Tieu Luan NLTT Nguyen Trung Kien 20196617

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG CƠ KHÍ - KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


-------------------

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

Tên đề tài: Nhiên liệu BIODIESEL thay thế, sản xuất, sử dụng trên
động cơ đốt trong

Học phần: Năng lượng tái tạo và quản lý Mã học phần: TE5130

Lớp: 145078 Ngành: Kỹ thuật Ô tô

Họ và tên SV: Nguyễn Trung Kiên MSSV: 20196617

Hà Nội, tháng 12 năm 2023


LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển quá mức của các ngành
công nghiệp và sự bùng nổ dân số, nhu cầu về nhiên liệu sử dụng ngày càng gia
tăng. Các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khí đốt đang ngày
càng cạn kiệt. Việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch có một số nhược điểm
như ô nhiễm không khí, gây ra hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, khủng hoảng năng
lượng đang có chiều hướng ngày một gia tăng. Nên việc tìm một nguồn năng lượng
mới để thay thế cho những nguồn năng lượng hóa thạch là hết sức cần thiết. Nguồn
sinh khối động vật và thực vật được xem là các nguồn có khả năng tái sinh được,
đặc biệt là dầu mỡ động thực vật là nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất ra
biodiesel. Nhiên liệu biodiesel là một trong các loại nhiên liệu sinh học, có một số
ưu điểm chính như: không độc hại, phân hủy được trong tự nhiên, sản xuất từ
nguồn nguyên liệu có thể phục hồi, đạt được các chỉ tiêu về môi trường, và nhiều
ưu điểm khác nữa khi ứng dụng cho các động cơ.
Hiện nay, nhiên liệu biodiesel đang được chú trọng phát triển. Một số quốc
gia đã tiến hành sử dụng biodiesel làm nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu xăng dầu
cho các phương tiện và thiết bị có động cơ. Điển hình là ở châu Âu, các quốc gia
thuộc khối liên minh EU đã đặt ra mục tiêu là vào năm 2020, tỷ lệ sử dụng nhiên
liệu sinh học chiếm 20% trong tổng số nhiên liệu tiêu thụ cho các động cơ. Còn ở
Hoa Kỳ, biodiesel được phối trộn với diesel ở tỷ lệ 20% thể tích biodiesel đã được
đưa vào sử dụng.
Trên thế giới, nguồn sinh khối từ các sinh vật rất dồi dào. Ứng dụng việc
trồng trọt các loại thực vật cho tinh dầu để cung cấp nguyên liệu thô cho quá trình
sản xuất biodiesel có nhiều tiềm năng lớn và đang được chú trọng phát triển. Hơn
nữa, nếu các sản phẩm như dầu mỡ động thực vật, đặc biệt là dầu thải chiên rán từ
nấu nướng-thải ra ngoài không qua xử lý thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng.
Với hiện trạng này, việc ứng dụng các phương pháp để chuyển hóa dầu mỡ
động thực vật thành nhiên liệu sử dụng được là một trong những vấn đề cấp bách
trong công cuộc tìm ra nguồn nhiên liệu mới cho sự phát triển bền vững của nhân
loại.

2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 2
I. GIỚI THIỆU – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
BIODIESEL. ......................................................................................................... 4
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BIODIESEL TRÊN THẾ GIỚI. ....................... 5
III. CÁC NGUỒN NGUYÊN LIỆU VÀ XU HƯỚNG SẢN XUẤT
BIODIESEL Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. .............................................. 7
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DẦU THỰC VẬT VÀ MỠ ĐỘNG VẬT
ĐỂ THU NHIÊN LIỆU DIESEL ........................................................................ 9
1 Phương pháp sấy nóng.................................................................................. 9
2 Phương pháp pha loãng. ............................................................................. 10
3 Phương pháp nhũ tương hóa. .................................................................... 10
4 Phương pháp cracking. ............................................................................... 10
5 Phương pháp chuyển hóa Ester. ................................................................ 11
V. NGUYÊN LÍ SẢN XUẤT BIODIESEL ...................................................... 11
VI. TÍNH CHẤT CỦA BIODIESEL ................................................................ 13
VII. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA BIODIESEL SO VỚI NHIÊN LIỆU
DIESEL THÔNG THƯỜNG ............................................................................ 14
1.Ưu Điểm ....................................................................................................... 14
2. Nhược điểm ................................................................................................. 15
VIII. ỨNG DỤNG CỦA BIODIESEL VÀ KHẢ NĂNG THAY THẾ CHO
NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH ............................................................................ 15
1. Ứng dụng ..................................................................................................... 15
2. Khả năng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch của BIODIESEL ............. 16
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 19

