Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------

NGUYỄN QUANG THẢO

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA


CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN WE TEAM

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ 2 LỚP QTK45D

Đà Lạt, Năm 2023

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA


CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN WE TEAM

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ 2 LỚP QTK45D

GVHD: NGUYỄN XUÂN HOÀNG


SVTH: NGUYỄN QUANG THẢO
MSSV: 2114114

Đà Lạt, Năm 2023

2
Mục lục
Mục Lục Sơ Đồ, Biểu Đồ..........................................................................5
Danh mục chữ cái viết tắt........................................................................6
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................7
LỜI CẢM TẠ.....................................................................................................8
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................9
1.1. Lý do chọn đề tài......................................................................................9
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................9
2.1.1. Mục tiêu chung:.................................................................................9
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:...............................................................................10
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:...............................10
Chương I: Cơ sở lý thuyết về phân tích hoạt động kinh doanh..................11
1.1 Khái quát về phân tích hoạt động kinh doanh.........................................11
1.1.2 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh.................................11
1.2 Một số chỉ tiêu để phân tích hoạt động kinh doanh.................................11
1.2.1 Doanh thu.........................................................................................11
1.2.2 Chi phí..............................................................................................11
1.2.3 Lợi nhuận..........................................................................................12
1.2.4 Tỷ số tài chính..................................................................................13
1.2.5 Ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh.....................................................14
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh..............................14
1.2.7 Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh.................................15
Chương II: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH du lịch và sự kiện We
Team.................................................................................................................17
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team....................17
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH du lịch và
sự kiện We Team......................................................................................17
2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH du lịch và sự
kiện We Team...........................................................................................18
2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược:..............................................18
2.2.1. Tầm nhìn của Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team.............18
2.2.2. Viễn cảnh tương lai:........................................................................18
2.3 Mục tiêu chiến lược của Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team bao
gồm................................................................................................................18
2.4. Sơ đồ bộ máy điều hàng của Công ty TNHH du lịch và sự kiện We
Team..............................................................................................................18
Chương III: Tìm hiểu về phân tích hiệu quả hoạt động của công ty TNHH
du lịch và sự kiện We Team...........................................................................20
3.1 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm của Công ty
tnhh du lịch và sự kiện we team....................................................................20
3.1.1. Phân tích tình hình doanh thu của Công ty TNHH du lịch và sự kiện
We Team....................................................................................................21
3.1.2 Phân tích các khoản chi phí của của Công ty TNHH du lịch và sự
kiện We Team............................................................................................21

3
3.1.3 Phân tích các khoản lợi nhuận của của Công ty TNHH du lịch và sự
kiện We Team............................................................................................22
3.1.4 Phân tích chỉ tiêu tỷ xuất biên lợi nhuận gộp...................................22
3.1.5 Phân tích tỷ số biên lợi nhuận hoạt động của Công ty TNHH du lịch
và sự kiện We Team...................................................................................22
3.1.6 Phân tích tỷ số lợi nhuận thuần biên (ROS).....................................23
3.2 Phân tích bảng cân đối kế toán năm 2021-2022 của công ty TNHH du
lịch và sự kiện We Team...............................................................................23
3.2.1 Phân tích tình hình biến động tài sản của công ty trong 2 năm 2021-
2022...........................................................................................................24
3.2.2 Phân tích biến động nguồn vốn của công ty.....................................25
3.2.3 Phân tích khả năng thanh toán hiện hành........................................25
3.2.4 Phân tích lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)...................................25
3.2.4 Phân tích tỷ số sinh (ROE)...............................................................26
3.3. Những thuận lợi và khó khăn tại Công ty TNHH du lịch và sự kiện We
Team..............................................................................................................26
3.3.1. Thuận lợi.........................................................................................26
3.3.2. Khó Khăn........................................................................................27
Chương IV: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH
du lịch và sự kiện We Team...........................................................................28
4.1 Giải pháp về các hoạt động liên quan đến hoạt động kinh doanh của công
ty....................................................................................................................28
4.1.1 Về phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp........................28
4.1.2 Kiểm soát chi phí về quản lý tài chính.............................................28
4.1.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường, nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp..............................................................29
4.1.4 Hoàn thiện tổ chức, đổi mới bộ máy quản lý...................................29
4.1.5 Hoàn thiện công tác kế toán.............................................................29
4.1.6 Một số đề xuất khác..........................................................................30
KẾT LUẬN......................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................32

4
Mục Lục Sơ Đồ, Biểu Đồ
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ Công ty TNHH Du Lịch và Sự Kiện We Team....................11

Bảng 3.1.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021-2022 của Công ty
TNHH Du lịch và Sự Kiện We Team ...................................................................................13

Bảng 3.1.2: Doanh thu của Công ty TNHH Du Lịch và Sự Kiện We Team năm 2021-2022 14

Bảng 3.1.3 Bảng chi phí của của Công ty TNHH Du Lịch và Sự Kiện We Team năm 2021-
2022......................................................................................................................................14

Bảng 3.1.4 Bảng tỷ số biên lợi nhuận gộp của Công ty TNHH Du Lịch và Sự Kiện We Team
năm 2021-2022....................................................................................................................15

Bảng 3.1.5 Bảng tỷ số biên lợi hoạt động của Công ty TNHH Du Lịch và Sự Kiện We Team
năm 2021-2022....................................................................................................................16

Bảng 3.1.6 Bảng tỷ số biên lợi thuần biên của Công ty TNHH Du Lịch và Sự
Kiện We Team năm 2021-2022........................................................................16
Bảng 3.2.1 Tình hình biến động tài sản của công ty năm ...............2021-2022
Bảng 3.2.2 Tình hình biến động tài sản công ty năm 2021-2022 1......................................25

Bảng 3.2.3 Bảng cân đối kê toán của Công ty TNHH Du Lịch và Sự Kiện We Team năm
2021-2022............................................................................................................................16

Bảng 3.2.4 Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty TNHH Du Lịch và Sự Kiện We
Team năm 2021-2022...........................................................................................................17

Bảng 3.2.5 Tỷ số sinh lời ROA của Công ty TNHH Du Lịch và Sự Kiện We Team năm 2021-
2022......................................................................................................................................17

Bảng 3.2.6 Tỷ số sinh lời của Công ty TNHH Du LỊch và Sự Kiện năm 2021-
2022...................................................................................................................18

5
Danh mục chữ cái viết tắt

TNHH Trách nhiệm hữu hạn


ĐVT Đơn vị tính
HCNS Hành chính nhân sự
QLDN Quản lý doanh nghiệp
HĐBT Hoạt động bất thường
HĐTC Hoạt động tài chính
TNDN Thu nhập doanh nghiệp

6
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài báo cáo thực tập: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team” là công trình nghiên cứu độc
lập của riêng bản thân tôi, và được hướng dẫn bởi thầy Nguyễn Xuân Hoàng. Ngoài
ra, khi thực hiện báo cáo này tôi không sao chép của người khác; các nguồn tài liệu
trích dẫn, số liệu sử dụng và nội dung của báo cáo là chính xác và trung thực. Đồng
thời cam kết rằng kết quả quá trình thực tập thực tế này chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Đà Lạt, ngày … tháng … năm 2023
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

7
LỜI CẢM TẠ

Sau 2 năm ngồi trên ghế giảng đường học tập tích lũy kiến thức và trải qua 2
tuần thực tập thực tế tại Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team, em đã tổng hợp
lại được kết quả và hiểu biết của mình trong bài báo cáo thực tập thực tế 2 và thể hiện
được vốn kiến thức của mình.
Em xin cảm ơn các quí thầy cô của khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh của
trường đại học Đà Lạt đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian
qua đã tạo nền móng kiến thức và cơ sở vững chắc để em hoàn thành bài báo cáo này.
Trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Hoàng đã tận tình hướng dẫn và giải
đáp những thắc mắc cũng như bổ sung những kiến thức còn thiếu để để em hoàn
thành báo cáo một cách hiệu quả nhất trong thời gian nhanh nhất.
Xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty TNHH du lịch và sự kiện We
Team Đà Lạt, đặc biệt là các anh chị trong ban tổ chức sự kiện đã nhiệt tình giúp đỡ
và hướng dẫn và cung cấp những tài liệu cần thiết cho bài báo cáo, giúp cho bài báo
cáo của em hoàn thiện đúng yêu cầu và đúng thời hạn.
Cuối cùng, em xin chúc sức khỏe ban giám hiệu, quí thầy cô của Trường Đại
học Đà Lạt, ban lãnh đạo và các anh chị trong We Team. Chúc quý thầy cô gặt hái
được nhiều thành công và chúc công ty thành công trên mọi lĩnh vực kinh doanh.

