Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Nội dung 1: Văn minh là gì? Trình bày phương pháp nghiên cứu/tiếp cận/sử học của môn Lịch sử văn
minh thế giới?
1. Khái niệm văn minh:
Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái
phát triển cao của nền văn hóa. Đến giai đoạn có nhà nước thì loài người mới bước vào xã hội văn minh.
2. Kể tên 3 phương pháp:
Đối với các phương pháp tiếp cận bộ môn LSVMTG, có 3 phương pháp chính:
+ Tiếp cận dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin;
+ Tiếp cận dựa vào các phương pháp nghiên cứu: lịch sử và logic;
+ Tiếp cận theo từng nền văn minh cụ thể với cấu trúc 5 yếu tố hình thành và 8 thành tựu cơ bản
3. Diễn giải 3 phương pháp:
Phương pháp thứ nhất là tiếp cận lịch sử văn minh thế giới dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin với 2 hạt nhân lý thuyết căn bản: “chủ nghĩa duy vật lịch sử” và “chủ nghĩa duy vật biện chứng”.
- Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới để nhận biết quy luật vận
động chung của tiến trình lịch sử xã hội loài người. Quy luật vận động chung của lịch sử theo quan điểm của
chủ nghĩa duy vật cho rằng mọi hiện tượng (nền văn minh) đều trải qua 3 quá trình bao gồm: hình thành, phát
triển rực rỡ và suy tàn. Trong đó, quá trình hình thành được xác định dựa trên 3 yếu tố là thời gian, không gian
và con người. Đối với mỗi nền văn minh, thời gian hình thành được xác định là thời gian hình thành nhà nước
và con người được xác định là cư dân của nền văn minh đó. Giai đoạn phát triển rực rỡ được xác định khi nền
văn minh đó có yếu tố như: kinh tế phát triển thịnh vượng, xã hội đã được sắp xếp dưới sự cai trị của nhà nước
cùng những thành tựu văn minh. Cuối cùng, giai đoạn suy tàn diễn ra dưới tác động của những yếu tố như:
thiên nhiên, những cuộc chiến tranh bao gồm nội xâm và ngoại xâm. Trong đó, quan trọng và phổ biến nhất là
sự tác động của thiên nhiên.
→ Vận dụng hạt nhân lý thuyết thứ nhất của chủ nghĩa duy vật lịch sử vào tìm hiểu môn học để nhận
biết tất cả các nền văn minh trên thế giới đều tất yếu trải qua quá trình phát triển trong lịch sử gắn liền với 3
cột mốc: hình thành, phát triển lên tới đỉnh cao và suy tàn, đó là quá trình có tính quy luật của tất cả các nền
văn minh.
- Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng để nhận biết mối quan hệ biện chứng của các
yếu tố tự nhiên, con người, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội… tác động đến sự hình thành và phát triển của các
nền văn minh.
Phương pháp thứ hai là tiếp cận lịch sử văn minh thế giới dựa vào các phương pháp nghiên cứu:
lịch sử và logic.
- Phương pháp lịch sử bao gồm 3 bước: bước thứ nhất là tiếp cận tư liệu, bước thứ hai là mô tả lại diễn
trình văn minh (tôn trọng sự thật lịch sử, ghi chép lại một cách trung thực và khách quan) và cuối cùng là đánh
giá.
- Phương pháp logic cũng bao gồm 3 bước. Bước thứ nhất là tiếp cận tư liệu; thứ hai là nghiên cứu quá
trình phát triển văn minh và cuối cùng là tìm bản chất, khuynh hướng của nền văn minh.
- Bên cạnh đó là phương pháp “so sánh lịch sử” - một phương pháp bổ trợ cho phương pháp lịch sử.
Phương pháp này bao gồm so sánh đồng đại và so sánh lịch đại.
+ So sánh đồng đại là so sánh giữa nhiều đối tượng khác nhau (các thành tựu văn minh hoặc các nền
văn minh) trong cùng 1 thời kỳ lịch sử cụ thể. Phương pháp này sử dụng MỘT lát cắt thời gian để
nghiên cứu. Ví dụ như so sánh giữa mô hình nhà nước phương Đông và phương Tây vào cùng thời
kỳ cổ đại.
+ So sánh lịch đại là so sánh giữa nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau của cùng 1 đối tượng nghiên cứu
như 1 thành tựu văn minh hoặc 1 nền văn minh cụ thể . Phương pháp này so sánh NHIỀU mốc thời
gian để nghiên cứu. Ví dụ như sự phát triển văn học Trung Quốc vào thời cổ đại và trung đại.
- Ngoài ra còn có các phương pháp khác có thể kể đến như phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp,
diễn dịch; phương pháp nghiên cứu liên ngành (địa lý học, văn hóa học, xã hội học, chính trị học…).
Phương pháp thứ ba là tiếp cận lịch sử văn minh thế giới theo từng nền văn minh cụ thể với cấu
trúc 5 yếu tố hình thành và 8 thành tựu cơ bản.
- Trong đó 5 yếu tố hình thành luôn cố định đối với mọi nền văn minh, 8 thành tựu cơ bản có tính linh
hoạt tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nền văn minh khác nhau.
- 5 yếu tố hình thành văn minh bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan. Các yếu tố khách quan bao
gồm điều kiện tự nhiên và tiến trình lịch sử. Các yếu tố chủ quan bao gồm thành phần dân cư, trình độ kinh tế
và trình độ tổ chức, quản lý xã hội.
- 8 thành tựu văn minh bao gồm: chữ viết, văn học, sử học, nghệ thuật (điêu khắc, kiến trúc, hội họa),
KHTN (thiên văn học, toán học, y học), tôn giáo, triết học, luật pháp.
4. Đánh giá:
Các phương pháp trên tạo điều kiện tiếp cận bộ môn một cách khoa học, logic, sát với lịch sử quá trình
phát triển của nhân loại, tạo sự đa dạng với nhiều góc nhìn khác nhau khi tiếp cận một nền văn minh cụ thể.
Khi áp dụng các phương pháp trên, ta tìm hiểu các nền văn minh một cách có hệ thống theo trình tự thời gian,
không gian hiệu quả, dễ hiểu và có thể áp dụng các kiến thức trong thực tế.
Nội dung 2: Thành tựu khoa học tự nhiên của Ai Cập và Hy Lạp cổ đại
I. Thành tựu khoa học tự nhiên của Ai Cập cổ đại
1. Đánh giá chung:
Vào thời kỳ lịch sử cổ đại, người Ai Cập chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo đa thần, các tín ngưỡng
dân gian và tư tưởng thần quyền của Pharaoh. Tuy nhiên, sự khám phá tri thức về khoa học tự nhiên của họ
vẫn có giá trị đến tận ngày nay.
