Chỉ Dẫn Kỹ Thuật Thi Công

You might also like

Download as odt, pdf, or txt
Download as odt, pdf, or txt
You are on page 1of 135

CHỈ DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG

SPECIFICATION
HẠNG MỤC : KẾT CẤU

DỰ ÁN: VĂN PHÒNG ….

Đường số 10, phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Chủ đầu tư

CÔNG TY CỔ PHẦN ….

Tư vấn thiết kế

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ ….

Phát hành
Tháng …/20…
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

CHỈ DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG – HẠNG MỤC KẾT CẤU


DỰ ÁN: VĂN PHÒNG …..

Đường số 12, phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Chủ Đầu tư:

Công Ty Cổ Phần ….

Tổng thầu:

Công ty Cổ phần Xây dựng ….

Tư vấn thiết kế:

Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế….

Rev. Ngày Biên Soạn Kiểm tra Phê Duyệt

00 25/03/2022 Nguyễn Công Trí Hồ Hoàng Điệp Trịnh Văn Huy


Thuyết minh thiết kế kỹ thuật
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Mục Lục

CHƯƠNG A : THUYẾT MINH CHUNG.................................. Error! Bookmark not defined.


1.0 Mô Tả Dự Án.................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.0 Quy Chuẩn và Tiêu Chuẩn............................................... Error! Bookmark not defined.
2.1 Quy Chuẩn & Tiêu Chuẩn Áp Dụng..................................Error! Bookmark not defined.
2.2 Quy Chuẩn & Tiêu Chuẩn Tham Khảo............................. Error! Bookmark not defined.
3.0 Phân Cấp Công Trình....................................................... Error! Bookmark not defined.
4.0 Tiêu Chí Thiết Kế Kết Cấu................................................ Error! Bookmark not defined.
4.1 Ổn Định Tổng Thể Công Trình......................................... Error! Bookmark not defined.
4.2 Chuyển Vị Công Trình...................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3 Hiệu ứng bậc 2 (hiệu ứng P-)......................................... Error! Bookmark not defined.
4.4 Giá trị thiết kế của lực dọc quy đổi d..............................Error! Bookmark not defined.
4.5 Độ Võng Của Các Cấu Kiện Bêtông Cốt Thép.................Error! Bookmark not defined.
1.4.5 Sàn có trần phẳng, cấu kiện mái................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.5 Sàn với trần có sườn và cầu thang............................... Error! Bookmark not defined.
4.6 Độ Võng Của Các Cấu Kiện Kết Cấu Thép...................... Error! Bookmark not defined.
4.7 Bề Rộng Vết Nứt Giới Hạn............................................... Error! Bookmark not defined.
4.8 Mác chống thấm............................................................... Error! Bookmark not defined.
4.9 Quy Định Chống Cháy Công Trình................................... Error! Bookmark not defined.
5.0 Vật Liệu............................................................................ Error! Bookmark not defined.
5.1 Bê tông............................................................................. Error! Bookmark not defined.
5.2 Cốt Thép........................................................................... Error! Bookmark not defined.
5.3 Kết Cấu Thép................................................................... Error! Bookmark not defined.
6.0 Tải Trọng Thiết Kế............................................................ Error! Bookmark not defined.
6.1 Trọng lượng riêng............................................................. Error! Bookmark not defined.
6.2 Tải Trọng Đứng................................................................ Error! Bookmark not defined.
6.3 Thông Số Thiết Kế Tải Gió............................................... Error! Bookmark not defined.
6.4 Thông Số Thiết Kế Động Đất............................................ Error! Bookmark not defined.
7.0 Tổ Hợp Tải Trọng............................................................. Error! Bookmark not defined.
8.0 Mô Tả Hệ Kết Cấu Công Trình......................................... Error! Bookmark not defined.
8.1 Kết Cấu Phần Ngầm......................................................... Error! Bookmark not defined.
8.2 Kết Cấu Phần Thân.......................................................... Error! Bookmark not defined.
Page | i
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

1.8.2 Hệ Kết Cấu Dầm Sàn.................................................... Error! Bookmark not defined.


 Tầng hầm............................................................................. Error! Bookmark not defined.
 Tầng điển hình..................................................................... Error! Bookmark not defined.
 Tầng chuyển........................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.8.2 Hệ Kết Cấu Phương Đứng............................................ Error! Bookmark not defined.
 Tầng Hầm & Khối Đế........................................................... Error! Bookmark not defined.
 Khối Văn phòng................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG B : PHỤ LỤC TÍNH TOÁN..................................... Error! Bookmark not defined.
1.0 Tải Trọng Gió.................................................................... Error! Bookmark not defined.

Page | ii
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Page | iii
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

CHƯƠNG A : TỔNG QUAN

1.0 GIỚI THIỆU CHUNG

Tài liệu kỹ thuật này nhằm xác định rõ các công việc của Nhà thầu xây lắp trong việc thi công hệ thống
kết cấu cho công trình “…”.

2.0 PHẠM VI TỔNG QUÁT CÔNG VIỆC

Phạm vi công việc của Nhà Thầu Xây lắp gồm các công việc sau:

- Cung cấp, vận chuyển tất cả thiết bị, vật tư đến giao hàng và lưu kho tại công trường.
- Thi công xây lắp, kiểm tra và các công việc cần thiết để hình thành một hệ thống hoạt động hoàn chỉnh,
dù có hay không có những quy định trong bản vẽ.
- Chuẩn bị các bản vẽ thi công, bản vẽ chi tiết xây lắp.
- Đệ trình các dữ liệu, mẫu, tài liệu kỹ thuật cho các thiết bị, vật tư xây dựng.
- Tất cả công việc thanh tra, thử nghiệm và bàn giao.
- Chuẩn bị các bản vẽ hoàn công.
- Bảo hành các khuyết tật của sản phẩm.

CHƯƠNG A : TỔNG QUAN

NHỮNG ĐIỀU LUẬT, TIÊU CHUẨN VÀ QUY CÁCH ĐƯỢC ÁP DỤNG

 Việc thi công phần kết cấu công trình phải tuân thủ theo các phiên bản mới nhất của
những điều luật và tiêu chuẩn do các Cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam
ban hành.
 TCVN 4453:1995 : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và
nghiệm thu.
 TCVN 9115:2012: Kết cấu bê tông và bê tông Cốt thép lắp ghép – Quy phạm thi công và
nghiệm thu.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 4
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

 TCVN 9340:2012 : Hỗn hợp bê tông trộn sẵn – Các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng
và nghiệm thu.
 TCXDVN 170:1989 : Kết cấu thép, gia công, lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ thuật.
 TCVN 2682:2009 : Xi măng Poóc lăng – Yêu cầu kỹ thuật
 TCVN 6260:2009: Xi măng Poóc lăng hỗn hợp – Yêu cầu kỹ thuật
 TCVN 4316:2007: Xi măng Poóc lăng xỉ lò cao
 TCVN 7712:2013: Xi măng Poóc lăng hỗn hợp ít toả nhiệt
 TCVN 7570:2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật
 TCVN 9205:2012: Cát nghiền cho bê tông và vữa.
 TCVN 7572:2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử
 TCVN 4506:2012 : Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.
 TCVN 5718-93 : Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật
chống thấm nước.
 TCVN 9341-2012 : Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu.
 TCVN 7985-2008: Bảo vệ công trình xây dựng- phòng chống mối cho công trình xây
dựng mới.
 Tuyển tập tiêu chuẩn của Việt Nam, Tập VII : Quản lý chất lượng, thi công và nghiệm thu.
 Tuyển tập tiêu chuẩn của Việt Nam, Tập VIII : Vật liệu xây dựng, sản phẩm cơ khí xây
dựng.
 Tuyển tập tiêu chuẩn của Việt Nam, Tập IX : Bảo vệ công trình, an toàn, vệ sinh môi
trường.
 Tuyển tập tiêu chuẩn của Việt Nam, Tập X, XI : Phương pháp thử.
 Trường hợp có sự khác biệt giữa các yêu cầu trong các tiêu chuẩn thì áp dụng yêu cầu
nào nghiêm ngặt hơn.
 Tất cả các thiết bị, vật tư phải là mới và có chất lượng cao nhất, các thiết bị phải được
sản xuất cho việc xây lắp sao cho đồng bộ. Trước khi cung cấp thiết bị, vật tư Nhà Thầu
xây lắp phải cung cấp đầy đủ các thông tin kỹ thuật về thiết bị (Catalogue, hình ảnh, bản
vẽ…) cho Đơn vị Tư vấn Thiết kế, Giám sát và Chủ Đầu Tư.

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

 Sau khi nhận thầu (với thời gian theo quy định cụ thể trong hợp đồng thi công xây dựng
công trình), nhà thầu sẽ đệ trình cho kỹ sư tư vấn sổ tay chất lượng. Sổ tay chất lượng
chỉ ra những phương pháp kiểm soát chất lượng mà nhà thầu sẽ đưa vào áp dụng cho
công trình bao gồm công tác kiểm soát chất lượng của nhà thầu phụ. Sổ tay chất lượng
sẽ bao gồm kế hoạch triển khai thực thi chất lượng cho dự án. Sổ tay chất lượng sẽ
được kỹ sư tư vấn xem xét và nếu được chấp thuận, sẽ được nhà thầu áp dụng.
 Sau khi nhận thầu, nhà thầu sẽ nộp cho kỹ sư tư vấn danh sách nhân viên kiểm soát
chất lượng dự kiến cho công trình gồm sơ yếu lý lịch, vai trò và tránh nhiệm của họ.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 5
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Danh sách nhân viên được liệt kê gồm giám đốc dự án, nhân viên quản lý chất lượng và
quản đốc dự án. Nếu vì một lý do nào đó, một người được liệt kê trong danh sách không
thể hoàn thành vai trò của họ trong công trình, nhà thầu sẽ tìm một người thay thế có khả
năng ngang bằng với người đó. Chi tiết về việc thay thế dự kiến sẽ phải thông báo trước
cho kỹ sư tư vấn.
 Nhà thầu sẽ thiết lập hồ sơ và duy trì hệ thống kiểm tra và thử nghiệm có thế đưa ra
bằng chứng khách quan rằng công trình tuân thủ quy chuẩn dù là do nhà thầu đảm trách
hay do nhà thầu phụ hoặc những nhà thầu khác thực hiện. Tóm tắt về hệ thống này sẽ
được nêu trong sổ tay chất lượng.
 Thực hiện mọi công việc, sử dụng công nhân có kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp với các
yêu cầu của bất kỳ cơ quan kiểm tra nào.
 Phải lưu ý đặc biệt đến các yêu cầu của các cơ quan chính quyền địa phương và toàn bộ
công trình phải được thiết lập phù hợp với các yêu cầu của cơ quan đó.

TÀI LIỆU THIẾT KẾ

Tài liệu này bao gồm:


 Bản thuyết minh kỹ thuật.
 Các bản vẽ.

ĐỆ TRÌNH

Tổng quát

Nhà Thầu Xây lắp phải đệ trình lên Đơn vị Tư vấn Thiết kế, Chủ Đầu Tư và Giám sát các
dữ liệu sản phẩm của thiết bị và vật tư để xem xét. Các dữ liệu phải bao gồm các trang
có ghi quy cách trong catalogue của nhà sản xuất, các thông số kỹ thuật, kích thước, quy
cách các loại vật tư, khả năng chịu lực… có chứng nhận và bất kỳ dữ liệu nào khác có
thể được yêu cầu để đánh giá đầy đủ các yêu cầu theo quy định.

Bản vẽ thi công.

 Nhà Thầu Xây lắp phải chuẩn bị đệ trình cho Đơn vị Tư vấn Thiết kế, Chủ Đầu Tư và
Giám sát trước khi thi công, các bản vẽ phối hợp kích thước có chỉ ra vị trí dự định của
công trình như: hệ thống dầm, sàn, cột, móng, mái, các vị trí lỗ khoan, chi tiết chờ, mạch
dừng, mối nối thép…để xem xét.
 Các bản vẽ phải có tỷ lệ đủ lớn để chỉ ra một cách rõ ràng mối quan hệ giữa các cấu kiện
kết cấu với các cấu trúc và các bộ phận khác.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 6
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Danh mục các chi tiết

 Danh mục đầy đủ các chi tiết bao gồm các bản vẽ thể hiện chi tiết do nhà sản xuất cung
cấp cho từng khoản mục phải được kèm trong các tài liệu đệ trình.

Giám sát và thử nghiệm

 Khi thi công các cấu kiện công trình, Nhà Thầu Xây lắp phải đệ trình một bản báo cáo
các mẫu thử nghiệm thép, xi măng, cát, đá, phụ gia, nước, và kiểm tra lắp đặt cốt thép,
cốp pha, lấy mẫu bê tông, kiểm tra giàn giáo trước khi thi công.
 Khi hoàn thành công trình, Nhà Thầu Xây lắp phải đệ trình một bản báo cáo kiểm tra toàn
bộ hệ thống kết cấu của công trình.
 Nhà Thầu Xây lắp phải thực hiện các thử nghiệm sau đây khi hoàn thành từng bước
trước khi niêm phong công trình:
- Kiểm tra kích thước, độ nghiêng, độ lún sau khi thi công.
- Kiểm tra độ phẳng của tường, sàn.
- Kiểm tra độ võng hệ dầm, sàn.
- Kiểm tra vết nứt.
- Kiểm tra Mác bê tông.
- Kiểm tra chống thấm công trình: mái, tường.
- Kiểm tra chống thấm các hồ nước ngầm, hồ nước mái, hầm phân, hầm ga thu
nước….

BẢN VẼ HOÀN CÔNG

 Lưu giữ các ghi chép về kích thước chính xác về các vị trí xây lắp hệ thống kết cấu toàn
bộ công trình.
 Khi hoàn thành công trình, Nhà Thầu Xây lắp phải cung cấp hoàn chỉnh các bản vẽ hoàn
công của công trình xây dựng xong (với số bộ theo quy định cụ thể trong hợp đồng thi
công xây dựng công trình). Trong đó, phải được cập nhật mọi thay đổi, sửa đổi cho đến
khi công trình hoàn thành và được nghiệm thu.

AN TOÀN

 Các điều luật, các quy định, tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe cho người lao động tại
công trường phải được áp dụng triệt để.
 Các dây đai, ròng rọc, xích, bánh răng, khớp nối, các đinh ốc nhô ra và bất kỳ bộ phận
nào khác được đặt ở vị trí mà mọi người có thể đến gần, đều phải được bao bọc hoặc
bảo vệ.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 7
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

HƯỚNG DẪN, SỐ LIỆU VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ

 Các số liệu vận hành và bảo trì.


 Các số liệu vận hành và bảo trì phải được hoàn chỉnh dưới dạng sách hướng dẫn và
cung cấp cho Chủ Đầu Tư khi hoàn thành công trình.
 Hướng dẫn cho các nhân viên vận hành của Chủ Đầu Tư.
 Trước khi nghiệm thu từng hệ thống, Nhà Thầu Xây lắp phải hướng dẫn các nhân viên
vận hành của Chủ Đầu Tư hiểu rõ về cách sử dụng và bảo trì toàn bộ hệ thống theo yêu
cầu của Chủ đầu tư.

THỜI HẠN BẢO HÀNH VÀ TRÁCH NHIỆM VỀ TRÁCH NHIỆM

 Toàn bộ công trình phải không có khuyết tật về vật tư và tay nghề.
 Toàn bộ vật liệu xây lắp phải đạt chất lượng và các đặc tính kỹ thuật đã được xác định.
 Trong thời gian bảo hành, Nhà Thầu Xây lắp chịu trách nhiệm bảo hành bất kỳ khuyết tật
nào của hệ thống kết cấu công trình. Nhà Thầu Xây lắp phải đệ trình lên Đơn vị Tư vấn
Thiết kế, Giám sát và Chủ Đầu Tư một văn bản bảo hành mọi khuyết tật trước khi hoàn
thành công trình.

CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÀ THẦU XÂY LẮP


TỔNG QUÁT

 Mục 2 trình bày chi tiết các yêu cầu mà nhà thầu xây lắp phải đáp ứng đối với công tác
thi công phần kết cấu của công trình như: bảo đảm an toàn thi công, thi công bê tông, cốt
thép, thép, giàn giáo, cốp pha, … Trước khi thi công, nhà thầu cần tìm hiểu kỹ các yêu
cầu nêu trong Chương này để có biện pháp chuẩn bị vật tư, nhân lực và kế hoạch thi
công một cách phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện các yêu cầu được nêu một cách tốt
nhất.

YÊU CẦU VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THI CÔNG & VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

 Khi thi công đào móng nhà thầu xây lắp phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho các công
trình lân cận, đặc biệt là vấn đề chống sạt lở thành hố đào. Trong hồ sơ dự thầu, nhà
thầu phải trình bày phương án khả thi để bảo đảm an toàn cho bản thân công trình đang
thi công và các công trình lân cận trong quá trình thi công phần ngầm dưới mặt đất.
 Ngoài ra, nếu công trình nằm trên các tuyến đường lớn ở vị trí trung tâm thì trong quá
trình thi công, nhà thầu phải bảo đảm giữ vệ sinh môi trường cho khu vực xung quanh
công trường. Không được để xe chở vật liệu xây dựng, đất cát làm rơi vãi ra đường phố;

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 8
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

cần hạn chế đến mức tối thiểu các ô nhiễm môi trường gây ra bởi bụi bặm, tiếng ồn,
nước thải, rác rưởi v.v… khi thi công.
 Đồng thời, nhà thầu còn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy phạm về kỹ thuật an toàn & vệ
sinh trong xây dựng nhằm ngăn ngừa tuyệt đối các tai nạn, sự cố có thể xảy ra trong quá
trình thi công công trình và bảo đảm không làm ô nhiễm môi trường, cụ thể như sau:
- Bảo đảm an toàn giao thông cho các đường xung quanh khu vực công trường khi có
xe cộ, máy móc thiết bị phục vụ thi công ra vào công trường.
- Bảo đảm che chắn không để vật liệu thi công rơi từ trên cao xuống trong suốt quá
trình thi công các tầng của công trình.
- Phải bố trí biển báo, đèn cảnh báo (vào ban đêm) tại những khu vực nguy hiểm, có
thể xảy ra tai nạn trong công trường như: các hố đào, mương cáp điện ngầm… Trên
công trường phải bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ trên các tuyến đường giao
thông đi lại và các khu vực đang thi công về ban đêm. Không cho phép làm việc ở
những chỗ không được chiếu sáng.
- Cần cẩu tháp phải được bố trí mở đèn tín hiệu về đêm để cảnh báo các phương tiện
bay như: trực thăng, máy bay cỡ nhỏ …
- Công nhân làm việc trên công trường phải sử dụng đúng quy định các phương tiện cá
nhân đã được cấp phát; không được đi dép lê hay đi guốc và phải mặc quần áo gọn
gàng.
- Khi làm việc từ độ cao 2m trở lên hoặc chưa đến độ cao đó nhưng dưới chỗ làm việc
có các vật chướng ngại nguy hiểm thì phải trang bị dây an toàn cho công nhân hoặc
lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn.
- Cán bộ kỹ thuật thi công phải hướng dẫn cách móc dây an toàn cho công nhân.
Không cho phép công nhân làm việc khi chưa đeo dây an toàn.
- Không được thi công cùng một lúc ở hai hoặc nhiều tầng trên một phương thẳng
đứng nếu không có thiết bị bảo vệ an toàn cho người làm việc ở dưới.
- Không được làm việc trên dàn giáo, mái nhà hai tầng trở lên v.v. khi trời tối, lúc mưa
to, giông, bão hoặc có gió từ cấp 5 trở lên.
- Sau mỗi đợt mưa bão, có gió lớn hoặc sau khi ngừng thi công nhiều ngày liền phải
kiểm tra lại các điều kiện an toàn trước khi thi công tiếp, nhất là những nơi nguy hiểm
có khả năng xảy ra tai nạn.
- Khi thi công trên những công trình cao phải có hệ thống chống sét theo các quy định
hiện hành.
- Trên công trường phải có đủ các công trình phục vụ các nhu cầu về sinh hoạt, vệ sinh
cho cán bộ công nhân như: trạm xá, nhà ăn, nhà nghỉ giữa ca, lán trú mưa nắng, nơi
tắm rửa, vệ sinh đại tiểu tiện v.v…
- Xung quanh khu vực công trường phải rào ngăn và bố trí trạm gác không cho người
không có nhiệm vụ ra vào công trường.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 9
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Trên mặt bằng công trường và các khu vực thi công phải có hệ thống thoát nước bảo
đảm mặt bằng thi công khô ráo sạch sẽ. Không để đọng nước trên mặt đường hoặc
để nước chảy vào hố móng công trình.
- Mặt bằng khu vực đang thi công phải gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh; vật liệu thải và các
vật chướng ngại phải được dọn sạch.
- Những hầm, hố trên mặt bằng và những lỗ trống trên các sàn tầng các công trình phải
được đậy kín bảo đảm an toàn cho người đi lại hoặc rào ngăn chắc chắn. Những
đường hào, hố móng nằm gần đường giao thông phải có rào chắn cao 1m, ban đêm
phải có đèn đỏ báo hiệu.
- Khi chuyển vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao (trên 3m) xuống phải có máng trượt
hoặc các thiết bị nâng hạ khác. Miệng dưới máng trượt đặt cách mặt đất không quá
1m. Không được đổ vật liệu thừa, thải từ trên cao xuống khi khu bên dưới chưa rào
chắn, chưa đặt biển báo và chưa có người cảnh giới.
- Những vùng nguy hiểm do vật có thể rơi tự do từ trên cao xuống phải được rào chắn,
đặt biển báo, hoặc làm mái che bảo vệ.
- Kho bãi để sắp xếp và bảo quản nguyên vật liệu, cấu kiện, thiết bị phải được định
trước trên mặt bằng công trường với số lượng cần thiết cho thi công. Địa điểm các
khu vực này phải thuận tiện cho việc vận chuyển và bốc dỡ.
- Vật liệu rời (cát, đá dăm, sỏi v.v…) đổ thành bãi phải bảo đảm sự ổn định của mái dốc
tự nhiên.
- Vật liệu dạng bột (xi măng …) phải đóng bao hoặc chứa trong thùng kín, xi lô …, đồng
thời phải có biện pháp chống bụi khi xếp dỡ.
- Các nguyên liệu lỏng và dễ cháy (xăng, dầu, mỡ, v.v…) phải bảo quản trong kho
riêng theo đúng các quy định phòng cháy hiện hành.

YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ & MÁY MÓC THI CÔNG VÀ NHÂN CÔNG

 Trong quá trình thi công công trình, nhà thầu xây lắp phải cung cấp đầy đủ thiết bị & máy
móc chuyên dụng nhằm đáp ứng tốt nhất việc thi công các hạng mục khác nhau của
công trình. Trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu phải liệt kê toàn bộ danh mục thiết bị & máy thi
công sẽ sử dụng trên công trường. Đối với mỗi loại thiết bị & máy thi công, nhà thầu cần
cung cấp những số liệu sau:
- Tên thiết bị, nước sản xuất, năm sản xuất.
- Công suất hữu ích.
- Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng do đơn vị có chức năng cấp.
 Bên cạnh thiết bị & máy móc thi công, nhà thầu xây lắp cần phải tổ chức và bố trí một đội
ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có kinh nghiệm để thực hiện gói thầu này. Đối với
phần kết cấu ngầm, nhà thầu phải có kinh nghiệm thi công ít nhất 03 công trình có từ 1

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 10
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

tầng hầm trở lên. Đối với kết cấu phần thân trên mặt đất, nhà thầu phải có kinh nghiệm
thi công ít nhất 03 công trình có từ 30 tầng trở lên.
 Căn cứ trên bảng Tiến độ thi công công trình, nhà thầu phải bảo đảm luôn luôn bố trí đầy
đủ số lượng thiết bị & máy thi công và nhân công trên công trường trong mọi giai đoạn thi
công để thực hiện một cách chặt chẽ và sát sao tiến độ đã thiết lập.

YÊU CẦU VỀ CÔNG TÁC TRẮC ĐẠC

 Nhằm bảo đảm công tác định vị hệ tim trục trên mặt bằng cũng như các công tác đo đạc
khác khi thi công được chính xác, nhà thầu xây lắp phải tổ chức 1 đội trắc đạc chuyên
nghiệp túc trực thường xuyên tại công trường. Đội trắc đạc phải được trang bị đầy đủ
các máy đo đạc chuyên dụng như: máy kinh vĩ, máy niveau v.v. (các máy này phải có
Giấy kiểm định chất lượng do đơn vị chức năng cấp ở thời điểm đấu thầu).
 Các công tác đo đạc trong quá trình thi công (đối với mỗi hạng mục công trình) phải
được tiến hành độc lập ít nhất là 2 lần để có điều kiện kiểm tra chéo lẫn nhau. Nhà thầu
phải đệ trình các số liệu đo đạc cho tư vấn giám sát kiểm tra và chấp thuận trước khi tiến
hành công tác thi công hạng mục công trình.

YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU THI CÔNG

Cát
Yêu cầu kĩ thuật

 Theo mô đun độ lớn, cát dùng cho bê tông và vữa được phân ra 2 nhóm chính:
- Cát thô khi mô đun độ lớn trong khoảng từ lớn hơn 2,0 đến 3,3
- Cát mịn khi mô đun độ lớn trong khoảng từ 0,7 đến 2,0
- Thành phần của cát biểu thị qua lượng sót tích luỹ trên sàn, nằm trong phạm vi quy
định trong bảng 1.

Bảng 1: Thành phần hạt của Cát


Lượng sót tích luỹ trên sàng, % khối lượng
Kích thước lỗ sàng
Cát thô Cát mịn
1 2,5 mm Từ 0 đến 20 0
2 1,25 mm Từ 15 đến 45 Từ 0 đến 15
630 µm Từ 35 đến 70 Từ 0 đến 35
315 µm Từ 65 đến 90 Từ 5 đến 65

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 11
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

140 µm Từ 90 đến 100 Từ 65 đến 90


3 Lượng qua sàng 140 µm, 10 35
không lớn hơn

 Cát thô có thành phần hạt như quy định trong bảng 1 có thể được dùng để chế tạo tất cả
các cấp phối bê tông và mác vữa
 Cát mịn được sử dụng chế tạo bê tông và vữa như sau:
- Đối với bê tông:
* Cát có mô đun độ lớn từ 0,7 đến 1 (thành phần hạt như trong Bảng 1) có thể
được sử dụng để chế tạo bê tông cấp thấp hơn B15;
* Cát có mô đun độ lớn từ 1 đến 2 (thành phần hạt như Bảng 1) có thể được sử
dụng chế tạo bê tông cấp từ B15 đến B25;
- Đối với vữa:
* Cát có mô đun độ lớn từ 0,7 đến 1,5 có thể được sử dụng để chế tạo vữa mác
nhỏ hơn và bằng M5;
* Cát có mô đun độ lớn từ 1,5 đến 2 có thể được sử dụng chế tạo vữa mác
M7,5;
 Cát dùng chế tạo vữa không được lẫn quá 5% khối lượng các hạt có kích thước lớn hơn
5mm.
 Hàm lượng các tạp chất (sét cục và các tạp chất dạng cục; bùn, bụi và sét) trong cát
được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2: Hàm lượng các tạp chất trong Cát


Hàm lượng tạp chất, % khối lượng, không
Tạp chất lớn hơn
Bê tông cấp Bê tông cấp Vữa
cao hơn B30 thấp hơn và
bằng B30
1. Sét và các tạp chất khác ở Không được có 0,25 0,50
dạng cục 1,50 3,00 10,00
2. Hàm lượng bùn, bụi, sét

 Tạp chất hữu cơ trong cát khi xác định theo phương pháp so màu, không được thẫm hơn
màu chuẩn.
 Hàm lượng clorua trong cát, tính theo ion Cl- tan trong axit, quy định trong Bảng 3.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 12
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Bảng 3: Hàm lượng Cl- trong Cát

Hàm lượng ion Cl-, % khối lượng, không


Loại bê tông và vữa
nhỏ hơn
1. Bê tông dùng trong các kết cấu
bê tông cốt thép ứng suất trước 0,01
2. Bê tông dùng trong các kết cấu
bê tông và bê tông cốt thép và vữa 0,05
thông thường

 Độ hút nước của cát ≤ 0,5%


 Độ giãn nở thanh thanh vữa ở 6 tháng < 0,1%

Phương pháp thử

 Lấy mẫu và tiến hành thử theo TCVN 7572:2006

Vận chuyển và bảo quản

 Cát để ở kho có mái che, nền khô ráo;


 Trong khi vận chuyển phải tránh để đất, rác hoặc các tạp chất khác lẫn vào.

Cát nghiền
Yêu cầu kĩ thuật

 Theo giá trị mô đun độ lớn, cát nghiền được phân ra hai nhóm chính:
- Cát thô khi mô đun độ lớn trong khoảng từ lớn hơn 2,0 đến 3,3.
- Cát mịn khi mô đun độ lớn trong khoảng từ 0,7 đến 2,0.
 Thành phần hạt của cát nghiền, biểu thị qua lượng sót tích lũy trên sàng, nằm trong
phạm vi quy định trong Bảng 4.

Bảng 4: Thành phần hạt của Cát nghiền

Lượng sót tích lũy trên sàng, % theo khối lượng


Kích thước lỗ sàng
Cát thô Cát mịn

2,5 mm Từ 0 đến 25 0

1,25 mm Từ 15 đến 50 Từ 0 đến 15

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 13
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

630 m Từ 35 đến 70 Từ 5 đến 35

315 m Từ 65 đến 90 Từ 10 đến 65

140 m Từ 80 đến 95 Từ 65 đến 85

- Lượng sót riêng trên mỗi sàng không được lớn hơn 45 %.
CHÚ
- Đối với các kết cấu bê tông chịu mài mòn và chịu va đập, hàm
THÍCH:
lượng hạt lọt qua sàng có kích thước lỗ sàng 140 m không được
lớn hơn 15 %.

 Cát thô được sử dụng chế tạo bê tông và vữa. Cát mịn chỉ được sử dụng chế tạo vữa.
 Hàm lượng hạt trên sàng có kích thước lỗ sàng 5 mm đối với cát nghiền dùng chế tạo
vữa, phần trăm theo khối lượng, không lớn hơn 5 %.
 Hàm lượng hạt lọt qua sàng có kích thước lỗ sàng 75 mm, phần trăm theo khối lượng,
không lớn hơn:
- Đối với cát thô: 16 %
- Đối với cát mịn: 25 %
CHÚ THÍCH: Đối với các kết cấu bê tông chịu mài mòn và chịu va đập, hàm lượng hạt
qua sàng có kích thước lỗ sàng 75 mm không được lớn hơn 9 %.
 Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể, có thể sử dụng cát nghiền có hàm lượng hạt lọt qua sàng
có kích thước lỗ sàng 140 mm và 75 mm khác với các quy định trên nếu kết quả thí
nghiệm cho thấy không ảnh hưởng đến chất lượng bê tông và vữa.
 Hàm lượng hạt sét không lớn hơn 2 %.
 Hàm lượng clorua trong cát nghiền, tính theo ion Cl- tan trong axit, quy định trong Bảng
5.
 Cát nghiền được sử dụng khi khả năng phản ứng kiềm - silic của cát kiểm tra theo
phương pháp hóa (TCVN 7572-14:2006) nằm trong vùng cốt liệu vô hại. Khi kết quả kiểm
tra khả năng phản ứng kiềm - silic của cát nghiền nằm trong vùng có khả năng gây hại thì
phải thí nghiệm kiểm tra bổ sung theo phương pháp thanh vữa (TCVN 7572-14:2006) để
đảm bảo chắc chắn vô hại.
Cát nghiền được coi là không có khả năng xảy ra phản ứng kiềm - silic nếu biến dạng ()
ở tuổi 6 tháng xác định theo phương pháp thanh vữa nhỏ hơn 0,1 %.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 14
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Bảng 5: Hàm lượng Cl- trong Cát nghiền

Hàm lượng ion Cl- tan trong axit,


Loại bê tông và vữa
% theo khối lượng, không lớn hơn

Bê tông dùng trong các kết cấu bê tông


0,01
cốt thép ứng lực trước

Bê tông dùng trong các kết cấu bê


tông, bê tông cốt thép và vữa thông 0,05
thường

CHÚ THÍCH: Cát nghiền có hàm lượng ion Cl - lớn hơn giá trị quy định ở Bảng 2
có thể được sử dụng nếu tổng hàm lượng ion Cl- trong 1 m3 bê tông từ tất cả các
nguồn vật liệu chế tạo không vượt quá 0,6 kg.

Phương pháp thử

 Lấy mẫu và tiến hành thử theo TCVN 7572:2006

Vận chuyển và bảo quản

 Cát để ở kho có mái che, nền khô ráo;


 Trong khi vận chuyển phải tránh để đất, rác hoặc các tạp chất khác lẫn vào.

Quy tắc nghiệm thu

 Cứ 350m3 (hoặc 500 tấn) cát lấy một mẫu thử với khối lượng 100kg, lấy rải rác ở nhiều
vị trí khác nhau trong một đống cát cùng loại, góp lại và trộn đều, đóng gói và lập biên
bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm.

Cốt liệu lớn


Yêu cầu kĩ thuật

 Cốt liệu lớn có thể được cung cấp dưới dạng hỗn hợp nhiều cỡ hạt hoặc các cỡ hạt riêng
biệt. Thành phần hạt của cốt liệu lớn, biểu thị bằng lượng sót tích luỹ trên các sàng,
được quy định trong Bảng 6.

Bảng 6: Thành phần hạt của Cột liệu

Kích Lượng sót tích luỹ trên sàng, % khối lượng,

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 15
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

thước ứng với kích thước hạt liệu nhỏ nhất và lớn nhất, (mm)
lỗ sàng
5-10 5-20 5-40 5-70 10-40 10-70 20-70
(mm)

100 - - - 0 - 0 0

70 - - 0 0-10 0 0-10 0-10

40 - 0 0-10 40-70 0-10 40-70 40-70

20 0 0-10 40-70 … 40-70 … 90-100

10 0-10 40-70 … … 90-100 90-100 -

5 90-100 90-100 90-100 90-100 - - -

 Hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu lớn tuỳ theo cấp bê tông không vượt quá giá trị
quy định trong Bảng 7

Bảng 7: Hàm lượng bùn, bụi, Sét trong Cốt liệu lớn

Cấp bê tông Hàm lượng bùn, bụi, sét, % khố i lượ ng, khô ng lớ n hơn

Cao hơn B30 1,0

Từ B15 đến B30 2,0

Thấp hơn B15 3,0

 Đá làm cốt liệu lớn cho bê tông phải có cường độ thử trên mẫu đá nguyên khai thác hoặc
mác xác định thông qua giá trị độ nén dập trong xi lanh lớn hơn 2 lần cấp cường độ chịu
nén của bê tông khi dùng đá gốc phún xuất, biến chất; lớn hơn 1,5 lần cấp cường độ
chịu nén của bê tông khi dùng đá gốc trầm tích.
- Mác đá dăm xác định theo giá trị độ nén dập trong xi lanh được quy định trong Bảng
8.

Bảng 8: Mác của đá dăm từ thiên nhiên theo cấp độ nén đập
Độ nén dập trong xi lanh ở trạng thái bảo hòa nước, %
khối lượng

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 16
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Mác của đá Đá trầm tích Đá phún xuất xâm Đá phún xuất


dăm, MPa nhập và đá biến phun trào
chất
140 - đến 12 đến 9

120 đến 11 lớn hơn 12 đến 16 lớn hơn 9 đến 11

100 lớn hơn 11 đến 13 lớn hơn 16 đến 20 lớn hơn 11 đến 13

80 lớn hơn 13 đến 15 lớn hơn 20 đến 25 lớn hơn 13 đến 15

60 lớn hơn 15 đến 20 lớn hơn 25 đến 34 -

40 lớn hơn 20 đến 28 - -

30 lớn hơn 28 đến 38 - -

20 lớn hơn 38 đến 54 - -

- Mác của sỏi và sỏi dăm theo độ nén đập trong xi lanh dùng cho bê tông mác khác
nhau, cần phù hợp với yêu cầu của bảng 9.

Bảng 9: Yêu cầu về độ nén dập đối với sỏi và sỏi dăm
Độ nén dập ở trạng thái bảo hòa nước, không lớn hơn,
%KL
Cấp bê tông
Sỏi Sỏi dăm
Cao hơn B25 8 10

Từ B15 đến B25 12 14

Thấp hơn B15 16 18

 Độ hao mòn khi va đập của cốt liệu lớn thí nghiệm trong máy Los Angeles, không lớn
hơn 50% khối lượng.
 Chú thích: Hạt thoi dẹt là hạt có chiều dày nhỏ hơn hay bằng 1/3 chiều dài.
 Hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn không vượt quá 15% đối với bê tông cấp cao
hơn B30 và không vượt quá 35% đối với cấp B30 và thấp hơn.
 Tạp chất hữu cơ trong sỏi xác định theo phương pháp so màu, không thẫm hơn màu
chuẩn.
 Hàm lượng ion Cl- (tan trong axit) trong cốt liệu lớn, không vượt quá 0,01%

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 17
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

 Độ giãn nở thanh vữa ở 6 tháng < 0,1%


 Độ hút nước ≤ 0,5%

Quy tắc nghiệm thu

 Trước khi xuất xưởng, đá dăm, sỏi và sỏi dăm phải được bộ phận KCS của cơ sở
nghiệm thu về chất lượng theo lô. Số lượng của mỗi lô nghiệm thu là 300 tấn (hoặc 200
m3) cho đá dăm, sỏi và sỏi dăm của một cỡ hạt hoặc hỗn hợp một vài cỡ hạt có cùng
cấp chất lượng. Số lượng nhỏ hơn 300 tấn (hoặc 200 m3) cũng được xem như lô đủ.
 Từ mỗi lô nghiệm thu sẽ tiến hành lấy mẫu trung bình theo TCVN 7570:2006 để kiểm tra
các chỉ tiêu nêu trên.
 Điều kiện chấp nhận lô là các kết quả kiểm tra phù hợp với mức chất lượng nêu trong
các chỉ tiêu kiểm tra quy định ở điều 2.5.3.1 hoặc đảm bảo yêu cầu của hợp đồng với
khách hàng.
 Những lô bị loại phải được tiến hành xử lý và nghiệm thu lại.

Phương pháp thử

 Mẫu được lấy và thử nghiệm theo TCVN 7572:2006.

