Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

MỘT SỐ DẪN CHỨNG HAY CHO ĐOẠN VĂN NLXH

1. NGUYỄN THỊ OANH – CÔ GÁI VÀNG CỦA ĐIỀN KINH VIỆT NAM
Sinh ra và lớn lên ở thôn Nhuần - một làng quê bình dị thuộc xã Mỹ Hà, Lạng Giang, Bắc
Giang, cô bé Oanh hằng ngày đến trường và cùng bố mẹ, chị em làm mọi việc nhà, việc
đồng áng ngoài giờ học như bao bạn bè cùng trang lứa khác. Thuở nhỏ, chạy bộ cùng
chúng bạn trên đường làng, đường tới trường rồi vì ham thích và được các thầy cô khích
lệ, sau này cô tham gia một số giải của trường, của huyện.
Bản thân Oanh và người thân của cô không ngờ có ngày cô gái thôn quê bé nhỏ sinh năm 1995,
chiều cao khiêm tốn 1,53 m lại trở thành “Cô gái vàng”, “Nữ hoàng điền kinh Việt Nam”, giành
những chiến thắng vang dội trên đấu trường thể thao trong nước, khu vực và châu lục, trở thành
người nổi tiếng.
Thầy giáo Nguyễn Thành Vinh, nguyên giáo viên dạy môn Thể dục, Trường THCS Tiên Lục
(Lạng Giang) - người từng có thời gian dài kèm cặp, huấn luyện Oanh trong đội tuyển điền kinh
của huyện cho hay, chỉ có tố chất thôi chưa đủ, bởi áp lực và cường độ luyện tập đối với VĐV
điền kinh quá lớn. Riêng Oanh dù vóc dáng nhỏ bé nhưng lúc nào cũng kiên trì nỗ lực hết mình
để đạt mục tiêu.
Với 4 Huy chương Vàng (HCV) tại SEA Games 32, Nguyễn Thị Oanh gây kinh ngạc
cho giới chuyên môn và người hâm mộ thể thao
2. PHẠM QUANG LINH

Đến nay có hàng triệu người Việt biết đến và yêu quý gọi anh là “Người hùng châu Phi”, anh
cảm thấy thế nào?
Khi sang đây, tôi chỉ nghĩ là đi lao động kiếm tiền gửi về cho gia đình, nhưng cơ duyên đã đưa
tôi đến với việc thiện nguyện này. Lúc đầu, tôi chỉ quay clip cuộc sống ở châu Phi đưa lên mạng
cho vui, để lưu lại kỷ niệm; nhưng sau 7 - 8 tháng, có những người quan tâm. Sau đó, cộng đồng
mạng biết đến nhiều hơn; từ đó đã mang lại một nguồn thu nhập lớn để chúng tôi có kinh phí làm
những dự án thiện nguyện lớn, cho nhiều bản làng ở đây.
Tôi cảm thấy vui khi mình lan tỏa được những điều tốt đẹp cho xã hội. Tôi luôn tự nhủ rằng
muốn làm điều tốt đẹp, phải xuất phát từ cái tâm. Đó không phải là công việc. Cứ cho đi thì sẽ
được nhận lại. Tôi đã được mọi người yêu quý, và không đau ốm bệnh tật gì cả (cười).
Kể từ khi nổi tiếng, tên tuổi của tôi nhận được không ít sự quan tâm của bà con ở quê nhà Nghệ
An. Đợt vừa rồi, tôi về theo mẹ đi sắm tết, cả chợ “bùng lên” rồi chạy đến ôm, hôn. Mấy cô bán
cá đang bán hàng cũng chạy đến ôm... Tôi thực sự rất xúc động. Mọi người yêu quý mình rất
nhiều!
3. Dự án “Nuôi em vùng cao”