2. Gọi tên + trình bày các thành tựu
Các thành tựu khoa học tự nhiên của Ai Cập tiêu biểu nhất là trên 3 lĩnh vực: thiên văn học, toán học
và y học.
Về lĩnh vực thiên văn học, cơ sở dẫn đến việc cư dân Ai Cập cổ đại có những thành tựu trên lĩnh vực
thiên văn học là do nhu cầu tìm hiểu quy luật dâng nước của sông Nin, nhằm tính toán thời vụ gieo trồng, thu
hoạch nông sản phục vụ cho đời sống của người dân. Bên cạnh đó là nhu cầu quan sát bầu trời do ảnh hưởng
của những yếu tố tín ngưỡng sâu sắc. Đồng thời, bầu trời Ai Cập trong trẻo cả ngày lẫn đêm là điều kiện khách
quan thuận lợi cho việc quan sát thiên văn.
Người Ai Cập cổ đại là cư dân sớm nhất và duy nhất trên thế giới vẽ được bản đồ sao. Họ đã xác định
được 12 cung hoàng đạo, tuy đây không phải kiến thức chỉ riêng người Ai Cập biết được nhưng họ đã có sự
sáng tạo mới mẻ thế nên thành tựu này của Ai Cập được thế giới công nhận, trân quý và đề cao. Bên cạnh đó,
người Ai Cập còn biết được các hành tinh trong hệ mặt trời gồm có Thủy, Kim, Hỏa, Mộc, Thổ. Đây là kiến
thức mà hầu hết các nền văn minh phương Đông thời cổ đại đều biết, nhưng ở người Ai Cập có sự khác biệt
về mức độ am hiểu khi họ đã phân biệt được cả 5 hành tinh này. Dựa vào sự quan sát khoảng cách giữa hai lần
mọc của sao Thiên Lang (Sirius), cư dân Ai Cập đã sáng tạo nên một loại lịch xác định có 365 ngày trong 1
năm. Họ chia 1 năm thành 3 mùa gồm: mùa nước dâng, mùa ngũ cốc và mùa thu hoạch; mỗi mùa có 4 tháng,
mỗi tháng có 30 ngày. Để xác định thời gian trong ngày, họ đã chế tạo ra các dụng cụ đếm thời gian như đồng
hồ mặt trời và đồng hồ nước.
Về lĩnh vực toán học, do nhu cầu đo đạc và phân chia lại ruộng đất sau mỗi trận lũ lụt của sông Nin
cùng nhu cầu xây dựng nhà cửa, đền miếu, các kim tự tháp, tính toán số nhân công, diện tích của công trình…
và nhu cầu tính toán trong buôn bán của người dân, thuế khóa của nhà nước mà từ thời cổ đại, người Ai Cập
đã có nhiều thành tựu trên lĩnh vực này. Nền toán học Ai Cập là sản phẩm tất yếu của quá trình lao động và
sản xuất. Các thành tựu của lĩnh vực toán học bao gồm cả thành tựu số học và hình học. Về số học, người Ai
Cập đã biết sử dụng các ký hiệu thay cho các con số để đo đạc. Ví dụ như 1 khúc dây thừng được quy ước là
số 1, 1 đoạn dây thừng là số 10 và 1 cuộn dây thừng là số 100. Mặc dù chưa phát hiện ra các số tự nhiên nhưng
đây là nỗ lực phi thường của người Ai Cập cổ đại. Họ sử dụng hệ đếm cơ số 10. Họ cũng rất thành thạo các
phép tính cộng và trừ, đối với các pháp nhân và chia họ thực hiện bằng cách cộng và trừ nhiều lần. Về hình
học, người Ai Cập cổ đại đã có thể tính diện tích hình tam giác và hình cầu, học còn biết tính thể tích của hình
tháp đáy vuông. Bên cạnh đó họ còn biết trong một tam giác vuông thì bình phương cạnh huyền bằng tổng
bình phương hai cạnh góc vuông. Người Ai Cập cổ đại cũng đã tính được gần đúng số Pi là 3,16. Số Pi của
người Ai Cập chỉ mối tương quan giữa chu vi và chiều cao của kim tự tháp.
Về lĩnh vực y học, do nhu cầu giải phẫu tử thi để ướp xác nên người Ai Cập sớm có những hiểu biết
và cấu tạo cơ thể người và có nhiều thành tựu nổi bật trên lĩnh vực này. Họ biết chia các khoa như khoa nội,
khoa ngoại, khoa mắt, khoa răng, khoa dạ dày. Họ biết thực hiện các cuộc giải phẫu với độ khó tương đối và
biết mô tả bộ não con người. Tuy người Ai Cập chưa biết nhiều về sự tuần hoàn của máu nhưng họ cũng đã
nhận biết sự liên quan giữa tim và mạch máu. Bên cạnh đó, các thầy thuốc cũng đã có những phương pháp
chữa bệnh bằng thảo mộc. Về nguyên nhân chủ yếu của bệnh tật, người Ai Cập lúc bấy giờ đã nhận thức được
rằng đó không phải do ma quỷ hoặc do các mụ phù thủy gây nên mà là do sự không bình thường của mạch
máu. Điều này chứng minh y học của Ai Cập cổ đại đã thể hiện rõ sự tiến bộ và thoát ly khỏi sự chi phối của
thần linh. Thầy thuốc Ai Cập chia các loại bệnh thành 3 nhóm: bệnh chữa khỏi hoàn toàn, bệnh có khả năng
chữa khỏi và bệnh không thể chữa được. Một thành tựu khác là sự xuất hiện của các học viện y học mang tên
“Ngôi nhà sự sống”. Bên cạnh các kỹ thuật ướp xác người, người Ai Cập còn có khả năng ướp xác động vật
như chó, mèo.
Ngoài ra, các lĩnh vực khác của khoa học tự nhiên như vật lý học, hóa học… cũng có những hiểu biết
đáng kể.
3. Đánh giá + liên hệ phương Tây
Tóm lại, nền văn minh Ai Cập cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều thành tựu khoa học tự nhiên tuyệt
vời và đã có nhiều đóng góp trực tiếp đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn hóa thế giới. Đây
là một trong những quốc gia phương Đông có thành tựu văn minh khoa học tự nhiên sáng chói, là nền tảng để
các nhà khoa học sau này phát triển thành những tri thức có giá trị đến tận ngày nay
II. Thành tựu khoa học tự nhiên của Hy Lạp cổ đại
1. Đánh giá chung:
- Khoa học tự nhiên của Hy Lạp phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực ngay từ thời kỳ cổ đại, trong đó
trụ cột là 3 lĩnh vực: toán học, thiên văn học và y học.