Vận chuyển và bảo quản

 Khi xuất xưởng, cơ sở sản xuất phải cấp giấy chứng nhận chất lượng của mỗi lô cho
khách hàng, trong đó ghi rõ:
- Tên cơ sở sản xuất đá sỏi;
- Tên đá, sỏi;
- Số thứ tự của lô, thời gian sản xuất;
- Kết quả các chỉ tiêu chất lượng đã kiểm tra ở điều 2.5.3.1;
- Số hiệu của tiêu chuẩn dùng để thí nghiệm đá sỏi;
- Chữ ký của trưởng KCS cơ sở sản xuất.
 Khi vận chuyển hay bảo quản ở bãi (hoặc kho chứa), đá dăm, sỏi và sỏi dăm cần được
để riêng theo từng cỡ hạt, tránh làm bẩn hoặc lẫn các tạp chất khác.

Xi măng

 Xi măng sử dụng thông dụng cho công trình: 2 loại


- Xi măng poóc lăng hỗn hợp (PCB) đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật TCVN 6260:2009.
- Xi măng poóc lăng (PC) đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật TCVN 2682:2009.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 18
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Yêu cầu kĩ thuật Xi măng poóc lăng hỗn hợp (PCB)

 Nguyên liệu và phụ gia Xi:


- Thạch cao có chất lượng theo các tài liệu pháp quy kỹ thuật hiện hành.
- Tổng lượng các phụ gia khoáng (không kể thạch cao) trong xi măng poóc lăng hỗn
hợp, tính theo khối lượng xi măng, không lớn hơn 40 %, trong đó phụ gia đầy không
quá 20 %.
- Phụ gia công nghệ gồm các chất cải thiện quá trình nghiền, vận chuyển, đóng bao
và/hoặc bảo quản xi măng nhưng không làm ảnh hưởng xấu tới tính chất của xi
măng, vữa và bê tông; hàm lượng phụ gia công nghệ trong xi măng không lớn hơn 1
%.
 Chỉ tiêu chất lượng:
- Xi măng Poóc lăng hỗn hợp sử dụng cho công trình có mức PCB30, PCB40, PCB50.
- Chất lượng của xi măng Poóc lăng hỗn hợp được quy định theo bảng sau:

Bảng 10: Bảng chỉ tiêu chất lượng của xi măng Poóc lăng hỗn hợp

Mức
Các chỉ tiêu
PCB30 PCB40 PCB50

1. Cường độ nén, mặt phẳng, không nhỏ hơn:

- 3 ngày  45 min 14 18 22

- 28 ngày  8 h 30 40 50

2. Thời gian đông kết, min

- bắt đầu, không nhỏ hơn 45

- kết thúc, không lớn hơn 420

3. Độ mịn, xác định theo:

- phần còn lại trên sàng kích thước lỗ 0,09 mm, %, 10


không lớn hơn
2 800
- bề mặt riêng, xác định theo phương pháp Blaine,
cm2/g, không nhỏ hơn

4. Độ ẩm ổn định thể tích, xác định theo phương

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 19
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

pháp Le Chatelier, mm, không lớn hơn 10

5. Hàm lượng anhydric sunphuric (SO3), %, không 3,5


lớn hơn

6. Độ nở autoclave1), %, không lớn hơn 0,8

CHÚ THÍCH:
1) Áp dụng khi có yêu cầu của khách hàng

Yêu cầu kĩ thuật Xi măng poóc lăng (PC)

 Nguyên liệu và phụ gia:


- Xi măng poóc lăng là chất kết dính thủy, được chế tạo bằng cách nghiền mịn clanhke
xi măng poóc lăng với một lượng thạch cao cần thiết. Trong quá trình nghiền có thể
sử dụng phụ gia công nghệ nhưng không quá 1 % so với khối lượng clanhke.Thạch
cao có chất lượng theo các tài liệu pháp quy kỹ thuật hiện hành.
- Clanhle xi măng poóc lăng được định nghĩa theo TCVN 5438 : 2007.
- Thạch cao là vật liệu đá thiên nhiên hoặc nhân tạo có chứa khoáng CaSO4.2H2O,
được sử dụng làm phụ gia điều chỉnh thời gian đông kết của xi măng. Thạch cao
dùng để sản xuất xi măng có chất lượng theo TCXD 168 : 1989.
- Phụ gia công nghệ gồm các chất cải thiện quá trình nghiền, vận chuyển, đóng bao
và/hoặc bảo quản xi măng nhưng không làm ảnh hưởng xấu tới tính chất của xi
măng, vữa và bê tông.
 Chỉ tiêu chất lượng:
- Xi măng Poóc lăng sử dụng cho công trình có mác PC30, PC40, PC50.
- Chất lượng của xi măng Poóc lăng được quy định theo bảng sau:

Bảng 11: Bảng chỉ tiêu chất lượng của xi măng Poóc lăng

Tên chỉ tiêu Mức

PC30 PC40 PC50

1. Cường độ nén, MPa, không nhỏ hơn:

- 3 ngày ± 45 min 16 21 25

- 28 ngày ± 8 h 30 40 50

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 20
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

2. Thời gian đông kết, min:

- Bắt đầu, không nhỏ hơn 45

- Kết thúc, không lớn hơn 375

3. Độ nghiền mịn, xác định theo:

- Phần còn lại trên sàng kích thước lỗ 0,09 mm, %,


10
không lớn hơn

- Bề mặt riêng, phương pháp Blaine, cm 2/g, không


2 800
nhỏ hơn

4. Độ ổn định thể tích, xác định theo phương pháp Le


10
Chatelier, mm, không lớn hơn

5. Hàm lượng anhydric sunphuric (SO3), %, không lớn


3,5
hơn

6. Hàm lượng magie oxit (MgO), %, không lớn hơn 5,0

7. Hàm lượng mất khi nung (MKN), %, không lớn hơn 3,0

8. Hàm lượng cặn không tan (CKT), %, không lớn


1,5
hơn

9. Hàm lượng kiềm quy đổi1) (Na2Oqđ)2), %, không lớn


0,6
hơn

CHÚ THÍCH:
1)Quy định đối với xi măng poóc lăng khi sử dụng với cốt liệu có khả năng xảy ra
phản ứng kiềm-silic.
2)Hàm lượng kiềm quy đổi (Na2Oqđ) tính theo công thức: %Na2Oqđ = %Na2O +
0,658 %K2O.

Phương pháp thử

 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử xi măng theo TCVN 4787 : 2001 (EN 196-7 : 1989).
 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 4787 : 2001 (EN 196-7 : 1989).
 Cường độ nén xác định theo TCVN 6016 : 1995 (ISO 679 : 1989).

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 21
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

 Thời gian đông kết, độ ổn định thể tích xác định theo TCVN 6017 : 1995 (ISO 9597 :
1989).
 Độ mịn xác định theo TCVN 4030 : 2003.
 Thành phần hóa học (SO3, MgO, MKN, CKT, Na2O, K2O) xác định theo TCVN 141 :
2008.
 Khả năng phản ứng kiềm-silic của cốt liệu được xác định theo TCVN 7572-14 : 2006
 Độ nở autoclave được xác định theo TCVN 7711 : 2007.
 Mỗi lô xi măng nhỏ hơn 50 tấn đều phải lấy 02 mẫu, mỗi mẫu 50kg để làm thí nghiệm.
Mẫu xi măng phải được lấy rải rác ở các bao trong kho. Làm thí nghiệm 01 mẫu và 01
mẫu lưu để đối chứng khi cần thiết (khi có nghi ngờ về chất lượng). Trong thời gian 60
ngày nếu không có khiếu nại nào giữa bên mua và bán xi măng về kết quả thí nghiệm thì
phòng thí nghiệm làm thủ tục hủy bỏ mẫu lưu.

Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

 Xi măng khi xuất xưởng phải có giấy chứng nhận chất lượng kèm theo với nội dung:
- Tên cơ sở sản xuất;
- Tên gọi, ký hiệu mác và chất lượng xi măng theo tiêu chuẩn nêu trên;
- Loại và hàm lượng phụ gia (nếu có);
- Khối lượng xi măng xuất xưởng và số hiệu lô;
- Ngày, tháng, năm sản xuất xi măng.
 Bao gói xi măng
- Khối lượng quy định cho mỗi bao xi măng là 50 1 kg.

- Bao để đựng xi măng là loại bao giấy Kraft, có ít nhất 4 lớp hoặc các loại bao PP,
đảm bảo bao xi măng không bị rách vỡ khi vận chuyển và không làm giảm chất lượng
xi măng.
- Trên vỏ bao xi măng ngoài nhãn hiệu đã đăng ký phải có:
* Tên, mác xi măng theo tiêu chuẩn nêu trên;
* Khối lượng bao và số hiệu lô.
 Vận chuyển xi măng
- Xi măng bao được chuyên chở bằng mọi phương tiện, đảm bảo được che mưa.
Không được chở chung xi măng với các loại hóa chất có ảnh hưởng đến chất lượng
xi măng.
- Xi măng rời được chuyên chở bằng loại xe chuyên dùng.
 Bảo quản xi măng
- Xi măng phải được bảo quản ở nơi khô ráo cách ẩm.
- Kho chứa xi măng phải đảm bảo khô, sạch, cao, có tường bao và mái che chắc chắn,
có lối cho xe ra vào xuất nhập dễ dàng. Trong kho các bao xi măng không được xếp
cao quá 10 bao, cách tường ít nhất 20 cm và riêng theo từng lô.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 22
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Kho (xilô) chứa xi măng rời đảm bảo chứa riêng xi măng theo từng loại.
 Xi măng theo tiêu chuẩn đã nêu được bảo hành trong thời gian 60 ngày kể từ ngày sản
xuất.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 23
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Nước cho bê tông và vữa


Yêu cầu kĩ thuật

Nước dùng trong bê tông và vữa phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 Không chứa váng dầu hoặc váng mỡ.
 Không có mầu khi dùng cho bê tông và vữa hoàn thiện.
 Lượng hợp chất hữu cơ không vượt quá 15 mg/l.
 Có độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5.
 Tổng đương lượng kiềm qui đổi tính theo Na2O không được lớn hơn 1000 mg/L khi sử
dụng cùng với cốt liệu có khả năng gây phản ứng kiềm - silic.
 Theo mục đích sử dụng, hàm lượng muối hòa tan, lượng ion sunfat, lượng ion clo và cặn
không tan không được lớn hơn các giá trị quy định trong Bảng 12 (đối với nước trộn bê
tông và vữa) và Bảng 13 (đối với nước dùng để rửa cốt liệu và bảo dưỡng bê tông).

Bảng 12: Hàm lượng tối đa cho phép của muối hòa tan, ion sunfat, ion clorua

Đơn vị tính bằng miligam trên lít (mg/L)

Hàm lượng tối đa cho phép

Mục đích sử dụng Ion Cặn


Muối Ion clo
sunfat không
hòa tan (Cl-)
(SO4-2) tan

1. Nước trộn bê tông và nước trộn


vữa bơm bảo vệ cốt thép cho các
2 000 600 350 200
kết cấu bê tông cốt thép ứng lực
trước.

2. Nước trộn bê tông và nước trộn


vữa chèn mối nối cho các kết cấu 5 000 2 000 1 000 200
bê tông cốt thép.

3. Nước trộn bê tông cho các kết


cấu bê tông không cốt thép. Nước 10 000 2 700 3 500 300
trộn vữa xây dựng và trát.

CHÚ THÍCH 1: Khi sử dụng xi măng cao nhôm làm chất kết dính cho bê tông và
vữa, nước dùng cho tất cả các phạm vi sử dụng đều phải theo quy định của
mục 1 Bảng 12.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 24
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng nước có hàm lượng
ion clo vượt quá qui định của mục 2 Bảng 12 để trộn bê tông cho kết cấu bê
tông cốt thép, nếu tổng hàm lượng ion clo trong bê tông không vượt quá 0,6
kg/m3.

CHÚ THÍCH 3: Trong trường hợp nước dùng để trộn vữa xây, trát các kết cấu
có yêu cầu trang trí bề mặt hoặc ở phần kết cấu thường xuyên tiếp xúc ẩm thì
hàm lượng ion clo được khống chế không quá 1 200 mg/L.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 25
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Bảng 13: Hàm lượng tối đa cho phép của muối hòa tan, ion sunfat, ion clorua

Đơn vị tính bằng miligam trên lít (mg/L)

Hàm lượng tối đa cho phép

Mục đích sử dụng Ion Cặn


Muối Ion clo
sunfat không
hòa tan (Cl-)
(SO4-2) tan

1. Nước bảo dưỡng bê tông các


kết cấu có yêu cầu trang trí bề mặt.
5 000 2 700 1 200 500
Nước rửa, tưới ướt và sàng ướt
cốt liệu.

2. Nước bảo dưỡng bê tông các


kết cấu không có yêu cầu trang trí 30 000 2 700 20 000 500
bề mặt (trừ công trình xả nước)

3. Nước tưới ướt mạch ngừng


trước khi đổ tiếp bê tông tưới ướt
các bề mặt bê tông trước khi chèn
khe nối. Nước bảo dưỡng bê tông 1 000 500 350 500
trong các công trình xả nước và
làm nguội bê tông trong các ống xả
nhiệt của khối lớn

CHÚ THÍCH: Khi sử dụng xi măng cao nhôm làm chất kết dính cho bê tông và
vữa, nước dùng để rửa cốt liệu và bảo dưỡng bê tông phải theo quy định của
mục 1 bảng 12.

Lấy mẫu và phương pháp thử

 Việc kiểm tra được tiến hành ít nhất 2 lần 1 năm đối với các nguồn cung cấp nước trộn
thường xuyên cho bê tông, hoặc được kiểm tra đột xuất trước khi có nghi ngờ.
 Mẫu nước thử được lấy kiểm tra theo TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006).
 Khối lượng mẫu thử được lấy không ít hơn năm lít.
 Mẫu thử không được có bất kỳ xử lý đặc biệt nào trước khi kiểm tra.
 Việc bảo quản mẫu thử được thực hiện theo TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003).

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 26
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

 Xác định độ pH theo TCVN 2655:1978.


 Xác định váng dầu mỡ và màu nước được tiến hành bằng quan sát mắt thường.
 Lượng tạp chất hữu cơ xác định theo TCVN 6186:1996 (ISO 8467:1993).
 Độ pH được xác định theo TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008).
 Tổng hàm lượng muối hòa tan xác định theo TCVN 4560:1988.
 Lượng cặn không tan xác định theo TCVN 4560:1988.
 Hàm lượng ion sunfat xác định theo TCVN 6200:1996 (ISO 9280:1990).
 Hàm lượng ion clorua xác định theo TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989).
 Hàm lượng natri và kali xác định theo TCVN 6193-3:2000 (ISO 9964-3:1993).
 Thời gian đông kết của xi măng xác định theo TCVN 6017:1995 (ISO 9597:1989).
 Cường độ chịu nén của vữa xác định theo ISO 679:2009.

YÊU CẦU VỀ CÔNG TÁC THI CÔNG KẾT CẤU

Thi công cọc khoan nhồi


Tiêu chuẩn áp dụng

 TCVN 9395:2012 (Cọc khoan nhồi – Thi công và nghiệm thu).

Quy định chung

 Khi thi công gần các công trình hiện có phải có biện pháp quan trắc các công trình này và
lựa chọn giải pháp thi công thích hợp để đảm bảo an toàn, ổn định cho chúng.
 Người chịu trách nhiệm thiết kế tổ chức thi công, chọn biện pháp, thiết bị phải có trình độ
và kinh nghiệm thi công cọc nhồi qua ít nhất 1 công trình tương tự, cán bộ và công nhân
tham gia thi công phải được huấn luyện và đào tạo tay nghề.
 Nhà thầu cần lập biện pháp thi công đầy đủ bản vẽ và thuyết minh chi tiết để trình chủ
đầu tư (hoặc tư vấn giám sát của chủ đầu tư) xem xét phê chuẩn trước khi tiến hành thi
công. Trong khi thi công phải tiến hành kiểm tra từng công đoạn, nếu đạt yêu cầu mới
được tiến hành thi công công đoạn tiếp theo.
 Nghiệm thu móng cọc khoan nhồi dựa theo các nguyên tắc cơ bản trong tiêu chuẩn
TCVN 5637-1991 và các quy định trong “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” ban hành
kèm theo Nghị định của Chính phủ.
 Một số thuật ngữ và định nghĩa:
- Cọc khoan nhồi: là loại cọc tiết diện tròn được thi công bằng cách khoan tạo lỗ trong
đất sau đó lắp đầy bằng bê tông cốt thép.
- Dung dịch khoan: dung dịch gồm nước sạch và các hóa chất khác như bentonite,
polime… có khả năng tạo màng cách nước giữa thành hố khoan và đất xung quanh
đồng thời giữ ổn định thành hố khoan.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 27
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Thép gia cường: vòng thép tròn đặt phía trong cốt thép chủ của lồng thép để tăng độ
cứng của lồng khi vận chuyển và lắp dựng.
- Con kê: phụ kiện bằng thép hoặc xi măng-cát dùng định vị lồng thép trong lỗ khoan.

Công tác chuẩn bị

 Để có đầy đủ số liệu cho thi công cọc đại trà, nhất là trong điều kiện địa chất phức tạp,
các công trình quan trọng, cọc chịu tải trọng lớn, thời gian lắp dựng cốt thép, ống siêu âm
và đổ bê tông một cọc kéo dài, Nhà thầu nên tiến hành thí nghiệm việc giữ thành hố
khoan, thi công các cọc thử và tiến hành thí nghiệm cọc bằng tải trọng tĩnh, kiểm tra độ
toàn khối của bê tông cọc theo đề cương của Thiết kế hoặc tự đề xuất trình chủ đầu tư
phê duyệt.
 Trước khi thi công cọc cần tiến hành kiểm tra mọi công tác chuẩn bị để thi công cọc theo
biện pháp thi công được duyệt, các công việc chuẩn bị chính có thể như sau:
- Hiểu biết rõ điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn, chiều dày, thế nằm và
đặc trưng cơ ký của các lớp đất, kết quả quan trắc mực nước ngầm; áp lực nước lỗ
rỗng, tốc độ dòng chảy của nước trong đất, khí độc hoặc khí dễ gây cháy nổ v.v.
- Tìm hiểu khả năng có các chướng ngại dưới đất để có biện pháp loại bỏ chúng; đề
xuất phương án phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến công trình lân cận và công trình
ngầm; nếu chưa có hồ sơ hiện trạng các công trình lân cận và công trình ngầm Nhà
thầu phải yêu cầu Chủ đầu tư tiến hành công tác khảo sát, đo vẽ lập hồ sơ; biên bản
lập với các chủ sở hữu các công trình liền kề phải được các cơ quan có đủ thẩm
quyền bảo lãnh.
- Kiểm tra vật liệu chính (thép, xi măng, vữa sét, phụ gia, cát, đá, nước sạch…), chứng
chỉ chất lượng của nhà sản xuất, và kết quả thí nghiệm kiểm định chất lượng;
- Thi công lưới trắc đạc định vị các trục móng và tọa độ các cọc cần thi công;
- Thi công các công trình phụ trợ, đường cấp điện, cấp thoát nước, hố rửa xe; hệ thống
tuần hoàn vữa sét (kho chứa, trạm trộn, bể lắng, đường ống, máy bơm, máy tách
cát…).
- San ủi mặt bằng và làm đường phục vụ thi công, đủ để chịu tải trọng của thiết bị thi
công lớn nhất, lập phương án vận chuyển đất thải, tránh gây ô nhiễm môi trường.
- Tập kết vật tư kỹ thuật và thiết bị, kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị trong tình trạng
sẵn sàng hoạt động tốt, dụng cụ và thiết bị kiểm tra chất lượng phải qua kiểm chuẩn
của cơ quan Nhà nước;
- Chuẩn bị dung dịch khoan, cốt thép cọc, thùng chứa đất khoan, các thiết bị phụ trợ
(cần cẩu, máy bơm, máy trộn dung dịch, máy lọc cát, máy nén khí, máy hàn, tổ hợp
ống đổ, sàn công tác phục vụ đổ bê tông, xe chở đất khoan) cùng các thiết bị để kiểm
tra dung dịch khoan, lỗ khoan, dụng cụ kiểm tra độ sụt bê tông, hộp lấy mẫu bê tông,
dưỡng định vị lỗ cọc…
- Lập biểu kiểm tra và nghiệm thu các công đoạn thi công.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 28
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

 Hệ thống mốc chuẩn và mốc định vị trục móng phải đáp ứng điều kiện độ chính xác về
tọa độ và cao độ theo yêu cầu kỹ thuật của công trình. Nhà thầu có trách nhiệm nhận và
bảo quản hệ thống mốc chuẩn trong suốt quá trình thi công cọc.
Lập biên bản nghiệm thu công tác chuẩn bị trước khi thi công.

Dung dịch khoan

 Tùy theo điều kiện địa chất, thủy văn, nước ngầm, thiết bị khoan để chọn phương pháp
giữ thành hố khoan và dung dịch khoan thích hợp. Dung dịch khoan được chọn dựa trên
tính toán theo nguyên lý cân bằng áp lực ngang giữa cột dung dịch trong hố khoan và áp
lực của đất nền và nước quanh vách lỗ. Khi khoan trong địa tầng dễ sụt lở, áp lực cột
dung dịch phải luôn lớn hơn áp lực ngang của đất và nước bên ngoài.
 Khi áp lực ngang của đất và nước bên ngoài lỗ khoan lớn (do tải trọng của thiết bị thi
công hay của các công trình lân cận sẵn có…) thì phải dùng ống vách để chống sụt lở,
chiều sâu ống vách tính theo nguyên lý cân bằng áp nêu trên. Khi khoan gần công trình
hiện hữu nếu có nguy cơ sập thành lỗ khoan thì phải dùng ống chống suốt chiều sâu lỗ
cọc.
 Dung dịch khoan dùng giữ thành hố khoan nơi địa tầng dễ sụt lở cho mọi loại thiết bị
khoan, giữ cho mùn khoan không lắng đọng dưới đáy hố khoan và đưa mùn khoan ra
ngoài phải đảm bảo được yêu cầu giữ ổn định vách hố khoan trong suốt quá trình thi
công cọc. Khi mực nước ngầm cao (lên đến mặt đất) cho phép tăng tỷ trọng dung dịch
bằng các chất có tỷ trọng cao như barit, cát magnetic…
 Kiểm tra dung dịch khoan từ khi chế bị cho tới khi kết thúc đổ bê tông từng cọc, kể cả
việc điều chỉnh để đảm bảo độ nhớt và tỷ trọng thích hợp nhằm tránh lắng đáy cọc quá
giới hạn cho phép cần tuân theo các quy định nêu trong mục 9 của tiêu chuẩn này và các
yêu cầu đặc biệt (nếu có) của Thiết kế. Dung dịch có thể tái sử dụng trong thời gian thi
công công trình nếu đảm bảo được các chỉ tiêu thích hợp, nhưng không quá 6 tháng.
 Khi dùng dung dịch polymer hoặc các hóa phẩm khác ngoài các chức năng giữ ổn định
thành hố khoan phải kiểm tra ảnh hưởng của nó đến môi trường đất – nước (tại khu vực
công trình và nơi chôn lấp đất khoan).

Công tác tạo lỗ khoan

 Khoan gần cọc vừa mới đổ xong bê tông:


Khoan trong đấ t bã o hò a nướ c khi khoả ng cá ch mép cá c lỗ khoan nhỏ hơn 1.5m nên tiến hà nh cá ch
quã ng 1 lỗ , khoan cá c lỗ nằ m giữ a hai cọ c đã đổ bê tô ng nên tiến hà nh sau ít nhấ t 24 giờ từ khi kết
thú c đổ bê tô ng.
 Thiết bị khoan tạo lỗ:
Có nhiều thiết bị khoan tương ứ ng vớ i cá c kiểu lấ y đấ t đá trong lò ng lỗ khoan như sau : choò ng đậ p
đá ; gà u ngoạ m; gà u xoay, thổ i rử a để hú t bù n theo chu trình thuậ n, nghịch v.v… Tù y theo đặ c điểm địa
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 29
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

chấ t cô ng trình, vị trí cô ng trình vớ i cá c cô ng trình lâ n cậ n, khả nă ng củ a Nhà thầ u, yêu cầ u củ a thiết
kế mà chọ n lự a thiết bị khoan thích hợ p.
 Ống chống tạm:
- Ống chống tạm (casing) dùng bảo vệ thành lỗ khoan ở phần đầu cọc, tránh lở đất bề
mặt đồng thời là ống dẫn hướng cho suốt quá trình khoan tạo lỗ. Khi hạ ống nên có
dưỡng định vị để đảm bảo sai số cho phép.
- Ống chống tạm được chế tạo thường từ 6  10m trong các xưởng cơ khí chuyên
dụng, chiều dày ống thường từ 6  16mm.
- Cao độ đỉnh ống cao hơn mặt đất hoặc nước cao nhất tối thiểu 0.3m. Cao độ chân
ống đảm bảo sao cho áp lực cột dung dịch lớn hơn áp lực chủ động của đất nền và
hoạt tải thi công phía bên ngoài.
- Ống chống tạm được hạ và rút chủ yếu bằng thiết bị thủy lực hoặc thiết bị rung kèm
theo máy khoan, khi không có thiết bị này có thể dùng búa rung đóng kết hợp lấy đất
bằng gầu hoặc hạ bằng kích ép thủy lực.
 Cao độ dung dịch khoan:
Cao độ dung dịch khoan trong lỗ phả i luô n giữ sao cho á p lự c củ a dung dịch khoan luô n lớ n hơn á p
lự c củ a đấ t và nướ c ngầ m phía ngoà i lỗ khoan, để trá nh hiện tượ ng sậ p thà nh trướ c khi đổ bê tô ng.
Cao độ dung dịch khoan cầ n cao hơn mự c nướ c ngầ m ít nhấ t là 1.5m. Khi có hiện tượ ng thấ t thoá t
dung dịch trong hố khoan nhanh thì phả i có biện phá p xử lý kịp thờ i.
 Đo đạc trong khi khoan:
Đo đạ c trong khi khoan gồ m kiểm tra tim cọ c bằ ng má y kinh vĩ và đo đạ c độ sâ u cá c lớ p đấ t qua mù n
khoan lấ y ra và độ sâ u hố khoan theo thiết kế. Cá c lớ p đấ t theo chiều sâ u khoan phả i đượ c ghi chép
trong nhậ t ký khoan và hồ sơ nghiệm thu cọ c. Nếu phá t hiện thấ y địa tầ ng khá c so vớ i hồ sơ khả o sá t
địa chấ t thì bá o ngay cho thiết kế và chủ đầ u tư để có biện phá p điều chỉnh, xử lý kịp thờ i. Sau khi
khoan đến chiều sâ u thiết kế, dừ ng khoan 30 phú t để đo độ lắ ng. Độ lắ ng đượ c xá c định bằ ng chênh
lệch chiều sâ u giữ a hai lầ n đo lú c khoan xong và sau 30 phú t. Nếu độ lắ ng vượ t quá giớ i hạ n cho phép
thì tiến hà nh vét bằ ng gầ u vét và xử lý cặ n lắ ng cho tớ i khi đạ t yêu cầ u.

Công tác gia công và hạ cốt thép

 Cốt thép được gia công theo bản vẽ thiết kế thi công. Nhà thầu phải bố trí mặt bằng gia
công, cắt cốt thép, đánh gỉ, uốn đai, cắt và buộc lồng thép theo đúng quy định.
 Cốt thép được chế tạo sẵn trong xưởng hoặc tại công trường, chế tạo thành từng lồng,
chiều dài lớn nhất của mỗi lồng phụ thuộc khả năng cẩu lắp và chiều dài xuất xưởng của
thép chủ. Lồng thép phải có thép gia cường ngoài cốt chủ và cốt đai theo tính toán để
đảm bảo lồng thép không bị xoắn, méo. Lồng thép phải có móc treo bằng cốt thép
chuyên dùng làm móc cẩu, số lượng móc treo phải tính toán đủ để treo cả lồng vào thành
ống chống tạm mà không bị tuột xuống đáy hố khoan, hoặc cấu tạo guốc cho đoạn lồng
dưới cùng tránh lồng thép bị lún nghiêng cũng như để đảm bảo chiều dày lớp bê tông
bảo vệ dưới đáy cọc.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 30
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

 Cốt gia cường thường dùng cùng đường kính với cốt chủ, uốn thành vòng đặt phía trong
cốt chủ khoảng cách từ 2.5  3m, liên kết với cốt chủ bằng hàn đính và dây buộc theo
yêu cầu của thiết kế. Khi chuyên chở, cẩu lắp có thể dùng cách chống tạm bên trong lồng
thép để tránh hiện tượng biến hình.
 Định tâm lồng thép bằng các con kê (tai định vị) bằng thép trơn hàn vào cốt chủ đối xứng
qua tâm, hoặc bằng các con kê tròn bằng xi măng, theo nguyên lý bánh xe trượt, cố định
vào giữa 2 thanh cốt chủ bằng thanh thép trục. Chiều rộng hoặc bán kính con kê phụ
thuộc vào chiều dày lớp bảo vệ. Số lượng con kê cần buộc đủ để hạ lồng thép chính tâm.
 Nối các đoạn lồng thép chủ yếu bằng dây buộc, chiều dài nối theo quy định của thiết kế.
Khi cọc có chiều dài lớn, Nhà thầu cần có biện pháp nối bằng cóc, dập ép ống/ hàn đảm
bảo đoạn lồng thép không bị tụt khi lắp hạ.

Xử lý cặn lắng đáy lỗ khoan trước khi thi công

 Sau khi hạ xong cốt thép mà cặn lắng vẫn quá quy định phải dùng biện pháp khí nâng
(air lift) hoặc bơm hút bằng máy bơm hút bùn để làm sạch đáy. Trong quá trình xử lý cặn
lắng phải bổ sung dung dịch đảm bảo cao độ dung dịch theo quy định, tránh lở thành lỗ
khoan.
 Công nghệ khí nâng được dùng để làm sạch hố khoan. Khí nén được đưa xuống gần
đáy hố khoan qua ống thép đường kính khoảng 60 mm, dày 3  4 mm, cách đáy khoảng
50  60 cm. Khí nén trộn với bùn nặng tạo thành loại bùn nhẹ dâng lên theo ống đổ bê
tông (ống tremi) ra ngoài; bùn nặng dưới đáy ống tremi lại được trộn với khí nén thành
bùn nhẹ; dung dịch khoan tươi được bổ sung liên tục bù cho bùn nặng đã trào ra; quá
trình thổi rửa tiến hành cho tới khi các chỉ tiêu của dung dịch khoan và độ lắng đạt yêu
cầu quy định.

Đổ bê tông

 Bê tông dùng thi công cọc khoan nhồi phải được thiết kế thành phần hỗn hợp và điều
chỉnh bằng thí nghiệm, các loại vật liệu cấu thành hỗn hợp bê tông phải được kiểm định
chất lượng theo quy định hiện hành. Có thể dùng phụ gia bê tông để tăng độ sụt của bê
tông và kéo dài thời gian ninh kết của bê tông. Ngoài việc đảm bảo yêu cầu của thiết kế
về cường độ, hỗn hợp bê tông nên có độ sụt trong khoảng 160± 20 mm đến 200 ± 20
mm.
 Ống đổ bê tông (ống tremi) được chế tạo trong nhà máy thường có đường kính 219 
273mm theo tổ hợp 0 .5, 1, 2, 3 và 6m, ống dưới cùng được tạo vát hai bên để làm cửa
xả, nối ống bằng ren hình thang hoặc khớp nối dây rút đặc biệt, đảm bảo kín khít, không
lọt dung dịch khoan vào trong. Đáy ống đổ bê tông phải luôn ngập trong bê tông không ít
hơn 1.5 m.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 31
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

 Dùng nút dịch chuyển tạm thời (dùng phao bằng bọt biển hoặc nút cao su, nút nhựa có
vát côn), đảm bảo cho mẻ vữa bê tông đầu tiên không tiếp xúc trực tiếp với dung dịch
khoan trong ống đổ bê tông và loại trừ khoảng chân không khi đổ bê tông.
 Bê tông được đổ không được gián đoạn trong thời gian dung dịch khoan có thể giữ thành
hố khoan Các xe bê tông đều được kiểm tra độ sụt đúng quy định để tránh tắc ống đổ do
vữa bê tông quá khô. Dừng đổ bê tông khi cao độ bê tông cọc cao hơn cao độ cắt cọc
khoảng 1m (để loại trừ phần bê tông lẫn dung dịch khoan khi thi công đài cọc).
 Sau khi đổ xong mỗi xe, tiến hành đo độ dâng của bê tông trong lỗ cọc, ghi vào hồ sơ để
vẽ đường đổ bê tông. Khối lượng bê tông thực tế so với kích thước lỗ cọc theo lý thuyết
không được vượt quá 20%. Khi tổn thất bê tông lớn phải kiểm tra lại biện pháp giữ thành
hố khoan

Rút ống vách và vệ sinh đầu cọc

 Sau khi kết thúc đổ bê tông 15  20 phút cần tiến hành rút ống chống tạm (casing) bằng
hệ thống day (rút + xoay) của máy khoan hoặc đầu rung theo phương thẳng đứng, đảm
bảo ổn định đầu cọc và độ chính xác tâm cọc.
 Sau khi rút ống vách 1  2 giờ cần tiến hành hoàn trả hố khoan bằng cách lấp trả bằng
cát hoặc đất, cắm biển báo cọc đã thi công cấm mọi phương tiện qua lại tránh hỏng đầu
cọc và ống siêu âm.

Kiểm tra và nghiệm thu

 Chất lượng cọc được kiểm tra trong tất cả các công đoạn thi công, ghi vào biên bản thi
công, lưu trữ theo quy định của Nhà nước.
 Kiểm tra dung dịch khoan:
- Dung dịch khoan phải được chuẩn bị trong các bồn chứa có dung tích đủ lớn, pha với
nước sạch, cấp phối tùy theo chủng loại dung dịch khoan sử dụng, điều kiện địa chất
công trình và địa chất thủy văn của địa điểm xây dựng, đảm bảo giữ thành hố khoan
trong suốt quá trình thi công khoan lỗ, lắp dựng cốt thép, ống kiểm tra siêu âm, ống
đặt sẵn để khoan lấy lõi đáy cọc (nếu có), cẩu lắp ống đổ bê tông và sàn công tác…
Bề dày lớp cặn lắng đáy cọc không quá trị số sau :
- Cọc chống  5 cm; Cọc ma sát + chống  10 cm;
- Kiểm tra dung dịch khoan bằng các thiết bị thích hợp. Dung trọng của dung dịch trộn
mới được kiểm tra hàng ngày để biết chất lượng, việc đo lường dung trọng nên đạt
tới độ chính xác 0.005g/ml. Các thí nghiệm kiểm tra dung dịch tiến hành theo quy định
tại bảng 9 cho mỗi lô dung dịch khoan trộn mới. Việc kiểm tra dung trọng, độ nhớt,
hàm lượng cát và độ pH phải được kiểm tra cho từng cọc, hàng ngày và ghi vào biểu
nghiệm thu trong phụ lục C. Trước khi đổ bê tông nếu kiểm tra mẫu dung dịch tại độ
sâu khoảng 0.5 m từ đáy lên có khối lượng riêng > 1.25 g/cm3, hàm lượng cát > 8%,
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 32
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

độ nhớt > 28 giây thì phải có biện pháp thổi rửa đáy lỗ khoan để đảm bảo chất lượng
cọc.

Bảng 14: Chỉ tiêu tính năng ban đầu của dung dịch bentonite

Tên chỉ tiêu Chỉ tiêu tính năng Phương pháp kiểm tra

1. Khối lượng riêng 1.05  1.15/cm3 Tỷ trọng kế hoặc Bomêkế


2. Độ nhớt 18  45 giây Phễu 500/700cc
3. Hàm lượng cát < 6%
4. Tỷ lệ chất keo > 95% Đong cốc
5. Lượng mất nước < 30ml/30phút Dụng cụ đo lượng mất nước
6. Độ dày áo sét 1  3mm/30phút Dụng cụ đo lượng mất nước
7. Lực cắt tĩnh 1 phút: 20  30mg/cm2 Lực kế cắt tĩnh
10 phút: 50 
100mg/cm2

8. Tính ổn định < 0.03g/cm2


9. Độ pH 79 Giấy thử pH

Ghi chú: nhà thầu thi công có thể đệ trình loại dung dịch khoan với đặc tính kỹ thuật khác
với các thông số nêu trong Bảng 14 nhưng phải được tư vấn quản lý dự án, giám sát thi
công và tư vấn thiết kế xem xét và chấp thuận.
 Kiểm tra lỗ khoan theo các thông số trong bảng 15, sai số cho phép về lỗ cọc do thiết kế
quy định và tham khảo bảng 16.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 33
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Bảng 15: Các thông số cần kiểm tra về lỗ cọc

Thông số kiểm tra Phương pháp kiểm tra


Tình trạng lỗ cọc - Kiểm tra bằng mắt có đèn rọi
- Dùng siêu âm hoặc camera ghi chụp hình lỗ cọc (nếu
được yêu cầu)
Độ thẳng đứng và - Theo chiều dài cần khoan và mũi khoan
độ sâu
- Thước dây
- Quả dọi
- Máy đo độ nghiêng : thí nghiệm Koden cho 100% số
lượng cọc.
Kích thước lỗ - Calip, thước xếp mở và tự ghi đường kính
- Thiết bị đo đường kính lỗ khoan (dạng cơ, siêu âm…)
- Theo độ mở của cánh mũi khoan khi mở rộng đáy
Độ lắng đáy lỗ - Thả chùy (hình chóp nặng 1 kg)
- Tỷ lệ điện trở
- Điện dung
- So sánh độ sâu đo bằng thước dây trước và sau khi vét,
thổi rửa

Chú thích:
Kích thước lỗ khoan khuyến khích Nhà thầu tự kiểm tra để hoàn thiện công nghệ, hiện
tại trong thực tế chưa bắt buộc phải đo đường kính lỗ.

