Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

1. Điều nào sau đây ĐÚNG khi nói về thẩm thấu?

A. Thẩm thấu là trạng thái màng tế bào để cho nước và các chất tan đi qua
B. Nồng độ chất tan càng cao thì áp suất thẩm thấu của dung dịch càng nhỏ
C. Áp suất thẩm thấu của dung dịch càng cao thì khuynh hướng kéo nước vào dung dịch đó càng lớn
D. Quá trình thẩm thấu làm nước di chuyển từ dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn sang dung dịch có
nồng độ chất tan nhỏ hơn.

2. Điều nào sau đây là ĐÚNG về đồng vận chuyển Glucose-Natri?


A. Bơm Na+-K+ ATPase bơm Na+ vào tế bào
B. Nồng độ Na+ bên ngoài tế bào nhỏ hơn bên trong tế bào
C. Có một protein màng giúp vận chuyển Na+ vào tế bào và glucose ra khỏi tế bào
D. Nồng độ glucose bên trong tế bào có thể lớn hơn bên ngoài tế bào

3. Tất cả các yếu tố sau đây đều ảnh hưởng đến tính thấm của màng tế bào, NGOẠI TRỪ: (NOTE)
A. Sự chênh lệch nồng độ giữa 2 bên màng
B. Kích thước các lỗ của màng
C. Kích thước phân tử
D. Nhiệt độ

4. Một tế bào được đặt trong 1 dung dịch đã phình lên và vỡ ra. Nồng độ thẩm thấu bình thường của tế
bào xấp xỉ khoảng 280 mOsM. Vậy tế bào đó đã được đặt vào dung dịch nào? (Khi mà nồng độ mOsM
nhỏ hơn so với
A. Dung dịch 140mM NaCl
B. Dung dịch 280mM NaCl
C. Dung dịch 580mM glucose
D. Dung dịch chỉ là nước nguyên chất

5. Hồng cầu (có nồng độ thẩm thấu là 300mOsM) sẽ phồng lên nhiều nhất khi dc đặt trong dung dịch
nào?
A. 150mmol NaCl
B. 200mmol KCl
C. 250mmol urea
D. 300mmol mannitol (có tính chất đi qua màng của mannitol tương tự urea)

6. Quá trình vận chuyển nào sau đây là vận chuyển thụ động? (nghĩa là sẽ không bị ảnh hưởng nếu có rối
loạn trong việc tổng hợp ATP)
A. Đồng vận chuyển 1 ion Na+ và 1 phân tử khác vào trong tế bào
B. Sự trao đổi 1 ion K+ ở ngoài tế bào với 1 ion Na+ ở trong tế bào
C. Sự trao đổi 1 ion Na+ ở ngoài tế bào với 1 phân tử khác ở trong tế bào
D. Dòng vận chuyển nước qua màng tế bào

7. Chất nào sau đây được vận chuyển chủ động ngang qua tế bào?
A. O2
B. CO2
C. H2O
D. Na+
8. Các chất tan trong lipid đi qua màng tế bào bằng cách?
A. Vận chuyển tích cực (active transport)
B. Khuếch tán đơn thuần (simple diffusion)
C. Khuếch tán tăng cường/khuếch tán được hỗ trợ (facilitated diffusion)
D. Bơm riêng biệt (pump)

9. Trong mỗi chu kì thì bơm Na+ K+ ATPase sẽ bơm


A. 2 Na+ vào và 2 K+ ra
B. 1 Na+ ra và 1 K+ vào
C. 3 Na+ ra và 2 K+ vào
D. 3 Na+ vào và 2 K+ ra

10. Khi mất thể tích huyết tương mà không mất chất điện giải thì
A. Nồng độ thẩm thấu của dịch ngoại bào giảm đi
B. Quá trình thẩm thấu khiến cho nước đi từ khoang nội bào sang khoang ngoại bào
C. Cả khoang nội bào và ngoại bào đều loãng hơn
D. Khoang nội bào tăng thể tích

11. Dung dịch nào sau đây isotonic với tế bào có nồng độ thẩm thấu 300 mOsM?
A. Dung dịch có 20 mM glucose, 40 mM NaCl, 50 mM CaCl2
B. Dung dịch có 30 mM glucose, 50 mM NaCl, 50 mM CaCl2
C. Dung dịch có 20 mM glucose, 20 mM NaCl, 80 mM CaCl2
D. Dung dịch có 40 mM glucose, 60 mM NaCl, 40 mM CaCl2

12. Một tế bào thần kinh (neuron) có nồng độ thẩm thấu khoang nội bào là 300 mOsM sẽ phình lên khi
cho vào dung dịch nào sau đây? (phình lên thì là nước sẽ đi từ hypotonic về hypertonic)
A. Dung dịch có 20 mM glucose, 40 mM NaCl, 50 mM CaCl2
B. Dung dịch có 50 mM glucose, 60 mM NaCl, 50 mM CaCl2
C. Dung dịch có 20 mM glucose, 20 mM NaCl, 80 mM CaCl2
D. Dung dịch có 60 mM glucose, 60 mM NaCl, 40 mM CaCl2