Đà Lạt, ngày 20 tháng 07 năm 2023


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quang Thảo

8
LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên đẹp, đa
dạng, phong phú và có nhiều cảnh quan khiến không chỉ khách du lịch trong nước mà
cả khách du lịch ngoài nước cũng phải trầm trồ thán phục, nhiều khách du lịch và
khách du lịch nước ngoài tò mò trước những cảnh đẹp thiên nhiên ấy nên họ cần
những dịch vụ có thể đưa họ đi tham quan và trải nghiệm những địa điểm nổi tiếng
trên mảnh đất hình chữ S này. Điều này đã khiến cho du lịch Việt Nam được nhà
nước cho là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta và là nguồn thu nhập kinh tế lớn
của người dân Việt Nam ta. Không chỉ đơn giản là du lịch chỉ thăm thú những cảnh
quan thiên nhiên, nhiều khách hàng còn muốn được trải nghiệm khi vui chơi tại các
khu vực đó. Vì vậy em đã chọn công ty du lịch và sự kiện We team để học tập cách
họ tổ chức và điều hành doanh nghiệp.
Tuy nhiên, dù ngành nghề gì khi đã vào thương trường thì không thể tránh
khỏi sự cạnh tranh gay gắt từ những công ty có cùng dịch vụ với mình. Để có thể tồn
tại được trong môi trường đấy thì phải đảm bảo rằng công ty chúng ta điều hành phải
có chỗ đứng trên thương trường. và một trong những yếu tố để xác định được vị thế
đó là hiểu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. muốn đạt được hiệu qủa kinh
doanh cao, các doanh nghiệp phải xác định được mục tiêu, phương hướng, phương
pháp sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp và cần phải xác định được các nhân
tố ảnh hưởng cũng như xu hướng tác động của từng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất quan trọng và cần thiết đối với
mọi doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, sẽ giúp
cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của mình, xác định
được nguyên nhân, nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác các
nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời có được những biến pháp để khắc
phục những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Từ đó có thể đề ra chiến lược kinh
doanh phù hợp cho kì sau giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh. Vì vậy, việc phân thích hiệu quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quan trọng
đối với mọi doanh nghiệp.
Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về phân tích hoạt động kinh
doanh, em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty
TNHH du lịch và sự kiện We Team” làm bài báo cáo của mình.
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung:
Trong thời gian ngắn ngủi tiếp xúc thực tế tại công ty TNHH du lịch và sự
kiện We Team, em đi sâu tìm hiểu và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các kết quả kinh doanh mà công ty đã đạt
được để tìm hiểu một cách chính xác về tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng vốn,
quản trị nhân lực, nhất là tìm ra những hạn chế tồn tại trong công ty và nguyên nhân
của nó. Từ đó đề xuất biện pháp khắc phục, định hướng kinh doanh cho kì tới, giúp

9
cải thiện những hạn chế còn tồn đọng và phát huy các tiềm lực của công ty, góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty từ ngày 5/7/2023 đến 20/7/2023,
sau đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Tìm ra các tồn tai hiện có của công ty và đề ra giải pháp khắc phục cho những
tháng tiếp theo.
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH du
lịch và sự kiện We Team ,gồm:
- Phân tích kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu doanh thu,
chi phí và lợi nhuận
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lợi của vốn
- Phân tích khái quát tình hình tài chính
- Phân tích khả năng tăng doanh thu nhờ nguồn khách hàng
- Phân tích khả năng quảng bá thương hiệu
Phạm vi nghiên cứu: Tại Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team
Không gian nghiên cứu: công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team
Thời gian nghiên cứu: 5/7/2023 đến 20/7/2023

10
Chương I: Cơ sở lý thuyết về phân tích hoạt động kinh doanh

1.1 KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


1.1.2 KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để phân tích toàn bộ
quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng
hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó để đề
ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở
doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động
kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và với yêu
cầu của quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
1.1.1 Vai trò phân tích hoạt động kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm
năng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là công cụ cải tiến quy chế quản lý trong
kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh
doanh.
-Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra
quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh
giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
1.2 Một số chỉ tiêu để phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.1 Doanh thu
Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị sản xuất kinh
doanh. Doanh thu là số tiền thu về được tính trên số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra
trong một thời gian nhất định. Doanh thu càng tăng lên càng có điều kiện để tăng lợi
nhuận và ngược lại. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có 3 chỉ tiêu chính:
- Doanh thu bán hàng: Là những chi phí phát sinh do các hoạt
động riêng biệt với các hoạt động thông thường của doanh nghiệp như: Chi
phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, bị
phạt thuế…
- Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng
doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này
phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: Phản ánh các khoản doanh thu
phát sinh từ hoạt động tài chính như: Tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân
hàng, cổ tức, lợi nhuận được chia, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng
khoán, lãi do chênh lệch tỷ giá hối đối, lãi do bán ngoại tệ.
- Thu nhập khác: Phản ánh các khoản thu nhập, doanh thu ngoài
hoạt động sản xuất kinh doanh như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,
tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, các khoản được ngân sách Nhà
nước hoàn lại.
1.2.2 Chi phí
Chi phí là toàn bộ các hao phí lao động, hao phí công cụ lao động và hao
phí vật chất tính thành tiền để thực hiện một công việc nhất định. Tính chi phí
có ý nghĩa lớn trong quản lý doanh nghiệp sản xuất hay thương mại: phân tích
và lựa chọn những phương án sản xuất và kinh doanh có lợi nhất, xác định khối
lượng sản phẩm tối ưu cho một thời gian ngắn, đánh giá năng suất và hiệu quả
của doanh nghiệp, định ra chủ trương và phương hướng giảm chỉ phí, làm giảm

11
cho việc tính toán và định giá thành và giá bán. Các loại chi phí liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm:
- Giá vốn bán hàng: Phản ánh trị giá vốn (giá nhập kho) của sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ, sản xuất.
- Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh trong quá trình
tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả
cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao
TSCĐ, bao bì, chi phí vật liệu …
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý gồm nhiều
loại: chi phí nhân viên quản lý dụng cụ, khấu hao. Đây là những khoản chi phí
mang tính chất cố định , nên có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều
không bình thường , cần xem xét nguyên nhân cụ thể.
- Chi phí tài chính: Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí
hoặc lỗ phát sinh liên quan đến hoạt động tài chính như: Chi phí đi vay, lỗ
phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ chênh lệch tỷ giá…
- Chi phí khác: Là những chi phí phát sinh trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp như: Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,
tiền phạt do vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế…
1.2.3 LỢI NHUẬN
- Công thức tính lợi nhuận:
Lợi nhuận = Doanh thu – Giá vốn bán hàng – Chi phí bán hàng- Chi
phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu
trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vồn hàng bán, chi phí hoạt
động, thuế.
Lợi nhuận trước thuế khoản lợi này được xem là chỉ tiêu trên hết khi đánh giá
một công ty có hiệu quả hay không.
Lợi nhuận sau thuế là kết quả cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh
doanhủa doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu phấn đấu của mỗi doanh
nghiệp.
Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu
trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán , hàng bán bị trả lại , thuế tiêu thụ
đặc biệt , thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán.
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên
cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ
báo cáo.
Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí QLDN
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính
của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính
trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính
– Chi phí hoạt động tài chính