Bảng 16: Sai số cho phép về lỗ khoan cọc


Sai số vị trí cọc, cm
Sai số
độ Cọc đơn, cọc
Cọc dưới móng
Phương pháp tạo lỗ cọc thẳng dưới móng băng
băng theo trục
đứng, theo trục ngang,
dọc, cọc phía
% cọc biên trong
trong nhóm cọc
nhóm cọc

Cọc giữ D  1000mm D/6 nhưng  10 D/4 nhưng  15


thành 1
bằng
D > 1000mm 10 + 0.01H 15 + 0.01H
dung
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 34
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Sai số vị trí cọc, cm


Sai số
độ Cọc đơn, cọc
Cọc dưới móng
Phương pháp tạo lỗ cọc thẳng dưới móng băng
băng theo trục
đứng, theo trục ngang,
dọc, cọc phía
% cọc biên trong
trong nhóm cọc
nhóm cọc

dịch
Đóng D  500mm 7 15
hoặc
D > 500mm 1
rung 10 15
ống

Chú thích:
1. Sai số về độ nghiêng của cọc xiên không lớn hơn 15% góc nghiêng của cọc.
2. Sai số cho phép về độ sâu hố khoan  10cm.
3. D là đường kính thiết kế cọc, H là khoảng cách giữa cao độ mặt đất thực tế và
cao độ cắt cọc trong thiết kế.
 Sai số cho phép về lồng cốt thép do thiết kế quy định và tham khảo bảng 17.

Bảng 17: Sai số cho phép chế tạo lồng thép

Hạng mục Sai số cho phép, mm


1. Cự ly giữ a cá c cố t chủ  10
2. Cự ly cố t đai hoặ c cố t lò xo  20
 10
3. Đườ ng kính lồ ng thép
 50
4. Độ dà i lồ ng thép

 Kiểm tra chất lượng bê tông thân cọc


- Bê tông trước khi đổ phải lấy mẫu, mỗi cọc 3 tổ mẫu lấy cho ba phần, đầu, giữa và
mũi cọc, mỗi tổ 3 mẫu. Cốt liệu, nước và xi măng được thử mẫu, kiểm tra theo quy
định cho công tác bê tông. Kết quả ép mẫu kèm theo lý lịch cọc.
- Đối với mẫu nén bê tông cần đúc tối thiểu 01 tổ gồm 03 mẫu để lưu. Mẫu lưu được
gián tem có chữ ký của các bên liên quan. Mẫu lưu được lưu tại công trường hoặc
phòng thí nghiệm theo đúng điều kiện tiêu chuẩn. Mẫu lưu được chấp nhận và sử
dụng để đánh giá chất lượng bê tông trong trường hợp: mẫu thí nghiệm bị thất lạc
hoặc hư hại, có nghi ngờ về kết quả thí nghiệm.
 Nghiệm thu công tác thi công cọc tiến hành dựa trên cơ sở các hồ sơ sau:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 35
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Hồ sơ thiết kế được duyệt;


- Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc;
- Kết quả kiểm định chất lượng vật liệu, chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép và các loại
vật liệu chế tạo trong nhà máy;
- Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;
- Hồ sơ nghiệm thu từng cọc;
- Bản vẽ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng các
cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;
- Các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cây cọc theo quy định của Thiết kế;

Các biện pháp an toàn lao động

 Công tác an toàn lao động cần tuân thủ theo các quy định an toàn hiện hành.
 Tất cả các loại máy móc, thiết bị vận hành phải tuyệt đối tuân theo quy trình an toàn, đặc
biệt là quy trình an toàn cho xe cẩu và máy khoan.
 Lắp dựng hệ thống biển báo khu vực nguy hiểm, khu vực cọc vừa mới đổ xong bê tông,
cấm di chuyển qua các khu vực này.
 Khi bị tắc ống đổ bê tông, Nhà thầu phải có phương án xử lý được thiết kế chấp thuận và
chỉ được xử lý theo lệnh của người chỉ huy chung.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 36
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Thi công tường vây (nếu có)


Phạm vi công việc

 Công việc này được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN); tiêu chí kỹ thuật này
và các bản vẽ có liên quan được giao cho Nhà thầu; cũng như theo các chỉ thị của công
ty Tư vấn.
 Hợp đồng bao gồm việc cung ứng toàn bộ lao động, vật tư, dụng cụ, máy móc thiết
bị,v.v… cần thiết cho các công việc dưới đây
- Cung cấp và lắp đặt các pa-nen tường vây với độ sâu phù hợp với điều kiện thực tế
tại công trường như thể hiện trong bản vẽ.
- Cung cấp, lắp đặt và thi công các tường dẫn bê tông (Guide Walls) trước khi thi công
tường vây (Diaphragm Wall)
 Thực hiện các công việc thí nghiệm, quan trắc đảm bảo kiểm soát chất lượng công việc
 Cung cấp, lắp đặt, bảo dưỡng, đo đạc và lưu hồ sơ quan trắc cho tường vây.
 Thực hiện bất kỳ công tác phát sinh nào cần thiết nhằm bảo đảm việc tiến hành thi công
tường vây an toàn và đạt yêu cầu.
 Thiết kế và thi công tất cả các công trình tạm và bất cứ các chi tiết công trình vĩnh cửu
nào đề ra như đã thoả thuận với Tư vấn và bảo đảm rằng các công trình tạm theo đề
xuất không gây ảnh hưởng bất lợi nào cho công trình vĩnh cửu (cả trong thời gian trước
mắt cũng như lâu dài) tuỳ theo sự đồng ý của Tư vấn.
 Nhà thầu được xem như đã kiểm tra khu vực thi công và tình trạng địa chất và địa kỹ
thuật thích hợp đối với công việc. Công trình phải được tiến hành trên cơ sở địa hình đã
kiểm tra,
 Công việc sẽ bao gồm cả việc thử nghiệm siêu âm “Koden” hoặc tương đương để xác
định độ chính xác của rãnh đào trước khi tiến hành đổ bê tông.
 Nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện các bản vẽ thi công chi tiết và sơ đồ lắp đặt panel
cho toàn bộ hợp đồng về tường vây. Các bản vẽ sẽ bao gồm sơ đồ mặt bằng, các khu
vực và cao trình của toàn bộ các panel tường vây, kể cả các chi tiết về thép gia cường
và công tác chống thấm.
 Nhà thầu cần bảo đảm rằng các panel tường vây được liên kết khóa một cách thích hợp
nhằm cung cấp tầng hầm hoàn toàn kín nước. Nhà thầu phải cung cấp băng ngăn nước
(waterstop) giữa các mối nối panel. Băng ngăn nước và việc lắp đặt băng ngăn nước
phải được đệ trình cùng với các tiêu chỉ kỹ thuật và phải được chấp thuận của Tư vấn
trước khi tiến hành thi công.
 Nhà thầu cần bảo đảm rằng toàn bộ các hoạt động thi công ở công trường sẽ theo đúng
các yêu cầu của chính quyền địa phương, đặc biệt là các Quy định về Quản lý Ô
Nhiễm Môi trường trong việc thải dung dịch khoan.
 Nhà thầu cần bảo đảm rằng việc thi công tường vây và các chuyển dịch nền đất liên đới
được quan trắc chặt chẽ.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 37
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Chuẩn bị thông tin cần thiết

 Trước thời điểm thi công, nhà thầu có trách nhiệm khảo sát thực tế hiện trạng mặt bằng
công trường và các công trình lân cận với đầy đủ thông tin để lập biện pháp đảm bảo an
toàn khi thi công.
 Vào thời điểm thi công Nhà thầu phải đệ trình trước các thông tin sau đầy nhằm hỗ trợ
cho Tư vấn trong việc đánh giá các đề xuất của Nhà thầu cũng như tính phù hợp của các
công trình sắp thi công.
- Kế hoạch thi công bao gồm các chi tiết về nhân lực và thiết bị dự định sử dụng.
- Sơ đồ tổ chức nhân sự và sơ yếu lý lịch của nhân sự chủ chốt tham gia dự án
- Quy trình quản lý chất lượng.
- Biện pháp, trình tự, quy mô và thời gian thi công panel tường vây.
- Toàn bộ các công trình tạm trong từng giai đoạn thi công, bao gồm các đề xuất cho
rãnh tường dẫn và các quy trình phun vữa cần thiết cho các công trình hiện hữu.
- Tiên liệu các sự cố và biện pháp phòng ngửa, xử lý.
- Máy móc thiết bị sử dụng và các biện pháp phòng ngừa đề xuất cho công tác lấp đất
khẩn cấp trong trường hợp xảy ra việc dung dịch khoan thất thoát nhanh.
- Cấp phối bê tông và khoảng thời gian tối thiểu và tối đa giữa thời điểm hoàn thành
một panel và bắt đầu một panel kế tiếp.
- Đề xuất biện pháp kiểm tra vữa khoan bị nhiễm bẩn ở đáy hố đào.
- Các bản vẽ thi công chi tiết của các khung gia cố chỉ rõ các chi tiết gia cường, và nếu
cần, những công tác tạm để hình thành hố lõm cùng với các đề xuất về công tác cẩu
lắp.
- Các tính toán để cho thấy tỷ trọng của dung dịch khoan và cột áp thấp nhất của dung
dịch đủ để duy trì sự ổn định của rãnh trong tình trạng đất hiện hữu trên toàn bộ chiều
dài rãnh.
- Biện pháp thi công phần đào đất và đá mồ côi (nếu gặp phải) khi đào phía trước
tường vây.
- Biện pháp đảm bảo An toàn lao động, Vệ sinh môi trường, Phòng cháy chữa cháy
Việc thi công tường vây không được bắt đầu trước khi Tư vấn đồng ý với biện pháp,
trình tự và quy trình lắp đặt đề xuất.

Các tiêu chuẩn áp dụng

 TCVN 5574 : 2012 - Kết cấu BTCT – Tiêu chuẩn thiết kế


 TCVN 9386 : 2012- Thiết kế công trình chịu động đất
 TCVN 9395 : 2012 - Cọc khoan nhồi, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
 TCVN 9396 : 2012 - Cọc khoan nhồi- Xác định tính đồng nhất của bê tông- Phương
pháp xung siêu âm
 TCVN 4447 : 2012 - Công tác đất. Thi công và nghiệm thu

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 38
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Các yêu cầu về vật liệu

 Bê tông:
- Các yêu cầu kỹ thuật thi công bê tông tuân theo mục 2.6.6.3 – Công tác thi công bê
tông trong Tiêu chuẩn kỹ thuật này.
- Cường độ bê tông lấy theo số liệu quy định trong bản vẽ thiết kế.
- Độ sụt tối thiểu của bê tông là 160 ± 20 mm.
- Nếu không có yêu cầu khác của Kỹ sư Tư Vấn, bê tông panel tường vây sẽ đổ theo
phương pháp dùng ống đổ dưới dung dịch khoan (dung dịch bentonite hoặc polymer)
theo tiêu chuẩn TCVN 9395 : 2012.
- Hỗn hợp bê tông phải chảy dễ dàng trong ống đổ và phải được thiết kế để cho ra bê
tông đặc chắc. Tỷ lệ nước và xi măng không được vượt quá 0,45.
- Dùng nút dịch chuyển tạm thời (dùng phao bằng bọt biển hoặc nút cao su, nút nhựa
có vát côn), đảm bảo cho mẻ vữa bê tông đầu tiên không tiếp xúc trực tiếp với dung
dịch khoan trong ống đổ bê tông và loại trừ khoảng chân không khi đổ bê tông.
- Bê tông được đổ không đựơc gián đoạn trong thời gian dung dịch khoan có thể giữ
thành hố khoan. Cần kiểm tra độ sụt thường xuyên để tránh tắc ống đổ do vữa bê
tông quá khô.
- Sau khi đổ xong mỗi xe tiến hành đo độ dâng của bê tông trong hố Panel tường vây,
ghi vào hồ sơ để đo vẽ đường đổ bê tông. Khối lượng bê tông thực tế so với kích
thước hố Panel tường vây theo lý thuyết không đựợc vượt quá 20%. Khi tổn thất bê
tông lớn phải kiểm tra lại biện pháp giữ thành hố khoan.
- Biên bản / hồ sơ: Nhà thầu cần lưu lại toàn bộ hồ sơ biên bản các lần cung cấp bê
tông trộn sẵn đổ cho công trình, bao gồm: Phiếu giao hàng trong đó có chi tiết về chất
lượng, tỷ lệ trộn và thời gian thêm xi măng vào cốt liệu, vị trí đổ bê tông.
 Cốt thép:
- Cường độ cốt thép lấy theo số liệu quy định trong bản vẽ thiết kế.
- Ghi chú về cốt thép chờ đặt trong Panel tường vây lấy theo quy định trong bản vẽ
thiết kế.
- Bản vẽ gia công do Nhà thầu soạn thảo cần thể hiện toàn bộ số cốt thép cần thiết bao
gồm cả số thép cần cho việc cẩu nâng, gia cường và ghép nối.
- Lồng cốt thép phải được đánh dấu rõ ràng để chỉ đúng hướng đưa vào rãnh. Cốt thép
phải được cố định tại vị trí trong quá trình đúc từng panel theo các miếng đệm chia
khoảng cách đã được chấp thuận. Cốt thép phải được đặt đúng vị trí như thể hiện
trong bản vẽ và phần bảo vệ tối thiểu theo thiết kế cần được duy trì.
- Lồng thép được tổ hợp từ những thanh thép có chiều dài như bản vẽ thiết kế. Các
lồng thép được liên kết với nhau bằng bulông U-bolt, bằng nối chồng và/ hoặc
Coupler. Các thanh thép được nối với nhau tại cùng 01 cao trình trên mặt đất hoặc tại
miệng hố đào.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 39
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Nếu mối nối giữa các thanh trong mỗi lồng thép là mối nối cơ khí (bằng coupler) thì
cường độ của mối nối không được nhỏ hơn cường độ bản thân thanh thép.
- Lồng thép panel tường vây phải được hạ thẳng đứng vào hố đào, không được chạm
vào thành hố, tránh gây sạt lở thành hố đào.
 Dung dịch khoan giữ hố đào:
- Dung dịch khoan khi đươc giao tới công trường và trước khi trộn, phải theo đúng Tiêu
chí kỹ thuật trong bảng 1 của TCVN 9395:2012 hoặc bảng đính kèm.
- Nhà thầu cần có chứng chỉ của nhà sản xuất bột dung dịch khoan, trong đó nêu rõ vật
tư giao tới công trường được nhận từ nơi gởi hàng nào của nhà sản xuất, đồng thời
thể hiện các đặc tính kỹ thuật của bột dung dịch khoan.
- Bột dung dịch khoan phải được trộn đều với nước sạch. Tỷ lệ phần trăm chất bột sử
dụng để làm vữa phải đủ để duy trì tính ổn định của phần đào rãnh tường vây.
- Vữa dung dịch khoan mới trộn: Tỷ trọng của vữa dung dịch khoan mới trộn phải được
đo hàng ngày như một cách kiểm tra về chất lượng vữa. Dụng cụ đo sẽ được cân
chỉnh để có thể đọc được trong phạm vi 0,005g/ml. Đối với tình trạng đất trung bình
các thí nghiệm sau đây cần được áp dụng cho dung dịch khoan được cung cấp tới
rãnh đào. Kết quả nói chung phải nằm trong phạm vi trình bày trong bảng dưới đây:

Vữa dung dịch Phương pháp/thiết bị thử


Tính chất cân đo
khoan mới trộn nghiệm

Tỷ trọng (g /ml) 1,02-1,05 Cân tỷ trọng bùn

Phương pháp Marsh Cone


Độ nhớt (s) 32-50
hoặc Nhớt kế hiệu Fann

Lực cắt tĩnh (10 phút) Không áp dụng Lực cắt kế tĩnh

Hàm lượng cát Không áp dụng Sàng lọc

Giấy chỉ thị độ pH hoặc pH kế


pH 7-9
chạy bằng điện

1 mẫu / ngày cho 1 mẫu / ngày cho mẫu từ hố


Tần suất thí nghiệm
dung dịch vừa trộn khoan

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 40
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Các thí nghiệm nhằm xác định tỷ trọng, độ nhớt, trị số pH phải được thực hiện trước
tiên cho tới khi lập được một mô hình làm việc nhất quán, có lưu ý đến quy trình trộn,
việc pha vữa khoan mới trộn vào vữa khoan đã sử dụng trước đó.
- Trong quá trình thi công, cao trình vữa khoan trong rãnh phải được duy trì trong phạm
vi độ sâu của tường dẫn và phải ở mức ít nhất 1.0 m trên cao trình nước dưới đất.
- Trong trường hợp xảy ra việc thất thoát vữa khoan một cách đột ngột, cần đưa ra
phương án xử lý và thông báo ngay cho Kỹ sư Tư Vấn.
- Khi xảy ra tình trạng nước ngầm nhiễm hoá chất hoặc muối, cần áp dụng các biện
pháp đặc biệt nhằm thay đổi vữa khoan. Việc thay đổi tùy thuộc vào tính chất ô
nhiễm. Trong trường hợp nhiễm muối, thông thường cần bảo đảm rằng chất vữa
khoan được hyđrát hoá toàn bộ trong nước sạch trước khi cung cấp tới rãnh để đào.
- Cần áp dụng các bước hợp lý để ngăn chặn việc chất vữa khoan đổ tràn ra ngoài
khỏi khu vực thi công tường. Vữa khoan thải bỏ đã bơm ra khỏi rãnh đào phải được
dọn dẹp ngay khỏi khu vực công trường.

Công tác thi công tường vây

 Biện pháp thi công:


Biện pháp thi công phải thể hiện các thông tin sau
- Bản vẽ thi công mặt bằng tường vây và chi tiết các panel.
- Bản vẽ thi công chi tiết tường dẫn.
- Trình tự công tác đào và công tác đổ bê tông các panel.
- Tạo các mối nối giữa panel, bao gồm cả các công tác trét kín mối nối.
- Chủng loại, nguồn gốc, tính chất hoá lý của chất vữa dung dịch khoan.
- Công tác trộn, vận chuyển và thiết bị đổ vữa dung dịch khoan.
- Công tác làm sạch và tái sử dụng vữa dung dịch khoan.
- Các tính toán nhằm chứng minh rằng tỷ trọng của vữa dung dịch khoan và áp suất
thấp nhất của vữa đủ để duy trì sự ổn định của rãnh tường vây tới hết chiều dài rãnh
trong điều kiện nền đất ở nơi thi công.
- Phương pháp quan trắc và kiểm tra sự ổn định của rãnh tường vây, được chứng
minh bằng các tính toán có liên quan.
- Phương pháp quan trắc và kiểm tra sự ổn định của các công trình lân cận, đường lộ,
các công trình dịch vụ công cộng và các cấu trúc ngầm khác ở khu vực lân cận.
- Phương pháp quan trắc và kiểm tra các dung sai liên quan đến panel tường vây.
- Biện pháp đổ bỏ vữa dung dịch khoan nhiễm bẩn.
- Biểu mẫu ghi công tác thi công và lắp đặt tường vây.
- Chuẩn bị các hồ sơ kỹ thuật:
- Nhà thầu lập bản vẽ thi công (shop drawings) đệ trình cho Kỹ sư Tư Vấn Giám sát.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 41
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Các bản vẽ thi công phải bao gồm các thông tin sau:
* Sơ đồ bố trí, kích thước và các chi tiết thép tường vây và tường dẫn, bao
gồm các mặt cắt và mặt bằng.
* Sơ đồ bố trí, kích thước và trình tự thi công các panel tường, bao gồm các
mặt cắt.
* Kích thước, chi tiết và vị trí của các lỗ chờ, hốc tường, vật liệu đặt chờ, ống
thép đứng, các ống ngầm chuyển bê tông, v.v…
* Chi tiết các miếng chêm, thép giá, thanh giằng, v.v… để chống đỡ và buộc
các lồng thép.
* Chi tiết nối các lồng thép.
 Tường dẫn:
- Tường dẫn phải được thi công đúng kích thước, độ cao và hình dạng để phù hợp với
thiết bị đào được sử dụng và tình trạng công trường. Tường dẫn phải đủ độ cao để
duy trì áp lực vữa dung dịch khoan yêu cầu và đủ độ sâu để phòng tránh tình trạng bị
đất xói mòn do sự tác dụng của chất vữa dung dịch khoan.
- Tường dẫn phải được nâng cao hơn cao trình mặt đất so với đỉnh hố đào ở mọi thời
điểm trong quá trình đào và thi công panel, và phải ở mức cao hơn nếu như Nhà thầu
thấy cần thiết nhằm duy trì sự ổn định của rãnh đào và kiểm soát được sự dịch
chuyển của nền đất.
- Sau khi hoàn thành công trình, tường dẫn phải được đập bỏ tại những vị trí cần thiết.
 Panel tường vây:
- Công tác thi công panel tường vây phải nằm trong phạm vi vữa dung dịch khoan,
nghĩa là phải đủ sâu và không thay đổi nhằm bảo đảm sự ổn định của nền đất chung
quanh trong quá trình đào và đổ bê tông.
- Cao trình vữa dung dịch khoan trong quá trình đào cần giữ nguyên trong phạm vi độ
sâu của tường dẫn hướng và không thấp hơn mặt trên tường dẫn 0.5 m.
- Sơ đồ bố trí và chiều dài của panel tường
* Chiều dài và chiều rộng của tiết diện panel đã được quy định trên bản vẽ
thiết kế.
* Trình tự thi công panel phải được sắp xếp nhằm tránh gây thiệt hại cho số
panel đã được thi công. Không được đào hoặc thi công cùng lúc hai panel liền kề
nhau.
* Cần nêu rõ trong biện pháp thi công chiều dài của tất cả các panel sẽ được
đổ bê tông có lưu ý đến tình trạng nền đất ở khu vực thi công và nhu cầu duy trì sự
ổn định của rãnh và giới hạn dịch chuyển của nền đất lân cận. Có thể làm thử một
panel trước khi thi công đại trà.
- Cao trình tường vây:
Toàn bộ tường vây phải được đổ bê tông tới cao trình đỉnh như trên bản vẽ thiết kế.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 42
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

 Trình tự đào đất:


- Công tác đào panel cần được sắp xếp theo một trình tự sao cho các panel vừa đúc
xong không bị tổn hại do việc đào đất panel tiếp theo.
* Đối với tường vây thì nhà thầu chỉ được phép đào hố panel tiếp theo khi kết
thúc việc đổ bê tông panel ngay sát bên cạnh đạt được ≥ 24 giờ mới được tiến
hành đào module mới (Trường hợp đào hố panel tiếp theo khi kết thúc việc đổ bê
tông panel ngay sát bên cạnh đạt được < 24 giờ thì nhà thầu phải cam kết và có
biện pháp để đảm bảo chất lượng cho các panels đã thi công). Các yêu cầu trong
quá trình đổ bê tông tường vây:
(a) Các lồng thép phải được giữ nguyên vị trí trong suốt quá trình đổ bê tông.
(b) Bê tông cần được đổ liên tục qua một hay nhiều ống đổ, đồng thời cần chú ý
trong quá trình đổ nhằm tránh trường hợp bê tông bị nhiễm tạp chất. Khi sử
dụng cùng lúc hai ống hoặc nhiều hơn cho một panel, cần chú ý cẩn thận để
bảo đảm cao trình bê tông tại từng vị trí ống được duy trì gần bằng nhau.
(c) Ống đổ bê tông phải sạch, kín nước và có đường kính bên trong tối thiểu là
250 mm để bê tông dễ dàng lưu thông.
(d) Ống đổ bê tông phải kéo dài tới đáy rãnh đào trước khi bắt đầu đổ bê tông,
đồng thời cần lưu ý để bảo đảm toàn bộ vữa dung dịch khoan được loại bỏ
khỏi ống trong quá trình bơm thử lúc đầu. Ống đổ bê tông phải được thọc sâu
vào bê tông tối thiểu là 1,5 m nhằm tránh trường hợp vữa dung dịch khoan
chảy ngược trở lại vào trong ống.
(e) Bê tông phải được đổ đến cao trình thiết kế chỉ trên bản vẽ, cao hơn cao độ
cắt đầu Panel tường vây 700mm nhằm bảo đảm rằng toàn bộ bê tông ngang
và dưới cao độ cắt là đồng nhất, không chứa xi măng lỏng và các tạp chất. Có
thể Kỹ sư sẽ yêu cầu đúc lố dày hơn tùy theo tình hình thực tế ở khu vực thi
công. Phần đúc lố sau đó phải được Nhà thầu cắt bỏ tới cao độ cắt.
(f) Trường hợp phần bê tông không đạt ở đầu Panel tường vây thì phải đục bỏ và
hoàn thiện bằng bê tông mới có tính liên kết tốt với bê tông cũ.
 Các yêu cầu về khuôn đầu chặn (Stop – end):
- Các khuôn đầu chặn được gắn vào lồng thép panel trước khi đổ bê tông phải sạch sẽ
và có bề mặt trơn nhẵn. Các khuôn chặn phải được cố định để tránh bị dịch chuyển
theo phương nằm ngang trong quá trình đổ bê tông hoặc tránh gây tổn hại cho đất và
các cấu trúc gần đó.
- Các khuôn đầu chặn phải đảm bảo độ thẳng đứng và đúng vị trí để không gây cản trở
khi hạ lồng thép.
- Việc rút khuôn đầu chặn ra phải được tiến hành trong phạm vi thời gian và phương
pháp phù hợp nhằm tránh gây tổn hại cho bê tông panel.
 Các mối nối panel và sự rò rỉ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 43
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Biện pháp cấu tạo mối nối và thiết bị sử dụng phải làm cho toàn bộ các chất rắn bị
loại ra khỏi phần đầu nối của panel kế bên bằng thiết bị đào. Tường vây phải cấu tạo
thật kín nước.
 Các yêu cầu về đảm bảo vệ sinh trong quá trình thi công:
- Đất đá thải ra từ công tác đào tường vây phải được tách riêng khỏi vữa sử dụng trong
quá trình đào. Số đất thải này phải được đổ bỏ theo đúng quy định và càng nhanh
càng tốt.
- Chất bentonite đã sử dụng hoặc vữa bị nhiễm bẩn không còn thích hợp cho việc sử
dụng phải được đổ bỏ bằng cách trộn lẫn với một lượng đất có tính chất có thể trung
hòa các đặc tính của vữa bentonite.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 44
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

 Các yêu cầu về quan trắc:


- Nhà thầu cần phải quan trắc độ lún của các tòa nhà cùng cấu trúc liền kề công trình
thi công. Nhà thầu phải đệ trình báo cáo cho Chủ Đầu Tư và Tư Vấn biết kết qủa
quan trắc lún trong qúa trình thi công và sau khi thi công của các công trình lân cận
trong phạm vi bán kính 2H của khu vực thi công tường vây (H là khoảng cách từ mặt
đất tự nhiên đến đáy hố đào).
- Nhà thầu cần đệ trình cho Kỹ sư Tư Vấn Giám sát các vị trí và chi tiết các điểm quan
trắc độ lún của các tòa nhà cũng như mặt đất mà Nhà thầu dự định sử dụng.
- Công tác lắp đặt các điểm quan trắc lún phải được thực hiện trước khi bắt đầu thi
công Panel tường vây. Thiết lập cao trình ban đầu (mốc đo lường) của từng điểm trắc
đạc trước khi thi công.
- Nhà thầu cần tiến hành công tác quan trắc và ghi lại cao trình các điểm trắc đạc trong
suốt quá trình thi công Công trình, sử dụng các ni-vô và Panel tường vây chính xác
đến mức độ 0,5 mm hoặc cao hơn. Tần suất lấy các số đo trắc đạc sẽ tùy thuộc vào
kế họach thi công. Tại khu vực thi công Panel tường vây, số đo cao trình của các
điểm trắc đạc cần được thu thập hàng ngày. Tại các khu vực xa điểm thi công Panel
tường vây, số đo cao trình trong công tác trắc đạc sẽ được lấy hàng tuần.
- Quy trình và biện pháp thi công phải luôn luôn hạn chế đến mức tối thiểu việc gây ra
tình trạng lún và dịch chuyển sang bên cạnh của nền đất và nhà cửa chung quanh
khu vực thi công. Nhà thầu phải gởi cho Tư vấn độ chuyển vị mặt đất dự trù phía sau
tường trong từng giai đoạn thi công.
 Về dung sai:
- Độ hở tối thiểu giữa các mặt của tường dẫn phải bằng chiều dầy tường vây cộng
thêm 25 mm và độ hở tối đa phải bằng bề dầy tường vây cộng thêm 50 mm. Tường
dẫn phải có thanh chống, nếu cần, nhằm giữ nguyên các dung sai này trong suốt thời
gian thi công công trình. Bề mặt của tường dẫn hướng về phía trong hố đào nhất thiết
phải thẳng đứng và phải biểu thị là trục tham chiếu. Trục tham chiếu này không được
biến đổi từ một đường thẳng hoặc mặt cắt quy định nhiều hơn ± 5 mm trong phạm vi
5 m chiều dài tường và hạn chế sự thay đổi đột biến.
- Dung sai độ thẳng đứng của hố đào panel trước lúc đổ bê tông là 1/100.
- Những vị trí lỗ chờ, chỗ hõm và vật chêm vào trong phạm vi tường phải bố trí trong
phạm vi các dung sai sau đây. Dung sai theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang ± 50
mm áp dụng cho các chỗ hõm nằm ở một độ sâu lên tới 15 m tính từ đỉnh tường dẫn;
đối với các chỗ hõm nằm ở độ sâu vượt quá 15 m, dung sai sẽ là ± 75 mm.
- Cần giữ nguyên lớp bảo vệ cốt thép tối thiểu là 75mm.
- Băng chống thấm giữa các panel kéo dài từ mặt đất đến cao trình thấp hơn đáy bản
sàn tầng hầm cuối ít nhất là 2 m. Sai số chiều dài theo phương đứng của băng chống
thấm lên phía trên ±50 mm, xuống phía dưới ± 200 mm.
- Dung sai cao trình đổ bê tông panel là ± 300mm.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 45
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Kiểm tra chất lượng tường vây

 Thi công tường vây cần hạn chế các khuyết tật, chỗ thắt, chỗ đứt đoạn và các mặt cắt
của Panel tường vây quan trọng.
 Panel tường vây phải được thử nghiệm theo phương pháp: ghi nhận sóng âm (sonic
logging), khoan lấy mẫu bê tông Panel tường vây (theo chỉ định của kỹ sư khi kết quả
của phương pháp ghi nhận sóng siêu âm không đạt).

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 46
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

 Kiểm tra kích thước và độ thẳng đứng của hố đào:


- Trước khi hạ lồng thép, các thông số kích thước, độ thẳng đứng của hố đào phải
được kiểm tra và nghiệm thu bằng thí nghiệm Koden.
- Phải kiểm tra độ thẳng đứng hố đào (Koden test) cho 25% tổng số panel tường vây
được chỉ định và chấp thuận của kỹ sư tư vấn.
 Phương pháp thí nghiệm siêu âm panel tường vây:
- Công tác thí nghiệm siêu âm panel tường vây theo tiêu chuẩn TCVN 9396-2012.
- Ống thép để thí nghiệm siêu âm phải thử đảm bảo kín nước trong ống trước khi hạ
cùng lồng thép. Ống phải được cố định chặt vào bề mặt bên trong của khung cốt thép
và cách đều nhau trên chu vi.
- Số ống này phải có đường kính trong không nhỏ hơn 60 mm, khoảng cách tối thiểu
các ống được chỉ định trên bản vẽ, không có chỗ nhô ra hoặc chỗ nối nào bên trong,
và có thể được chế tạo bằng thép mềm. Số lượng và vị trí các ống trong các panel
cho trên bản vẽ.
- Tất cả các mối nối phải kín nước. Ống phải được bơm đầy nước nhằm tạo ra sự kết
nối âm thanh và sau đó được gắn nút hoặc bịt chặt đầu trước khi đổ bê tông. Loại
ống và tình trạng bịt kín phải được kiểm tra và có sự chấp thuận của Kỹ sư trước khi
lắp đặt.
- Thời gian cần thiết để tiến hành thí nghiệm cho từng Panel tường vây phải được ghi
lại cùng với biên bản ghi nhận thời gian bắt đầu và kết thúc thử nghiệm.
- Kết quả thí nghiệm phải được đơn vị thí nghiệm trình bày trong báo cáo và do một kỹ
sư chuyên nghiệp ký tên. Báo cáo phải bao gồm các phân tích toàn diện về mặt kỹ
thuật về các kết quả thử nghiệm cho từng Panel tường vây, có lưu ý tình trạng đất và
các yếu tố có liên quan khác.
- Sau khi siêu âm để kiểm tra chất lượng bê tông các Panel tường vây, nếu thấy cần
thiết có thể yêu cầu khoan lấy lõi thử để thí nghiệm tại bất kỳ một vị trí nào dọc theo
chiều sâu Panel tường vây.
 Thí nghiệm khoan lõi thử các Panel tường vây:
Công tác khoan lõi được tiến hành khi kết quả của phương pháp ghi nhận sóng siêu âm không đạt
theo tiêu chuẩn TCVN 9396-2012.
- Trong trường hợp kết qủa siêu âm phát hiện các khuyết tật không đảm bảo chất
lượng Panel tường vây theo các tiêu chuẩn cũng như thiết kế thì phải khoan lõi kiểm
tra chất lượng bê tông tường vây. Việc này sẽ được thực hiện bằng một lỗ khoan lõi
thẳng đứng được khoan xuyên qua khu vực trung tâm Panel tường vây từ đầu Panel
tường vây đến độ sâu quy định. Vị trí lõi và độ dài lõi phải được Kỹ sư đồng ý. Cố
gắng lấy được toàn bộ lõi khoan. Lõi được khoan phải có đường kính không nhỏ hơn
100mm.
- Đối với từng Panel tường vây được yêu cầu lấy lõi, công tác khoan lõi phải được tiến
hành sau khi siêu âm Panel tường vây. Tư vấn sẽ đánh dấu các phần lõi được thử
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 47
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

nghiệm, đồng thời Nhà thầu phải tổ chức thử nghiệm tại một phòng thí nghiệm được
chấp thuận. Cần tiến hành ít nhất là sáu (6) thí nghiệm nén một trục trên lõi khoan lấy
từ Panel tường vây.
- Lỗ khoan lõi phải được phụt vữa lấp đầy. Vữa phụt phải là vữa xi măng đậm đặc
được chấp thuận có cường độ tối thiểu tương đương hoặc cao hơn cường độ bê tông
trong lỗ khoan.
- Mẫu hình trụ lấy được sau khi khoan lõi được thí nghiệm theo TCVN 3105:1993 hoặc
theo BS EN tương đương.
 Yêu cầu đo nghiêng tường vây
- Để đo nghiêng cần lắp đặt ống thí nghiệm đo nghiêng đo bằng Incliometer. Đặt ống
suốt theo chiều đứng của tường vây. Các ống đo nghiêng sẽ được đặt trong ống thép
D > 100 mm. Vị trí và số lượng cụ thể ống đo nghiêng được chỉ rõ trên bản vẽ thiết
kế.
- Các mối nối của ống cần phải đảm bảo kín tránh dung dịch bentonite và vữa bê tông
xâm nhập. Hướng của ống thép phải thẳng đứng và được gắn chặt vào lồng thép.
- Thí nghiệm Koden
- Khi khoan đất tường vây, việc kiểm tra độ thẳng đứng và kích thước hố khoan là rất
quan trọng.
- Việc kiểm tra độ thẳng đứng để xác định khoảng cách, độ xiên của hố khoan là rất
cần thiết và quan trọng trong khâu đánh giá chất lượng thi công.
- Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 9395 – 2012: Cọc khoan nhồi – Thi công và nghiệm thu.

Các thông số kỹ thuật yêu cầu đối với dung dịch Polymer giữ ổn định thành vách hố đào
Yêu cầu tổng quát

 Tiêu chí áp dụng loại sản phẩm cụ thể tùy thuộc vào các đặc trưng cơ lý của loại đất nền
tương ứng.
 Mục đích sử dụng dung dịch Polymer là để làm tăng khả năng ổn định của đất nền rời,
với đất nền là sét thì giảm độ dính và ngăn ngừa tính quánh.
 Sản phẩm sử dụng phải thân thiện với môi trường, không gây ra những độc hại cho môi
trường.

Yêu cầu thông tin về sản phẩm

 Nhà thầu phải cung cấp các thông tin về nhận dạng sản phẩm như sau:
* Tên sản phẩm
* Tên nhà cung cấp
* Định nghĩa mục tiêu sử dụng sản phẩm từ nhà sản xuất
* Mô tả thành phần cấu tạo của sản phẩm

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 48
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

* Mô tả các nhận dạng các nguy hiểm của sản phẩm và các biện pháp sơ cứu
trong trường hợp nguy hiểm
* Mô tả cụ thể các giới hạn về kiểm soát tiếp xúc với sản phẩm và bảo vệ cá
nhân
* Mô tả chi tiết các yêu cầu về lưu trữ và vận chuyển sản phẩm
 Nhà thầu phải cung cấp các thông số hóa lý của sản phẩm như sau
* Hình thức/ hình dạng vật liệu
* Màu
* Mùi
* Độ pH
* Tỷ trọng
* Độ tan trong nước
* Độ nhớt
 Nhà thầu phải đảm bảo các yêu cầu sau
* Các độc tính cho môi sinh và sinh thái (nếu có) phải nằm trong giới hạn cho
phép của cấp quản lý
* Chất thải từ dư lượng và sản phẩm thừa phải phù hợp với quy định của địa
phương và quốc gia

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 49
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Thi công ép cọc bê tông cốt thép đúc sẵn


Tiêu chuẩn áp dụng

 TCVN 9394:2012: Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu.

Quy định chung

 Cọc bê tông cốt thép được ép từng đoạn xuống đất bằng kích, có đồng hồ đo áp lực để
xác định cường độ của lực nén cọc ở các độ sâu khác nhau của mũi cọc.

Kiểm tra cọc trước khi ép

 Cọc bê tông đúc sẵn chỉ được tiến hành ép khi cường độ bê tông cọc đạt tương đương
mác bê tông 28 ngày tuổi.