13. Có 1 dung dịch X là hỗn hợp của 20mM glucose, 40mM NaCl và 50mM CaCl2. Nếu cho dung dịch
này 10mM urea sẽ gây ra thay đổi gì?
A. Làm tăng osmolarity lên 10 mOsM
B. Làm tăng tonicity lên 10 mOsM
C. Làm tăng cả osmolarity và tonicity lên 10 mOsM
D. Làm tăng osmolarity lên 10 mOsM nhưng làm giảm tonicity xuống 10 mOsM

14. Kênh (channels) và đồng vận chuyển (cotransport, symporters) giống nhau bởi vì giúp các phân tử
chất tan đi qua màng tế bào dễ dàng và:
A. Đều có thể cho các chất tan khác nhau đi qua
B. Đều sử dụng ATP
C. Đều có tính bão hòa và chuyên biệt đối với chất tan
D. Đều có tính bão hòa, tính chuyên biệt đối với chất tan và có sử dụng ATP

15. Kênh (channels) có thể được gác cổng (gated) bằng:


A. Protein G
B. Men ATPase
C. Chất gắn (ligands)
D. Protein kinase
16. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?
A. Na+ là ion dương chính của dịch nội bào
B. Na+ và Ca2+ ưu thế ở dịch ngoại bào so với dịch nội bào
C. K+ là ion dương chính của dịch ngoại bào
D. Cl- và HCO3- là ion (âm chính của dịch nội bào là protein)

17. Ví dụ nào sau đây ĐÚNG về vận chuyển chất qua màng tế bào?
A. H+-K+ ATPase là đồng vận chuyển
B. Na+- K+ ATPase là đối vận chuyển (đồng vận chuyển)
C. Vận chuyển H2O qua các aquaporin là khuếch tán đơn thuần
D. Vận chuyển O2 và CO2 qua màng là khuếch tán đơn thuần

18. Các tính chất của vận chuyển có chất mang (có 3 tính chất của chất mang)?
A. Đi theo khuynh độ nồng độ
B. Cần năng lượng
C. Tốc độ vận chuyển luôn tỉ lệ thuận với nồng độ chất tan ở 2 bên màng
D. Có tính bão hòa

19. Tính chất nào ĐÚNG đối với đối vận chuyển?
A. Chất mang sử dụng năng lượng trực tiếp
B. Chất tan luôn đi vào bên trong tế bào
C. Chất tan luôn đi ra khỏi tế bào
D. Đi theo khuynh độ nồng độ của Na+ mà không cần năng lượng

20. Áp suất thẩm thấu phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ của tất cả các chất/ion có trong dung dịch
B. Nồng độ của các chất/ion có hoạt tính thẩm thấu (tức là không đi qua màng được)
C. Độ dày của màng tế bào
D. Hệ số phản xạ của chất/ion đó là âm hay dương

21. Anh Y là một người nam bình thường, 24 tuổi có thể tích dịch nội bào (ICF) là 24 lít. Vậy thể tích
huyết tương của anh Y là bao nhiêu?
A. 3 lít
B. 6 lít
C. 9 lít
D. 12 lít

22. Một người nữ 60kg, tính thể tích khoang dịch ngoại bào (ECF) của người này?
A. 7,5 lít
B. 2.5 lít
C. 20 lít
D. 10 lít
23. Một người nữ 60kg, tính thể tích khoang huyết tương (plasma) của người này?
A. 7,5 lít
B. 2.5 lít
C. 20 lít
D. 10 lít

24. Chọn đáp án ĐÚNG để điển vào chỗ trống trong phát biểu “Vòng điều hòa ngược âm tính _______
kích thích ban đầu và vòng điều hòa ngược dương tính ______ kích thích ban đầu”
A. Làm tăng;làm tăng
B. Loại bỏ;làm tăng
C. Làm tăng;loại bỏ
D. Loại bỏ;loại bỏ

25. Xác định yếu tố kích thích và phản ứng đáp ứng của vòng điều hòa trong tình huống sau: “ Bạn vừa
hoàn thành cuộc đua marathon trong 3 giờ liên tục. Bạn cảm thấy mệt và đổ mồ hôi nhiều. Bạn uống bù
nước điện giải và sau khoảng 30 phút thì bạn vẫn còn mệt nhưng đã không còn đổ mồ hôi và khát nữa”
A. Kích thích= đổ mồ hôi; đáp ứng= uống nước
B. Kích thích= uống nước; đáp ứng= đổ mồ hôi
C. Kích thích= chạy marathon; đáp ứng= uống nước
D. Kích thích= mệt; đáp ứng= uống nước

26. Ở một người bình thường, nồng độ hormon cortisol cao nhất lúc sáng sớm và giảm còn một nửa lúc 4
giờ chiều. Đây là ví dụ của?
A. Điều hòa trương lực (tonic control)
B. Điều hòa đối kháng (antagonistic control)
C. Tự tiết
D. Nhịp sinh học ngày đêm

27.Chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở nữ là một ví dụ của


A. Nhịp sinh học ngày đêm 24 giờ
B. Nhịp sinh học chu kì dài
C. Nhịp sinh học theo xung ngắn
D. Rối loạn nhịp sinh học

28. Điền vào chỗ trống: “Ion Kali trong____ ở mức cân bằng với ion kali trong__)
A. Dịch kẽ; dịch nội bào
B. Huyết tương; dịch kẽ
C. Huyết tương; dịch nội bào
D. Dịch ngoài bào; dịch nội bào

29. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG?