Sau khi xem MV Nấu ăn cho em của Đen Vâu, nhiều người đã tham gia vào dự án "Nuôi
Em” để giúp các em nhỏ vùng cao có những bữa no, vững tâm đến trường.
Là MV thứ 16 lọt top 1 trending YouTube Việt Nam của Đen Vâu, Nấu ăn cho em là một bản
nhạc chữa lành, truyền thông điệp nhân văn đến người trẻ. Những hình ảnh Đen Vâu chuẩn bị
bữa ăn và nụ cười hạnh phúc của những em nhỏ vùng cao khi được ăn ngon đã khiến cho nhiều
người không khỏi xúc động.
Từ hiệu ứng của MV này, nhiều bạn trẻ đã đăng ký “Nuôi Em” - một dự án giúp trẻ em vùng cao
có được những bữa ăn no để vững tâm đến trường.
Chia sẻ lên trang cá nhân của mình, Đen Vâu chia sẻ: “Rõ ràng MV nhiều nụ cười như thế sao
nhiều bạn bình luận là xem rơi nước mắt thế nhỉ?. Báo với cả nhà một tin vui, anh Hoàng Hoa
Trung chủ nhiệm nhóm “Nuôi Em” mới nhắn tin bảo là hôm nay nhờ mọi người lan toả nên đã
có hơn 1000 em nhỏ được nhận nuôi. Cảm ơn cả nhà mình nhiều !!!”.
Chạm vào trái tim của nhiều người
Sau khi xem MV của Đen Vâu, Hoàng Anh Vũ (quê quán Gia Lai) hiện đang là du học sinh tại
Trường ĐH Yeungnam, Hàn Quốc đã tìm hiểu về dự án “Nuôi Em”: “Mình thấy đây thật sự là
một chương trình thực tế, ý nghĩa và tử tế. “Nuôi Em” là một cơ hội để những người trẻ như
mình có khả năng góp một phần sức nhỏ chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, tạo điều
kiện cho các em nhỏ ở những nơi còn nhiều khó khăn. Bọn mình có thể bớt chút tiền ăn vặt, tiền
quần áo là có thể đủ cho các bé ăn 1 năm rồi, vì vậy đây thật sự là một chương trình rất tuyệt
vời”.
400 triệu chưa phải con số cuối
Đen Vâu: Tôi bình thường, ngại nghe khen tử tế

Đen Vâu cho biết doanh thu thực tế là số tiền nhận được sau khi đã đóng thuế, trừ chi phí cho
các đối tác và các bên liên quan tới việc phát hành nhạc.
Anh viết: "Đây là con số minh bạch được thể hiện cụ thể trên giấy tờ hợp pháp của nhiều đơn vị
quản lý chứ không mập mờ. Thực tế là số tiền này mới chỉ được tính toán trên giấy tờ, team Đen
Vâu sẽ ứng ra trước để gửi xây trường cho kịp năm học".
Ngoài doanh thu từ YouTube, bài hát Nấu ăn cho em còn doanh thu từ các nền tảng streaming
khác.
Do số liệu nhận về theo quý, Đen Vâu chưa có báo cáo về các nguồn doanh thu này. Anh hứa sẽ
tiếp tục cập nhật khi có số liệu cụ thể.
Đen Vâu: "Chữ tử tế vĩ đại lắm, mình chưa đủ sức"
Công bố thông tin làm từ thiện, Đen Vâu nhắn nhủ khán giả: "Xin cả nhà mình đừng tôn vinh
việc làm này như một cái gì đó lớn lao. Chữ tử tế nó vĩ đại lắm, mình chưa đủ sức để đeo lên
đâu.
Đây không phải là khiêm tốn, đây là sự thật, đời sống này mỗi công việc đều có đóng góp quan
trọng hỗ trợ nhau. Xã hội cho mình nhiều điều kiện để kiếm sống, mình cảm thấy đóng góp chưa
là gì.

