NHÀ THƠ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

NGUYỄN BỈNH KHIÊM (1491-1585)

I. ĐÁNH GIÁ, NHẬN ĐỊNH


- Nguyễn Bỉnh Khiêm (danh sĩ thời nhà Nguyễn là Phan Huy Chú) là "một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở"
- Nhà nghiên cứu Trần Khuê đã có những đúc kết tinh tế về cuộc đời của ông: "Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất thân từ cửa
Khổng, ông đi ngang qua sân nhà Lão tử, rồi dừng lại trước cửa Thiền, suy ngẫm về giáo lý và đạo lý, cuối cùng ông
đã trở về với đồng ruộng và lũy tre xanh của làng quê Việt Nam, hay nói khác đi, ông đã trở về với dân tộc. Suốt đời
ông, ông đã sống như mình cần sống và đã hành động như mình cần hành động."
II. THỜI ĐẠI, CON NGƯỜI
- Thời đại: Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống gần trọn thế kỷ 16, thời kà Lê - Mạc phân tranh, một thế kỷ nhiều biến
chuyển, mang tầm ảnh hưởng chưa từng có trong lịch sử dân tộc, ông vừa là nhân chứng vừa là nhận tố quan trọng tạo
nên chúng.
- Quê hương: làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.
- Con người:
+ Khi làm quan dưới triều nhà Mạc, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần. Vua không
nghe, ông bèn xin cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ.
+ Khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng "kinh bang kế thế". Đồng thời, ông
vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình quốc công nên có tên gọi là
Trạng Trình
- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thì
tập và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi.
III. ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC
1. Giá trị nội dung
- Mang đậm chất triết lí, giáo huấn. Những sáng tác của ông là bức chân dung của Bạch Vân Cư sĩ với cuộc sống ẩn
dật, thanh nhàn xa rời danh lợi với chốn quan trường ganh đua, thối nát; sống hòa hợp với thiên nhiên, cây cổ và giữ
gìn cốt cách, tâm hồn mình trong sạch, thanh cao.
- Phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
- Mang đậm tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân.
=> Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất trí tuệ, thơ ông là những khát vọng muốn khám phá những quy luật của
thiên nhiên, xã hội và của cả con người, nhằm tự vượt thoát ra khỏi những bế tắc của một thời và có ảnh hưởng sâu sắc
tới tận ngày hôm nay.
2. Giá trị nghệ thuật
- Từ ngữ, hình ảnh tự nhiên, mộc mạc.
- Về phương diện ngôn ngữ thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có những đóng góp đáng kể cho nguồn thi liệu thuần Việt đã
phá vỡ những quy phạm mẫu mực của văn học nghệ thuật phong kiến, tạo nên những mô típ nghệ thuật mới đậm đà
tính dân tộc.
- Giọng thơ nhẹ nhàng hóm hỉnh
IV. KẾT LUẬN
Nguyễn Bỉnh Khiêm là gương mặt thơ xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam và được đánh giá là một cây đại
thụ rợp bóng cả một thế kỉ văn học
HỒ XUÂN HƯƠNG
I. NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ
+ Nhà thơ Xuân Diệu: "Xuân Hương có mấy bài thơ than thân, làm thành một bộ ba song song nhau, bài nảo cũng tiêu
tao, cũng nói ra tự đáy lòng của một phụ nữ"
II. ĐẶC ĐIỂM THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
1. Giá trị nội dung
a. Thơ HXH là tiếng nói tâm tình về bản thân và về giới mình thấm đẫm tính nhân văn của thời đại
- Là tiếng nói cảm thương hướng về nỗi đau khổ riêng của người phụ nữ, của giới mình.
- Đối tượng cảm thương của thơ HXH là người phụ nữ lao động chân lấm tay bùn, người phụ nữ chịu nhiều vất vả,
đắng cay trong cuộc sống
- Nội dung cảm thương: đồng cảm thấm thía với cả nỗi khổ về vật chất và tinh thần của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến xưa
- Những lời tâm tình trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn là tiếng nói khẳng định, đề cao người phụ nữ:
+ Khẳng định và đề cao vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ - nét độc đáo của thơ Xuân Hương. Một loạt hình tượng nói
về thân phận bấp bênh, hẩm hiu của người phụ nữ, nhà thơ chú trọng nêu bật cái đẹp bên trong, cái đẹp tâm hồn của
họ.