- Thành tựu khoa học tự nhiên của Hy Lạp gắn liền với tên tuổi của những nhà khoa học xuất chúng, đa
năng và toàn tài (yếu tố cá nhân của các nhà khoa học là nét đặc trưng riêng có để phân biệt với các thành tựu
khoa học tự nhiên của phương Đông).
- Kiến thức khoa học tự nhiên của Hy Lạp là nền móng, là cơ sở cho sự phát triển của khoa học tự nhiên
ở phương Tây vào thời kỳ cận hiện đại.
2. Các nhà khoa học:
Nhà khoa học đầu tiên là Talét, ông là nhà toán học phát minh ra tỉ lệ thức - công thức giúp đo được
chiều cao của kim tự tháp thông qua bóng của chúng. Bên cạnh toán học, ông còn là một nhà thiên văn học vĩ
đại khi có thể tính trước được nhật thực vào đúng ngày 28/5/558. So sánh với một thành tựu thiên văn học ở
phương Đông ta thấy rằng tuy người Trung Quốc đã nhận biết và tính toán được số lần lặp lại hay chu kỳ của
hiện tượng nhật thực nhưng họ chưa có khả năng tính toán được chính xác ngày sẽ xảy ra hiện tượng này. Như
vậy có thể khẳng định, Talét là một nah2 thiên văn học đỉnh cao của văn minh Hy Lạp cổ đại.
Thứ hai là nhà khoa học Pitago. Về toán học, ông là người phát minh ra định lý Pitago về mối quan hệ
giữa 3 cạnh của tam giác vuông. Đây là một kiến thức không mới, bởi ở phương Đông, các trung tâm văn minh
lớn như Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc đều sớm nhận biết được kiến thức về mối quan hệ giữa 3 cạnh trong tam
giác vuông. Phát minh của Pitago dù ra đời sau nhưng vẫn là đóng góp vĩ đại về mặt khoa học, thể hiện sự
đúng đắn về tri thức toán học mà các nước phương Đông đã khám phá được trước đó. Ông cũng là nhà toán
học đầu tiên và duy nhất trong thời cổ đại phân biệt được số chẵn, số lẻ và số không chia hết. Về các kiến thức
số học của các nền văn minh phương Đông, có thể nhắc đến một số thành tựu cơ bản như Ai Cập là quốc gia
sớm nhất manh nha ý tưởng về số tự nhiên, sử dụng các ký hiệu thay cho các con số; Ấn Độ là quốc gia phát
minh ra dãy số tự nhiên từ 0 đến 9; Trung Quốc là quốc gia phân biệt được số âm và số dương. Riêng nền văn
minh phương Tây đã có đóng góp to lớn trong việc phân biệt số chẵn, số lẻ và đặc biệt là số không chia hết.
Kiến thức của Pitago về số học làm phong phú, đa dạng, bồi đắp thêm cho kho tàng kiến thức của nhân loại.
Về thiên văn học, ông biết được quả đất hình cầu và chuyển động theo quỹ đạo nhất định trong khi Ấn Độ là
quốc gia sớm nhất xác định được quả đất và mặt trăng là hình cầu.
Thứ ba là nhà toán học Ơclít. Ông là người đã tổng hợp các thành tựu của các nhà toán học đi trước và
soạn ra quyển sách “Toán học sơ đẳng” - cơ sở của môn hình học. Trong đó có bao gồm định đề Ơclít có giá
trị sử dụng cho đến tận bây giờ. Ông được mệnh danh là “cha đẻ” của hình học phẳng.
Thứ tư là nhà khoa học Ácsimét. Về toán học, ông là người đầu tiên tìm ra trị số Pi cho toán học
10 10
phương Tây bằng 3 ≤Pi≤3 . Trong khi ở phương Đông cũng đã sớm biết về kiến thức số Pi: Ai Cập với số
71 70

Pi 3,16; Ấn Độ với số Pi 3,1416; Trung Quốc với số Pi 3,14159. Ông tính được thể tích và diện tích toàn phần
của hình khối, những thành tựu này của ông đã góp phần nối dài tri thức toán học của phương Đông. Về vật lý
học, ông đã có nhiều phát minh gây chấn động thời cổ đại như nguyên lý đòn bẩy, ròng rọc, bánh xe răng cưa
và đường xoắn ốc. Trong đó, bánh xe răng cưa là phát minh được phát triển từ cơ sở của bánh xe thông thường,
chứng tỏ sự kế thừa thành tựu của văn minh phương Đông. Một phát minh quan trọng của ông là nguyên lý
thủy lực học (hay còn gọi là lực đẩy Ácsimét). Nội dung của nguyên lý: mọi vật thả xuống nước đều chịu một
lực đẩy từ dưới lên bằng với trọng lượng nước phải chuyển đi. Ông còn có những phát minh dành riêng cho
quân sự như máy bắn đá - thiết bị chiến tranh dùng cho các cuộc chiến trên cạn; chiếc gương quay dựa trên
nguyên lý hội tụ ánh sáng của gương lồi, dùng cho các cuộc chiến trên sông, biển. MỘt phát minh khác của
ông là “sách da cừu”, bao gồm các chuyên luận: sự cân bằng của các hành tinh; đường xoáy ốc; hình cầu và
hình trụ; các vật thể nổi.
Thứ năm là nhà thiên văn học Arixtác. Ông là một nhà thiên văn học lỗi lạc bởi hầu hết các phát minh
của ông đều là những phát minh mới mà nhân loại chưa từng biết đến. Ông là người đầu tiên nêu ra thuyết hệ
thống mặt trời. Đồng thời ông có thể tính chính xác thể tích trái đất, mặt trời, mặt trăng và khoảng cách giữa
các thiên thể nói trên.
Thứ sáu là nhà khoa học đa năng Eratôxten. Ông là nhà khoa học đa năng nhất trong số tất cả các nhà
khoa học của Hy Lạp khi thông thạo thiên văn học, toán học, vật lý học, ngôn ngữ học, sử học và địa lý học.
Tuy nhiên các thành tựu nổi bật nhất của ông tập trung ở lĩnh vực thiên văn học. Ông đã tính được độ dài vòng
kinh tuyến trái đất bằng 39.700 km. Đồng thời, ông cũng tính được góc tạo bởi hoàng đạo và xích đạo.