3
I. GIỚI THIỆU – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA BIODIESEL.

Hình 1. Giới thiệu về biodiesel

Bản chất của Biodiesel là sản phẩm Ester hóa giữa methanol hoặc ethanol
và acid béo tự do trong dầu thực vật hoặc mỡ động vật.
Tùy thuộc vào loại dầu và loại rượu sử dụng mà alkyl Ester có tên khác
nhau:
* Nếu đi từ dầu cây đậu nành (soybean) và Methanol thì ta thu được SME (soy
methyl Esters). Đây là loại Esters thông dụng nhất được sử dụng tại Mỹ.
* Nếu đi từ dầu cây cải dầu (rapeseed) và Methanol thì ta thu được RME (rapeseed
methyl Esters). Đây là loại Esters thông dụng nhất được sử dụng ở châu Âu.
Theo tiêu chuẩn ASTM thì Biodiesel được định nghĩa: “là các mono alkyl
Ester của các acid mạch dài có nguồn gốc từ các lipit có thể tái tạo lại như:dầu thực
vật, mỡ động vật, được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ diesel”.
Biodiesel bắt đầu được sản xuất khoảng giữa năm 1800, trong thời điểm đó
người ta chuyển hóa dầu thực vật để thu Glycerol ứng dụng làm xà phòng và thu
được các phụ phẩm là methyl hoặc ethyl Ester gọi chung là biodiessel.
Rudolf Diesel đã thiết kế một động cơ diesel chạy với dầu lạc tại một cuộc
triển lãm tại Paris năm 1900. Do áp suất cao được tạo thành nên động cơ có khả
năng hoạt động với nhiều loại dầu thực vật khác nhau. Năm 1911, tại hội chợ thế
giới tổ chức ở Paris, Rudolph Diesel đã vận hành động cơ của ông bằng dầu lạc và
ông đã phát biểu rằng động cơ diesel có thể chạy được bằng dầu thực vật và giúp
tạo ra sự phát triển trong ngành nông nghiệp ở các nước sử dụng loại nhiên liệu
này. Tuy nhiên, do việc sản xuất các loại dầu thực vật tốn nhiều chi phí, nên nhiên
liệu sử dụng cho động cơ chủ yếu là từ quá trình lọc dầu. Ngày nay, động cơ diesel

4
được sử dụng rộng rãi trong giao thông, sản xuất, phát điện, xây dựng, nông
nghiệp. Năm 1912, ông đã dự báo: “Hiện nay, việc dùng dầu thực vật cho nhiên
liệu động cơ có thể không quan trọng, nhưng trong tương lai, những loại dầu như
thế chắc chắn sẽ có giá trị không thua gì các sản phẩm nhiên liệu từ dầu mỏ và
than đá”. Trong bối cảnh nguồn tài nguyên dầu mỏ đang cạn kiệt và những tác
động xấu lên môi trường của việc sử dụng nhiên liệu, nhiên liệu tái sinh sạch trong
đó có Biodiesel đang ngày càng khẳng định vị trí là nguồn nhiên liệu thay thế khả
thi. Để tưởng nhớ nguời đã có công đầu tiên đoán được giá trị to lớn của Biodiesel,
Nation Board Biodiesel đã quyết định lấy ngày 10 tháng 8 hằng năm bắt đầu từ
năm 2002 làm ngày Diesel sinh học Quốc tế (International Biodiesel Day).
Năm 1900 tại Hội chợ thế giới tổ chức tại Pari, Diesel đã biểu diễn động cơ
dùng dầu Biodiesel chế biến từ dầu Phụng (lạc).
Trong những năm của thập kỷ 90, Pháp đã triển khai sản xuất Biodiesel từ
dầu hạt cải. Và được dùng ở dạng B5 (5% Biodiesel với 95% Diesel) và B30 (30%
Biodiesel trộn với 70% Diesel).

II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BIODIESEL TRÊN THẾ GIỚI.


Nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và để ổn định nguồn
cung ứng, các quốc gia thuộc khối EU đã đặt ra mục tiêu là nhiên liệu sinh học
chiếm 5.75% trong lĩnh vực giao thông vào năm 2010, và đạt con số 10% vào năm
2020. Trong các loại nhiên liệu sinh học ở EU thì biodiesel là nhiên liệu được sản
xuất nhiều nhất, chiếm 82% tổng số nhiên liệu sinh học.
Hiện nay, các thị trường dẫn đầu về biodiesel là EU và Hoa Kỳ đã đạt được
năng suất cực lớn trong những năm qua. Trong đó, EU đứng đầu với tổng sản
lượng biodiesel của năm 2008 là 7.8 triệu tấn (trong đó Đức sản xuất nhiều nhất,
chiếm 2.8 triệu tấn), tăng 35.7% so với năm 2007 là 5.7 triệu tấn.

Hình 2. Đồ thị sản lượng và trữ lượng biodiesel của EU


Chú ý: các giá trị trữ lượng được tính trên 330 ngày làm việc trong một
năm đối với từng nhà máy.

5
Hoa Kỳ đứng thứ hai, sản lượng tăng từ 946 triệu lít năm 2006 lên 1.7 tỷ
lít năm 2007, và khoảng 2.46 tỷ lít trong năm 2008. Số liệu được thể hiện ở hình
5.2, với 1 gallon tương đương với 3.78 lít.

Hình 3. Đồ thị sản lượng và trữ lượng biodiesel của Hoa Kỳ

Hình dưới trình bày sản lượng và trữ lượng biodiesel trên toàn thế giới trong
các năm 2002 đến 2008. Qua đó cho thấy sản lượng tăng đều đặn trong những năm
gần đây, tăng từ 7.1 triệu tấn năm 2006 lên 9.0 triệu tấn năm 2007 và 11.1 triệu tấn
năm 2008. Còn tiềm năng sản xuất biodiesel thì tăng vọt, trữ lượng biodiesel tăng
từ 12.2 triệu tấn năm 2006 lên 23.1 triệu tấn năm 2007, và đạt 32.6 triệu tấn năm
2008.

