PHẠM THỊ HUYỀN TRANG 20180982

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 94

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KĨ THUẬT HOÁ HỌC


BỘ MÔN QUÁ TRÌNH - THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ HOÁ VÀ THỰC PHẨM
------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Thiết kế và tính toán hệ thống chưng luyện liên tục làm
việc ở áp suất thường để tách hỗ hợp hai cấu tử
( acetone – nước )

Giáo viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Văn Xá


Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Huyền Trang
MSSV : 20180982
Lớp - Khoá : KTHH 06- K63

Hà Nội - 2021
VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ MÔN QUÁ TRÌNH – THIẾT BỊ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CÔNG NGHỆ HÓA CHẤT VÀ THỰC PHẨM ___________________
___________________

NHIỆM VỤ
THIẾT KẾ ĐỒ ÁN MÔN HỌC CH3440

Họ và tên: Phạm Thị Huyền Trang MSSV: 20180982


Lớp: KTHH 06 Khóa: K63
I. Đầu đề thiết kế: Thiết kế và tính toán hệ thống chưng luyện liên tục làm việc ở
áp suất thường để tách hỗn hợp hai cấu tử: acetone- nước
Hỗn hợp đầu vào tháp ở nhiệt độ sôi.
Tháp loại : đĩa lỗ.

II. Các số liệu ban đầu:


- Năng suất thiết bị tính theo hỗn hợp đầu : 6700 (kg/h);
- Nồng độ tính theo cấu tử dễ bay hơi trong:
+ hỗn hợp đầu: 42 % khối lượng;
+ sản phẩm đỉnh: 98 % khối lượng;
+ sản phẩm đáy: 1,6 % khối lượng
III. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
1. Phần mở đầu
2. Vẽ và thuyết minh sơ đồ công nghệ (bản vẽ A4)
3. Tính toán kỹ thuật thiết bị chính
4. Tính và chọn thiết bị phụ
5. Kết luận
6. Tài liệu tham khảo.
IV. Các bản vẽ
-Bản vẽ dây chuyền công nghệ: khổ A4
- Bản vẽ lắp thiết bị chính: khổ A1

V. Cán bộ hướng dẫn:

VI. Ngày giao nhiệm vụ: ngày 11 tháng 10 năm 2021

VII. Ngày phải hoàn thành: ngày 27 tháng 01 năm 2022

Phê duyệt của Bộ môn Ngày tháng năm 2021


Người hướng dẫn
( Họ tên và chữ ký)

