Ba Cô Gái NH NG Ngôi Sao Xa Xôi

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Những ngôi sao xa xôi

Bài làm
“Sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Đó chính là tâm thế hào hùng, hiên ngang của tuổi
trẻ thời kháng chiến chống Mỹ trên tuyến đường Trường
Sơn ác liệt. Đã có bao tác phẩm ra đời viết về tuổi trẻ
thời chống Mỹ, Lê Minh Khuê cũng góp nhặt vào vườn
hoa đó một bông hoa ngát hương, mà chỉ vừa nghe cái
tên ta đã thấy rực sáng một bầu trời: “Những ngôi sao xa
xôi”. Câu chuyện “Những ngôi sao xa xôi” là một trong
những truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Lê Minh Khuê.
Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong-Phương
Định, Thao và Nho là những người thanh niên trẻ tuổi
vừa tràn đầy nhiệt huyết, dũng cảm vừa ngây thơ, hồn
nhiên. Chính sự xen kẽ ấy đã làm nên cái hay và là một
trong những lí do tạo nên sự thành công của Lê Minh
Khuê.
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” được viết vào
năm 1971. Tác phẩm là một trong những sáng tác đầu tay
của Lê Minh Khuê được viết trong thời kì kháng chiến
chống Mĩ ác liệt. Câu chuyện như một thước phim kể về
cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong
trên tuyến đường Trường Sơn làm nhiệm vụ Cách mạng
gian khổ là phát hiện bom, lấp bom, phá bom. Mặc cho
những nguy hiểm luôn rình rập cuộc sống của ba cô gái,
họ vẫn luôn giữ vững tinh thần lạc quan, niềm tin yêu vô
cùng vào cuộc sống.
Vẻ đẹp và phẩm chất của những cô gái thanh niên xung
phong được thể hiện rất rõ qua những đêm ngày vất vả
trên tuyến đường Trường Sơn. Hoàn cảnh sống, chiến
đấu là yếu tố đầu tiên chứng minh cho những hiểm nguy
mà ba cô gái trẻ phải đối mặt hằng ngày. Họ là những cô
gái thanh niên xung phong trong một tổ trinh sát mặt
đường. Thao, Nho và Phương Định. Họ sống trên một cái
hang dưới chân cao điểm, trên một vùng trọng điểm của
đường Trường Sơn. Nơi những cô gái ở là nơi trung tâm
nhất về bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt. Là một nơi
dường như không có sự sống “đường bị đánh lở loét,
màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá
xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những
cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Một vài cái thùng xăng hay
thành ô tô méo mó, han rỉ nằm trong đất”. Địa điểm ấy
chẳng phải là nơi thích hợp với những cô gái. Nhưng vì
tiếng gọi của đồng bào, tiếng gọi của Tổ quốc đã phá vỡ
mọi quy chuẩn xã hội, con người dù mang giới tính nào
cũng phải học cách đứng lên dành lại độc lập, học cách
sống kiên cường. Nhiệm vụ của họ quan sát địch ném
bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đếm bom
chưa nổ và phá bom. Đây là công việc hết sức nguy hiểm
vì “chạy trên cao điểm giữa ban ngày” trong khi máy bay
của địch có thể ập tới bất cứ lúc nào. Nhiều lúc họ bị
bom vùi lấp chỉ còn nhìn thấy hai con mắt lấp lánh. Để
tái hiện lại những gian khổ, nguy hiểm của ba cô gái, Lê
Minh Khuê đã để nhân vật Phương Định kể lại cho
chúng ta một lần địch ném bom “bắt đầu là sự im lặng
đến đáng sợ tiếp theo là tiếng máy bay gần rít lên rồi
hàng loạt bom trút xuống. Đất bóc khói, tim đập bất chấp
nhịp điệu”. Công việc của họ không chỉ mang lại lợi ích
cho cá nhân mà đó còn là nghĩa vụ và trách nhiệm với Tổ
quốc. Đây là một công việc đòi hỏi họ một sự tỉnh táo,
một sự dũng cảm và phải luôn luôn bình tĩnh dù có cùng
đường đến thế nào. Đây quả thật là một công việc cao cả.