A. Cận tiết là khi một tế bào điều khiển hoạt động của một tế bào cùng loại ở gần nó.
B. Các tế bào đích của hormone có thụ thể đặc hiệu sẽ nhận ra và gắn kết hormone đó.
C. Tự tiết và cận tiết dùng các tín hiệu điện thế để hoạt động tế bào
D. Tế bào thần kinh (neuron) sẽ dùng chất trung gian thần kinh (neurotransmitter) để điều hòa hoạt động
của tế bào ở xa. (ở gần synap)

30. Khi uống một lít nước lọc thì các khoang dịch của cơ thể sẽ thay đổi như thế nào? ( Nếu như vậy thì
sẽ làm tăng thể tích dịch lọc)
A. Khoang dịch ngoại bào tăng lên 1 lít, khoang dịch nội bào cũng không đổi
B. Khoang dịch ngoại bào tăng lên 500mL và khoang dịch nội bào tăng lên 500mL
C. Không có thay đổi gì ở khoang dịch ngoại bào và nội bào
D. Khoang dịch ngoại bào tăng lên 333mL và khoang dịch nội bào tăng lên 666mL
31.Lúc màng tế bào ở trạng thái nghỉ thì điều nào sau đây là ĐÚNG?
A. Bên ngoài màng tế bào có điện tích cân bằng với bên trong màng
B. Bên ngoài màng tế bào tích điện dương hơn so với bên trong màng
C. Bên ngoài màng tích điện âm hơn khi nào bơm Na+-K+-ATPase hoạt động
D. Bên ngoài màng tế bào tích điện âm hơn so với bên trong màng.

32. Trong pha khử cực tạo điện thể hoạt động, tính thấm của màng tế bào đối với ion nào sau đây ĐÚNG?
A. Na+ giảm
B. K+ tăng
C. Na+ tăng
D. Ca2+ tăng

33. Điện thế màng tế bào thần kinh thay đổi như thế nào khi nồng độ K+ ngoại bào từ bình thường là
4mM tăng lên thành 6mM (có thể là điện thế bên màng sẽ âm)
A. Không có thay đổi gì trên điện thế màng tế bào
B. Không xác định được thay đổi của điện thế màng tế bào
C. Điện thế màng tế bào càng thấp hơn ngưỡng kích thích
D. Điện thế màng tế bào tiến gần về phía ngưỡng kích thích (dễ khử cực)

34. Một tế bào có điện thế màng lúc nghỉ bằng -70mV và điện thế ngưỡng (threshold) bằng -50mV. Điện
thế màng bằng bao nhiêu thì sẽ KHÔNG kích thích được tế bào này?
A. -90mV
B. -55mV
C. -30mV
D. -70mV
35. Khử cực của màng tế bào có nghĩa là
A. Điện thế màng tế bào ít âm hơn so với điện thế nghỉ
B. Điện thế màng tế bào âm hơn so với điện thế nghỉ
C. Các kênh K+ để cho K+ đi vào trong tế bào
D. Có nhiều điện tích âm ở bên trong hơn so với bên ngoài màng tế bào

36. Điều gì chịu trách nhiệm cho pha tái cực (repolarization) ở điện thế hoạt động của tế bào thần kinh?
A. Dòng xuất bào của ion Na+ qua kênh Na+ gác cổng bằng điện thế
B. Dòng xuất bào của ion K+ qua các kênh K+ gác cổng điện thế
C. Dòng nhập bào của ion K+ qua các kênh K+ gác cổng bằng ATP
D. Dòng nhập bào của ion Ca2+ qua các kênh Ca2+ gác cổng bằng điện thế
37. Khi có một tế bào bị kích thích và có nhiều ion âm đi vào tế bào hơn và điện thế màng tế bào trở nên
âm hơn so với điện thế nghỉ, đó là quá trình:
A. quá đà (overshoot)
B. tái cực (repolarization)
C. khử cực (depolarization)
D. quá cực (hyperpolarization)

38. Yếu tố nào sau đây làm thay đổi điện thế cân bằng của Na+
A. Các kênh ion mở ra của tế bào
B. Điện thế nghỉ của màng tế bào
C. Nồng độ ion Na+ ở bên trong so với với bên ngoài tế bào
D. Tính chất của kênh gác cổng điện thế của Na+

39. Câu nào sau đây KHÔNG đúng với điện thế động?
A. Lan truyền rất nhanh trong dây thần kinh có bao myelin
B. Trong lúc xảy ra điện thế động thì nồng độ Na+ và K+ không thay đổi đáng kể
C. Biên độ điện thế động không thay đổi một khi đã hình thành
D. Bơm Na+/K+ giữ vai trò chính trong việc tạo ra điện thế màng

40.Nếu thay đổi điện thế nghĩ của màng tế bào (Em) từ -70mV thành -80mV sẽ gây ra tác động gì?
A. Cần một kích thích lớn hơn để đạt ngưỡng
B. Sẽ không thể đạt ngưỡng
C. Ngưỡng sẽ chuyển từ -55mV thành -65mV
D. Biên độ của điện thế hoạt động sẽ giảm