Các yêu cầu của công tác thi công ép cọc

 Thiết bị ép cọc cần thoả mãn các yêu cầu sau:


- Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định.
- Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục tâm cọc khi ép từ đỉnh cọc
và tác dụng đều lên các mặt bên cọc khi ép ôm, không gây ra lực ngang lên cọc.
- Thiết bị phải có chứng chỉ kiểm định thời hiệu về đồng hồ đo áp và các van dầu cùng
bảng hiệu chỉnh kích do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành và an toàn lao động khi thi công.
 Lựa chọn hệ phản lực cho công tác ép cọc phụ thuộc vào đặc điểm hiện trường, đặc
điểm công trình, đặc điểm địa chất công trình, năng lực của thiết bị ép. Trong mọi trường
hợp tổng trọng lượng hệ phản lực không nên nhỏ hơn 1,1 lần lực ép lớn nhất do thiết kế
quy định.
 Kiểm tra định vị và thăng bằng của thiết bị ép cọc gồm các khâu:
- Trục của thiết bị tạo lực phải trùng với tim cọc.
- Mặt phẳng “công tác” của sàn máy ép phải nằm ngang phẳng ( có thể kiểm tra bằng
thuỷ chuẩn ni vô).
- Phương nén của thiết bị tạo lực phải là phương thẳng đứng, vuông góc với sàn “công
tác”.
- Chạy thử máy để kiểm tra ổn định của toàn hệ thống bằng cách gia tải khoảng 10 -
15% tải trọng thiết kế của cọc.
 Đoạn mũi cọc cần được lắp dựng cẩn thận, kiểm tra theo hai phương vuông góc sao cho
độ lệch tâm không quá 10 mm. Lực tác dụng lên cọc cần tăng từ từ sao cho tốc độ xuyên
không quá 1cm/s. Khi phát hiện cọc bị nghiêng phải dừng ép để căn chỉnh lại.
 Ép các đoạn cọc tiếp theo gồm các bước sau:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 50
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Kiểm tra bề mặt hai đầu đoạn cọc, sửa chữa cho thật phẳng; kiểm tra chi tiết mối nối;
lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho trục tâm đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi
cọc, độ nghiêng so với phương thẳng đứng không quá 1%.
- Gia tải lên cọc khoảng 10  15% tải trọng thiết kế suốt trong thời gian hàn nối để tạo
tiếp xúc giữa hai bề mặt bê tông; tiến hành hàn nối theo quy định trong thiết kế.
- Tăng dần lực ép để các đoạn cọc xuyên vào đất với vận tốc không quá 2cm/s.
- Không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu (do hàn nối hoặc do thời
gian đã cuối ca ép...).
 Dừng ép cọc:
- Xin tham khảo điều kiện dừng ép cọc được nêu trong Ghi chú của các bản vẽ thiết kế
thi công cọc.
 Lý lịch cọc ép được ghi chép ngay trong quá trình thi công. Lý lịch ép bao gồm:
- Ngày đúc cọc.
- Số hiệu cọc, vị trí và kích thước cọc.
- Thiết bị ép cọc, khả năng của kích ép, hành trình kích, diện tích piston, lưu lượng dầu,
áp lực bơm dầu lớn nhất.
- Áp lực hoặc tải trọng ép trong từng giai đoạn 1m hoặc trong 1 đốt cọc (số liệu này đặc
biệt quan trọng).
- Áp lực dừng ép cọc.
- Loại đệm đầu cọc.
- Trình tự ép cọc trong nhóm.
- Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác ép cọc theo thiết kế, các sai số về vị trí và độ
nghiêng.
- Tên cán bộ giám sát và tổ trưởng tổ thi công.

Sai số cho phép

 Khi dừng ép cọc:


- Độ nghiêng của cọc không vượt quá 1:100.
- Độ lệch so với vị trí thiết kế của trục cọc trên mặt bằng không được vượt quá trị số
nêu trong bảng 18:

Bảng 18: Độ lệch trục cọc cho phép trên mặt bằng

Độ lệch trục cọc cho phép


Loại cọc và cách bố trí chúng
trên mặt bằng
1. Cọ c có cạ nh hoặ c đườ ng kính đến 0.5m
0.2d
a) khi bố trí cọ c mộ t hà ng
b) khi bố trí hình bă ng hoặ c nhó m 2 và 3 hà ng

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 51
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Độ lệch trục cọc cho phép


Loại cọc và cách bố trí chúng
trên mặt bằng
- cọc biên 0.2d
- cọc giữa 0.3d
c) khi bố trí quá 3 hà ng trên hình bă ng hoặ c bã i cọ c
- cọc biên
0.2d
- cọc giữa
d) cọ c đơn 0.4d

e) cọ c chố ng 5 cm

2. Cá c cọ c trò n rỗ ng đườ ng kính từ 0.5 đến 0.8m 3 cm

a) cọ c biên 10 cm

b) cọ c giữ a 15 cm

c) cọ c đơn dướ i cộ t 5 cm

Chú thích: Số cọc bị lệch không nên vượt quá 25% tổng số cọc khi bố trí theo dải, còn khi bố trí cụm
dưới cột không nên quá 5%. Khả năng dùng cọc có độ lệch lớn hơn các trị số trong bảng sẽ do Thiết kế
quy định.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 52
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Bảng 19: Mức sai lệch cho phép về kích thước cọc

Kích thước cấu tạo Mức sai lệch cho phép

1. Chiều dài đoạn cọc, mm ± 30

2. Kích thước cạnh (đường kính ngoài) tiết diện của +5


cọc đặc (hoặc rỗng giữa), mm

3. Chiều dài mũi cọc, mm ± 30

4. Độ cong của cọc (lồi hoặc lõm), mm 10

5. Độ võng của đoạn cọc 1/100 chiều dài đốt cọc

6. Độ lệch mũi cọc khỏi tâm, mm 10

7. Góc nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng thẳng
góc trục cọc:

- Cọc tiết diện đa giác, %; nghiêng 1

- Cọc tròn, %. nghiêng 0,5

8. Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu đoạn cọc, ± 50


mm

9. Độ lệch của móc treo so với trục cọc, mm 20

10. Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ, mm ±5

11. Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai, mm ± 10

12. Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ, mm ± 10

13. Đường kính cọc rỗng, mm ±5

14. Chiều dày thành lỗ, mm ±5

15. Kích thước lỗ rỗng so với tim cọc, mm ±5

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 53
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Bản mẫu nhật ký ép cọc

Nhậ t ký ép cọ c

Tên Nhà thầ u: ...................................................................

Cô ng trình: .........................................................................

NHẬT KÍ ÉP CỌC

(Từ N0 .................... đến N0 ............................)

Bắ t đầ u.......................... Kết thú c ...................

Loạ i má y ép cọ c ..........................................................................................................................................

Á p lự c tố i đa củ a bơm dầ u, kg/cm² ...................................................................................................

Lưu lượ ng bơm dầ u, l/ phú t .................................................................................................................

Diện tích hữ u hiệu củ a pittô ng, cm² ..................................................................................................

Số giấ y kiểm định ......................................................................................................................................

Cọ c số (theo mặ t bằ ng bã i cọ c) ............................................................................................................

Ngà y thá ng ép .............................................................................................................................................

Số lượ ng và chiều dà i cá c đoạ n cọ c ...................................................................................................

Cao độ tuyệt đố i củ a mặ t đấ t cạ nh cọ c .............................................................................................

Cao độ tuyệt đố i củ a mũ i cọ c ................................................................................................................

Lự c ép quy định trong thiết kế (min, max), tấ n ............................................................................

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 54
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Ngày, Độ sâu ép Giá trị lực ép Ghi chú


giờ ép
Ký hiệu Độ sâu, m Áp lực, Lực ép, T
đoạn kg/cm²

1 2 3 4 5 6

Kỹ thuật thi công Tư vấn giám sát

Bản mẫu báo cáo tổng hợp ép cọc

Tổ ng hợ p ép cọ c

Tên Nhà thầ u: .........................................................................

Cô ng trình: ...............................................................................

BÁO CÁO TỔNG HỢP ÉP CỌC


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 55
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

(Từ N0 .................... đến N0 ............................)

Bắ t đầ u.......................... Kết thú c ...................

Lực ép Độ sâu, m
Ký hiệu Loại
Tên Loại khi dừng,
TT Ngày/ca đoạn máy Ghi chú
cọc cọc Thiết Thực
cọc ép
T kế tế

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 56
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Kỹ thuật thi công Tư vấn giám sát

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 57
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Thi công móng và tầng hầm

 Trước khi đào đất để thi công móng và tầng hầm, nhà thầu phải đệ trình phương án
chống đỡ vách hố móng để đảm bảo không xảy ra sự cố sạt lở đất trong quá trình đào hố
móng. Đồng thời nhà thầu cần phải khoan giếng thăm dò để khảo sát mực nước ngầm
và lưu lượng nước ngầm tại vị trí công trình, từ đó có phương án bơm thoát nước hố
móng trong quá trình thi công móng và tầng hầm.
 Biện pháp thi công móng & tầng hầm và phương pháp chống đỡ vách hố móng để đào
đất hố móng do nhà thầu thực hiện phải được đơn vị quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư
vấn thiết kế và một đơn vị thẩm tra độc lập kiểm tra, phê duyệt trước khi thực hiện.
 Ghi chú: nhà thầu có thể tham khảo bản vẽ thiết kế biện pháp chống đỡ vách hố đào do
tư vấn thiết kế đề xuất (xem hồ sơ thiết kế kỹ thuật) trong khi thiết lập phương án chống
đỡ vách hố móng của nhà thầu.

Thi công kết cấu phần thân


Nguyên tắc chung

 Trước khi thi công nhà cao tầng, Nhà Thầu Xây Lắp nên nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế và
làm việc với đơn vị tư vấn để nắm chắc các yêu cầu thiết kế. Nên xem xét toàn diện hệ
kết cấu công trình và giải pháp cấu tạo, có kể đến các đặc điểm của trang thiết bị kỹ thuật
và lựa chọn công nghệ xây dựng thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi công
xây lắp về các mặt chất lượng, tiến độ, an toàn và kinh tế.
 Nhà Thầu Xây Lắp nên tiến hành thiết kế chi tiết biện pháp thi công, đặc biệt là phương
pháp vận chuyển thiết bị, vật tư, giàn giáo, ván khuôn… theo phương thẳng đứng và
phương ngang. Phương pháp vận chuyển thiết bị vật tư lên cao cần phù hợp với đặc
điểm kết cấu, thiết bị sẵn có, đó cũng là yếu tố mang tính quyết định đối với tiến độ thi
công.
 Vận chuyển vật liệu bê tông, thép và giàn giáo lên cao có thể thực hiện bằng cẩu tháp,
vận thăng, cần bơm. Bê tông được chuyển đến hiện trường bằng xe trộn, được đưa lên
các tầng bằng cẩu tháp hoặc máy bơm bê tông. Khi có điều kiện mặt bằng nên lắp dựng
trạm trộn tại hiện trường.
 Giàn giáo, ván khuôn được lựa chọn và thiết kế phù hợp với điều kiện sử dụng và cần kể
đến độ ổn định dưới tải trọng làm việc và tải trọng gió.
 Cần trục tháp cố định hoặc cẩu di động thường được sử dụng để vận chuyển vật tư, thiết
bị, giàn giáo lên cao. Cẩu tháp phải được đặt ở vị trí tối ưu để có phạm vi hoạt động hữu
hiệu và đảm bảo việc tháo dỡ dễ dàng sau khi hoàn thành công trình. Móng của cẩu tháp
cố định cần thiết được thiết kế và nghiệm thu theo tiêu chuẩn tương ứng.
 Thi công công trình nhà cao tầng vào mùa mưa, mùa gió bão cần có những quy định cụ
thể về an toàn và ổn định dưới tác động của tải trọng động này.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 58
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Phương pháp vận chuyển thiết bị và vật tư lên cao

 Cẩu tháp cố định thường là biện pháp chủ đạo để vận chuyển thiết bị và vật tư lên cao.
 Vận chuyển bê tông bằng cẩu tháp và/ hoặc cần bơm.
 Bơm bê tông.
 Trường hợp bê tông vận chuyển bằng cẩu tháp không đạt yêu cầu về tiến độ, nên sử
dụng bơm bê tông.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 59
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Công tác thi công bê tông

 Mạch ngừng thi công, khe co giãn:


- Nhà thầu chịu trách nhiệm về vị trí và chi tiết mạch ngừng thi công không chỉ định
trong hợp đồng. Những mạch ngừng này sẽ tuân theo sự phê duyệt của kỹ sư tư vấn
và được sắp xếp sao cho khả năng phát sinh vết nứt do co ngót được giảm thiểu.
- Nhà thầu chịu trách nhiệm về kích thước mạch ngừng thi công bê tông cho sàn ngoài
và sàn trệt trong khu nhà. Nhà thầu sẽ đề xuất sơ đồ vị trí mối nối và trình phê duyệt
trước khi thi công.
- Những vị trí mạch ngừng dọc sẽ được gắn phù hợp để tránh cho vữa bê tông chảy ra
ngoài theo chiều thẳng đứng. Tại vị trí cốt thép đi qua bề mặt mối nối, ván chặn tại
mối nối sẽ được khoan để thép đi ngang qua hoặc ván sẽ được phân làm hai có tạo
rãnh để áp vào một nửa bề mặt vị trí thanh thép đi qua.
- Tại vị trí nhà thầu dự định thay thế vị trí mạch ngừng liên quan đến cốt thép, nhà thầu
phải cung cấp đầy đủ chi tiết sửa đổi cho kỹ sư tư vấn phê trước khi thi công.
- Nhà thầu sẽ phải hoàn tất việc tạo bề mặt nhám của đoạn tường hay cột đã đổ tiếp
xúc với đoạn đổ kế tiếp. Ván khuôn phải được vệ sinh sạch trước khi lắp vào vị trí
đoạn đổ sau.
- Tại các vị trí mạch ngừng cả theo phương dọc lẫn phương ngang, bề mặt của lớp bê
tông đã đổ sẽ được xử lý thích hợp để loại bỏ tạp chất dính trên bề mặt và để lộ bê
tông thô nhằm tạo nên sự liên kết dính bám cho lớp đổ kế tiếp. Công tác này sẽ được
thực hiện theo sự phê duyệt của kỹ sư tư vấn bằng những phương pháp sau hoặc
những phương pháp khác được chấp thuận:
* Sử dụng phụ gia ức chế bề mặt bê tông: Phun lên vị trí mạch ngừng khi bê tông
đang trong quá trình ninh kết nhưng trước khi ninh kết hoàn toàn, thời điểm tốt
nhất là khi bê tông vừa xoa mặt xong (thời gian tối thiểu là 4 giờ, thời gian tối đa là
6 giờ sau khi trộn), bề mặt bê tông tại vị trí tiếp xúc với đoạn đổ sau sẽ được tạo
nhám, cốt liệu hạt thô trong bê tông đổ sẽ lộ ra, có thể dùng vòi nước có áp lực
hoặc kết hợp giữa ống hơi áp lực và vòi nước.
* Sau khi bê tông ninh kết hoàn toàn (thời hạn tối thiểu là 4 giờ sau khi đổ), cốt liệu
thô trên bề mặt tiếp xúc của bê tông tại vị trí mạch ngừng được lộ ra bằng cách sử
dụng dụng cụ tạo nhám dạng hơi. Trong cả hai trường hợp, bề mặt bê tông sẽ
được rửa và lau sạch sau khi làm nhám.
- Bảo đảm bề mặt vị trí mạch ngừng được ráo mặt khi đổ bê tông tươi cho đoạn kế
tiếp.
- Tấm tường và sàn sẽ được đổ theo tiến trình liên tục nhằm giảm thiểu và kiểm soát
được hiện tượng co ngót tại vị trí mạch ngừng.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 60
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Ván khuôn dùng tại vị trí mạch ngừng là loại cứng và có tạo lỗ cho cốt thép nối qua
đoạn đổ sau sao cho các thanh thép này không bị uốn hoặc phải dịch chuyển khi lắp
đặt ván khuôn.
- Nếu việc đổ bê tông bị gián đoạn đột xuất, việc tạo vị trí mạch ngừng sẽ phải theo
hướng dẫn của kỹ sư.
- Khe co giãn sẽ được thực hiện theo như những chi tiết được quy định trong bản vẽ.
- Không được phép đổ bê tông cùng lúc từ hai phía của vị trí khe co giãn.
- Ron ngăn rỉ nước được lắp đặt tại vị trí mạch ngừng trong kết cấu tường chắn bể
nước. Chi tiết thực hiện mạch ngừng dạng này sẽ phải được phê duyệt bởi kỹ sư tư
vấn.
 Hỗn hợp bê tông:
- Việc xem xét hỗn hợp bê tông trộn căn cứ trên thành phần hỗn hợp bê tông theo
thành phần hỗn hợp bê tông được thiết kế.
- Các hỗn hợp bê tông trộn đặc biệt sẽ được thực hiện như mô tả trong hợp đồng hoặc
trên bản vẽ.
- Cường độ loại bê tông trộn theo thiết kế được tính bằng cường độ đặc trưng là
kgf/cm2 và kích thước cốt liệu tối đa tính bằng mm với ký hiệu “D”.
- Cường độ đặc trưng của hỗn hợp bê tông trộn theo thiết kế với bất kỳ loại xi măng
nào là cường độ sau 28 ngày lấy theo mẫu khối lập phương, trong đó số lượng không
đạt tiêu chuẩn kiểm tra phải nhỏ hơn 5%.
- Lượng xi măng trong bất kỳ hỗn hợp bê tông nào cũng đảm bảo: Lượng xi măng tối
thiểu là 280 kg/m3; Lượng xi măng tối đa là 550 kg/m3.
- Độ linh động của bê tông tươi sẽ do nhà thầu quyết định nhưng phải được kỹ sư tư
vấn chấp thuận và sai số không được vượt quá 20mm so với cấp phối thiết kế
- Chất lượng và cường độ của bê tông sẽ được xác định bằng cách kiểm tra mẫu lấy
từ công trường trong khi đổ bê tông và việc kiểm tra được thực hiện tại phòng thí
nghiệm được chấp thuận dưới sự hướng dẫn của kỹ sư tư vấn.
- Kích thước tối đa của cốt liệu dùng cho công trình kết cấu thường là 20mm. Đối với
loại cấu kiện mảnh và tại vị trí cốt thép dày đặc, cốt liệu kích thước 10mm có thể
được chấp thuận
- Tỷ lệ nước/ xi măng thông thường được chọn theo yêu cầu về cường độ và khả năng
làm việc tương ứng nhưng có thể được giới hạn thông qua việc xem xét độ bền theo
bảng 20.

Bảng 20: Tỷ lệ tối đa nước/ xi măng


Loại bề mặt sau khi hoàn tất
Loại kết cấu
Trung bình Đặc biệt Rất đặc biệt
Cấ u kiện mả nh và mặ t cắ t có chiều dà y 0.45 0.45 0.40

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 61
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Loại bề mặt sau khi hoàn tất


Loại kết cấu
Trung bình Đặc biệt Rất đặc biệt
lớ p bê tô ng bả o vệ 25mm
Cấ u kiện có tiết diện trung bình 0.55 0.50 0.45
Cấ u kiện nặ ng, bê tô ng liền khố i và bê 0.55 0.5 0.45
tô ng đổ dướ i nướ c

 Hỗn hợp bê tông – trộn theo thiết kế


- Việc trộn mỗi loại bê tông theo thiết kế được quy định hoặc chỉ ra trên bản vẽ và được
nhà thầu thiết kế nhằm đạt được cường độ tối thiểu lấy theo mẫu khối lập phương
như quy định. Để dự phòng cho những thay đổi không tránh được, cường độ thiết kế
sẽ phải lớn hơn cường độ đặc trưng được quy định bằng hai mươi phần trăm.
- Các loại bê tông trộn theo thiết kế sẽ được xem xét bằng cường độ tối thiểu sau 28
ngày lấy theo mẫu khối lập phương và bằng kích thước cốt liệu tối đa. Các loại bê
tông sẽ đáp ứng tiêu chuẩn được nêu trong bảng 21. Tỷ lệ tối đa nước/ xi măng từ
đây trở đi được xác định như tỷ lệ khối lượng nước “tự do” với khối lượng xi măng.
Nước tự do là số lượng nước có thể trộn với xi măng. Lượng nước mất mát do sự hút
ẩm của cốt liệu chưa được kể đến trong khối lượng nước này.
- Chi tiết thiết kế cấp phối bê tông cần được kỹ sư tư vấn duyệt trong vòng 60 ngày
trước khi mác bê tông đó được sử dụng tại công trường. Các chi tiết sẽ bao gồm:
* Nguồn cung cấp, tính chất và phân loại cốt liệu hạt to và cốt liệu hạt nhỏ.
* Nguồn cung cấp xi măng.
* Kích thước tối đa của cốt liệu.
* Hàm lượng xi măng.
* Tỷ lệ cốt liệu/ xi măng.
* Tỷ lệ nước/ xi măng.
* Tỷ trọng thiết kế.
* Độ sụt thiết kế và hệ số đầm nén.
* Cường độ thiết kế.
* Phụ gia sử dụng.
* Chi tiết phân loại cấp phối sử dụng trong đó đề cập chi tiết tỷ lệ các thành phần cốt
liệu hạt to và hạt nhỏ được kết hợp.
* Loại trạm trộn được dùng vào vị trí của nó nếu bê tông được trộn sẵn phía ngoài
công trường.
* Lượng xi măng trong bất kỳ hỗn hợp bê tông nào cũng đảm bảo: Lượng xi măng
tối thiểu là 280 kg/m3; Lượng xi măng tối đa là 550 kg/m3.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 62
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Khi hỗn hợp bê tông trộn theo thiết kế được sử dụng, nhà thầu sẽ tiến hành việc trộn
thử để xác định tính phù hợp của tỷ lệ các thành phần trộn đề xuất để tạo ra bê tông
có chất lượng, hiệu quả và độ chắc theo yêu cầu cho vị trí được quy định. Nhà thầu
sẽ chuẩn bị hỗn hợp trộn thử khi nhận được phê duyệt tạm thời của kỹ sư tư vấn về
thiết kế mẻ trộn và hoàn tất tối thiểu là 35 ngày trước khi tiến hành đổ bê tông.
- Mỗi đợt bê tông sẽ được chuẩn bị mẫu như sau, theo tiêu chuẩn TCVN 3105-93.
* Tối thiểu 12 mẫu khối lập phương 150mm – 3 mẫu để kiểm tra sau 7 ngày,
3 mẫu để kiểm tra sau 14 ngày (Đối với cấu kiện dầm-sàn), 3 mẫu kiểm tra sau 28
ngày, 3 mẫu lưu.
* Đối với mẫu nén bê tông cần đúc tối thiểu 01 tổ gồm 03 mẫu để lưu. Mẫu
lưu được gián tem có chữ ký của các bên liên quan. Mẫu lưu được lưu tại công
trường hoặc phòng thí nghiệm theo đúng điều kiện tiêu chuẩn. Mẫu lưu được chấp
nhận và sử dụng để đánh giá chất lượng bê tông trong trường hợp: mẫu thí
nghiệm bị thất lạc hoặc hư hại, có nghi ngờ về kết quả thí nghiệm.
* 2 lần kiểm tra độ sụt.
- Những thay đổi về tỷ lệ thành phần và nguồn vật liệu hoặc về chủng loại, kích cỡ và
phân loại cốt liệu của mẻ trộn được chấp thuận phải được sự đồng ý của kỹ sư tư
vấn.

Bảng 21: Hỗn hợp bê tông trộn theo thiết kế


Phân loại bê tông Cường độ bê tông tối thiểu sau 28 ngày khối
lập phương (kgf/cm2), theo yêu cầu thiết kế
Mác (kgf/cm2) Độ sụt (mm)
450 120 - 200 450
400 120 - 200 400
200 120 - 200 200

 Bê tông trộn sẵn:


- Bê tông trộn sẵn sẽ chỉ được dùng khi kỹ sư tư vấn phê duyệt. Việc phê duyệt bê
tông được thực hiện khi bê tông được cung cấp phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 4453-
95. Ngoại trừ khi tiêu chuẩn TCVN 4453-95 mâu thuẫn với quy chuẩn này và khi đó
kỹ sư tư vấn sẽ được thông báo để có thể lựa chọn theo quy chuẩn có yêu cầu gần
với thực tế thi công hơn.
- Bê tông sẽ được trộn trong máy trộn liên tục hoặc trong xe chuyển trộn.
- Bê tông trộn sẵn sẽ được đầm vào vị trí cuối cùng trong vòng 2 giờ sau khi tưới nước
vào mẻ trộn, và trong vòng 30 phút sau khi đưa ra khỏi máy trộn hoặc xe chuyển trộn.
- Thời gian tưới nước vào mẻ trộn sẽ được ghi nhận trên phiếu chuyển giao cùng với
trọng lượng các thành phần của mỗi mẻ trộn.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 63
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Khi xe chuyển trộn được dùng, nước và phụ gia chỉ được thêm vào dưới sự giám sát
của kỹ sư tư vấn tại công trường hoặc tại nhà máy trộn. Không được đổ thêm nước
và phụ gia vào trong quá trình vận chuyển bê tông đến vị trí đổ.
- Các máy chuyển trộn sẽ được duy trì và hoạt động tuân thủ nghiêm ngặt đề xuất của
nhà sản xuất.
- Việc vận chuyển bê tông trộn sẵn tới công trường sẽ được thực hiện khi trạm trộn
đồng ý để kỹ sư tư vấn kiểm tra khi có yêu cầu trong suốt thời gian cung cấp.
- Hồ sơ công trường sẽ được duy trì và có sẵn để kiểm tra bất kỳ lúc nào. Hồ sơ chứa
những thông tin sau đó có liên quan đến mỗi đợt vận chuyển bê tông tới công trường:
* Số xe, tên nhà cung cấp và vị trí trạm trộn;
* Thời gian tưới nước vào mẻ trộn;
* Thời gian xe tới vị trí đổ;
* Tỷ lệ thành phần trộn, bao gồm phụ gia, nếu có và loại mác bê tông;
* Vị trí đổ bê tông;
* Kiểm tra khối lập phương lấy từ xe trộn và chi tiết về nhãn khối lập phương;
* Kết quả kiểm tra độ sụt.
- Tiêu chuẩn chấp nhận về khả năng sử dụng và cường độ như được quy định cụ thể
trong quy cách này.
- Nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm khi sử dụng bê tông trộn sẵn và những điều
khoản phù hợp của quy chuẩn này sẽ được áp dụng cho bê tông trộn sẵn.
- Mẫu lập phương và thử nghiệm độ sụt sẽ được thực hiện tại công trường tại vị trí và
thời điểm đổ bê tông phù hợp quy chuẩn đề ra không kể các mẫu mà nhà cung cấp
có thể thực hiện cho mục đích riêng.
- Khi sử dụng bê tông trộn sẵn, không được thay đổi nhà cung cấp mà không có sự
đồng ý của kỹ sư tư vấn. Nhà thầu cũng sẽ phải đệ trình kế hoạch đối phó tình huống
bất ngờ để giải quyết tình trạng cung cấp không liên tục từ nguồn được kỹ sư tư vấn
chấp nhận.
- Bê tông trộn sẵn sẽ được cung cấp bởi nhà cung cấp bê tông được lựa chọn từ danh
sách những nhà cung cấp do Nhà thầu đề xuất và được Kỹ sư tư vấn chấp thuận.
- Nhà thầu sẽ không vận chuyển bê tông trộn sẵn tới công trường mà không được sự
chấp thuận của trạm trộn. Nếu có yêu cầu, Nhà thầu sẽ sắp xếp cho kỹ sư tư vấn
kiểm tra thiết bị trước và/ hoặc trong khi cung cấp.
- Tổng hàm lượng chloride tối đa của mẻ trộn bê tông sẽ không vượt quá giới hạn 0.35
như mối quan hệ phần trăm giữa ion chloride và tổng lượng xi măng của mẻ trộn.
- Tổng lượng SO3 hòa tan trong axit được tính bằng tổng các thành phần của mẻ trộn
bê tông được thể hiện bằng SO3, sẽ không vượt quá 4% SO3 trong tổng lượng xi
măng của mẻ trộn.
- Nhà thầu sẽ cung cấp chứng chỉ có hiệu lực với giới hạn về tổng lượng chloride và
lưu huỳnh có thể hòa tan trong axit của mẻ trộn trước khi cung cấp bê tông cho công
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 64
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

trình và hàng tháng trong suốt quá trình đổ bê tông hoặc theo hướng dẫn của kỹ sư
tư vấn.
 Trộn và vận chuyển bê tông:
- Tất cả vật liệu dùng cho hỗn hợp bê tông sẽ được cân bằng thiết bị được chấp thuận.
Thiết bị này sẽ được kiểm tra định kỳ và nhà thầu sẽ chịu chi phí kiểm tra. Thiết bị
phải đạt độ chính xác trong khoảng 2%. Giấy chứng nhận kiểm tra tính chính xác
được nộp cho kỹ sư tư vấn.
- Máy trộn sẽ được trang bị dụng cụ đo lượng nước chính xác được kiểm tra định kỳ
với chi phí do nhà thầu chịu. Giấy chứng nhận về tính chính xác sẽ được nộp cho kỹ
sư tư vấn. Máy trộn lúc nào cũng phải được bảo quản sạch.
- Thành phần hỗn hợp bê tông trộn bằng tay chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của
kỹ sư tư vấn.
- Việc trộn bê tông bằng tay sẽ được thực hiện tại khu vực sạch được che và lót kín
bằng ván. Vật liệu sẽ được trộn khô đều khoảng 3 lần, sau đó thêm nước vào hỗn
hợp và trộn đều lên trong điều kiện quy định cho tới khi hỗn hợp đã đạt được độ đồng
nhất.
- Đối với hình thức trộn bằng tay, khối lượng xi măng theo quy định sẽ tăng lên khoảng
8% và cùng một lúc không được trộn nhiều hơn 0.5m 3 xi măng. Nhà thầu sẽ không
được phát sinh thêm chi phí do việc trộn bằng tay cần có nhiều xi măng hơn hoặc lý
do tương tự.
- Tất cả vật liệu sẽ được trộn khô trước khi thêm nước vào máy trộn sẽ hoạt động tiếp
tục trong khoảng 2 phút sau khi thêm nước hoặc lâu hơn theo đề xuất của nhà sản
xuất máy trộn. Mẻ trộn bê tông sẽ phải đồng nhất trước và trong khi đổ. Các phần còn
lại của mẻ trộn phải được rửa sạch trước khi thực hiện mẻ trộn kế tiếp. Thể tích mẻ
trộn không vượt quá công suất máy trộn.
- Trước khi thực hiện mẻ trộn đầu tiên của ngày, hỗn hợp vữa, xi măng, cát tạo lớp áo
cho thùng trộn phải được rửa sạch trước khi thực hiện mẻ trộn. Vật liệu thừa phải
được bỏ đi và không được sử dụng cho bất cứ các hạng mục chính nào trên công
trường.
- Tỷ lệ nước/ xi măng sẽ được duy trì để tạo ra bê tông có chất lượng đồng đều. Khả
năng sử dụng sẽ được kiểm tra thông qua việc kiểm tra độ sụt tiêu chuẩn TCVN
3106-93.
- Độ ẩm trong cốt liệu hạt to và mịn sẽ được nhà thầu kiểm tra thường xuyên và lượng
nước thêm vào hỗn hợp sẽ được điều chỉnh để duy trì mức độ sử dụng theo thiết kế.
- Bê tông từ máy trộn sẽ được đưa ra trực tiếp đến vị trí đổ hoặc chứa trên những dàn
thao tác sạch, phẳng, chống thấm hoặc thùng sạch chống thấm. Bê tông sẽ được vận
chuyển theo phương thức nhằm bảo đảm rằng bê tông vẫn giữ nguyên chất lượng
khi đến vị trí đổ. Tất cả dàn chứa và thùng chứa không được dính bê tông cũ khi đổ
bê tông mới vào.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 65
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Không được thêm nước vào hỗn hợp bê tông sau khi bê tông ra khỏi máy trộn.
- Nhà thầu cần lưu ý bảo vệ bê tông khỏi ảnh hưởng thời tiết trong quá trình vận
chuyển.
- Thi công bê tông bằng bơm đòi hỏi mẻ trộn được thiết kế đặc biệt và chỉ được thực
hiện với sự đồng ý của kỹ sư tư vấn. Các yêu cầu sau phải được tuân theo:
* Chuẩn bị hiện trường, kiểm tra bơm, bố trí và cố định đường ống cấp phối. Dùng
vữa xi măng cát bôi trơn đường ống.
* Ép bê tông với tốc độ chậm để kiểm tra độ kín của đường ống.
* Đảm bảo bê tông trên miệng hút không thấp hơn 20cm để tránh trường hợp hút
không khí làm tắc bơm.
* Nếu có hiện tượng áp lực bơm tăng cao, đường ống rung động cần giảm tốc độ
bơm và đập vào các đoạn ống cong nếu không có kết quả cần dừng bơm để kiểm
tra.
* Không dừng bơm quá 15 phút, nếu quá thời gian trên nên trộn lại bê tông với tốc
độ chậm sau 15 phút một. Thời gian dừng bơm quá 60 phút phải loại bỏ toàn bộ
bê tông trong ống.
* Bơm bê tông xong phải rửa sạch toàn bộ đường ống.
 Độ sụt của bê tông bơm:
- Khi chọn độ sụt của bê tông bơm cần tính tới sự tổn thất trong quá trình lưu giữ và
vận chuyển.
* Độ sụt bê tông tại vị trí bơm được chọn theo tính năng của máy bơm và thông
thường là 12 – 20 cm.
* Độ sụt khống chế tại trạm trộn tùy theo cự ly vận chuyển cần lấy giá trị cao hơn
nhưng không quá 20 – 22 cm.
* Có thể dùng bê tông tự lèn cho phương pháp bơm, các yêu cầu kỹ thuật phải
được đơn vị tư vấn và chủ đầu tư chấp thuận.
- Nếu việc đổ bê tông bị gián đoạn do máy hư, sự cố, hoặc các nguyên nhân tương tự
khác thì nhà thầu sẽ thông báo cho kỹ sư tư vấn ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm về những chi phí phát sinh do ngừng làm việc.
- Công tác bê tông sẽ không được thực hiện cho tới khi ván khuôn, cốt thép và tất cả
các công tác chuẩn bị khác đã được kỹ sơ tư vấn kiểm tra. Đổ và đầm nén bê tông
- Bê tông sẽ được vận chuyển và đổ theo phương pháp được chấp thuận mà bảo đảm
vật liệu cấu thành bê tông không lẫn tạp chất, không bị phân tầng hoặc thất thoát.
- Những khu vực đổ đầy bê tông không còn nước đọng ngay trước khi đổ bê tông trừ
trường hợp bê tông được đổ dưới nước.
- Bê tông chưa được đổ cho tới khi được chấp thuận; và nếu việc đổ bê tông không
được bắt đầu trong vòng 24 giờ sau khi được phê duyệt, thì sẽ phải xin phê duyệt lại.
- Bê tông sẽ không được đổ trực tiếp trên bề mặt ván khuôn đứng mà chỉ đổ dần từ từ
về phía ván khuôn đứng nhờ quá trình đầm nén. Trừ khi có các ý kiến khác của kỹ sư
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 66
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

tư vấn, bê tông tươi sẽ không được đổ nối tiếp lên bề mặt của lớp bê tông đã được
đổ hơn 30 phút ngoại trừ lớp bê tông này vẫn được giữ ẩm bằng lớp bao bố ướt tránh
ảnh hưởng tác động của thời tiết.
- Khi bê tông đã được đổ vào vị trí trong khoảng 4 giờ kể từ khi bắt đầu, bề mặt của lớp
bê tông này bắt đầu ninh kết, và do đó lớp bê tông tiếp sau sẽ được đổ sau đó với
điều kiện bề mặt lớp bê tông cũ được tạo nhám đạt yêu cầu.
- Tất cả bê tông được đổ phải thực hiện đầm nén trừ khi có các quy định khác. Công
tác đầm bê tông sẽ phải được thực hiện bởi công nhân có nhiều kinh nghiệm trong
việc sử dụng loại dùi sâu theo chất lượng mà kỹ sư tư vấn yêu cầu.
- Các loại đầm trong phải là loại hoạt động được ở công suất tối thiểu 10.000
vòng/phút, các loại đầm mặt ngoài là loại hoạt động được ở công suất tối thiểu 3.000
vòng/phút. Đầm bàn hoạt động ở công suất 5.000 dao động trong 1 phút có thể được
dùng cho cấu kiện bê tông đúc sẵn. Không được phép sử dụng loại đầm mặt gá trên
thành ván khuôn khi chưa được chấp thuận.
- Khống chế chiều cao đổ bê tông ≤ 1.5 m.
- Tiến trình đổ bê tông được thực hiện theo từng lớp, chiều dày mỗi lớp không quá
600mm theo chiều từ mặt ván khuôn này đến mặt ván khuôn đối diện.
- Bê tông móng và những hạng mục kết cấu khác dưới đất sẽ được bảo vệ khỏi sự pha
lẫn của đất rơi vãi hoặc đá trong và sau khi đổ.
- Thiết bị đầm phải được bảo quản trong tình trạng tốt đủ khả năng đáp ứng yêu cầu
của khối lượng bê tông tại vị trí đổ. Quá trình đầm diễn ra liên tục trong quá trình thi
công do đó cần có thiết bị dự phòng có mặt tại vị trí trong suốt thời gian dổ.
- Không được tạo rung động trên bê tông đang bắt đầu ninh kết. Nước đọng trên bề
mặt bê tông mới đổ sẽ được tách ra khỏi khối bê tông bằng các phương pháp được
chấp thuận, không đổ thêm bê tông lên trên bề mặt đó cho đến khi không còn nước.
- Bê tông sẽ được đổ và đầm nén theo khuynh hướng không gây ảnh hưởng đến ván
khuôn và cốt thép. Tại những hạng mục bê tông thi công theo từng đoạn, các thép
chờ liên kết cho các đoạn đổ sau phải được cố định tránh bị dịch chuyển khi đổ bê
tông và khi bê tông ninh kết.
- Thao tác đầm không được sử dụng như một phương tiện để dịch chuyển bê tông đến
vị trí đổ, và không được thực hiện thao tác đầm cho bê tông đã được đổ trong khoảng
từ 2 đến 24 giờ.
- Theo ý kiến của tư vấn bất kỳ bê tông nào có dấu hiệu bắt đầu ninh kết trước hoặc
trong khi đổ sẽ không được dùng và sẽ bị loại bỏ với chi phí do nhà thầu chịu.
- Nhà thầu phải đặc biệt lưu ý khi bê tông đổ bê tông dưới trời nắng nóng. Ván khuôn,
kim loại hoặc những vật liệu có thể hấp thu nhiệt độ cao khác sẽ được tưới nước làm
nguội trước khi đổ bê tông. Việc bảo dưỡng bê tông sẽ được thực hiện ngay sau khi
đầm nén. Bảo vệ khỏi bức xạ trực tiếp được tiến hành trong vòng 3~4h sau khi đầm
nén lớp bề mặt sau cùng.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 67
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Các phương tiện thích hợp sẽ phải được cung cấp để bảo đảm nhiệt độ bê tông khi
đổ không vượt quá 35 độ C. Bê tông sẽ không được đổ xung quanh cốt thép hoặc
trên bề mặt có nhiệt độ cao hơn 35 độ C. Tất cả bề mặt ván khuôn sẽ được làm ẩm
hoàn toàn ngay trước khi đổ bê tông để ngăn chặn mất nước trong hỗn hợp bê tông.
 Đổ bê tông phần mở rộng:
- Bê tông phần mở rộng phải cùng mác với bê tông của cấu kiện đã thi công.
- Nhà thầu phải xem xét tính toán độ co ngót của bê tông mới để bảo đảm độ ổn định
của kết cấu, tránh những ứng suất do chênh lệch co ngót giữa bê tông cũ và bê tông
mới gây ra. Việc bảo dưỡng bê tông mới phải được thực hiện nghiêm ngặt nhằm
giảm tối thiểu co ngót của bê tông.
- Trước khi thực hiện việc đổ bê tông mới, mặt tiếp xúc giữa lớp bê tông cũ và bê tông
mới phải được làm sạch bằng súng phun nước áp lực hoặc súng hơi áp lực kết hợp
với vòi nước, trên bề mặt lớp bê tông cũ không được dính chất bẩn và hoặc các vật
liệu rời sót lại.
- Bề mặt lớp bê tông phần mở rộng sau khi được làm sạch, khô ráo phải được quét
một lớp phụ gia liên kết bề mặt được kỹ sư tư vấn chấp thuận. Nhà thầu phải tuân thủ
chặt chẽ các hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng phụ gia.
- Trước khi thực hiện công tác đổ bê tông phần mở rộng, nhà thầu phải trình cho kỹ sư
tư vấn chấp thuận biện pháp kỹ thuật các công tác liên quan đến việc thi công phần
bê tông mở rộng.
- Trước khi thi công đổ phần bê tông mở rộng, nhà thầu phải thông báo cho kỹ sư tư
vấn kiểm tra chấp thuận.
- Tất cả các công tác thi công bu lông neo và thép neo liên kết giữa bê tông hiện hữu
và bê tông mới đều phải được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và sự hướng dẫn
của Nhà cung cấp, và được giám sát bởi kỹ sư tư vấn.
- Chiều sâu neo của bu lông và thép vào bê tông hiện hữu không được sai lệch  5mm
so với chiều sâu thiết kế.
- Việc thí nghiệm kiểm tra khả năng chịu nhổ và chịu tải trọng rung của liên kết bu lông
neo, thép neo vào bê tông phải được thực hiện dưới sự giám sát của kỹ sư tư vấn.
Số lượ ng mẫ u thí nghiệm bằ ng 1% số lượ ng bu lô ng neo hoặ c thép neo liên kết thự c tế thi cô ng tạ i
cô ng trườ ng, đượ c kỹ sư tư vấ n chỉ định cụ thể tạ i cô ng trườ ng. Ngoà i ra, kỹ sư tư vấ n có thể yêu
cầ u thử nghiệm thêm nhữ ng mẫ u khá c trong trườ ng hợ p cầ n thiết. Nhà thầ u phả i chịu mọ i phí tổ n
cho cô ng tá c thí nghiệm mẫ u bu lô ng neo và thép neo liên kết.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 68
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Kiểm tra thi công bê tông

 Kiểm tra bê tông


(1) Lấy mẫu
- Tỷ lệ lấy mẫu bê tông tươi được nêu trong bảng 22 và tối thiểu lấy 1 tổ mẫu (3 viên)
cho mỗi loại mác bê tông được tạo ra trong ngày.
- Đối với mẫu nén bê tông cần đúc tối thiểu 01 tổ gồm 03 mẫu để lưu. Mẫu lưu được
gián tem có chữ ký của các bên liên quan. Mẫu lưu được lưu tại công trường hoặc
phòng thí nghiệm theo đúng điều kiện tiêu chuẩn. Mẫu lưu được chấp nhận và sử
dụng để đánh giá chất lượng bê tông trong trường hợp: mẫu thí nghiệm bị thất lạc
hoặc hư hại, có nghi ngờ về kết quả thí nghiệm.
- Đối với các cấu kiện căng cáp hoặc yêu cầu tháo cốp pha sớm, tháo hệ shoring…
nên đúc tối thiểu 01 tổ mẫu để kiểm tra cường độ nén tại thời điểm dự kiến căng cáp
hoặc tháo cốp pha, tháo hệ shoring,.. Mẫu đúc theo TCVN 3015-1993.

