Thế Giới Đang Biến Đổi Và Tư Duy Mới Về "Bàn Tay Nhà Nước"

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

22 BÀI TẠP CHÍ

THẾ GIỚI ĐANG BIẾN ĐỔI VÀ TƯ DUY MỚI VỀ “BÀN TAY NHÀ
NƯỚC”
Nguyễn Minh Phong
Hơn 10 năm trước đây, sự đổ vỡ bất ngờ và mau chóng của hệ thống kinh
tế kế hoạch hóa tập trung cao độ theo mô hình Xô Viết cũ và cơn bão khủng
hoảng tài chính phố Wall đã chính thức gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh toàn
cầu báo hiệu một thế giới đang biến đổi, không có ngoại lệ ”miễn dịch đổ vỡ”
cho bất kỳ một tập đoàn - “đại gia” kinh tế, tài chính nào, cũng như cho bất kỳ
một thể chế kinh tế - chính trị nào khi không tôn trọng các quy luật kinh tế -
xã hội khách quan, do đó, đòi hỏi một tư duy mới thích ứng về “bàn tay quản
lý kinh tế của Nhà nước” - trong từng quốc gia, cũng như trên phạm vi thế
giới.
1. Thế giới đang biến đổi
Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, thế giới đang biến
chuyển mạnh mẽ cả về lượng và chất, với các xu hướng chủ yếu:
Thứ nhất, tăng cường đối thoại, vừa cạnh tranh vừa hợp tác, phụ thuộc và
chế định lẫn nhau trong quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa, đồng nhất hóa
môi trường kinh doanh, hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả vận hành
của các nguyên tắc và thiết chế thị trường mở.
Thứ hai, tăng cường quá trình tái cấu trúc mới, đa dạng hóa và đa cực hóa
về trung tâm, mô hình, động lực và cả mục tiêu phát triển, đa phương hóa việc
quản lý và giải quyết các vấn đề của mỗi quốc gia cũng như quốc tế.
Thứ ba, chu kỳ kinh tế tư bản chủ nghĩa không mất đi và có sự rút ngắn
khoảng cách giữa các chu kỳ, sự “mờ dần” ranh giới giữa các giai đoạn của
một chu kỳ; ngày càng có sự gắn kết sâu đậm và tác động qua lại nhạy cảm và
trực tiếp hơn giữa khủng hoảng chu kỳ kinh tế và khủng hoảng cơ cấu,...
2. Tư duy mới về “bàn tay Nhà nước”
Nếu như sự lạm dụng cho vay dưới chuẩn và sự bùng nổ các công cụ nợ
phái sinh trên thị trường tài chính toàn cầu, đã gây ra tình trạng đầu cơ quá
mức và mất khả năng thanh toán trên thị trường bất động sản là căn nguyên
trực tiếp, thì chính các thể chế thị trường tự do cao độ, thiên vị các lợi ích cá
nhân và cục bộ, nới lỏng kiểm soát ở Mỹ mới là căn nguyên sâu xa và chủ yếu

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216


22 BÀI TẠP CHÍ

gây ra khủng hoảng và bản thân các thể chế này cũng tỏ ra đang bất lực trước
cơn đại hồng thủy. Theo gương Mỹ, “liệu pháp bàn tay Nhà nước” lan rộng
nhanh chóng đến một loạt nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
Thực tế đã, đang và còn cho thấy sức mạnh mù quáng khó lường của thị
trường khi thiếu hoặc chậm sử dụng “bàn tay Nhà nước” mạnh. Định kiến về
nước Mỹ như một pháo đài tài chính bất khả xâm phạm dường như đang lay
động tận gốc; đặc biệt, giá trị và sức hấp dẫn của “mô hình Mỹ” đã, đang và sẽ
càng nhạt nhòa …Tư duy mới về “bàn tay của Nhà nước” trong một thế giới
đang biến đổi ngày càng đậm nét dần...
Tư duy mới về “bàn tay Nhà nước” đang và sẽ ngày càng trở nên rõ nét,
bao quát và chi phối toàn diện các hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội quốc gia và quốc tế, với các biểu hiện và yêu cầu chủ yếu sau:
1. Không duy ý chí, giáo điều, cực đoan, hoặc quá nhấn mạnh và tuyệt đối
hóa vai trò chỉ huy tập trung, mang tính áp đặt một chiều của Nhà nước, hoặc
thả nổi hoàn toàn và đặt toàn bộ quá trình phát triển kinh tế theo sự dẫn dắt có
tính đầu cơ, mù quáng, “bầy đàn” cao của các tín hiệu và sức mạnh thị trường
tự do, nhấn mạnh lợi ích tư nhân, cục bộ và ngắn hạn...
2. Chủ động tham khảo, đan xen và phối hợp chính sách giữa các quốc gia
trong phạm vi khu vực, cũng như toàn cầu với mức tăng tiến cùng chiều với sự
gia tăng khối lượng trao đổi quốc tế song phương và đa phương, coi trọng các
yêu cầu và thúc đẩy hoàn thiện các định chế quốc gia và quốc tế quản lý các
quá trình phối hợp và trao đổi đó, để gia tăng sức mạnh, khả năng và hiệu quả
giải quyết các vấn đề quốc gia, khu vực và toàn cầu.
3. Vai trò đầu tư trực tiếp, cũng như là trụ cột phát triển của Nhà nước ngày
càng giảm hoặc được định hướng hỗ trợ phát triển đầu tư tư nhân, song Nhà
nước có vai trò ngày càng to lớn trong cuộc chiến với các chấn động cơ cấu
hoặc chu kỳ kinh tế bột phát, nhất là khủng hoảng tài chính - ngân hàng, dù nó
xảy ra ở trong nước hay nước ngoài, nguyên nhân không trực tiếp từ sai lầm
của Chính phủ hoặc trong khu vực kinh tế nhà nước.
4. “Bàn tay” điều chỉnh của Nhà nước cần chuyển dịch theo hướng giảm
can thiệp hành chính, trực tiếp, để chuyển sang phương thức can thiệp gián
tiếp, có tính định hướng và giám sát nhiều hơn, vừa tuân thủ các yêu cầu và lợi
ích thị trường, vừa không làm xấu đi sự ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm hài