41. Tăng tính thấm đối với Na+ sẽ gây tác động gì lên điện thế màng tế bào (Em)
A. Em sẽ bằng ENa+
B. Em sẽ không đổi
C. Em sẽ tăng (trở nên ít âm hơn)
D. Em sẽ giảm (trở nên âm hơn)

42. Điều nào sau đây ĐÚNG với điện thế có độ lớn (graded potentials)?
A. Có tính chất tự truyền đi
B. Có giai đoạn trơ
C. Có tính cộng hợp theo không gian và thời gian
D. Không xuất hiện cho đến khi điện thế màng đạt ngưỡng

43.Điều nào sau đây ĐÚNG khi nói với điện thế động của các tế bào tạo nhịp của tim và các tế bào co
bóp cơ tim bình thường?
A. Các kênh Na+ mở ra trong pha 0 của hai loại điện thế động là kênh funnay Na+
B. Pha 0 của điện thế động ở các tế bào tạo nhịp là do mở các kênh Ca2+ để Ca2+ đi vào trong tế bào
C. So với điện thế động của các tế bào cơ tim thì điện thế động của các tế bào tạo nhịp kéo dài hơn
D. Điện thế động của tế bào tạo nhịp có pha 0,2,4

44.Phần nào của tim có tốc độ dẫn truyền cao nhất?


A. Cơ tâm thất
B. Vách tâm thất
C. Nút nhĩ thất
D. Mạng Purkinje

45. Điều nào sau đây ĐÚNG khi nói về quá trình điều hòa nhịp tim thông qua các tế bào tạo nhịp?
A. Hệ thần kinh giao cảm điều hòa tăng nhịp tim bằng cách tăng dòng K+ đi ra khỏi tế bào
B. Hệ thần kinh phó giao cảm điều hòa làm giảm nhịp tim bằng cách giảm dòng K+ đi ra khỏi tế bào
C. Hệ thần kinh giao cảm điều hòa tăng nhịp tim bằng cách tăng thời gian mở các kênh funny Na+ để làm
tăng thời gian của pha 4
D. Hệ thần kinh phó giao cảm điều hòa làm giảm nhịp tim bằng cách giảm thời gian mở của kênh funny
Na+ để kéo dài thời gian pha 4

46. Điều nào sau đây SAI khi nói về mối liên quan giữa điện thế động và sự co cơ của các tế bào co bóp
cơ tim bình thường
A. Hầu hết thời gian co chung với thời gian trơ tương đối của điện thế động
B. Thời gian co cơ dài hơn thời gian diễn ra điện thế động
C. Quá trình co bóp cơ tim tuân theo nguyên tắc kích thích điện-co cơ
D. Cơ tim không thể bị uốn ván

47.Tái cực tâm thất xảy ra đồng thời với


A. Đoạn PR
B. Sóng T
C. Đoạn ST
D. Phức bộ QRS

48. Điều nào sau đây ĐÚNG khi nói về thời gian trơ (refractory period) của điện thế động tế bào cơ tim?
(Trơ tuyệt đối là từ pha 0 giữa pha 3 là 180 ms và trơ tương đối là 20 ms là từ pha 3 tới giữa pha 4)
A. Thời gian trơ tuyệt đối là 200ms
B. Thời gian trơ tương đối là thời gian mà cổng bất hoạt của kênh Na+ đóng lại
C. Thời gian trơ tương đối là 180ms
D. Thời gian trơ tuyệt đối là thời gian mà cổng bất hoạt của kênh Na+ đóng còn cổng hoạt hóa mở ra

49. Pha bình nguyên (plateau) của điện thế động tế bào cơ tim là do sự kết hợp của
A. Na+ đi ra và K+ đi vào
B. Na+ đi vào và Ca2+ đi vào
C. Ca2+ đi vào và K+ đi ra
D. Ca2+ đi ra và K+ đi vào
50.Khử cực tâm nhĩ xảy ra đồng thời với
A. Sóng P
B. Đoạn ST
C. Sóng T
D. Đoạn PR

51. Điều nào sau đây SAI khi nói về điện thế động của các tế bào tạo nhịp của tim? (NOTE)
A. Pha 0 của điện thế động có sự mở thoáng qua kênh Na+ và kênh Ca2+
B. Khi các kênh K+ mở ra để K+ đi ra khỏi tế bào thì lúc này các kênh Ca2+ đóng lại
C. Kênh Na+ mở ra trong pha 0 của điện thế động và đóng lại ở pha 3
D. Trong pha 0 của điện thế động không có sự tham gia của kênh K+

52.Co tâm thất bắt đầu ngay sự bắt đầu của


A. Phức bộ QRS
B. Đoạn PR
C. Sóng T
D. Sóng P

54. Cơ chế nào chủ yếu để loại bỏ Ca2+ khỏi tế bào chất sau khi co cơ của tế bào cơ tim?
A. Ca2+ channel
B. SR Ca2+-ATPase
C. Ca2+/K+ exchanger
D. Na+/Ca2+ exchanger