Bảng 22:Tỷ lệ lấy mẫu


Khối tích bê tông cho 1 tổ mẫu được
Loại cấu kiện đổ
lấy
Trụ, tháp, dầm công xon dài hơn 3m, 10m3 hay 5 mẻ trộn hoặc lượng bê
cột tường bê tông chịu cắt và các cấu tông đổ trong ngày (lấy khối tích nhỏ
kiện đặc biệt nhất trong 3 số liệu trên)
40m3 hay 8 mẻ trộn hoặc lượng bê
Bê tông tường trọng lực tông đổ trong ngày (lấy khối tích nhỏ
nhất trong 3 số liệu trên)
25m3 hay 6 mẻ trộn hoặc lượng bê
Tất cả các cấu kiện khác tông đổ trong ngày (lấy khối tích nhỏ
nhất trong 3 số liệu trên)

- Việc lấy mẫu bê tông tươi, đánh dấu bê tông lấy theo mẫu khối lập phương và khoan
lõi mẫu bê tông sẽ được giám sát bởi kỹ sư có năng lực kỹ thuật, độc lập và không
phụ thuộc vào nhà thầu.
- Tên và chức vụ của nhân viên giám sát được trình cho kỹ sư tư vấn và nhà thầu cũng
được ghi vào sổ ghi nhớ. Tất cả những lần kiểm tra sẽ được lưu hồ sơ rõ ràng gồm
ngày, giờ, địa điểm kiểm tra, cấu kiện kiểm tra, tên nhân viên có mặt khi kiểm tra và
chi tiết hoạt động tại công trường. Sổ ghi nhớ sẽ được nhà thầu cung cấp và kỹ sư tư
vấn sẽ lưu tại công trường.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 69
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Nhân viên giám sát sẽ đánh dấu và ký tên trên mẫu lập phương số tham chiếu riêng
và thông tin tương ứng cho phép phòng thí nghiệm xác định rõ ngày giờ đổ bê tông
và địa điểm mà mẻ trộn bê tông sẽ đổ.
- Bất kỳ kết quả thử nghiệm riêng lẻ nào không đáp ứng yêu cầu cột 2 bảng 21 thì kết
quả đó chỉ được xem là tiêu biểu cho mẻ trộn bê tông đã được lấy mẫu.
- Bất kỳ kết quả thử nghiệm nào không đáp ứng yêu cầu của điều khoản 2.6.6.3 và
2.6.6.4, nhà thầu chịu trách nhiệm khảo sát kết quả thử nghiệm và tiến hành các hành
động sửa chữa cần thiết mà bằng chi phí riêng.
- Nếu có sự khác biệt về cường độ chịu nén của bất kỳ mẫu khối lập phương nào được
lấy cùng 1 đợt và sự khác biệt đó hơn 15% theo loại cường độ quy định, thì cần phải
xem xét kiểm tra lại tiến trình tạo mẫu và thử nghiệm có được tuân thủ theo yêu cầu
trong mục này hay không.
- Nếu có sự khác biệt về cường độ chịu nén của bất kỳ mẫu khối bê tông được lấy
cùng một đợt và sự khác biệt đó hơn 20% theo loại cường độ quy định, nhà thầu sẽ
phải khảo sát kết quả thử nghiệm và đưa ra các biện pháp khắc phục mà không được
tính chi phí phát sinh.
- Ngoài phương pháp bảo dưỡng trong bể chứa nước được như quy định trong TCVN
3105-93 (TCVN 3015-1993), khối lập phương còn có thể được bảo dưỡng tại công
trường hoặc trong phòng thí nghiệm hoặc trong phòng dưỡng hộ tiêu chuẩn được
chấp thuận. Nhiệt độ vẫn phải giữ ở 27 độ C ± 2 độ C.
- Nếu nhóm mẫu đại diện cho bất kỳ khối bê tông nào đổ trong ngày không đạt yêu cầu
của các quy chuẩn đã nêu, kỹ sư tư vấn có thể yêu cầu lấy thêm mẫu khoan lõi theo
quy định ở mục (2) dưới đây, từ các hạng mục được đổ trong cùng ngày để tiến hành
thử nghiệm với chi phí do phía nhà thầu chịu. Vị trí khoan lõi sẽ được kỹ sư tư vấn
quyết định. Công tác khoan lõi sẽ được xử lý theo điều khoản (2) dưới đây.
- (2) Thử nghiệm bê tông bằng phương pháp khoan lõi tại hiện trường
- Mẫu bê tông khoan lõi từ cấu kiện bê tông hoàn tất sẽ được lấy sau 28 ngày với tỷ lệ
3 lõi khoan/ 01 tổ mẫu, trường hợp không lấy được 3 lõi thì lấy 2 lõi khoang/ 01 tổ
mẫu. Tỷ lệ lấy mẫu theo bảng 22 hoặc tỷ lệ do nhà thầu đề xuất được tư vấn đồng ý.
- Đường kính của lõi khoan bê tông phải lớn hơn hoặc bằng 3 lần kích thước lớn nhất
của cốt liệu (Dmax). Chiều cao của mẫu khoan nằm trong khoảng 1-2 lần đường kính
lõi khoan.
- Công tác khoan lõi sẽ được hoàn tất trong vòng 7 ngày kể từ ngày kỹ sư tư vấn ra chỉ
thị.
- Tất cả khoan lõi sẽ được khoan và thử nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 3105-93 (TCVN
3015-1993) và TCVN 3118-1993, tại phòng thí nghiệm được chấp thuận.
- Lỗ khoan lõi sẽ được bịt kín theo phê duyệt của kỹ sư tư vấn bằng vữa loại xi măng
hoặc bê tông có độ bền bằng hoặc tốt hơn bê tông cấu kiện đã đổ.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 70
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Kết quả của các lõi khoan trong cùng ngày đổ bê tông sẽ được kiểm tra riêng rẽ từng
cái một.
- Để đánh giá kết quả thử nghiệm cường độ chịu nén của bê tông đại diện bởi lõi
khoan, giá trị cường độ lõi sau thử nghiệm được xem là đạt yêu cầu nếu thỏa mãn
các yêu cầu theo TCXDVN 239:2006 như sau:
Rht ≥ 0,9 Ryc
R min  0,75 Ryc
Trong đó:
* Rht là cường độ bê tông hiện trường của kết cấu, cấu kiện đã kiểm tra bằng
phương pháp khoan lấy mẫu bê tông;
* Ryc là cường độ bê tông yêu cầu;
* Rmin là cường độ bê tông hiện trường của viên mẫu có giá trị cường độ nhỏ
nhất trong tổ.
- Lõi khoan bê tông không được có dấu hiệu phân tầng vật liệu cấu thành.
- Không có hiện tượng rỗ trong lõi khoan.
- Lõi khoan không được thử nghiệm nếu chưa đủ 28 ngày và không hiệu chỉnh đo
lường cường độ lõi khoan khi thử nghiệm.
 Thử nghiệm và lưu kết quả
- Công tác thử nghiệm và tiêu chuẩn chấp nhận tuân theo tiêu chuẩn của Việt Nam trừ
phi kỹ sư tư vấn có yêu cầu nghiêm ngặt hơn.
- Mẫu bê tông khối lập phương được thử nghiệm sau 7 ngày chỉ có ý nghĩa biểu thị yêu
cầu cường độ cho các hạng mục có yêu cầu đạt cường độ trong thời gian 7 ngày
được nêu trong bảng 21. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu mẫu khối lập phương không
đạt tiêu chuẩn cường độ sau 7 ngày vẫn có thể đạt cường độ yêu cầu sau 28 ngày.
- Cường độ thử nghiệm mẫu lập phương sau 28 ngày là cường độ đại diện cho hỗn
hợp bê tông sử dụng. Tiêu chuẩn để chấp thuận thử nghiệm cường độ khối lập
phương sẽ đựoc tính toán từ tải trọng phá hoại mẫu khi thử nghiệm.
- Thử nghiệm cấp phối bê tông trong quá trình thi công.
- Trong quá trình thi công, kỹ sư tư vấn có quyền yêu cầu thực hiện các thử nghiệm
khác với những hỗn hợp bê tông thiết kế đã được chấp thuận nhằm đạt được loại bê
tông lý tưởng nhất cho công trình và phù hợp với điều kiện thi công tại hiện trường.
- Nếu chất lượng của bất cứ loại bê tông được chấp thuận nào không đạt được hoặc
không duy trì được trong suốt thời hạn hợp đồng, kỹ sư tư vấn có thể hướng dẫn nhà
thầu tiến hành một trong những bước sau hoặc phối hợp các bước nếu thấy cần thiết:
* Điều chỉnh tỷ lệ trộn và tiến hành mẻ trộn thử cho tới khi tỷ lệ trộn mới thỏa
mãn yêu cầu của lần kiểm tra trước;
* Củng cố tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng;
* Tiến hành những kiểm tra khác theo sự chỉ định của kỹ sư tư vấn với chi phí
do phía nhà thầu chịu;
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 71
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

* Thay thế bê tông tại công trường không đáp ứng tiêu chuẩn chấp thuận được
quy định và chịu tất cả chi phí phát sinh do công tác thay thế. Đệ trình phê
duyệt phương pháp thay thế bê tông bị loại trước khi tiến hành việc thay thế.
Trong những trường hợp nhất định, kỹ sư tư vấn có thể yêu cầu công tác
chuẩn bị phương pháp thay thế và công tác sửa chữa được giám sát bởi kỹ sư
kết cấu có năng lực.
 Bảo dưỡng và bảo vệ bê tông
- Ngay sau khi đầm và trong vòng 7 ngày sau đó, bê tông sẽ phải được bảo vệ tránh
hiện tượng khô quá nhanh và bảo vệ khỏi những tác động có hại của thời tiết như
mưa, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, và gió…, theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8828-
2011. Những phương pháp bảo vệ được sử dụng phải tuân theo phê duyệt của kỹ sư
tư vấn. Phương pháp bảo dưỡng được dùng sẽ ngăn chặn sự thất thoát độ ẩm của
bê tông.
- Trong giai đoạn bảo dưỡng, bề mặt bê tông sẽ được bảo vệ bằng một hoặc những
phương pháp sau hoặc những phương pháp khác được chấp thuận:
* Phủ lớp bao bố ẩm hoặc vật liệu tương tự luôn được giữ ẩm và phủ lên toàn
bộ bề mặt bê tông tiếp xúc với không khí.
* Phủ lớp vật liệu chống thấm dày khoảng 50mm để ngăn chặn sự thất thoát độ
ẩm.
* Phun lên bề mặt bê tông cần bảo dưỡng dạng màng được chấp thuận.
- Trong suốt giai đoạn bảo dưỡng, bề mặt bê tông sẽ được bảo vệ bằng những
phương pháp sau hoặc những phương pháp khác được chấp thuận:
* Giữ nguyên ván khuôn tiếp xúc sát với bề mặt bê tông.
* Tạo lớp phủ mặt như được nêu trên đây.
- Tất cả bề mặt hoặc mép bê tông đặc biệt là những phần lộ ra ngoài mà không được
tô trát hoàn thiện sẽ luôn được bảo vệ để tránh hư hỏng và thay đổi màu.
- Tải trọng sử dụng sẽ không được đặt lên kết cấu bê tông cho tới khi bê tông đã đạt
cường độ tối thiểu là 21 ngày hoặc 28 ngày trong trường hợp của dầm, bản dạng
công xon. Nếu đã được kỹ sư tư vấn phê duyệt trước, tải trọng có thể sẽ được đặt lên
kết cấu bê tông sau đó nhưng tải trọng sử dụng lớn hơn tải trọng thiết kế cuối cùng sẽ
không được phép đặt lên kết cấu bê tông trong bất kỳ trường hợp nào.
 Dung sai
- Tất cả cấu kiện bê tông đổ tại công trường phải có kích thước chính xác nằm trong
phạm vi dung sai nêu trong bảng 17, ngoại trừ những dung sai nghiêm ngặt hơn
được quy định thêm hoặc được nêu trong bản vẽ.
- Dung sai nghiêm ngặt hơn thường được quy định cho:
* Bê tông đúc sẵn.
* Máng dẫn nước.
* Lớp lọc và sàn phơi khô.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 72
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

* Bệ máy, thiết bị.


- Ngoại trừ những trường hợp khác được nêu trong bản vẽ, những dung sai trong bảng
dưới đây là dung sai tối đa cho phép.

Bảng 23: Dung sai


Hạng mục Dung sai
1. Độ thẳng đứng
(a) Cạnh và bề mặt cột, trụ và tường
Trong khoảng 3m 5mm  10mm
Trong bất kỳ tầng nào hoặc tối đa 6m 10mm  15mm
Trong khoảng 13m hoặc hơn 20mm
(b) Tất cả những cạnh cột lộ ra ngoài, rãnh khe nối và những đường thẳng tại
vị trí dễ thấy
Trong bất kỳ tầng nào hoặc tối đa 6m 5mm  10mm
Trong khoảng 13m hoặc hơn 10mm  15mm
2. Độ phẳng
Tại bất kỳ thời điểm nào  10mm hoặc độ dốc trong từ độ cao thực tế nhưng
bản vẽ
Không nhiều hơn 5mm  10mm giữa hai
điểm
Trong khoảng 6m trên bề mặt ngang
3. Trục khối nhà
Từ vị trí đượcthiết lập trên mặt bằng và vị trí liên
quan của cột, tường và vách ngăn: 0mm
Trong bất kỳ bước trục nào hoặc tối đa 6m trong
khoảng 13m hoặc hơn 25mm
Không cho phép có dung sai giữa các cấu kiện kế
cận
4. Kích thước và vị trí
Lỗ chờ kỹ thuật, ống kỹ thuật trên sàn hay tường 5mm
5. Mặt cắt của cột và đà
Độ dày của tường, sàn và những phần khác của
tòa nhà:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 73
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Hạng mục Dung sai


Đến 0.5m +5/-3mm  +10/-5mm
Hơn 0.5m +/-5mm  +/-10mm
6. Móng
(a) Thay đổi về kích thước trên mặt bằng +25/-10mm
(b) Đo lệch tâm 2% chiều rộng của
móng theo hướng lệch
nhưng không nhiều hơn
+25mm
(c) Giảm độ dày -5% độ dày được quy
định
7. Bậc thang
(a) Trong 1 vế cầu thang:
Chiều cao đứng 3mm
Mặt bậc cầu thang 5mm
(b) Trong những bậc tiếp theo:
Chiều cao đứng 2mm
Mặt bậc cầu thang 3mm
 Dung sai độ phẳng được đo trước khi di chuyển hệ đỡ bên dưới.
 Chỉ áp dụng cho bê tông, không áp dụng cho thanh hoặc chốt cốt thép.

Giàn giáo và ván khuôn

 Nguyên tắc chung:


- Việc lựa chọn giàn giáo và ván khuôn phụ thuộc vào đặc điểm công trình, thiết bị thi
công và cung ứng vật tư, bê tông và điều kiện thi công. Ván khuôn và giàn giáo có thể
được chế tạo điển hình, tháo lắp dễ dàng và cần phải được thiết kế phù hợp với sức
chịu tải, độ cứng và tính ổn định.
- Cường độ tháo ván khuôn tuân thủ các tiêu chuẩn về công nghệ bê tông.
- Giáo chống bằng ống thép, hệ thống giáo Pal do Việt Nam chế tạo có thể được dùng
để xây dựng nhà cao tầng. Dàn giáo ngoài nhà cần được thiết kế và kiểm tra bằng
thử tải trước khi sử dụng.
- Yêu cầu kỹ thuật chủ yếu của giàn giáo và ván khuôn.
- Việc tính toán thiết kế hệ thống giàn giáo, ván khuôn phải kể đến trọng lượng bản
thân, tải trọng thi công, tải trọng gió, ổn định.
- Có thể sử dụng hệ thống giáo chống lại để nâng cao hiệu quả.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 74
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Cốp pha và đà giáo cần được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo
lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
- Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê
tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
- Cốp pha, và đà giáo cần được gia công, lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dáng
và kích thước của kết cấu theo qui định thiết kế.
- Cốp pha, và đà giáo có thể chế tạo tại nhà máy hoặc gia công tại hiện trường. Các
loại cốp pha đà giáo tiêu chuẩn được sử dụng theo chỉ dẫn của đơn vị chế tạo.
 Vật liệu làm cốp pha và đà giáo:
- Cốp pha đà giáo có thể làm bằng gỗ, hoành bè, thép, bê tông đúc sẵn hoặc chất dẻo.
- Đà giáo có thể sử dụng tre. Chọn vật liệu nào làm cốp pha đà giáo đều phải dựa trên
điều kiện cụ thể và hiệu quả kinh tế.
- Nếu dùng Gỗ làm cốp pha đà giáo thì Gỗ được sử dụng phải phù hợp với tiêu chuẩn
gỗ xây dựng TCVN 1075 : 71 và các tiêu chuẩn hiện hành.
- Cốp pha đà giáo bằng kim loại nên sử dụng sao cho phù hợp với khả năng luân
chuyển nhiều lần đối với các loại kết cấu khác nhau.
- Thiết kế cốp pha và đà giáo
- Cốp pha và đà giáo phải được thiết kế đảm bảo các yêu cầu. Số liệu để thiết kế được
ghi ở Phụ lục A, TCVN 4453-1995.
- Cốp pha vòm và dầm với khẩu độ lớn hơn 4m phải được thiết kế có độ vồng thi công.
- Các bộ phận chịu lực của đà giáo nên hạn chế số lượng các thanh nối. Các mối nối
không nên bố trí trên cùng một mặt cắt ngang và ở vị trí chịu lực lớn.
- Các thanh giằng cần được tính toán và bố trí thích hợp để ổn định toàn bộ hệ đà giáo
cốp pha.
 Lắp dựng cốp pha và đà giáo:
- Lắp dựng cốp pha đà giáo cần đảm bảo các yêu cầu sau :
* Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông cần được chống dính.
* Cốp pha thành bên của các kết cấu tường, sàn, dầm và cột nên lắp dựng sao
cho phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến các phần cốp
pha và đà giáo còn lưu lại để chống đỡ (như cốp pha đáy dầm, sàn và cột
chống).
* Lắp dựng cốp pha đà giáo của các tấm sàn và các bộ phận khác của nhà
nhiều tầng cần đảm bảo điều kiện có thể tháo dỡ từng bộ phận và di chuyển
dần theo quá trình đổ và đóng rắn của bê tông.
* Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị biến dạng
khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công.
- Khi lắp dựng cốp pha cần có các mốc trắc đạc hoặc các biện pháp thích hợp để thuận
lợi cho việc kiểm tra tim trục và cao độ của các kết cấu.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 75
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Khi ổn định cốp pha bằng dây chằng và móc neo thì phải tính toán, xác định số lượng
và vị trí để giữ ổn định hệ thống cốp pha khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình
thi công.
- Trong quá trình lắp dựng cốp pha cần cấu tạo một số lỗ thích hợp ở phía dưới để khi
cọ rửa mặt nền nước và rác bẩn có chỗ thoát ra ngoài. Trước khi đổ bê tông, các lỗ
này được bịt kín lại.
 Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha và đà giáo:
- Cốp pha và đà giáo khi lắp dựng xong được kiểm tra theo các yêu cầu ở bảng 19, các
sai lệch không được vượt quá các trị số ghi trong bảng 20.
- Việc nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha đà giáo được tiến hành tại hiện trường,
kết hợp với việc đánh giá xem xét kết quả kiểm tra theo qui định ở bảng 19 và các sai
lệch không vượt quá các trị số ghi trong bảng 20.

Bảng 24: Các yêu cầu kiểm tra cốp pha, đà giáo
Các yêu cầu cần kiểm Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra
tra
Cốp pha đã lắp dựng

Hình dáng và kích Bằng mắt, đo bằng Phù hợp với kết cấu
thước thước có chiều dài thích của thiết kế
hợp
Kết cấu cốp pha Bằng mắt Đảm bảo kỹ thuật
Độ phẳng giữa các tấm Bằng mắt Mức độ gồ ghề giữa
ghép nối các tấm  3mm
Độ kín, khít giữa các Bằng mắt Cốp pha được ghép
tấm cốp pha, giữa cốp kín, khít, đảm bảo
pha và mặt nền không mất nước xi
măng khi đổ và đầm
bê tông
Chi tiết chôn ngầm và Xác định kích thước, vị Đảm bảo kích thước,
đặt sẵn trí và số lượng bằng các vị trí và số lượng theo
phương tiện thích hợp qui định
Chống dính cốp pha Bằng mắt Lớp chống dính phủ
kín các mặt cốp pha
tiếp xúc với bê tông
Vệ sinh bên trong cốp Bằng mắt Không còn rác, bùn
pha đất và các chất bẩn
bên trong cốp pha
Độ nghiêng, cao độ và Bằng mắt, máy trắc đạc Không vượt quá các
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 76
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Các yêu cầu cần kiểm Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra
tra
kích thước cốp pha và các thiết bị phù hợp trị số ghi trong bảng
16
Độ ẩm của cốp pha gỗ Bằng mắt Cốp pha gỗ đã được
tưới nước trước khi
đổ bê tông
Đà giáo đã lắp dựng
Kết cấu đà giáo Bằng mắt, đối chiếu với Đà giáo được lắp
thiết kế đà giáo dựng đảm bảo kích
thước, số lượng và vị
trí theo thiết kế
Cột chống đà giáo Bằng mắt, dùng tay lắc Cột chống được kê,
mạnh các cột chống, các đệm và đặt lên trên
nêm ở từng cột chống nền cứng, đảm bảo
ổn định
Độ cứng và ổn định Bằng mắt, đối chiếu với Cột chống được giằng
thiết kế đà giáo chéo và giằng ngang
đủ số lương, kích
thước và vị trí theo
thiết kế

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 77
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Bảng 25: Sai lệch cho phép đối với cốp pha, đà giáo đã lắp dựng xong
Mức cho phép,
Tên sai lệch
mm
1- Khoảng cách giữa các cột chống cốp pha, cấu kiện
chịu uốn và khoảng cách giữa các trụ đỡ giằng ổn định, neo
và cột chống so với khoảng cách thiết kế:
a) Trên mỗi mét dài ± 25
b) Trên toàn bộ khẩu độ ± 75
2- Sai lệch mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của
chúng so với chiều thẳng đứng hoặc độ nghiêng thiết kế 5
1 a) Trên mỗi mét dài
2 b) Trên toàn bộ chiều cao của kết cấu :
- Móng 20
- Tường và cột đỡ tấm sàn toàn khối có chiều 10
cao dưới 5m 15
- Tường và cột đỡ tấm sàn toàn khối có chiều 10
cao trên 5m 5
- Cột khung có liên kết bằng dầm
- Dầm và vòm

3- Sai lệch trục cốp pha so với thiết kế :


1 a) Móng 15
2 b) Tường và cột 8
3 c) Dầm xà và vòm 10
4 d) Móng dưới các kết cấu thép Theo qui định của
thiết kế
4- Sai lệch trục cốp pha trượt, cốp pha leo và cốp pha di 10
động so với trục công trình

 Tháo dỡ cốp pha đà giáo


- Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu
được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công
sau. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo, cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va
chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.
- Các bộ phận cốp pha đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (như
cốp pha thành bên của dầm, cột, tường) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá
trị cường độ trên 50 daN/cm2.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 78
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của các kết cấu (đáy dầm, sàn, cột chống), nếu
không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá trị
cường độ ghi trong bảng 20.
- Các kết cấu ô văng, công sôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi
cường độ bê tông đạt đủ mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật.
- Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng
nên thực hiện như sau:
* Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ
bê tông;
* Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn phía dưới nữa và giữ lại
các cột chống “an toàn” cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.
- Đối với các công trình xây dựng trong khu vực có động đất và đối với các công trình
đặc biệt, trị số cường độ bê tông cần đạt để tháo dỡ cốp pha chịu lực do thiết kế qui
định.
- Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ cốp pha đà giáo cần được tính
toán theo cường độ bê tông đã đạt, loại kết cấu và các đặc trưng về tải trọng để tránh
các vết nứt và các hư hỏng khác đối với kết cấu.
- Việc chất toàn bộ tải trọng lên các kết cấu đã tháo dỡ cốp pha đà giáo chỉ được thực
hiện khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế.

Bảng 26: Cường độ bê tông tối thiểu để tháo dỡ cốp pha đà giáo
Cường độ bê
Thời gian bê tông
tông tối thiểu cần
Loại kết cấu đạt cường độ để
đạt để tháo cốp
tháo cốp pha.
pha, %R28
Bản, dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 50
2m 7
70
Bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2 - 8m 7 - 10
90
Bản, dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 14 - 23
8m

Chú thích :
1) Các trị số ghi trong bảng chưa xét đến ảnh hưởng của phụ gia.Trong trường hợp kết
quả thí nghiệm bê tông có thể chứng minh thời gian đạt cường độ nhanh hơn thì có
thể căn cứ vào kết quả đó để tháo coppha.
2) Đối với các kết cấu có khẩu độ nhỏ hơn 2m, cường độ tối thiểu của bê tông đạt để
tháo cốp pha là 50%R28 nhưng không nhỏ hơn 80 daN/cm2.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 79
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Công tác cốt thép

 Yêu cầu chung:


- Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế,
đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn TCXDVN 5574 : 2012 “Kết cấu bê tông và bê tông
cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế” và TCVN 1651 : 2008 “Thép cốt bê tông”.
- Đối với thép nhập khẩu cần có các chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí
nghiệm kiểm tra theo TCVN 197-1 : 2014 “Kim loại – Phương pháp thử kéo” và
TCVN 198 : 2008 “Kim loại – Phương pháp thử uốn”.
- Cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc tại nhà máy nhưng nên đảm bảo mức
độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công.
- Không nên sử dụng trong cùng một công trình nhiều loại thép có hình dáng và kích
thước hình học như nhau, nhưng tính chất cơ lí khác nhau.
- Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo :
* Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ.
* Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân
khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới
hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.
* Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.
 Cắt và uốn cốt thép
- Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học.
- Cốt thép phải được cắt uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế. Sản
phẩm cốt thép đã cắt và uốn được tiến hành kiểm tra theo từng lô. Mỗi lô gồm 100
thanh thép cùng loại đã cắt và uốn, cứ mỗi lô lấy 5 thanh bất kì để kiểm tra. Trị số sai
lệch không vượt quá các giá trị ghi ở bảng 22.

Bảng 27: Kích thước sai lệch của cốt thép đã gia công

Các sai lệch Mức cho phép, mm


1. Sai lệch về kích thước theo chiều dài của cốt
thép chịu lực :
a) Mỗi mét dài ±5
b) Toàn bộ chiều dài
2. Sai lệch về vị trí điểm uốn ± 20
3. Sai lệch về chiều dài cốt thép trong kết cấu bê ± 20
tông
khối lớn : +d
1 Khi chiều dài nhỏ hơn 10m + (d + 0,2a)
2 Khi chiều dài lớn hơn 10m 3o

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 80
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Các sai lệch Mức cho phép, mm


4. Sai lệch về góc uốn của cốt thép +a
5. Sai lệch về kích thước uốn móng
Trong đó :
d = đường kính cốt thép;
a = chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
 Hàn cốt thép
- Liên kết hàn có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, nhưng phải đảm
bảo chất lượng mối hàn theo yêu cầu thiết kế.
Khi chọn phương pháp và công nghệ hàn phải tuân theo tiêu chuẩn TCXD 71:1977
“Chỉ dẫn hàn cốt thép và chi tiết đặt sẵn trong kết cấu bê tông cốt thép”. Việc liên kết
các loại thép có tính hàn thấp hoặc không được hàn cần thực hiện theo chỉ dẫn của
cơ sở chế tạo.
- Khi hàn đối đầu các thanh cốt thép cán nóng bằng máy hàn tự động hoặc bán tự
động phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCXD 72 : 1977 “Quy định hàn đối đầu thép tròn”.
- Hàn điểm tiếp xúc thường được dùng để chế tạo khung và lưới cốt thép có đường
kính nhỏ hơn 10mm đối với thép kéo nguội và đường kính nhỏ hơn 12mm đối với
thép cán nóng.
- Khi chế tạo khung cốt thép và lưới cốt thép bằng hàn điểm, nếu thiết kế không có chỉ
dẫn đặc biệt thì thực hiện theo quy định sau:
* Đối với thép tròn trơn hàn tất cả các điểm giao nhau.
* Đối với thép có gờ hàn tất cả các điểm giao nhau ở hai hàng chu vi phía ngoài,
các điểm còn lại ở giữa cách một hàn một theo thứ tự xen kẽ.
* Đối với khung cốt thép dầm, hàn tất cả các điểm giao nhau.
- Hàn hồ quang được dùng trong các trường hợp sau:
* Hàn nối dài các thanh cốt thép cán nóng có đường kính lớn hơn 8mm.
* Hàn tất cả các chi tiết đặt sẵn, các bộ phận cấu tạo và liên kết các mối nối
trong lắp ghép.
- Các mối hàn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
* Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không thu thẹp cục bộ và không
có bọt.
* Đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo yêu cầu thiết kế.
- Liên kết hàn được tiến hành kiểm tra theo từng chủng loại và từng lô. Mỗi lô gồm 100
mối hàn hoặc 100 cốt thép loại khung, loại lưới đã hàn. Những lô sản phẩm này được
kiểm tra theo nguyên tắc sau :
* Mỗi lô lấy 5% sản phẩm nhưng không ít hơn 5 mẫu để kiểm tra kích thước, 3
mẫu để thử kéo và 3 mẫu để thử uốn.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 81
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

* Trị số các sai lệch so với thiết kế không vượt quá các giá trị ghi trong bảng 24
đối với chất lượng mối hàn.

Bảng 28: Sai lệch cho phép đối với sản phẩm cốt thép

Tên sai lệch Mức cho phép


1. Sai số về kích thước chung của các khung hàn phẳng và
các lưới hàn cũng như theo độ dài của các thanh gia công
riêng lẻ.
a) Khi đường kính thanh cốt thép không quá 16mm ± 10mm
- Theo độ dài của sản phẩm. ± 5mm
- Theo chiều rộng (hoặc chiều cao) của sản ± 3mm
phẩm.
- Kích thước của sản phẩm theo chiều rộng hoặc
chiều cao không lớn hơn 1m.
± 10mm
b) Khi đường kính thanh cốt thép 18mm – 40mm.
± 10mm
- Theo chiều dài của sản phẩm.
± 5mm
- Theo chiều cao (hoặc chiều rộng) của sản
phẩm.
- Khi kích thước của sản phẩm theo chiều rộng
hoặc chiều cao không lớn hơn 1m. ± 50mm
c) Khi đường kính thanh cốt thép từ 40mm trở lên. ± 20mm
- Theo chiều dài của sản phẩm. ± 10mm
- Theo chiều cao của sản phẩm.
2. Sai số về khoảng cách giữa các thanh ngang (thanh nối)
của các khung hàn, sai số về kích thước của ô lưới hàn
và về khoảng cách giữa các bộ phận của khung không
giằng.
3. Sai số về khoảng cách giữa các thanh ngang (thanh nối)
của các khung hàn, sai số về kích thước của ô lưới hàn
và về khoảng cách giữa các bộ phận của khung không
giằng.
- Nhỏ hơn 40mm ± 0,5d

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 82
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Tên sai lệch Mức cho phép


- Bằ ng và lớ n hơn 40mm ± 1d
1. Sai số theo mặt phẳng của các lưới hàn hoặc các
khung hàn phẳng khi đường kính của các thanh :
- Nhỏ hơn 12mm 10mm
- Từ 12 mm đến 24mm 15mm
- Từ 20mm đến 50mm 20mm
- Lớn hơn 50mm 25mm
2. Sai lệch về vị trí chỗ uốn của thanh 2d
3. Sai lệch tim các khung cốt thép (đo đạc theo tim xà) 15mm
4. Sai lệch về độ võng các khung cốt thép chịu lực so với 5%
thiết kế

Bảng 29: Sai lệch cho phép đối với mối hàn
Tên và hiện tượng sai lệch Mức cho phép

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 83
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

1. Sự xê dịch củ a đườ ng nố i tâ m củ a 2 thanh nẹp trò n đố i vớ i 0,1d về bên của


trụ c củ a thanh đượ c nố i (khi có thanh nẹp và đườ ng hà n về mộ t mối hàn
bên) ±0,5d
2. Sai lệch về chiều dà i củ a cá c thanh đệm và thanh nẹp
0,1d
3. Xê dịch thanh nẹp so vớ i trụ c củ a mố i hà n có khuô n
0,5d
4. Xê dịch thanh nẹp so vớ i trụ c củ a mố i hà n theo hướ ng dọ c
(trừ cá c mố i hà n có thanh nẹp đặ t lệch)
5. Độ lệch củ a trụ c cá c thanh ở cá c mố i hà n 3o
6. Xê dịch tim củ a cá c thanh ở mố i nố i :
a) Khi hà n có khuô n 0,10d
b) Khi hà n có cá c thanh nẹp trò n 0,10d
c) Khi hà n đố i đầ u 0,10d
7. Sai số về chiều dà i củ a cá c mố i hà n cạ nh 0,5d
8. Sai số về chiều rộ ng củ a cá c mố i hà n cạ nh 0,15d
9. Chiều rộ ng châ n mố i hà n khô ng bá m và o thép gó c khi hà n 0,1d
bằ ng phương phá p hà n nhiều lớ p hoặ c khi hà n cá c thanh đườ ng
kính nhỏ hơn 40mm
10. Chiều sâ u vết lõ m cho tia hồ quang ở thép tấ m và thép
2,5mm
hình khi hà n vớ i thép trò n hoặ c thép có gờ
11. Số lượ ng lỗ rỗ ng và xỉ ngậ m và o trong mố i hà n :
3 chỗ
- Trên bề mặt mối hàn trong dải khoảng 2d
- Trong tiết diện mối hàn:
2 chỗ
Khi d nhỏ hơn hoặc bằng 16 mm
3 chỗ
Khi d lớn hơn 16mm
12. Đườ ng kính trung bình lỗ rỗ ng và xỉ ngậ m và o mố i hà n :
1,5mm
- Trên mặt mối hàn
- Trong tiết diện mối hàn 1,0mm
Khi d từ 16mm trở xuống
1,5mm
Khi d lớn hơn 16mm
Trong đó :
d – đường kính thanh thép.
 Nối buộc cốt thép:
- Việc nối buộc (nối chồng lên nhau) đối với các loại thép được thực hiện theo các quy
định của thiết kế. Không nối ở các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Trong một mặt
cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép
chịu lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với cốt thép có gờ.
- Việc nối buộc cốt thép phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 84
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

* Chiều dài nối buộc cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép cốt thép không
được nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm đối với
thép chịu nén. Các kết cấu khác chiều dài nối buộc không nhỏ hơn các trị số ở
bảng 25.
* Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn, cốt
thép có gờ không uốn móc.
* Dây buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm.
* Trong các mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và hai đầu).