4. Cô gái người Dao : Chảo Thị Yến từ bản người Dao đến hành trình chinh
phục ước mơ.

“Đường ngược chiều”- đã chọn thì phải đi


Chảo Yến sinh năm 1990, quê ở thôn Ngám Xá, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát (Lào Cai) sát biên
giới Việt - Trung. Cũng như nhiều đứa trẻ DTTS ở những vùng quê nghèo, ước mơ học hành “tới
nơi tới chốn” của Yến là quá xa vời trong hoàn cảnh bố bệnh nặng, mẹ vất vả nuôi gia đình. Khi
bản còn chưa có điện, xe máy, đường sá còn khó khăn, ai dám nghĩ cho con cái đi học?
Học hết lớp 9, Yến phải nghỉ học ở nhà và đối diện với việc sẽ lấy chồng. Thế nhưng, đi làm
nương nghe các bạn hát tiếng Anh mà Yến thèm, Yến vẫn hay đến trường xem các bạn học. Hóa
ra, chưa bao giờ giấc mơ học hành ấy “ngủ sâu”. Cùng với thầy giáo, 3 năm ròng, Yến kiên nhẫn
thuyết phục bố mẹ cho đi học. Thế là sau 3 năm, với nghị lực của bản thân, Yến tiếp tục được
đến trường.
“Có lúc mình cảm thấy đi học như một tội lỗi. Bởi những người xung quanh nhìn mình và
bố mẹ với ánh mắt khác. Có khi họ còn xa lánh. Vì gia đình nghèo, việc đứa con gái “đòi”
đi học là điều không thể, là không biết thương bố mẹ”, Chảo Yến tâm sự.
Con đường học hành của Yến cũng chính là hành trình vượt qua khỏi định kiến. Yến đặt ra mục
tiêu cho chính mình: Phải chứng minh sự lựa chọn của mình không sai. Chỉ cần được đi học, sẽ
không có khó khăn nào có thể ngăn cản nữa.
Từ cô học trò bé nhỏ vùng cao chút nữa là dang dở học hành, Yến trở thành người đầu tiên trong
bản đậu đại học và cũng là người đầu tiên ở xã vùng cao này đi du học châu Âu. Năm 2016, sau
khi tốt nghiệp xuất sắc Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và đi làm 2 năm, cô đã giành được
học bổng toàn phần Erasmus Mundus trị giá 50.000 USD đào tạo Thạc sĩ ngành Quản lý tài
nguyên rừng bền vững của Trường Đại học Gottingen (Đức) và Trường Đại học Padova (Italia).
“Đường ngược chiều từ bản người Dao đến học bổng Erasmus” là cuốn tự truyện của Chảo Yến
được xuất bản và nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng. Viết từ chính những năm tháng
biến động của mình bằng một tâm hồn nhạy cảm. Cuốn sách tái hiện sinh động hành trình đi
ngược của cô gái Dao qua những năm tháng khó khăn, gian khổ để được đi học.
“Tôi khai vị bữa sáng bằng lá me rừng, món chính là lá xuyến chi, có hôm đổi sang lá tàu
bay cho phong phú. Tôi kết thúc bữa sáng bằng món tráng miệng là lá chó đẻ, có nơi gọi là
sam hôi”.
Có đọc những đoạn như thế trong sách, ta mới cảm nhận được tâm hồn trong trẻo, hồn nhiên
nhưng vô cùng kiên cường, mạnh mẽ của cô gái bé nhỏ dám sống, dám ước mơ và dám vượt qua
tất cả để thực hiện ước mơ ấy.
“Chỉ cần chúng ta dũng cảm thêm một chút, kiên cường thêm chút nữa, cố gắng đi hết con dốc
ấy, dù là bò hay lết, thì khi chạm chân đến đỉnh cao, nhất định sẽ rã rời trong hạnh phúc”, Yến
chia sẻ.
Nếu cứ chấp nhận sự sắp đặt của số phận, mình sẽ chỉ đứng yên đấy, như một kẻ thất bại với
chính bản thân mình. Chỉ một lần được sống, đừng cam chịu đói nghèo, đừng đầu hàng số phận.
Yến khiêm tốn chia sẻ, mình chỉ mong cuốn sách có thể đồng cảm với những người đang loay
hoay tìm ước mơ, ai đó đang ở vực thẳm của sự thất bại, những người chọn con đường khác
thường: Chỉ cần chúng ta tin vào mình và nỗ lực, kiên trì với lựa chọn của mình. Lúc tăm tối
nhất cũng sẽ vượt qua.

