Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM


LÝ THUYẾT TRƯỜNG ĐIỆN TỪ – EE2031
TỪ TRƯỜNG TĨNH

Họ và tên: ………………..
MSSV: ………………
Lớp - khóa: ……………..

Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU......................................................................................................................4
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC BÀI THÍ NGHIỆM...................................................5
QUAN HỆ GIỮA LỰC TỪ VÀ DÒNG ĐIỆN...............................................................5
BÀI 1. QUAN HỆ GIỮA LỰC TỪ VÀ DÒNG ĐIỆN...................................................6
MỤC TIÊU..................................................................................................................................6
Khi hoàn thành xong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ hiểu quan hệ tuyến tính giữa lực từ và
dòng điện một chiều....................................................................................................................6
THIẾT BỊ CẦN THIẾT............................................................................................................6
Bộ cân dòng cơ bản...............................................................................................................................6
Các thiết bị phụ trợ................................................................................................................................6
TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM.............................................................................................7
CÂU HỎI ÔN TẬP...............................................................................................................................8

BÀI 2. QUAN HỆ GIỮA LỰC TỪ VÀ CHIỀU DÀI CỦA DÂY DẪN MANG
DÒNG ĐIỆN......................................................................................................................9
MỤC TIÊU..................................................................................................................................9
Khi hoàn thành xong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ hiểu quan hệ tuyến tính giữa lực từ và
chiều dài của dây dẫn mang dòng điện........................................................................................9
THIẾT BỊ CẦN THIẾT............................................................................................................9
Bộ cân dòng cơ bản...............................................................................................................................9
Các thiết bị phụ trợ................................................................................................................................9
TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM...........................................................................................10
CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................................................11

BÀI 3. QUAN HỆ GIỮA LỰC TỪ VÀ TỪ TRƯỜNG...............................................12


MỤC TIÊU................................................................................................................................12
Khi hoàn thành xong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ hiểu quan hệ tuyến tính giữa lực từ và từ
trường........................................................................................................................................12
THIẾT BỊ CẦN THIẾT..........................................................................................................12
Bộ cân dòng cơ bản.............................................................................................................................12
Các thiết bị phụ trợ..............................................................................................................................12
TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM...........................................................................................13
CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................................................14

BÀI 4. QUAN HỆ GIỮA LỰC TỪ VÀ GÓC...............................................................15


MỤC TIÊU................................................................................................................................15
Khi hoàn thành xong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ hiểu quan hệ tuyến tính giữa lực từ và
góc giữa từ trường và dây dẫn...................................................................................................15
THIẾT BỊ CẦN THIẾT..........................................................................................................15
Bộ cân dòng cơ bản.............................................................................................................................15
Các thiết bị phụ trợ..............................................................................................................................15
TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM...........................................................................................16
CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................................................17

PHỤ LỤC I. ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN CHI TIẾT.....................................................18


GIỚI THIỆU

Tài liệu hướng dẫn thí nghiệmnày trình bày chi tiết các khái niệm cơ bản, thực
hành, bài tập,câu hỏi ôn tập và các bước tiến hành thí nghiệmvề lực tương tác của từ
trường tĩnh. Các bài thí nghiệmcung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng vững chắc
về lực của từ trường tĩnh.

Sinh viên cần chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn điện, nội quy phòng
thí nghiệm và hướng dẫn của cán bộ phụ trách trong suốt quá trình làm thí nghiệm tại
phòng thí nghiệm. Sinh viên được yêu cầuxem lại và nắm vững phần lý thuyết cơ bản và
hoàn thành các câu hỏi kiểm tra trước khi thực hiện thí nghiệm; thực hiện đầy đủ và tuân
thủ các bước tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, ghi lại đầy đủ các kết quả thực
nghiệm, và trả lời đầy đủ các câu hỏi ôn tập sau khi làm thực nghiệm.
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC BÀI THÍ NGHIỆM

- Tên học phần: Trường điện từ


- Mã học phần: EE2031
- Cấu trúc học phần: 3(3-0-1-6)
- Khối lượng thí nghiệm: 1 tín chỉ (thời lượng 15 tiết/học kỳ)
- Số bài thí nghiệm: 4 bài
TT Nội dung Chuẩn đầu Bài đánh Thời Địa điểm
ra HP giá lượng
Bài 1 M1, M1.1 A3 3
Quan hệ giữa lực từ và dòng điện
tiết