TS. Nguyễn Văn Xá


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1:...................................................................................................................2
TỔNG QUAN .................................................................................................................2
1. Giới thiệu sơ bộ ........................................................................................................2
1.1. Khái niệm ...........................................................................................................2
1.2. Ứng dụng ...........................................................................................................2
1.3. Tính chất hóa học...............................................................................................2
1.4. Điều chế .............................................................................................................3
2. Công nghệ chưng cất hỗn hợp acetone – nước ........................................................4
2.1. Phương pháp thực hiện ......................................................................................4
2.2 Loại tháp chưng cất.............................................................................................5
3. Sơ đồ quy trình công nghệ và thuyết minh quy trình công nghệ .............................6
3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ .................................................................................6
3.2. Thuyết minh sơ đồ .............................................................................................7
CHƯƠNG 2:...................................................................................................................9
TÍNH TOÁN KỸ THUẬT THIẾT BỊ CHÍNH...........................................................9
1. Cân bằng vật liệu ......................................................................................................9
1.1. Các ký hiệu ........................................................................................................9
1.2. Các số liệu ban đầu ............................................................................................9
1.3. Xác định hiệu suất nhập liệu và sản phẩm đáy ..................................................9
2. Xác định chỉ số hồi lưu thích hợp ..........................................................................10
2.1 Chỉ số hồi lưu tối thiểu .....................................................................................11
2.2. Chỉ số hồi lưu thích hợp ..................................................................................12
3. Đường kính tháp chưng luyện (Dt) ........................................................................23
3.1 Đường kính đoạn luyện ....................................................................................23
3.2. Đường kính đoạn chưng ..................................................................................27
4. Chiều cao tháp ........................................................................................................30
5. Cân bằng nhiệt lượng của tháp chưng luyện ..........................................................33
5.1. Cân bằng nhiệt lượng của hỗn thiết bị đun nóng hỗn hợp đầu. .......................33
5.2. Cân bằng nhiệt lượng của tháp chưng luyện. ..................................................35
5.3. Cân bằng nhiệt lương của thiết bị ngưng tụ.....................................................39
5.4. Cân bằng nhiệt lượng của thiết bị làm lạnh .....................................................40
6. Tính trở lực của tháp chưng luyện .........................................................................41
6.1. Trở lực của đĩa khô. .........................................................................................42
6.2. Trở lực của đĩa do sức căng bề mặt. ................................................................43
6.3. Trở lực của lớp chất lỏng trên đĩa. ...................................................................44
6.4. Tổng trở lực của tháp .......................................................................................45
7. Tính toán cơ khí .....................................................................................................45
7.1. Tính và chọn đường kính của các ống nối. ......................................................46
7.2. Tính chiều dày thành tháp, đáy tháp và nắp tháp ............................................49
7.3. Chọn bích nối giữa thân tháp với đáy và nắp tháp, với các ống nối................55
7.4. Tính và chọn các cơ cấy đỡ tháp .....................................................................58
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................66
TÍNH TOÁN THIẾT BỊ PHỤ ....................................................................................66
1. Tính thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu .......................................................................66
1.1. Tính hiệu số nhiệt độ trung bình: .....................................................................66
1.2. Tính lượng nhiệt trao đổi .................................................................................67
1.3. Tính hệ số cấp nhiệt: ........................................................................................67
2. Tính bơm hỗn hợp đầu .......................................................................................73
2.1. Áp suất toàn phần ∆p .......................................................................................74
2.2. Tính toán các thông số của bơm li tâm ............................................................80
3. Tính toán thiết bị ngưng tụ đỉnh tháp .....................................................................81
3.1. Lượng nhiệt cần thiết: ......................................................................................82
3.2. Tải nhiệt trung bình cho quá trình truyền nhiệt: ..............................................83
LỜI KẾT ......................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................90
Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp thế giới và nước
nhà, các ngành công nghiệp cần rất nhiều hoá chất có độ tinh khiết cao. Quá trình có thể
đáp ứng phần nào độ tinh khiết theo yêu cầu là chưng cất: là quá trình tách các cấu tử
trong hỗn hợp lỏng – lỏng, hay hỗn hợp lỏng – khí thành các cấu tử riêng biệt dựa vào
độ bay hơi khác nhau của chúng.
Vì thế, đề tài  Thiết kế hệ thống chưng cất aceton – Nước  của môn  Đồ An
Môn Học Quá Trình Thiết Bị  cũng là một bước giúp cho sinh viên tập luyện và chuẩn
bị cho việc thiết kế quá trình và thiết bị công nghệ trong lĩnh vực này.
Nhiệm vụ thiết kế: tính toán hệ thống chưng luyện liên tục để tách hỗn hợp hai
cấu tử : acetone – nước với các số liệu sau đây:
Năng suất sản phẩm đỉnh : 6700 kg/h
Nồng độ sản phẩm đỉnh : 98% theo khối lượng
Nồng độ nhập liệu : 42% theo khối lượng
Nồng độ sản phẩm đáy: 1.6% theo khối lượng
Áp suất làm việc: áp suất thường.
Để hoàn thành đồ án này , thực sự em đã cố gắng rất nhiều . Song , vì đây là bước
đầu làm quen với công tác thiết kế nên chắc hẳn không tránh khỏi những sai sót.
Cuối cùng , em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Máy – Thiết Bị
, đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Xá , người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em rất
nhiều trong suốt thời gian thực hiện đồ án thiết kế này.

