Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

Thực trạng:
Nói đến sinh viên Việt Nam tức là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống và sức
sáng tạo. Họ nắm trong tay tri thức của thời đại, chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến bộ xã hội nói
chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Nhìn chung, các bạn sinh viên đã tự ý thức về mục
đích, đông cơ học tập khi bước chân vào cánh cửa Đại học, bởi khác với nhiệm vụ của học sinh,
nhiệm vụ của sinh viên là tự nghiên cứu tìm tòi kiến thức, kinh nghiệm để trao đổi, tiếp thu,
không chỉ trên Giảng đường mà còn ngoài đời sống xã hội. Bản chất của người Việt Nam là
thông minh, cần cù, chịu khó nên các bạn sinh viên cũng được thừa hưởng chúng.
Minh chứng cho việc sinh viên Việt Nam có trình độ và kĩ năng không thua kém các sinh viên
của các nước tân tiến trên thế giới đó là những thành tựu-những tín hiệu tích cực mà gần đây thế
hệ trẻ của chúng ta đã mang lại cho nước nhà. Chúng ta có thể kể đến như kết quả cao trong các
cuộc thi Nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên hay các hoạt động Đoàn thể phát triển kĩ năng
mềm cho sinh viên như việc thành lập nhiều các CLB liên quan đến khởi nghiệp, các kĩ năng
thuyết trình, hùng biện, tranh biện, phát triển khả năng ngoại ngữ v.v.
* Một số những cuộc thi, hoạt động đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trong quá trình học
tập, nghiên cứu của sinh viên Việt Nam những năm gần đây:
- Cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên “Start-up Student Ideas” lần thứ I: Cuộc thi
nhằm tạo môi trường cho sinh viên lập thân, lập nghiệp; tìm kiếm và tôn vinh những ý tưởng
sáng tạo khởi nghiệp sinh viên. Trong lần đầu tiên tổ chức, Cuộc thi đã thu hút 569 ý tưởng tham
dự. Các ý tưởng nhằm giải quyết nhiều bài toán trong cuộc sống như: nâng cao chất lượng sản
phẩm chăn nuôi, giải quyết vấn đề nhà ở trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, quy trình xử
lí và tái chế rác hữu cơ một cách tiện lợi và an toàn...
- Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp Bộ năm 2018 tổng kết với 291 giải
thưởng, trong đó có 09 giải Nhất và 49 giải Nhì. Các đề tài nghiên cứu đi sát với nhu cầu thực tế,
giàu triển vọng ứng dụng vào nhiều lĩnh vực đa dạng của đời sống sản xuất.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng tự hào mà sinh viên Việt Nam đã làm được trong
thời gian gần đây thì vẫn còn tồn tại rất nhiều những mặt trái trong thái độ học tập của sinh viên:
- Sinh viên còn thụ động trong quá trình học tập: Trong quá trình tiếp thu kiến thức, nhiều bạn
chỉ đọc-chép mà không suy nghĩ để đặt câu hỏi thắc mắc, làm cho không khí lớp học không được
sôi nổi. Tại một hội thảo về cải tiến phương pháp giảng dạy đại học mới đây, một giáo sư ở
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã phải cảnh báo khi ông khám phá ra cách học tập của sinh viên
mà ông trực tiếp giảng dạy hiện nay thụ động đến độ khó tin! Để kiểm nghiệm cách học thụ động
này đến đâu, vị giáo sư đã làm cuộc điều tra bỏ túi: tuần đầu chỉ đứng giảng trên lớp cho sinh
viên (và cả học viên cao học) ghi chép, kết quả chỉ 40% đạt điểm kiểm tra trên trung bình.Tuần
hai, giáo sư lên lớp chỉ hướng dẫn đầu sách tham khảo, kết quả trên 60 % sinh viên đạt điểm
trung bình. Trong hai tuần này, tinh thần học tập của sinh viên không mấy thích thú, thậm chí có
người nằm ngủ gật! Nhưng đến tuần thứ ba, vị giáo sư áp dụng phương pháp gợi mở câu hỏi đề
tài, thì cả lớp thảo luận, tranh cãi quyết liệt, và kết quả học tập khiến cho vị giáo sư hài lòng :
90% đạt điểm kiểm tra trên trung bình.
