Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN THỰC HÀNH VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG

1. Lý thuyết sai số 1
Câu 1. Định nghĩa và phân loại phép đo. Cho ví dụ mỗi loại.
Câu 2. Trình bày các loại sai số thường gặp khi đo các đại lượng vật lý, nguyên nhân và cách
khắc phục các loại sai số đó.
Câu 3. Trình bày phương pháp xác định sai số của phép đo các đại lượng đo trực tiếp.
Câu 4. Đại lượng cần đo A liên hệ với các đại lượng x, y, z theo hàm số: A = f(x,y,z), trong đó
x,y,z là các đại lượng đo trực tiếp. Trình bày cách xác định sai số của đại lượng A nếu hàm
f(x,y,z) có dạng một tổng, hiệu.
Câu 5. Đại lượng cần đo A liên hệ với các đại lượng x, y, z theo hàm số: A = f(x,y,z), trong đó
x,y,z là các đại lượng đo trực tiếp. Trình bày cách xác định sai số của đại lượng A nếu hàm
f(x,y,z) có dạng tích, thương, lũy thừa.
Câu 6. Trình bày cách xác định sai số dụng cụ. Giáo viên đưa 2 dụng cụ, yêu cầu sinh viên
xác định sai số của 2 dụng cụ đó.
Câu 7. Trình bày cách xác định sai số của các đại lượng cho trước và các hằng số. Giáo viên
đưa ra một đại lượng cho trước và một biểu thức có chứa hằng số như π, g,.. yêu cầu sinh
viên xác định sai số của đại lượng cho trước và giá trị của hằng số đó.
Câu 8. Định nghĩa chữ số có nghĩa, quy tắc làm tròn số. Giáo viên đưa ra 2 ví dụ, yêu cầu
sinh viên xác định số chữ số có nghĩa và 2 ví dụ yêu cầu sinh viên làm tròn số.
Câu 9. Trình bày quy ước viết kết quả. Giáo viên đưa ra 2 ví dụ, yêu cầu sinh viên biểu diễn
kết quả của 2 ví dụ đó.
Câu 10. Trình bày phương pháp đồ thị biểu diễn kết quả phép đo.
Câu 11. Trình bày một số ưu điểm của phương pháp biểu diễn kết quả phép đo bằng đồ thị.
Giáo viên đưa ra một đồ thị, yêu cầu sinh viên từ đồ thị tính được 2 đại lượng.
2. Lý thuyết sai số 2
Câu 1. Thể tích của một trụ rỗng kim loại được xác định bởi công thức V = πR2 h. Trong đó
R là bán kính, h là chiều cao của trụ rỗng kim loại. Biết R, h là các đại lượng đo trực tiếp. Xác
định biểu thức tính sai số tương đối của phép đo thể tích V của trụ rỗng kim loại.
h1
Câu 2. Biết lực ma sát của ổ trục quay được cho bởi biểu thức: f ms  mg . Trong đó
2h1  h2

m, h1, h2 là các đại lượng đo trực tiếp, g là hằng số. Hãy xác định biểu thức tính sai số tương
đối của lực ma sát.

1
Câu 3. Độ cao của một vật được ném xiên lên một góc  so với phương nằm ngang được xác
1
định theo công thức (khi vật đang đi lên): h = (v02 sin  )t + gt 2 . Trong đó v0, α, t là các đại
4
lượng đo trực tiếp, g là hằng số. Hãy xác định biểu thức tính sai số tuyệt đối của độ cao h.

Câu 4. Trình bày khái niệm phép tuyến tính hóa đường cong. Vận dụng để tuyến tính hóa
hàm số mũ: y = ax (a = const). Nhận xét về dạng đồ thị thu được.

Câu 5. Nêu những ưu điểm của phép tuyến tính hóa đường cong trong thực hành vật lý đại
cương. Vận dụng để tuyến tính hóa hàm lũy thừa: y = xa (a R). Nhận xét về dạng đồ thị thu
được.

Câu 6. Trong chuyển động rơi tự do, quãng đường s mà vật đi được liên hệ với thời gian t theo
1
công thức: h   gt 2 .
2
- Nhận xét về dạng của đồ thị nếu chọn trục hoành là t và trục tung là h.
- Vận dụng phép tuyến tính hóa đường cong để biểu diễn đồ thị là đường thẳng có dạng y
= ax + b.