Dù công việc có khó khăn, có nguy hiểm đến cỡ nào thì
phẩm chất của ba cô gái thanh niên xung phong-ba bông
hoa trên chiến hào-vẫn luôn tỏa sáng rực rỡ. Hàng ngày,
hàng giờ phải đối diện với cái chết nhưng ba cô gái luôn
hoàn thành nhiệm vụ, có tinh thần trách nhiệm, lòng
dũng cảm không ngại hi sinh bản thân mình. Người đọc
có thể cảm nhận phẩm chất anh hùng của các cô gái qua
thái độ đối với công việc. Mỗi ngày các cô phá bom đến
năm lần, ít nhất là ba lần mà “thần chết là một tay không
thích đùa. Hắn ta lẫn trong ruột những quả bom”.
Phương Định từng tâm sự “tôi có nghĩ đến cái chết.
Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể” cho thấy
rằng cô dũng cảm đến nhường nào. Cô chẳng mảy may
quan tâm đến cái chết vì với Phương Định nhiệm vụ là
trên hết. Điều Phương Định bâng khuâng lo lắng nhất là
“mìn có nổ hay không, bom có nổ hay không”. Khi giặc
bắt đầu ném bom, chị Thao bình tĩnh lấy bánh ra ăn,
chuẩn bị đi phá bom thì Nho đòi ăn kẹo. Còn Phương
Định khi đến gần quả bom, cô kiêu hãnh, không đi khom,
cứ đàng hoàng mà bước tới. Thái độ bình tĩnh, tự tin khi
đối diện với nguy hiểm của các cô cũng chính là phẩm
chất anh hùng. Những câu văn ngắn, chi tiết được miêu
tả tỉ mỉ đã tạo giọng điệu bình thản, thái độ mạnh mẽ dứt
khoát của ba cô gái đối với công việc của mình. Cuộc
sống của ba cô dù khắc nghiệt, nguy hiểm nhưng vẫn có
những niềm vui của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản
mơ mộng. Cũng như nhiều cô gái tuổi mới lớn khác, các
cô đêù mê say ca hát, yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp và biết
làm đẹp. Dường như chiến tranh không tài nào hủy diệt
được tâm hồn yêu đời và vẻ đẹp tâm hồn của họ. Phương
Định từng kể lại cái giá sung sướng khi xong việc và
bước vào trong hang “bên ngoài nóng trên 30 độ, chui
vào hang là xà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh
là toàn thân run lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước,
trong cái ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường.
Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe
ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin
đầy đủ”. đặc biệt khi cơn mưa đá chợt đến các cô reo
mừng như trẻ con. Và khi cơn mưa đi qua họ thẩn thờ
tiếc nuối. Bởi cơn mưa đã gợi cho họ nhiều cảm xúc nhớ
thương, bâng khuâng. Họ rất gắn bó và yêu thương nhau
trong tình đồng đội. Hình ảnh Phương Định và Thao moi
đất bế Nho lên khi hầm bị sập thật cảm động. Chị Thao
nghẹn ngào kiềm chế để không khóc “nước mắt đứa nào
chảy trong khi cần cái cứng cõi của nhau này là bị xem
như bằng chứng của sự tự nhục mạ”. chị lặng lẽ sửa mái
tóc và cổ áo cho Nho. Còn Phương Định thì nhẹ nhàng
rửa và băng bó vết thương cho đồng đội. Cô cảm thấy
như chính mình đang đau đớn “người ngoài cảm thấy
đau hơn người bị thương mà”. Tình cảm đùm bọc lẫn
nhau giữa các cô gái đã tạo nên thứ sức mạnh lớn lao để
làm nên chiến thắng chung của cả dân tộc
Bên cạnh những nét đẹp chung ấy, mỗi người bọn họ
đều có những nét riêng biệt không ai lẫn vào ai được. Chị
Thao là một người thích làm dáng nhất, ở chị có những
nét tính cách trái ngược nhau. Chị là tổ trưởng, người chỉ
huy công việc rất dũng cảm. Chị luôn quyết đoán trong
tình huống nguy cấp. Từ việc chị phân công công việc
hay xử lí việc Nho bị thương với giọng điệu nghiêm
trang, đúng mực cũng cho thấy một khí phách đầy cứng
cỏi. Ẩn chứa sau vẻ cứng cõi ấy lại là trái tim giàu tình
cảm và đầy nữ tính. Chị là một người rất thích làm đẹp từ
việc lông mày chị tỉa nhỏ như cái tăm đến cái áo lót nào
của chị cũng thêu chỉ màu. Người chị này luôn thích
chéo những bài hát khi rảnh rỗi nhưng lại chẳng bao giờ
hát đúng nhạc bài hát và không thuộc trôi chảy bài nào.