Bảng 30: Chiều dài nối buộc cốt thép


Chiều dài nối buộc
Vùng chịu kéo Vùng chịu nén
Loại cốt thép Dầm Kết cấu Đầu cốt Đầu cốt
hoặc khác thép thép không
tường có móc có móc
Cốt thép trơn cán nóng 40d 30d 20d 30d
Cốt thép có gờ
40d 30d - 20d
cán nóng
45d 35d 20d 30d
Cốt thép kéo nguội

 Thay đổi cốt thép trên công trường


Trong mọ i trườ ng hợ p việc thay đổ i cố t thép phả i đượ c sự đồ ng ý củ a thiết kế. Trườ ng hợ p sử dụ ng
cố t thép xử lí nguộ i thay thế cố t thép cá n nó ng thì nhấ t thiết phả i đượ c sự đồ ng ý củ a cơ quan thiết kế
và chủ đầ u tư.
 Vận chuyển và lắp dựng cốt thép.
- Việc vận chuyển cốt thép đã gia công cần đảm bảo các yêu cầu sau:
* Không hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép.
* Cốt thép từng thanh nên buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để
tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
* Các khung, lưới cốt thép lớn nên có biện pháp phân chia thành từng bộ
phận nhỏ phù hợp với phương tiện vận chuyển.
- Công tác lắp dựng cốt thép cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
* Các bộ phận lắp dựng trước, không gây trở ngại cho các bộ phận lắp dựng
sau.
* Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng trong quá trình đổ
bê tông.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 85
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

* Khi đặt cốt thép và cốp pha tựa vào nhau tạo thành một tổ hợp cứng thì cốp
pha chỉ được đặt trên các giao điểm của cốt thép chịu lực và theo đúng vị trí quy
định của thiết kế.
- Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép nhưng không lớn
hơn 1m một điểm kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép và được
làm bằng các loại vật liệu không ăn mòn cốt thép, không phá hủy bê tông.
- Sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế không vượt quá 3mm đối với lớp
bê tông bảo vệ có chiều dày a nhỏ hơn 15mm và 5mm đối với lớp bê tông bảo vệ a
lớn hơn 15mm.
- Việc liên kết các thanh cốt thép khi lắp dựng cần được thực hiện theo các yêu cầu
sau :
* Số lượng mối nối buộc hay hàn dính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau
theo thứ tự xen kẽ.
* Trong mọi trường hợp, các góc của đai thép với thép chịu lực phải buộc
hoặc hàn dính 100%.
* Việc nối các thanh cốt thép đơn vào khung và lưới cốt thép phải được thực
hiện theo đúng quy định của thiết kế. Khi nối buộc khung và lưới cốt thép theo
phương làm việc của kết cấu thì chiều dài nối chồng thực hiện theo quy định ở
bảng 26 nhưng không nhỏ hơn 250mm.

Bảng 31: Nối chồng cốt thép đối với bê tông có mác khác nhau
Mác bê tông
Mác  150 Mác  200
Loại cốt thép chịu lực Vùng Vùng Vùng Vùng
chịu chịu nén chịu kéo chịu
kéo nén
Cốt thép có gờ cán nóng 30d 20d 25d 15d
Cốt thép tròn cán nóng 35d 25d 30d 20d
Cốt thép kéo nguội và rút 40d 30d 35d 25d
nguội

Chú thích: d – Đường kính của cốt thép chịu lực


- Chuyển vị của từng thanh thép khi chế tạo hoặc khi lắp dựng khung lưới cốt thép
không được lớn hơn 1/5 đường kính của thanh lớn nhất là 1/4 đường kính của bản
thân thanh đó. Sai lệch cho phép đối với cốt thép đã lắp dựng được quy định ở bảng
32.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 86
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Bảng 32: Sai lệch cho phép đối với cốt thép đã lắp dựng
Mức cho
Tên sai lệch phép, mm
1. Sai số về khoả ng cá ch giữ a cá c thanh chịu lự c đặ t riêng biệt :
1 a) Đối với kết cấu khối lớn ± 30
2 b) Đối với cột, dầm và vòm ± 10
3 c) Đối với bản, tường và móng dưới các kết cấu ± 20
khung
2. Sai số về khoả ng cá ch giữ a cá c hà ng cố t thép khi bố trí nhiều
hà ng theo chiều cao :
1 a) Các kết cấu có chiều dài lớn hơn 1m và ± 20
móng đặt dưới các kết cấu và thiết bị kỹ thuật
2 b) Dầm khung và bản có chiều dày lớn hơn ±5
100mm
3 c) Bản có chiều dày đến 100mm và chiều dày ± 3
lớp bảo vệ 10mm
3. Sai số về khoảng cách giữa các cốt thép đai của dầm, ± 10
cột, khung và dàn cốt thép
4. Sai lệch cục bộ về chiều dày lớp bảo vệ
1 a) Các kết cấu khối lớn (chiều dày lớn hơn 1m) ± 20
2 b) Móng nằm dưới các kết cấu và thiết bị kỹ ± 10
thuật
3 c) Cột, dầm và vòm ±5
4 d) Tường và bản chiều dày lớn hơn 100mm ±5
5 e) Tường và bản chiều dày đến 100mm với ± 3
chiều dày lớp bảo vệ là 10mm
5. Sai lệch về khoảng cách giữa các thanh phân bố trong
một hàng
a) Đối với bản tường và móng dưới kết cấu khung ± 25
1 b) Đối với những kết cấu khối lớn ± 40
6. Sai lệch về vị trí các cốt thép đai so với chiều đứng hoặc ± 10
chiều ngang (không kể các trường hợp khi các cốt thép
đai đặt nghiêng với thiết kế quy định)
7. Sai lệch về vị trí tim của các thanh đặt ở các đầu khung
hàn nối tại hiện trường với các khung khác khi đường
kính của thanh :
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 87
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Mức cho
Tên sai lệch phép, mm
a) Nhỏ hơn 40mm ±5
b) Lớ n hơn hoặ c bằ ng 40mm ± 10
8. Sai lệch về vị trí các mối hàn của các thanh theo chiều
dài của cấu kiện
1 a) Các khung và các kết cấu tường móng ± 25
2 b) Các kết cấu khối lớn ± 50
9. Sai lệch của vị trí các bộ phận cốt thép trong kết cấu khối
lớn (khung, khối, dàn) so với thiết kế :
1 a) Trong mặt bằng ± 50
b) Theo chiều cao ± 30

 Kiểm tra và nghiệm thu công tác cốt thép:


- Kiểm tra công tác cốt thép bao gồm các phần việc sau:
* Sự phù hợp với các loại cốt thép đưa vào sử dụng so với thiết kế.
* Công tác gia công cốt thép; phương pháp cắt, uốn và làm sạch bề mặt cốt thép
trước khi gia công. Trị số sai lệch cho phép đối với cốt thép đã gia công ghi ở
bảng 21.
* Công tác hàn : bậc thợ, thiết bị, que hàn, công nghệ hàn và chất lượng mối hàn.
Trị số sai lệch cho phép đối với sản phẩm cốt thép đã gia công hàn theo bảng 22
và chất lượng mối hàn theo bảng 23.
* Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế.
* Vận chuyển và lắp dựng cốt thép.
- Sự phù hợp của phương tiện vận chuyển đối với sản phẩm đã gia công.
- Chủng loại, vị trí, kích thước và số lượng cốt thép đã lắp dựng so với thiết kế; Trị số
sai lệch cho phép đối với công tác lắp dựng cốt thép được quy định ở bảng 26.
- Sự phù hợp của các loại thép chờ và chi tiết đặt sẵn so với thiết kế.
- Sự phù hợp của các vật liệu làm con kê, mật độ các điểm kê và sai lệch chiều dày lớp
bê tông bảo vệ so với thiết kế.
- Trình tự, yêu cầu và phương pháp kiểm tra công tác cốt thép thực hiện theo quy định
ở bảng 28.
- Việc nghiệm thu công tác cốt thép phải tiến hành tại hiện trường và bảng 28 để đánh
giá chất lượng công tác cốt thép so với thiết kế trước khi đổ bê tông.
- Khi nghiệm thu phải có hồ sơ bao gồm :
* Các bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công
và kèm biên bản về quyết định thay đổi.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 88
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

* Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn và chất lượng gia công
cốt thép.
* Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế.
* Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công và lắp dựng cốt thép.
* Nhật ký thi công.

Bảng 33: Kiểm tra công tác cốt thép


Yêu cầu Phương pháp Kết quả kiểm tra Tần số kiểm tra
kiểm kiểm tra
tra
Cốt thép Theo phiếu giao Có chứng chỉ và cốt Mỗi lần nhận hang
hàng, chứng chỉ thép được cung cấp
và quan sát gờ đúng yêu cầu
cốt thép
Đo đường kính Đồng đều về kích thước Mỗi lần nhận hang
bằng thước kẹp tiết diện, đúng đường
cơ khí kính yêu cầu
Thử mẫu theo Đảm bảo yêu cầu theo Trước khi gia công
TCVN 197 : thiết kế
2014, TCVN
198 : 2008
Mặt Bằng mắt Bề mặt sạch, không bị Trước khi gia công
ngoài cốt giảm tiết diện cục bộ
thép
Cắt và Bằng mắt Đảm bảo quy trình kỹ Khi gia công
uốn thuật
Cốt thép Đo bằng thước Sai lệch không vượt quá Mỗi lô, 100 thanh
đã uốn có các trị số ghi ở bảng 28 lấy 5 thanh để kiểm
tra
độ dài thích hợp
Hàn cốt Thiết bị hàn Đảm bảo các thông số Trước khi hàn và
thép kỹ thuật theo định kì 3 tháng
1 lần
Bậc thợ : Hàn Đạt tiêu chuẩn bậc thợ Trước khi thực hiện
mẫu thử hàn theo quy định công tác hàn
Bằng mắt, đo Mối hàn đảm bảo yêu Sau khi hàn và khi
bằng cầu theo quy định của nghiệm thu
thước bảng 5 và bảng 6

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 89
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Yêu cầu Phương pháp Kết quả kiểm tra Tần số kiểm tra
kiểm kiểm tra
tra
Thí nghiệm mẫu Đảm bảo chất lượng. Mỗi ô 100 mối hàn,
Nếu một mẫu không đạt lấy 3 mẫu để kiểm
phải kiểm tra lại với số tra cường độ
lượng mẫu gấp đôi
Kiểm tra bằng Mối hàn đảm bảo chất Khi cần thiết hoặc
siêu âm theo lượng theo yêu cầu khi nghi ngờ
TCVN 1548 :
1985
Thép Xác định vị trí Đảm bảo các yêu cầu Trước khi đổ bê
chờ và kích thước và số theo quy định của thiết tông
chi tiết lượng bằng các kế
đặt sẵn biện pháp thích
hợp
Nối buộc Bằng mắt, đo Chiều dài nối chồng, Trong và sau khi
cốt thép bằng thước đảm bảo theo yêu cầu lắp dựng
của bảng 7 và 8
Lắp Bằng mắt, đo - Lắp dựng Khi lắp dựng và khi
dựng cốt bằng thước có đúng quy trình kỹ nghiệm thu
thép chiều dài thích thuật
hợp
- Chủng loại, vị
trí, số lượng và kích
thước đúng theo
thiết kế
- Sai lệch
không vượt quá trị
số ghi ở bảng 9
Con kê Bằng mắt, đo Đảm bảo kỹ thuật Khi lắp dựng cốt
bằng thước thép
Chiều Bằng mắt, đo Đảm bảo trị số sai lệch Khi lắp dựng và khi
dày lớp bằng thước theo quy định của thiết nghiệm thu
bê tông kế
bảo vệ
cốt thép
Thay đổi Kiểm tra bằng Cốt thép thay đổi phù Trước khi gia công
cốt thép tính toán hợp với các quy định cốt thép
của thiết kế

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 90
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Thi công kết cấu bê tông khối lớn


Phạm vi

 Mục này đưa ra những yêu cầu kỹ thuật cần phải đáp ứng cho công tác sản xuất, cung
cấp và thi công kết cấu bê tông khối lớn (ví dụ: các đài cọc dạng bè có kích).

Vật liệu

 Vật liệu cần đáp ứng các yêu cầu nêu trong mục 5 của tài liệu này, ngoài ra còn cần lưu
ý các vấn đề sau đây:
 Đối với kết cấu bê tông khối lớn, các vết nứt xảy ra thường là do hiệu ứng nhiệt thủy hóa
của ximăng gây phát sinh ứng suất kéo vượt quá cường độ kéo của bê tông. Do vậy cần
phải có biện pháp phòng ngừa hiệu ứng này mà trong đó lựa chọn đúng loại xi măng
đóng vai trò quan trọng.
 Nhà cung cấp được sử dụng các loại ximăng mà nhà cung cấp xem là phù hợp cho kết
cấu bê tông khối lớn. Tuy nhiên, khuyến nghị nên sử dụng các loại ximăng sau:
- Ximăng pooclang ít tỏa nhiệt, có lượng nhiệt thủy hóa sau 7 ngày không quá 60 cal/g.
- Ximăng pooclang puzzolan, ximăng pooclang tro bay hay xỉ lò cao.
 Cốt liệu cần được lưu trong kho có mái che, được làm mát.

Công tác ván khuôn

 Công tác ván khuôn cần tuân theo các yêu cầu nêu trong mục 6.3 của tài liệu này. Ngoài
ra còn cần lưu ý tới các vấn đề sau:
- Vật liệu ván khuôn: đối với kết cấu bảo dưỡng bằng phương pháp tưới nước, để
thoát nhiệt nhanh thì nên dùng ván khuôn kim loại (thép hay hợp kim). Nếu dùng ván
khuôn gỗ, phải giữ cho ván khuôn luôn ẩm.
- Tháo ván khuôn: ván khuôn thành chỉ được tháo khi bê tông đã có tuổi không ít hơn 5
ngày đêm. Tháo ván khuôn theo 2 bước:
* Bước 1: tháo bung thành ván khuôn nhưng vẫn để ván khuôn tại chỗ.
* Bước 2: chuyển ván khuôn đi sau 1 ngày đêm.
 Đối với kết cấu được bảo dưỡng bằng phương pháp bọc vật liệu cách nhiệt, chỉ tháo ván
khuôn sau khi đã dỡ vật liệu cách nhiệt. Tháo ván khuôn tuân theo điều 6.2 nêu trên.
 Không được phép tháo ván khuôn khi trời mưa.

Công tác gia công và lắp đặt cốt thép

 Công tác gia công và lắp đặt cốt thép tuân theo các yêu cầu nêu ở mục 6.3 của tài liệu
này. Cần lưu ý cốt thép chờ cho sàn tầng hầm.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 91
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Công tác bê tông

Công tác bê tông cần tuân theo các yêu cầu nêu ở mục 6.3 của tài liệu này. Ngoài ra,
cần lưu ý các vấn đề sau:
 Thiết kế cấp phối:
- Nhà thầu phải yêu cầu Nhà cung cấp cung cấp bản thiết kế cấp phối cho các loại bê
tông sử dụng tại công trình. Bản thiết kế phải do các phòng thí nghiệm hợp chuẩn
thực hiện. Nhà thầu cung cấp các thông tin sau cho Nhà cung cấp để thiết kế cấp
phối bê tông:
* Mác bê tông.
* Độ sụt yêu cầu.
* Độ co khô ở 28 ngày và 120 ngày
- Đối với bê tông khối lớn, sau khi thiết kế cấp phối bê tông, Nhà thầu yêu cầu Nhà
cung cấp thực hiện Mockup để kiểm tra các thông số nhiệt: Tbd, Tmax, ΔT và ghi
nhận quá trình diễn biến nhiệt độ của Mockup. Đồng thời kiểm tra độ sụt và mác bê
tông.
- Loại xi măng sử dụng.Cấp phối bê tông được thiết kế với yêu cầu sử dụng lượng xi
măng tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về cường độ. Nên sử dụng xi măng mác
cao và giảm hàm lượng xi măng cần thiết.Nên sử dụng các loại phụ gia tăng dẻo để
giảm lượng nước trộn bê tông.Không cho phép sử dụng các loại phụ gia có calcium
chloride hay các loại phụ gia tăng nhanh thời gian đóng rắn của bê tông.Nếu sử dụng
bất kỳ một loại phụ gia nào cho hỗn hợp bê tông, Nhà cung cấp phải trình các thông
số và chỉ dẫn kỹ thuật của Nhà sản xuất phụ gia cho tư vấn giám sát và Chủ đầu tư
xem xét và phê duyệt trước khi được phép sử dụng.
- Độ sụt: khi đổ bê tông không sử dụng bơm, độ sụt của hỗn hợp bê tông tối đa cho
phép là 100mm.
- Khi sử dụng bơm, độ sụt tối thiểu của hỗn hợp bê tông là 120 mm.
- Không cho phép thêm nước vào hỗn hợp bê tông khi thi công.
 Vận chuyển hỗn hợp bê tông:
- Hỗn hợp bê tông thương phẩm phải được vận chuyển tới công trường bằng xe
chuyên chở bê tông chuyên dụng, đảm bảo bê tông không bị phân tầng, mất nước, xi
măng, mất nước do điều kiện thời tiết. Thời gian chờ phụ thuộc vào loại phụ gia sử
dụng. Nhà cung cấp có trách nhiệm cung cấp kết quả thí nghiệm về thời gian ninh kết
của bê tông có sử dụng phụ gia tăng dẻo cho tư vấn giám sát và Chủ đầu tư xem xét
và quyết định thời gian chờ cho phép.
 Đổ bê tông:
- Nếu có điều kiện, nên tiến hành đổ bê tông ban đêm nhằm hạn chế tốc độ phát nhiệt
thủy hóa của xi măng. Hạn chế việc đổ bê tông vào thời điểm nóng nhất trong ngày.
- Hạn chế tình trạng đổ bê tông quá nhanh, không kịp đầm và hoàn thiện làm bê tông
mất nước trong điều kiện khô nóng. Bê tông cần được đổ thành từng lớp đủ mỏng,
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 92
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

chiều cao mỗi lớp đổ không quá 40 cm, các lớp đổ cần được đầm liên tục xoay vòng
đảm bảo bê tông lớp dưới chưa kết thúc ninh kết khi đổ và đầm lớp trên.
- Khống chế chiều cao đổ bê tông (chiều cao rơi) không quá 1.5m.
- Khi bê tông bắt đầu đóng rắn, nếu xuất hiện các vết nứt trên bề mặt do co ngót, có
thể sử dụng biện pháp đầm lại bằng thủ công để sửa chữa. Dùng bàn xoa vỗ nhẹ lên
mặt bê tông để đầm lại. Có thể dùng vữa ximăng lỏng trải lên bề mặt kết cấu kết hợp
với việc đầm lại bằng thủ công.
- Nhà thầu phải lên kế hoạch cung cấp và đổ bê tông trình cho tư vấn giám sát duyệt
trước khi tiến hành công tác. Chú ý tránh dừng thi công quá thời gian chờ cho phép vì
lý do bê tông cung cấp không kịp. Nếu thời gian chờ vượt quá thời gian cho phép, tư
vấn giám sát sẽ là người quyết định có được đổ tiếp hay phải tạo mạch ngừng thi
công.
 Bảo dưỡng bê tông:
- Biện pháp bảo dưỡng cần được thực hiện ngay khi bê tông bắt đầu đóng rắn và tiếp
tục cho đến khi bê tông đạt cường độ bảo dưỡng tới hạn.
- Để hạn chế việc thúc đẩy quá trình thủy hóa làm tăng nhiệt độ bê tông, khối bê tông
đổ xong cần bảo dưỡng bằng nước liên tục trong thời gian 3 ngày.
- Nếu sử dụng ximăng pooclang thường khi thiết kế cấp phối, nhiệt độ của hỗn hợp bê
tông trước khi đổ nên khống chế không quá 32 độ C. Để đạt nhiệt độ này, nhất là khi
đổ bê tông lúc nắng nóng, cần có biện pháp hạ thấp nhiệt độ của các thành phần bê
tông và nước cũng như có biện pháp che đậy bảo vệ hỗn hợp bê tông trước khi đổ.
- Nhà thầu có thể chọn biện pháp bọc vật liệu cách nhiệt để bảo dưỡng bê tông. Bọc
vật liệu cách nhiệt cho phép giữ nhiệt thủy hóa của xi măng không thoát ra ngoài mà
tích tụ trong khối bê tông, cân bằng nhiệt giữa các vùng trong khối đổ. Quy trình bọc
vật liệu cách nhiệt tuân theo TCVN 9341-2012: “Bê tông khối lớn – Quy phạm thi công
và nghiệm thu”.
- Các biện pháp bảo dưỡng khác nếu muốn áp dụng, Nhà thầu phải trình quy trình bảo
dưỡng cho tư vấn giám sát duyệt trước khi tiến hành.
 Mạch ngừng thi công
- Nên đổ bê tông liên tục cho toàn bộ kết cấu. Nếu vì lý do nào đó mà không thực hiện
được việc đổ bê tông liên tục, cần phải tạo mạch ngừng thi công. Nhà thầu phải trình
biện pháp tạo & xử lý mạch ngừng trong quy trình thi công bê tông khối lớn cho tư
vấn giám sát phê duyệt trước khi bắt đầu công tác.
Lưu ý những vấn đề sau:
- Bề mặt đợt đổ trước cần được vệ sinh sạch sẽ, làm nhám, tưới nước. Trải một lớp hồ
xi măng có chiều dày 1 – 1.5 cm lên bề mặt lớp cũ, đổ bê tông đến đâu trải hồ đến đó.
- Trường hợp dùng hóa chất tạo độ dính giữa bê tông cũ và mới, thực hiện theo chỉ
dẫn kỹ thuật của Nhà sản xuất.
- Kiểm tra và nghiệm thu

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 93
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

 Kiểm tra trước khi đổ bê tông:


- Kiểm tra quy trình thi công bê tông khối lớn của Nhà thầu.
- Kiểm tra quy trình sản xuất bê tông cho công tác bê tông khối lớn của Nhà sản xuất.
- Tình trạng vật liệu có phù hợp với bê tông khối lớn không.
- Hàm lượng ximăng trong bê tông.
- Biện pháp bảo vệ hỗn hợp bê tông trước khi đổ.
- Nhiệt độ hỗn hợp bê tông trước khi đổ.
- Tình trạng vật liệu cách nhiệt (nếu áp dụng biện pháp này).
- Tình trạng thiết bị thi công và thiết bị bảo dưỡng bê tông.
- Kiểm tra sau khi đổ bê tông:
- Tình trạng bảo dưỡng tưới nước (đảm bảo thoát nhiệt nhanh).
- Chất lượng thi công bọc vật liệu cách nhiệt (nếu áp dụng biện pháp này).
- Chất lượng bê tông sau khi tháo ván khuôn (quan sát có vết nứt không).
- Lưu ý:
Để đảm bảo bê tông không nứt do nhiệt thủy hóa của xi măng, và tránh tốn kém, những
điểm sau cần được chú ý đặc biệt:
* Lượng xi măng trong bê tông nên được hạn chế ở mức tối thiểu.
* Nên sử dụng bê tông với độ sụt thấp nhất có thể cho thi công.
* Tuyệt đối không thêm nước vào hỗn hợp bê tông khi đang thi công.
* Phải tiến hành công tác bảo dưỡng ngay sau khi kết thúc đổ bê tông. Lưu ý đặc
biệt đến tính liên tục của công tác bảo dưỡng.
* Có thể áp dụng hệ thống ống giản nhiệt để giảm nhiệt độ khối đổ và giảm chênh
lệch nhiệt độ.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 94
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Sàn dự ứng lức cáp có bơm vữa


Phạm vi

 Tài liệu “Chỉ dẫn kỹ thuật (CDKT)” này đưa ra những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cần phải
đáp ứng cho công tác thi công BTCT toàn khối đổ tại chỗ.

Tiêu chuẩn áp dụng

 Eurocode 2-2004: Tiêu chuẩn thiết kế, thi công kết cấu bê tông cốt thép và bê tông dự
ứng lực.
 TCVN 2737 - 1995: Tiêu chuẩn về tải trọng tác động.
 ASTM A 416-2006: Yêu cầu kỹ thuật cho cáp dự cường độ cao.

Quy định chung

 Nhà thầu thi công cần lưu ý tài liệu này khi tiến hành công việc.
 Tài liệu này cần được đọc với yêu cầu kỹ thuật cho công tác bê tông cốt thép (BTCT) đổ
toàn khối.
 Mọi trường hợp, nếu Nhà thầu có yêu cầu hay điều kiện kỹ thuật khác với tài liệu này,
Nhà thầu phải trình yêu cầu/ điều kiện kỹ thuật đó cho Tư vấn thiết kế duyệt.
 Trong trường hợp có khác biệt giữa bản vẽ thiết kế, tài liệu này, tiêu chuẩn áp dụng nhà
thầu cần báo cho TVTK để xác nhận.

Yêu cầu chung

Các thông tin nêu ở đoạn dưới đây đưa ra các yêu cầu cơ bản cho việc thi công dầm sàn
bê tông dự ứng lực.
 Trước khi bắt đầu công tác thi công, NT phải chuẩn bị và trình các tài liệu sau cho KS:
- Bản vẽ chi tiết triển khai thi công cáp dự ứng lực.
- Biện pháp thi công dự ứng lực. Thiết kế cấp phối vữa không co ngót.
- Chứng chỉ của nhà cung cấp các nguyên vật liệu dùng cho việc thi công cáp dự ứng
lực, bao gồm:
- Cáp cường độ cao
- Đầu neo
- Chứng chỉ kiểm định các thiết bị thi công cáp dự ứng lực, bao gồm: kích kéo cáp.
 Khi hoàn tất công tác thi công cáp dự ứng lực NT phải trình KS và Tư vấn Thiết kế các
tài liệu sau:
- Bảng nghiệm thu lắp đặt cáp.
- Bảng báo cáo kết quả kéo căng cáp.
- Bảng báo cáo kết quả bơm vữa cho cáp.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 95
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Kết quả thử mác bê tông, mác vữa.


 Tất cả các tài liệu nêu trên sẽ là hồ sơ chất lượng thi công sàn dự ứng lực.

Vật liệu

a. Cốt Thép thường:


- Cốt thép là cốt thép tròn cán nóng có đặc tính kỹ thuật (đường kính, cường độ chảy
dẻo, giới hạn bên kéo, biến dạng) phải tuân theo quy định trong bản vẽ ghi chú chung
và thuyết minh tính toán tương ứng.
b. Cáp dự ứng lực:
- Cáp cường độ cao tuân theo ASTM A 416 Grade 270 (PC Strand) hoặc tương
đương. Mỗi sợi (strand) gồm 7 sợi thép nhỏ, có các đặc tính kỹ thuật phải tuân theo
quy định trong bản vẽ ghi chú chung và thuyết minh tính toán tương ứng.
- Cáp dự ứng lực là loại không hàn và tự chùng thấp sau khi căng kéo và phù hợp với
các yêu cầu của tiêu chuẩn ASTM A416 cấp 1860 hoặc loại tương đương “ Cáp tự
chùng thấp 7 sợi dính bám cho bê tông dự ứng lực”
- Thép dự ứng lực được bảo vệ chống lại các phá hoại vật lý và gỉ hay là các kết quả
khác của ăn mòn tại tất cả các thời điểm từ sản xuất tới bơm vữa bê tông. Thép dự
ứng lực mà có các phá hủy vật lý tại bất kỳ thời điểm nào sẽ bị loại bỏ. Sự phát triển
của các vết gỉ nhìn thấy hay các kết quả khác của sự ăn mòn trên cáp dự ứng lực mà
không thể lau sạch được sẽ là nguyên nhân để loại bỏ cáp dự ứng lực đó khi kỹ sư
yêu cầu. Thép dự ứng lực sẽ được đóng gói trong công ten nơ trong vận chuyển để
bảo vệ thép chống lại các phá hoại vật lý và ăn mòn trong quá trình vận chuyển và
lưu kho. Một chất chống ăn mòn để ngăn chặn hiện tượng gỉ hay các kết quả ăn mòn
khác sẽ được đặt trong các kiện hàng hoặc được kết hợp trong chất chống ăn mòn
của loại vật liệu bao bì hoặc khi có sự cho phép của kỹ sư thì sẽ được bôi trực tiếp
lên cáp dự ứng lực. Chất chống ăn mòn phải không có ảnh hưởng xấu đến thép hay
bê tông hay độ dính bám của thép với bê tông. Dầu tan được trong nước có thể được
sử dụng như một chất chống ăn mòn. Sự phá hoại bao bì hay vỏ bọc do bất kỳ
nguyên nhân nào sẽ ngay lập tức được thay thế hay khôi phục lại điều kiện ban đầu.
- Sự đóng gói và vận chuyển phải được ghi chú rõ ràng bằng một văn bản chỉ rõ kiện
hàng chứa thép dự ứng lực và loại chất chống ăn mòn được sử dụng, bao gồm cả
ngày đóng gói hàng.
- Khí nén được sử dụng để thổi các đường ống phải không có dầu.
c. Hệ đầu neo cáp:
- Thép dự ứng lực căng sau sẽ được cố định đầu bằng thiết bị neo vĩnh cửu được
chấp thuận.
- Tải trọng từ thiết bị neo sẽ phân bố vào bê tông bằng các thiết bị được chấp thuận để
có thể phân bố tải trọng có hiệu quả vào bê tông.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 96
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Thiết bị neo sẽ được lắp trên một mặt phẳng vuông góc với trục của các sợi cáp để
bê tông có thể chịu lực phân bố đều. Thiết bị neo sẽ được lắp cùng với một lưới cốt
thép chống vỡ cục bộ.
- Tại chỗ cuối của thiết bị neo trong công nghệ căng sau sẽ không được bao phủ bằng
bê tông, các thiết bị neo sẽ nằm trong hốc neo sao cho đầu của cáp dự ứng lực và tất
cả các bộ phận của thiết bị neo sẽ nằm bên trong hốc neo ít nhất 50mm, trừ khi có sự
chìm sâu vào lớn hơn được chỉ ra trên mặt bằng. Theo quá trình căng kéo thì các hốc
bê tông sẽ được đổ đầy bê tông phù hợp với các tiêu chuẩn của kết cấu và được làm
bằng phẳng.
- Vị trí của bộ nối phải chịu sự phê chuẩn của kỹ sư.
d. Ống gen tạo lỗ cho cáp:
- Vỏ ống gen dùng cho cáp dự ứng lực là loại ống vỏ lượn sóng, kim loại nửa cứng,
hoặc ống thép cứng. Ống gen phải kín vữa và có thể uốn theo hình dạng đường cáp
được chỉ ra trong bản vẽ và phải được sự chấp thuận của kỹ sư.
- Ống gen vỏ lượn sóng dùng cho cáp dự ứng lực phải phù hợp với các yêu cầu của
tiêu chuẩn EN 523 hoặc tương đương và được đúc từ thép dải phù hợp với tiêu
chuẩn EN 10142 – DX 51D hoặc DX 52D, hoặc được hàn hay dập nối vào nhau. Các
đường hàn không yêu cầu phải mạ kẽm.
- Các ống thép được tạo hình từ thép cán nóng sau đó được làm nguội và hàn dọc
theo chiều dài ống. Ống gen phải phù hợp theo tiêu chuẩn ASTM A513 hoặc tương
đương. Các ống thép được lắp đặt cho những phần của ống ghen có độ cong thay
đổi ít.
- Ống gen dùng cho nhiều sợi cáp dự ứng lực phải có đường kính sao cho diện tích
mặt cắt của ống ghen phải lớn hơn ít nhất 2 lần tổng diện tích của các sợi cáp dự ứng
lực.
- Các ống gen phải có đủ cường độ để có thể duy trì được sự chính xác độ nghiêng
của chúng trong suốt quá trình đổ bê tông. Chỗ nối giữa các đoạn ống gen là các
đoạn nối kim loại bị động không làm thay đổi góc tại các chỗ nối. Băng dính chống
nước sẽ được sử dụng tại các chỗ nối. Các ống gen sẽ được uốn mà không có sự
bóp méo hay làm phẳng đáng kể nào. Các đoạn nối tại chỗ ống ghen và thiết bị neo là
loại kim loại đen hay vật liệu poly-ethylene. Các bộ nối bằng kim loại đen thì không
cần phải mạ kẽm.
- Ống gen dùng cho cáp dự ứng lực sẽ được buộc chặt một cách chắc chắn đúng vị trí
để ngăn các dịch chuyển. Sau khi lắp đặt ống ghen đúng hình dạng thì phần cuối của
ống ghen trong suốt thời gian sẽ được bao phủ để ngăn nước hay các mảnh vỡ xâm
nhập. Nếu cáp dự ứng lực được lắp đặt sau khi đổ bê tông thì nhà thầu sẽ phải
chứng minh cho kỹ sư giám sát rằng ống ghen hoàn toàn không có nước và mảnh vỡ
trước khi lắp đặt cáp dự ứng lực.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 97
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Khoảng cách giữa các ống gen được chỉ ra chi tiết trong bản vẽ thi công sao cho có
thể đủ bê tông giữa các ống ghen song song để ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa các ống
ghen trong quá trình bơm vữa.
- Tất cả các ống gen và thiết bị neo phải được bố trí các ống hay các thiết bị kết nối
thích hợp khác để phục vụ công tác bơm vữa sau khi căng kéo.
e. Con kê cho bó cáp:
- Con kê cho bó cáp được làm bằng thép hoặc từ vật liệu có tính chất đồng nhất với bê
tông trong quá trình làm việc. Con kê phải đảm bảo cao độ của cáp được giữ cố định
trong quá trình thi công lắp đặt cáp và đổ bê tông.
f. Lỗ bơm Vữa cho cáp Dự ứng lực:
- Lỗ bơm vữa bao gồm các lỗ bơm vào và lỗ ra. Đường kính trong lỗ phải ít nhất là ống
tiêu chuẩn 12mm phù hợp bằng nhựa hoặc ống kim loại và chiều dài phải đủ để kéo
dài ra khỏi bê tông để cho phép đóng ống thích hợp.
- Lỗ bơm vữa phải kín vữa, được dán băng dính nếu cần thiết và các lỗ bơm vữa này
phải có khả năng cho vữa bơm đi qua và cho bịt kín lỗ bơm vữa.
- Tất cả các ống ghen có tổng chiều dài 15m hoặc hơn phải có lỗ bơm vữa. Các lỗ bơm
vữa được đặt với khoảng cách không lớn hơn 15m và đặt ở độ chênh cao 2m theo
đường đặt ống. Đoạn nối các ống ghen phải được làm bằng kim loại hoặc nhựa kết
cấu. Nếu chọn đoạn nối bằng nhựa thì thành phần nhựa sẽ phải không phản ứng với
bê tông hoặc làm tăng quá trình ăn mòn thép dự ứng lực và không chứa nước clorua
hòa tan.
g. Vữa bơm cho cáp Dự ứng lực:
- Vữa có tính chất không co ngót, vữa có cường độ nén là B ≥ 30 MPa sau 28 ngày.
NT chịu trách nhiệm trình cấp phối vữa và đảm bảo vữa bơm nhồi đầy ống luồn cáp.
h. Kích cho căng kéo:
- Loại kích và các thiết bị khác dùng cho công tác căng kéo phải phù hợp theo hệ thống
dự ứng lực.
- Tất cả các kích sử dụng cho công tác căng kéo phải có chứng chỉ thí nghiệm chứng
nhận đã được kiểm tra và hiệu chuẩn bởi phòng thí nghiệm quốc gia với tải trọng
bằng toàn bộ công suất của kích trong khoảng thời gian 6 tháng trước thời điểm căng
kéo bắt đầu.
- Tất cả đồng hồ đo áp suất, thiết bị đo lực, lực kế và các thiết bị khác được sử dụng
cho công tác tính lực căng kéo sẽ có năng lực và tỉ lệ hiệu chuẩn sao cho ứng suất
làm việc khi tải trọng yêu cầu của các bó cáp đạt được thì các đồng hồ đo chỉ ở mức
một nửa giới hạn đo của các đồng hồ.
- Tất cả các đồng hồ đo áp lực được thiết kế để chúng có thể hiệu chuẩn lại một cách
trực tiếp bằng thí nghiệm trong phòng hoặc bằng cách so sánh với một đồng hồ
chuẩn đã được hiệu chuẩn bởi phòng thí nghiệm.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 98
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Tất cả các đồng hồ đo áp lực sẽ được hiệu chuẩn lại trước khi sử dụng và trong vòng
sáu tháng sau đó. Kỹ sư có thể them yêu cầu hiệu chuẩn lại bất kỳ đồng hồ đo áp lực
nào tại bất kỳ thời điểm nào nếu có nghi ngờ bị hỏng hay có lỗi vận hành của các
đồng hồ.