Hình 4. Đồ thị sản lượng và trữ lượng biodiesel trên toàn thế giới

Và hơn thế nữa, thị trường biodiesel của thế giới ước tính sẽ đạt con số 37
tỷ gallon - tương đương 140 tỷ lít vào năm 2016, tốc độ tăng trưởng hàng năm
đạt 42%. EU sẽ tiếp tục là thị trường biodiesel lớn nhất trong thập kỷ này, theo
sau đó là thị trường của Hoa Kỳ.
Trong năm 2007, chỉ có khoảng 20 quốc gia sản xuất biodiesel. Đến năm
2010, có hơn 200 nước tham gia nghiên cứu và sản xuất biodiesel, thúc đẩy thế
giới bước vào một thời đại mới, mà các quốc gia đều tích cực tạo ra nguồn năng

6
lượng xanh phục vụ chủ yếu cho ngành giao thông vận tải [112]. Hình 5.4 cho thấy
tiềm lực các quốc gia có khả năng sản xuất biodiesel, số liệu thống kê là giá trị
trung bình trong các năm 2001 đến 2006. Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia
này đều sản xuất biodiesel với quy mô lớn, nên sản lượng thực tế chưa đạt đến
mức tối đa.

Hình 5. Tiềm năng sản xuất biodiesel của các nước trên toàn thế giới

III. CÁC NGUỒN NGUYÊN LIỆU VÀ XU HƯỚNG SẢN


XUẤT BIODIESEL Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.

Hình 6. Vòng đời của biodiesel


Trên thực tế, người ta đã và đang nghiên cứu gần như tất cả những nguồn
dầu, mỡ có thể sử dụng để sản xuất Biodiesel. Việc lựa chọn loại dầu thực vật hoặc

7
mỡ động vật nào phụ thuộc vào nguồn tài nguyên sẵn có và điều kiện khí hậu cụ
thể của từng vùng.
Với điều kiện ở châu Âu thì cây cải dầu với lượng dầu từ 40% đến 50% là
cây thích hợp để dùng làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học.
Ở Trung Quốc người ta sử dụng cây cao lương và mía để sản xuất
Biodiesel.Cứ 16 tấn cây cao lương có thể sản xuất được 1 tấn cồn, phần bã còn lại
còn có thể chiết xuất được 500 kg Biodiesel. Ngoài ra, Trung Quốc còn nghiên cứu
phát triển khai thác một loại nguyên liệu mới - Tảo. Khi nghiên cứu loại dầu sinh
học từ tảo thành công và được đưa vào sản xuất, quy mô sản xuất loại dầu này có
thể đạt tới hàng chục triệu tấn. Theo dự tính của các chuyên gia, đến năm 2010,
Trung Quốc sẽ sản xuất khoảng 6 triệu tấn dầu nhiên liệu sinh học.
Giống Trung Quốc, Mỹ cũng vận dụng công nghệ sinh học hiện đại như
nghiên cứu gien đã thực hiện tại phòng thí nghiệm năng lượng tái sinh quốc gia
tạo được một giống tảo mới có hàm lượng dầu trên 60%, một mẫu có thể sản xuất
được trên 2 tấn dầu diesel sinh học
Các nước Tiểu Vương quốc Ảrập Thống Nhất thì sử dụng dầu jojoba, một
loại dầu được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm để sản xuất Biodiesel.
Đối với khu vực Đông Nam Á, các nước Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia
cũng đã đi trước nước ta một bước trong lĩnh vực nhiên liệu sinh học. Như ở Thái
Lan, hiện sử dụng dầu cọ và đang thử nghiệm hạt cây jatropha, cứ 4 kg hạt jatropha
ép được 1 lít diesel sinh học tinh khiết 100%, đặc biệt loại hạt này không thể dùng
để ép dầu ăn và có thể mọc trên những vùng đất khô cằn, cho nên giá thành sản
xuất sẽ rẻ hơn so với các loại hạt có dầu truyền thống khác. Bộ Năng Lượng Thái
Lan này cũng đặt mục tiêu, đến 2011, lượng diesel sinh học sẽ đạt 3% (tương
đương 2,4 triệu lít/ngày) tổng lượng diesel tiêu thụ trên cả nước và năm 2012, tỷ
lệ này sẽ đạt 10% (tương đương 8,5 triệu lít/ngày).
Indonesia thì ngoài cây cọ dầu, cũng như Thái Lan, Indonesia còn chú ý
đến cây có dầu khác là jatropha. Indonesia đặt mục tiêu đến năm 2010, nhiên liệu
sinh học sẽ đáp ứng 10% nhu cầu năng lượng trong ngành điện và giao thông vận
tải.
Do chi phí cho việc trồng cây nhiên liệu lấy dầu rất thấp, hơn nữa chúng lại
rất sẵn trong tự nhiên nên trong tương lai, diesel sinh học có thể được sản xuất ra
với chi phí thấp hơn nhiều so với diesel lấy từ dầu mỏ. Tuy nhiên bài toán nguyên
liệu đặt ra là: “Diesel sinh học cũng có thể làm thay đổi nhu cầu đối với đất nông
nghiệp”, Trevor Price, một chuyên gia môi trường tại Đại học Glamorgan (xứ
Wales, Anh), nhận định. Diesel sinh học có thể giải quyết được bài toán hiệu ứng
nhà kính và sự cạn kiệt của nhiên liệu hóa thạch, nhưng dẫu sao nó vẫn cần rất
nhiều đất. Các cánh rừng nhiệt đới có thể bị đốt để trồng cọ, đậu tương và những
cây lấy dầu khác. Nhiều quốc gia sẽ phải lựa chọn giữa nhiên liệu và thực phẩm".
Vì lý do này mà ở nhiều quốc gia đã sử dụng nguồn nguyên liệu là mỡ các loại
động vật ít có giá trị về mặt kinh tế để sản xuất Biodiesel.