Lời hát được chị cất giữ cẩn thận trong cuốn sổ nhỏ xinh
với những dòng chữ nắn nót. Chị Thao cũng có những
nỗi sợ rất nữ tính đó là sợ máu và sợ vắt. Chị luôn hết
mực quan tâm đến những người động đội. Khi thấy Nho
bị thương thì mặt chị tái nhợt lại, mắt mờ trắng như
không còn sự sống. Ở chị Thao ta bắt gặp những nét đối
lập, mâu thuẫn rất đỗi đáng yêu. Chị Thao là sự kết hợp
hoàn hảo của bản lĩnh người trinh sát và nét nữ tính của
người thiếu nữ.
Nho là người ít tuổi nhất trong tổ trinh sát mặt đường nên
cô luôn được các chị chiều chuộng, yêu thương như cô
em út trong nhà. Tuy ngoại hình nhỏ nhắn nhưng cô gái
này không nhỏ bé chút nào trên chiến trường. Trong
công việc, cô hiện lên thật cứng rắn, mạnh mẽ và can
đảm. Với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, cô
cùng với các chị trong tổ trinh sát đối mặt với mưa bom,
khói lửa để hoàn thành công việc. Cô còn là một người
vô cùng gan dạ, dũng cảm. Khi bị thương cô cố chịu
đựng để mọi người khỏi lo lắng “không chết đâu, đơn vị
đang làm đường kia mà. Việc gì phải khiến nhiều người
lo lắng. Ơ, cái bà này! Sao bà cứ cuống quýt lên như
vậy?” Không trầm tư như chị Thao, Nho là một cô gái
hồn nhiên, nhỏ nhắn, trắng trẻo như Phương Định miêu
tả “mát mẻ như một que kem”. Cô có cái cổ tròn, với
những nét xinh xắn, nhỏ bé, dễ thương khiến cho Phương
Định yêu thương muốn bế ở trên tay. Nho còn hay vòi
vĩnh, làm nũng với các chị và hay đòi ăn kẹo. Dẫu ít tuổi
nhất trong tổ trinh sát mặt đường, song Nho đã mang
phẩm chất tốt đẹp và những cá tính riêng khó lẫn so với
các chị.
Nhưng có lẽ người đọc có cảm tình nhất đối với
Phương Định-người kể chuyện mang những nét đẹp
riêng và cá tính của cô không lẫn với bất kì ai. Cô là
người có tâm hồn trong sáng, nhạy cảm và hay mơ mộng.
Phương Định là một nữ sinh của thủ đô Hà Nội. Cô đã
từng có một cuộc sống vô tư hồn nhiên dưới mái trường.
Trong những năm chiến tranh chống Mĩ, cô đã rời ra gia
đình của mình, rời xa mái trường thân yêu để lên đường
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Là một cô gái xinh xắn, nên
Phương Định được nhiều chàng trai để ý. cô tự đánh gía
mình “tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn tôi
là một cô gái khá. Hai bím tóc tôi dày tương đối mềm,
một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn còn mắt tôi
thì các anh lái xe bảo ‘cô có cái nhìn sao mà xa xăm’.”
Ấn tượng về Phương Định chắc có lẽ rõ nhất là qua đôi
mắt có cái nhìn xa xăm. Đôi mắt thể hiện khí chất thông
mình của người con gái thủ đô:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
Trong chiến đấu Phương Định là một cô gái dũng cảm,
có trách nhiệm và luôn tự hào về công việc được giao.