+ Đây còn là tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh - ý thức về cá nhân và ý thức về giới mình. Khát vọng của nữ sĩ là bằng
tài năng, bằng sự nghiệp xóa đi quan niệm "trọng nam khinh nữ", đòi lại công bằng cho phụ nữ mà cũng là sự công
bằng của xã hội.
b. Thơ Nôm HXH - tiếng nói "căm hờn và châm biếm sâu cay" vạch trần bản chất giả dối, phi nhân tính của
nhiều loại người trong xã hội.
- Đối tượng trào phúng, đả kích là những kể sống giả dối, phi nhân tính. Không chỉ đứng trên phương diện đạo đức mà
HXH chủ yếu đứng trên phương diện nhân bản để châm biếm, đả kích.
- Vũ khí dùng để châm biếm, đả kích của Xuân Hương chủ yếu là cái tục, nữ sĩ đã dùng cái tục như một thứ kính chiếu
yêu để xé toang sự giả dối, để hạ thấp đối tượng
2. Giá trị nghệ thuật
a. Ngôn ngữ thơ độc đáo, riêng biệt
• Việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ đã biến ngôn ngữ thơ Đường luật vốn cao quý, sang trọng thành
mộc mạc, giản dị, dễ hiểu.
• Việc vận dụng sáng tạo ngôn ngữ đời sống (tiếng chửi, lối nói lấp láy, chơi chữ, lấp lửng...) tạo nên thứ ngôn ngữ thơ
táo bạo, tinh nghịch vô cùng hấp dẫn.
b. Hình tượng thơ đầy tính sáng tạo
- Tất cả hình tượng nghệ thuật trong thơ đều được xây dựng trên một quan niệm thẩm mĩ mới mẻ: cái đẹp là cuộc sống
tự nhiên của con người. Không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu, bởi quan niệm phong kiến.
- Hình tượng nghệ thuật trong thơ HXH là những sáng tạo từ bản thân vào đời sống, từ cá tính độc đáo của nhà thơ
III. NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ
- Thơ Nôm HXH là một hiện tượng độc đáo bậc nhất của nền văn học trung đại Việt Nam
TRẦN TẾ XƯƠNG (1879-1907)
I. NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ
- Nói như tác giả Chu Văn: "Văn chương của Tú Xương nôm na, trong sáng, không cầu kì, ít sử dụng điển tích, điển
cố, ít mượn tiếng nước ngoài, duyên dáng và hóm hỉnh".
II. THỜI ĐẠI
- Cuộc đời ông nằm gọn trong giai đoạn nước mất, nhà tan. Tuổi thơ của Tú Xương trôi qua trong những ngày đen tối
và ký ức về những cuộc chiến đấu của các phong trào khởi nghĩa chống Pháp cũng mờ dần.
- Năm 1897, Pháp đặt nền móng cai trị đất nước, xã hội có nhiều biến động, nhất là ở thành thị. Tú Xương lại sinh ra
và lớn lên ở thành thị vào thời kỳ chế độ thực dân nửa phong kiến được xác lập, nền kinh tế tư bản phát triển ở một
nước thuộc địa làm đảo lộn trật tự xã hội, đảo lộn đời sống tinh thần của nhân dân. Nhà thơ đã ghi lại rất sinh động,
trung thành bức tranh xã hội buổi giao thời ấy và thể hiện tâm trạng của mình.
- Trần Tế Xương sinh ngày 10/8/1871 tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Trần Tế Xương là một nhà thơ
trào phúng - trữ tình nổi tiếng trong nên văn học Việt Nam. Cuộc đời của ông không mấy thuận lợi trong thi cử, trải
qua 8 khoa thi đều hỏng thế nhưng ông vẫn lựa chọn kiên trì đến cùng.
III. ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC
1. NỘI DUNG THƠ VĂN TRẦN TẾ XƯƠNG
a. Thơ Tú Xương phản ánh bức tranh xã hội thực dân nửa phong kiến
Trong thơ ông có hình bóng con người và sinh hoạt của xã hội phong kiến cũ đã bị thực dân hóa. Thơ Tú
Xương là tiếng nói đả kích, châm biếm sâu sắc và dữ dội vào các đối tượng mà ông căm ghét.
• Đả kích bọn thực dân Pháp
• Đối với bọn quan lại, tay sai
• Đối với khoa cử, nho học
Trong bức tranh xã hội của Tú Xương còn có những nho sĩ đi thi, những ông Nghè, ông Cống; có hình ảnh của
trường thi, của một nền nho học đang xuống dốc trầm trọng.
• Phê phán thế lực đồng tiền:
Trước Tú Xương, nhiều tác giả Việt Nam cũng như nước ngoài đã lên án sức mạnh đồng tiền. Nó chi phối tư
tưởng và hành động của con người. Đến thời Tú Xương, đồng tiền lại một lần nữa gây đảo điên xã hội nhất là ở thành
thị. Nó làm cho đạo đức suy đồi từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội.
• Lên án những thói hư tật xấu của thời
b. Thơ Tú Xương là tiếng nói tâm tình trĩu nặng, đau xót
• Nỗi lo lắng thầm kín của Tú Xương trước vận mệnh đất nước:
• Nỗi đau xót về bản thân và thời cuộc:
- Về bản thân: Gánh nặng đeo đẳng nhà thơ suốt đời là nợ lều chõng. Ban đầu hỏng thi, ông còn cười cợt, tự nghĩ
cách để an ủi mình. Nhưng các khoa thi sau ông càng chán nản, thất vọng, đau buồn
- Về cảnh nghèo: Qua thơ ông, gia cảnh nhà ông hiện lên rất ảo não và bi thiết. Nhà thơ thấm thía cảnh chạy ăn, vay
nợ ….
2. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
a. Thơ trào phúng của Tú Xương hết sức đa dạng và phong phú.
- Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật, Tú Xương sử dụng tiếng cười làm vũ khí.
- Ở Tú Xương không có cái nhàn nhạt, cái lưng chừng, cười là cười phá, chửi là chửi độc, chua chát đến ứa mật, ứa
máu.
- Tiếng cười của ông là sự phê phán của một lý trí và cảm xúc nhạy bén của con tim nên tiếng cười trào phúng của Tú
Xương rất chắc, hiệu quả cao.
b. Thơ trữ tình của Tú Xương:
- Lời thơ nhuần nhuyễn, ý thơ gần gũi, sâu lắng.
- Đề tài thơ trữ tình của Tú Xương tuy không phong phú và đa dạng như thơ trào phúng nhưng cũng rất sâu sắc và
đậm đà.
- Nhà thơ sử dụng nhiều chi tiết từ cuộc sống nên tứ thơ rất sinh động, nhiều chi tiết xác thực như bản thân đời sống.
c. Sự kết hợp hai yếu tố hiện thực và trữ tình:
Nói về sự kết hợp giữa hai yếu tố hiện thực và trữ tình trong một bài thơ, Nguyễn Tuân cho rằng: Sở dĩ thơ Tú Xương
không bị tắt gió, không bị bay ra khỏi là vì thơ Tú Xương đã đi bằng hai chân hiện thực và lãng mạn, là vì thi pháp của
Tú Xương phối hợp cả hiện thực và trữ tình.
d. Ngôn ngữ và chất liệu dân gian:
• Ngôn ngữ:
- Tủ Xương là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh. Ngôn ngữ giản dị, chính xác, uyển chuyển,
gợi hình và có tính chất dân gian. Sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, tươi mát, tự nhiên mà vẫn thanh nhã
• Chất liệu dân gian:
- Nhiều thành ngữ dân gian, ca dao đã đi vào thơ Tú Xương bằng sự sáng tạo riêng.
IV. KẾT LUẬN
- Thơ của Tú Xương có giá trị hiện thực cao. Thơ Tú Xương là tiếng nói, là nỗi lòng của tầng lớp nho sĩ đang đứng
giữa thời cuộc không đành tâm theo giặc cũng không cầm vũ khí chống giặc.

You might also like