Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 2: Giải thích mỗi khái niệm sau trong quan hệ với quyền chọn mua

a. Delta
b. Gamma
c. Rho
d. Vega
e. Theta
Trả lời:
a. Delta là sự thay đổi trong giá quyền chọn mua đối với một sự thay đổi nhất định
trong giá của cổ phiếu. Nói chính xác Delta chỉ áp dụng khi giá cổ phiếu thay đổi
một lượng rất nhỏ. Delta cũng cung cấp tỷ lệ phòng ngừa rủi ro, cho biết nên nắm
giữ bao nhiêu cổ phiếu (hoặc bán khống) để bảo vệ một vị thế mua (bán) nhất định
trong các quyền chọn mua. Delta nằm giữa 0 và 1, và đến ngày đáo hạn, sẽ hội tụ
thành một quyền chọn là ITM và bằng 0 nếu quyền chọn OTM
b. Gamma là sự thay đổi trong Delta đối với một thay đổi nhất định (một lần nữa là
rất nhỏ) trong giá cổ phiếu. Gamma đo lường rủi ro liên quan đến việc không điều
chỉnh tỷ số phòng ngừa rủi ro để bằng delta. Gamma sẽ lớn khi quyền chọn ở mức
tiền và gần bằng 0 khi quyền chọn ở mức sâu – hoặc ngoài tiền.
c. Rho đo lường sự thay đổi của giá quyền chọn khi lãi suất phi rủi ro thay đổi. Mối
quan hệ gần như tuyến tính và khá yếu. Nói cách khác, giá quyền chọn không
nhạy cảm lắm với lãi suất phi rủi ro.
d. Vega đo lường sự thay đổi của giá quyền chọn đối với sự thay đổi trong biến động.
Mối quan hệ gần như tuyến tính khi quyền chọn là ATM. Giá quyền chọn rất nhạy
cảm với sự biến động
e. Theta là mối quan hệ giữa quyền chọn với thời gian hết hạn. Đối với các quyền
chọn kiểu Châu Âu, Theta là tiêu cực nghĩa là giá quyền chọn sẽ giảm khi sắp hết
hạn.
Câu 6: Một cổ phiếu được định giá $50 với độ bất ổn là 35%. Một quyền chọn mua
với giá thực hiện là $50 có thời gian đáo hạn là 1 năm. Lãi suất phi rủi ro là 5%.
Xây dựng một bảng giá cổ phiếu $5, 10, 15, …,100. Tính toán giá quyền chọn mua
Black-Scholes-Merton và giới hạn dưới quyền chọn kiểu Châu Âu và kiểm tra rằng
giá trị đầu tiên ít nhất cũng lớn bằng với giá trị sau. Sử dụng bảng tính
BSMbin9e.xls hay chương trình Windows dinhgiawin.exe.
Trả lời:
S0 – X.e-rcT = S0 – 50.e-0.05(1)
S0 C Giới hạn dưới C ≥ Giới hạn dưới
5 0 0 yes
10 0 0 yes
15 0 0 yes
20 0.02 0 yes
25 0.15 0 yes
30 0.57 0 yes
35 1.48 0 yes
40 3.02 0 yes
45 5.23 0 yes
50 8.06 2.44 yes
55 11.44 7.44 yes
60 15.25 12.44 yes
65 19.40 17.44 yes
70 23.80 22.44 yes
75 28.38 27.44 yes
80 33.09 32.44 yes
85 37.88 37.44 yes
90 42.74 42.44 yes
95 47.65 47.44 yes
100 52.58 52.44 yes

Câu 7: Cho độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi ghép lãi liên tục của cổ phiếu là 21%.
Bỏ qua cổ tức. Trả lời các câu hỏi sau:
a. Giá trị hợp lý lý thuyết của quyền chọn mua tháng 10 giá thực hiện 165 là bao
nhiêu? Tính toán bằng tay và sau đó tính toán lại sử dụng hoặc là
BSMbin9e.xls
b. Dựa trên đáp số của câu a, đề xuất một chiến lược phi rủi ro.
c. Nếu giá cổ phiếu giảm $1, vị thế quyền chọn sẽ bù trừ cho mức lỗ cổ phiếu
như thế nào?
Trả lời:
a. S0 = 165.13, X = 165, rc = 0.0571, σ = 0.21, và T = 0.2795

