Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KẾ HOẠCH BÀI DẠY


BÀI 31: HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

Môn : Khoa học tự nhiên

Lớp : 8
Bộ sách : Kết nối tri thức
Người dạy : Nguyễn Thị Trâm

HÀ NỘI, 12/2023
Tổ bộ môn: Khoa học tự nhiên
Người dạy: GV Nguyễn Thị Trâm
Ngày soạn: 26/12/2023
Ngày dạy: 28/12/2023

KẾ HOẠCH BÀI DẠY


BÀI 31: HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Thời gian: 03 tiết

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Cấu tạo sơ lược các cơ quan hệ vận động
- Chức năng của hệ vận động ở người
- Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và một số bệnh về sức khỏe học
đường liên quan hệ vận động. Một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận
động và cách phòng chống các bệnh, tật.
- Ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và chọn phương pháp luyện tập thể thao phù
hợp.
- Vận dụng được hiểu biết về hệ vận động và các bệnh học đường để bảo vệ bản
thân và tuyên truyền, giúp đỡ cho người khác. Vận dụng được hiểu biết về lực và
thành phần hoá học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.
- Thực hành: Thực hiện được sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương; tìm
hiểu được tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp, tụe tin và biết kiểm soát
cảm xúc, thái độ khi làm việc nhóm
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Chủ động, tích cực tìm hiểu tài liệu về hệ vận động.
+ Chủ động trong việc thực hiện các nhiệm vụ thực hành.
+ Ghi chép bài đầy đủ và ngắn gọn thông tin dưới dạng sơ đồ tư duy giúp ích
cho việc ghi nhớ và dễ dàng sử dụng.
+ Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và giáo viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Biết phối hợp với bạn hè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết
vấn đề.
+ Vận dụng được kiến thức về hệ vận động để phòng tránh các loại bạnh không
đáng có.
2.2. Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Nêu được chức năng của hệ vận động ở người.

+ Dựa vào sơ đồ (hoặc hình vẽ), mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ
vận động.

+ Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và chọn phương pháp luyện tập
thể thao phù hợp.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:

+ Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động.

+ Trình bày được một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và một số bệnh về
sức khỏe học đường liên quan hệ vận động và một số biện pháp bảo vệ các cơ quan
của hệ vận động và cách phòng chống các bệnh, tật.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Vận dụng được hiểu biết về hệ vận động, liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào
hệ vận động; giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.

+ Vận dụng được hiểu biết về hệ vận động và các bệnh học đường để bảo vệ
bản thân và tuyên truyền, giúp đỡ cho người khác.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thực hiện nhiệm vụ cá nhân, nhóm trong
quá trình học tập, hoàn thành phiếu bài tập.
- Trách nhiệm: Trong hoạt động nhóm, chủ động phân chia công việc và thảo luận
về chủ đề nhóm đã được phân công.
- Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết của quả đã làm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên


- Giáo án, Bảng, Phấn trắng, Phấn màu
- Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Phiếu học tập,phiếu đánh giá, phiếu đánh giá hoạt động nhóm
- Dụng cụ thực hành: Nẹp gỗ, dây vải/băng y tế, bông/gạc y tế, khăn vải
- Máy tính, máy chiếu, ảnh liên quan đến bài học
2. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Vở ghi chép, bút, nháp

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


Tiết 01
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu
- Khơi gợi hứng thú cho học sinh trong học tập
- Học sinh xác địn được bài học hôm nay là hệ vận động ở người
2. Nội dung
- Học sinh quan sát hình ảnh và đưa ra câu trả lời cho câu hỏi:
Câu hỏi:
1. Vận động viên cử tạ nâng được mức tạ lên tới hàng trăm kilogam là nhờ
những cơ quan nào?
2. Tại sao mỗi người lại có vóc dáng và kích thước khác nhau? Nhờ đâu mà cơ
thể con người có thể di chuyển và vận động?

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
4. Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu học sinh nêu ý kiến của mình về câu hỏi:
1. Vận động viên cử tạ nâng được mức tạ lên tới hàng trăm kilogam là nhờ
những cơ quan nào?

2. Trả lời câu hỏi đầu bài: Tại sao mỗi người lại có vóc dáng và kích thước
khác nhau? Nhờ đâu mà cơ thể con người có thể di chuyển và vận động?