- Sinh viên còn có thái độ chủ quan, coi nhẹ việc học: trong khi các Giảng viên say sưa giảng
bài thì một bộ phận ở dưới không tập trung nghe giảng mà còn làm việc riêng, thậm chí có bạn
còn “say giấc” trên bàn học. Cũng có những bạn sinh viên không đảm bảo việc chuyên cần trên
lớp như nghỉ học, bỏ tiết.. làm ảnh hưởng đến việc thi hết học phần…
2, Nguyên nhân
- Làm thêm, dạy kèm, bán hàng, tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoặc không theo nổi chương trình
học đại học là những lý do sinh viên bị buộc thôi học. Tuy nhiên đó không phải là lý do chính, vì
có những sinh viên vừa học vừa làm thêm nhưng kết quả học tập vẫn đạt điểm cao. Nguyên nhân
ở đây là do sinh viên không chịu tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình ( mặc
dù trong phương pháp giảng dạy đại học nhiều thầy cô lên lớp chỉ hướng dẫn và đưa ra những tư
liệu, đầu sách cần thiết cho sinh viên tìm kiếm tham khảo) và tâm lí quen với việc đọc chép. Từ
đó dẫn đến thực trạng thụ động trong học tập của phần lớn sinh viên hiện nay.
Từ thực tế trên cho thấy bên cạnh chương trình học tập đại học hiện nay đã nặng
nề, thì công cụ để truyền tải kiến thức hiện nay cũng chưa lấy gì làm hài lòng. Số
sinh viên tìm đến thư viện không nhiều, chỉ lác đác vài bạn đến thư viện những
ngày bình thường và có nhiều hơn một chút khi mùa thi đến. Nhân viên quản lý thư viện cho
biết, một ngày bình quân chỉ có khoảng vài chục em đến đây ngồi học,
tìm tòi tư liệu.Trong khi đó, giờ giảng dạy của giảng viên trên lớp không có gì hơn
ngoài một cái micrô cứ ọc-ẹc theo kiểu mạnh thầy thầy cứ nói, còn lớp học đông
đúc thì mạnh trò, trò ngủ.
Thêm nữa, tâm lí quen đọc chép mỗi khi trên lớp cũng dẫn tới tình trạng thụ
động của sinh viên, nếu giảng viên không đọc thì sinh viên cũng không chép, chỉ
ngồi nghe và thưc tế là kiến thức đọng lại trong đầu khi đó sẽ rất ít,thậm chí là
không có gì. Trong khi đó sinh viên cũng không có thói quen đọc giáo trình và các
tài liệu liên quan đến môn học đó khi ở nhà.
Rõ ràng khi ngại phát biểu trong giờ học sẽ dẫn đến ngại phát biểu trong cơ quan
làm việc sau này. Ngại phát biểu cũng đồng nghĩa với việc không dám nói lên sự
thật, không dám nhìn nhận cái sai…. Trong mỗi giờ học, chuyện sinh viên phát
biểu ý kiến là rất ít thay vào đó là Giảng viên nêu vấn đề, sinh viên cúi mặt xuống
bàn… Đó là việc các thầy cô đứng trên bục giảng và yêu cầu nhiều lần các sinh
viên trả lời câu hỏi. Đó không phải là những câu hỏi khó. Thông thường nó đều
nằm trong phạm vi hiểu biết và có thể trả lời của sinh viên. Thế nhưng rất ít có
cánh tay nào giơ lên. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến không khí học tập trong lớp.
Nó gây ra một cảm giác rất áp lực mỗi khi thầy cô đặt câu hỏi. sinh viên thì cảm
thấy áp lực, còn giáo viên cũng cảm thấy chán nản vì chỉ có sự làm việc một chiều.
 Từ việc ngại phát biểu trong giờ học sẽ dẫn đến ngại phát biểu trong cơ quan làm việc sau
này. Ngại phát biểu cũng đồng nghĩa với việc không dám nói lên sự thật, không dám nhìn nhận
cái sai. Như thế, cái sai không được đưa ra ánh sáng, không được làm rõ nên sẽ không thể tìm ra
được cách giải quyết, không thể tiến bộ. Một đất nước mà có thế hệ trẻ như thế thì lạc hậu là
chuyện không thể tránh khỏi.

You might also like