Bài 2 Quan hệ giữa lực từ và chiều dài M2.1 A3 1.5


dây dẫn tiết
M2.1.1

M2.1.2
Bài 3 Quan hệ giữa lực từ và từ trường M2.1 A3 1.5
M2.3 tiết
M3
Bài 4 Quan hệ giữa lực từ và góc giữa M2.1 A3 3
từ trường và dây dẫn M2.2 tiết
M2.3
M3
Chú ý:Nội dung từng bài thí nghiệm phải đóng góp vào chuẩn đầu ra tương ứng của cả học phần.
Chuẩn đầu ra, bài đánh giá được định nghĩa và mô tả chi tiết trong Đề cương học phần đã xây dựng
(như ở PHỤ LỤC I)
BÀI 1. QUAN HỆ GIỮA LỰC TỪ VÀ DÒNG ĐIỆN
MỤC TIÊU
Khi hoàn thành xong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ hiểu quan hệ tuyến tính giữa lực từ
và dòng điện một chiều.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA
Một dây dẫn mang dòng điện và một từ trường có lực tương tác lẫn nhau. Nếu sợi dây
thẳng và từ trường đều thì lực từ này được tính theo tích hữu hướng:
Fm = ILB
trong đó I [A] là cường độ dòng điện một chiều chảy trong dây dẫn L[m], B [Wb/m2] là
cường độ từ cảm (hay còn gọi là cảm ứng từ). Độ lớn của lực này được tính theo:
Fm = ILBsinθ
với θ là góc nhỏ hơn giữa từ trường và dây dẫn. Như vậy lực từ tỉ lệ thuận với dòng điện.
THIẾT BỊ CẦN THIẾT
Bộ cân dòng cơ bản
Bộ này (Hình 1) gồm có:

- Khối thiết bị chính

- Sáu vòng dây

- Khối nam châm với sáu nam châm

Hình 1

Các thiết bị phụ trợ


- Nguồn một chiều có khả năng cấp dòng tới 5A.

- Ămpe kế một chiều có thể đo dòng tới 5A.

- Cân có khả năng đo lực với độ chính xác lên tới 0,01g khối lượng tương đương.
TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

- Lắp đặt và bố trí thiết bị như Hình 2.

Hình 2
Bước 1: Xác định khối lượng của bộ đỡ nam châm và nam châm khi không có dòng
điện. Ghi kết quả vào cột Khối lượng trong Bảng 1.

Bước 2: Tăng dòng điện lên 0,5 A. Xác định khối lượng mới của tổ hợp nam châm –
bộ đỡ. Ghi kết quả vào cột Khối lượng trong Bảng 1.

Bước 3: Trừ khối lượng của tổ hợp khi có dòng với khối lượng của tổ hợp khi không
có dòng. Ghi kết quả vào cột Lực trong Bảng 1.

Bước 4: Tăng dòng từ 0,5 A lên tối đa 5 A, mỗi lần có dòng điện mới thì thức hiện
các bước từ 2 – 3.

Bảng 1
Dòng (A) Khối lượng (g) Lực (g) Dòng (A) Khối lượng (g) Lực (g)
0,0 3,0
0,5 3,5
1,0 4,0
1,5 4,5
2,0 5,0
2,5

XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Vẽ đồ thị với trục hoành là dòng điện, trục tung là lực.