Câu 7. Theo định luật Ôm cho toàn mạch, cường độ dòng điện I được tính theo công thức: I =
E/(R+r), trong đó E là suất điện động của nguồn, r là điện trở trong của nguồn điện và R là điện
trở mạch ngoài. Dùng phép tuyến tính hóa đường cong để biểu diễn kết quả thực nghiệm khi
đo I(A) và R() theo dạng đường thẳng và nhận xét các kết quả thu được.

3. Các bài thực hành VLĐC 1


Bài 1: Làm quen với các dụng cụ đo độ dài và đồng hồ đo điện đa năng
1.1.
a. Trình bày cấu tạo của thước kẹp, cách xác định độ chính xác của thước kẹp.
b. Sử dụng thước kẹp, đo 1 trong số 3 đại lượng (do giáo viên yêu cầu): đường kính ngoài D,
đường kính trong d, chiều cao h của trụ rỗng kim loại. Mỗi đại lượng đo 5 lần, áp dụng lý
thuyết sai số để xử lý số liệu và biểu diễn kết quả phép đo.
1.2.
a. Trình bày cấu tạo của panme, cách xác định độ chính xác của panme.
b. Sử dụng panme, đo 1 trong số 3 đại lượng (do giáo viên yêu cầu): đường kính D của viên
bi thép, độ dày dn của tấm nhựa mỏng, đường kính của sợi dây đồng d. Mỗi đại lượng đo 5
lần, áp dụng lý thuyết sai số để xử lý số liệu và biểu diễn kết quả phép đo.

2
1.3. Sử dụng đồng hồ đa năng, đo điện áp xoay chiều giữa hai đầu biến trở và dòng điện
một chiều chạy qua biến trở. Đo các đại lượng trên ứng với 5 giá trị của biến trở theo thứ tự
giảm dần độ lớn. Nhận xét sự phụ thuộc của các đại lượng đo được vào giá trị của biến trở.
1.4. Sử dụng đồng hồ đa năng, đo điện áp một chiều giữa hai đầu biến trở và dòng điện
xoay chiều. Đo các đại lượng trên ứng với 5 giá trị của biến trở theo thứ tự giảm dần độ lớn.
Nhận xét sự phụ thuộc của các đại lượng đo được vào giá trị của biến trở.
Bài 2: Khảo sát va chạm trên đệm không khí
2.1. Khảo sát va chạm đàn hồi trên đệm không khí ứng với trường hợp: ban đầu xe 2
đứng yên, xe 1 lao vào va chạm với xe 2 và khối lượng 2 xe bằng nhau m1  m2  100 g . Từ

đó nghiệm lại định luật bảo toàn động lượng và năng lượng. Nhận xét kết quả thu được.
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Lắp đặt được bộ thí nghiệm, khởi động và thiết lập được các thông số trên phần mềm
- Đo vận tốc, động lượng, năng lượng của 2 xe trước và sau va chạm
- Nhận xét sự bảo toàn động lượng và năng lượng và giải thích.
2.2. Khảo sát va chạm mềm trên đệm không khí ứng với trường hợp: ban đầu xe 2 đứng
yên, xe 1 lao vào va chạm với xe 2 và khối lượng 2 xe bằng nhau m1  m2  100 g . Từ đó

nghiệm lại định luật bảo toàn động lượng và năng lượng. Nhận xét kết quả thu được.
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Lắp đặt được bộ thí nghiệm, khởi động và thiết lập được các thông số trên phần mềm
- Đo vận tốc, động lượng, năng lượng của 2 xe trước và sau va chạm
- Nhận xét sự bảo toàn động lượng và năng lượng và giải thích.
Bài 4: Con lắc thuận nghịch
4.1. Khảo sát chu kỳ dao động của con lắc thuận nghịch khi gia trọng m2 ở tại các vị trí x2
= 25cm, 30cm, 35cm, 40cm.
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Đo 15 chu kỳ dao động của con lắc thuận (15T1) khi gia trọng m2 ở tại các vị trí x2 =
25cm, 30cm, 35cm, 40cm.
- Đo 15 chu kỳ dao động của con lắc nghịch (15T2) khi gia trọng m2 ở tại các vị trí x2 =
25cm, 30cm, 35cm, 40cm.
- Tính chu kỳ dao động của con lắc thuận và con lắc nghịch phụ thuộc vào vị trí của gia
trọng m2.
- Kết quả ghi vào bảng số liệu sau:
x2 (cm) 15T1 (s) 15T2 (s) T1 (s) T2 (s)
25

