Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BÁO CÁO PHÂN TÍCH HPG

I. Khái quát doanh nghiệp


1.Tổng quan
 Tập đoàn Hoà Phát là doanh nghiệp sản xuất hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu là
công ty buôn bán máy móc sản xuất Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại
máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như
Nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp.
 Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam
 Mã chứng khoán: HPG.
 Sàn niêm yết: HSX (HOSE)
 Số lượng cổ phiếu lưu hành: 5.814.785.700
 Ngành nghề kinh doanh:
1. Sản xuất thép xây dựng, thép cuộn cán nóng;
2. Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép;
3. Sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn lợp, tôn mạ kẽm, tôn mạ lạnh, tôn mạ màu;
4. Sản xuất ống thép không mạ và có mạ;
5. Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu;
6. Luyện gang, thép; Đức gang, sắt, thép;
7. Sản xuất và bán buôn than cốc;
8. Khai thác quặng kim loại; Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu;
9. Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện lạnh,
điện dân dụng, điều hòa không khí;
10. Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị;
11. Đầu tư, kinh doanh bất động sản;
12. Sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, chăn nuôi gia súc, chế biến
thịt và các sản phẩm từ thịt, trứng gà,…;
13. Vận tải đường thủy nội địa, ven biển, viễn dương;
14. Sản xuất, buôn bán container
Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập
đoàn. Với công suất 8.5 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép
lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
2. Mô hình tổ chức và cơ cấu cổ đông
Mô hình tổ chức
TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
TỔNG CÔNG TY GANG THÉP
 Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP
Yên(Sản xuất sắt, thép, gang; bán buôn kim  Công ty TNHH Thức ăn chăn
loại ,quặng kim loại.) nuôi Hòa Phát Hưng Yên (Sản
 Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương xuất, buôn bán thức ăn và nguyên
(Sản xuất thép, gang, khai thác quặng sắt,
liệu làm thức ăn gia súc, gia cầm
khai thác,thu gom than non; bán buôn kim
và thủy sản.)
loại, quặng kim loại; sản xuất, mua bán than
 Công ty CP Phát triển Chăn nuôi
cốc)
Hòa Phát( Chăn nuôi, cung cấp
 Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất
(Sản xuất sắt, thép, gang; sản xuất truyền tải heo giống, heo thịt)
phân phối điện; bán buôn nhiên liệu rắn,  Công ty TNHH Thương mại Hòa
lỏng, khí các sản phẩm liên quan; vận tải Phát(Chăn nuôi trâu, bò; hoạt
hàng hóa ven biển, viễn dương, vận tải hàng động dịch vụ trồng trọt, chăn
hóa đường thủy nội địa…) nuôi
TỔNG và sau
CÔNG TYthu
SẢNhoạch.)
PHẨM THÉP
 Công ty CP Đầu tư Khoáng sản An  Công ty TNHH Gia cầm Hòa
Thông (Thăm dò, khai thác, tuyển luyện,  Công tyChăn
Phát( TNHHnuôiỐnggia
thép Hòa Phát
cầm)
chế biến, xuất nhập khẩu khoáng sản nói (Sản xuất và kinh doanh thương mại
chung chủ yếu là quặng sắt) ống thép)
 Công ty CP Vận tải Biển Hòa Phát (Vận  Công ty TNHH Tôn Hòa Phát (Sản
tải hàng hóa ven biển, đường thủy nội địa và xuất tấm lợp bằng thép mạ kẽm,
viễn dương) hợp kim nhôm mạ kẽm, phủ sơn
 Công ty CP Đầu tư nước ngoài Hòa và mạ các loại hợp kim khác; sản
Phát(Khai thác quặng sắt, khai thác kim loại xuất sắt, thép, gang)
khác không chứa sắt, sản xuất kim loại màu  Công ty TNHH Chế tạo kim loại
và kim loại quý.) Hòa Phát Công ty CP Sản xuất
Container Hòa Phát (Sản xuất thùng,
bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng
kim loại.)
TỔNG CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN
(Kinh doanh bất động sản, quyền sử
dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê.)
 Công ty CP Xây dựng & Phát triển
Đô thị Hòa Phát
 Công ty CP Bất động sản Hòa Phát
Hà Nội
 Công ty CP Bất động sản Hòa Phát
Sài Gòn

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN MÁY GIA


DỤNG (Sản xuất và kinh doanh thương
Chi phí đầu vào, quy trình sản xuất thép, sản phẩm đầu ra

Hiện nay có hai công nghệ sản xuất thép chính là BOF và EAF tuy nhiên HPG chủ yếu
sử dụng lò thổi oxy (BOF) để sản xuất thép ( Nhà máy Hải Dương, Dung Quất) giúp
doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh về chất lượng và chi phí.