8
Tại An Giang, đề tài nghiên cứu khoa học của ông Hồ Xuân Thiên cùng
một số cán bộ kỹ thuật thuộc Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang
(AGIFISH) nghiên cứu công nghệ sản xuất BioDiesel từ mỡ cá tra, cá ba sa hiện
đang đưoc áp dụng ở các công ty trong khu vực Đồng Bằng Sông Cữu
Long như: công ty AGIFISH, công ty MINH TÚ, và các cở sở sản xuất nhỏ lẻ
khác… Nước ta đặt mục tiêu đến năm 2020 2025 phải sản xuất được 4,5-5 triệu
tấn (xăng, diesel pha cồn và Biodiesel), chiếm 20% nhu cầu xăng dầu cả nước.

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DẦU THỰC VẬT VÀ MỠ


ĐỘNG VẬT ĐỂ THU NHIÊN LIỆU DIESEL

Hình 7. Sơ đồ tổng quan cách xử lí dầu ăn thành biodiesel

Việc sử dụng trực tiếp dầu thực vật và mỡ làm nhiên liệu cho động cơ Diesel
gặp những khó khăn như quá trình hóa hơi nhiên liệu ở nhiệt độ thấp kém gây trở
ngại cho quá trình khởi động, quá trình cháy không hoàn toàn dẫn đến giảm công
suất của động cơ, độ nhớt cao làm nghẽn filter, gây khó khăn cho hệ thống phun
nhiên liệu. Dầu thực vật và đặc biệt là mỡ động vật có độ nhớt cao gấp khoảng 11-
17 lần so với nhiên liệu Diesel. Để giảm độ nhớt của dầu và mỡ thì có thể sử dụng
một trong các phương pháp sau:
1 Phương pháp sấy nóng.
Độ nhớt sẽ giảm khi nhiệt độ tăng. Tuy nhiên phương pháp này không hiệu
quả vì để dầu thực vật và mỡ đạt được độ nhớt cần thiết cho nhiên liệu Diesel thì
đòi hỏi nhiệt độ khá cao (ví dụ như đối với dầu Canola ở nhiệt độ môi trường thì
độ nhớt của nó gấp 12 lần so với nhiên liệu Diesel, ở nhiệt độ 80oC thì độ nhớt
vẫn còn gấp 6 lần so với nhiên liệu Diesel), hơn nữa hệ thống gia nhiệt cho dầu

9
không thể duy trì mãi khi động cơ không hoạt động điều đó làm cho dầu sẽ bị đông
lại đặc biệt là vào mùa đông, trước khi khởi động dầu cần phải được đốt nóng điều
đó gây ra những bất tiện cho người lái xe.
2 Phương pháp pha loãng.
Pha loãng dầu hoặc mỡ với nhiên liệu diesel theo tỷ lệ nào đó ta thu được
hỗn hợp nhiên liệu mới, hỗn hợp này đồng nhất và bền vững. Các tỷ lệ dầu : diesel
1 :10 và 2 : 10 đem lại hiệu quả tốt nhất về độ nhớt và các tính chất ở nhiệt độ thấp
của hỗn hợp.
3 Phương pháp nhũ tương hóa.
Phương pháp nhũ tương hóa có thể khắc phục nhược điểm độ nhớt cao của
dầu và mỡ bằng dung môi là rượu. Hệ nhũ tương dầu – rượu có những tính chất
tương tự với nhiên liệu diesel nhưng nhược điểm là khó duy trì và ổn định hệ nhũ
tương này.
4 Phương pháp cracking.
Dầu và mỡ sau khi bị nhiệt phân sẽ tạo thành các hợp chất có mạch ngắn
hơn do đó độ nhớt sẽ giảm đi. Xúc tác tiêu biểu sử dụng trong quá trình nhiệt phân
là SiO2 và Al2O3. Nhược điểm của phương pháp là thiết bị sử dụng trong quá
trình rất đắt.
Biodiesel cũng có thể được sản xuất bằng hydrocracking. Những quá trình
công nghệ mới đangđược phát triển mà không tạo ra Glycerol. Quá trình này bao
gồm các công đoạn: hydrocracking, làm sạch bằng hydro và hydro hoá.