Yêu cầu về kỹ thuật cho công tác thi công cấu kiện dự ứng lực

a. Công tác căng kéo:


- Thép dự ứng lực được căng kéo bằng kích thủy lực để tạo lực căng như được chỉ ra
trong mặt bằng hay trong các bản vẽ đã được phê duyệt. Trình tự căng kéo sẽ được
xác định rõ ràng. Lực căng thiết kế và độ giãn dài cho mỗi bó cáp được xác định theo
kết quả của thí nghiệm ma sát.
- Quy trình căng kéo được xác định bởi kỹ sư thiết kế để phù hợp với việc thi công
riêng biệt của sàn.
- Các bó cáp dự ứng lực được căng kéo theo giá trị ứng suất ghi trong bản vẽ thiết kế.
- Một bảng ghi giá trị ứng suất và độ dãn dài cho mỗi bó cáp được nhà thầu làm để
xem lại và chấp thuận bởi kỹ sư giám sát. Độ dãn dài của bó cáp được đo đúng đến
2mm. Phần thép dự ứng lực bên ngoài neo của các bó cáp căng sau không được cắt
bỏ cho đến khi bảng nhật ký căng kéo được chấp thuận.
- Ứng suất của mỗi bó cáp trong quá trình căng kéo được xác định theo đồng hồ áp lực
hay đồng hồ đọc lực và sẽ được thẩm tra với độ giãn dài. Có thể thấy trước được sự
khác nhau giữa độ giãn dài lý thuyết tính theo áp lực đọc trên đồng hồ với độ giãn dài
thực tế đo được. Khi mà sự khác biệt này lớn hơn - 7%/+10% thì quá trình căng kéo
sẽ được kiểm tra cẩn thận và tìm ra nguồn gốc sai sót và làm đúng lại trước khi tiến
hành tiếp.
- Các bó cáp sẽ không được kéo quá ứng suất để nhằm đạt được độ giãn dài lý thuyết.
- Sau khi căng kéo, thép dự ứng lực sẽ được cắt bằng máy cắt với khoảng cách trong
khoảng 20 đến 40mm từ thiết bị neo. Không cho phép cắt cáp dự ứng lực bằng lửa.
- Trình tự kéo căng các sợi cáp trên mặt bằng theo thứ tự sau:
* Cáp tập trung trên cột và cáp trong dầm chính: Cáp tập trung trên cột là cáp đi trên
cột vách hoặc cạnh cột vách. Thường là cáp 3B hoặc 5B tập trung ở dải cột vách.
* Cáp trong dầm phụ.
* Cáp phân bố: Là các cáp được rải đều trên toàn sàn, thường là cáp 2B hoặc 3B
phân bố với khoảng cách đều nhau. Nhà thầu thi công sàn DUL cần đệ trình Trình
tự thi công cho TVTK kiểm tra trước khi thi công.
b. Bơm vữa
- Kết quả thí nghiệm sự phù hợp của hỗn hợp vữa bơm được đệ trình để kỹ sư phê
duyệt.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 99
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Thép dự ứng lực sẽ được bảo vệ vĩnh cửu và sẽ được dính bám với bê tông hoàn
toàn bằng vữa bơm lấp đầy các khoảng trống giữa ống ghen và bó cáp. Khoảng trống
giữa lớp vỏ và các thanh được đổ đầy bằng vữa áp lực sau khi căng kéo.
- Tất cả các ống ghen được làm sạch và không có vật liệu có hại có thể làm giảm sự
dính bám hay gây trở ngại cho quá trình bơm vữa. Khí nén không dầu sẽ được thổi
vào trong ống ghen trước khi bơm vữa nhằm làm sạch ống ghen và băng dính ống
ghen cần được kiểm tra. Không có nước thấm vào trong ống ghen.
- Thiết bị bơm vữa bao gồm máy trộn vữa có năng lực trộn cơ học liên tục sẽ trộn vữa
không bị vón cục và xi măng không bị phân tán, một bơm vữa và thiết bị phun nước
dự trữ với khả năng cung cấp nước. Các thiết bị này có khả năng bơm vữa đã trộn
theo cách phù hợp với tất cả các yêu cầu.
- Các thiết bị liên quan để đo đạc chính xác các vật liệu rắn và lỏng sẽ được trang bị
cho trạm trộn với tất cả các vật liệu.
- Thùng chứa vữa sẽ được giữ cho ít nhất đầy một phần tại tất cả các thời điểm của
quá trình bơm vữa để ngăn ngừa không khí xâm nhập vào trong ống ghen trong công
nghệ căng sau. Thiết bị bơm vữa phải có năng lực bơm liên tục cho bó cáp dài nhất.
- Bơm phải đủ kín để ngăn sự xâm nhập của dầu, không khí hay các chất bên ngoài
xâm nhập vào vữa bơm và ngăn ngừa sự mất mát của vữa bơm và nước. Một đồng
hồ áp lực có thang vạch đọc không lớn hơn 3 MPa sẽ được lắp ở một vài điểm trên
đường bơm vữa giữa đầu ra của bơm và đầu vào của ống ghen.
- Tỉ lệ và trình tự của các vật liệu và thời gian trộn sẽ dựa trên các thí nghiệm vữa bơm
trước khi quá trình bơm vữa bắt đầu hoặc có thể lựa chọn dựa trên kinh nghiệm thiết
kế trước với cùng các điều kiện (khí hậu, nhiệt độ…)
- Nước không được thêm vào để làm tăng khả năng chảy của vữa nhằm giảm sự trì
hoãn việc sử dụng vữa bơm.
- Các thí nghiệm để đảm bảo chất lượng của vữa bơm sẽ được tiến hành và được ghi
chú như yêu cầu trong suốt mỗi ngày bơm vữa. Vữa bơm được rung động liên tục
cho đến khi bơm.
- Nhiệt độ vữa bơm không được trên 350C trong suốt quá trình trộn và bơm. Nếu cần
thiết có thể sử dụng nước để làm mát.
- Quy trình bơm vữa phải đảm bảo rằng lấp đầy ống ghen. Không có không khí hay bọt
nước có ở những điểm cao hơn của ống ghen và được biệt cho các bó cáp đứng.
- Áp suất bơm tại đầu vào của ống ghen không được vượt quá 1,5 MPa.
- Khi dòng chảy một chiều không thể duy trì thì vữa bơm sẽ ngay lập tức được thổi ra
khỏi ống ghen bằng khí nén không có dầu cho đến khi thông từ đầu vào đến đầu ra
của ống ghen. Nếu có sự tắc nghẽn xảy ra thì sẽ phun nước để làm sạch cho đến khi
có nước sạch ở đầu ra. Bó cáp sẽ được làm khô bằng khí nén không có dầu.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 100
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Vữa sẽ được bơm qua ống ghen và chảy thành dòng liên tục ra khỏi đầu ống ra cho
đến khi không có dòng nước nhìn thấy hay không khí thổi ra và độ chảy của vữa bơm
phù hợp với các tiêu chuẩn ở đầu ra.
- Để đảm bảo rằng cáp bó cáp còn lại được đổ đầy vữa thì đầu ống ra sẽ được đóng
và áp suất bơm cho phép đạt tối thiểu 0,5 MPa trong vòng một phút trước khi lỗ bơm
vữa đầu vào được đóng.
- Các vòi ống, nắp đậy và các van yêu cầu không được loại bỏ và mở cho đến khi bơm
vữa kết thúc.

Xử lý sự cố

 Mọi sự cố liên quan tới việc đổ bêtông, kéo căng, bơm vữa cần được ghi nhận và thông
báo cho KS. NT cần trình biện pháp khắc phục và sửa chữa cho KS duyệt trước khi thực
hiện.

Thi công kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép


Tiêu chuẩn áp dụng

 TCVN 9115: 2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – Thi công và nghiệm
thu.

Quy định chung

 Trước khi thi công lắp ghép cấu kiện bê tông, đơn vị thi công phải lập “Biện pháp tổ chức
thi công”, lập bản vẽ thiết kế lắp ghép và được Tư vấn thiết kế và Giám sát phê duyệt.
 Trong “biện pháp tổ chức thi công” lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn, cần có nội dung
sau:
- Chọn phương tiện cẩu lắp phù hợp;
- Trình tự lắp ghép cấu kiện;
- Những biện pháp bảo đảm độ chính xác lắp ghép;
- Bảo đảm độ cứng của kết cấu và không biến dạng trong quá trình lắp ghép cấu kiện
hoặc tổ hợp cấu kiện vào vị trí thiết kế, cũng như đảm bảo độ bền vững và ổn định
của toàn bộ công trình;
- Có biện pháp đảm bảo thi công xen kẽ giữa lắp cấu kiện và lắp các thiết bị công nghệ
và thiết bị kỹ thuật vệ sinh, thông gió, ..v.v..
- Bảo đảm sự đồng bộ của quá trình lắp ghép.
 Để đảm bảo chất lượng công tác lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn, phải tiến hành kiểm
tra trong tất cả các công đoạn của quá trình lắp ghép theo quy định của TCVN 4055 :
1995 và các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 101
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Vận chuyển, kê xếp, nghiệm thu cấu kiện tại công trường

 Các cấu kiện bê tông đúc sẵn chuyển đến công trường phải phù hợp với thiết kế và các
tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành về loại sản phẩm này. Đối với những sản phẩm
chưa có trong TCVN có thể áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn nước ngoài,
đồng thời phải phù hợp những yêu cầu kỹ thuật do thiết kế quy định.
 Trước khi lắp ghép, tất cả các cấu kiện phải được kiểm tra, nghiệm thu theo những yêu
cầu kỹ thuật sau:
- Cường độ bê tông của sản phẩm xuất xưởng phải phù hợp với quy định của thiết kế,
trường hợp thiết kế không quy định cần phải bằng hoặc lớn hơn 80 % cường độ nén
ở tuổi 28 ngày theo yêu cầu thiết kế, được xác định bằng kết quả thí nghiệm nén mẫu
của nhà sản xuất;
- Hình dạng bên ngoài của cấu kiện không được biến dạng, sứt mẻ quá giới hạn cho
phép, phải đảm bảo kích thước hình học theo thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật của
TCVN tương ứng cho các sản phẩm này, đảm bảo độ chính xác vị trí các khe, các
chỗ lõm, hốc, các lỗ chờ lắp ghép, vị trí các chi tiết đặt sẵn, cốt thép chờ, chi tiết định
vị, vị trí các lỗ cẩu, chất lượng thép móc cẩu (tiết diện, chủng loại thép làm móc, sự
biến dạng của móc cẩu khi xếp dỡ vận chuyển);
- Mặt ngoài của sản phẩm không được có vết nứt hoặc rỗ vượt quá giới hạn cho phép.
Màu sắc và trang trí phải phù hợp với thiết kế.

- Không chấp nhận các cấu kiện đúc sẵn không có chứng chỉ và không có dấu kiểm tra chất lượng của
KCS.

 Trước khi lắp ghép, tất cả các cấu kiện phải được kiểm tra, nghiệm thu theo những yêu
cầu kỹ thuật sau:
- Cường độ bê tông của sản phẩm xuất xưởng phải phù hợp với quy định của thiết kế,
trường hợp thiết kế không quy định cần phải bằng hoặc lớn hơn 80 % cường độ nén
ở tuổi 28 ngày theo yêu cầu thiết kế, được xác định bằng kết quả thí nghiệm nén mẫu
của nhà sản xuất;
- Hình dạng bên ngoài của cấu kiện không được biến dạng, sứt mẻ quá giới hạn cho
phép, phải đảm bảo kích thước hình học theo thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật của
TCVN tương ứng cho các sản phẩm này, đảm bảo độ chính xác vị trí các khe, các
chỗ lõm, hốc, các lỗ chờ lắp ghép, vị trí các chi tiết đặt sẵn, cốt thép chờ, chi tiết định
vị, vị trí các lỗ cẩu, chất lượng thép móc cẩu (tiết diện, chủng loại thép làm móc, sự
biến dạng của móc cẩu khi xếp dỡ vận chuyển);
- Mặt ngoài của sản phẩm không được có vết nứt hoặc rỗ vượt quá giới hạn cho phép.
Màu sắc và trang trí phải phù hợp với thiết kế.
- Chiều dài của phương tiện vận chuyển phải phù hợp với chiều dài cấu kiện. Chiều dài
phần thừa không được vượt quá chiều dài cho phép trong quy định thiết kế về kê xếp
vận chuyển cấu kiện.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 102
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

 4.2.7 Khi vận chuyển các cấu kiện đúc sẵn, cần tuân theo các yêu cầu sau:
- Bốc, xếp các cấu kiện đúc sẵn lên phương tiện vận chuyển hay kê xếp trên công
trường phải theo đúng sơ đồ giằng néo móc cẩu đã chỉ dẫn trong thiết kế tổ chức thi
công. Việc xếp đặt phải đảm bảo đúng trình tự và vị trí quy định trong thiết kế cũng
như hướng dẫn của đơn vị sản xuất.
- Các cột, cọc, dầm, dầm mái, tấm bản cầu thang, tấm sàn đặc và sàn rỗng bê tông
ứng lực trước hoặc bê tông cốt thép không ứng lực trước được kê xếp và vận chuyển
ở tư thế nằm ngang. Các tấm tường tùy trường hợp có thể đặt nằm ngang hoặc phải
xếp nghiêng trên giá đỡ chữ A, do đơn vị sản xuất cấu kiện quy định.
- Các cấu kiện cần được kê, tựa trên các tấm đệm, chèn, lót chuyên dùng bằng gỗ và
phải đặt đúng vị trí được quy định theo quy trình kê xếp sản phẩm của nhà sản xuất.
Chiều cao gối kê phải cao hơn móc cẩu và thép chờ của dầm, tấm sàn và chiều cao
vai cột. Trong mọi trường hợp, không được đập ngang móc cẩu hoặc thép chờ để kê
xếp cấu kiện. Chiều dài gối kê phải thừa ra ngoài cạnh cấu kiện ít nhất là 5 cm. Khi
xếp nhiều cấu kiện chồng lên nhau, phải xếp các tấm có cùng chiều dài và các gối kê
phải đặt cùng một điểm theo chiều thẳng đứng (Hình 1, Hình 2 và Hình 3).
- Khi kê xế các cấu kiện chồng lên nhau, nếu gối kê không đặt được cùng một điểm
theo phương thẳng đứng (có thể do vướng móc cẩu, thép chờ, vai đỡ..v.v..), thì phải
đặt gối kê về phía tâm cấu kiện, tránh đặt ra phía ngoài dễ gây nứt cấu kiện.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 1: Kê xếp cột, cọc bê tông cốt thép

Kích thước tính bằng milimét

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 103
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Hình 2: Kê xếp dầm bê tông cốt thép

- Kích thước tính bằng milimét

Hình 3: Kê xếp tấm sàn bê tông cốt thép

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 104
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Khi xếp cấ u kiện thà nh nhiều lớ p trên cô ng trườ ng, cầ n chú ý nhữ ng vấ n đề sau đâ y:
* Bảo đảm kê xếp và nâng chuyển cấu kiện dễ dàng khi lắp ghép, không gây hư
hỏng các cấu kiện bên cạnh.
* Chiều cao xếp chồng các lớp cấu kiện được xác định theo điều kiện kỹ thuật và
điều kiện an toàn, và được chỉ dẫn trong thiết kế tổ chức thi công.
* Chiều rộng lối đi giữa các chồng không nhỏ hơn 0,7 m. Khoảng các giữa các
chồng kề nhau không nhỏ hơn 0,2 m.
* Không xếp các cấu kiện lên lối đi của cần trục và trên đường thi công.

Các yêu cầu của công tác thi công lắp ghép

a. Yêu cầu chung:


- Chỉ lắp ghép những cấu kiện bảo đảm chất lượng (có chứng chỉ xuất xưởng của nhà
sản xuất và phiếu kiểm tra sau khi vận chuyển, kê xếp, bảo quản). Tất cả số liệu kiểm
tra đều phải phù hợp với thiết kế.
- Trong quá trình lắp ghép, phải thường xuyên kiểm tra độ chính xác lắp đặt cấu kiện
và xác định vị trí thực tế cấu kiện đã được lắp đặt bằng máy trắc đạc. Các kết quả
kiểm tra (sau khi liên kết cố định) phải ghi trong bản vẽ hoàn công.
- Trong quá trình lắp ghép, phải đảm bảo độ cứng và độ ổn định kết cấu dưới tác động
của tải trọng bản thân, tải trọng thi công lắp ghép và gió bão. Trên cơ sở đó, cần thực
hiện đúng các quy định về kê, đệm và liên kết các bộ phận cấu tạo.
- Việc lắp ghép cấu kiện phải bắt đầu từ bộ phận cứng của công trình, các chi tiết liên
kết, lõi cứng, vách cứng,..v.v..
Đối với các nhà và công trình có chiều dài và chiều cao lớn thì cần tiến hành lắp ghép
theo từng đơn nguyên ổn định không gian (theo khẩu độ, tầng, khe nhiệt…).
- Việc lắp ghép các cấu kiện tầng trên (nhà nhiều tầng) cần tiến hành sau khi bê tông
sàn đổ tại chỗ, các mối nối liên kết của các kết cấu chịu lực tầng dưới đạt cường độ
theo chỉ dẫn trong thiết kế. Nếu thiết kế không quy định, cường độ bê tông sàn và mối
nối đổ tại chỗ của bê tông cốt thép thường phải bằng hoặc lớn hơn 70 % cường độ
thiết kế. Đối với trường hợp sàn bê tông cốt thép đúc sẵn lắp ghép thì cường độ bê
tông tại chỗ mối nối phải bằng hoặc lớn hơn 70 % của cấp B15.
- Trước khi nâng cấu kiện, cần:
* Làm sạch cấu kiện và vị trí mà cấu kiện sẽ được lắp: không làm sạch bằng nước
mặn, nước có tạp chất, dầu nhớt, không áp dụng các phương pháp đốt nóng để
làm sạch sơn, dầu trên các chi tiết cấu kiện lên bên mặt cấu kiện đã được trang
trí, hoàn thiện. Nên làm sạch bằng lau chùi, cạo rửa, chải;
* Kiểm tra chủng loại cấu kiện theo thiết kế;
* Kiểm tra vị trí và dung sai của các chi tiết đặt sẵn, trục lắp ghép;

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 105
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

* Lắp dựng đà giáo sàn thao tác theo yêu cầu của thiết kế tổ chức thi công và chuẩn
bị chỗ nhận cấu kiện, kiểm tra tại nơi làm việc các chi tiết liên kết và vật liệu phụ
cần thiết cho lắp ghép;
* Kiểm tra độ tin cậy và độ chính xác các dụng cụ, thiết bị gá lắp.
- Khi móc cáp và nâng cấu kiện, cần chú ý các vấn đề sau:
* Nếu dùng cáp thép phải đặt đệm để tránh dập hỏng bê tông, bảo vệ cáp khỏi bị hư
hại;
* Khi nâng phải dùng cơ cấu kẹp giữa để đảm bảo phân phối đều tải trọng lên cấu
kiện và lên các nhánh cáp;
* Dây móc cáp phải theo đúng tiêu chuẩn và có cơ cấu chuyên dùng để tháo móc.
- Vòng móc cáp phải đặt đúng vị trí ghi trong thiết kế, bảo đảm nâng, chuyển cấu kiện
lên vị trí lắp đặt ở tư thế gần giống như thiết kế. Nếu điều kiện lắp ghép không cho
phép, việc thay đổi vị trí móc cáp cần phải được sự thỏa thuận của cơ quan thiết kế.
- Việc sử dụng các kết cấu đã lắp đặt để liên kết vào đó các thiết bị nâng khác chỉ được
phép khi có ghi trong thiết kế thi công hoặc thiết kế công trình của đơn vị thiết kế.
- Cấu kiện cần được nâng từ từ không giật, không đảo, không quay, kết hợp với dây
chằng dẫn hướng cấu kiện. Để dẫn hướng cấu kiện có thể sử dụng dây thừng bện có
đường kính 20 mm, dây ni lông hoặc cáp lụa mềm đường kính 8 mm. Khi nâng các
cấu kiện nằm ngang, tấm phẳng, cần có 2 dây dẫn hướng ở hai đầu đối diện.
- Phải đặt cấu kiện đúng vị trí thiết kế (đường trục, cao độ, gối đỡ…). Các cấu kiện có
chi tiết đặt sẵn đặc biệt hoặc các cơ cấu định vị thì phải lắp đặt theo các cơ cấu đó.
- Chỉ được tháo móc cẩu sau khi đã liên kết chắc chắn cấu kiện bằng các liên kết tạm
thời hoặc liên kết cố định. Các liên kết tạm thời phải đảm bảo độ ổn định và không
thay đổi vị trí cấu kiện cho đến khi thực hiện xong các liên kết cố định.
- Trước khi liên kết cố định, cần kiểm tra vị trí cấu kiện theo thiết kế. Các kết quả kiểm
tra này cần được ghi vào sổ nhật ký lắp ghép (Phụ lục A).
- Cần bảo quản cẩn thận cấu kiện trong quá trình lắp ghép, tránh bị hư hỏng. Những
cấu kiện hư hỏng quá mức cho phép, phải được thay thế hoặc sửa chữa theo sự thỏa
thuận của cơ quan thiết kế và tư vấn giám sát thi công.
- Phải lắp đặt móng chính xác theo các vạch dấu trên móng và trên trục định vị công
trình, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra bằng máy trắc đạc.
- Khối móng đầu tiên được lắp đặt để làm mốc nên đặt ở vị trí giao nhau giữa các trục
tường nhà (góc của công trình). Các chi tiết khác sẽ được lắp tiếp theo sau khi đã
kiểm tra vị trí của khối móng bằng máy trắc đạc.
b. Lắp ghép cột
- Khi lắp cột, cần bảo đảm vạch dấu và ký hiệu ở chân cột trùng với:
* Trục định vị phân chia ở đáy móng cốc;
* Trục hình học của cấu kiện đã lấy ở dưới;

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 106
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

* Nếu cột có các chi tiết định vị đặt sẵn thì việc lắp đặt phải bảo đảm sự trùng khít
của các chi tiết đó.
- Cần phải dùng chốt định vị hoặc tấm đệm bằng mã thép để đảm bảo cao độ thiết kế
của đáy cột.
- Dùng máy trắc đạc hoặc thước kết hợp với nivo chuyên dụng để chỉnh tìm trục, độ
thẳng đứng của cột. Việc chỉnh đầu trên của cột vào vị trí thiết kế phải đồng thời theo
cả hai trục phân chia: trục dọc và trục ngang. Hiệu chỉnh cao độ, tìm trục và độ thẳng
đứng của cột chỉ được thực hiện khi có cẩu neo giữ.
- Lắp ghép và chống đỡ cột cho nhà cao tầng có thể dùng thanh chống cứng bằng ống
thép có cơ cấu điều chỉnh độ dài để chống cột xuống sàn nhà và căn chỉnh độ thẳng
đứng của cột (Hình 5).

Hình 4: Ví dụ lắp và chống cột biên cho nhà cao tầng


- Chỉ tháo dỡ thiết bị gá lắp, tăng đơ, dây cáp neo, cây chống và tiếp tục lắp các cấu
kiện, dầm, tấm sàn sau khi bê tông, vữa không co chèn cố định chân cột đạt 70 %
cường độ thiết kế, hoặc sau khi đã liên kết cụm bằng các chi tiết giằng. Trong trường
hợp đặc biệt, có thể lắp cấu kiện lên cột và khung trước khi đổ bê tông chèn chân cột

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 107
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

nhưng phải bảo đảm chất lượng theo thiết kế và phải có chỉ dẫn cụ thể trong thiết kế
thi công.
c. Lắp ghép tường, vách ngăn
- Khi lắp tấm tường hoặc vách ngăn, cạnh của tấm phải trùng với vạch dấu trên mặt
tựa (vạch dấu trên mặt tựa được xác định theo trục phân chia).
- Khi lắp nhà nhiều dãy, các tấm dãy đầu phải được lắp như lắp nhà một dãy.
- Khi lắp nhà nhiều tầng, phải hiệu chỉnh cạnh tấm tầng trên đang lắp trùng với cạnh
tấm tường tầng dưới (trường hợp các tấm tường có chiều dày không đổi).
- Khi lắp các tấm lô gia, ban công lên các tấm tường chịu lực phía ngoài nhà phải sử
dụng thiết bị gá lắp và chống đỡ chuyên dùng.
- Khi lắp tấm tường tầng hầm, tầng kỹ thuật của nhà, phải chỉnh tường theo mặt trong.
- Phải căn cứ vào trục lắp ghép (trục dọc, trục ngang) để hiệu chỉnh tấm tường vào vị
trí. Độ thẳng đứng của tấm tường phải được kiểm tra theo cạnh.
- Khi lắp đặt tấm tường và vách ngăn, cần sử dụng thiết bị gá lắp chuyên dùng. Thiết bị
này có các cơ cấu định vị để căn chỉnh vào đúng vị trí thiết kế. Cần chú ý độ ổn định
của các cấu kiện lắp trước đó.
- Đối với tấm tường và vách ngăn có các chi tiết định vị sẵn ( mẫu, khóa, chốt…) thì
phải lắp đặt theo các chi tiết đó. Khi lắp các tấm tường nhà nhiều tầng có thể sử dụng
các thanh chống nghiêng bằng thép ống có cơ cấu điều chỉnh độ dài để căn chỉnh độ
thẳng đứng và chống lên mặt sàn phía trong nhà.
- Để ổn định kết cấu nhà nhiều tầng có thể tạo các liên kết truyền lực ngang của sàn
nhà và các mối nối liên kết tại các tấm tường vào cầu thang hoặc các lồng thang máy
(lõi cứng). Cần phải duy trì tất cả các cây chống tại các vị trí theo quy định cho đến
khi đạt được sự ổn định của kết cấu.
- Khi cẩu lắp các tấm tường đặc hoặc rỗng ở vị trí đứng thẳng cần sử dụng hai đường
cáp xoay, hoặc có thể cẩu chúng khỏi xe tải ở vị trí nằm ngang và sau đó xoay chúng
về vị trí thẳng đứng bằng cách sử dụng dây cáp cẩu và bàn lật tấm với các thiết bị
bảo vệ chân tấm để cho chúng không bị vỡ khi xoay.
d. Lắp dầm, giằng, dầm mái (vì kèo)
- Phải bảo đảm đúng vị trí thiết kế của dầm, giằng trong quá trình lắp ghép. Dấu ghi
trên cấu kiện lắp phải trùng với dấu ghi trên gối đỡ (vai cột).
- Khi lắp đặt dầm cầu trục, phải liên kết tạm thời và kiểm tra độ chính xác từng khẩu độ
của dầm so với giới hạn cho phép.
- Đối với dàn, kèo và dầm, trước khi tháo móc cáp, phải kiểm tra liên kết với kết cấu đỡ
theo thiết kế hoặc liên kết tạm thời theo thiết kế thi công.
- Phải kiểm tra độ xoay của dầm chữ T và dầm chữ L khi chúng được lắp đặt không
đồng tâm. Việc chèn nêm giữa các cấu kiện sàn và phần thân thẳng đứng của các
dầm có thể giúp làm giảm xoay. Khi lắp ghép tạm thời một bên của dầm chữ T, cần
phải đặt trụ chống tạm thời bên dưới cạnh chịu tải cho đến khi hoàn thành tải trọng

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 108
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

cân đối, hoặc phải yêu cầu người thiết kế hướng dẫn những mối nối tạm thời. Cần
duy trì tải trọng cân bằng sang hai bên của dầm chữ T bằng cách đặt các tấm sàn
thay đổi sang các cạnh đối diện để ngăn chặn dầm bị vặn hoặc xoay.
- Để giữ ổn định những dầm, kèo mái có độ mảnh lớn trong quá trình vận chuyển, cẩu
lắp cần có biện pháp thi công đặc biệt như: Chọn dây cáp chằng có kích thước thích
hợp hoặc thêm móc phụ giữa dầm để giữ cân bằng tránh dầm bị lệch tâm và lật
nghiêng có thể gây nên nứt gãy dầm. Tốt hơn là nên sử dụng hai cần trục có dây cáp
chằng thẳng đứng tại mỗi đầu dầm. Khi cần thiết phải sử dụng kết cấu phụ kẹp giữ
(nẹp ngang), đòn gánh cẩu hoặc giàn tăng cứng để chống vặn, xoay. Nếu sử dụng
giàn tăng cứng để lắp những cấu kiện như trên cần thận trọng khi tháo giàn ra, sao
cho chúng không va vào các cấu kiện được lắp trước đó. Cần có dây cáp chằng hoặc
trụ chống tạm thời để cố định các dầm có độ mảnh ngang cho đến khi chúng được
liên kết chắc chắn vào kết cấu.
e. Lắp tấm sàn đặc, sàn rỗng
- Trước khi lắp tấm sàn lên dầm hoặc tường chịu lực, phải kiểm tra kết cấu gối đỡ để
xác định xem liệu tất cả các kích thước có phù hợp với thiết kế và kiểm tra mặt đỡ
tấm sàn để đảm bảo độ phẳng nhẵn. Chỉ được lắp tấm sàn khi các kết cấu chịu lực
đã ổn định bằng các liên kết cố định như chèn vữa không co mối nối hoặc hàn, lắp bu
lông liên kết. Dầm phải được chống đỡ bên dưới theo quy định của thiết kế thi công
hoặc chỉ dẫn của thiết kế công trình.
- Trình tự và hướng lắp tấm sàn cần được ghi rõ trong thiết kế thi công và phải bảo
đảm độ ổn định công trình, đồng thời bảo đảm khả năng liên kết các tấm với kết cấu
chịu lực. Diện tích tiếp xúc của tấm lên gối tựa phải bảo đảm theo đúng chỉ dẫn của
thiết kế.
- Các tấm sàn hoặc tấm mái bê tông ứng lực trước lắp cạnh nhau có thể xảy ra trường
hợp các mặt đáy sàn và mái không ăn khớp với nhau do có sự chênh lệch về độ vồng
và độ dày. Có thể điều chỉnh trên công trường bằng kích cây chống bên dưới, gia tải
hoặc bằng các phương pháp tương tự để giảm tác động của độ vồng khác nhau và
sự sai khác theo đường thẳng đứng của các cấu kiện lắp cạnh nhau trước khi liên kết
các cấu kiện đó hoặc đổ lớp bê tông bù mặt sàn.
- Trước khi lắp các tấm mái, phải lắp các hệ giằng đứng và ngang đảm bảo ổn định
tổng thể của hệ dầm mái, vì kèo mái và sau đó liên kết các tấm mái vào dầm mái, dàn
mái. Biện pháp và trình tự lắp các tấm mái phải đảm bảo sự truyền lực xuống dầm
dưới dạng phân bố đều và đối xứng trong quá trình lắp ghép.
- Khi lắp đặt tấm sàn nhà nhiều tầng, trước hết phải lắp đặt và liên kết các tấm giằng.

Đổ lớp bê tông bù tại công trường

- Sau khi lắp ghép các tấm sàn đặc và sàn rỗng bê tông ứng lực trước, phải chống đỡ
các dầm và sàn theo quy định của thiết kế thi công, hiệu chỉnh độ vồng và độ chênh
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 109
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

lệch mép các tấm cạnh nhau, như đã nêu trong điều 4.3.5.3 và được tư vấn giám sát
chấp thuận nghiệm thu trước khi tiến hành đổ lớp bê tông trên mặt sàn.
- Việc đổ lớp bê tông mặt sàn cho toàn bộ sàn sau khi lắp ghép xong hoặc ngay sau
khi lắp được một số khoang sàn để tạo độ ổn định cho kết cấu công trình do thiết kế
quy định. Trường hợp không có trong quy định của thiết kế, thì thực hiện theo biện
pháp tổ chức thi công đã được phê duyệt.
- Độ dày và cường độ lớp bê tông đổ bù phải tuân theo yêu cầu của thiết kế. Vật liệu
sử dụng cho bê tông đổ tại chỗ phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật trong các tiêu
chuẩn hiện hành:
- Xi măng theo TCVN 2682 : 2009 hoặc TCVN 6260 : 2009, cốt thép theo TCVN 1651 :
2008, cốt liệu cho bê tông theo TCVN 7570 : 2006, nước theo TCVN 4506, phụ gia
theo TCVN 8826 : 2011.
- Sử dụng vật liệu theo các tiêu chuẩn nước ngoài phải do thiết kế quy định. Đơn vị thi
công phải trình mẫu, nguồn gốc xuất xứ và chứng chỉ chất lượng vật liệu để được
chấp thuận đưa vào sử dụng.
- Khi lắp cốt thép liên kết mối nối, thép mô men âm đầu tấm sàn và lưới thép không
được uốn ngang các thép chờ mặt dầm và thép chờ sẵn của tấm sàn lắp ghép để
bảo đảm liên kết tốt giữa lớp bê tông đổ bù và cấu kiện lắp ghép.
- Công tác thi công, kiểm tra chất lượng và nghiệm thu lớp bê tông đổ bù mặt sàn được
thực hiện theo các Điều 4, 5, 6, 7 của TCVN 4453 : 1995.
- Đối với các sàn nhà nhiều tầng, việc chống đỡ tầng trên sau khi đã tháo giáo chống
tầng dưới phải đảm bảo lớp bê tông đổ bù đạt 70 % cường độ thiết kế. Việc chất tải
để thi công các tầng tiếp theo phải được quy định chặt chẽ trong thiết kế thi công
hoặc do kỹ sư thiết kế kiểm tra, chấp thuận.

Đổ vữa không co hoặc bê tông chèn mối nối

- Việc liên kết các mối nối lắp ghép cấu kiện bê tông ứng lực trước được thực hiện chủ
yếu bằng đổ vữa không co thỏa mãn TCXD 258 : 2001 hoặc bê tông, không thực hiện
liên kết hàn.
- Chỉ đổ vữa không co hoặc đổ bê tông chèn các mối nối khi đã hoàn tất những công
việc sau đây:
* Các cấu kiện lắp ghép đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, được chống đỡ hoặc cố
định tạm thời, định vị tìm trục và cao độ với dung sai lắp ghép trong giới hạn cho
phép, được tư vấn giám sát kiểm tra và chấp thuận nghiệm thu.
* Các lỗ chờ phải được kiểm tra, thông tắc, tẩy bỏ vữa xi măng và bê tông bám
dính, bề mặt phải được làm sạch dầu, nhớt hoặc các chất bẩn khác bằng dụng cụ
mài, phun nước áp lực, khí nén hoặc các phương pháp thích hợp khác. Bề mặt bê

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 110
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

tông cần được giữ đủ độ ẩm bằng nước sạch, nhưng không được đọng nước
trước khi đổ vữa.
* Dưới đáy và xung quanh các lỗ hở, mối nối được ghép bằng khuôn gỗ ván ép
hoặc khuôn thép. Khuôn phải kín khít, phẳng và được chống dính bằng chất bôi
khuôn thích hợp, đồng thời phải cứng và được neo giữ chắc chắn để tránh bị hư
hỏng do áp suất đổ vữa hoặc bê tông cho đến khi đông cứng.
- Vữa chèn các khe hở nhỏ và mối nối, các lỗ chờ lắp ghép vào thép chờ sẵn phải là
vữa xi măng với cốt liệu tự nhiên, có độ linh động cao và phát triển cường độ nhanh,
không co ngót, có cường độ theo yêu cầu của thiết kế. Vữa không co phải do các cơ
sở sản xuất có đăng ký chất lượng hàng hóa cung cấp. Ngoài chứng chỉ chất lượng
của nhà sản xuất, trước khi sử dụng đơn vị thi công phải tiến hành thí nghiệm và
được tư vấn giám sát kiểm tra, chấp thuận. Quy trình đổ vữa cần tuân thủ nghiêm
ngặt theo sự hướng dẫn của nhà cung cấp về liều lượng nước trộn, phương tiện thiết
bị dùng trộn vữa, thời gian trộn và thời gian cần kết thúc việc rót vữa sau khi trộn.
- Tất cả các mối nối liên kết khi đổ vữa không co hoặc bê tông chèn cần được ghi nhật
ký chính xác vị trí trên công trình, tên cấu kiện và người thực hiện, đồng thời phải
được tư vấn giám sát kiểm tra, nghiệm thu (Phụ lục B).
- Các mối nối liên kết kích thước lớn có hoặc không có thép liên kết được đổ bê tông
đồng thời với lớp bê tông bù mặt sàn hoặc đổ trước đó, đảm bảo đồng nhất với bê
tông cấu kiện, có cường độ theo quy định của thiết kế. Cường độ bê tông mối nối chịu
lực khi tháo dỡ ván khuôn phải đạt yêu cầu mác thiết kế.
- Công tác đổ, đầm và bảo dưỡng bê tông, công tác kiểm tra chất lượng được tiến
hành theo đúng quy định tại 6.4, 6.5 và Điều 7 của TCVN 4453 : 1995.

Kiểm tra nghiệm thu công tác lắp ghép

- Cần tiến hành kiểm tra nghiệm thu những vấn đề sau đây:
* Mức độ chính xác của việc lắp ghép các cấu kiện, độ kín khít của chỗ tiếp giáp
giữa các cấu kiện với nhau và với gối đỡ; dung sai thực tế so với dung sai cho
phép; độ vồng của cấu kiện, độ phẳng đáy của các tấm sàn, chênh lệch mép các
tấm sàn cạnh nhau…, công tác chống đỡ cấu kiện;
* Chất lượng đổ vữa không co, bê tông chèn mối nối lắp ghép và khe hở, chất
lượng mối hàn liên kết;
* Sự nguyên vẹn của các cấu kiện và bộ phận lắp ghép;
* Việc thực hiện những yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế.
- Cần tiến hành nghiệm thu các công tác khuất và những vấn đề sau đây:
* Lớp lót dưới móng tường, móng cột;
* Các móng (lắp ghép hay đổ tại chỗ) trước khi lắp ghép cột hoặc tường;
* Các gối và mặt tựa của cấu kiện;

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 111
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

* Cốt thép liên kết mối nối, thép mô men âm đầu tấm sàn, lưới thép lớp bê tông đổ
bù mặt sàn; chất lượng mối hàn liên kết và các chi tiết đặt sẵn;
* Mức độ chèn kín các khe hở và mối nối liên kết bằng vữa không co hoặc bê tông.
- Việc kiểm tra nghiệm thu cần được tiến hành sau mỗi giai đoạn công việc trước khi
chuyển tiếp sang giai đoạn công việc khác để chỉnh sửa kịp thời, tránh những sai sót
hệ thống. Cần tiến hành quan sát, kiểm tra và đo đạc tại chỗ và lập sơ đồ hoàn công,
trong đó ghi rõ sai lệch thực tế so với thiết kế.
- Không tiến hành triển khai công tác lắp ghép tiếp theo khi chưa có kết luận cho phép
thi công tiếp của tư vấn giám sát thi công hoặc Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu.
- Sai lệch cho phép khi lắp ghép các cấu kiện bê tông đúc sẵn không vượt quá các trị
số quy định trong thiết kế. Nếu trong thiết kế không quy định sai lệch cho phép thì
mức cho phép khi lắp ghép không được vượt quá các trị số trong Bảng 1.
- Hồ sơ nghiệm thu kết cấu bê tông lắp ghép gồm có:
* Chứng chỉ xuất xưởng của các cấu kiện đúc sẵn;
* Các văn bản xác định chất lượng, nguồn gốc xuất xứ vật liệu xây dựng như: vữa
không co, bê tông chèn, que hàn, sơn chống gỉ, cốt thép, bê tông đổ bù, các vật
liệu khác đã sử dụng trong công trình;
* Bản vẽ hoàn công lắp cấu kiện, trong đó ghi rõ sai lệch thực tế so với thiết kế;
* Biên bản hoặc bản vẽ thay đổi thiết kế;
* Sơ đồ kiểm tra trắc đạc công trình;
* Sổ "Nhật ký thi công công trình" ghi mọi diễn biến trong quá trình thi công từ khi
khởi công đến khi kết thúc và những thỏa thuận biện pháp xử lý kỹ thuật giữa nhà
thầu và tư vấn giám sát hoặc đại diện thiết kế.
* Những công việc quan trọng được ghi nhật ký theo mẫu biểu riêng: nhật ký công
tác lắp ghép, nhật ký công tác đổ vữa không co hoặc bê tông chèn mối nối và khe
hởvà nhật ký công tác hàn.
* Biên bản nghiệm thu công tác khuất;
* Kết quả thí nghiệm chất lượng mối hàn và bê tông chèn mối nối;
* Biên bản liệt kê chứng chỉ, trình độ tay nghề của công nhân tham gia lắp ghép;
* Các chứng chỉ kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào.