3
30
35
40
- Nhận xét sự phụ thuộc chu kỳ dao động của con lắc thuận và con lắc nghịch vào vị trí
của gia trọng m2.
4.2. Xác định chu kỳ dao động của con lắc thuận nghịch khi gia trọng m2 tại vị trí x2 =
30cm. Từ bảng số liệu cho sẵn, hãy vẽ đồ thị T12 và T22 phụ thuộc vào x2 trên cùng một hệ
trục (x2 thay đổi từ 20cm đến 50cm). Xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc thuận
nghịch.
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Đo 15 chu kỳ dao động của con lắc thuận (15T1) và 15 chu kỳ dao động của con lắc
nghịch (15T2) khi gia trọng m2 ở tại vị trí x2 = 30cm. Từ đó tính T1, T2.
- Từ bảng số liệu (cho sẵn), vẽ đồ thị T12 và T22 phụ thuộc vào x2 trên cùng một hệ trục (x2
thay đổi từ 20cm đến 50cm).
- Dựa vào đồ thị, xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc thuận nghịch.
- Nhận xét giá trị thu được của gia tốc trọng trường so với lý thuyết.

Bài 5: Sóng dừng trên dây


5.1.
a. Sóng dừng là gì?
b. Khảo sát sóng dừng trên dây, xác định lực căng dây F khi số bụng sóng n = 1, 2, 3, 4, 5
được hình thành. Nhận xét kết quả thu được.
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Tạo sóng dừng trên dây.
- Đo lực căng F tại các vị trí sóng dừng ứng với các bụng sóng n = 1, 2, 3, 4, 5 được hình
thành.
- Nhận xét giá trị của lực căng F khi số bụng sóng tăng.

5.2. Khảo sát sóng dừng trên dây, xác định tần số f tạo sóng dừng khi số bụng sóng n = 1,
2, 3, 4, 5 được hình thành. Nhận xét kết quả thu được.
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Nắm được nguyên lý hoạt động của máy stroboscope
- Tạo sóng dừng trên dây.
- Đo tần số f của sóng dừng ứng với các bụng sóng n = 1, 2, 3, 4, 5 được hình thành.

4
- Nhận xét giá trị của tần số f khi số bụng sóng tăng.

5.3. Khảo sát sóng dừng trên dây. Xác định bước sóng λ và vận tốc truyền sóng khi số
bụng sóng n = 1, 2, 3, 4, 5 được hình thành. Nhận xét các giá trị thu được.
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Tạo sóng dừng trên dây.
- Đo lực căng F và tần số f của sóng dừng khi có 3 bụng sóng được hình thành.
- Cho bảng số liệu.
- Xác định bước sóng λ và vận tốc truyền sóng v khi số bụng số n = 1, 2, 3, 4, 5 được hình
thành.
- Nhận xét giá trị của bước sóng λ và vận tốc truyền sóng v khi số bụng sóng tăng.

5.4. Khảo sát sóng dừng trên dây. Từ bảng số liệu cho sẵn, xác định bước sóng λ, vận tốc
𝐹
truyền sóng v và giá trị của biểu thức √𝑚∗ khi số bụng sóng n = 1, 2, 3, 4, 5 được hình thành.

 F 
Vẽ đồ thị v  f   và nhận xét.
* 
 m 
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Tạo sóng dừng trên dây.
- Cho bảng số liệu (lấy bảng số liệu đo được)
𝐹
Xác định bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v và giá trị của biểu thức √𝑚∗ khi số bụng sóng n

= 1, 2, 3, 4, 5 được hình thành.


 F 
- Vẽ đồ thị v  f   và nhận xét sự phụ thuộc của v vào √ 𝐹∗.
*  𝑚
 m 

4. Các bài thực hành VLĐC 2


Bài 1: ĐO ĐIỆN TRỞ BẰNG MẠCH CẦU WHEASTONE

1.1.

a. Vẽ sơ đồ tổng quát của mạch cầu và điều kiện để mạch cầu cân bằng.
b. Dùng mạch cầu Wheastone, cố định vị trí con chạy ở chính giữa, hãy tiến hành thí
nghiệm để đo điện trở Rx. Áp dụng lý thuyết sai số để xử lý số liệu và biểu diễn kết quả phép
đo.

Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:

5
- Mắc mạch điện.
- Tiến hành phép đo 5 lần.
- Xử lý số liệu và biểu diễn kết quả phép đo.

1.2.

a. Ưu điểm của việc đo điện trở bằng mạch cầu so với sử dụng định luật Ohm?
b. Dùng mạch cầu Wheastone, cố định giá trị điện trở mẫu R, hãy tiến hành thí nghiệm để
đo điện trở Rx. Áp dụng lý thuyết sai số để xử lý số liệu và biểu diễn kết quả phép đo.

Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:


- Mắc mạch điện.
- Tiến hành phép đo 5 lần.
- Xử lý số liệu và biểu diễn kết quả phép đo.

1.3. Trong bài thí nghiệm đo điện trở bằng mạch cầu Wheastone, có những cách nào
dùng để đo điện trở? Với mỗi cách đo, hãy tiến hành đo 2 số liệu tìm Rx. Trong các cách đo
đó, cách đo nào mắc sai số ít hơn? Vì sao?

Bài 3: TỪ TRƯỜNG CỦA DÂY DẪN THẲNG


3.1. Khảo sát sự phụ thuộc của từ trường vào cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
thẳng. Nhận xét kết quả phép đo.
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Nêu công thức xác định từ trường của dây dẫn thẳng dài vô hạn trong trường hợp tổng
quát, nắm được các đại lượng trong công thức.
- Bố trí thí nghiệm, đặt khoảng cách từ trục dây dẫn đến điểm cần đo là 3mm.
- Đo cảm ứng từ của dòng điện khi cường độ dòng điện thay đổi từ 0 đến 5A, mỗi lần thay
đổi 0,5A.
- Nhận xét sự phụ thuộc của cảm ứng từ vào cường độ dòng điện.

3.2. Đo cảm ứng từ của dây dẫn thẳng khi có dòng điện 5A chạy qua và khoảng cách từ
điểm đo từ trường tới dây dẫn bằng 3mm. Từ bảng số liệu giáo viên cho vẽ đồ thị B = f(I).
Từ đồ thị, tính hằng số từ µ0.
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Bố trí thí nghiệm, đo được theo yêu cầu của đề bài.
- Vẽ đồ thị B = f(I).
- Từ đồ thị, tính hằng số từ µ0.

6
- Nhận xét kết quả phép đo, so sánh với lý thuyết.
3.3. Khảo sát sự phụ thuộc của từ trường vào khoảng cách từ điểm đo từ trường tới dây
dẫn (khoảng cách từ trục dây dẫn đến điểm đo từ 3mm đến 15mm, mỗi lần thay đổi 1mm)
nếu cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng bằng 5A. Nhận xét kết quả phép đo.
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Nêu công thức xác định từ trường của dây dẫn thẳng dài vô hạn trong trường hợp tổng
quát, nắm được các đại lượng trong công thức.
- Bố trí thí nghiệm, đặt cường độ dòng điện là 5A.
- Đo cảm ứng từ của dòng điện khi khoảng cách từ trục dây dẫn đến điểm đo từ 3mm đến
15mm, mỗi lần thay đổi 1mm.
- Nhận xét sự phụ thuộc của cảm ứng từ vào khoảng cách.
3.4. Đo cảm ứng từ của dây dẫn thẳng khi có dòng điện 3A chạy qua và khoảng cách từ
điểm đo từ trường tới dây dẫn bằng 5mm. Từ bảng số liệu giáo viên cho vẽ đồ thị B-1 = f(r).
Từ đồ thị, tính hằng số từ µ0.
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Bố trí thí nghiệm, đo được theo yêu cầu của đề bài.
- Vẽ đồ thị B-1 = f(r).
- Từ đồ thị, tính hằng số từ µ0.
- Nhận xét kết quả phép đo, so sánh với lý thuyết.