55. Nút xoang nhĩ là nút dẫn nhịp vì:


A. Có cấu trúc cơ đặc biệt
B. Có tần số dẫn nhịp nhanh hơn nút nhĩ thất
C. Có sự phân bố thần kinh tự chủ
D. Nằm ở tâm nhĩ

56. Điều nào sau đây SAI khi nói về hoạt động điện của tế bào cơ tim?
A. Quá trình khử cực và tái cực tâm thất diễn ra từ hướng nội tâm mạc ra ngoại tâm mạc
B. Nút nhĩ thất làm giảm tần số phát xung điện thế động dẫn truyền từ nút xoang nhĩ
C. Điện thế động sẽ được dẫn truyền từ nút xoang nhĩ đến nút nhĩ thất rồi đến bó His và sợi Purkinje
D. Nút xoang nhĩ (SA node) là nút phát nhịp bình thường của tim

57. Cơ tim có thể tăng lực co bóp bằng cách? ( coi bài co cơ của tế bào )
A. Tăng lượng Ca2+ (tự do) từ lưới nội bào tương ra tế bào chất
B. Tăng tần số kích thích điện
C. Tăng huy động của sợ cơ co cùng lúc
D. Tăng sự chồng lấp giữa sợi actin và sợi myosin trong cơ chế trượt

61. Hormone nào sau đây bài tiết theo chu kỳ hàng tháng?
A. Progesterone
B. Aldosterone
C. Glucagon
D.Testosterone
58. Điều nào sau đây ĐÚNG khi nói về điện thế động của các tế bào cơ tim bình thường?
A. Trong pha 1 của điện thế động thì các kênh Na+ bị bất hoạt còn các kênh K+ mở ra để K+ đi ra khỏi tế
bào
B. Pha 2 là dòng Na+ đi vào và dòng K+ đi ra khỏi tế bào (pha 2 là pha bình nguyên nên dòng Ca2+ sẽ đi
vào còn dòng K+ sẽ đi ra)
C. Pha 0 là dòng Ca2+ đi vào tế bào (dòng Na+)
D. Trong pha 3 của kênh Ca2+ đóng nhưng kênh K+ vẫn mở để cho K+ đi vào tế bào. (đi ra khỏi tế bào)

59. Vòng điều hoà ngược âm tính nghĩa là: ( Chất B được tiết ra để làm tăng sản xuất chất A và khi nồng
độ chất A nhiều lại làm ức chế sự tiết ra của chất B)
A. Vùng hạ đồi ức chế tuyến yên
B. Hormone đích kích thích vùng hạ đồi
C. Hormone đích giảm bài tiết dưới tác động của hormone từ tuyến yên
D. Hormone đích ức chế ngược lên sự bài tiết hormone của tuyến yên

60. Thụ thể hormone steroid nằm ở đâu trong tế bào? ( Coi lại hệ thống nội tiết)
A. Ty lạp thể
B. Màng tế bào
C. Bào tương

62. Nhau thai tiết ra hormone nào sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Somatomamotropin của con người
B. Estrogen
C. Gonadotropin màng đệm ở người
D. Aldosterone

63. Tuyến yên sau bài tiết hormone nào sau đây?
A. Vasopressin
B. Prolactin
C. ACTH
D. TRH

64. Phân loại hormone nào sau đây không phù hợp?
A. Steroid
B. Glycat
C. Amin
D. Chất đạm

65. Thụ thể hormone giáp nằm ở đâu trong tế bào? (Hormon giáp tan trong lipid nên để tác dụng lên tế
bào cần thông qua kênh) (337 sách Sinh Lý)
A. Bào tương
B. Ty lạp thể
C. Nhân tế bào
D. Màng tế bào

66. Chọn phát biểu ĐÚNG về các hoạt động của nephron
A. Lọc là quá trình nước và các chất trong máu đi qua màng lọc để vào khoang Bowman.
B. Tái hấp thu là quá trình các chất được đưa từ máu trở lại ống thận.
C. Đào thải là quá trình các chất được đưa từ máu vào ống thận.
D. Bài tiết là việc các chất được thận đưa ra khỏi máu, hình thành nước tiểu và đưa xuống bàng quang.

67. Hormone của tuyến giáp là:


A. Adrenaline
B. Dopamine
C. Noradrenaline
D. Triiodothyronine

68. Hormone của tuyến yên kích thích tuyến giáp tăng tổng hợp hormon tuyến giáp
A. FSH
B. TSH
C. GnRH
D. LH

69. Chọn cặp hormone và nơi bài tiết hormone đó KHÔNG phù hợp:
A. ADH - ống góp
B. Renin - phức hợp cận tiểu cầu
C. Angiotensinogen - gan
D. Aldosterone - tuyến thượng thận

71. Khi nuốt thức ăn, hoạt động nhu động gì xảy ra ở thực quản?

A. Cử đồng nhào trộn (segmentation)

B. Nhu động đẩy thức ăn tới (peristalsis)

C. Di chuyển khối lượng lớn (mass movement)


D. Co thắt trương lực (tonic contraction) (243 Sách Sinh Lý)

72. Các câu sau đây SAI với chức năng điều hoà nội môi của thận?
A. Điều hoà số lượng tiểu cầu
B. Điều hoà thành phần và nồng độ các chất trong huyết tương
C. Điều hòa nồng độ ion H + và độ pH của cơ thể
D. Điều hoà áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào

74. Chọn câu SAI:


A. Hormone catecholamine không cần protein mang khi di chuyển trong huyết tương.
B. Hormone steroid được tổng hợp từ cholesterol.
C. Hormone muốn tác động lên tế bào đích thì cần phài gắn với thụ thể đặc hiệu.
D. Hormone liên kết càng chặt với protein mang thì sẽ bị thải trừ càng nhanh.