Thứ bảy là nhà khoa học Ptôlêmê. Ông là nhà thiên văn học, toán học và địa lý học. Ông là nhà khoa
học có đặc điểm vận dụng tri thức về toán học để khám phá tri thức mới về thiên văn. Ông đã soạn bộ sách
“Tổng hợp - Kết cấu toán học” để thành công khẳng định quả đất hình cầu. Điều này một lần nữa khẳng định
những tri thức của Pitago, tuy có sự khác nhau giữa các phương pháp nghiên cứu, khi Pitago sử dụng kiến thức
thiên văn học độc lập, còn Ptôlêmê sử dụng kiến thức liên ngành để nghiên cứu. Tuy nhiên bên cạnh những
thành tựu nổi bật, ông cũng có mộ hạn chế trong nghiên cứu khi công bố thuyết “địa tâm”, cho rằng quả đất là
trung tâm vũ trụ. Điều này trái với học thuyết “nhật tâm” của Arixtác và Côpécnich cho rằng mặt trời mới là
tâm vũ trụ. Về địa lý, ông là người soạn sách “địa lý học” với 8 chương. Ông chính là người đầu tiên vẽ được
bản đồ thế giới, đây là bản đồ địa lý sớm nhất trong lịch sử địa lý học phương Tây.
Cuối cùng là “thủy tổ của y học phương Tây” - Hypôcrát. Ông là người đã gạt bỏ những quan niệm
tôn giáo và mê tín thần bí, đề ra những phương pháp trị bệnh hiệu quả bằng khoa học. Ông đưa ra 3 quan điểm
cho rằng: nguyên nhân của bệnh tật xuất phát từ giới tự nhiên, khi đau thì người ta phải uống thuốc và hết sức
lưu ý đến vấn đề vệ sinh ăn uống, khi cần thiết thì phải dùng đến thuật mổ xẻ để trị bệnh. Quan điểm của ông
về đạo đức, trách nhiệm của người thầy thuốc hết sức đặc biệt vì nó liên quan đến sức khỏe và tính mạng con
người. Do đó, không được dùng nghề nghiệp chuyên môn của mình để trục lợi, tác động của môi trường đối
với cơ thể, về dịch thể, điều trị bệnh nhi khoa và phụ nữ, bệnh gãy xương… cho đến ngày nay vẫn còn giá trị.
Để tôn vinh những cống hiến của ông, ở phương Tây, các bác sĩ khi ra trường đều phải đọc “Lời thề Hypôcrát”.
3. Kết luận: có tiêu biểu, xuất sắc không? Đối chiếu với phương Đông
Như vậy, các thành tựu khoa học tự nhiên của văn minh Hy Lạp cổ đại là các tri thức tiến bộ, rực rỡ,
có giá trị bền vững đến tận ngày nay. Các nhà khoa học Talét, Pitago, Ơclít, Ácsimét với những thành tựu có
giá trị vĩ đại được cả thế giới công nhận, gắn tên với các học thuyết và được đưa vào trong quá trình giảng dạy
phổ thông. Điều này càng khẳng định rằng nếu không có các thành tựu khoa học tự nhiên của Hy Lạp, thế giới
cũng sẽ không có các thành tựu như hiện nay, có thể nói văn minh Hy Lạp chính là trục xương sống cho sự
phát triển của văn minh phương Tây.

ĐỐI CHIẾU AI CẬP VÀ HY LẠP


Các thành tựu khoa học tự nhiên của Ai Cập và Hy Lạp cổ đại đều có điểm chung là những tri thức
xuất hiện từ rất sớm và có giá trị đến tận thời hiện đại. Tuy nhiên có sự khác nhau cơ bản là các thành tựu
phương Đông sẽ đề cao kiến thức cộng đồng, công nhận các kiến thức như kết quả của cả một dân tộc, trong
khi đó ở phương Tây, yếu tố cá nhân được coi trọng, các học thuyết được đặt theo tên của người sáng lập như
tiên đề Ơclít, định lý Pitago, lực đẩy Ácsimét… Cũng chính vì lý do này mà thời nay người ta thường biết đến
các thành tựu này như một sản phẩm của nền văn minh phương Tây, nhưng thực chất, đa số các thành tựu này
đều được phát triển và hoàn thiện từ các thành tựu của văn minh phương Đông.
- Ví dụ như tri thức về mối quan hệ giữa các cạnh trong một tam giác vuông đã được các trung tâm văn
minh lớn ở phương Đông như Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc sớm nhận biết, nhưng phát minh của Pitago đã góp
phần thể hiện sự đúng đắn về mặt khoa học của tri thức này.
- Về kiến thức toán học, các nhà khoa học phương Tây đã có những bước tiến nối dài tri thức của phương
10 10
Đông như sự phát hiện số Pi của Acsimét (bằng 3 ≤Pi≤3 ), biết tính toán thể tích và diện tích toàn phần
71 70

của các hình khối, sự phân biệt số chẵn, số lẻ và số không chia hết của Pitago làm phong phú, đa dạng hơn cho
kho tàng kiến thức của nhân loại.
- Bên cạnh đó, phương Tây còn có những thành tựu hoàn toàn mới như những tri thức về thiên văn của
Arixtac, trong khi người Ai Cập chưa xác định được các hành tinh thì ông là người đầu tiên nêu ra thuyết hệ
thống mặt trời.
- Về y học, người Ai Cập đã phát minh ra phương pháp giải phẫu, đưa y học phương Đông xa rời thần
linh, phù thủy thì ở phương Tây, Hipôcrát làm được điều tương tự và phát triển đạo đức ngành y.
Tóm lại, cả Ai Cập và Hy Lạp cổ đại đều có những đóng góp to lớn và vĩ đại đối với văn minh nhân
loại, những đóng góp ấy đã giúp cho nhân loại phát triển bậc cao và có một nền khoa học hiện đại phát triển
mạnh mẽ.
Nội dung 3: Tôn giáo Ấn Độ và La Mã
I. Phật Giáo ở Ấn Độ
1. Trình bày thông tin tổng quan Phật Giáo:
Phật giáo ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỷ I TCN tại chân núi Himalaya thuộc nước Capilavaxtu.
Phật giáo thuộc dòng tư tưởng chống Bàlamôn, chống lại sự phân biệt đẳng cấp do đạo Bàlamôn cho rằng xã
hội phải có đẳng cấp, thế giới là do thần linh tạo ra. Trong khi đó Phật giáo quan niệm rằng thế giới luôn khách
quan, công bằng, mọi sự đều do con người tạo thành, không phải do thần linh.
2. Tóm tắt nguyên nhân ra đời
Phật giáo ra đời dựa trên hai tiền đề là tiền đề kinh tế và tiền đề xã hội.