Hình 8. Biểu đồ quá trình hydrocracking

Hiệu suất thu sản phẩm khoảng 75-80% với chỉ số cetane cao (~100). Thành phần
sulfur thấp hơn 10 ppm. Nó phân rã 95% sau 28 ngày, trong khi đó dầu diesel phân
rã 40% trong cùng một khoảng thời gian. Lợi ích chính hơn những Biodiesel khác
là nó làm giảm lượng NOx. Quá trình này sử dụng xúc tác hydro hoá và hydro tinh
khiết thương mại thông thường. Quá trình hydrocracking có thể là một lựa chọn
thích hợp cho những nhà máy lọc dầu. Phương pháp này có thể dễ dàng thích hợp
với nhà máy lọc dầu nhờ vào nguồn hydro được tạo ra trong nhà máy. Tuy nhiên,
quá trình này vẫn chưa được áp dụng vào thực tế.
10
5 Phương pháp chuyển hóa Ester.
Phản ứng chuyển hóa Ester là phản ứng giữa các acid béo trong dầu và mỡ
và rượu tạo thànhEster và Glycerol.

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay do sản phẩm thu được
có những tính chất tương tự như nhiên liệu diesel, và sản phẩm phụ Glycerol có
giá trị sử dụng cao trong công nghiệp mỹ phẩm và dược phẩm.

V. NGUYÊN LÍ SẢN XUẤT BIODIESEL


Biodiesel là methyl este của những axít béo. Để sản xuất Biodiesel người ta
pha khoảng 10% mêtanol vào dầu thực vật và dùng nhiều chất xúc tác khác nhau
(đặc biệt là hiđrôxít kali, hiđrôxít natri và các ancolat). Ở áp suất thông thường và
nhiệt độ vào khoảng 60°C liên kết este của glyxêrin trong dầu thực vật bị phá hủy
và các axít béo sẽ được este hóa với mêtanol. Chất glyxêrin hình thành phải được
tách ra khỏi dầu Biodiesel sau đấy.

Hình 9. Sự chuyển hóa este

11
Nguyên liệu sản xuất Biodiesel khá phong phú, nhưng hiện nay trên thế giới
chủ yếu sử dụng: dầu cấy cải dầu, dầu đậu nành, dầu cây hướng dương, dầu dừa,
dầu hạt cau, … Chữ đầu từ dùng cho tất cả các methyl este từ dầu thực vật theo
DIN EN 14214 là PME.
Tùy theo loại nguyên liệu cơ bản người ta còn chia ra thành:
- RME: Mêthyl este của cây cải dầu (Brassica napus) theo DIN EN 14214 (có giá
trị
toàn châu Âu từ 2004)
- SME: Mêthyl este của dầu cây đậu nành hay dầu cây hướng dương.
- PME: Mêthyl este của dầu dừa hay dầu hạt cau.
Ở Việt Nam, đãcó nhiều nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng Biodiesel. Theo
báo Sài gòn giải phóng,19/09/2006 thì nhóm các nhà khoa học gồm TS Nguyễn
Đình Thành, Th.s Phạm Hữu Thiện, KS Võ Thanh Thọ và Lê Trần Duy Quang
cũng đã có công trình tổng hợp biodiesel từ nguồn dầu mỡ phế thải (mỡ cá basa,
dầu ăn phế thải).

Bảng 1. Sản lượng dầu thu được từ các loại nông sản.

Loại nông sản kg oil/ha litres oil/ha lbs oil/acre US gal/acre


Ngô 145 172 129 18
Hạt điều 148 176 132 19
Yên mạch 183 217 163 23
Đậu lupin 195 232 175 25
Cây dâm bụt Đông Ấn Độ 230 273 205 29
Bông 273 325 244 35
Cây gai dầu 305 363 272 39
Đậu nành 375 446 335 48
Coffee 386 459 345 49
Hạt lanh 402 478 359 51
Hạt cây phỉ 405 482 362 51
Hạt bí ngô 449 534 401 57
Cây rau mùi 450 536 402 57
Hạt cây mù tạc 481 572 430 61
Hạt vừng 585 696 522 74
Cây rum 655 779 585 83
Gạo 696 828 622 88
Dầu cây tùng 790 940 705 100
Cây hướng dương 800 952 714 102
Cacao 863 1,026 771 110