75. Ở người bình thường, điều hoà bài tiết insulin chủ yếu nhờ vào sự thay đổi nồng độ của chất nào trong
huyết tương?
A. Chất khoáng
B. Glucose
C. Lipid
D. Ion

76. Thời gian tâm thất thu được tính như thế nào?
A. Từ lúc đóng van bán nguyệt đến khi van bán nguyệt mở ra lại
B. Từ lúc đóng van nhĩ thất đến khi van nhĩ thất mở ra lại
C. Từ lúc đóng van nhĩ thất đến khi đóng van bán nguyệt
D. Từ lúc đóng van bán nguyệt đến khi đóng van nhĩ thất

77. Ở pha khử cực nhanh trong quá trình thay đổi điện thế màng tế bào cơ tim, có hiện tượng gì xảy ra?
A. Kênh K + đóng lại, kênh Ca2+ mở ra
B. Kênh Na + nhanh mở ra, kênh K + mở ra thoáng qua
C. Kênh Na + nhanh đóng lại, kênh K + mở ra thoáng qua
D. Kênh Na + nhanh mở ra

78. Sự hấp thu glucose và protein diễn ra ở đoạn nào sau đây của ống thận?
A. Ống gần
B. Quai Henle
C. Ống góp
D. Ống xa

79. Chọn phát biểu SAI về vai trò của hệ thống ống thận trong việc hình thành nước tiểu:
A. Ngành xuống quai Henle có nhiệm vụ cô đặc nước tiểu không phụ thuộc hormone
B. Ống góp có nhiệm vụ cô đặc nước tiểu không phụ thuộc hormone (ADH)
C. Ống lượn xa có nhiệm vụ tái hấp thu ion Na + phụ thuộc hormone
D. Ống lượn gần có nhiệm vụ tái hấp thu phần lớn các chất trong dịch lọc
80. Khả năng phát xung động nhịp nhàng của hệ thống nút trong tim, thể hiện tính chất sinh lý nào của
tim?
A. Tính nhịp điệu
B. Tính hưng phấn
C. Tính trơ có chu kì
D. Tính dẫn truyền

81.Bình thường lá màng phổi sẽ tiết một lượng ít dịch màng phổi, nhằm mục đích gì?
A. Tham gia hàng rào phế nang - mao mạch
B. Làm ấm khoang màng phổi
C. Giảm sức căng bề mặt phế nang
D. Bôi trơn, giảm ma sát giữa bề mặt 2 lá màng phổi

82. Chọn phát biểu SAI về chức năng nội tiết của thận:
A. Thận chuyển hoá calcidiol thành calcitriol (active vitamin D) có chức năng kích thích xương hấp thu
calci
B. Thận bài tiết erythropoietin có chức năng kích thích tủy tạo máu
C. Thận bài tiết aldosteron có chức năng giữ muối nước và duy trì thể tích dịch cơ thể
D. Thận bài tiết renin có chức năng chuyển angiotensinogen thành angiotensin I

83. Tác dụng chính của hormone aldosterone trên tế bào ống thận là:
A. Tăng bài tiết Na+ và K+
B. Tăng tái hấp thu K+ và bài tiết K+
C. Tăng tái hấp thu Na+ và K+
D. Tăng tái hấp thu Na+ và bài tiết K+
(Tái hấp thu chủ động Na+ và bài tiết chủ động K+)
84. Thể tích khí có thể được thở ra sau khi hít vào tối đa là: (NOTE)
A. Thể tích khí lưu thông
B. Thể tích khí dự trữ hít vào
C. Dung tích sống
D. Tổng dung lượng phổi

85. Co thắt chủ yếu tạo nên hiện tượng nôn ói là: (NOTE)
A. Di chuyển khối lượng lớn (mass movement)
B. Co cơ hô hấp và cơ thành bụng
C. Co thắt của cơ trơn ống tiêu tạo nên nhu động ngược
D. Phức hợp vận động di chuyển (MMC) của đường tiêu hoá

86. Câu nào đúng về áp lực lọc ở cầu thận?


A. Áp lực thuỷ tĩnh ở mao mạch - áp lực keo mao mạch - áp lực keo nang Bowman
B. Áp lực thuỷ tĩnh ở mao mạch - áp lực keo nang Bowman
C. Áp lực thuỷ tĩnh ở mao mạch - áp lực keo mao mạch - áp lực thuỷ tĩnh nang Bowman
D. Áp lực thuỷ tĩnh ở mao mạch - áp lực thuỷ tĩnh nang Bowman

88. Hormone nào sau đây tương tác với thụ thể trong tế bào chất rồi sau đó đi vào nhân và tác động trực
tiếp?
A. Epinephrine
B. Cortisol
C. TRH
D. LH