12
Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước
hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có
thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới
Lợi nhuận khác = Doanh thu khác – Chi phí khác

1.2.4 TỶ SỐ TÀI CHÍNH


Tỷ số tài chính là các tỷ số được tính toán từ những chỉ tiêu (khoản mục) cụ
thể trên các báo cáo tài chính nhằm đo lường một hoạt động cụ thể nào đó, đánh giá
hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty.
Có thể có rất nhiều loại tỷ số có thể tính toán được từ các báo cáo tài chính,
tuy vậy, có 4 nhóm tỷ số thường được dùng để phân tích:
1.2.4.1 NHÓM TỶ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Là một trong những thước đo khả năng thanh toán của một công ty được sử
dụng rộng rãi nhất.
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền
mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số đo lường khả năng trả nợ
của công ty.
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh tón giảm và
cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Nếu này càng cao
điều này có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên nếu tỷ
số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài
sản lưu động hay nói cách khác việc quản lý tài sản lưu động không hiệu quả.
1.2.4.2 Nhóm tỷ suất sinh lời
 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA
Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào công ty.
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng
vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất
lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Vì vậy khi sử dụng ROA để so sánh
các công ty với nhau, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm
và so giữa các công ty tương đồng nhau.

 Tỷ xuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE


Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của
một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty. Tỷ số này đo tính hiệu quả của quá
trình sử dụng vốn góp của các cổ đông.
ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy
tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh
với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ
phiếu của công ty nào.
Tỷ số ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của
cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi
vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng

13
quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư
hơn.
1.2.5 Ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh
1.2.5.1 Đối với xã hội
Hiệu quả kinh doanh cao là động lực phát triển đối với toàn bộ nên kinh tê nói
chung. Nhà nước thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận để đánh giá hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp bằng nhiều công cụ trong đó có thuế. Nhà nước thu
thuế và tái đầu tư vào các ngành khác, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện giúp cho nhiều ngành nghề khác phát triển.
1.2.5.2 Đối với bản thân doanh nghiệp
Hiệu quả kinh tế cao là điều kiện tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không là phụ thuộc vào việc kinh
doanh có hiệu quả không và có tạo ra được nhiều lợi nhuận không? Với ý nghĩa là
đòn bảy thuận lợi thì lợi nhuận được xem là thước đo đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, quản lý
tốt làm giảm giá thành, tăng sực cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Ngoài ra, lợi nhuận còn có vai trò là nguồn tích lũy để doanh nghiệp bổ sung vốn vào
quá trình sản xuất, trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi... từ quỹ này giúp doanh
nghiệp có điều kiện bổ sung vốn, đầu tư sản xuất mở rộng kinh doanh, tăng thiết bị
máy móc, cũng như nâng cao đời sống nhân viên.
1.2.5.3 Đối với người lao động
Hiệu quả kinh doanh là động lực thúc đẩy kích thích người lao động hăng say
sản xuất, quan tâm tới thành quả lao động của mình. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh đồng nghĩa với nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động trong chính
doanh nghiệp.
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
1.2.6.1 Nhân tố bên trong
 Nhân lực
Trình độ chuyên môn và năng lực của mỗi nhân viên trong công ty là yếu tố
cơ bản quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong
thời đại ngày nay, hàm lượng chất xám sản phẩm ngày càng cao thì trình độ chuyên
môn của người lao động có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh
nghiệp. Nhất là các cán bộ quản lý. Họ là những lao động gián tiếp tạo ra sản phẩm
nhưng lại rất quan trọng bởi họ là những người điều hành và định hướng cho doanh
nghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Trên thực tế, mỗi một doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
khác nhau, trình độ chuyên môn của công nhân cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công nhân có tay nghề cao sẽ làm ra sản phẩm đạt chất
lượng cao, tiết kiệm thưòi gian và nguyên vật liệu, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong nhân tố con người trình độ chuyên môn có ý
nghĩa quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp
phải có kế hoạch tỉ mỉ từ khâu tuyển dụng tới việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trìng
độ chuyên môn cho người lao động, nhất là đội ngũ các cán bộ quản lý.
Nếu mọi hoạt động trong các khâu được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên
nhanh nhạy, năng động, có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm thì chắc chắn
sẽ có kết quả tốt và hiệu quả cao. Những người có nghiệp vụ thành thạo, sức khỏe tốt
sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí phát sinh mà còn làm cho doanh
nghiệp phát triển, có uy tín trên thị trường. Đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu, nghiệp vụ mà các nhân viên nào cũng phải có đó là kiến thức chuyên môn và
kỹ thuật đàm phán.

14
 Tài chính
Đây là nhân tố có vai trò quan trọng nhất. Không một doanh nghiệp nào có thể
tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mà không có vốn. Doanh nghiệp sẽ
không thể tiến hành giao hàng nếu không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế hải quan, trả
tiền cước phí thuê tàu, phí bảo hiểm (nếu có), các chi phí liên quan. Bên cạnh đó,
hoạt động xuất khẩu sẽ gặp khó khăn khi doanh nghiệp có thị trường mà lại thiếu
nguồn hàng xuất khẩu do thiếu vốn. Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh sẽ
đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu được thực hiện và việc thực hiện này được diễn ra
một cách liên tục, không bị gián đoạn. Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết
định trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn trong doanh nghiệp
được hình thành từ 3 nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn
vay: được phân bổ dưới hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động. Tuỳ đặc điểm
của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì vốn ngân sách nhà nước cấp là
chủ yếu, doanh nghiệp tư nhân vốn chủ sở hửu và vốn vay là chủ yếu.
Việc phân tích tổng hợp tình hình tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá
được khái quát tình hình huy động vốn và việc phân phối, sử dụng các nguồn vốn
kinh doanh một cách hiệu quả. Qua đó doanh nghiệp thấy được khả năng đáp ứng
nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của mình để tăng sức cạnh tranh
1.2.6.2 Nhân tố bên ngoài
 Chính sách và công cụ quản lý Nhà nước
Chính sách và công cụ quản lý của Nhà nước là những văn bản pháp luật, quy
định dưới luật do Nhà nước đặt ra để quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nói
riêng và điều tiết nền kinh tế nói chung. Các chính sách này bao gồm chính sách về
thuế (thuế xuất nhập khẩu và mức thiế áp dụng đối với từng loại mặt hàng cụ thể),
chính sách luật pháp như luật hải quan, luật thương mại,... Tất cả các chính sách và
công cụ này nhằm khuyến khích hoặc hanh chế hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
của các doanh nghiệp.
 Hệ thống cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu
kinh tế của xã hội, bao gồm hệ thống giao thông vận tải và hệ thống thông tin liên
lạc,... Hệ thống giao thông vận tải ảnh hưởng đến việc thu gom, vận chuyển hàng
hoá. Vì vậy, sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải sẽ giúp cho việc giao nhận
hàng hoá được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo về thời gian và địa điểm.
 Khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ là việc sử dụng những phát minh công nghệ tiên tiến vào
trong đời sống thực tiễn. Kỹ thuật và công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào áp dụng kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh. Ngày nay vai
trò của kỹ thuật và công nghệ được các doanh nghiệp đánh giá cao. Để nâng cao kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vào
lĩnh vực này, nhất là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
Các nhân tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với hoạt động xuất khẩu.
Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép các
doanh nghiệp cập nhật được thông tin nhanh chóng, thực hiện các khâu một cách
hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế được nhiều rủi ro.
1.2.7 Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.7.1 Phương pháp thu thập – tổng hợp số liệu
Nguồn số liệu dùng để phân tích là những số liệu thu thập qua thực tế thực tập
tại công ty chủ yếu là những số liệu thứ cấp thông qua báo cáo tài chính của công ty
bao gồm bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021-

15
2022. Đồng thời thu thập một số thông tin từ trang web của công ty để phục vụ thêm
cho việc phân tích số liệu.
1.2.7.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét chỉ tiêu phân tích bằng cách
dựa trên việc so sánh với chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp này được sử
dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh nhằm để xác định xu hướng,
mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, làm cơ sở để sử dụng các phương pháp khác
xác định ảnh hưởng của các nhân tố lượng hóa đến chỉ tiêu phân tích.
Khi sử dụng phương pháp so sánh cần lựa chọn gốc so sánh, xác định điều kiện
có thể so sánh được.
Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu người ta thường sử dụng những kỹ thuật
so sánh sau:
 So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích
so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng
quy mô của các hiện tượng kinh tế.
Y=Y1-Y0
 So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu kết cấu, mối
quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
Y=Y1Y0×100%
 Cuối cùng là so sánh bằng số bình quân và so sánh mức biến động tương đối
điều chỉnh theo hướng quy mô chung.
Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh được thực hiện như
sau:
 So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ
tương quan các chỉ tiêu từng kỳ so với tổng số của báo cáo kế toán, được gọi
là phân tích theo chiều dọc.
 So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều
hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo kế toán, còn được gọi là phân tích
theo chiều ngang.