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216


22 BÀI TẠP CHÍ

hòa các lợi ích trong quá trình phát triển, nhất là không lạm dụng sức chịu
đựng và đổ gánh nặng khủng hoảng lên người dân, người tiêu dùng.
Tóm lại, thế giới mới đang định hình, đòi hỏi tư duy mới thích ứng về bàn
tay quản lý của Nhà nước trong khi thực hiện các nguyên tắc kinh tế thị trường,
tránh các thái cực cực đoan trong nhận thức, tăng cường sự phối hợp đồng bộ
các công cụ và cấp độ quản lý, giám sát chặt chẽ và chủ động xử trí kịp thời các
các tác động mặt trái của chính sách lựa chọn trong thực tiễn bằng hợp lực của
sức mạnh tổ chức và tài chính trong và ngoài nước, với vai trò trung tâm là Nhà
nước.
3. “Bàn tay Nhà nước” ở Việt Nam
Thực tế cho thấy, “bàn tay Nhà nước” Việt Nam về cơ bản đã đón nhận và
bắt nhịp được với các xu thế chung của thế giới, nhờ đó đã góp phần chèo lái
đúng hướng và vững vàng con thuyền kinh tế Việt Nam vượt bao thác ghềnh,
khó khăn và thách thức to lớn, củng cố thế và lực trên hành trình vươn ra đại
dương, hội nhập cùng bạn bè năm châu, bốn biển…
Để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, vượt qua các cuộc khủng hoảng, liệu
pháp “bàn tay Nhà nước” ở Việt Nam cần được hoàn thiện theo một số
phương hướng và nội dung trọng tâm sau:
1. Tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về một số vấn đề lớn và mới
trong chủ trương phát triển và quản lý Nhà nước.
2. Tôn trọng yêu cầu khách quan của các quy luật và quy trình quản lý kinh
tế, các cam kết hội nhập và sự hài hoà các lợi ích phát triển, không ngừng cải
thiện môi trường kinh doanh.
3. Coi trọng công tác dự báo, thông tin, phản biện chính sách trong quản lý
nhà nước.
4. Đảm bảo sự gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với quan tâm phát
triển văn hóa, giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội - môi trường, nâng cao chất
lượng và yêu cầu phát triển bền vững.
Nhà nước cần quan tâm bảo đảm hài hoà các lợi ích trong quá trình phát
triển, giảm thiểu cách biệt giữa các tầng lớp xã hội, các vùng và lĩnh vực; ưu
tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các hoạt động đảm bảo xã hội có

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216


22 BÀI TẠP CHÍ

tổ chức công bằng và hiệu quả; nâng cao văn hoá quản lý và văn hóa kinh
doanh...
Thế giới đang và sẽ biến đổi nhanh chóng, trước được các xu hướng phát
triển của tương lai và thích ứng hiệu quả với chúng thì người đó sẽ chiến
thắng.

3.Quan điểm của tác giả so với môn LLNN&PL về vấn đề trên:
Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, thế giới đang
biến chuyển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Nếu như sự lạm dụng cho vay dưới
chuẩn và sự bùng nổ các công cụ nợ phái sinh trên thị trường tài chính toàn
cầu, đã gây ra tình trạng đầu cơ quá mức và mất khả năng thanh toán trên thị
trường bất động sản là căn nguyên trực tiếp. Nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia
phát triển trên thế giới ngày càng tìm thấy tiếng nói chung, cùng nhấn mạnh
giải pháp căn bản cho cuộc khủng hoảng hiện nay là phải “tìm ra được một sự
cân bằng mới giữa vai trò của Nhà nước và thị trường”. Tư duy mới về “bàn
tay của Nhà nước” trong một thế giới đang biến đổi ngày càng đậm nét dần...
Để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, vượt qua các cuộc khủng hoảng, liệu
pháp “bàn tay Nhà nước” ở Việt Nam cần được hoàn thiện theo một số
phương hướng và nội dung trọng tâm. Thế giới đang và sẽ biến đổi ngày càng
nhanh chóng, ai có thể đoán trước được xu hướng phát triển của tương lai và
thích ứng hiệu quả với chúng thì người đó sẽ chiến thắng.
4.Quan điểm của em về vấn đề trên:
Theo em, em đồng tình với việc nhìn nhận về “bàn tay nhà nước” trong
thời đại thế giới đang không ngừng biến đổi là việc cần thiết và đáng được
quan tâm. Và điều cần chú trọng hơn nữa là cần nhìn nhận về vấn đề này như
thế nào? Trong bài viết trên tác giả Nguyễn Minh Phong cũng đã đưa ra một
số quan điểm về cách nhìn nhận đó và cũng đã phần nào làm rõ cũng như định
hướng về cách giải quyết vấn đề trên. Tuy nhiên, để thực hiện hóa những việc
trên ở nước ta là việc khá khó và cần một thời gian dài để triển khai được hết
chúng. Vì vậy, em nghĩ cần có một giải pháp thiết thực hơn cũng như dễ áp
dụng trong tương lại gần sẽ có hiệu quả hơn cho việc nhìn nhận này.

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216

You might also like