( )( )
2
165.13 0.21
ln + 0.0571+ ∗0.2795
d1 = 165 2 = 0.2063
0.21 √0.2795
d2 = 0.2063 – 0.21√0.2795 = 0.0953
N (0.21) = 0.5832
N (0.10) = 0.5398
C = 165.13 (0.5832) – 165e-0.0571(0.2795)(0.5398) = 8.647
b. Giá thực tế là 8.13. Quyền chọn được định giá thấp hơn. Chúng ta nên mua 1.000
quyền chọn mua và bán khống 1.000 (0.5398) = 583 cổ phiếu
c. Đối với mỗi đôla thay đổi trong giá cổ phiếu, giá quyền chọn thay đổi xấp xỉ giá
trị N(d1), delta = 0.583. Vì vậy, nếu 583 cổ phiếu được bán khống giảm giá trị một
đôla, lợi nhuận thu được là 583 dodola, nhưng 1.000 quyền chọn mua sẽ giảm giá
trị 0.583 đôla mỗi quyền. Vì khi ở vị thế mua, chúng ta sẽ mất $583 cho mỗi
quyền chọn. Do đó, khoản lỗ đối với các quyền chọn mua sẽ được bù đắp bằng
khoản lãi trên cổ phiếu bán ra.
Câu 9: Giả định cổ phiếu trả cổ tức $1.10 với ngày giao dịch không hưởng cổ tức là
10/9. Hãy làm lại phần a của câu 7 áp dụng qui trình điều chỉnh cổ tức phù hợp.
Tính toán bằng tay sau đó tính toán lại bằng cách áp dụng hoặc là BSMbin9e.xls.
Trả lời:
Thời gian tính đến ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức là 66 ngày, do đó t =
66/365 = 0.1808.
Giá cổ phiếu: 165.13 – 1.10e-0.0571(0.1808) = 164.041
Trong BSM, ta có:
S0 = 164.041, X = 165, rc = 0.0571, σ = 0.21, và T = 0.2795

( )( )
2
164.041 0.21
ln + 0.0571+ (0.2795)
d1 = 165 2 = 0.1467
0.21 √ 0.2795
d2 = 0.1467 – 0.21√0.2795 = 0.0357
N (0.15) = 0.5596
N (0.04) = 0.5160
C = 164.041 (0.5596) – 165e-0.0571(0.2795)(0.5160) = 8.005

Câu 11: Giả định vào ngày 7/7 cổ phiếu sẽ giao dịch không hưởng cổ tức với mức cổ
tức $2. Giả định rằng quyền chọn là kiểu Mỹ, xác định liệu quyền chọn mua tháng 7
giá thực hiện 160 có được thực hiện hay không. Xác định độ bất ổn lịch sử của cổ
phiếu sử dụng mô hình Black-Scholes-Merton (bỏ qua cổ tức).
Trả lời:
Vào ngày 7/7 sẽ còn 10 ngày nữa nên thời gian đáo hạn sẽ là 10/365 = 0.0274. Ngay sau
khi cổ phiếu được chia cổ tức, giá của nó sẽ giảm xuống còn 163.13. Sau đó, giá quyền
chọn sẽ là:
( )( )
2
163.13 0.21
ln + 0.0503+ (0.0274 )
d1 = 160 2 = 0.6144
0.21 √ 0.0274
d2 = 0.6144 – 0.21√0.0274 = 0.5796
N (0.61) = 0.7291
N (0.58) = 0.7190
C = 163.13 (0.7291) – 160e-0.0503(0.0274)(0.7190) = 4.06
Thực hiện ngay trước khi cổ phiếu chuyển nhượng cổ tức sẽ ròng 165.13 – 160 =
5.13, vì vậy bạn nên thực hiện.

Câu 13: Ước tính độ bất ổn hàm ý của quyền chọn mua tháng 8 giá thực hiện 165.
So sánh đáp án của bạn với đáp án trong câu 12. Sử dụng thử và sai. Dừng khi đáp
án của bạn nằm trong khoảng chênh lệch 0.01 so với độ bất ổn hàm ý thật sự. Sử
dụng bảng tính Excel BSMbin9e.xls
Trả lời:
S0 = 165.13, X = 165, rc = 0.0535, T = 0.126, C = 5.25
Tại σ = 0.20, BSM gần bằng 5.30
Tại σ = 0.19, BSM gần bằng 5.07
Vì vậy biến động trong khoảng 19% đến 20%

You might also like