ĐẦU VÀO

Để sản xuất một tấn thép thô, lò BOF cần 1,700kg quặng sắt, 780kg than cốc, 270kg
đá vôi và 125kg thép phế. Do vậy với công suất 8.5 triệu tấn thép thô hiện tại, Hòa
Phát sẽ phải nhập gần 14 triệu tấn quặng/ năm (20 triệu tấn/ năm khi Dung Quất 2 vận
hành vào 2024) và 7 triệu tấn than luyện cốc.

 Quặng sắt ( chiếm ~ 30% chi phí)


HPG đang sử dụng quặng sắt Fe 62% trong đó 70% được nhập khẩu vì vậy pahir chịu
ảnh hưởng từ giá quăng sắt trên thế giới còn 30 % doanh nghiệp có thể chủ động từ
việc mua lại mỏ quặng sắt trữ lượng 320 triệu tấn ở Úc, với công suất khai thác 4 triệu
tấn/năm.
 Than cốc (~40% chi phí)

HPG chủ yếu nhập khẩu than của Úc và New Zealand do nguồn cung trong nước
không phù hợp với nhu cầu luyện kim.

 Thép phế (~10% chi phí)


Chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật, Châu Âu

Như vậy nguyên vật liệu đầu vào của HPG chủ yếu được nhập khẩu, do đó yếu tố tyur
giá ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

ĐẦU RA

 Thép xây dựng


KẾT QUẢ KINH DOANH

Doanh thu của HPG bắt đầu tăng mạnh từ Q4/19 khi lò cao đầu tiên của Dung Quất
bắt đầu đi vào hoạt động. Đến 2021 khi tổ hợp Dung Quất hoạt động hết công suất
cùng với giá thép đạt đỉnh do nhu cầu thế giới phục hồi khi các ngành công nhiệp hoạt
động trở lại và các biện pháp covid được nới lỏng, cùng với đó là nguồn cung bị gián
đoạn. HPG giai đoạn này có kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng Lũy kế 9 tháng
đầu năm 2021, HPG ghi nhận doanh thu hơn 105.800 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế
27.100 tỉ đồng, lần lượt tăng hơn 60% và 200% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận
sau thuế 9 tháng vượt 45% kế hoạch năm.
Tuy nhiên đến đầu Q2-2022 doanh thu của HPG bắt đầu sụt giảm mạnh. Năm 2022-
năm khó khăn của ngành thép, kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn khi lạm phát tăng
cao, các ngành công nghiệp sử dụng thép ghi nhận tăng trưởng chậm lại. Trong khi đó,
giá nguyên liệu sản xuất thép lại tăng cao, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cùng với nhu
cầu thép sụt giảm đã kéo theo lượng sản xuất thép thô cũng như lượng thép thành
phẩm các loại liên tục giảm so với cùng kỳ năm 2021. Đây là nguyên nhân đãn đến
việc HPG chịu khoản lỗ lớn trong Q3,4-2022 khiến HPG phải đóng một số lò cao

Nguồn: HPG

Việc giá của than cốc và quặng sắt hạ nhiệt thúc đẩy doanh thu của HPG hồi phục trở
lại trong 3 quý đầu năm 2023. Q3-2023, doanh thu hợp nhất Hòa Phát đạt 28.766 tỷ
đồng, giảm 5.674 tỷ đồng, tương ứng giảm 16% so với Q3-2022 là 34.440 tỷ đồng.
Biên LN gộp Q3/23 được cải thiện lên 12,6% (+10% đ) nhờ giá than cốc giảm đáng kể
(-35% svck). Lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 2.000 tỷ đồng, tăng 3.786 tỷ đồng so với
Q3-2022 và tăng 553 tỷ đồng tương ứng tăng 40% so với Q2-2023. giá bán trung bình
giảm xuống còn 14,6 triệu đồng (603 USD)/tấn đối với thép xây dựng (-6% svck) và
620 USD đối với HRC (-8% svck).

Q3-2023, tổng thép thô Hòa Phát được tiêu thụ là 1,92 triệu tấn, tăng 27% so với quý
trước. Tiêu thụ thép thô của Tập đoàn có xu hướng tăng dần qua từng tháng, tính đến
hết 9 tháng đầu năm 2023, tiêu thụ thép thô đã đạt 4,85 triệu tấn.

Bức tranh tiêu thụ của thị trường Việt Nam ghi nhận một số điểm sáng khi sản lượng
thép xây dựng và thép cuộn cán nóng đều tăng so với quý trước liền kề. Tín hiệu lạc
quan này đến từ những chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông. Tổng tiêu
thụ thép xây dựng của thị trường Việt Nam nhờ vậy đã được cải thiện 9% từ hơn 2,4
triệu tấn trong Q2-2023 lên hơn 2,6 triệu tấn trong Q3-2023. Trong đó sản lượng bán
thép xây dựng của Hòa Phát tăng 17% từ hơn 780 nghìn tấn lên hơn 920 nghìn tấn.