12
VI. TÍNH CHẤT CỦA BIODIESEL
B100 có tính chất hóa học và vật lý tương tự diesel và trong vài trường hợp
có thể thay thế cho diesel với lượng nhỏ mà không cần hiệu chỉnh động cơ hoặc
hệ thống nhiên liệu. B100 có hàm lương lưu huỳnh thấp hơn diesel, hàm lượng lưu
huỳnh trong B100 nhỏ hơn 15ppm. Chứa 11% oxi và có TSXT cao hơn diesel, tạo
điều kiện cho quá trìnhcháy hoàn thiện hơn và mức phát thải ít hơn.
Để sử dụng B100 như một nhiên liệu độc lập cho động cơ diesel, cần lưu ý
các đặc điểm sau:
- B100 là một dung môi tốt. Nó có thể làm nở ra hoặc hòa tan các cặn trong
bình nhiên liệu và hệ thống nhiên liệu. Vì thế, nếu hệ thống nhiên liệu có
nhiều cặn bẩn nên rữa sạch thùng chứa và hệ thống trược khi sử dụng B100.
Bên cạnh đó, biodiesel sẽ phân hủy các ống dẫn nhiên liệu và các vòng đệm
bằng cao su.
- B100 có nhiệt độ đông đặc cao hơn diesel, là vấn đề cần tính toán trước khi
sử dụng. B100 bắt đầu kết tinh (vẩn đục) ở khoảng -3˚C-12˚C (35°F - 60°F).
Khi bắt đầu đặc, độ nhớt tăng lên, tăng tới mức cao hơn cả diesel, là nguyên
nhân tăng trợ lực cho bơm cung cấp và cho cả vòi phun nhiên liệu. Vì thế
vùng có khí hậu lạnh nên dùng hỗn hợp của biodiesel. Khi chất lượng tia
phun không tốt nhiên liệu không cháy kiệt, phần nhiên liệu bám vào thành
xi lanh sẽ lọt xuống các-te, biodiesel bị phân hủy do nhiệt độ cao tại đây,
tạo ra các chất cặn thể rắn hay ở dạng keo. Chúng sẽ làm giảm đi tính bôi
trơn của dầu bôi trơn và dẫn đến động cơ bị hao mòn nhiều hơn. Vì thế mà
nên rút ngắn thời kỳ thay nhớt khi sử dụng RME.

Bảng 2. Tiêu chuẩn kỹ thuật của diesel và biodiesel:

Loại nhiên liệu Diesel Biodiesel


Tiêu chuẩn ASTM D975 ASTM D6751
Nhiệt trị thấp, MJ/gal 40,9 ~118,170
Độ nhớt động học, @ 40oC 1.34.1 4.06.0
Khối lượng riêng kg/l @ 60oF 0.85 0.88
Tỷ trọng, lb/gal @ 15oC 7.079 7.328
Nước và cặn, % V 0.05 max 0.05 max
Carbon (C), %kl 87 77
Hydro (H2), %kl 13 12
Oxy (O2), %kl 0 11
Lưu huỳnh, %kl 0.05 max 0.0  0.0024
Điểm sôi, oC 180 340 315  350
Điểm đông đặc, oC -35  -15 -15  10
Trị số Xêtan 4055 4865

13
VII. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA BIODIESEL SO VỚI
NHIÊN LIỆU DIESEL THÔNG THƯỜNG
1.Ưu Điểm
Về mặt môi trường.
- Giảm lượng phát thải khí CO2, do đó giảm được lượng khí thải gây ra hiệu
ứng nhà kính.
- Không có hoặc chứa rất ít các hợp chất của lưu huỳnh (<0,001% so với đến
0,2% trong dầu Diesel)
- Hàm lượng các hợp chất khác trong khói thải như: CO, SOX, HC chưa cháy,
bồ hóng giảm đi đáng kể nên có lợi rất lớn đến môi trường và sức khoẻ con
người.
- Không chứa HC thơm nên không gây ung thư.
- Có khả năng tự phân huỷ và không độc (phân huỷ nhanh hơn Diesel 4 lần,
phân huỷ từ 85 88% trong nước sau 28 ngày).
- Giảm ô nhiễm môi trường nước và đất.
- Giảm sự tiêu dùng các sản phẩm dầu mỏ.
Về mặt kỹ thuật
- Có chỉ số cetan cao hơn Diesel.
- Biodisel rất linh động có thể trộn với diesel theo bất kì tỉ lệ nào.
- Biodiesel có điểm chớp cháy cao hơn diesel, đốt cháy hoàn toàn, an toàn
trong tồn chứa và sử dụng.
- Biodiesel có tính bôi trơn tốt. Ngày nay để hạn chế lượng SOx thải ra không
khí, người ta hạn chế tối đa lượng S trong dầu Diesel. Nhưng chính những
hợp chất lưu huỳnh lại là những tác nhân giảm ma sát của dầu Diesel. Do
vậy dầu Diesel có tính bôi trơn không tốt và đòi hỏi việc sử dụng thêm các
chất phụ gia để tăng tính bôi trơn. Trong thành phần của Biodiesel có chứa
Oxi. Cũng giống như S, O có tác dụng giảm ma sát. Cho nên Biodiesel có
tính bôi trơn tốt.
- Do có tính năng tượng tự như dầu Diesel nên nhìn chung khi sử dụng không
cần cải thiện bất kì chi tiết nào của động cơ (riêng đối với các hệ thống ống
dẫn, bồn chứa làm bằng nhựa ta phải thay bằng vật liệu kim loại)
Về mặt kinh tế.
- Sử dụng nhiên liệu Biodiesel ngoài vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường
nó còn thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, tận dụng tiềm năng sẵn có
của ngành nông nghiệp như dầu phế thải, mỡ động vật, các loại dầu khác ít
có giá trị sử dụng trong thực phẩm.
- Đồng thời đa dạng hoá nền nông nghiệp va tăng thu nhập ở vùng miền nông
thôn.
- Hạn chế nhập khẩu nhiên liệu Diesel, góp phần tiết kiệm cho quốc gia một
khoản ngoại tệ lớn.