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 1


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN
1. Giới thiệu sơ bộ
1.1. Khái niệm
Acetone có công thức phân tử : CH3COCH3 .Khối lượng phân tử bằng 58.079 đvC
Là một chất lỏng không màu, dễ lưu động và dễ cháy, với một cách êm dịu và có
mùi thơm.
Nó hòa tan vô hạn trong nước và một số hợp chất hữu cơ như : ete, metanol, etanol,
diacetone alcohol…
Được tìm thấy đầu tiên vào năm 1595 bởi Libavius, bằng chưng cất khan đường,
và đến năm 1805 Trommsdorff tiến hành sản xuất Acetone bằng cách chưng cất Acetat
của bồ tạt và sođa : là một phân đoạn lỏng nằm giữa phân đoạn rượu và eter.
1.2. Ứng dụng
Acetone được ứng dụng nhiều làm dung môi cho công nghiệp, ví dụ cho vecni,
sơn, sơn mài, cellulose acetate, nhựa, cao su … Nó hoà tan tốt tơ acetate, nitroxenluloz,
nhựa phenol focmandehyt, chất béo, dung môi pha sơn, mực in ống đồng. Acetone là
nguyên liệu để tổng hợp thủy tinh hữu cơ.
Từ Acetone có thể tổng hợp ceten, sumfonat (thuốc ngủ), các holofom.
Một số thông số vật lý và nhiệt động của Acetone :
• Nhiệt độ nóng chảy : -94.6 0C ;
• Nhiệt độ sôi : 56.9 0C ;
• Tỷ trọng : 4
𝑑20 ;
• Nhiệt dung riêng Cp : 22 Kcal/mol (chuẩn ở 102 0C)
• Độ nhớt  : 0.316 cp ( ở 250C)
• Nhiệt trị : 0.5176 cal/g ( ở 200C)
1.3. Tính chất hóa học
Cộng hợp với natri bisunfit:
OH
CH3COCH3+H2O → CH3 - C - SO3Na (1-metyl-1-hydroxi etan sunfonát natri )
CH3

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 2


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Cộng hợp axit HCN:


OH
CH3CO + HCN → CH3-C-CN
CH3 ( pH= 4-8 )
Phản ứng ngưng tụ :
OH O
CH3-CO-CH3+HCH2C=O → CH3-C-CH3-C-CH3 (4-oxy-4-mêtyll-2-pentanon)
CH3 CH3
Acetone khó bị oxi hóa bởi thuốc thử Pheling, Tôluen, HNO3đđ, KMnO4… Chỉ bị
oxi hóa bởi hỗn hợp KMnO4 + H2SO4, Sunfôcrômic K2Cr2O7 + H2SO4…
Bị gãy mạch cacbon.
CH3-C-CH → CH3-C-CH2-OH → CH3-C-CH=O → CH3COOH +
HCOOH O O O
Phản ứng khử hoá : CH3COCH3 + H2 → CH3CHOH-CH3
1.4. Điều chế
Oxy hóa rượu bậc hai:
CH3CHOH-CH3 → CH3COCH3 + H2O
Theo phương pháp Piria : nhiệt phân muối canxi của axit cacboxylic:
(CH3COO)2Ca → CH3COCH3 + CaCO3
Từ dẫn xuất cơ magiê :
O O
CH3-C-Cl + CH3-MgBr → CH3-C-CH3 + Mg-Br
Cl
Trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất, do nhu cầu về nguồn acetone rất
lớn, tong khi có sự giới hạn trong việc thu được acetone từ sự chưng cất gỗ, nên để bổ
sung nguồn acetone Hoa Kỳ đã áp dụng phương pháp chưng cất khan Ca(CH3COO)2 –
thu được bằng cách lên men rượu có mặt xúc tác vi khuẩn để chuyển carbohydrate thành
acetone và Butyl Alcohol.Công nghệ này được ứng dụng chủ yếu trong suốt chiến tranh
thế giới lần thứ nhất và những năm 20 .