Hình ảnh Chảo Thị Yến - cô gái đầu tiên ở xã Nậm Chạc đi học đại học và đạt được học
bổng châu Âu
5. Hoàng Thị Diệu Thuần, cô gái người Quỳ Hợp, Nghệ An với hành trình
chiến thắng căn bện ung thư máu và những dự án lan toả, góp sức giúp bệnh nhi
ung thư
Diệu Thuần từng mắc ung thư máu năm 18 tuổi khi đang học năm thứ nhất khoa Tài chính-
Ngân hàng, Trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Sau bảy năm điều trị, như
một phép màu, Thuần khỏi bệnh nhờ ca ghép tế bào gốc thành công. Khi đã hồi phục sức
khỏe, Thuần vẫn “không rời” khuôn viên bệnh viện. Bởi lẽ, cô luôn có một sự trăn trở đặc
biệt với những bệnh nhi ung thư. Năm 2016, cô trở lại Viện Huyết học-Truyền máu Trung
ương với tư cách là một tình nguyện viên. Cô lại trò chuyện, chơi với các em bị ung thư, dạy
các em đọc, vẽ, cùng xin sách làm tủ sách cho các em đọc. “Đó là nơi tôi biết ơn, các bác sĩ
đã tận tình ghép tế bào gốc, cứu sống tôi”, Thuần bày tỏ.
Cũng phải nói là, trong lúc phải điều trị bệnh, Thuần đã “vịn vào thơ mà đứng dậy”. Cô tâm
niệm rằng, ngay cả những em bé trong bệnh viện cũng khao khát sống, chiến đấu để giành giật
lấy những ngày vui, cớ gì mình lại không. Cô làm thơ và viết tản văn để vơi bớt cơn đau và giúp
mình vững tâm hơn. Cô cũng đọc thêm nhiều sách, viết về Bác Hồ, về những người anh hùng
yêu nước, tìm hiểu về những tấm gương vượt qua nghịch cảnh để mình được tiếp thêm động lực,
được học tập và có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống. Thế rồi cuốn sách “Như hoa hướng
dương” đã ra đời, may mắn được nhiều người tốt ủng hộ, Thuần đã có một khoản tiền bán sách
để làm từ thiện, giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em người dân tộc thiểu số.
Năm 2017, Hoàng Thị Diệu Thuần được động viên viết tiếp một cuốn sách về những trải
nghiệm, quá trình vượt qua bệnh tật của bản thân. Cô đã bắt tay ngay vào việc ấy thật mau lẹ,
cuốn sách có tựa đề “Muôn ánh mặt trời”, như là lời tri ân cho những ơn huệ cô mang trong
cuộc đời. Thuần tâm sự: “Nếu mọi người gọi tôi là một đóa hoa hướng dương thì chính tình yêu
thương và tấm lòng nhân hậu của mọi người là nguồn sống cho đóa hoa hướng dương ấy. Sau
này, tôi còn chấp bút cho cuốn tự truyện của một chị bệnh nhân ung thư, và gần đây làm cuốn
sách song ngữ “Em ước mong sao” (I wish). Cuốn sách tập hợp những câu chuyện của các em
nhỏ đang đối diện với căn bệnh ung thư hoặc có cha/mẹ mắc phải căn bệnh này. Tôi đã trò
chuyện và ghi chép lại trong suốt quá trình hoạt động tình nguyện tại từ năm 2016”.
Càng làm càng thấy thiếu thời gian
Trở lại với năm 2019, lúc đó Thuần đã nghĩ và thương những người mẹ phải bỏ nhà cửa, công
việc, đưa con vào Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương điều trị. Thuần biết rằng, hằng ngày
họ chỉ có tiêu tiền thôi chứ rất ít người còn kiếm được tiền. Nhờ ý kiến và sự giúp đỡ của Phòng
Công tác xã hội, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, Thuần đã mở lớp dạy thêu cho mẹ
của các em bị ung thư. Khi được một chị rất giỏi về thêu ở Nam Định giúp đỡ, cô đã rất vui
sướng và hình dung ra sự thành công. Thuần chia sẻ: “Với các mẹ đang chăm sóc con trong bệnh