- Kiểm tra độ tuyến tính của đồ thị.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Chiều của lực có phụ thuộc chiều của dòng điện không?
2. Tại sao lực lại tỉ lệ thuận với dòng điện?
BÀI 2. QUAN HỆ GIỮA LỰC TỪ VÀ CHIỀU DÀI CỦA DÂY
DẪN MANG DÒNG ĐIỆN
MỤC TIÊU
Khi hoàn thành xong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ hiểu quan hệ tuyến tính giữa lực từ
và chiều dài của dây dẫn mang dòng điện.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA
Một dây dẫn mang dòng điện và một từ trường có lực tương tác lẫn nhau. Nếu sợi dây
thẳng và từ trường đều thì lực từ này được tính theo tích hữu hướng:
Fm = ILB
trong đó I [A] là cường độ dòng điện một chiều chảy trong dây dẫn L[m], B [Wb/m2] là
cường độ từ cảm (hay còn gọi là cảm ứng từ). Độ lớn của lực này được tính theo:
Fm = ILBsinθ
với θ là góc nhỏ hơn giữa từ trường và dây dẫn. Như vậy lực từ tỉ lệ thuận với chiều dài
sợi dây mang dòng điện.
THIẾT BỊ CẦN THIẾT
Bộ cân dòng cơ bản
Bộ này (Hình 1) gồm có:

- Khối thiết bị chính

- Sáu vòng dây

- Khối nam châm với sáu nam châm

Hình 1

Các thiết bị phụ trợ


- Nguồn một chiều có khả năng cấp dòng tới 5A.

- Ămpe kế một chiều có thể đo dòng tới 5A.


- Cân có khả năng đo lực với độ chính xác lên tới 0,01g khối lượng tương đương.

TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

- Lắp đặt và bố trí thiết bị như Hình 2.

Hình 2
Bước 1: Xác định chiều dài của lá dây dẫn. Ghi kết quả vào cột Chiều dài trong Bảng
2.

Bước 2: Khi không có dòng điện,xác định khối lượng của tổ hợp nam châm – bộ đỡ.
Ghi kết quả vào góc trên bên trái Bảng 2.

Bước 3: Tăng dòng điện lên 2 A. Xác định khối lượng mới của tổ hợp nam châm – bộ
đỡ. Ghi giá trị này vào cột “Khối lượng” của Bảng 2.

Bước 4: Trừ khối lượng của tổ hợp khi có dòng với khối lượng của tổ hợp khi không
có dòng. Ghi kết quả vào cột Lực trong Bảng 2.

Bước 5: Tắt dòng điện.Thay lá dây dẫn khác. Lặp lại các bước từ 1 – 4.

Khối lượng khi I = 0: ……………………Bảng 2


Chiều dài Khối lượng (g) Lực (g) Chiều dài Khối lượng (g) Lực (g)
(mm) (mm)
XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Vẽ đồ thị với trục hoành là chiều dài, trục tung là lực.


- Kiểm tra độ tuyến tính của đồ thị.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Chiều của lực có phụ thuộc độ rộng của dây dẫn không?
2. Tại sao lực lại tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn?
BÀI 3. QUAN HỆ GIỮA LỰC TỪ VÀ TỪ TRƯỜNG
MỤC TIÊU
Khi hoàn thành xong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ hiểu quan hệ tuyến tính giữa lực từ
và từ trường.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA
Một dây dẫn mang dòng điện và một từ trường có lực tương tác lẫn nhau. Nếu sợi dây
thẳng và từ trường đều thì lực từ này được tính theo tích hữu hướng:
Fm = ILB
trong đó I [A] là cường độ dòng điện một chiều chảy trong dây dẫn L[m], B [Wb/m2] là
cường độ từ cảm (hay còn gọi là cảm ứng từ). Độ lớn của lực này được tính theo:
Fm = ILBsinθ
với θ là góc nhỏ hơn giữa từ trường và dây dẫn. Như vậy lực từ tỉ lệ thuận với cường độ
từ cảm.
THIẾT BỊ CẦN THIẾT
Bộ cân dòng cơ bản
Bộ này (Hình 1) gồm có:

- Khối thiết bị chính

- Sáu vòng dây

- Khối nam châm với sáu nam châm

Hình 1

Các thiết bị phụ trợ


- Nguồn một chiều có khả năng cấp dòng tới 5A.

- Ămpe kế một chiều có thể đo dòng tới 5A.

- Cân có khả năng đo lực với độ chính xác lên tới 0,01g khối lượng tương đương.
TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

- Lắp đặt và bố trí thiết bị như Hình 2.

Hình 2
Bước 1: Đặt một thanh nam châm vào giữa giá kẹp.