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 3


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Tuy nhiên, đến giữa những năm 20 và cho đến nay công nghệ trên được thay bằng
công nghệ có hiệu quả hơn (chiếm khoảng ¾ phương pháp sản xuất acetone của Hoa
Kỳ) : Dehydro Isopropyl Alcol.
Ngoài ra, còn một số qúa trình sản xuất acetone khác :
- Oxi hóa Cumene Hydro Peroxide thành Phenol và Acetone.
- Oxi hóa trực tiếp Butan – Propan.
- Lên men Carbo hydrate bởi vi khuẩn đặc biệt.
- Công ty Shell sử dụng nó như một sản phẩm phụ.
Tổng hợp acetone bằng cách Dehydro Isopropyl Alcol có xúc tác:
𝑥𝑢𝑐𝑡𝑎𝑐
• CH3CHOHCH3 + 15.9 Kcal (ở 3270C ) → CH3COCH3 + H2
• Xúc tác sử dụng ở đây : đồng và hợp kim của nó, oxit kim loại và muối.
• Ở nhiệt độ khoảng 325 0C , hiệu suất khoảng 97%.
• Dòng khí nóng sau phản ứng gồm có : acetone, lượng Isopropyl Alcol chưa
phản ứng, H2 và một phần nhỏ sản phẩm phụ ( như Propylene, diisopropyl eter
…). Hỗn hợp này được làm lạnh và khí không ngưng được lọc bởi nước . Dung
dịch lỏng được đem đi chưng cất phân đoạn, thu được acetone ở đỉnh và hỗn
hợp của nước, Isopropyl Alcol ( ít ) ở đáy.
2. Công nghệ chưng cất hỗn hợp acetone – nước
Ta có acetone là một chất lỏng tan vô hạn trong nước và nhiệt độ sôi của acetone (
56.9 0C ở 760 mmHg) và Nước ( 100 0C ở 760 mmHg) : là khá cách xa nhau nên
phương pháp hiệu quả nhất để thu được acetone tinh khiết là chưng cất phân đoạn dựa
vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp.
Trong trường hợp này ta không thể sử dụng phương pháp cô đặc vì các cấu tử đều
có khả năng bay hơi, và không sử dụng phương pháp trích ly cũng như hấp thụ do phải
đưa vào một pha mới để tách chúng, có thể làm cho quá trình phức tạp hơn, hay quá
trìng tách không được hoàn toàn.
Chưng cất là quá trình phân tách các hỗn hợp lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa
vào sự khác nhau về độ bay hơi của chúng ( hay nhiệt độ sôi ), bằng cách lặp đi lặp lại
nhiều lần quá trình bay hơi – ngưng tụ, trong đó vật chất đi từ pha lỏng vào pha hơi hoặc
ngược lại.
2.1. Phương pháp thực hiện

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 4


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Chưng cất đơn giản (dùng thiết bị hoạt động theo chu kỳ):
+ Khi nhiệt độ sôi của các cấu tử khác xa nhau.
+ Khi không đòi hỏi sản phẩm có độ tinh khiết cao.
+ Tách hỗn hợp lỏng ra khỏi tạp chất không bay hơi.
+ Tách sơ bộ hỗn hợp nhiều cấu tử.
Chưng cất liên tục hỗn hợp hai cấu tử (dùng thiết bị hoạt động liên tục): là quá trình
được thực hiện liên tục, nghịch dòng, nhiều đoạn.
Ngoài ra còn có thiết bị hoạt động bán liên tục.
Trong trường hợp này, do sản phẩm là acetone – với yêu cầu có độ tinh khiết cao
khi sử dụng , cộng với hỗn hợp acetone – Nước là hỗn hợp không có điểm đẳng phí nên
chọn phương pháp chưng cất liên tục là hiệu quả nhất.
2.2 Loại tháp chưng cất
Trong sản xuất thường dùng nhiều loại thiết bị khác nhau để tiến hành chưng cất.
Tuy nhiên yêu cầu cơ bản chung của các thiết bị vẫn giống nhau nghĩa là diện tích bề
mặt tiếp xúc pha phải lớn, điều này phụ thuộc vào mức độ phân tán của một lưu chất
này vào lưu chất kia. Nếu pha khí phân tán vào pha lỏng ta có các loại tháp mâm, nếu
pha lỏng phân tán vào pha khí ta có tháp chêm, tháp phun,… Ở đây ta khảo sát 2 loại
thường dùng là tháp mâm và tháp chêm.
▪ Tháp mâm: thân tháp hình trụ, thẳng đứng phía trong có gắn các mâm có cấu tạo
khác nhau, trên đó pha lỏng và pha hơi được cho tiếp xúc với nhau. Tùy theo cấu tạo
của đĩa, ta có:
- Tháp mâm chóp : trên mâm bố trí có chóp dạng tròn, xupap, chữ s…
- Tháp mâm xuyên lỗ: trên mâm có nhiều lỗ hay rãnh
▪ Tháp chêm (tháp đệm): tháp hình trụ, gồm nhiều bậc nối với nhau bằng mặt bích
hay hàn. Vật chêm được cho vào tháp theo một trong hai phương pháp: xếp ngẫu nhiên
hay xếp thứ tự.