*Thực hiện nhiệm vụ


- Học sinh chú ý lắng nghe
- Học sinh quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi theo hiểu biết của mình
*Báo cáo, thảo luận
- Học sinh trả lời câu hỏi
- Học sinh còn lại chú ý lắng nghe và bổ sung, nhận xét
*Kết luận
- GV nhận xét, tổng hợp lại các phương án trả lời của HS và dẫn vào bài: “Các
em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để giải đáp
chính xác câu hỏi này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 31. Hệ vận động ở
người.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


Hoạt động 1: Cấu tạo và chức năng của hệ vận động
a, Mục tiêu
- Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ vận động
- Kể tên được cấu tạo của hệ vận động, các loại xương, các loại cơ
- Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và có khả năng kiểm soát cảm xúc, thái
độ khi làm việc nhóm
b, Nội dung
- Học sinh thảo luận nhóm, sử dụng hình 31.1 để tìm hiểu về cấu tạo và chức
năng của hệ vận động
- GV sử dụng phiếu học tập giúp học sinh tìm hiểu cấu tạo và chức năng của
hệ vận đông
c, Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d, Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV - HS Sản phẩm dự kiến
*Chuyển giao nhiệm vụ I. Cấu tạo và chức năng của hệ
vận động.
- GV chia lớp thành các nhóm (4-8HS) lần
lượt thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Cấu tạo của hệ vận động

1. Quan sát hình 31.1 trong SGK hoặc - Trả lời câu hỏi 1.
hình cô chiếu slide, trả lời câu hỏi phân
loại các xương vào 3 phần của bộ xương. Phân loại xương:

+ Ở đầu (xương đầu): Xương


sọ não, xương sọ mặt.

+ Ở thân (xương thân): xương


ức, xương sườn và xương sống.

+ Ở chân và tay (xương chi):


xương tay, xương chân.
- Trả lời câu hỏi 2: Xương được
cấu tạo từ chất hữu cơ và chất
khoáng.

- Trả lời câu hỏi 3:

Các cơ chính trên hệ vận động:


Cơ đầu, cơ thân, cơ tay, cơ chân

Vị trí các cơ: cơ bám vào xương


2. Xương được cấu tạo từ chất nào? nhờ các mô liên kết nư dây chằng,
gân.

- Trả lời câu hỏi 4


3. Nêu tên và vị trí của các cơ.
- Hệ vận động ở người có cấu tạo
gồm bộ xương và hệ cơ.

- Chức năng:

+ Bộ xương: tạo khung cơ thể,


giúp cơ thể có hình dạng nhất đinh
4. Nêu cấu tạo của hệ vận động và chức và bảo vệ cơ thể.
năng của mỗi cơ quan trong hệ vận động,
sự phối hợp giữa các cơ quan đó để vận + Cơ: khi cơ co và dãn sẽ làm
động cơ thể. xương cử động giúp cơ thể di
chuyển và vận động.

- Trả lời câu hỏi 5

Khi cơ có: bắp cơ có ngắn lại làm


cho xương cánh tay và cẳng tay
gần nhau hơn.
5. Từ đặc điểm cấu tạo của hệ vận
động, trả lời Câu hỏi So sánh tư thế của Khi cơ duỗi: bắp cơ duỗi dài ra
tay khi cơ co và dãn. Liên hệ kiến thức về làm cho xương cánh tay và cẳng
đòn bẩy đã học ở bài 19, cho biết tay ở tư tay duỗi thẳng,
thế nào chịu tải tốt hơn.
Khi co cánh tay và cẳng tay gập
lại tạo tư thế đòn bẩy, trong hệ
đòn bẩy của tay gốm một vật được
sử dụng với một điểm tựa hay là
điểm quay (cánh tay) để làm biến
đổi tác dụng của mọi vật lên một
vài khác (căng tay), nhờ đó làm
tăng khả năng chịu lực của tay.
Như vậy, tay ở tư thế cơ có khả
năng chịu tải tốt hơn.

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, thảo luận nhóm


hoàn thành nhiệm vụ.

*Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc


lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung


cho bạn.

*Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái


độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và


yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

Kết Luận
Hệ Cấu tạo Chức năng
vận
động
Bộ - 206 xương (đối với người trưởng thành), Tạo khung cơ thể, giúp
xươn chia thành 3 phần: xương đầu, xương thân, cơ thể có hình dạng nhất
g xương chi. đinh và bảo vệ cơ thể.
- Cấu tạo từ chất hữu cơ và chất khoáng.

- Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa đầu


xương.