viện rất cần ổn định tâm lý. Chính việc học thêu, mầu sắc của sợi chỉ, những bức hình tác động
đã giúp các chị phụ huynh được thư giãn, lạc quan hơn, nghĩ đến việc sau này mình có thể kiếm
được tiền. Tất nhiên, chúng tôi dạy thêu những hình đơn giản trước, để những người học chậm
cũng không bị nản. Chỉ hai ngày là có thể làm được”.
Thế rồi dịch Covid-19 hoành hành, Thuần lại nghĩ ra cách đặt hàng các chị phụ huynh thêu
những bông hoa nhỏ lên khẩu trang. Bản thân Thuần tự “chào hàng” trên mạng xã hội và đã bán
được sản phẩm, giúp cho nhiều chị có thu nhập. Với nhiều chị, Thuần nhận sản phẩm, trả tiền
trước rồi bán dần. Nhờ việc làm vô tư ấy, các phụ huynh rất quý mến, rất hào hứng làm việc, và
cô thấy đó cũng là một trong những liều thuốc tốt nhất cho cả em bé mắc bệnh và người mẹ đi
theo chăm sóc.
Thuần bảo, những năm qua cô đã không thể làm được những việc ý nghĩa nếu thiếu sự ủng
hộ của cộng đồng và các nhà hảo tâm. Là người con của xứ Nghệ, cô luôn học tập các bậc
tiền nhân, học tập tấm gương Bác Hồ, để liên tục hoàn thiện mình. Cô cũng mong có thêm
nhiều tia nắng ấm đồng hành cùng các em bé ung thư, có thể trồng thêm những bông
hướng dương nhỏ trong cuộc sống này.
Năm 2021, Thuần trở thành người sáng lập và giám đốc điều hành của Mạng lưới vì trẻ em ung
thư. Thông qua dự án “Đôi bàn tay mẹ”, Thuần đã tạo việc làm bằng nghề thêu cho nhiều phụ
huynh bệnh nhi ung thư tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương. Các anh chị từ Phòng
Công tác xã hội Viện đã đưa ra những lời khuyên để Thuần không chỉ hướng đến giúp những
người mẹ đặc biệt này có thêm thu nhập mà còn xem như đây là một hoạt động hỗ trợ tinh thần
cho họ trong thời gian cùng con điều trị bệnh.
Không dừng ở đó, trong quá trình trải nghiệm cá nhân, cô biết nhiều anh, chị bị bệnh, đồng thời
rất lo lắng cho những đứa con ở nhà, ảnh hưởng đến việc điều trị. Các em nhỏ ở nhà thấy bố mẹ
đi xa điều trị, thay đổi về ngoại hình cũng đã ảnh hưởng tâm lý. Vậy là Thuần nghĩ đến việc xây
dựng quỹ Học bổng “Em ước mong sao” dành cho học sinh cấp 2, cấp 3 có cha mẹ mắc ung thư.
Đó là việc rất thiết thực, ý nghĩa. Thuần yêu những dự án, những công việc đã và đang có của
mình. Đó là cùng mọi người mang lại nụ cười tươi sáng hơn cho bệnh nhân ung thư, đặc biệt là
trẻ em ung thư.
Thuần yêu những dự án, những công việc đã và đang có của mình, yêu những người luôn sát
cánh và ủng hộ cô. Mới đây Thuần đã thực hiện Dự án “Trạm tóc ước mơ”, giúp cho nhiều trẻ
em mắc bệnh có những bộ tóc đẹp. Rất nhiều người hiến tóc, từ các em học sinh cho đến những
người chị, người mẹ. Đến trước Tết Quý Mão 2023, Thuần và các cộng sự đã nhận được gần 700
bộ tóc hiến từ cộng đồng và tặng 64 bộ tóc cho các em nhỏ để các em kịp đón Tết.
Trong một lần trò chuyện, Thuần bảo: “Càng ngẫm lại câu “khó khăn là một tài sản”, tôi càng
thấy đúng. Nếu không bị bệnh, chắc gì tôi đã là tôi bây giờ, và chắc gì tôi đã có được một lối
sống tích cực, đang lan tỏa những điều tốt đẹp, rồi càng thấy cuộc đời này có quá nhiều người