Bài 4: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TÍCH RIÊNG CỦA ELECTRON


4.1. Trong bài xác định điện tích riêng của electron, trình bày vai trò của 4 bộ nguồn.
Khảo sát sự phụ thuộc của dòng điện IH chạy qua vòng dây vào hiệu điện thế giữa hai đầu
anot và catot khi bán kính quỹ đạo electron bằng r (giá trị của r do giáo viên đưa ra). Từ đó
rút ra nhận xét.
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Bố trí thí nghiệm.
- Đặt U = 300V, điều chỉnh IH để bán kính quỹ đạo bằng r.
- Giảm U từ 300 V xuống 200V, bước 20 V, đo IH tương ứng khi bán kính quỹ đạo bằng.
- Nhận xét mối liên hệ giữa IH và U.

4.2. Trong bài xác định điện tích riêng của electron, hãy đo dòng điện IH chạy qua vòng
dây khi hiệu điện thế giữa hai đầu anot và catot là 250V và bán kính quỹ đạo electron bằng
5 cm.

7
Cho sẵn bảng số liệu sau.
Hãy lập bảng số liệu 2U và r 2 . B2 , vẽ đồ thị 2U = f(r 2 . B2 ). Từ đồ thị, tìm điện tích riêng của
electron và nhận xét kết quả thu được.

4.3. Electron được gia tốc bởi hiệu điện thế U, chuyển động với vận tốc v
⃗ vuông góc với
⃗ . Thiết lập biểu thức tính bán kính quỹ đạo và biểu thức điện tích riêng của
từ trường B
electron?
Trong bài xác định điện tích riêng của electron, hãy đo dòng điện IH trong 2 trường hợp:
- U = 250V, r = 5cm.
- U = 250V, r = 4cm
Khi U thay đổi từ 300V đến 200V, nếu vẽ đồ thị 2U = f(r 2 . B2 ) ứng với bán kính r = 5cm và
đồ thị 2U = f(r 2 . B 2 ) ứng với bán kính r = 4cm trên cùng một hệ trục thì 2 đồ thị này có đặc
điểm gì? Từ hệ số góc của đồ thị ta tính được gì?
Bài 5: NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG

5.1. Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ qua một khe hẹp có bề rộng b (giá trị của b do giáo
viên yêu cầu). Xác định bước sóng của chùm sáng và nhận xét.
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Bố trí thí nghiệm.
- Đo khoảng cách của 5 vân tối tới vân sáng trung tâm.
- Xử lý số liệu, tính bước sóng của chùm sáng.
- Biện luận kết quả: sai số phép đo, giá trị của bước sóng so với lý thuyết.

5.2. Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ qua ba khe hẹp có bề rộng khác nhau. Nhận xét hình
dạng của các vân nhiễu xạ phụ thuộc vào bề rộng của khe hẹp. Giải thích định lượng kết quả
đó.
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Lần lượt bố trí thí nghiệm với 3 khe hẹp khác nhau
- Đo độ rộng của vân sáng trung tâm và nhận xét
- Quan sát cường độ sáng của vân sáng trung tâm và nhận xét
- Giải thích kết quả thu được.

5.3. Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ khi chiếu chùm sáng vào các vật nhỏ có kích thước
khác nhau. Nhận xét hình dạng của các vân nhiễu xạ phụ thuộc vào kích thước vật nhỏ. Giải
thích định lượng kết quả đó.

8
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Lần lượt bố trí thí nghiệm với ba vật nhỏ có kích thước khác nhau
- Đo độ rộng của 3 vân sáng nhất và nhận xét
- Quan sát cường độ sáng của vân sáng nhất và nhận xét
- Giải thích kết quả thu được.

5.4. Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ qua một lỗ tròn có đường kính D (giá trị của D do giáo
viên yêu cầu). Xác định bước sóng của chùm sáng và nhận xét.
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Bố trí thí nghiệm.
- Đo đường kính của 3 vân tối.
- Xử lý số liệu, tính bước sóng của chùm sáng.
- Biện luận kết quả: sai số phép đo, giá trị của bước sóng so với lý thuyết.

5.5. Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ qua các lỗ tròn có đường kính khác nhau. Nhận xét
hình dạng của các vân nhiễu xạ phụ thuộc vào đường kính của lỗ tròn. Giải thích định lượng
kết quả đó.
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Lần lượt bố trí thí nghiệm với ba lỗ tròn có đường kính khác nhau
- Đo đường kính của vân sáng trung tâm và nhận xét
- Quan sát cường độ sáng của vân sáng trung tâm và nhận xét
- Giải thích kết quả thu được.

You might also like