Tiêu thụ thép cuộn cán nóng (HRC) của Tập đoàn cũng đã tăng mạnh từ Q2 và tiếp tục
nhỉnh hơn trong Q3 này, đạt mức 766 nghìn tấn, cao nhất trong vòng 6 quý trở lại đây
và vượt 25% sản lượng HRC cùng kỳ năm 2022. Sản lượng ống thép và tôn bán ra đạt
lần lượt 164 và 65 nghìn tấn

(nguồn HPG)
Hòa Phát vẫn giữ vị trí dẫn đầu thị trường thép nội địa với thị phần 33% về thép xây
dựng và 27% đối với ống thép. Về xuất khẩu, HPG bắt đầu đẩy mạnh khi tiêu thụ
trong nước gặp khó khăn, thị trường tiêu thụ nước ngoài của Tập đoàn tiếp tục được
phát triển đa dạng hơn khi tỷ trọng tổng sản lượng thép xây dựng và HRC xuất khẩu
duy trì đà tăng từ 32% quý trước lên 37% trong quý này.

Cơ cấu tài sản của HPG không có sự biến động nhiều so với các quý trước trong
đó tài sản dài hạn là 55% và ngắn hạn là 45%, 2 khoản mục chiếm cơ cấu lớn nhất vẫn
là hàng tồn kho (19,32%) và tài sản cố định (41,95%),
Trong năm nay, HPG đã tập trung quán trị nhăm duy trì hàng tồn kho ở mức tối ưu.
Khoản mục này trong quý 3 của HPG ghi nhận hơn 33,5 nghìn tỷ, thấp so với mức
trung bình giai đoạn 2021-2022. Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng thấp
hơn tương đổi so với các doanh nghiệp cùng ngành ở mức 3,06 lần. Việc duy trì hàng
tồn kho ở mức thấpcũng như tối ưu hóa vòng quay hàng tồn kho sẽ giúp Hoà Phát
kiễm soát tổt chi phí trong hoạt động sản xuất. HPG cũng đang giữ lượng tiền và
tương đương tiên lớn với tý lệ Tiền/ Tổng tài sản ở mức khá cao 17%.
Tỷ lệ Nợ vay/ Tổng tài sản của HPG có xu hướng giảm dần và ghi nhận mức
33,4% trong quý 3. Nợ vay của doanh nghiệp phần lớn là ngắn hạn, ghi nhận 49.2378
tỷ , tương đương 28,4 tổng nguồn vốn. Tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản
đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 29.653 tỷ, tuy nhiên các khoản vay là 57.982 tỷ( bao gồm
cả các khoản vay ngắn hạn và dài hạn) do doanh nghiệp tận dụng được lãi vay thấp và
lãi suất cao khi gửi ngân hàng, cho thấy doanh nghiệp có sức khoẻ tài chính khá tốt.

KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI


Cuối tháng 8/2023, dự án Dung Quất 2 đã triển khai được khoảng 35% tiến độ khối
lượng công việc. Dự án này tại đã hoàn thành nền móng để xây dựng các lò thổi oxy
(BOF), tiến độ giải phóng mặt bằng đạt 90%. Việc xây dựng đang được triển khai theo
đúng tiến độ với chi phí vốn đầu tư đạt 30% kế hoạch.
Dự án Dung Quất 2 có công suất 5,6 triệu tấn/năm, qua đó nâng tổng công suất thép
thô của Hòa Phát lên hơn 14 triệu tấn/năm
Theo dự kiến, dự án Dung Quất 2 sẽ hoàn thành vào quý 1/2025 với công suất 1,5 triệu
tấn/năm cho giai đoạn 1. Tổng công suất thiết kế của dự án này là 5,6 triệu tấn/năm,
bao gồm 4.6 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC và 1 triệu tấn thép đặc biệt.
Hòa Phát sẽ mất khoảng 3 năm để công suất của Dung Quất 2 được vận hành đạt mức
tối đa, qua đó nâng công suất thép thô của nhà sản xuất này lên hơn 14 triệu tấn/năm.
Mới đây, Hòa Phát đã mở lại lò cao cuối cùng tại Dung Quất, với công suất năm là 1,4
triệu tấn vào đầu tháng 7/2023. Đồng thời, lò cao số 3 tại Khu liên hợp gang thép Hòa
Phát Hải Dương cũng đã tạm dừng sản xuất theo kế hoạch từ đầu năm để bảo trì và
nâng cấp.
Hiện Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Hải Dương có 3 lò với tổng công suất là 2,5
triệu tấn/năm. Trong đó, lò cao số 3 có công suất 1,2 triệu tấn/năm (tương đương 14%
tổng công suất) sẽ được tạm dừng trong vòng 3 tháng, dự kiến đến hết năm 2023.

You might also like