Về tiền đề kinh tế, công cụ lao động bằng SẮT đã làm thay đổi bản chất của sản xuất. Năng suất được
nâng cao, của cải tạo ra ngày càng nhiều cùng với sự ra đời của nhiều ngành kinh tế và ngày càng được mở
rộng. Điều này dẫn đến quá trình phân hóa xã hội ở Ấn Độ diễn ra sâu sắc, đẩy một bộ phận lớn dân cư bụ
phá sản, biến thành nô lệ hoặc ăn xin, rơi vào chỗ khốn cùng. Lúc bấy giờ, đại bộ phận quần chúng Ấn Độ là
người nghèo không có nơi nương tựa, bị bóc lột, chà đạp và khinh rẻ. Do vậy cần thiết phải có một chỗ dựa về
mặt tinh thần là cơ sở để Phật giáo ra đời.
Về tiền đề xã hội, với sự phát triển và củng cố mạnh mẽ của đạo Bàlamôn, vấn đề phân chia đẳng cấp
trở nên gay gắt. Các giáo lý và luật lệ của đạo Bàlamôn nghiêm ngặt, khó hiểu cùng với những nghi thức cúng
bái phức tạp, tốn kém khiến cho cư dân Ấn Độ ngày càng xa rời tôn giáo này. Chế độ đẳng cấp cũng vì vậy
mà trở nên rất vững chắc, địa vị tăng lữ được nâng cao, trái lại, địa vị nông dân, nô lệ ngày một thấp và sự bóc
lột ngày càng nhiều. Do đó, quần chúng nhân dân lao động cần được giải thoát về mặt thể chất và giải phóng
về mặt tinh thần là cơ sở thúc đẩy Phật giáo ra đời.
Như vậy, Phật giáo ra đời từ nguyên nhân kinh tế là sự nghèo khổ bóc lột và nguyên nhân xã hội là do
chế độ đẳng cấp khắc nghiệt. Nhân dân lao động lúc này căm ghét Bàlamôn, yêu cầu một dòng tư tưởng mới
công bằng và bình đẳng. Dẫn đến sự ra đời của một tôn giáo mới: Phật giáo - tôn giáo của nhân dân, vì nhân
dân mà ra đời.
3. Tóm tắt, gọi tên nội dung học thuyết (nhân sinh quan, thế giới quan)
a. Tiểu sử người sáng lập: Siddharta Gautama (Thích Ca Mâu Ni)
Thích Ca Mâu Ni được sinh ra từ hoàng hậu Maya, tuy tuổi thơ êm đềm đầy đủ nhưng người luôn cảm
thấy ưu tư, buồn chán. Đến tuổi trưởng thành, người có cơ duyên gặp gỡ với 4 sự việc dẫn đến ý định xuất gia
ấy là: gặp một người già, 1 người bệnh nặng gần chết, 1 người chết đang được đưa đi mai táng và 1 tu sĩ có
dáng vẻ siêu việt, thoát tục. Đó là cơ duyên dẫn dắt đến con đường xuất gia đi tu. Trải qua nhiều năm khổ
luyện, vào năm 35 tuổi, người giác ngộ thành Phật.
b. Nội dung học thuyết: nhân sinh quan và thế giới quan
b.1. Về mặt nhân sinh quan, nội dung học thuyết nêu lên những quan niệm, nhận thức của Phật giáo về
đời sống con người thông qua thuyết Tứ Thánh Đế, Bát Chính Đạo và Ngũ Giới.
- Thứ nhất là thuyết Tứ Thánh Đế - giáo lý cơ bản của đạo Phật, bao gồm: Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và
Đạo Đế. Khổ Đế nói về chân lý liên quan đến nỗi khổ, là con người tất yếu trải qua sinh - lão - bệnh -
tử (sinh, lão, bệnh, tử, gần kẻ mình không ưa, xa người mình yêu, cầu mà không được, giữ lấy ngũ
uẩn). Tập Đế là chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ (luân hồi, nghiệp, ham muốn). Diệt Đế là chân lý
về chấm dứt nỗi khổ. Đạo Đế là chân lý về con đường diệt khổ.
- Thứ hai là Bát chính đạo - 8 con đường chính trực để tu hành bao gồm: chính kiến; chính tư duy; chính
ngữ; chính nghiệp; chính mệnh; chính tịnh tiến; chính niệm; chính định.
- Thứ ba là Ngũ giới - năm mệnh lệnh đạo đức và tôn giáo trong Phật giáo, bao gồm: không sát sinh;
không trộm cắp; không tà dâm; không nói dối; không uống rượu.
b.2. Về mặt thế giới quan, nội dung học thuyết nêu lên những quan niệm, nhận thức của Phật giáo về
vũ trụ và thế giới thông qua Thuyết Duyên Khởi, thuyết Vô tạo giả, Vô thường và Vô ngã.
- Thuyết Duyên Khởi cho rằng: “Các pháp đều do nhân duyên mà có”, hiện tại chính là “hệ quả” của kiếp
trước và “nguyên nhân” của kiếp sau.
- Thuyết Vô tạo giả quan niệm thế giới này không do một đấng tối cao nào tạo ra, tự nhiên mà có và vô
cùng vô tận. Như vậy là đạo Phật không dựa vào một đấng tối cao nào để giải thích về sự xuất hiện thế
giới như các tôn giáo khác.Quan niệm này trực tiếp chống lại tư tưởng của đạo Bàlamôn. Đức Phật
cũng là một con người bình thường, giảng dạy con người đưa đến giác ngộ,
- Vô ngã có ý nghĩa: không có những thực thể vật chất tồn tại một cách cố định. Con người cũng chỉ là
tập hợp của Ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) chứ không phải là một thực thể tồn tại lâu dài.
- Vô thường cho rằng mọi sự vật trong thế giới này đều trong quá trình sinh ra, biến đổi không ngừng và
tiêu diệt, không có gì là vĩnh cửu.
c. Ý nghĩa xã hội:
Qua những giáo lý ban đầu của đạo Phật, ta thấy lúc đầu đạo Phật chỉ là một triết lý về nhân sinh quan.
Đạo Phật sơ khai lúc đầu không thờ bất cứ một vị thần thánh nào. Về thế giới quan, tuy ban đầu là chủ trương
vô thần nhưng chung quy vẫn là duy tâm chủ quan. Những giáo lý trên mang ý nghĩa xã hội là không quan
tâm đẳng cấp, xuất thân của mỗi người không phải là điều kiện cứu vớt, mọi người đều bình đẳng, trái ngược
với quan điểm của đạo Bàlamôn.