Dù đây là một công việc nguy hiễm nhưng cô lúc nào
cũng tự hào về nó. Cô tự hào từ tên gọi “Tổ trinh sát mặt
đường”- “cái tên gợi sự khao khát làm nên những kì tích
anh hùng”. Cô tự hào từ bước đi đến dáng đứng của
mình. Cô bình tĩnh tự tin chiến thắng nổi sợ hãi của
mình. Khi đến gần bom cô không đi khom và đi thẳng
như một sự thách thức. Cô có tinh thần trách nhiệm, quên
mình về công việc “tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một
cái chết thật mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu
mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để
châm mìn lần thứ hai?” Tâm trạng của Phương Định khi
phá bom được miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác.
“Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng
động sắc đến gai người, cứa vào da thịt” dù thực hiện
một công việc nguy hiểm nhưng Phương Định không hề
run rẩy. Câu văn ngắn, nhịp điệu chậm rải đã giúp tác giả
gợi lên thái độ dứt khoác mạnh mẽ toát ra từ nghị lực phi
thường đáng khâm phục của cô. Trong chiến đấu Phương
Định là một người lính dũng cảm nhưng trong cuộc sống
sinh hoạt cô hồn nhiên trong sáng và giàu mơ mộng. Dù
cho chiến trường có ác liệt ra sao nó vẫn không làm mất
đi vẻ trẻ trung tươi tắn của cô. Cô luôn chăm chút cho
ngoại hình và rất tự hào về một đôi mắt có cái nhìn xa
xăm. Có lẽ vì thế mà cô được các anh lái xe pháo thủ yêu
quý hỏi thăm,viết thư. Cô thích làm duyên và đắm mình
trong những cảm xúc riêng tư. Phương Định thích ngắm
nhìn mình trong gương, làm điệu, ngồi bó gối mơ màng.
Phương Định cũng rất hồn nhiên, yêu đời và mang một
tâm hồn mơ mộng. Trong những khoảng thời gian không
làm nhiệm vụ, cô thích hát, say sưa những hành khúc bộ
đội, dân ca quan họ, dân ca Ý,...Cô còn có tài bịa lời bài
hát. Cứ thuộc một điệu nào đó là cô lại bịa lời bài hát để
ngân nga. Trước mắt người đọc hiện ra Phương Định là
một cô gái trẻ trung, xinh xắn, thông minh, can đảm và
cao thượng. Cô yêu quý đồng đội như chị em ruột. Khi
Nho bị thương cô đau đớn “thường thế, người ngoài cảm
thấy đau hơn người bị thương mà”. Cô hồn nhiên, vui
thích trước cơn mưa đá bất ngờ giữa rừng. Cô có một
tình yêu đặc biệt dành cho quê hương. Khi nhìn thấy cơn
mưa đá, cô đã thả hồn trong những kỉ niệm xa xôi. Cô
nhớ về những căn nhà nhỏ bên quảng trường thành phố,
những khung cửa sổ, những ngôi sao trên bầu trời Hà
Nội,...Hình bóng của quê hương hiện rõ lên mồn một như
một làn sóng tình cảm thổn thức trong trái tim cô
Truyện kể theo ngôi thứ nhất, nghệ thuật miêu tả nhân
vật, đặc biệt là ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật của Lê
Minh Khuê rất đặc sắc. Ngôn ngữ trần thuật rất phù hợp
với nhân vật. Lê Minh Khuê còn sử dụng những câu văn
ngắn, nhịp điệu dồn dập nhằm gợi lên không khí ác liệt
của chiến trường.
Có thể thấy các cô gái thanh niên xung phong có
một tâm hồn rất đẹp. Trước cái chung của đất nước, họ
đã dẹp cái riêng sang một bên. Tuy không sống trong
hoàn cảnh đất nước chiến tranh nhưng thông qua truyện
ngắn Những ngồi sao xa xôi và thông qua ba nữ thanh
niên xung phong, chúng ta như được sống lại không khí
hào hùng của dân tộc khi mà cả nước đang sục sôi đánh
Mĩ.

You might also like