Tháp chêm Tháp mâm xuyên lỗ Tháp mâm chóp


- Cấu tạo khá đơn giản. - Trở lực tương đối thấp. - Khá ổn định.
- Trở lực thấp. - Hiệu suất khá cao. - Hiệu suất cao.
Ưu điểm
- Làm việc được với chất
lỏng bẩn nếu dùng đệm

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 5


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

cầu có    của chất


lỏng.
- Do có hiệu ứng thành → - Không làm việc được - Có trở lực lớn.
hiệu suất truyền khối với chất lỏng bẩn. - Tiêu tốn nhiều vật
thấp. - Kết cấu khá phức tạp. tư, kết cấu phức tạp.
- Độ ổn định không cao,
Nhược khó vận hành.
điểm - Do có hiệu ứng thành →
khi tăng năng suất thì
hiệu ứng thành tăng →
khó tăng năng suất.
- Thiết bị khá nặng nề.
Vậy: ta sử dụng tháp mâm xuyên lỗ để chưng cất hệ aceton – Nước.
3. Sơ đồ quy trình công nghệ và thuyết minh quy trình công nghệ
3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ

STT Kí hiệu Tên thiết bị

1 E-1 Tháp chưng luyện

2 T-1 Thùng chứa hỗn hợp đầu

3 T-2 Thùng chứa sản phẩm đáy

4 T-3 Thùng chứa sản phẩm đỉnh

5 H-1 Thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu

6 H-2 Thiết bị gia nhiệt ở đáy tháp

7 C-1 Thiết bị làm lạnh sản phẩm đáy

8 C-2 Thiết bị ngưng tụ sản phẩm đỉnh

9 C-3 Thiết bị làm

10 R-1 Cơ cấu hồi lưu sản phẩm đỉnh

11 R-2 Cơ cấu hồi lưu ở đáy tháp

12 P-1 Bơm

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 6


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

13 P-2 Bơm dự phòng

14 X-1 Thiết bị tháo nước ngưng sau thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu

15 X-2 Thiết bị tháo nước ngưng sau thiết bị gia nhiệt ở đáy

16 F-1 Lưu lượng kế đo lưu lượng hỗn hợp đầu

17 F-2 Lưu lượng kế đo lưu lượng sản phẩm đỉnh

18 …. Hệ thống van Vđ, V-2,…; V-18

3.2. Thuyết minh sơ đồ


Dung dịch đầu từ thùng chứa hỗn hợp đầu T-1 được bơm P-1 bơm liên tục đưa vào
thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu H-1 qua van V-2 và lưu lượng kế F-1. Bơm P-2 được lắp
song song dự phòng trường hợp bơm P-1 bị hỏng học. Tại thiết bị gia nhiệt H-1 , dung
dịch được đun nóng đến nhiệt độ sôi tF thì đưa vào tháp chưng luyện E-1 tại vị trí đĩa
tiếp liệu.
Trong tháp chưng luyện E-1 hơi đi từ dưới lên gặp lỏng đi từ trên xuống, nồng độ
các cấu tử thay đổi theo chiều cao của tháp, nhiệt độ sôi cũng thay đổi tương ứng với sự
thay đổi của nồng độ. Cụ thể trên một đĩa của tháp, chất lỏng có nồng độ của cấu từ dễ
bay hơi là x1, hơi bốc lên có nồng độ y1 , trong đó y1> x1. Hơi này qua ống hơi đi lên đĩa
trên, qua lỗ trên đĩa, sục vào (tiếp xúc pha) với lỏng ở trên đó. Nhiệt độ của chất lỏng
trên đĩa 2 thấp hơn đĩa 1, nên một phần hơi được ngưng tụ lại, do đó nồng độ cấu tử dễ
bay hơi trên đĩa này x2>x1. Hơi bốc lên từ đĩa 2 có nồng độ cấu tử dễ bay hơi là y2 >x2
đi lên đĩa 3, nhiệt độ của lỏng trên đĩa 3 thấp hơn trên đĩa 2, nên hơi được ngưng tụ một
phần và chất lỏng trên đĩa 3 có nồng độ x3> x2… Trên mỗi đĩa xảy ra quá trình truyền
chất giữa pha lỏng và pha hơi, quá trình bốc hơi và ngưng tụ một phần lặp lại nhiều lần,
cuối cùng trên đỉnh tháp thu được sản phẩm đỉnh có nồng độ cấu tử dễ bay hơi cao và
dưới đáy thu được sản phẩm đáy có nồng độ cấu tử khó bay hơi cao.
Lỏng dưới đáy giàu cấu tử khó bay hơi qua cơ cấu hồi lưu đáy tháp R-1, một
phần sẽ được đưa ra khỏi thiết bị và làm lạnh ở thiết bị làm lạnh C-1 , khi đạt đến nhiệt
độ cần thiết sẽ được đưa vào thùng chứa sản phẩm đáy T-2. Một phần sản phẩm đáy sẽ
được qua thiết bị gia nhiệt H-2 để hồi lưu trở về tháp.
Hơi trên đỉnh tháp giàu cấu tử dễ bay hơi đi vào thiết bị ngưng tụ đỉnh tháp C-2, ở
đây nó được ngưng tụ lại. Qua cơ cấu hồi lưu R-2, một phần chất lỏng hồi lưu về tháp ở
đĩa trên cùng, một phần khác đi qua thiết bị làm lạnh C-3 để làm lạnh đến nhiệt độ cần
thiết đi vào thùng chứa T-3 (thùng chứa sản phẩm đỉnh)