4. 4 cuộc đại hội:
Từ thế kỷ V TCN đến thế kỷ V SCN là quá trình truyền bá và phát triển đạo Phật, từ khi Đức Phật viên
tịch cho đến khi đạo Phật không còn phổ biến ở Ấn Độ. Quá trình đó trải qua 4 hội nghị kết tập:
3 đại hội đầu tiên được tổ chức trong khoảng thời gian từ thế kỷ V đến thế kỷ III TCN tại Magada (Ấn
Độ). Nội dung của các kỳ đại hội xoay quanh việc soạn thảo quy chế và các giáo lý như Kinh tạng, Luật tạng
và Luận tạng. Đồng thời thực hiện chấn chỉnh tổ chức. Kết quả của 3 kỳ đại hội đầu tiên là Phật giáo đã được
truyền bá rộng rãi sang các quốc gia Xri-lanca, Myanma và Thái Lan. Như vậy, Phật giáo đã được truyền bá
sang các nước láng giềng ở phía Nam Ấn Độ.
Kỳ đại hội thứ tư diễn ra vào năm 100 SCN tại Cusan (Ấn Độ). Kỳ đại hội này đã quyết định thông
qua giáo lý cải cách và hình thành nên phái Phật giáo Đại Thừa. Kết quả của kỳ đại hội này là Phật giáo đã
được truyền bá sang các nước Trung Á và Trung Quốc, trở nên phổ biến ở các quốc gia phía Bắc Ấn Độ. Trong
quá trình đó đạo Phật phân hóa thành 2 tông phái chính là: Phật giáo Tiểu thừa (Nam tông) và Phật giáo Đại
thừa (Bắc tông). là phái Đại thừa để phân biệt với phái Phật giáo cũ (gọi là phái Tiểu Thừa).
Phái Tiểu Thừa (hay Nam tông) nghĩa là “cỗ xe nhỏ” hoặc “con đường cứu vớt hẹp”, cho rằng những
người xuất gia đi tu mới được cứu vớt. Đây được coi là giáo phái nguyên thủy của Phật giáo. Phái Tiểu thừa
quan niệm Niết bàn là cảnh giới yên tĩnh, gắn với giác ngộ sáng suốt, không còn phiền não khổ đau, không
còn nhân quả luân hồi, cũng tức là hư vô. Phật Thích Ca là người đầu tiên đạt đến cảnh giới Niết bàn lúc 35
tuổi và là Phật duy nhất, đồng thời là người dạy các giáo lý truyền đạo cho người dân, chỉ là con người bình
thường chứ không phải một vị thần. Về đặc điểm trang phục của các nhà sư thường không may thành áo và
được quấn lệch một bên vai với màu sắc vàng sẫm, nâu đỏ, vàng đỏ. Phái Tiểu thừa được truyền bá từ Ấn Độ
sang Sri Lanka rồi đến các quốc gia ở Đông Nam Á như Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nam Việt
Nam,...
Phái Đại Thừa (Bắc tông) nghĩa là “cỗ xe lớn” hoặc “con đường cứu vớt rộng”, cho rằng không chỉ
những tu hành mà cả những người quy y cũng được cứu vớt. Đây là giáo phái phát triển sau, lần đầu xuất hiện
sau kỳ đại hội thứ tư. Theo quan niệm về Phật của phái Đại thừa, Đức Phật là vị thần vạn năng với quyền uy
tuyệt đối. Ngoài Phật Thích Ca còn có: Phật Di Lặc, Phật A Di Đà, Phật Đại Dược Sư,... Phái Đại thừa quan
niệm Niết bàn như thiên đường, tức là vương quốc của các vị Phật, cũng là nơi Cực lạc. Ai cũng có thể thành
Phật với sự cứu độ của Bồ Tát. Về trang phục, các nhà sư thường mặc những trang phục may thành dài, choàng
kín cả hai vai với màu vàng, nâu, lam. Phật giáo Đại thừa được truyền bá từ Ấn Độ sang Tây Tạng, Trung Hoa,
Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam,...
Sau những thế kỉ rất thịnh đạt trong khoảng 1000 năm, từ TK 5 SCN, đạo Phật có biểu hiện suy thoái
dần ở Ấn Độ. Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của Phật giáo bao gồm nguyên nhân bên trong và nguyên nhân
bên ngoài. Về nguyên nhân bên trong, tinh thần bình đẳng xã hội, xóa bỏ phân biệt đẳng cấp của Phật giáo
không được giai cấp thống trị ủng hộ. Giáo lý đạo Phật về sau ngày càng trở nên cao siêu, thần bí, vượt quá
nhận thức của quần chúng. Đồng thời với sự phân hóa thành nhiều tông phái khác biệt như Mật Tông, Thiền
Tông, Phật giáo dần bị lu mờ đi các giáo lý truyền thống. Về nguyên nhân bên ngoài, Đạo Bàlamôn phục hưng
thành Ấn Độ giáo đã bớt khắt khe, nới lỏng đồng thời kế thừa một số ưu điểm của Phật giáo nên dần thu hút
dân chúng. Vào TK VIII, đế quốc Mông Cổ xâm chiếm Ấn Độ, hủy diệt Phật giáo, truyền bá đạo Hồi. Với
những nguyên nhân ấy, đạo Phật dần suy yếu ở Ấn Độ nhưng lại được phát triển ở phần lớn các quốc gia Châu
Á và đã trở thành quốc giáo của một số nước như Xri Lanca, Mianma, Lào, Thái Lan và Campuchia.
5. Kết luận: khẳng định tinh thần nhân văn, hướng thiện + Liên hệ Phật Giáo Việt Nam
Như vậy, Phật giáo trải qua quá trình hình thành, phát triển rực rỡ và suy tàn dần trên mảnh đất Ấn Độ,
được truyền bá sâu rộng sang nhiều quốc gia, trở thành một trong những tôn giáo có đông đảo tín đồ nhất trên
thế giới, vẫn luôn mang bản chất nhân văn, hướng con người đến những điều tốt đẹp, lương thiện như thuở ban
đầu.