Với Y : trị số phân tích


1

Y : trị số gốc
0

Y: trị số so sánh

16
Chương II: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH du lịch và sự kiện We
Team

2.1. Giới thiệu về công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team


Tên công ty: Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team
Tên bằng tiếng anh: We Team – Events and Team Building
Địa chỉ: Tổ 12, đường Thái Phiên, Phường 12, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm
Đồng, Việt Nam
Người đại diện pháp luật: Lê Nguyên Vũ
Số điện thoại: 0942 380 123
Mã số thuế: 5801480621
Loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài nhà nước
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH du lịch và sự kiện
We Team
Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team được cấp giấy chứng nhận đăng
kí kinh doanh ngày 01/03/2021, có mã số thuế là 5801480621. Tuy chỉ là một công ty
non trẻ vừa mới được thành lập không lâu nhưng We Team đã và đang ngày càng
khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và tỏ chức sự kiện tại
thị trường Việt Nam nói chung và ở Đà Lạt nói riêng. Một hành trình phát triển liên
tục không ngừng, công ty đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể như tốc độ tăng
trưởng đều cao hơn những tháng trước, quy mô và đội ngũ nhân sự phát triển mạnh,
số lượng khách hàng tăng cao, hệ thống đối tác dịch vụ đa dạng và hợp tác chặt chẽ.
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty:
Mã Ngành nghề
7990 Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ
chức tour du lịch (Ngành chính)
712 Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ
chức tua du lịch (Ngành chính)
7911 Đại lý du lịch
8110 Dịch vụ hỗ trợ tổng hợp

Trải qua 2 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team
đã chiến được lòng tin của đông đảo khách hàng trong nước. Song với sự nỗ lực
không ngừng nghỉ của toàn thể cán bộ công nhân viên trong những năm hoạt động và
phát triển của Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team đã mở rộng được thị
trường cũng như quy mô hoạt động của mình, từ đó nâng cao được doanh thu của
doanh nghiệp và cải thiện thu nhập cho người lao động, bên cạnh đó cũng đáp ứng
được nhu cầu thị trường và khách hàng, từng bước nâng cao và khẳng định uy tín
cũng như thương hiệu của công ty trên thị trường.

17
2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH du lịch và sự kiện
We Team
Tổ chức tour du lịch: công ty sẽ lập kế hoạch và tổ chức các tour du lịch trong
nước cho khách hàng. Bao gồm tìm hiểu và đặt vé máy bay, đặt vé khách sạn, xây
dựng lịch trình tham quan và cung cấp dịch vụ hướng dẫn viên du lịch
Tổ chức sự kiện: công ty sẽ đảm nhiệm việc tổ chức các sự kiện như hội thảo,
triển lãm, hội nghĩ, lễ khánh thành hay các sự kiện truyền thông khác. Đặc biệt là khi
khách du lịch vừa muốn du lịch vừa muốn chơi các trò chơi vận động, team building
sẽ cung cấp và tổ chức các trò chơi vận động đa dạng.
2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược:
2.2.1. Tầm nhìn của Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team
Tầm nhìn = (tư tưởng cốt lõi + viễn cảnh tương tai = tầm nhìn)
- Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng về du lịch và trải nghiệm qua lại
giữa du lịch và vận động
- Tập trung vào chất lượng và sự tinh tế, sự trải nghiệm của khách hàng
- Cung cấp chuỗi giá trị các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, chất lượng và
xuyên suốt
- Luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết với khách hàng
- Tạo nguồn cảm hứng, sự mới mẻ độc đáo cho khách hàng chỉ có thể
tìm thấy ở We Team
2.2.2. Viễn cảnh tương lai:
- 2023-2025 : Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team sẽ đưa danh tiếng
của mình lên cao, trở thành công ty du lịch và sự kiện lớn nhất ở Đà Lạt. cung cấp
những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, khi bạn muốn đi du lịch hoặc tổ chức sự kiện
thì sẽ nhớ tới We Team.
2.3 Mục tiêu chiến lược của Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team bao
gồm
- Tăng doanh số bằng cách mở rộng thị trường: Đặt mục tiêu mở rộng khách
hàng thông qua quảng cáo hiệu quả, hợp tác với các đối tác liên quan và phát triển
các gói dịch vụ hấp dẫn để thu hút khách hàng mới.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Tập trung việc cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể
để nâng cao sự hài lòng cho khách hàng. Điều bao gồm việc đặt trọng tâm vào việc
đào tạo nhân viên, cải thiện tiêu chuẩn chất lượng và tìm hiểu về nhu cầu và mong
đợi của khách hàng.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động: Xác định các cơ hội để tiết kiệm chi phí, tối
ưu hóa nguồn nhân lực cho công ty, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh với công ty
khác.
2.4. Sơ đồ bộ máy điều hàng của Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team

18
Giám đốc

Bộ phận Bộ phận hướng Bộ phận nhân Bộ phận tài


Marketing dẫn điều hành sự chính kế toán

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ Công ty TNHH Du Lịch và Sự Kiện We Team


( Nguồn: Phòng HCNS – Công ty)
- Giám đốc: Là người quản lý chung các bộ phận, là người đại diện thông
qua mọi quyết địng của công ty, là người định hướng hướng đi và mục tiêu
của công ty. Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
- Bộ phận Marketing: Là cầu nối giữa công ty và khách hàng. Tổ chức hoạt
động nghiên cứu thị trường, thu hút mời chào khách hàng thông qua các
bài viết tuyên truyền, quảng cáo của công ty. Lập kế hoạch quảng bá, lựa
chọn thị trường, cảu thiện các nhu cầu phù hợp với nhu cầu chung của thị
trường.
- Bộ phận hướng dẫn điều hành: Chuyên quản lý mọi hoạt động từ mua bán
vé tham quan du lịch trong công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
điều khiển, tổ chức các tour, hướng dẫn khách tham quan, giới thiệu các
địa điểm du lịch khi đến tham quan, tổ chức và tham mưu, lên ý tưởng tại
sự kiện cho khách hàng.