Figure 1: Sai lệch lắp ghép cho phép

Mức cho phép


Tên chỉ tiêu Ghi chú
(mm)

1. Sai lệch trục khối móng và cốc móng so với trục định vị 15

2. Sai lệch cao độ mặt tựa trên móng so với thiết kế - 10

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 112
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

3. Sai lệch cao độ đáy cốc móng so với thiết kế - 20

4. Sai lệch trục định vị chân cột 10

5. Sai lệch cao độ mặt trên của cột hoặc vai cột (kể cả đối
10
với nhà nhiều tầng)

h = chiều cao
6. Sai lệch độ thẳng đứng đầu cột, không lớn hơn 0,10 % x h 12
cột

7. Sai lệch trục các đầu dầm, dầm cầu trục, dầm mái ± 10

8. Sai số cao độ mặt dầm làm gối đỡ tấm sàn + 5, - 15

h = chiều cao
9. Độ không thẳng đứng của thành dầm 1,0 % x h
dầm

10. Sai lệch độ dài gối đỡ (hướng chiều dài dầm) ± 15

11. Sai lệch bề rộng gối đỡ (hướng chiều ngang dầm) ± 10

12. Sai lệch theo phương thẳng đứng tấm tường, cách cứng
10
so với trục phân chia trên một tầng nhà

13. Sai số cao độ đỉnh tường ± 10

14. Sai lệch độ thẳng đứng theo mặt ngang tường 10

15. Sai lệch cao độ con sơn, gối đỡ của tường lắp dầm, sàn + 5, - 10

16. Sai lệch độ dài gối đỡ tấm sàn (hướng chiều dài tấm) ± 15

17. Chiều cao mặt tấm sàn tại gối đỡ: + Sàn có đổ bù ± 15
+ Sàn không đổ bù ±5

18. Chênh lệch đáy hai tấm sàn cạnh nhau, không lớn hơn L = chiều dài
10
L/2000 tấm sàn

19. Khe hở liên kết giữa các tấm sàn: + Sàn dài tới 10 m 5
+ Sàn dài tới 15 m 10
+ Sàn dài hơn 15 m max = 12

Thi công kết cấu Thép

 Chất lượng của kết cấu thép phải tuân thủ TCXD 170:2007 (Kết cấu thép. Gia công lắp
ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ thuật) và phải được cung cấp bởi một nhà sản xuất được
chấp thuận.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 113
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

 Mọi đường hàn phải tuân thủ những yêu cầu tổng quát của TCXD 170: 2007 đối với hàn
hồ quang kim loại của thép ít cácbon.
 Mọi bề mặt của kết cấu thép không được che phủ phải được làm sạch hoàn toàn theo
TCXD 170: 2007. Tham khảo các quy định của kiến trúc về các yêu cầu sơn phủ.
 Tất cả nhân công và vật liệu phải tuân thủ TCXD 170:2007 trừ khi được thay đổi trong hồ
sơ thầu.
 Mọi cấu kiện thép phải theo đúng mác như quy định trong các bản vẽ.
 Sử dụng bu lông cấp 8.8 với đường kính nhỏ nhất bằng 16mm cho liên kết bu lông, trừ
khi có ghi chú khác trong bản vẽ.
 Mọi đường hàn góc phải có chiều cao nhỏ nhất bằng chiều dày bản thép nhỏ nhất và
không nhỏ hơn 6mm. Mọi đường hàn đối đầu phải được phủ đầy, trừ khi có ghi chú
khác. Các đường hàn phải chạy dài suốt chiều dài tiếp xúc giữa hai cấu kiện thép. Sử
dụng que hàn E42, trừ khi có ghi chú khác.
 Không được nối thép tại các vị trí có ứng suất cực đại của các cấu kiện. Nhà thầu phải
chỉ định chính xác các vị trí nối thép và chi tiết nối trong các bản vẽ thi công của nhà thầu
để kỹ sư phê duyệt trước khi bắt đầu chế tạo.
 Trừ khi có ghi chú khác, các phần tử dạng ống hay dạng hộp phải được bịt kín ở các đầu
bằng một mũ làm bằng thép tấm dày 6mm bằng đường hàn góc. Khi các cấu kiện rỗng
được tráng kẽm, cần cung cấp lỗ thông khí.
 Nhà thầu phải cung cấp các giằng tạm để ổn định kết cấu trong khi lắp dựng, các giằng
tạm này phải giữ lại trong kết cấu cho đến khi các phần tử giằng vĩnh cửu được thi công
xong.
 Nhà thầu phụ phải cung cấp mọi chi tiết chờ và lỗ khoan cần thiết cho tất cả liên kết dù
có hay không có mô tả chi tiết trong bản vẽ.
 Sau khi chế tạo, tất cả cấu kiện thép lộ thiên và chôn trong các tường biên bao gồm cả
đai ốc, bu lông, vòng đệm, và bu lông giữ cần phải mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ.
 Tất cả mối hàn tại công trường phải được làm sạch bằng bàn chải sắt để loại bỏ tất cả xỉ
hàn và được phủ bằng sơn được chấp thuận.
 Vữa lót dưới các bản thép đệm ở chân cột phải là loại vữa xi măng cường độ cao không
co ngót hay loại tương đương được chấp thuận, trừ khi có ghi chú khác trên các bản vẽ.
 Nhà thầu phải thực hiện và nộp ít nhất 2 bản copy của các bản vẽ thi công cho TVTK để
phê duyệt trước khi chế tạo kết cấu thép.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 114
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Quy cách kỹ thuật mối nối Cốt thép bằng coupler


Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam:


- TCVN 8163: 2009 Thép cốt bê tông – Mối nối bằng ống ren;
- TCVN 1651-1: 2008, Thép cốt bê tông – Phần 1: Thép thanh tròn trơn;
- TCVN 1651-2: 2008, Thép cốt bê tông – Phần 2: Thép thanh vằn;
- TCVN 9386 : 2012 Thiết kế công trình chịu tải động đất;
- TCVN 5574 : 2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
 Các Qui chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan. Các tiêu chuẩn kỹ thuật
của nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam

Quy định chung

 Phạm vi áp dụng:
- Sử dụng phương pháp nối cốt thép bằng ống ren thẳng không dập tù đầu.
- Áp dụng phương pháp nối ren (coupler) cho các cấu kiện: Cột, Vách, Dầm, sau khi
được sự chấp thuận của Chủ đầu tư.
- Quy định về nối thép bằng coupler trong tài liệu này được áp dụng cho các cấu kiện
quy định trong mục 1.2, các kết cấu khác cần được sự đồng ý của Chủ đầu tư, tư vấn
thiết kế trước khi triển khai thi công lắp dựng.

Quy định nối coupler trong kết cấu công trình

 Nối thép trong cột, vách:


- Vị trí mối nối đầu tiên trong một tầng cách mặt kết cấu >=10D, khoảng cách 2 mối nối
cách nhau 35D.
- Mối nối so le, tỷ lệ mối nối không vượt quá 50% trên một mặt cắt tiết diện
- Mối nối ren trong cột – vách sử dụng mối nối cấp I, quy định về cấp mối nối xem mục
4.2.
- Nối thép trong dầm:
- Không bố trí mối nối trong khoảng 2/4L giữa nhịp dầm (đối với thép dưới) và ở 1/4L
đầu dầm (đối với thép lớp trên).
- Khi cần thiết phải bố trí mối nối ở khoảng 2/4L giữa nhịp dầm (đối với thép dưới) và ở
1/4L đầu dầm (đối với thép lớp trên) (khu vực ký hiệu B trong hình vẽ bên dưới) bắt
buộc áp dụng mối nối cấp I và không hạn chế tỷ lệ % mối nối trong một mặt cắt.
- Khu vực dầm ký hiệu A hoặc các thanh thép cấu tạo ở giữa dầm có thể sử dụng mối
nối cấp II.
- Những vị trí khác không có chỉ định của thiết kế thì sử dụng mối nối cấp I.
- (Quy định về cấp mối nối xem Bảng 6: Giới hạn bền kéo của mối nối);
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 115
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Mối nối nên tránh bố trí ở những vùng dầy cốt đai, ở đầu dầm, đầu cột của khung có
yêu cầu chống động đất. Nối so le, tỷ lệ mối nối sử dụng không được vượt quá 50%
trên một mặt cắt tiết diện, khoảng cách giữa các vị trí nối thép >= 45, d: đường kinh
thanh thép lớn nhất trong các mối nối.
q u y ®Þn h n è i t h Ðp d Çm
1 1 1
4L 2L 4L

Nè i c Ê p I Nè i c Ê p II Nè i c Ê p I

b a b

Hd
a b a
Nè i c Ê p II Nè i c Ê p I Nè i c Ê p II

a kh u v ù c d Çm ¸ p d ô n g Nè i c Ê p iI

b kh u v ù c d Çm ¸ p d ô n g Nè i c Ê p I

- Chiều dày lớp bê tông bản vệ ống nối phải không nhỏ hơn chiều dày lớp bảo vệ cốt
thép thông thường.

Yêu cầu kĩ thuật

 Ký hiệu:
- Các ký hiệu sử dụng được liệt kê trong Bảng sau:

Ký hiệu Đơn vị Ý nghĩa


RMn Mpa Giới hạn bên kéo của mối nối
RM Mpa Giới hạn bên kéo của thép cột sử dụng
Ra Mpa Giới hạn bên kéo nhỏ nhất của thép cột theo TCVN
1651-1:2008 và TCVN 1651-2:2008
Re Mpa Giới hạn chảy của thép cột theo TCVN 1651-1:2008 và
TCVN 1651-2:2008
ɛo mm Biến dạng không đàn hồi của mối nối
ɛ20du mm Biến dạng dư sau 20 lần kéo nén lặp lại ứng suất cao
của mối nối
ɛ4du mm Biến dạng dư sau 4 lần kéo nén lặp lại ứng suất cao của
mối nối
ɛsdu mm Biến dạng dư sau 8 lần kéo nén lặp lại ứng suất cao của

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 116
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Ký hiệu Đơn vị Ý nghĩa


mối nối
ɛch mm Biến dạng khi ứng suất của thép cột đạt đến chảy
P mm Bước ren

 Phân loại:
- Ống ren sử dụng trong Mối nối phải phù hợp với mác thép cốt sử dụng trong kết cấu
theo TCVN 1651- 1: 2008; TCVN 1651- 2: 2008.
- Trước khi sử dụng, cần phân tích và lựa chọn kiểu mối nối thép cốt bằng ống ren trụ
theo phương pháp cán ren trực tiếp sao cho thích hợp với vị trí của thép cốt trong kết
cấu và điều kiện thi công trên công trình. Có 6 loại mối nối ống ren thông dụng được
quy định trong Bảng 3 và Hình 1a) đến Hình 6a).

Bảng 34: Phân loại mối nối ống ren theo trường hợp sử dụng

Thứ Loại mối Trường hợp sử dụng Ký


tự nối hiệu

1 Loại tiêu Nối thép cốt trong trường hợp thông thường TC
chuẩn

2 Loại mở Trường hợp khó đưa đầu thanh thép cốt vào ống M
miệng ren và khó quay thanh thép cốt

3 Loại khác Nối thép cốt có đường kính khác nhau K


đường
kính

4 Loại ren Trường hợp hai đầu thanh thép cốt không thể TN
thuận quay được, nhưng dịch chuyển tịnh tiến được độ
nghịch dài theo trục của thép cốt

5 Loại tăng Trường hợp hai đầu thanh thép cốt không thể TD
dài đầu ren quay được, hai đầu thép cốt bị hạn chế không
dịch chuyển tịnh tiến được

6 Loại có mũ Dùng trong trường hợp kiêu tăng dài đầu ren có MK
khóa mũ khóa

 Yêu cầu kỹ thuật của ống nối


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING
Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 117
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Ống nối ren sử dụng để nối cốt thép là ống tròn được sản xuất sẵn dưới dạng sản
phẩm ở nhà máy. Ống xuất xưởng phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật và có chứng chỉ
hợp chuẩn.
- Vật liệu để chế tạo ống nối có cơ tính phù hợp với quy định trong Bảng 35.

Bảng 35: Cơ tính của vật liệu ống ren

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

1. Giới hạn chảy (Re) MPa 340 đến 450

2. Giới hạn bền (Rm) Mpa 580 đến 750


3. Độ giãn dài tương đối
% 12 đến 19
(As)
4. Độ cứng HB HB 187 đến 255

- Trong quá trình thí nghiệm nếu ren của ống nối hoặc ren của đầu thép nối bị đứt ren
(cháy ren) khi chưa đạt cường độ của thanh thép nối thì coi như mối nối không đạt
yêu cầu, nhà thầu cần lựa chọn loại ống ren khác có chiều dài lớn hơn, có thông số
kỹ thuật tốt hơn và tiến hành thí nghiệm lại từ đầu, quy trình thí nghiệm xem trong
Phụ lục A. Khi thí nghiệm mà đạt đến cường độ tới hạn của thanh thép nối, thanh
thép bị đứt và mối nối chưa bị tuột thì mối nối đạt yêu cầu.
- Thiết kế ống ren phải đảm bảo mối nối có giới hạn bền kéo phù hợp với yêu cầu quy
định trong Bảng 6 đồng thời mối nối vẫn phải chịu được kéo nén lặp lại tuần hoàn
ứng suất cao và biến dạng lớn theo quy định trong Bảng 7.
- Chất lượng bề mặt và kích thước của ống ren theo các yêu cầu quy định trong Bảng
4.

Bảng 36: Chất lượng bề mặt, kích thước ống ren


Thứ Chỉ tiêu Yêu cầu
tự
1 Chất lượng bề Không bị rạn nứt hoặc có các khuyết tật khác mà mặt
mặt thường nhìn thấy được
2 Chiều dài và Chiều dài và đường kính ngoài phù hợp với yêu cầu
đường kính thiết kế
ngoài
3 Đường kính Sai lệch đường kính đỉnh ren so với thiết kế ± 0.15

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 118
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Thứ Chỉ tiêu Yêu cầu


tự
đỉnh ren mm.
Calip ren đầu thông phải qua được đường kính nhỏ
của ren trụ và calip ren đầu tắc phải không qua được
đường kính nhỏ của ren trụ
4 Tiết diện và Có thể vặn vào ống ren thuận lợi cả hai chiều và đạt
đường kính đến độ dài thích hợp
chân ren Calip ren nút không thể qua được ren trụ trong của
ống ren nhưng lại cho phép vặn vào được một phần
của hai đầu ống ren, lượng vặn vào không được vượt
quá 3P

 Yêu cầu kỹ thuật của mối nối:


- Đầu ren:
* Khi gia công đầu ren thép cốt trên máy lăn ren chuyên dụng phải dùng chất
làm mát có khả năng tan trong nước hoặc những hóa chất chuyên dụng đặc
biệt.
* Ren sau khi gia công phải phù hợp với ren của ống ren theo thiết kế. Dung sai
ren phải phù hợp với quy định của TCVN 1916: 1995. Dung sai ren có thể lấy
bằng 6g.
* Đầu ren được gia công hoàn chỉnh phải có các ren đều đặn, không bị sứt mẻ.
Trong trường hợp đầu ren có các ren bị sứt mẻ ở đỉnh với chiều rộng của phần
sứt lớn hơn 0,25P thì tổng chiều dài của chúng không được vượt một vòng ren
trụ.
* Kích thước của đầu ren bao gồm đường kính trong ren trụ và chiều dài của
đầu ren phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế sản phẩm.
* Đầu ren được coi là đạt yêu cầu về chất lượng phải thỏa mãn những yêu cầu
quy định trong Bảng 37.

Bảng 37: Yêu cầu chất lượng đầu ren


Thứ
Chỉ tiêu Yêu cầu
tự
1 Chất lượng Ren đều, chiều rộng phần ren bị sứt mẻ vượt quá 0.25P
bề mặt có tổng chiều dài không vượt quá chu vi của một ren trụ
2 Độ dài đầu Độ dài đầu ren phải đáp ứng được yêu cầu của thiết kế.
ren Với kiểu nối tiêu chuẩn, độ dài này có sai số cho phép là

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 119
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

+1 P
3 Đường kính Có thể vặn vào một cách thuận lợi và đạt được chiều dài
trong của ren vặn một cách thích hợp.
trụ Cho phép calip ren vặn vào một phần của đầu trụ, chiều
dài vặn vào không được vượt quá 3P

* Đầu ren thép cốt sau khi đã kiểm tra đạt yêu cầu kỹ thuật phải được bảo vệ
bằng cách vặn vào ống nối hoặc có mũ chụp bằng nhựa bảo vệ bên ngoài.
* Các loại đầu ren có kích thước đường kính khác nhau phải được phân loại và
sắp xếp riêng biệt để thuận lợi cho việc sử dụng.
- Yêu cầu cơ bản về tính chất cơ lý của mối nối bằng ống ren:
* Mối nối thép cốt bê tông bằng ống ren được phân thành cấp I và cấp II trong
Bảng 38 và Bảng 39 dựa trên tính năng chịu kéo và biến dạng của mối nối. Sử
dụng cấp mối nối theo yêu cầu thiết kế, yêu cầu về khả năng chịu lực và biến
dạng của cấu kiện, kết cấu. Trong trường hợp không có chỉ định của thiết kế
thì phải sử dụng mối nối cấp I. Chủng loại mối nối và vị trí nối trên cấu kiện, kết
cấu được thực hiện theo yêu cầu thiết kế, cụ thể:
(a) Mối nối cấp 1 được sử dụng tại những vị trí có ứng suất cao khi mối nối cần
phát huy được toàn bộ khả năng chịu lực và biến dạng.
(b) Mối nối cấp 2 sử dụng tại nhứng vị trí có ứng suất nhỏ hơn, không cần huy
động toàn bộ khả năng chịu lực và biến dạng của cốt thép.
* Giới hạn bền kéo của mối nối phải phù hợp với quy định trong Bảng 37.

Bảng 38: Giới hạn bền kéo của mối nối

Mối nối cấp I Mối nối cấp II

Rmn ≥ Rm hoặc Rmn ≥


Giới hạn bên kéo Rmn ≥ Ra
1,05 Ra
CHÚ THÍCH : Ra theo tiêu chuẩn: TCVN 1651-1 : 2008 và TCVN 1651-2 : 2008.
Trong đó:
Rmn: Cường độ chịu kéo thực tế của mối nối
Ratt: Cường độ chịu kéo thực tế của cốt thép sử dụng trong mối nối
Rab: Giới hạn bền tiêu chuẩn tối thiểu của cốt thép
Giá trị Rab – Cường độ bền tối thiểu (min) của cốt thép được lấy theo tiêu chuẩn
tương ứng mác thép được lựa chọn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 120
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

* Tính năng biến dạng của Mối nối cấp I và cấp II phải phù hợp với quy định
trong Bảng 39.

Bảng 39: Tính năng biến dạng của mối nối

Ứng suất kéo Tính năng biến dạng Mối nối cấp I, cấp II

Biến dạng không đàn ɛ0≤0.1 (D≤32)


Kéo tĩnh
hồi MM ɛ0≤0.15 (D>32)

Trong đó:
ɛ0 : Biến dạng không đàn hồi của mối nối (mm)
- Lắp ghép mối nối bằng ống ren:
* Lắp ghép Mối nối thép cốt bằng ống ren theo quy định trong Hình 1b) đến Hình
6b).
* Mối nối phải được vặn chặt. Trị số mômen lực vặn chặt phải phù hợp với quy
định trong Bảng 40.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 121
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Bảng 40: Trị số mômen vặn (xiết) nhỏ nhất khi lắp mối nối
18 đến 22 đến 28 đến 36 đến
Đường kính thép cột,mm ≤ 16
20 25 32 40
Moomen vặn nhỏ
100 180 240 300 360
nhất ,N.m
CHÚ THÍCH: Khi đường kính thép cột khác nhau thì lấy momen vặn tương ứng với
đường kính thép cột nhỏ hơn

- Vớ i nhữ ng mố i nố i ở hình 1-4 và đã đượ c lắ p đặ t hoà n chỉnh, ở mỗ i đầ u nố i ren phầ n ren lộ ra khỏ i
ố ng nố i khô ng đượ c dà i quá mộ t bướ c ren. Riêng đố i vớ i mố i nố i kiểu tă ng dà i đầ u ren và kiểu có mũ
khoá (hình 5,6) thì số đầ u ren cò n bị lộ ra ngoà i khô ng bị hạ n chế, tuy nhiên phả i kiểm tra kích thướ c
chiều dà i ren, để đả m bả o chiều dà i ren đượ c vặ n và o trong ố ng ren đạ t yêu cầ u L1 = ½ L0 (chiều dà i
ố ng ren).

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 122
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 123
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 124
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

 Phương pháp kiểm tra:


- Chất lượng bề mặt, kích thước:
* Ống ren
(a) Chất lượng bề mặt, kích thước của ống ren được kiểm tra theo quy định trong
Bảng 35.
(b) Kiểm tra chất lượng bề mặt bằng mắt thường không sử dụng dụng cụ phóng
đại.
(c) Kiểm tra chiều dài và đường kính ngoài bằng thước cặp hoặc các loại thước
chuyên dùng khác.
(d) Kiểm tra đường kính đỉnh ren bằng thước cặp.
(e) Kiểm tra tiết diện và đường kính chân ren bằng calíp ren lọt và không lọt.
* Đầu ren:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 125
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

(a) Kiểm tra kích thước đầu ren bằng dụng cụ đo chuyên dụng. Dụng cụ này phải
được đưa vào đầu ren một cách dễ dàng thuận tiện. Độ dài phần được đưa
vào không được vượt quá 3P.
(b) Kiểm tra chất lượng bề mặt bằng mắt thường không sử dụng dụng cụ phóng
đại.
(c) Kiểm tra chiều dài đầu ren bằng thước đo chuyên dụng.
(d) Kiểm tra đường kính trong của ren trụ ngoài bằng calíp ren lọt và không lọt.
(e) Khi gia công, các đầu ren hoàn chỉnh được phân thành các lô để kiểm tra chất
lượng. Một lô không quá 500 đầu ren, phương pháp kiểm tra như sau:
(i) Lấy ngẫu nhiên 10 % sản phẩm trong một lô để kiểm tra theo quy định trong
Bảng 5.
(ii) Nếu số lượng đầu ren kiểm tra đạt yêu cầu với tỷ lệ ≥ 95 % thì lô sản phẩm
này được coi là đạt yêu cầu về chất lượng và các đầu ren không đạt yêu
cầu bị loại bỏ. Tuy nhiên các đầu ren khi sử dụng không đạt yêu cầu vẫn
phải loại bỏ.
(iii) Nếu số mẫu kiểm tra đạt yêu cầu với tỷ lệ < 95 % thì phải kiểm tra lại với số
lượng mẫu tăng gấp đôi.
(iv) Nếu sau khi kiểm tra lại, số lượng mẫu đạt yêu cầu trong lô vẫn nhỏ hơn 95
% thì phải kiểm tra lại từng đầu ren. Các sản phẩm đạt yêu cầu được giữ lại
để đưa vào sử dụng, các sản phẩm không đạt yêu cầu bị loại bỏ.
- Mối nối thép cốt bằng ống ren:
* Khi tiến hành kiểm tra chất lượng mối nối phải thực hiện các thử nghiệm sau
(quá trình phê duyệt vật liệu):
(a) Thử nghiệm xác định giới hạn bền kéo: Để xác định giới hạn bền kéo thực tế
của mối nối.
(b) Thử nghiệm xác định biến dạng của mối nối: Để xác định các loại biến dạng khi
kéo giãn một chiều; kéo nén lặp lại ứng suất cao và kéo nén lặp lại biến dạng
lớn.
(i) Thép cốt sử dụng để kiểm tra chất lượng mối nối phải phù hợp với các quy
định của TCVN 1651–1: 2008; TCVN 1651–2 : 2008.
(ii) Thép cốt của toàn bộ mẫu thử phải được cắt ra từ cùng một thanh thép sử
dụng tại công trường.
(iii) Với mỗi loại đường kính thép cốt, phải thực hiện ít nhất 9 mẫu thử mối nối,
gồm thử kéo tĩnh, thử kéo nén lặp lại ứng suất cao, thử kéo nén lặp lại biến
dạng lớn trong đó mỗi loại thử nghiệm không ít hơn 3 mẫu.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 126
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

Hình 5: Kích thước mẫu thử nghiệm (Bảng 41)


* Chế độ gia tải mẫu thử được quy định theo Bảng A.1.
* Chất lượng mối nối được xem là đạt yêu cầu khi thoả mãn các điều kiện.
Kết quả thử nghiệm về giới hạn bền kéo: Giá trị thực đo giới hạn bền kéo các mẫu
thử phải thoả mãn các yêu cầu quy định trong Bảng 6. Trong trường hợp thử
nghiệm mẫu nối có hai loại đường kính khác nhau, giới hạn bền kéo của mối nối
được lấy theo thép cốt có đường kính nhỏ hơn.
* Kết quả thử nghiệm về biến dạng:
Giá trị trung bình của 3 mẫu thử về biến dạng không đàn hồi, độ giãn dài tương đối và biến
dạng dư dưới tác dụng của lực gia tải lớn nhất phải phù hợp với quy định trong Bảng 7.

Bảng 41: Kích thước mẫu thử nghiệm mối nối


Đơn vị tính bằng milimét
Kí hiệu Ý nghĩa Kích thước

Chiều dài ống ren cộng với chiều dài đoạn


L ren không hoàn chỉnh hoặc đoạn ren của Thực đo
thép cốt ở hai bên ống ren

Khoảng cách để đo biến dạng không đàn


L1 L+4D
hồi, biến dạng dư của mẫu thí nghiệm

Khoảng cách để đo tổng biến dạng giãn


L2 L+8D
dài dưới lực lớn nhất của mẫu thí nghiệm

L3Max=1000
L3 Chiều dài mẫu thử nghiệm
L3Min=850

D Đường kính thép cột Đường kính danh nghĩa

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 127
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

* Kiểm tra mối nối tại hiện trường.


(a) Ống ren trước khi đưa vào sử dụng để nối thép cốt tại công trình phải được
tiến hành kiểm tra chất lượng khi lắp ghép mối nối
(b) Mỗi kiểu mối nối có các tiêu chí, quy định kiểm tra khác nhau.
(i) Kiểu nối ren như trong hình 1-4 (mục 4.3) kiểm tra nghiệm thu khi phần ren
lộ ra ít hơn một bước ren và kiểm tra theo các tiêu chí khác trong quy định
này.
(ii) Nối ren như trong hình 5,6 kiểm tra kích thước chiều dài ren, để đảm bảo
chiều dài ren được vặn vào trong ống ren đạt yêu cầu L1 = ½ L0 (chiều dài
ống ren) và kiểm tra theo các tiêu chí khác trong quy định này.
(c) Tất cả các loại thép cốt nhập về công trình trước khi sử dụng để nối bằng ống
ren đều phải được lấy mẫu thử nghiệm để kiểm tra chất lượng. Ở hiện trường
có thể chỉ cần làm thử nghiệm kiểm tra cường độ kéo tĩnh trên mẫu thử mối nối
theo quy định tiêu chuẩn đối với tất cả các loại thép cốt nối.
(d) Tiến hành thử nghiệm kéo tĩnh mẫu mối nối được thực hiện đối với từng loại
đường kính thép cốt. Thép cốt sử dụng làm mẫu thử để xác định giới hạn bền
kéo phải được cắt từ cùng một thanh thép. Số lượng mẫu thử nghiệm của mỗi
loại đường kính không ít hơn 3 mẫu.
(e) Giới hạn bền kéo của 3 mẫu mối nối thử nghiệm đều phải phù hợp với yêu cầu
về cường độ quy định trong Bảng 6. Ngoài ra khi vận dụng điều kiện Rmmn ≥
1,05 Ra thì giới hạn bền kéo thực tế của mẫu thử mối nối thép cốt Rmmn còn
phải không nhỏ hơn 0,95 lần cường độ thực tế của thép cốt Rm đối với mối nối
cấp I và không nhỏ hơn 0,9 lần Rm đối với mối nối cấp II.
(f) Công tác kiểm tra nghiệm thu mối nối tại hiện trường được tiến hành theo lô.
Trong cùng một điều kiện thi công, dùng mối nối cùng một cấp, cùng sử dụng
một loại vật liệu cho mối nối thì một lô nghiệm thu không quá 500 mối nối.
(g) Đối với mỗi lô trước khi nghiệm thu, phải kiểm tra xác suất mômen vặn chặt với
số lượng ≥10% số mối nối trong kết cấu công trình. Điều kiện để xác định lô
kiểm tra là đạt yêu cầu nếu ít nhất 95% mẫu kiểm tra phù hợp với các quy định
trong Bảng 8. Nếu khi kiểm tra không đạt yêu cầu thì phải lấy gấp đôi số lượng
mẫu để kiểm tra lại. Nếu vẫn ít hơn 95 % số mẫu khi kiểm tra lại thoả mãn điều
kiện hợp chuẩn thì phải tiến hành vặn lại toàn bộ mối nối trong lô ấy cho đến
khi lấy mẫu lại đạt điều kiện hợp chuẩn.
(h) Trong quá trình kiểm tra, nghiệm thu phải dùng clê lực để kiểm tra độ chặt của
mối nối.
(i) Đối với các kết cấu quan trọng cần thiết phải kiểm tra chất lượng mối nối hoặc
trong quá trình nghiệm thu mối nối thép cốt đã lắp dựng, nếu phát hiện có
những sai sót hoặc nghi vấn về kĩ thuật, phải cắt lấy 3 mẫu thử bất kì trong kết

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 128
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

cấu công trình để thử nghiệm xác định giới hạn bền kéo rồi đánh giá theo cấp
mối nối và so sánh đối chiếu với cấp yêu cầu của đơn vị thiết kế. Khi cả 3 mẫu
thử nghiệm mối nối đều phù hợp với yêu cầu kĩ thuật quy định tại Bảng 6 thì lô
nghiệm thu được coi là đạt yêu cầu về chất lượng. Nếu có một mẫu thử
nghiệm không đạt yêu cầu thì phải lấy tiếp 6 mẫu khác để kiểm tra lại. Nếu có
ít nhất một mẫu không đạt yêu cầu thì lô ấy được coi là không đạt yêu cầu.
Nếu kiểm tra liên tục 10 lô theo các quy định trên và xác định giới hạn bền kéo
của 100% mẫu thử nghiệm của các lô này đều đạt yêu cầu thì trong lần kiểm
tra tiếp theo số lượng mẫu thử nghiệm được lấy có thể giảm đi bằng cách
được tính tăng lên gấp đôi số mối nối tạo thành một lô.
- Khi tiến hành thử cơ tính của mối nối phải tuân thủ các quy định về chế độ gia tải quy
định trong Bảng A.1.
- Trong quá trình thử nếu ren của ống nối hoặc ren của đầu thép nối bị đứt ren (cháy
ren) thì coi như mối nối không đạt yêu cầu, cần lựa chọn loại ống ren khác có chiều
dài lớn hơn và tiến hành thí nghiệm lại từ đầu.
- Độ giãn dài còn dư sau khi gia tải đến 0.6Re phải không vượt quá 0.1mm.
Bảng 42: Chế độ gia tải khi thử mối nối
Nội dung thử nghiệm Chế độ gia tải

0→0.6 Re (Đo biến dạng không đàn hồi) →0.02


Re → 0.6 Re→ 0.02 Re→ 0.6 Re (Đo biến
Thử kéo tĩnh
dạng không đàn hồi) →Lực kéo lớn nhất→Phá
hủy
- Trong đó:
* Re Theo tiêu chuẩn: TCVN 1651-1 : 2008 và TCVN 1651-2 : 2008.
* ɛch Biến dạng khi ứng suất của cốt thép đạt đến trị tiêu chuẩn của cường độ
chảy.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 129
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

YÊU CẦU VỀ CÔNG TÁC CHỐNG MỐI MỌT

Yêu cầu về vật liệu


Hồ sơ trình nộp

 Trình mẫu của các sản phẩm thích hợp sử dụng trong dự án.
 Việc đệ trình bao gồm 3 bộ mẫu của mỗi loại vật tư sản phẩm, hai bộ sẽ được giữ lại bởi
đơn vị giám sát, và bộ còn lại được trả lại sau khi mẫu đã được duyệt.
 Các mẫu đã được duyệt sẽ được đánh dấu bởi đơn vị giám sát.
 Các báo cáo thử nghiệm, kết quả thí nghiệm theo quy định của TCVN.
 Nhãn hiệu và tên của nhà sản xuất.
 Nhà cung ứng, các thông số kỹ thuật theo cam kết của nhà sản xuất.
 Các yêu cầu về lưu trữ sản phẩm cụ thể từ nhà sản xuất.
 Quy trình thi công chống mối và các yêu cầu kỹ thuật.

Yêu cầu chất lượng

 Sản phẩm có dạng bột hoặc dạng lỏng đóng gói trong bao bì chuẩn.
 Chỉ được sử dụng các loại thuốc trong danh mục được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cho phép sử dụng.
 Bất kỳ lúc nào đang thi công, nếu vật tư sản phẩm có dấu hiệu không đảm bảo tiêu
chuẩn và qui cách, đơn vị giám sát có thể yêu cầu Nhà Thầu tiến hành các kiểm nghiệm
bổ sung để xác định chất lượng theo đúng tiêu chuẩn. Khi các kiểm nghiệm hoặc tái kiểm
nghiệm như trên vẫn không đáp ứng được qui cách, thì phần công tác/hạng mục đó sẽ bị
xem như không đáp ứng theo yêu cầu.

Giao nhận, lưu kho và bảo quản

 Sản phẩm có dạng bột phải đóng gói trong bao bì chuẩn.
 Lưu trữ: nơi khô mát, có bóng râm.
 Có các biện pháp chữa cháy, phòng độc và cấp cứu.

Yêu cầu kỹ thuật vật liệu

 Việc sử dụng thuốc phải theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Thi công chống mối mọt

 Chuẩn bị:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 130
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật

- Tuân theo các yêu cầu nghiêm ngặt nhất của cơ quan có thẩm quyền và bản hướng
dẫn của nhà sản xuất để chuẩn bị chất nền. Loại bỏ tất cả các vật thể liên quan đến
xenlulo (cellulose) và các vật liệu khác mối có thể ăn được như được mảnh gỗ, cây
và rễ, cọc, ván khuôn, và gỗ chất thải xây dựng từ đất và xung quanh móng.
- Chuẩn bị xử lý đất: Loại bỏ vật thể lạ và đất không thấm nước mà có thể ảnh hưởng
đến hiệu quả của việc xử lý mối trong phạm vi. Làm tơi xốp và bề mặt đất khu vực xử
lý nhưng không ảnh hướng tới khu vực đất đã nén tại khu vực sàn và móng. Chống
mối có thể áp dụng trước khi lấp và chèn đất dưới móng nếu có khuyến cáo của nhà
sản xuất.
- Vòi và ống phải phù hợp với nguồn nước tại công trường và chống chảy ngược vào
nguồn nước tuân thủ theo các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
 Thi công:
- Trộn đất sẽ chống mối theo một phương pháp thống nhất. Cung cấp số lượng cần
thiết cho việc xử lý theo đúng tỷ lệ theo quy định nồng độ tối đa của thuốc chống mối,
Tiếp theo là thực hiện xử lý mối theo vùng theo chiều ngang và dọc liên tục xung
quanh và dưới công trình xây dựng. Thực hiện việc xử lý đều khắp.
- Các kết cấu dưới mặt đất bao gồm móng, sàn cần phải xử lý đồng bộ. Thực hiện xử
lý đất trước khi thi công Bê tông Móng và Sàn.
- Móng: đất liền kề bao gồm cả đất dọc theo chu vi bên trong toàn bộ cổ tường nền
móng, và 3 mét bên ngoài công trình bao gồm ống đường ống dẫn nước và ống điện
trong sàn, và xung quanh móng cột bên trong, trụ ngoài; dọc theo chu vi bên ngoài
toàn bộ công trình, từ lớp dưới cùng của chân. Tránh sói mòn đất xung quanh móng.
Trường hợp công trình xây chen, thì phạm vi xử lý tùy theo ranh đất.
- Phun thuốc phòng chống mối vào mặt bê tông tạo màng kín. Phun sương từ 2 đến 3
lần, mỗi lần cách nhau từ 15 đến 20 min bằng bình phun áp lực
- Các điểm dễ thâm nhập: Khe co giãn, mối nối kiểm soát, các khu vực trên mặt sàn dễ
bị thâm nhập khác
- Tránh xáo trộn của đất sau khi xử lý. Hãy giữ các khu vực vừa xử lý cho đến khi khô
hoàn toàn
- Bảo vệ đất đã được xử lý. đất đã xử lý phải lấp đầy, không bị pha loãng giảm nồng độ
cho đến khi các sàn bê tông được lắp đặt. Sử dụng lớp chống thấm theo sự chấp
thuận phê duyệt của Giám đốc dự án.
- Đăng dấu hiệu cảnh báo trong khu vực xử lý đất.
- Đề xuất các giải pháp tiếp theo cho khu vực nếu có sự ảnh hưởng của việc đào đất,
trồng cây hoặc các hoạt động xây dựng khác.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HI-ENGINEERING


Tầng 5 – Số 29 Bế Văn Đàn, p. Chính Gián, q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel : (0236)3 782 279 Email : hi-engineering@hi-engineering.page
Page | 131

You might also like