tốt, tử tế, sẵn sàng xắn tay vì cộng đồng. Và càng làm, tôi càng thấy thiếu thời gian. Tôi ước có
nhiều thời gian hơn để làm thêm những việc hữu ích cho xã hội.
6. Cô giáo xương thủy tinh sống đẹp
Chị Nguyễn Thị Ngọc Tâm (33 tuổi) ở Nam Định, người cũng từng được Báo Thanh Niên đề
cập trong bài viết Lớp học "5 không" của cô giáo xương thủy tinh. Chị là người sáng lập Lớp học
Ngọc Tâm Thủy Tinh, Quỹ học bổng Ngọc Tâm Thủy Tinh và Không gian đọc Ngọc Tâm Thủy
Tinh.
Với châm ngôn sống: "Không quan trọng mình sống bao lâu, quan trọng là sống sâu và ý
nghĩa như thế nào!", chị Tâm đã truyền cảm hứng cho cộng đồng bởi nỗ lực phi thường và tấm
lòng nhân ái của mình.
32 tuổi nhưng số lần gãy xương của chị Ngọc Tâm không nhớ, không đếm được. Ngày dạy học
đêm ngủ ngồi nhưng 18 năm nay, lớp học 5 không (không phấn, không bảng, không bục giảng,
không giáo án, không học phí) cho trẻ em mang tên Lớp học Ngọc Tâm Thủy Tinh do chị sáng
lập đã chào đón hàng trăm bạn nhỏ trong và ngoài tỉnh tới học.
Trong số học sinh theo học tại Lớp học Ngọc Tâm Thủy Tinh, nhiều em được vào đội tuyển học
sinh giỏi và vào nhiều trường đại học danh tiếng. Tết Nguyên đán 2022, Ngọc Tâm Thủy Tinh
kết nối với các nhà hảo tâm trao 100 phần quà cho người khuyết tật và người cao tuổi có hoàn
cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Không chỉ dạy học, cô giáo xương thủy tinh còn tặng học bổng cho học trò nghèo
NVCC
Mỗi dịp kết thúc học kỳ 1, kết thúc năm học, Lớp học Ngọc Tâm Thủy Tinh đều dành những
phần thưởng, những món quà cho các em nhỏ vùng quê nghèo.
Bên cạnh đó, Không gian đọc Ngọc Tâm Thủy Tinh đã mang những cuốn sách chứa đựng tri
thức đến với các em học sinh nói riêng và tất cả những người yêu sách, muốn đọc sách nói
chung.
Không chỉ làm thiện nguyện, cô giáo đặc biệt này còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội,
các dự án truyền cảm hứng do các tổ chức, các viện nghiên cứu, hội người khuyết tật thực hiện.
Năm 2020, chị Ngọc Tâm được chọn là một trong 10 gương mặt tiêu biểu nhận Giải thưởng tình
nguyện quốc gia 2020 do T.Ư Đoàn trao tặng; là một trong 64 gương thanh niên khuyết tật tiêu
biểu của chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt 2020, nhận bằng khen của T.Ư Hội Liên hiệp
Thanh niên Việt Nam. Chị cũng được Báo Thanh Niên trao giải và tôn vinh trong cuộc thi Sống
đẹp năm 2021. Ngoài ra, chị được nhận rất nhiều bằng khen, giấy khen khác của tỉnh Nam Định
và các bộ, ngành.
7. Chủ đề về giữ gìn và phát huy vốn ngôn ngữ dân tộc trong bối cảnh toàn cầu
hoá
Dẫn chứng:
Với tình yêu và đam mê tiếng Việt, cũng như muốn lan tỏa tình yêu này với đông đảo bạn đọc
hơn, từ nhiều năm nay, Nguyễn Thùy Dung đã sáng lập và duy trì trang "Ngày ngày viết chữ"
thu hút hàng ngàn lượt bạn đọc tìm hiểu cũng như tham gia tranh luận về tiếng Việt, về nghĩa của
từ.
Để làm được điều đó, Thùy Dung đã khảo qua nhiều từ điển mới chuyển tải đến bạn đọc đầy đủ
nhất. Cuốn sách "Chữ xưa còn một chút này" là tuyển tập từ hàng trăm bài viết mà Nguyễn
Thùy Dung đăng tải trên trang "Ngày ngày viết chữ". Với cách viết ngắn gọn, súc tích, trình bày