Hệ cơ - Có khoảng 600 cơ gồm các nhóm cơ: Cơ Khi cơ co và dãn sẽ làm


đầu, cơ thân, cơ tay, cơ chân xương cử động giúp cơ
thể di chuyển và vận
- Các cơ bám vào xương nhờ các mô liên kết động.
nư dây chằng, gân.

Tiết 02

Hoạt động 2: Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động

a, Mục tiêu:

- Trình bày được biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục một số bệnh, tật liên
quan đến hệ vận động.

- Nêu được tầm quan trọng của tư thể ảnh hưởng đến quá trình vận động, vai trò
của dinh dưỡng đến hệ vận động.

b, Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát hình 31.3, 31.4 và từ kiến thức thực
tiễn hoàn thành các phiếu học tập.

c, Sản phẩm học tập:

- Thông tin một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và cách khắc phục.

d, Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV - HS Sản phẩm dự kiến


*Chuyển giao nhiệm vụ II. Một số bệnh, tật liên quan đến hệ
vận động
- Hoạt động nhóm: GV yêu cầu HS
quan sát hình 31.3, 31.4 và kết hợp - Bảng phiếu học tập (bên dưới)
hiểu biết của mình hoàn thành phiếu
học tập

+ Hình 31.3: Tật cong vẹo cột sống

+ Hình 31.4: Bệnh loãng xương

- Yêu cầu HS trả lời hoạt động 1:


- Trả lời câu hỏi hoạt động 1, SGK
Quan sát hình 31.4 và dự đoán
tr126.
xương nào bị giòn, dễ gãy. Từ đó,
nêu tác hại của bệnh loãng xương. HĐ1: Dự đoán xương của người mắc
bệnh loãng xương bị giòn, để gãy do
mật độ chất khoáng thấp. Bệnh loãng
xương gây nên các tác hại như giâm sự
linh hoạt trong vận động cơ thể, tầng
nguy cơ gãy xương.

- Yêu cầu HS tìm hiểu các bệnh về hệ


vận động theo các nội dung trong hoạt
động 2 (nguyên nhân, số lượng người
mắc) trong trường học và khu dân
cư; đế xuất và tuyên truyền biện HĐ2. Phiếu điều tra
pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận
động.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS


điều tra ngoài giờ học và hoàn thành
thông tin điều tra để nộp cho GV đánh
giá vào tiết học sau. PHIẾU ĐIỀU TRA MỘT SỐ
BỆNH, TẬT VẬN ĐỘNG TRONG
*Thực hiện nhiệm vụ TRƯỜNG HỌC & KHU DÂN CƯ

- HS quan sát hình ảnh, kết hợp hiểu Tên nhóm:


biết của mình hoàn thành phiếu học
tập. Thành viên:

- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Nơi điều tra:

*Báo cáo, thảo luận Nguyên Số Biện


Tên nhân gây người pháp
- Đại diện nhóm HS lên bảng trình bày bệnh bệnh mắc phòng
kết quả thảo luận. chống
- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ … … …
sung cho bạn. Đề xuất phương án tuyên truyền biện
pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận
*Kết luận, nhận định động
- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, ………………………………………
thái độ làm việc của các HS trong ………………………………………
nhóm. ………………………………………
……………………………
- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm
và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

Kết luận

Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động như cong vẹo cột sống, loãng xương,...

Nguyên nhân có thể do tư thế hoạt động không đúng, chế độ dinh dưỡng, lười vận
động, tuổi tác,...

Các biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận động tập trung điều chỉnh
+ Chế độ dinh dưỡng: Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu calcium và các
loại rau quả.

+ Chế độ vận động: nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,
chạy bộ… mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp.

+ Chế độ sinh hoạt và làm việc: hoạt động đúng tư thế, thay đổi liên tục tư thế,
tránh ngồi hay đứng quá lâu, hạn chế làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ
ngơi.

+ Kiểm soát tốt cân nặng: điều chỉnh cân nặng hợp lý nhằm giảm bớt sức nặng
lên khớp.