Bước 2: Khi không có dòng điện, xác định khối lượng của tổ hợp nam châm – bộ đỡ.
Ghi kết quả vào cột thứ hai dưới “Khối lượng” ở Bảng 3.

Bước 3: Tăng dòng điện lên 2 A. Xác định khối lượng mới của tổ hợp nam châm – bộ
đỡ. Ghi giá trị này vào cột thứ hai dưới “Khối lượng” của Bảng 3.

Bước 4: Trừ khối lượng của tổ hợp khi có dòng với khối lượng của tổ hợp khi không
có dòng. Ghi kết quả vào cột Lực trong Bảng 3.

Bước 5: Thêm nam châm, mỗi lần thêm một thanh (chú ý đặt cực bắc của các thanh
nam châm ở cùng một phía của tổ hợp nam châm – bộ đỡ). Lặp lại các bước từ 2 – 4.

Bảng 3
Khối lượng (g) Khối lượng (g)
Số thanh I=0 I≠0 Lực (g) Số thanh I=0 I≠0 Lực (g)
nam châm nam châm
1 4
2 5
3 76

XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Vẽ đồ thị với trục hoành là số lượng nam châm, trục tung là lực.
- Kiểm tra độ tuyến tính của đồ thị.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Độ lớn của lực có phụ thuộc cực của các nam châm không?
2. Tại sao lực lại tỉ lệ thuận với số lượng nam châm?
BÀI 4. QUAN HỆ GIỮA LỰC TỪ VÀ GÓC
MỤC TIÊU
Khi hoàn thành xong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ hiểu quan hệ tuyến tính giữa lực từ
và gócgiữa từ trường và dây dẫn.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA
Một dây dẫn mang dòng điện và một từ trường có lực tương tác lẫn nhau. Nếu sợi dây
thẳng và từ trường đều thì lực từ này được tính theo tích hữu hướng:
Fm = ILB
trong đó I [A] là cường độ dòng điện một chiều chảy trong dây dẫn L[m], B [Wb/m2] là
cường độ từ cảm (hay còn gọi là cảm ứng từ). Độ lớn của lực này được tính theo:
Fm = ILBsinθ
với θ là góc nhỏ hơn giữa từ trường và dây dẫn. Như vậy lực từ tỉ lệ thuận với góc giữa
từ trường và dây dẫn.
THIẾT BỊ CẦN THIẾT
Bộ cân dòng cơ bản
Bộ này (Hình 1) gồm có:

- Khối thiết bị chính

- Sáu vòng dây

- Khối nam châm với sáu nam châm

Hình 1

Các thiết bị phụ trợ


- Nguồn một chiều có khả năng cấp dòng tới 5A.

- Ămpe kế một chiều có thể đo dòng tới 5A.

- Cân có khả năng đo lực với độ chính xác lên tới 0,01g khối lượng tương đương.
TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

- Lắp đặt và bố trí thiết bị như Hình 2.

Hình 2

Bước 1: Khi không có dòng điện, xác định khối lượng của tổ hợp nam châm – bộ đỡ.
Ghi kết quả vào Bảng 4.

Bước 2: Đặt cuộn dây song song với từ trường. Lúc này coi góc là 0o. Tăng dòng điện
lên 1 A. Xác định khối lượng mới của tổ hợp nam châm – bộ đỡ. Ghi giá trị thu được
vào cột Khối lượng trong Bảng 4.

Bước 3: Trừ khối lượng của tổ hợp khi có dòng với khối lượng của tổ hợp khi không
có dòng. Ghi kết quả vào cột Lực trong Bảng 3.

Bước 4: Tăng góc mỗi lần lên 5o cho đến khi đạt 90o. Sau đó giảm góc mỗi lần 5o cho
đến khi đạt – 90o. Lặp lại các bước từ 2 – 3.

Bảng 4 Khối lượng khi I = 0:


Góc (o) Khối lượng (g) Lực (g)
0
5
10

XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Vẽ đồ thị với trục hoành là góc, trục tung là lực.


- Kiểm tra độ tuyến tính của đồ thị.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Với góc nào thì lực lớn nhất?


2. Với góc nào thì lực nhỏ nhất?

You might also like