19
Chương III: Tìm hiểu về phân tích hiệu quả hoạt động của công ty TNHH
du lịch và sự kiện We Team
3.1 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm của Công ty tnhh du
lịch và sự kiện we team.
Bảng 3.1.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021-2022
của Công ty TNHH Du lịch và Sự Kiện We Team
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2021 2022 2022/2021
1 Tổng doanh thu 88.892 154.440 173.73%
2 Doanh thu thuần 88.892 154.440 173,73%
3 Giá vốn hàng bán 84.981 150.165 176,70%
4 Lợi nhuận gộp 3.911 4.275 109,31%
5 CP bán hàng 1.738 2.211 127,71%
6 Chi phí QLDN 1.952 1.774 90,88%
7 Lợi nhuận thuần 211 290 137,44%
8 Thu nhập hoạt động tài 1.376 1.904 138,37%
chính
9 Chi phí hoạt động tài chính 1.201 1.776 147,5%
10 Lợi nhuận thuần từ HĐTC 175 128 73,14%
11 Thu nhập HĐ bất thường 624 2.918 467,63%
12 Chi phí HĐBT 510 2.839 556,67%
13 Lợi nhuận HĐ BT 114 79 69,30%
14 Tổng lợi nhuận trước thuế 500 497 99,40%
15 Thuế TNDN 160 159 99,37%
16 Lợi nhuận sau thuế 340 338 99,41%
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team)

Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du
lịch và sự kiện We Team có thể thấy tuy công ty mới hoạt động không lâu, nhưng
công ty đã tạo nên dấu ấn rất riêng trên thị trường của mình bằng việc nhìn vào doanh
thu của công ty năm 2021 so với năm 2022 tăng 173,73%. Tuy ngành du lịch gặp rất
nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng xong với mức độ tăng
trưởng của công ty có thể thấy ban lãnh đạo của công ty đã đề ra các chiến lược phát
triển, kịp thời bắt kịp nhu cầu của khách hàng từ đó làm tăng doanh thu cho chính
công ty.
Doanh thu của công ty tăng cũng kéo theo các khoản về chi phí và giá vốn của
công ty cũng tăng theo. Nhìn vào bảng 2.1.1 trên ta có thể thấy chi phí bán hàng năm
2021 so với 2022 tăng 127,71%, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cũng tăng
90,88%. Trong khi đó giá vốn bán hàng của công ty năm 2021 so với 2022 cũng tăng
mạnh tận 176,70%. Điều này chứng tỏ tuy tăng mạnh về doanh thu nhưng các khoản
chi phí và giá vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là rất lớn.

20
Sau khi trừ đi các khoản chi phí và giá vốn mà doanh nghiệp bỏ ra thì lợi
nhuận trước thuế của công ty năm 2021 so với 2022 đạt 99.4%. Điều này chứng tỏ
công ty đã có những chiến lược đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế
sau đại dịch Covid-19, đưa công ty phát triển nhanh chóng.
3.1.1. Phân tích tình hình doanh thu của Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team.
Các khoản doanh thu của Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team bao
gồm doanh thuần từ các hoạt động kinh doanh của công ty (Dịch vụ du lịch và tổ
chức sự kiện) , doanh thu từ hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác. Tình
hình doanh thu của công ty được thể hiện theo bảng 3.1.2 dưới đây:

Bảng 3.1.2: Doanh thu của Công ty TNHH Du Lịch và Sự Kiện We Team
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
1. Doanh thu thuần 88.892 154.440 65.548
2. Doanh thu hoạt động tài chính 1.376 1.904 528
3. Doanh thu khác 642 2.918 2.276
4. Tổng doanh thu 90.910 159.262 68.352
Trong năm 2021-2022 doanh thu thuần của công ty tăng 65.548 triệu đồng.
Việc tăng doanh thu này có thể lý giải được là do năm 2022 khi nhà nước gỡ bỏ các
lệnh giãn cách xã hội do dịch Covid-19 mọi hoạt động của người dân được quay trở
lại, nhà nước cũng đưa ra các khoản chính sách nhằm kích cầu ngành du lịch, nắm
được điều đó công ty đã lập các kế hoạch và đưa ra các chính sách nhằm thu hút
khách hàng tới công ty.
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty trong năm 2021-2022 tăng 2.276
triệu đồng. Có được nguồn doanh thu được thu nhập từ tiền lãi gửi ngân hàng, lãi cho
vay... Như vậy doanh nghiệp được hưởng các khoản lãi vay này từ một số khoản vay
trong năm cho các khách hàng nhỏ lẻ.
3.1.2 Phân tích các khoản chi phí của của Công ty TNHH du lịch và sự kiện
We Team
Các khoản chi phí này của công ty bao gồm: Giá vốn bán hàng, chi phí cho
hoạt động kinh doanh, chi phí bất thường khác... ta có thể nhìn thấy rõ hơn các khoản
chi phí này ở bảng 3.1.3 dưới đây

Bảng 3.1.3 Bảng chi phí của của Công ty TNHH Du Lịch và Sự Kiện We
Team năm 2021-2022
ĐVT: Triệu Đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
1. Giá vốn bán hàng 84.981 150.185 65.204
2. Chi phí bán hàng 1.738 2.211 473
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.552 1.774 222
4. Chi phí hoạt động bất thường khác 510 2.839 2.329
5. Tổng chi phí 88.781 157.009 68.228

21
Doanh thu thuần năm 2021 so với năm 2022 tăng kéo theo đó giá vốn bán
hàng của công ty cũng tăng theo. Năm 2022 so với năm 2021 tăng 65.204 triệu đồng.
Một trong nguyên nhân có thể đưa ra là công ty tăng các chi phí liên quan đến chi phí
dịch vị , lữu hàng cho khách hàng như: chi phí vé tham quan, cho phí khách sạn, chi
phí ăn uống... Việc tăng chi phí giá vốn bàn hàng này là hợp lý so với khoản doanh
thu mà công ty đạt được.
Chi phí bán hàng của công ty cũng tăng mạnh, năm 2022 so với 2021 tăng 473
triệu đồng. Sang năm 2022 nhà nước kích cầu ngành du lịch, nắm được điều đó công
ty đã tăng cường quảng cáo, chào hàng giới thiệu các combo du lịch của mình, do đó
chi phí bán hàng năm 2022 tăng mạnh
3.1.3 Phân tích các khoản lợi nhuận của của Công ty TNHH du lịch và sự kiện We
Team.
Lợi nhuận luôn là mục tiêu mà bất kỳ các công ty nào cũng hướng tới. Lợi
nhuận trước thuế của công ty bao gồm các khoản như: lợi nhuận từ việc bán hàng ,
lợi nhuận thuần, lợi nhuận từ các hoạt động khác.
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể thấy được
sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan thì lợi nhuận từ việc bán hàng, lợi nhuận
thuần và lợi nhuận khác của công ty sang năm 2022 so với năm 2021 đều tăng trưởng
rõ rệt. Từ đó có thể thấy được công ty đang làm ăn có lãi, và việc kinh doanh của
công ty đang khá là hiệu quả.

3.1.4 Phân tích chỉ tiêu tỷ xuất biên lợi nhuận gộp
- Công thức tính:
Tỷ suất biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần
- Trong đó:
Doanh thu thuần = Doanh thu BH&CCDV - Các khoản giảm trừ
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn bán hàng

Bảng 3.1.4 Bảng tỷ số biên lợi nhuận gộp của Công ty TNHH Du Lịch và
Sự Kiện We Team năm 2021-2022
ĐVT: Triệu Đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022
1. Lợi nhuận gộp 3.911 4.275
2. Doanh thu thuần 88.892 154.440
3. Tỷ suất biên lợi nhuận gộp 0.043 0.027
Nhìn vào bảng tỷ số biên lợi nhuận gộp của công ty có thể thấy năm 2021 cứ
mỗi một đồng mà công ty đưa vào đầu tư kinh doanh thì sẽ thu lại 0.043 đồng lãi,
nhưng sang năm 2022 tỷ số này lại giảm xuống. Năm 2022, cứ mỗi một đồng vốn mà
doanh nghiệp đưa vào đầu tư kinh doanh chỉ mang về cho công ty 0.027 đồng lãi.
Qua đó ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút, chưa mang
lại được hiệu quả cao.
3.1.5 Phân tích tỷ số biên lợi nhuận hoạt động của Công ty TNHH du lịch và sự kiện
We Team

22
- Công thức tính:
Biên lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuân trước thuế/ Doanh thu thuần