Phiếu học tập

Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động

Bệnh/tật hệ vận Tật cong vẹo cột sống Bệnh loãng xương
động
Biểu hiện

Nguyên nhân
Cách khắc phục/ (Đối với học sinh)
phòng tránh

Phiếu điều tra


PHIẾU ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH, TẬT VẬN ĐỘNG

TRONG TRƯỜNG HỌC & KHU DÂN CƯ

Tên nhóm:

Thành viên:

Nơi điều tra:

Nguyên nhân gây Số người mắc Biện pháp phòng chống


Tên bệnh
bệnh
… … …

Đề xuất phương án tuyên truyền biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận động

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

Hoạt động 3: Ý nghĩa của tập thể dục, thể thao


a, Mục tiêu
- Nêu được các ý nghĩa tích cực của tập thể dục thể thao đối với sức khoẻ
- Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và có khả năng kiểm soát cảm xúc, thái
độ khi làm việc nhóm
b, Nội dung
- Học sinh thảo luận nhóm, thảo luận đưa ra câu trả lời cho các vấn đề GV đặt
ra
- GV đặt vấn đề:
+ Nêu ý nghĩa của luyện tập thể dục thể thao
+ Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục thể thao đúng đứa tuổi
c, Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d, Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV - HS Sản phẩm dự kiến
*Chuyển giao nhiệm vụ III. Ý nghĩa của tập thể dục, thể
thao
- Hoạt động nhóm: GV yêu cầu HS - Trả lời hoạt động 1:Tập thể dục, thể
quan sát, lắng nghe các hoạt động thao có vai trò quan trọng với sức
giáo viên đưa ra và kết hợp hiểu biết khỏe nói chung và sức khỏe của hệ
của mình để thảo luận vận động nói riêng:
+ Giúp kích thích tăng chiều dài và
- Yêu cầu HS trả lời hoạt động 1:
chu vi của xương, cơ bắp nở nang và
Nêu ý nghĩa của luyện tập thể dục
thể thao? rắn chắc, tăng cường sự dẻo dai của
cơ thể.

+ Giúp cơ tim và thành mạch khỏe


hơn do việc luyện tập giúp tim đập
nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn
khi vận động.
- Yêu cầu HS trả lời hoạt động 2: + Giúp duy trì cân nặng hợp lí do
Lựa chọn phương pháp luyện tập
việc luyện tập giúp tăng phân giải
thể dục thể thao đúng đứa tuổi
lipid.
*Thực hiện nhiệm vụ
+ Giúp tăng sức khỏe hệ hô hấp do
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi việc luyện tập giúp tăng thể tích khí
O2 khuếch tán vào máu và tăng tốc
*Báo cáo, thảo luận độ vận động của các cơ hô hấp.
- Đại diện nhóm HS lên bảng trình + Giúp hệ thần kinh khỏe mạnh do
bày kết quả thảo luận. việc luyện tập giúp tăng lưu lượng
máu lên não
- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ
sung cho bạn. - Trả lời hoạt động 2: Lựa chọn
phương pháp luyện tập thể dục, thể
thao cần đảm bảo phù hợp với mức
*Kết luận, nhận định độ, thời gian luyện tập; thích hợp với
- GV nhận xét kết quả thảo luận lứa tuổi; đảm bảo sự thích ứng của
nhóm, thái độ làm việc của các HS cơ thể. Một số phương pháp luyện
trong nhóm. tập phù hợp dành cho lứa tuổi 14 –
15 như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, nhảy
- GV tổng quát lại kiến thức trọng dây, bơi lội, bóng rổ, cầu lông, bóng
tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ đá,…
vào vở.

Kết luận
Tập thể dục, thể thao có vai trò quan trọng với sức khỏe nói chung và sức khỏe
của hệ vận động nói riêng:

- Giúp kích thích tăng chiều dài và chu vi của xương, cơ bắp nở nang và rắn chắc,
tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.

- Giúp cơ tim và thành mạch khỏe hơn do việc luyện tập giúp tim đập nhanh hơn
và máu chảy nhanh hơn khi vận động.

- Giúp duy trì cân nặng hợp lí do việc luyện tập giúp tăng phân giải lipid.

- Giúp tăng sức khỏe hệ hô hấp do việc luyện tập giúp tăng thể tích khí O 2 khuếch
tán vào máu và tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp.

