Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG 1: Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng của hoá lý và một số

đại lượng nhiệt động cơ bản


1. Các trạng thái, quá trình, hàm, thông số trong hóa lý: nêu được bản chất và phân
biệt được sự khác biệt giữa các đại lượng
2. Phân biệt các loại hệ trong hóa lý
3. Viết được biểu thức của nguyên lý 1; nguyên lý 2 nhiệt động lực học; ý nghĩa
4. Nội năng, enthalpy, entropy, thế đẳng áp đẳng nhiệt, thế đẳng tích đẳng nhiệt,
hóa thế: biểu thức, xuất xứ, ý nghĩa
5. Một số định luật, phương trình nhiệt động học cơ bản: định luật Hess, phương
trình Kirchhoff, phương trình van’t Hoff về hằng số cân bằng; phương trình
Gibbs - Helmholtz, phương trình Clausius - Clapeyron: nội dung biểu thức, vận
dụng trong một số trường hợp (nội dung 6)
6. Vận dụng các biểu thức nhiệt động học và kiến thức để giải thích được bản chất
nhiệt động học một số hiện tượng, quá trình hóa lý: nóng chảy, kết tinh, hóa hơi,
thẩm thấu, hòa tan, chuyển chất giữa 2 pha do chênh lệch nồng độ

CHƯƠNG 2: Đại cương về phân bố, sự phân bố của chất tan giữa hai pha lỏng
không đồng tan

1. Trình bày khái niệm cơ bản về phân bố


2. Trình bày định nghĩa phân bố và đặc điểm của hệ số phân bố
3. Vận dụng công thức tính hệ số phân bố để giải một số bài tập liên quan đến hệ
số phân bố
4. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số phân bố
5. Trình bày hệ số phân bố dầu nước và ý nghĩa
6. Trình bày một số hạn chế của hệ số phân bố
7. Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số phân bố dầu nước để giải các bài tập
liên quan, ví dụ ảnh hưởng của pH đến hệ số phân bố dầu nước.
8. Trình bày các phương pháp xác định hệ số phân bố, ưu và nhược điểm.
9. Trình bày phương pháp chiết pha lỏng.
10. Vận dụng phương pháp chiết pha lỏng để giải các bài tập liên quan đến phương
pháp chiết pha lỏng.

CHƯƠNG 3: Các trạng thái tồn tại và tính chất lý hóa đặc trưng
1. Trình bày đặc điểm và tính chất lý hóa đặc trưng của trạng thái rắn:
 Trạng thái kết tinh
 Tính chất đa hình
 Quá trình kết tinh và các yếu tố ảnh hưởng tới dạng thù hình
 Trạng thái vô định hình
 Nhiệt độ và nhiệt lượng nóng chảy chất lỏng.

2. Trình bày đặc điểm và tính chất lý hóa đặc trưng của trạng thái lỏng
 Các phương pháp hóa lỏng và chế phẩm phun mù
 Áp suất hơi của chất lỏng
 Nhiệt độ sôi của chất lỏng

3. Trình bày đặc điểm và tính chất lý hóa đặc trưng của trạng thái siêu tới hạn
4. Trình bày các khái niệm về pha, cân bằng pha, chất hợp phần, cấu tử, bậc tự do
5. Trình bày điều kiện cân bằng pha.
6. Trình bày qui tắc pha Gibbs và ý nghĩa
7. Phân tích được giản đồ pha 1 cấu tử
8. Trình bày được những ứng dụng của giản đồ pha 1 cấu tử