Bảng 3.1.5 Bảng tỷ số biên lợi hoạt động của Công ty TNHH Du Lịch và
Sự Kiện We Team năm 2021-2022
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022
1. Lợi nhuận trước thuế 500 497
2. Doanh thu thuần 88.982 154.440
3. Tỷ suất biên lợi hoạt động 0.56 0.003
Nhìn vào bảng 3.1.3 có thể thấy được cứ mỗi một đồng mà công ty đưa vào
để hoạt động phục vụ kinh doanh của mình thì sẽ thu được 0.56 đồng lợi nhuận trước
thuế cho năm 2021. Sang 2022 doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh của
mình, nhưng mỗi một đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra để đưa vào cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình thì chỉ thu lại được 0.003 đồng lợi nhuận trước thuế.
3.1.6 Phân tích tỷ số lợi nhuận thuần biên (ROS)
- Công thức tính:
ROS = (Lợi nhuận sau thuế/ Doang thu thuần)

Bảng 3.1.6 Bảng tỷ số biên lợi thuần biên của Công ty TNHH Du Lịch và
Sự Kiện We Team năm 2021-2022
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022
1. Lợi nhuận sau thuế 340 338
2. Doanh thu thuần 88.982 154.440
3. Tỷ suất biên lợi thuần biên( ROS) 0.38 0.21
Nhìn vào bảng trên có thể thấy được chỉ số ROS thể hiện cứ mỗi một đồng
vốn mà doanh nghiệp đưa và đầu tư cho hoạt động kinh doanh của mình sẽ đạt lại
bao nhiêu đồng lãi sau khi đóng thuế suất cho nhà nước. Trong năm năm 2021, công
ty đạt 0.38 đồng lãi, nhưng sang năm 2022 đạt 0.21 đồng lãi, tỷ suất năm sau giảm
so với năm trước chứng tỏ lợi nhuận thu về của công ty thấp, tuy doanh thu tăng
nhưng các khoản chi phí mà công ty phải bỏ ra cũng tăng. Vậy nên công ty nên xem
xét cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết và đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài
chính của mình.

3.2 Phân tích bảng cân đối kế toán năm 2021-2022 của công ty TNHH du lịch và sự
kiện We Team

23
Bảng 3.2.1 Bảng cân đối kê toán của Công ty TNHH Du Lịch và Sự Kiện
We Team năm 2021-2022
ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022
I. Tổng tài sản 1151.8 1483.2
2. Tài sản ngắn hạn 352.3 497.3
3. Tài sản dài hạn 799.5 985.9
A Nợ phải trả 131.5 204.9
5. Nợ phải trả ngắn hạn 105 179
6. Nợ phải trả dài hạn 26.5 25.9
B Vốn chủ sở hữu 1020.3 1278.3
II Tổng vốn chủ sở hữu 1151.8 1483.2
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team)
Nhìn chung, cơ cấu tài sản ngắn hạn và cơ cấu tài sản dài hạn có sự biến động
qua 2 năm. Nhìn vào bản trên có thể thấy tài sản dài hạn luôn chiếm số lớn trong tổng
tài sản của công ty. Đồng thời tài sản ngắn hạn qua các năm cũng tăng cho thấy công
ty không ngừng đổi mới, mở rộng quy mô
Nợ phải trả của công ty qua năm 2021 tăng lên, chiếm một tỷ lệ tăng nhất định
trong tổng nguồn vốn của công ty. Đây là một tỷ lệ cao, cho thấy doanh nghiệp chủ
yếu huy động vốn từ bên ngoài. Nợ phải trả là nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp nên
doanh nghiệp tăng cường sử dụng nguồn vốn này. Đây sẽ là dấu hiệu chưa tốt nếu xét
đến khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.Trong nợ phải trả, nợ ngắn hạn
chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong nợ ngắn hạn, khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất là
người mua trả tiền trước. Điều này nói lên doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn từ
người mua. So với nợ dài hạn thì nợ ngắn hạn là nguồn có chi phí sử dụng vốn thấp
hơn nên ta thấy doanh nghiệp đã lựa chọn đúng đắn khi quyết định đi vay từ bên
ngoài.
Nhìn vào nguồn vốn chủ sở hưu trong bảng trên có thể thấy công ty sử dụng
hoàn toàn nguồn vốn của chủ đầu tư, không đi vay mượn hay huy động vốn từ bên
ngoài.
3.2.1 Phân tích tình hình biến động tài sản của công ty trong 2 năm 2021-2022
Bảng 3.2.1 Tình hình biến động tài sản công ty năm 2021-2022 1
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
1. Tài sản ngắn hạn 352.3 497.3 145
2. Tài sản dài hạn 799.5 985.9 186.4
3. Tổng tài sản 1151.8 1483.2 331.4
Trong năm 2022 tổng tài sản của công ty đã tăng lên 331.4 triệu đồng. Sự ra
tăng này là do sự tăng lên mạnh mẽ của tài sản ngắn hạn cũng như dài hạn trong năm
2022.
- Tài sản ngắn hạn trong công ty năm 2022 so với 2021 tăng 145 triệu đồng.
Sự tăng lên này chủ yếu là tăng lên do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, công ty
tăng tiền đặt cọc mua các khách sạn, mua các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho hoạt

24
động tour du lịch của mình. Ngoài ra, công ty cũng tăng các khoản tiền và tương
đương tiền lên để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Tài sản dài hạn năm 2022 so với 2021 tăng 186.4 triệu đồng. Nguyên nhân
tăng lên ở đây có thể lý giải là do công ty đầu tư thêm tiền mua xe oto và một số
trang thiết bị khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chính mình.
3.2.2 Phân tích biến động nguồn vốn của công ty
Bảng 3.2.2 Tình hình biến động nguồn vốn công ty năm 2021-2022
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
1. Nợ phải trả ngắn hạn 105 179 74
2. Nợ phải trả dài hạn 26.5 25.9 -0.6
3. Nguồn vốn chủ sở hữu 1020.3 1278.3 258
4. Tổng nguồn vốn 1151.8 1483.2 331.4
Nợ phải trả ngắn hạn năm 2022 so với năm 2021 tăng lên 74 triệu đồng. Nợ
phải trả của công ty bao gồm các khoản như: phải trả tiền mặt trước cho người bán
trong công ty tăng lên, trong khi đó khi khách hàng sử dụng dịch vụ mà công ty cung
cấp đã trả trước một khoản tiền mặt. Điều này chứng tỏ công ty đang làm ăn có lãi.
Nợ dài hạn năm 2022 so với 2021 giảm xuống 0.6 triệu đồng. Nguyên nhân ở
đây các khoản vay hoặc công ty mua bán dịch vụ thường trả tiền trước, và thường
công ty sẽ trả hết trong năm chứ không để sang năm khác.
Chỉ tiêu nguồn vốn chủ sở hữu năm 2022 so với 2021 tăng lên 258 triệu đồng.
Vốn chủ sở hữu tăng lên chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu, công ty chưa nhận góp
vốn bên ngoài.
3.2.3 Phân tích khả năng thanh toán hiện hành
- Công thức:
Khả năng thanh toán hiện hàng = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Bảng 3.2.3 Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty TNHH Du Lịch và
Sự Kiện We Team năm 2021-2022
ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022
1. Tài sản ngắn hạn 352.3 497.3
2. Nợ ngắn hạn 105 179
3. Khả năng thanh toán hiện hành 3.35 2.77
Dựa vào bảng 3.2.1 có thể thấy được khả năng đáp ứng nợ phải trả của công
ty là khá tốt. Năm 2021, với mỗi đồng mà công ty đang đi vay thì sẽ được đảm bảo
trả bằng 3.35 đồng. Nhưng sang năm 2022 con số này lại giảm xuống chỉ còn 2.77
đồng. Tuy có giảm về khả năng thanh toán nhưng hệ số vẫn duy trì ở mức >1, vậy
nên tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở mức ổn định và đảm bảo về các
khoản vay
3.2.4 Phân tích lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
- Công thức:

25
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)= Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản

Bảng 3.2.4 Tỷ số sinh lời ROA của Công ty TNHH Du Lịch và Sự Kiện We
Team năm 2021-2022
ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022
1. Tổng tài sản 1.151,8 1.483,2
2. Lợi nhuận sau thuế 340 338
3. Tỷ số sinh lời (ROA) 0.29 0.22
Tỷ số này cho biết khả năng sinh lời từ 1 đồng mà doanh nghiệp đưa và hoạt
động sản xuất kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng. Với năm 2021 khả năng sinh
lời của công ty đạt 0.29 đồng, nhưng sang đến năm 2022 con số này giảm xuống còn
0.22 đồng. Tuy là công ty đang kinh doanh có lãi nhưng việc sử dụng và quản lý tài
sản của mình còn chưa hiệu quả, công ty cần lưu ý việc này.
3.2.4 Phân tích tỷ số sinh (ROE)
- Công thức:
Tỷ số sinh lời (ROE) = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

Bảng 3.2.4 Tỷ số sinh lời của Công ty TNHH Du LỊch và Sự Kiện năm
2021-2022
ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022
1. Lợi nhuận sau thuế 340 338
2. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.151,8 1.483,2
3. Tỷ số sinh lời ( ROE) 0.29 0.22
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu
so với lợi nhuận sau thuế. Tuy tỷ số ROE năm 2022 đạt 0.22 đồng, giảm so với năm
2021 đạt 0.29 đồng. Nguyên nhân ở đây có thể đưa ra là do doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ tăng không nhiều dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty giảm và
chỉ số ROE cũng giảm. Nhưng công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc sử dụng và
quản lý vốn chủ sở hữu cỉa mình để tạo ra lợi nhuận cao hơn trong những năm tiếp
theo.

3.3. Những thuận lợi và khó khăn tại Công ty TNHH du lịch và sự
kiện We Team
3.3.1. Thuận lợi
Công ty có đội ngũ nhân viên đông đảo, thống nhất cao trong hệ thống chính
trị tại công ty, mọi người đều hăng say, đoàn kết, phấn khởi làm việc và có trách
nhiệm cao trong công việc, mỗi nhân viên trong công ty đều có mục tiêu chung là
phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, nhằm mang đến cho họ một sự trải nghiệm
chất lượng dịch vụ cao.
Cơ sở vật chất tại công ty khang trang, an toàn theo kịp với sự phát triển của
công ty và tạo điều kiện thuận lợi và thoải mói cho người lao động khi làm việc, góp
phần nâng cao hiệu quả chất lượng công việc.

26
Các kế hoạch phát triển công ty đã và đang triển khai của công ty đều thu hút
được đông đảo khách hàng, đem lại hiệu quả cao cho đơn vị.
Các sản phẩm của công ty đều là các sản phẩm chất lượng cao, trước khi tung
ra thị trường, các sản phẩm đều được nghiên cứu một cách rõ ràng nhất nhằm mang
tới cho khách hàng các trải nghiệm và dịch vụ tốt nhất. Công ty có trang web riêng
giúp khách hàng tìm kiếm thông tin về các sản phẩm của mình một cách nhanh chóng
nhất. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo, luộn giải quyết những thắc mắc cho
khách hàng một cách nhanh chóng nhất.
3.3.2. Khó Khăn
Do thành lập chưa lâu, công ty lại hoạt động thị trường có nhiều sự cạnh tranh
gay gắt. Vì vậy việc mà để nhiều khách hàng biết đến, tin tưởng và sử dụng các sản
phẩm dịch vụ của công ty là một bài toán nan giải cần nhiều thời gian để giải quyết
đối với công ty.
Hoạt động chưa lâu, nguồn vốn đầu tư vào các trang thiết bị để phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình khá là nhiều, mà doanh thu của công ty thì
còn khá là hạn chế nên công ty luôn bị động, khó khăn trong việc sử dụng vốn một
cách tiết kiệm và hiệu quả. Việc doanh thu chưa ổn định nên huy động để mở rộng
sản xuất đối với công ty cũng khá khó khăn dẫn đến ảnh hưởng nhiều trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, đội ngũ ban lãnh đạo còn non trẻ, thiếu năng lực về quản lý, về
kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động kinh doanh và điều hành công ty. Dẫn đến đôi
lúc việc đưa ra quyết định còn thiếu sự chính xác và đúng với kỳ vọng của nhân viên
trong công ty, như vậy lâu dài sẽ gây mất đoàn kết nội bộ công ty.
Thị trường du lịch là thị trường có nhiều biến động về giá cả và luôn chịu ảnh
hưởng từ môi trường bên ngoài. Vậy nên việc bình ổn về giá cả và giảm sự tác động
của môi trường bên ngoài đối với công ty cũng là một bài toàn khó.
Tỷ số ROE và ROA của công ty đang ở mức thấp. Đối với một công ty thành
lập lâu năm như vậy thì tỷ số này đã gây nhiều khó khăn cho công ty. Công ty đang
mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như thị trường tiêu thụ nên cần nhiều vốn.
Nhưng vốn chủ sở hữu không tăng nên công ty phải đi vay mượn nhiều từ bên ngoài
điều này làm cho công ty phải chịu lãi suất cao.
Bên cạnh đó chi phí QLDN cũng chiếm tỷ lệ cao trong các nguyên nhân ảnh
hưởng đến lợi nhuận thấp, có thể thấy việc tái cấu trúc và công tác quản lý doanh
nghiệp vẫn chưa thật sự đạt được hiệu quả.
Nguồn vốn chủ yếu từ vốn chủ sở hữu, tình trạng chiếm dụng vốn từ bên ngoài
còn cao, chứng tỏ sự tự chủ tài chính của công ty còn thấp khi những hoạt động đầu
tư tài sản còn phụ thuộc vào vốn vay, nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tính thanh
khoản của công ty.
Mặt khác, công tác quản lý chưa tốt tại một số chi nhánh. Hoạt động kinh
doanh của một số ngành hàng siêu thị không hiệu quả, đầu tư ít mang về lợi nhuận
không nhiều.

27
Chương IV: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty
TNHH du lịch và sự kiện We Team
4.1 Giải pháp về các hoạt động liên quan đến hoạt động kinh doanh của công
ty.
4.1.1 Về phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Qua phân tích có thể thấy được công ty tuy mới thành lập không lâu nhưng
tình hình tài chính của công ty đang trên đà tăng trưởng. Cụ thể được phản ánh trực
tiếp qua các nhóm tài chính như sau:
- Hệ số sinh lời, tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay qua 2 năm 2021-
2022 có xu hướng giảm xuống. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang sử
dụng vốn của mình chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến chưa thật sự ổn định
được hoạt động kinh doanh sản xuất của mình. Doanh nghiệp nên nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn của mình thông qua việc cải tiến trong hoạt động
kinh doanh của mình để đạt được hiệu quả hơn.
Mỗi một chỉ tiêu kinh tế được phân tích trong bài này có ý nghĩa khác nhau
nhưng đều có một điểm chung đó là đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
trong năm. Qua đó giúp ban lãnh đạo biết được những ưu và nhược điểm của chính
công ty mình và từ đó đưa ra được những sự thay đổi tích cực liên quan đến tình
hình tài chính của công ty mình, tránh được rủi do không đáng có về tài chính.
4.1.2 Kiểm soát chi phí về quản lý tài chính
Đối với các khoản chi phí về quản lý doanh nghiệp, công ty cần kiểm soát các
khoản chi phí này, tránh tình trạng các khoản chi phí tăng nhiều trong năm sau. Ban
lãnh đạo cần tiến hành lựa chọn những nhà cung cấp ổn định về giá cả, và căn cứ vào
các chỉ tiêu của công ty về mua sắm hàng hóa từ đó lựa chọn được nhà cung cấp ổn
định về giá cả và chất lượng.
Khoản chi phí có tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu thuần là giá vốn hàng bán,
giá vốn hàng bán tăng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đó đó
muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì việc kiểm soát giá vốn ở
mức thấp nhất có thể luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Giá vốn hàng bán
thì được hình thành từ nhiều khoản mục khác nhau như: Chi phí NVL trực tiếp, CP
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, muốn kiểm soát giá vốn thì cần kiểm
soát các khoản mục chi phí cấu thành một cách chặt chẽ. Cụ thể, các giải pháp đưa ra
như sau:
- Kiểm soat chắt chẽ các khoản chi thu của công ty, nên lựa chọn các nhà cung
cáp có giá thành hợp lý nhưng luôn đảm bảo đầy đủ theo yêu cầu chất lượng mà công
ty đặt ra.
- Cần xây dựng dự toán đúng cho các tour mà công ty tổ chức nhằm kiểm soát
được chi phí hao hụt và giảm các chi phí không đáng có.
- Công ty nên tạo mối quan hệ tốt đẹp hơn với các nhà cung cấp dịch vụ cho
công ty để dùng được chất lượng giá tốt nhất có thể và thời gian thanh toán dài nhất.
- Cần nâng cao năng lực của nhân viên bằng cách cho tham gia các lớp bồi
dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực.
- Cần phân công công việc cho đúng người, đúng việc, phân phối lao động làm
việc hợp lý, tránh tình trạng dư thừa nhân viên để giảm chi phí về lương.