giản dị và thân thuộc so với những từ điển thường thấy, tác phẩm phù hợp với những bạn trẻ,
những người đang sử dụng tiếng Việt hằng ngày.
Qua "Chữ xưa còn một chút này", tác giả Nguyễn Thùy Dung - một người trẻ nặng lòng với
tiếng Việt - đã cho thấy ngôn ngữ thân thương mà ta gọi là tiếng mẹ đẻ này lại có thể lý thú và
hấp dẫn đến vậy.
“ Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình…”
(Lưu Quang Vũ)
“Tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp” – “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (cố thủ tướng
Phạm Văn Đồng)
 Bác Hồ: ” Ngôn ngữ là tài sản vô cùng lâu đời và vô cùng quý giá của dân tộc. Chúng ta
phải giữ gìn, trân trọng nó, làm cho nó ngày càng lan rộng.”
 Đặng Thai Mai: “ Người Việt Nam hôm nay có đầy đủ lý do và quyền tự hào về tiếng nói
của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.”
 Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Tiếng Việt của chúng ta rất phong phú, ngôn ngữ của
chúng ta phong phú bởi cuộc sống của chúng ta muôn màu, đời sống tư tưởng, tình cảm của
dân tộc phong phú… Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; Đẹp như thế nào, điều đó thật khó
nói…”
- “Tiếng Anh giúp em đi xa – Tiếng Việt giúp em về gần” (Đỗ Nhật Nam)
 Chủ đề về suy nghĩ tích cực, tinh thần lạc quan, vươn lên …
Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn”.(Danh ngôn)
Khi một cánh cửa đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng chúng ta thường nhìn cánh cửa đã
đóng đầy luyến tiếc đến nỗi chúng ta không nhìn thấy cánh cửa khác đã mở ra cho chúng ta.
- Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
(Phố của ta – Lưu Quang Vũ)
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười
(Nhạc Trịnh Công Sơn)
* Chủ đề về sự tử tế, tình yêu thương con người,…
- Câu ngạn ngữ mà người Bungari “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất
hương thơm”
- câu nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương” (M.Go-rơ-
ki)
- “Trên đời chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau'' (Vic-to Huy –
Gô)
 Khát vọng tuổi trẻ:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
(Khát vọng, Phạm Minh Tuấn)
 Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Đất nước
“ Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay?” (lời
bài hát)

 Khó khăn, thất bại…


- “Đời phải trải qua giông tố nhưng đừng cúi đầu trước giông tố” (Nữ bác sĩ, liệt sĩ
Đặng Thuỳ Trâm)
- “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng . Bàn chân cũng thấm đau vì
những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”. (Trích ca khúc
“Đường đến ngày vinh quang” – Trần Lập)
- Muốn nhìn thấy cầu vồng, bạn phải biết chịu đựng cơn mưa. (Khuyết danh)

- Thất bại là người thầy của chúng ta, không phải người quyết định. Thất bại là
sự trì hoãn, không phải sự kết thúc. (William Ward)
- Đừng đánh giá tôi bằng thành tựu của tôi, mà hãy đánh giá tôi bằng số lần tôi
vấp ngã và có thể đứng dậy lần nữa.(Nelson Mandela)
- Ăn mừng chiến thắng là việc nên làm, nhưng lưu ý những bài học khi thất bại
lại là việc quan trọng hơn. (Bill Gates)

You might also like