Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

"Tây Tiến" của Quang Dũng là dòng hồi ức vô cùng thương nhớ về những đồng đội của

nhà thơ, những người đã từng sống, từng chiến đấu nhưng cũng có người đã hy sinh, mãi mãi
nằm lại miền viễn xứ. Qua hai câu thơ đầu khổ ba, tác giả đã khắc họa chân dung người lính bi
tráng xuất hiện giữa nền thiên nhiên khắc nghiệt:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Viết về cuộc sống người lính gian đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, các tác giả
thường nói tới những gian khổ mà người lính phải chịu đựng, nhất là bệnh sốt rét hiểm nghèo.
Qua ngòi bút hiện thực, bệnh sốt rét càng trở nên đáng sợ. Đó là “Sốt run người vầng trán ướt
mồ hôi” trong “Đồng chí” của Chính Hữu hay là dấu vết hằn trên má anh vệ quốc quân trong
thơ Tố Hữu: “Giọt mồ hôi rơi/ Trên má anh vàng nghệ”. Giống như các tác giả viết về kháng
chiến chống Pháp, Quang Dũng không hề né tránh hiện thực khốc liệt ấy, chỉ có điều sự thực
nghiệt ngã không được miêu tả trần trụi mà được nhìn qua cảm hứng lãng mạn. Sự thật là căn
bệnh sốt rét khiến người lính rụng hết tóc nhưng qua cách diễn đạt độc đáo của tác giả mà câu
thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” đã chuyển từ thế bị động sang chủ động. Dường như
các anh đã tự cạo đầu mình để tạo ra sự tương đồng với mọi người, giúp cho những đồng đội bị
bệnh không còn cảm giác tự ti. Đặc biệt, hai từ “đoàn binh” khiến người đọc liên tưởng đến
một đội quân hùng dũng, tinh nhuệ. Chân dung người lính Tây Tiến tiếp tục được gợi lên qua
nét ngoại hình độc đáo: “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”. Sốt rét rừng khiến cho các anh mang
nước da xanh xao vàng vọt. Ở vế sau của câu thơ là sự tương phản độc đáo giữa “xanh màu lá”
và “dữ oai hùm” – trên gương mặt xanh xao của người lính vẫn toát lên nét giữ dội kiêu hùng.
Cái nhìn lãng mạn của tác giả đã cho người đọc thấy được hình ảnh những người lính Tây Tiến
hiện ra ốm mà không yếu, thấy được bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức
mạnh phi thường.

You might also like