89. Chọn thứ tự liệt kê ĐÚNG các cấu trúc của hệ thống ống thận theo chiều từ tiểu cầu thận đến hệ thống
ống góp.
A. Ống lượn xa - ngành xuống quai Henle - ngành lên quai Henle - ống lượn gần
B. Ống lượn xa - ngành lên quai Henle - ngành xuống quai Henle - ống lượn gần
C. Ống lượn gần - ngành xuống quai Henle - ngành lên quai Henle - ống lượn xa
D. Ống lượn gần - ngành lên quai Henle - ngành xuống quai Henle - ống lượn xa

91. Chọn phát biểu sai về cấu trúc tiểu cầu thận (Đưa ra dẫn chứng)
A. Tế bào nhiều chân bám xung quanh bó mạch tiểu cầu
B. Một đầu bao Bowman thông với ống lượn gần
C. Dịch lọc bắt đầu xuất hiện ở tiểu động mạch ra
D. Khoang Bowman nằm trong bao Bowman

92. Chọn câu SAI về cử động phân đoạn (segmentation)?


A. Một đoạn giãn ra để chứa viên thức ăn thì hai bên của đoạn đó sẽ co lại
B. Liên quan đến sự co cơ vòng và giãn cơ dọc (liên quan đến sự co và giãn của cơ vòng)
C. Giúp nhào trộn thức ăn
D. Viên thức ăn di chuyển tới lio giữa chỗ co và giãn luân phiên nhau
93.Điều nào sau đây là ví dụ về điều hòa ngược dương tính của hệ nội tiết?
A. Tăng TRH làm tăng tiết TSH, hormone giáp ức chế tiết TRH
B. Trước rụng trứng, LH làm tăng estrogen rồi chính sự tăng estrogen này lại làm tăng LH
C. Tăng TSH làm tăng tiết hormone giáp; hormon giáp gây ức chế tiết TSH
D. Tăng glucose máu làm tăng tiết insulin; insulin làm glucose đi vào tế bào

94. Chọn câu sai về cử động đẩy thức ăn (peristasis) (NOTE)


A. Tuần tự diễn ra quá trình co đoạn trước thì giãn đoạn sau của đường ống tiêu hóa
B. Lớp cơ vòng giãn và cơ dọc co
C. Đẩy viên thức ăn một chiều về phía ruột già
D. Lớp cơ vòng co và cơ dọc giản

95.Hormon nào sau đây gây tác dụng sinh học bằng cách hoạt hóa thụ thể trên màng tế bào?
A. Estrogen
B. Epinephrine
C. Progesterone
D. Cortisol

96. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG?


A. Trong bệnh phổi hạn chế, tổng dung lượng phổi lớn hơn bình thường
B. Trong bệnh phổi hạn chế, tổng dung lượng phổi nhỏ hơn bình thường
C. Trong bênh phổi tắc nghẽn, thể tích khí cặn nhỏ hơn bình thường
D. Trong bênh phổi tắc nghẽn, tổng dung lượng phổi tăng
97. Câu nào sau đây ĐÚNG về thể tích khí cặn?
A. Thể tích khí tối đa có thể thở ra
B. Thể tích khí còn lại trong phổi sau khi thở ra gắng sức
C. Thể tích khí nhỏ nhất đo được bằng hô hấp ký
D. Thể tích khi còn lại sau khi thở ra bình thường

98. Chọn câu ĐÚNG. Thứ tự từ trong ra ngoài của lớp thành ống tiêu hóa
A. Niêm mạc - Cơ niêm - Dưới niêm - Cơ dọc - Cơ vòng
B. Niêm mạc - Dưới niêm – Cơ chéo - Cơ dọc - Cơ vòng
C. Niêm mạc – Đám rối thần kinh – Dưới niêm – Cơ vòng – Đám rối thần kinh – Cơ dọc
D. Niêm mạc – Dưới niêm – Đám rối thần kinh – Cơ

99.Thể tích khí hít vào của một người lúc nghỉ là
A. Thể tích khí tối đa có thể thở ra
B. Thế tích khí lưu thông
C. Tổng dung lượng phổi
D. Thể tích khí cặn

100. Màng lọc cầu thận gồm cấu trúc sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Tế bào nội mô của mao mạch cầu thận
B. Màng đáy
C. Các khoảng khe giữa các chân giả
D. Macula densa (phức hợp cận cầu thận)

101.Khi các cơ hô hấp giãn hoàn toàn, lượng khí trong phổi sẽ bằng đại lượng nào sau đây?
A. Khí cặn (RV)
B. Dung tích cặn cơ năng (FRC)
C. Khí lưu thông (TV)
D. Khí dự trữ thở ra (ERV)

102. Khi hormon steroid gắn với thụ thể của nó sẽ diễn ra
A. Hoạt hóa sự sao mã gen
B. Hệ thống tín hiệu thứ hai được hoạt hóa
C. Hoạt hóa protein kinase
D. Hệ thống tín hiệu thứ hai protein G bị ức chế