14
2. Nhược điểm
- Biodiesel có nhiệt độ đông đặc cao hơn Diesel một ít gây khó khăn cho các
nước có nhiệt độ vào mùa đông thấp. Tuy nhiên đối với các nước nhiệt đới,
như Việt Nam chẳng hạn thì ảnh hưởng này không đáng kể.
- Biodisel có nhiệt trị thấp hơn so với diesel.
- Trở ngại lớn nhất của việc thương mại Biodiesel trước đây là chi phí sản
suất cao. Do đó làm cho giá thành Biodiesel khá cao, nhưng với sự leo
thang giá cả nhiêu liệu như hiện nay thì vấn đề này không còn là rào cản
nữa.
- Hiện nay Biodiesel thường được sản xuất chủ yếu là theo mẻ. Đây là điều
bất lợi vì năng suất thấp, khó ổn định được chât lượng sản phẩm cũng như
các điều kiện của quá trình phản ứng. Một phương pháp có thể tránh hoặc
tối thiểu khó khăn này là sử dụng quá trình sản xuất liên tục.

VIII. ỨNG DỤNG CỦA BIODIESEL VÀ KHẢ NĂNG THAY


THẾ CHO NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH
1. Ứng dụng
Kể từ khi Đạo luật chính sách năng lượng năm 2005 của Mỹ được thông
qua, việc sử dụng và sản xuất nhiên liệu sinh học đã tăng lên ở Mỹ. Các ứng dụng
phổ biến của biodiesel bao gồm sử dụng làm nhiên liệu xe, nhiên liệu máy bay và
dầu đốt.

Hình 10. Các ứng dụng của biodiesel

15
Biodiesel dùng kết hợp với diesel bằng các hỗn hợp B1, B2, B5, B20 lúc
này hệ thống nhiên liệu động cơ diesel hầu như ít thay đổi, công suất động cơ giảm
ít, hàm lượng khí thải CO, HC giảm và NOx tăng ít. Nhưng khi hàm lượng
biodiesel lớn hơn 20%kl thì công suất của động cơ giảm, suất tiêu hao nhiên liệu
giảm, động cơ ít ồn hơn, hàm lượng CO, HC trong khí thải giảm và NOx trong khí
thải tăng nhanh.

Hình 11. Biểu đồ so sánh Moment xoắn và Công suất động cơ khi sử dụng các loại
diesel khác nhau

2. Khả năng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch của BIODIESEL
Ngoại trừ các nguồn năng lượng như thủy điện và năng lượng hạt nhân, thì phần
lớn năng lượng tiêu thụ trên thế giới là từ dầu mỏ, các loại than và khí thiên nhiên.
Tuy nhiên, các nguồn năng lượng này là giới hạn, và đang dần cạn kiệt trong một
tương lai gần. Vì vậy, tìm kiếm một nguồn năng lượng thay thế là một vấn đề hết
sức cần thiết. Có rất nhiều nguồn năng lượng tái sinh có thể đưa vào sử dụng như
bioethanol, biopropanol, biobutanol, biogas, biodiesel, … đã và đang được nghiên
cứu phát triển để giải quyết một phần sự thiếu hụt về năng lượng và vấn nạnô
nhiễm môi trường. Tuy nhiên khi đưa vào sử dụng thì một số nhiên liệu yêu cầu
các động cơ được thiết kế riêng, hoặc các động cơ đã được cải tiến cho phù hợp.
Việc đổi mới hoặc cải tiến động cơ là một thách thức lớn khi đưa một nhiên liệu
mới vào sử dụng đại trà.
Trong số các nhiên liệu tái sinh vừa kể trên thì biodiesel là có tiềm năng ứng dụng
rộng rãi nhất trong tình hình hiện nay. Bởi vì biodiesel có nhiều ưu điểm khi sử
dụng cho các phương tiện vận chuyển và máy móc như tính thân thiện với môi

16
trường, dễ dàng phân giải trong tự nhiên, không chứa lưu huỳnh và các hợp chất
hydrocarbon thơm. Nên nhiên liệu này là một giải pháp cho việc giảm thiểu hàm
lượng các chất bụi mà độc hại của khí thải. Và đặc biệt nhất là biodiesel có thể đưa
vào sử dụng cho các động cơ đốt trong-mà trước đây chỉ được thiết kế cho sử dụng
nhiên liệu diesel [13]. Chính ưu điểm này đã làm cho biodiesel là một nhiên liệu
có tiềm năng lớn, và đang được chú trọng phát triển trong tình hình hiện nay.
Biodiesel có một vài ưu điểm vượt trội so với nhiên liệu diesel từ dầu mỏ như:
- Được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tái sinh là dầu mỡ động thực vật, đặc biệt
tái sử dụng được nguồn dầu thải chiên rán từ quá trình nấu ăn giúp giảm thiểu được
lượng dầu thải gây ô nhiễm môi trường. Nguồn năng lượng tái sinh là một yếu tố
cực kỳ quan trọng vì người ta ước tính với mức tiêu thụ như hiện nay thì nguồn
nhiên liệu từ dầu mỏ sẽ cạn kiệt trong khoảng 50 năm nữa [98].
- Do có nguồn gốc từ dầu mỡ động thực vật nên biodiesel không chứa các chất độc
hại như lưu huỳnh, các kim loại nặng. Nên đây là một loại nhiên liệu không độc
hại, giúp giảm thiểu được hàm lượng các chất thải dạng hạt bụi và các khí độc
trong khí thải.
- Biodiesel dễ dàng phân hủy khi thất thoát ra môi trường, nên không gây thiệt hại
nhiều đến môi trường như các vụ tràn dầu trên biển trong thời gian vừa qua.

