kỹ thuật điện tử

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Phương pháp hãm động năng cho động cơ không đồng

bộ ba pha và phạm vi áp dụng


MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................i
PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP HÃM ĐỘNG NĂNG CHO ĐỘNG CƠ
KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA......................................................................1
1.1. Hãm động năng...............................................................................................1
1.1.1 Hãm động năng kích từ độc lập...............................................................1
1.1.1.1 Mạch hãm động năng kích từ độc lập.................................................1
1.1.1.2. Nguyên lý hãm động năng sử dụng điện một chiều............................2
1.1.1.3 Biểu đồ hãm động năng kích từ động lập M =fω................................3
1.1.1.4 Phân tích yếu tố dòng điện một chiều với đặc tính hãm động năng. . .4
1.1.1.5 Ưu điểm và nhược điểm của mạch.......................................................5
1.1.2. Hãm động năng tự kích từ......................................................................5
1.1.2.1 Mạch hãm động năng tự kích từ..........................................................5
1.1.2.2. Nguyên lý mạch hãm động năng tự kích từ.......................................5
1.1.2.3. Biểu đồ giải thích quá trình tự kích với tụ điện..................................6
1.1.2.4. Kết luận..............................................................................................7
1.2. Vai trò của hãm động năng...........................................................................7
PHẦN 2: PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA HÃM ĐỘNG NĂNG..................7
2.1. Ứng dụng...................................................................................................7

i
ii
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP HÃM ĐỘNG NĂNG CHO ĐỘNG CƠ


KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA

1.1. Hãm động năng

1.1.1 Hãm động năng kích từ độc lập

1.1.1.1 Mạch hãm động năng kích từ độc lập

Hình 1.1. a) và b) kết nối 2 đầu dây


- Các cách đấu dây dòng DC vào hai trong ba pha của động cơ mắc hình sao
(Y) hoặc tam giác ( Δ ). (S.A.Chudhury & S.P.Hasings,, 1964)
- Nguyên tắc chỉ cần đấu 2 trong 3 pha của động cơ.

Hình 1.2. Mạch hãm động năng sử dụng dòng điện 1 chiều thông qua mạch chỉnh lưu.

1
- Trong mạnh này stator hãm động năng nhờ cung cấp dòng DC được
chuyển trực tiếp từ dòng AC của nguồn qua mạch chỉnh lưu.

1.1.1.2. Nguyên lý hãm động năng sử dụng điện một chiều

- Khi cắt stator động cơ không đồng bộ ra khỏi lưới điện bằng cách mở
contactor K11 và đóng contactor K12 để cấp vào nguồn một chiều (DC) độc
lập trên sơ đồ hình 1.2.a). Do động năng tích lũy trong động cơ, cho nên
động cơ vẫn tiếp tục quay.
- Khi cắt stator động cơ khỏi nguồn xoay chiều và đóng và nguồn một chiều
thì dòng một chiều này sẽ sinh ra một từ trường đứng yên Φ so với stator
(hình 1.2.b). Rotor động cơ do quán tính vẫn quay theo chiều cũ nên các
thanh dẫn rotor sẽ cắt từ trường đứng yên nên xuất hiện trong chúng một suất
điện động e 2. Vì rotor kín mạch nên e 2 sinh ra i 2 cùng chiều. Chiều của e 2 vài 2
xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải, ‘+’ khi e 2 có chiều đi vào và ‘·’ khi
đi ra. Sự tương tác giữa dòng i 2 và Φ tạo nên sức từ động F có chiều xác
đinh theo quy tác bàn tay trái. Lực F sinh ra moment hãm có chiều ngược với
chiều quay của rotor làm cho rotor quay chậm lại và sức điện động e 2 cũng
giảm dần.
- Lưu ý:

+ Ta phải ngắt nguồn xoay chiều đi xong mới được đóng nguồn một chiều, nếu
làm ngược lại mạch sẽ bị chập gây ra chập, cháy.

+ Khi động cơ đã dừng, ta phải ngắt điện dòng một chiều vì khi đó dòng điện
một chiều không còn tác dụng hãm động cơ mà chỉ làm nóng các sợi dây của
stator (do điện trở của cuộn dây stator rất thấp mà dòng điện chạy qua lớn )
gây ra chập, cháy.

- Trong hãm động năng kích từ độc lập từ thông Φ có giá trị không đổi còn ở
hãm động năng tự kích từ thì Φ có giá trị biến đổi.. (GS.TSKH. Thân Ngọc
Hoàn, 2005)

2
a) b)
Hình 1.2.a) Sơ đồ nguyên lý động cơ dị bộ hãm động năng kích từ độc lập.
b) Nguyên lý tạo moment hãm động năng động cơ dị bộ.