Còn đối với Việt Nam, sau gần hai ngàn năm có mặt, đạo Phật đã trải qua nhiều thăng trầm cùng với lịch
sử dân tộc, song thời nào Phật giáo cũng lấy đức Từ bi để giáo hóa chúng sinh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Phật
giáo Việt Nam đã xây dựng cho mình truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Với bản chất
từ bi, yêu tự do, yêu hoà bình, tôn trọng sự sống, GHPGVN hôm nay với phương châm hoạt động “Đạo pháp
- Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” luôn tích cực trong các phong trào tương thân tương ái, giúp đỡ cộng đồng, góp
phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, xây dựng xã hội bình đẳng và văn minh. Mỗi năm,
Giáo hội Phật giáo cả nước đóng góp hàng nghìn tỷ đồng trong bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo,
bảo vệ môi trường, giáo dục, chăm sóc y tế đối với cộng đồng. Nhất là trong giai đoạn phòng, chống dịch
Covid-19 vừa qua, cùng với sự ủng hộ trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm, nhiều tăng, ni đã khoác áo blouse,
tình nguyện vào các tuyến đầu chống dịch, cùng các y, bác sĩ chăm sóc, giúp đỡ người bệnh đang điều trị ở
các bệnh viện dã chiến. Ở khắp mọi miền đất nước, các cơ sở phật giáo, các nhà chùa… thường xuyên, liên
tục có những hoạt động từ thiện, nhân đạo, đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn trong
cuộc sống, tạo dấu ấn mạnh mẽ trong xã hội. Phật giáo tại Việt Nam xứng đáng là một tôn giáo “Hộ quốc - An
dân”.

II. Kitô Giáo ở La Mã


1. Nguyên nhân ra đời/Bối cảnh ra đời
Kitô giáo ra đời vào khoảng đầu công nguyên tại miền Đông La Mã. Kitô giáo có tên gọi gốc là Christo
nghĩa là Chúa cứu thế. Tôn giáo này là sản phẩm của xã hội chiếm hữu nô lệ ở La Mã cổ đại. Kitô giáo ra đời
dựa trên 3 tiền đề là tiền đề xã hội, tiền đề tư tưởng và tiền đề tôn giáo.
Về tiền đề xã hội, vào năm 63 TCN, La Mã đánh chiếm và đàn áp vùng đất Palestin nơi người Do Thái
đang sinh sống. Nhân dân Palestin cơ cực, bế tắc, nảy sinh tâm lý bi quan, chán nản, tuyệt vọng, mất niềm tin
vào tự do, hạnh phúc trong cuộc sống hiện thực. Họ tìm lối thoát trong ảo tưởng về tôn giáo, trông chờ vào sự
cứu giúp của một lực lượng siêu nhiên có thể giúp họ thoát khỏi ách thống trị, xây dựng một vương quốc công
bằng, bình đẳng. Do vậy, vào buổi đầu, Kitô giáo là tôn giáo của những người bị áp bức như nô lệ, dân nghèo
và các dân tộc bị La Mã áp bức, mang bản chất là một tôn giáo thánh thiện, tốt đẹp, vì con người.
Về tiền đề tư tưởng, tư tưởng của phái triết học khắc kỷ với các nội dung như thần thống trị thế giới,
sống nhẫn nhục chịu đựng là đức tính tốt đẹp, mọi người đều bình đẳng, được thịnh hành. Trường phái này
hạn chế tối đa nhu cầu thiết yếu của con người khi cho rằng sống nhẫn nhục, chịu đựng để được cứu vớt. Tuy
nhiên lại phù hợp với tư tưởng của quần chúng bị áp bức lúc bấy giờ.
Về tiền đề tôn giáo, Kitô giáo ra đời dựa trên cơ sở tôn giáo của người Do Thái, thờ độc Chúa Jehovah
- “Chúa cứu thế”. Tôn giáo này được La Mã - vốn theo đa thần giáo - tiếp nhận. Đến năm 65 TCN thì tách ra
thành 1 tôn giáo mới gọi là Kitô giáo.
Như vậy, chính giáo lý của đạo Do Thái, tư tưởng của trường phái khắc kỷ và đời sống cực khổ
không có lối thoát của nhân dân bị áp bức là những yếu tố dẫn đến sự ra đời của đạo Kitô.
2. Giáo lý cơ bản/Học thuyết cơ bản
a. Tiểu sử người sáng lập
Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Kitô là con của Chúa Trời đầu thai vào người con gái đồng
trinh Maria và được sinh ra ở Bétlêhem vào khoảng năm 4 TCN. Đến năm 30 tuổi, Chúa Giêsu vừa truyền đạo,
vừa chữa bệnh, có thể làm cho người chết sống lại. Trong khi truyền đạo, Chúa Giêsu khuyên mọi người phải
nhẫn nhục chịu đựng mọi đau khổ ở đời, sau khi chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn ở thiên đường. Người
tự xưng mình là “Đấng cứu thế” của người Do Thái và bị giới thầy tu Do Thái coi là một “kẻ dị giáo”, nhà
nước La Mã cho rằng Jesus là “tên phản loạn”. Với tư tưởng chống La Mã, vào năm 33 tuổi, Jesus bị nhà nước
La Mã bắt và xử tử.
b. Học thuyết cơ bản:
Các học thuyết của Kitô giáo bao gồm 4 nội dung. Thứ nhất, tuyên truyền sự bình đẳng giữa người với
người, phủ nhận chế độ chiếm hữu nô lệ của xã hội lúc bấy giờ. Thứ hai, tuyên bố đế quốc La Mã là “mụ đàn
bà khổng lồ đầy tội ác chắc chắn sẽ diệt vong”, qua đó khẳng định rằng những ai tin vào điều trên sẽ được sống
sung sướng trong vương quốc của Chúa. Thứ ba, chủ trương không nghi lễ phức tạp, không kiêng kị nghiêm
ngặt, không phân biệt chủng tộc để khẳng định rằng mọi người đều có thể phạm tội, mọi người đều có thể sám
hối và mọi người đều là anh em. Thứ tư, các tín đồ ban đầu sống trong Công xã Kitô, có tinh thần tương thân,
tương ái, coi nhau như anh em trong gia đình, lên án sự giàu có và cho rằng người giàu sẽ không được lên thiên
đàng, đồng thời an ủi, động viên những người nô lệ, quần chúng nhân dân đang bị áp bức.
c. Ý nghĩa xã hội:
Dựa vào những học thuyết cơ bản trên, Kitô giáo là tôn giáo mang tư tưởng về tình yêu, lòng bác ái, sự
bình đẳng đến với quần chúng lao khổ. Đồng thời lên án sự bất công, tàn ác và giả dối của giới cầm quyền
thống trị. Qua đó kêu gọi sự đoàn kết, sẻ chia, tương trợ và xem tất cả các tín đồ đều là anh em.
3. Quá trình truyền bá (Sự thay đổi thái độ của giới cầm quyền La Mã đối với Kitô giáo):
Trong suốt quá trình phát triển, Kitô giáo đã trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ TK I đến đầu
TK IV; giai đoạn thứ hai trong TK IV.