- Giúp hệ thần kinh khỏe mạnh do việc luyện tập giúp tăng lưu lượng máu lên não

Tiết 03

Hoạt động 4: Thực hành sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương
a, Mục tiêu
- Thực hiện được sơ cứu và băng bo khi người khác bị gãy xương
b, Nội dung
- Học sinh thảo luận nhóm, thảo luận đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi GV
đặt ra
- GV đặt câu hỏi:
+ Khi thực hiện buộc cố định nẹp cần lưu ý những điều gì?
+ Có thể sử dụng những dụng cụ nào tương tự nẹp và dây vải rộng bản trong
điều kiện thực tế khi sơ cứu và băng bó người khác bị gãy xương?
c, Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d, Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV - HS Dự kiến sản phẩm
*Chuyển giao nhiệm vụ IV. Thực hành: Sơ cứu và băng
bó khi người khác bị gãy xương
- Hoạt động nhóm: GV yêu cầu HS quan
sát, lắng nghe, đọc nội dung phần IV và - HS hoàn thiện phiếu báo cáo kết
tìm hiểu các bước thực hành, đồng thời quả thực hành ( theo mẫu )
thảo luận các câu hỏi giáo viên đưa ra và - Trả lời câu hỏi 1: Khi thực
kết hợp hiểu biết của mình để trả lời câu hiện buộc cố định nẹp cần lưu ý:
hỏi.
+ Chiều dài nẹp dùng để cố định
- Hình gãy xương tay
xương gãy phải đủ dài để bất
động các khớp trên và dưới ổ
gãy.

+ Lót bông/ gạc y tế hoặc miếng


vải sạch phía trong nẹp trước khi
buộc, tránh nẹp tiếp xúc trực tiếp
với cơ thể.

+ Dây cố định nẹp phải buộc ở


vị trí trên và dưới chỗ gãy, khớp
trên và dưới chỗ gãy. Buộc cố
- Hình gãy xương chân định không quá lỏng cũng không
quá chặt.

+ Với gãy xương hở cần vô


trùng và cầm máu đúng cách
trước khi cố định xương.
- Trả lời câu hỏi 2: Những dụng
cụ có thể sử dụng tương tự nẹp
và dây vải rộng bản trong điều
kiện thực tế khi sơ cứu và băng
bó người khác bị gãy xương là:

- Thước, thanh gỗ, thanh tre,…


có chiều dài phù hợp, là các
dụng cụ có thể sử dụng tương tự
nẹp.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1: Khi thực - Vải hoặc quần áo sạch có thể
hiện buộc cố định nẹp cần lưu ý những
sử dụng tương tự như dây vải
điều gì?
bản rộng.

- Yêu cầu HS trả lời hoạt động 2: Có thể


sử dụng những dụng cụ nào tương tự
nẹp và dây vải rộng bản trong điều
kiện thực tế khi sơ cứu và băng bó
người khác bị gãy xương?

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

*Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS lên bảng trình bày


kết quả thảo luận.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung


cho bạn.

*Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm,


thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và


hướng dẫn HS thực hành kĩ thuật sơ cứu
và băng bó khi người khác bị gãy xương.
Phiếu báo cáo kết quả thực hành
Mẫu báo cáo kết quả thực hành

Trường: ………………………….
Lớp: …………
Họ và tên: …………………………
Nhóm: ……………… …
BÁO CÁO THỰC HÀNH
1. Tên bài thực hành:................................................................................................................
..............................................................................................................................................
2. Mục tiêu thực hành
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
3. Chuẩn bị
Dụng cụ:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
4. Các bước tiến hành
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
5. Kết luận
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

PHIẾU ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM

( Dành cho thành viên ở các nhóm tự đánh giá bản thân )
Tên thành viên:.................................................................................………….
Thuộc nhóm:...................................................................................……………

Tiêu chí Không Bình thường Có


Bình tĩnh: Khả năng giải quyết tình huống
một cách bình tĩnh
Tôn trọng ý kiến của các thành viên trong
nhóm
Tổ chức: Làm việc theo kế hoạch đã vạch
Khả năng thuyết phục: Đưa ra được những lý
lẽ thích hợp để bảo vệ ý kiến của mình
Trách nhiệm: Luôn sẵn sàng tiên phong cho
việc chung
Quyết tâm: Phản ứng như thế nào khi kết quả
không được như mong muốn? Từ bỏ hay tìm
một hướng giải quyết khác.
Nhạy bén: Khả năng dự tính được những tình
huống khác nhau có thể xảy ra trong công
việc và khả năng giải quyết linh hoạt những
tình huống đó
Lắng nghe: Bạn không ngắt lời thành viên
khác khi họ đang muốn đưa ra ý kiến? Bạn có
luôn khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến
của riêng mình?
Kiên trì: Khả năng làm việc tiếp khi công
việc bị đình trệ
Lòng tin vào khả năng hoàn thành công việc
của những người cùng nhóm

You might also like