ASEAN cũng khá đa
dạng:
+ Thông qua các diễn đàn như diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN.
+ Thông qua các hội nghị như Hội nghị Bộ trưởng văn hóa ASEAN, Hội
nghị Hội đồng cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC).
+ Thông qua các dự án hợp tác như Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc
ASEAN.
+ Thông qua các chương trình, dự án như các chương trình, dự án hợp tác
trong lĩnh vực bảo tồn phát huy di sản văn hóa.
+ Thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa như Liên hoan Âm nhạc
truyền thống các nước ASEAN, Liên hoan phim ASEAN.
Ngoài ra, ASEAN còn thực hiện các hợp tác ngoại khối như Hội nghị
ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc ở cấp Bộ trưởng trong lĩnh vực văn
hóa nghệ thuật, Lễ hội văn hóa ASEAN.

Câu hỏi
Ngoài hợp tác với các nước trong khối, ASEAN còn thực hiện hợp tác
ngoại khối gì ?
 ASEAN còn thực hiện các hợp tác ngoại khối, như diễn đàn Biển
ASEAN mở rộng, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện
ASEAN - Trung Quốc, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN -
Nhật Bản, Hiệp định thương mại tự do ASEAN – EU,…

III.Thành Tựu Và Thách Thức Của ASEAN


1.Thành tựu
- Về kinh tế:
+ ASEAN đã xây dựng được các cơ chế hợp tác, mở rộng hợp tác giữa
các nước thành viên trong khối, cũng như giữa ASEAN với các nước ngoài
khối.
+ Các nền kinh tế trong khu vực đã có sự liên kết, hợp tác đa ngành, đa
lĩnh vực.
- Về xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Một số nước có
HDI ở mức rất cao, như Xingapo, Brunây, Malaixia, Thái Lan,...
+ Các vấn đề giáo dục, y tế cũng không ngừng được cải thiện. Năm 2021,
số năm đi học trung bình của người dân từ 25 tuổi trở lên là 8,3 năm. Vấn đề
việc làm cho người lao động từng bước được giải quyết.
-Về khai thác tài nguyên và môi trường:
+ Các nước thành viên đang chung tay giải quyết các vấn đề về quản lí tài
nguyên nước, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, ô nhiễm môi
trường biển, biến đổi khí hậu,...
- Về giữ vững chủ quyền và an ninh khu vực:
+ Các nước thành viên đã tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định
trong khu vực.
+ Các nước cũng đã đạt được thoả thuận Tuyên bố về ứng xử của các Bên
ở Biển Đông (DOC).

2.Thách thức của ASEAN:


- Về kinh tế:
+ Có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế giữa một số nước
thành viên.
+ Quy mô nền kinh tế của từng nước trong ASEAN vẫn còn nhỏ, gây khó
khăn trong cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khác trên thế giới.
- Về đời sống xã hội:
+ Có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các
nước.
+ Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị.
- Về khai thác tài nguyên và môi trường:
+ Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí;
+ Tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở nhiều quốc gia.
- Việc giữ vững chủ quyền và an ninh khu vực, vấn đề giải quyết tranh chấp ở
Biển Đông vẫn còn tồn tại.

Câu hỏi
Về kinh tế ASEAN trong giai đoạn 2000 – 2020,tổng GDP bao nhiêu và
tang trưởng GDP trung bình năm đạt bao nhiêu % ?
 Trong giai đoạn 2000 - 2020, tổng GDP của khu vực tăng từ 614,7 tỉ
USD lên 3083,3 tỉ USD, tăng trưởng GDP trung bình năm đạt 5,3%.

IV.Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN


1.Sự hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN
Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30% Tham
gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội, thể thao…
Vị trí và vai trò của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
Cơ hội và thách thức
- Cơ hội:
+ Mở rộng thị trường: Thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trình độ KH – KT, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài…
-Thách thức
+ Sự chênh lệch trình độ phát triển
+ Sự chênh lệch về thể chế chính trị, sự cạnh tranh giữa các nước.

2. Vai trò của Việt Nam trong ASEAN


- Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất,
đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối,
đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.
- Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế ,
văn hóa , xã hội và giải quyết các vấn đề của khu vực,như tham gia vào quá
trình hình thành các liên kết kinh tế,quảng bá hình ảnh du lịch ASEAN như một
điểm chung, thúc đẩy giáo dục về biến đổi khí hậu,…

Phần Câu Hỏi


Câu 1
ASEAN ( Association of South East Asian Nations) là tên viết
tắt tiếng Anh của tổ chức nào?
 Hiệp ước các quốc gia Đông Nam Á
Câu 2
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào
năm nào ?
 1967
Câu 3
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm nào ?
 1995
Câu 4
Mục tiêu tổng quát của ASEAN là
 Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tang
trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Câu 5
Mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến điều gì?
 Sự hòa bình và ổn định trong khu vực

You might also like