Giai đoạn thứ nhất (TK I đến đầu TK IV), ở giai đoạn này Kitô giáo bị chính quyền La Mã đàn áp
khốc liệt. Sau cái chết của Chúa Jesus, các tông đồ đã bắt đầu đem giáo lý của ngài truyền bá ra ngoài Palestine,
cụ thể ở khu vực Tiểu Á và Hy Lạp. Thánh Paulo sang La Mã để truyền đạo thì thấy ở đây đã có nhiều tín đồ
Kitô giáo. Ban đầu giới cầm quyền La Mã giữ thái độ khoan dung đối với Kitô giáo. Nhưng do Kitô giáo lên
án giới nhà giàu, tức là lên án tầng lớp thống trị trong xã hội và khẳng định đế quốc La Mã sẽ bị diệt vong.
Điều đó khiến giới cầm quyền và quý tộc rất căm ghét và tiến hành đàn áp rất khốc liệt. Tuy nhiên càng đàn
áp thì Kitô giáo càng phát triển. Nguyên nhân là do chế độ chiếm hữu nô lệ càng phát triển thì sự phân hoá giai
cấp trong xã hội càng sâu sắc, sự bần cùng hoá, sự áp bức, đàn áp, bóc lột càng tăng lên, mâu thuẫn giữa chủ
nô và nô lệ càng gay gắt. Do đó, tầng lớp bần cùng càng chống lại người giàu, giới thống trị và càng vững tin
hơn vào Jesus. Cùng với đó là sự hoạt động có hiệu quả của Công xã Kitô. Các tín đồ Kitô giáo đã giúp người
lao động, người nghèo tìm công ăn việc làm để duy trì cuộc sống thường ngày, cùng với nhân dân chống lại
giai cấp thống trị. Do vậy trong thời kỳ đầu, cuộc vận động tham gia Kitô mang một ý nghĩa xã hội rất tích
cực, mang tính chất vận động những người nghèo chống lại chính quyền La Mã áp bức bóc lột. Sau hơn 200
năm truyền bá, Kitô giáo đã tạo được một giáo hội hết sức chặt chẽ, các tín đồ đông đảo và sống chủ yếu tại
các thành phố lớn. Cụ thể, trên toàn lãnh thổ La Mã có khoảng 1800 giáo đường, ở phía Đông La Mã các tín
đồ Kitô giáo chiếm khoảng 1/12 dân số, trong khi đó ở phía Tây các tín đồ chiếm khoảng 1/15 dân số. Tuy La
Mã đã nỗ lực đàn áp Kitô giáo nhưng vào khoảng TK III, Lã Mã đàn áp bất thành. Từ đó, cùng với sự phát
triển của Kitô giáo, giới cầm quyền La Mã cũng quyết định thay đổi chính sách đối với tôn giáo này, mong
muốn được hội nhập và thay đổi chính sách đối với Kitô giáo.
Giai đoạn thứ hai (TK IV), La Mã từng bước thay đổi các chính sách đối với Kitô giáo. Đây là giai
đoạn Kitô giáo được thừa nhận về mặt pháp lý và được công nhận là quốc giáo của La Mã. Năm 311, Hoàng
đế Galerius hạ lệnh đình chỉ việc sát hại các tín đồ Kitô giáo. Kitô giáo được thừa nhận về mặt pháp lý và có
một địa vị bình đẳng với các tôn giáo khác. Năm 313, Hoàng đế Constantin ban bố sắc lệnh tha đạo Milano
khẳng định địa vị hợp pháp của giáo hội Kitô. Năm 325, Hoàng đế Constantin ra lệnh triệu tập Đại hội Kitô
giáo lần thứ nhất. Đại hội đã giải quyết được 2 vấn đề lớn: Thống nhất nội dung của Kinh thánh và chấn chỉnh
tổ chức giáo hội. Sau đại hội này, Kitô giáo được định hướng trở thành một bộ phận trong guồng máy của giai
cấp thống trị La Mã. Năm 337, Hoàng đế Constantin đã chịu phép rửa tội và trở thành vị hoàng đế La Mã đầu
tiên theo Kitô giáo. Đến cuối TK IV, Kitô giáo chính thức trở thành quốc giáo ở La Mã.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Kitô giáo từ chỗ là tôn giáo của những người nghèo, chống lại chính
quyền cai trị, đã trở thành chỗ dựa vững chắc về tinh thần, vật chất của chính quyền La Mã và là một bộ phận
của chính quyền thống trị La Mã.
4. Kết luận + Liên hệ Kitô giáo ở Việt Nam
- Kitô giáo trở thành quốc giáo của Đế quốc La Mã là một sự kiện lớn có tác động toàn diện lên đời sống
người châu Âu: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, tư tưởng… Khi chính thức được công nhận, sự tiến bộ và
tích cực của Kitô giáo không còn, do tôn giáo này đã bị lợi dụng và trở thành công cụ thống trị của nhà nước
La Mã. Suốt thời trung đại, giáo hội Kitô (sau này là giáo hội Thiên Chúa) trở thành chỗ dựa vững chắc cho
chế độ phong kiến ở châu Âu.
- Quá trình hình thành và phát triển đạo Kitô ở nước ta đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Từ một tôn
giáo hoàn toàn xa lạ với Việt Nam, đến nay Kitô giáo là một trong những tôn giáo có số người tin theo lớn thứ
hai (với hơn 7 triệu tín đồ) trong các tôn giáo có mặt tại Việt Nam. Đồng thời khi đạo Kitô vào Việt Nam cũng
đã mang theo nhiều yếu tố văn hóa phương Tây du nhập vào, làm cho văn hóa Việt Nam trở nên phong phú
hơn, phát triển thêm nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật mới, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến sự ra đời của
chữ Quốc ngữ. Kitô giáo còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Các
tu viện, nhà thờ và trường học do Kitô giáo điều hành đã cung cấp một nền tảng giáo dục cho người Việt. Bên
cạnh đó những công trình kiến trúc đặc biệt như các nhà thờ, tu viện và những công trình tôn giáo khác được
duy trì và bảo tồn, đóng góp vào cảnh quan văn hóa và du lịch của đất nước. Cùng với đó là những ngày lễ lớn
của Kitô giáo như ngày lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh… cũng trở thành những ngày lễ quan trọng đối với người
dân Việt Nam. Đặc biệt, Kitô giáo đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc cứu trợ và giúp đỡ những
người dân gặp khó khăn ở Việt Nam. Các tổ chức từ thiện và dòng tu tại Việt Nam thường tham gia vào các
hoạt động từ thiện như xây dựng trường học, bệnh viện, cung cấp nhu yếu phẩm và ủng hộ cho các cộng đồng
nghèo.Cho đến nay đạo Kitô đã có được một nền móng tương đối vững chắc nhờ từng bước hội nhập vào trong
văn hoá Việt Nam theo đánh giá của các nhà khoa học về tôn giáo này.

You might also like