103. Chất dinh dưỡng được hấp thu nhiều ở


A. Dạ dày
B. Hành tá tràng
C. Ruột non
D. Ruột già

104. Cấu tạo của màng lọc cầu thận theo thứ tự là:
A. Tế bào nội mô mạch máu – Màng dày mao mạch – Khoảng kẽ của các tế bào chân giả
B. Màng dày mao mạch – Khoảng kẽ của các tế bào có chân giả - Tế bào nội mô mạch máu
C. Tế bào nội mô mạch máu – Màng dày mao mạch – Màng đính nang Bowman – Khoảng kẽ của các tế
bào có chân giả
D. Nang Bowman – Khoảng kẽ giữa các tế bào có chân giả - Tế bào nội mô mạch máu

105. Thể tích khí tăng lên ở một người bị bệnh phổi tắc nghẽn là
A. Thể tích khí lưu thông
B. Thể tích khí dự trữ hít vào
C. Thể tích khí cặn
D. Dung tích sống

106. Tín hiệu hóa học nào sau đây gây tác động cục bộ lên tế bào cùng loại với tế bào đã tiết ra nó
A. Tín hiệu hóa học cận tiết
B. Chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter)
C. Tín hiệu hóa học tự tiết
D. Hormon

107.Chọn câu đúng về phức hợp vận động di chuyển (MMC)


A. Là dạng nhu động tiêu hóa diễn ra lúc no
B. Được khởi phát do hormone Motilin tiết ra từ dạ dày, tá tràng và hỗng tràng.
C. Giúp đẩy thức ăn nhanh hơn qua các cơ vòng (sphincters)
D. Còn gọi là nhu động đẩy thức ăn (peristasis)

108. Hồng cầu bình thường không xuất hiện trong nước tiểu là vì:
A. Hồng cầu được tái hấp thu hoàn toàn ở ống thận
B. Hồng cầu di chuyển rất chậm trong búi mao mạch tiểu cầu thận
C. Hồng cầu có kích thước quá lớn so với lỗ lọc ở màng lọc tiểu cầu thận
D. Hồng cầu không đến được màng lọc tiểu cầu thận

109. Câu nào sau đây SAI khi nói về cấu tạo các phần của đường hô hấp?
A. Tiểu phế quản hô hấp có thể co thắt được nhờ cơ trơn
B. Vách phế nang cấu tạo bởi một lớp tế bào biểu mô
C. Đường dẫn khí đơn thuần là khí quản, phế quản và các tiểu phế quản có sụn bao quanh
D. Đường dẫn khí có chức năng hô hấp hoàn toàn không có sụn

110. Hormon chịu trách nhiệm làm cho sữa chảy ra khi em bé bú mẹ là
A. Progesterone
B. Prolactin
C. Oxytocin
D. Estradiol

111. Khi huyết áp hệ thống giảm, dịch lọc sẽ giảm vì:


A. Áp lực thủy tĩnh nang Bowman giảm
B. Áp lực keo nang Bowman giảm
C. Áp lực thủy tĩnh mao mạch giảm
D. Áp lực keo mao mạch giảm

112.Cơ nào sau đây co thắt khi thở ra bình thường?


A. Cơ liên sườn trong
B. Không có cơ nào cả
C. Cơ liên sườn ngoài
D. Cơ thẳng bụng

113. Mức lọc tiểu cầu thận (GFR) là lượng dịch lọc qua các tiểu cầu thận của?
A. Một thận trong một phút
B. Cả hai thận trong một phút
C. Một nephron trong một phút
D. Cả hai thận trong một giây

114. Dung tích sống bao gồm các thể tích sau đây NGOẠI TRỪ:
A. Khí dự trữ thở ra
B. Khí lưu thông
C. Dung tích khí cặn cơ nâng
D. Khí dự trữ hít vào
115. Kháng lực đường dẫn khí ở một người khỏe mạnh bình thường lớn nhất ở? (NOTE)
A. Trong khi thở ra bình thường
B. Trong khi thở ra gắng sức
C. Trong khi hít vào bình thường
D. Trong khi hít vào gắng sức

116. Chọn câu ĐÚNG về phản xạ đi tiêu


A. Khi phân đến trực tràng, tín hiệu từ tủy sống sẽ làm giảm cơ thắt hậu môn ngoài
B. Cơ thắt hậu môn ngoài chịu sự chi phối của tủy sống và não bộ
C. Mỗi ngày có khoảng 1-3 lần dịch chuyển khối lượng lớn để tống phân về phía trực tràng
D. Cơ thắt hậu môn trong chịu sự chi phối của tủy sống và não bộ

117. Mức lọc cầu thận (GFR) tăng lên là do nguyên nhân nào sau đây? (A,B,C đều gây ra khả năng co
mạch)
A. Co tiểu động mạch vào
B. Kích thích thần kinh giao cảm thận
C. Chèn ép ở bao thận
D. Giảm nồng độ protein huyết tương

118. Dung tích hít vào trừ đi thể tích khí lưu thông bằng
A. Thể tích khí cặn
B. Dung tích sống
C. Tổng dung lượng phổi
D. Thể tích dự trữ hít vào

120. Thành phần dịch lọc ở nang Bowman gồm?


A. Nước, các ion, glucose, acid amin
B. Nước, các ion, acid amin
C. Nước, các ion, glucose
D. Nước, các ion

You might also like