1.1.1.3 Biểu đồ hãm động năng kích từ động lập M =f ( ω )

- Nếu trước khi hãm, động cơ làm việc tại điểm làm việc với tốc độ cao
(Operating point) trên đặc tính cơ 1 thì khi hãm động năng, động cơ chuyển
sang làm việc góc phần tư thứ IV trên đường đặc tính làm việc.
- Đặc tính hãm động năng của động cơ xoay chiều 3 pha KĐB có dạng như
hình vẽ. Tốc độ động cơ giảm dần theo đặc tính về O trên đoạn đặc tính hãm
động năng . Tại điểm O, động cơ sẽ dừng hẳn, tốc độ dừng sẽ nhanh hơn so
với bình thường. Điện trở mạch roto và dòng kích từ cấp cho stato lúc hãm
động năng có ảnh hưởng tới dạng đặc tính cơ khi hãm. (D.C.White &
H.H.Woodson,, 1959)

3
Hình 1.3. Đặc tính hãm động năng kích từ độc lập
1.1.1.4 Phân tích yếu tố dòng điện một chiều với đặc tính hãm động năng

Hình 1.4. Đặc tính cơ hãm động năng kích từ độc lập
- Khi khảo sát đường cong M =f ( ω ) cho ta kết quả:
'
¿ R2
ω th = '
X μ+ X2
2 2
3I p Xμ
M 1= '
2 ω0 .(X μ + X 2 )
2M1
M= ¿
ω ¿ ωth (1) (P.L.Alger, 1970)
¿ + ¿
ωth ω

4
- Phương trình (1) là phương trình đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ khi
hãm động năng kích từ độc lập.
- Các đường đặc tính hãm động năng được biểu diễn trên hình 1.4 với đường
(1), (2) có cùng điện trở R'2 nhưng M th2 > M th1 nên dòng một chiều tương ứng
I mc2 > I mc1. Đường (2) và (3) có cùng dòng một chiều nhưng R'2 lại khác nhau
¿ ¿
nên ω th1 <ω th2 .
- Như vậy, khi thay đổi điện trở phụ trong mạch rotor hoặc dòng điện một
chiều trong stator động cơ không đồng bộ khi hãm động năng sẽ thay đổi
được vị trí của đặc tính cơ.
1.1.1.5 Ưu điểm và nhược điểm của mạch

- Ưu điểm : Hãm dừng nhanh,chính xác.


- Nhược điểm : Phải sử dụng nguồn một chiều DC qua máy biến áp và khi
động cơ chưa hoạt động, ấn nút dừng thì vẫn cấp nguồn 1 chiều DC vào động
cơ có thể gây đoản mạch.
1.1.2. Hãm động năng tự kích từ

1.1.2.1 Mạch hãm động năng tự kích từ

Hình 1.5. a) Mạch mắc tụ điện hình tam giác ( Δ )


b) Mạch mắc tụ điện hình sao (Y)
- Trong phương pháp này, ba tụ điện được kết nối cố định qua các cực của
động cơ. Giá trị của tụ điện được chọn sao cho khi ngắt ra khỏi đường dây,
động cơ hoạt động như một máy phát điện cảm ứng tự kích.

5
1.1.2.2. Nguyên lý mạch hãm động năng tự kích từ

- Động cơ đang hoạt động ở chế độ động cơ ( contactor K11 đóng), động cơ
được cấp nguồn trực tiếp từ nguồn. Khi contactor K11 mở, mạch sẽ chuyển
sang hãm động năng tự kích từ. Khi đó dòng điện một chiều (DC) không
phải từ nguồn điện một chiều bên ngoài mà sử dụng ngay năng lượng của
động cơ thông qua bộ tụ điện ở mạch stator mắc theo hình tam giác ( Δ ) hoặc
hình sao (Y). (Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, & Nguyễn Thị Hiền,
2005)

(Lê Ngọc Trúc, 2021)


Hình 1.6. Mạch hãm động năng tự kích với tụ điện mắc hình sao
1.1.2.3. Biểu đồ giải thích quá trình tự kích với tụ điện