17
KẾT LUẬN
Các loại dầu mỡ có nguồn gốc từ động thực vật là nguồn nhiên liệu tái sinh.
Tuy nhiên, khi sử dụng các loại dầu mỡ làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong thì
gặp phải một số vấn đề như độ nhớt quá cao, độ bay hơi thấp, cháy không hoàn
toàn hình thành nên các cặn lắng và muội than. Cho nên dầu mỡ cần phải được
biến đổi để đạt được những tính chất phù hợp khi sử dụng cho động cơ. Có bốn
phương pháp dùng để chuyển hóa dầu mỡ thành nhiên liệu đó là pha loãng, tạo vi
nhũ tương, nhiệt phân, transester hóa. Trong đó, phương pháp transester hóa được
sử dụng thông dụng nhất vì có nhiều ưu điểm vượt trội.
Hiện nay, dầu thực vật mà điển hình là dầu nành và dầu cải được sử dụng
nhiều nhất để chuyển hóa thành nhiên liệu. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này cạnh
tranh với ngành thực phẩm nên giá thành của nguyên liệu cũng như là sản phẩm
tương đối cao. Các nguồn nguyên liệu phế phẩm khác như mỡ động vật, và dầu
thải ra từ quá trình nấu ăn cũng được chú trọng sử dụng để giảm giá thành cho
nhiên liệu. Mặt khác, sử dụng phụ phẩm làm nguyên liệu giúp giảm gánh nặng cho
khâu xử lý ô nhiễm môi trường.
Biodiesel được định nghĩa là alkyl ester của các acid béo mạch dài, là sản
phẩm của phản ứng transester hóa dầu mỡ với rượu mạch ngắn. Rượu mạch ngắn
thường sử dụng đó là methanol và ethanol. Phản ứng transester hóa có thể được
tiến hành trong điều kiện có xúc tác (kiềm, acid, enzyme), hoặc trong điều kiện
không có xúc tác (transester hóa với methanol siêu tới hạn). Mỗi phương pháp đều
có ưu nhược điểm riêng mà tùy theo nguồn nguyên liệu người ta sẽ chọn phương
pháp xúc tác cho thích hợp. Ngoài ra, còn có thể kết hợp các phương pháp xúc tác
để đạt được hiệu quả phản ứng là cao nhất. Ứng với mỗi phương pháp xúc tác có
một quy trình sản xuất được thiết kế cụ thể. Và đa số các quy trình đều tận dụng
tốt việc thu hồi các sản phẩm phụ có giá trị như glycerol.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước:


[1]. Nguyễn Hồng Thanh, Nguyễn Trần Tú Nguyên, Nguyễn Thị Phương Thoa,
2009. Điều chế biodiesel từ mỡ cá basa bằng phương pháp hóa siêu âm. Tạp chí
phát triển KH&CN, 12:51-61
Tài liệu nước ngoài:
[2]. Abelson PH., 1995. Renewable liquid fuels. Science, 268:955.
[3]. Ahouissoussi NBC., Wetzstein ME., 1998. A comparative cost analysis of
biodiesel, compressed natural gas, methanol and diesel for transit bus systems.
Resource and Energy Economics, 20:1–15
[4]. Alencar JW., Alves PB., Craveiro AA., 1983. Pyrolysis of tropical vegetable
oils. J. Agric. Food Chem., 31:1268-1270
[5]. Ali Y., Hanna MA., Cuppett SL., 1995. Fuel properties of tallow and soybean
oil esters. J. Am. Oil. Chem. Soc., 72:1557–64
[6]. Al-Widyan MI., Al-Shyoukh AO., 2002. Experimental evaluation of the
transesterification of waste palm oil into biodiesel. Bioresour Technol, 85:253–6
[7]. Al-Zuhair S., Ling FW., Jun LS., 2007. Proposed kinetic mechanism of the
production of biodiesel from palm oil using lipase. Process Biochemistry, 42:951-
960
[8]. Al-Zuhair S., Almenhali A., Hamad I., Alshehhi M., Alsuwaidi N., Mohamed
S., 2010. Enzymatic production of biodiesel from used/waste vegetable oils:
Design of a pilot plant. Renewable Energy, doi:10.1016/j.renene.2010.05.010
[9]. Anonymous, 2006. Biodiesel Handling and Use Guidelines. U.S. Department
of Energy
[10]. Arruda LF., Borghesi R., Oetterer M., 2007. Use fish waste as silage – a
review. Braz Arch Biol Technol, 50(5):879–86

19

You might also like