28
- Công ty nên xây dựng mức cho phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu
như: Chi phí tiếp khách, cho phí văn phòng phẩm, chi phí nhân viên đi công tác...
đúng mục đích và hiệu quả
4.1.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường, nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Du lịch và sự kiện là ngành nghề luôn đòi hỏi việc nghiên cứu được thị trường
mới, khai thác được các địa điểm mới. Tuy nhiên do còn quá non trẻ trong lĩnh vực
kinh doanh của mình nên việc nắm bắt được thông tin thị trường, nghiên cứu các đối
thủ cạnh trạn là những điều kiện cần ngay trước mắt cho công ty.
Do không có đầy đủ thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng như chưa nắm bắt
được nhiều cơ hội nên doanh nghiệp đã mất một số khách hàng tiềm năng của chính
bản thân mình. Việc gặp phải thông tin sai lệch, chậm trễ hoặc không đầy đủ đã dẫn
đến tình trạng công ty mất rất nhiều cho phí cho việc mua các thông tin nhưng kết
quả lại không như công ty mong muốn, Để khắc phục các điểm yếu này công ty nên
thực hiện một số giải pháp sau:
- Tăng cường liên kết với các đơn vị lớn trong nghề để nâng cao
trình độ, từ đó tự tìm kiếm cho mình các đối tác mới.
- Tăng cường việc nghiên cứu, nắm bắt thông tin về thị trường.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chính công ty của mình.
4.1.4 Hoàn thiện tổ chức, đổi mới bộ máy quản lý.
Công ty cần tổ chức lại bộ máy quản lý và điều hàng theo chuyên môn sâu
hơn. Sắp xếp lại hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo hiệu lực làm việc của từng bộ
phận. Tăng cường kiểm tra giám sát nhưng không gây khó khăn, lục đục nội bộ. Kịp
thời sử lý các sai phạm của từng nhân viên.
Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn của từng bộ phận, nâng cao năng lực
làm việc, kịp thời bắp kịp xu hướng công nghệ mới.
4.1.5 Hoàn thiện công tác kế toán.
Kế toán là việc quan sát, ghi chép, phân loại tổng hợp các hoạt động của công
ty và cung cấp các thông tin về tình hình kinh doanh của công ty trong một năm.
Những thông tin này là cơ sở nâng cao chất lượng tài chính bởi vì chúng ta chỉ cần có
được những thông tin và số liệu chuẩn thì công ty sẽ phát triển bền vững.
Công tác kế toán rất nhiều nội dung, để hoàn thành việc này cần:
- Công tác hạch toán từ đầu, hạch toán đúng và đầy đủ vào các tài
khoản kế toàn
- Các loại sổ sách cần được ghi chép cẩn thận, hóa đơn chứng từ
cần được đầy đủ và đảm bảo.
Mặc dù công tác kế toán tại công ty được tiến hành một cách nghiêm túc và
đúng với quy định của pháp. Song để có thể hoàn thành tốt nhất mọi công việc thì
việc kiểm toán các thông tin với đối tác và khách hàng phải làm chặt chẽ hơn nữa
nhằm kiểm tra tính hợp lý của hệ thống các chứng từ góp phần làm lành hóa tài chính
công ty
4.1.6 Một số đề xuất khác

29
Để nâng cao hoạt động phân tích tài chính của doanh nghiệp được tốt hơn em
xin đề xuất một số ý kiến sau:
- Công ty nên lập kế hoạch tài chính dài hạn. Kế hoạch tài chính
tốt quyết định nhiều tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nên căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của
công ty từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp cho sự phát triển sau này.
- Doanh nghiệp cần xác định các kế hoạch cụ thể, chi tiết về quản
lý tài chính ngắn hạn , quản lý quỹ, các khoản phải thu, dự trữ và nợ ngắn
hạn.
- Tăng cường thúc đẩy hoạt động marketing, nghiên cứu thị
trường mới, đề ra các chiến lược quảng bá, giới thiệu hình ảnh của mình
tới nhiều khách hàng hơn.
- Doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích và theo dõi tình hình
tài chính thường xuyên hơn để kịp thời nắm bắt một cách chính xác và đưa
ra các quết định tài chính kịp thời.

30
KẾT LUẬN
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là một nội dung trong quản trị doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự
chịu trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh
nền kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự
biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong
và ngoài nước.... Vì thế, công tác phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá thực
trạng hoạt động kinh doanh doanh nghiệp để từ đó có những quyết định kinh doanh
phù hợp trở thành một trong những vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Hơn thế
nữa, những thông tin do công tác phân tích tài chính đem lại còn thiết thực đối với
nhiều chủ thể trong nền kinh tế như các cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư, các ngân
hàng... trong việc ra quyết định.
Em thiết nghĩ Công ty TNHH du lịch và sự kiện We Team cần chú trọng hơn
nữa tới công tác phân tích hoạt động kinh doanh và việc sử dụng, áp dụng các giải
pháp kiến nghị trên đây là hoàn toàn khả thi đối với Công ty TNHH du lịch và sự
kiện We Team nhằm nâng cao hoạt động phân tích hoạt động kinh doanh, từ đó nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cung cấp thông tin chính xác
giúp cho nhà quản trị đưa ra được chiến lược phát triển cho doanh nghiệp vượt qua
giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế, hơn nữa
do chưa có nhiều thông tin “động” khi phân tích do đó những đánh giá trong
chuyênđề có thể chưa thật sát thực, còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra
chưa chắc đã là tối ưu. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía
các Thầy Cô giáo, các cô chú, anh chị bộ phận Kế toán và các bạn quan tâm tới vấn
đề này để hoàn thiện hơn.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) TS Huỳnh Viết Tấn; Thực hiện: hóa đơn, chứng từ thuế GTGT, thuế
TNDN,
các loại thuế khác trong kinh doanh và hạch toán; NXB chính trị quốc gia,
2004, trang 251-301.
2) TS Bùi Thu Trang,Chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 1, hệ thống tài
khoản kế toán; Bộ Tài Chính, NXB Tài Chính, trang 460-492.
3) GS-TS Nguyễn Thị Như Ý, Giáo trình kế toán tài chính- Phần 1, 2 của Nhà
xuất bản Giao thông Vận Tải năm 2007
4) TS Võ Thị Xuân, Giáo trình kế toán tài chính, phần 5 của Nhà xuất bản Lao
động năm 2009.
5) Nguyễn Khương Đình, “WTO với Doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội
và thách thức gia nhập WTO”, Nhà Xuất Bản Lao Động, 2006.
6) Trang http://www.webketoan.com.vn
7) Trang http://www.tailieu.vn
8) Một số tài liệu nội bộ khác
9) PGS. TS. Phạm Văn Dược, TS. Trần Phước (2010), Giáo trình phân tích
hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp TP.HCM.

32

You might also like