Hình 1.7. Biểu đồ quá trình tự kích trong điều kiện không tải

6
- Đường cong A là đường cong từ hóa không tải của máy điện ở tốc độ nhất
định và đường B biểu thị cường độ dòng điện qua tụ điện.
- Tụ điện cung cấp dòng điện phản kháng cần thiết để kích từ. Hoạt động xảy
ra tại điểm C là phần giao giữa hai đặc tính. Khi tốc độ giảm, giá trị của E
đối với cùng một dòng từ hóa giảm và nhận được đặc tính từ hóa mới a. Mặt
khác dộ dốc của đặc tính E với Ic tăng lên tạo ra đặc tính mới b. Giao điểm
của hai đường cong bây giờ xảy ra tại c. Do đó, tốc độ giảm trong khi dịch
chuyển đường cong từ hóa xuống, độ dốc của điện áp tụ điện so với đường
cong dòng điện tăng lên. Ở tốc độ tới hạn nhất định, thường là cao, hai
đường cong không thể cắt nhau và do đó máy không tự kích thích và
moomen phanh giảm xuống bằng không. Đặc tính tốc độ mô – men xoắn khi
phanh tự kích thích được thể hiện trên hình 1.7.(b)
- Trạng thái hãm động năng ở góc phần tư II của mặt phẳng M( ω). Độ lớn mô
-men ứng với tốc độ ω. Tốc độ ω giảm thì mô men cản cũng giảm dần đến
điểm 0. (M.G.Say, 1976)
1.1.2.4. Kết luận

- Hãm động năng tự kích từ có nguyên lý giống với mạch kích từ động lập,
đều sử dụng dòng điện DC để hãm. Nhưng mạch tự kích từ có ưu điểm là
không phụ thuộc vào nguồn. Nhược điểm là phải thiết kế được tụ điện sao
cho lượng điện tích phải vừa đủ để dừng động cơ, tránh thường hợp tụ điện
đã phóng hết điện mà động cơ chưa dừng hoặc phóng chưa hết mà động cơ
đã dừng.
1.2. Vai trò của hãm động năng

- Khi động cơ hoạt động bình thường, sẽ không có vấn đề gì xảy ra, nhưng khi
động cơ thực hiện giảm tốc độ đột ngột hoặc dừng (hãm) động cơ. Các động
cơ thường sẽ sản sinh ra một năng lượng điện nhất định. Nếu năng lượng này
không được triệt tiêu nó có thể gây hư hại một số thiết bị được đấu nối với
nó hoặc lưới điện làm cho nó bị hư hỏng. Vì vậy vấn đề triệt tiêu năng lượng
sản sinh bởi động cơ được đặt ra. Và ở thời điểm hiện tại, một trong những
phương pháp triệt tiêu năng lượng này là dùng dòng một chiều (DC) sẽ sinh
ra từ trường đứng yên, tạo ra lực để giữ roto động cơ. Phương pháp đó được
gọi là phương pháp hãm động năng
- Giúp động cơ triệt tiêu năng lượng sản sinh ra khi thực hiện hãm, bảo vệ các
thiết bị liên quan.
- Giúp cho những động cơ công suất lớn dừng nhanh và chính xác hơn.
PHẦN 2: PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA HÃM ĐỘNG NĂNG

2.1. Ứng dụng

7
- Với chức năng hãm động năng, sẽ triệt tiêu năng lượng được trả về từ Motor,
giúp Motor dừng êm ái, đáp ứng yêu cầu công nghệ trong hệ thống sản xuất.
- Phương pháp hãm động năng được sử dụng trong hầu hết các động cơ được
điều khiển bởi biến tần.
- Ứng dụng trong các chuyển động thẳng đứng hoặc phương ngang của cẩu
trục, cẩu tháp.
- Cái loại thang máy được điều khiển bởi động cơ đồng bộ hoặc không đồng
bộ (loại có hộp số hoặc không).
- Các loại tải quán tính lớn, tải yêu cầu dừng nhanh nhưng êm ái, tải đồng bộ,
tải nâng hạ: ly tâm, cán thép,…ứng dụng trong các máy nghiền, máy trộn.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, & Nguyễn Thị Hiền. (2005). Truyền động
điện. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật.
2. D.C.White, & H.H.Woodson,. (1959). Electromechanical Energy Conversion. New
York: Wiley.
3. GS.TSKH. Thân Ngọc Hoàn. (2005). Máy điện,. Hà Nội: Nhà xuất bản Xây Dựng.
4. Lê Ngọc Trúc. (2021, 1 15). Kỹ thuật điện. Hưng Yên.
5. M.G.Say. (1976). Alternating Current Machines. New York: Wiley.
6. P.L.Alger. (1970). Induction Machines. New York: Gorden and Breach.
7. S.A.Chudhury , & S.P.Hasings,. (1964). Dynamic braking of induction motors,.
England: AEI ENG.

You might also like