CHƯƠNG 4: Sự hấp phụ lên bề mặt rắn


1. Trình bày khái niệm hấp phụ, chất hấp phụ, chất bị hấp phụ, và cân bằng hấp
phụ. Phân biệt hấp phục vật lý và hấp phụ hóa học.
2. Phân tích đặc điểm của đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của chất khí lên bề
mặt rắn
3. Phân tích đặc điểm của đường hấp phụ đẳng nhiệt BET của chất khí lên bề mặt
rắn. So sánh đường hấp phụ khi có và không có ngưng tụ mao quản
4. Phân tích đặc điểm của đường hấp phụ đẳng nhiệt Temkin của chất khí lên bề
mặt rắn. So sánh đường hấp phụ khi có và không có ngưng tụ mao quản.
5. Phân tích một ứng dụng của hấp phụ chất khí lên bề mặt rắn.
6. Phản hập phụ là gì? Phân tích nguyên nhân của sự phản hấp phụ.
7. Trình bày hiện tượng và nêu các đặc điểm của sự hấp phụ chất tan lên bề mặt
rắn.
8. So sánh các đặc điểm của hấp phụ chất khí lên bề mặt rắn và hấp phụ chất tan
lên bề mặt rắn.
9. Trình bày hiện tượng hấp phụ lên bề mặt lỏng. Nêu khái niệm và đặc điểm cấu
tạo của chất diện hoạt.
10. Nồng độ tới hạn tạo micelle là gì? Giải thích cơ sở lý thuyết của ít nhất 2
phương pháp xác định nồng độ tới hạn tạo micelle
11. Giải thích cơ chế làm tăng độ tan của các chất diện hoạt.
12. HLB là gì, công thức tính HLB và ý nghĩa của HLB trong lựa chọn chất hoạt
động bề mặt phù hợp.

CHƯƠNG 5: Sự điện phân, phân ly và độ dẫn điện của dung dịch điện ly
I - Lý thuyết
1. Trình bày phương pháp xác định hệ số hoạt độ của ion trong dung dịch điện ly
theo thuyết Debye-Huckel
2. So sánh vật dẫn loại 1 và vật dẫn loại 2
3. Trình bày thuyết điện ly Arrhenius, hệ số phân ly và hằng số phân ly của chất
điện ly trong dung dịch.
4. Trình bày khái niệm, biểu thức và phương pháp xác định các đại lượng độ dẫn
điện.
5. Độ dẫn điện độc lập của ion: thiết lập biểu thức và các hệ quả của biểu thức?
6. Trình bày phương pháp thực nghiệm xác định độ dẫn điện đương lượng giới hạn
() của các chất điện ly mạnh.
7. Trình bày ứng dụng của phương pháp phân tích độ dẫn điện
II – Bài tập minh họa
8. Tính hệ số hoạt độ của dung dịch Natri phenobarbital 0,004 M ở 25°C, biết rằng
dung dịch này đã được thêm NaCl để có lực ion 0,09.
9. Dung dịch đệm phosphat có nồng độ 0,3 M K2HPO4 và 0,1 M KH2PO4. Tính lực
ion của dung dịch.
10. Điện trở của dung dịch KCl ở 298K trong một bình đo độ dẫn điện đo được là
457,3 . Biết độ dẫn điện riêng của dung dịch trên là 2768 µS.cm -1. Dùng bình
này để đo điện trở của dung dịch chứa 0,555 gam CaCl 2 trong 1 lít, điện trở đo
được là 1050 . Tính hằng số bình và độ dẫn điện đương lượng của dung dịch
CaCl2
11. Điện trở của dung dịch BaCl2 ở 25oC (bình đo có hằng số bình 1,5 cm-1) phụ
thuộc vào nồng độ được cho ở bảng dưới đây:
C(mol/l) 0,0002 0,0005 0,001

R() 27520 11160 5680

Xác định giá trị độ dẫn điện đương lượng ở pha loãng vô hạn của BaCl2 ở
nhiệt độ trên?
12. Cho các dữ kiện sau ở 25oC:
(µS.cm-1)
C(mol/l)
HCl NaCl CH3COONa
0,0005 211,37 62,25 44,6
0,001 421,36 123,74 88,5
0,01 4120 1185,1 837,6

Xác định  của acid acetic ở nhiệt độ đã cho. Biết rằng dung dịch CH3COOH
0,012M ở cùng nhiệt độ có độ dẫn điện đương lượng là 14,3 S.đgl- 1.cm2. Tính
độ phân ly và hằng số điện ly của acid.
13. Ở 25oC độ dẫn điện riêng của dung dịch AgCl bão hoà bằng 2,68 µS.cm-1, độ
dẫn điện riêng của nước nguyên chất bằng 0,86 µS.cm-1. Độ dẫn điện đương
lượng giới hạn của dung dịch AgNO3, HCl, HNO3 ở 25oC lần lượt bằng 133; 426
và 421 -1.đgl-1.cm2. Tính tích số tan và độ tan (g/l) của AgCl ở nhiệt độ đã cho.

You might also like