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 7


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Như vậy với thiết bị làm việc liên tục thì hỗn hợp đầu đưa vào liên tục và sản phẩm
cũng được tháo ra liên tục.

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 8


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

CHƯƠNG 2:
TÍNH TOÁN KỸ THUẬT THIẾT BỊ CHÍNH
1. Cân bằng vật liệu
1.1. Các ký hiệu
F : lượng nhập liệu ban đầu ( kmol/h )
P : lượng sản phẩm đỉnh ( kmol/h )
W : lượng sản phẩm đáy (kmol/h )
xF :nồng độ mol acetone trong nhập liệu
xD : nồng độ mol acetone trong sản phẩm đỉnh
xW : nồng độ mol acetone trong sản phẩm đáy
1.2. Các số liệu ban đầu
F: Năng suất thiết bị tính theo hỗn hợp đầu: 6700 ( kg/h )
Thiết bị làm việc ở áp suất thường (P= 1at)
aF: nồng độ acetone trong hỗn hợp đầu : 42% (phần khối lượng)
ap: nồng độ acetone trong sản phẩm đỉnh : 98% (phần khối lượng)
aw: nồng độ acetone trong sản phẩm đáy : 1,6% (phần khối lượng)
Thiết bị hoạt động liên tục.
1.3. Xác định hiệu suất nhập liệu và sản phẩm đáy
Phương trình cân bằng vật chất cho toàn bộ tháp chưng cất :
GF = G p + Gw ( 1 )
GF * x F = GP * x P + Gw * x W
Trong đó:
- GF là lượng hỗn hơp đầu đi vào tháp (kg/h)
- GP là lượng sản phẩm đỉnh (kg/h)
- GW là lượng sản phẩm đáy (kg/h)
Chuyển từ phần khối lượng sang phần mol:
𝑎𝐹 0.42
𝑀𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒 58
xF = 𝑎𝐹 (1−𝑎𝐹 ) = 0.42 (1−0.42) = 0.183 (phần mol)
+ 58
+ 18
𝑀𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒 𝑀𝑛ướ𝑐

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 9


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

𝑎𝑃 0.98
𝑀𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒 58
xP = 𝑎𝑃 (1−𝑎𝑃 ) = 0.98 (1−0.98) = 0.938 (phần mol)
+ +
𝑀â𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒 𝑀𝑛ướ𝑐 58 18

𝑎𝑤 0.016
𝑀𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒 58
xW = 𝑎𝑤 (1−𝑎𝑤 ) = 0.016 (1−0.016) = 0.005 (phần mol)
+
𝑀𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒 𝑀𝑛ướ𝑐 58
+ 18

Tính khối lượng trung bình:


MF= xF * Macetone + (1- xF ) * Mnước
= 0.183* 58 + (1 – 0.183 ) * 18
= 25.32 ( kg/kmol)
MP = xP * Macetone + (1- xP ) * Mnước
= 0.938* 58 + (1 – 0.938) * 18
= 55.52 ( kg/kmol)
MW = xW * Macetone + (1- xW ) * Mnước
= 0.005 * 58 + (1 – 0.005 ) * 18
= 18.2 ( kg/kmol)
Lượng hỗn hợp đầu:
𝐹 6700
GF = = = 264.6 ( kmol/h )
𝑀𝐹 25.32

Ta có hệ phương trình :
𝐺𝐹 = 𝐺𝑃 + 𝐺𝑊
{
𝐺𝐹 * 𝑋𝐹 = 𝐺𝑃 * 𝑋𝑃 + 𝐺𝑊 * 𝑋𝑊
264.6 = 𝐺𝑃 + 𝐺𝑤
{
264.6 ∗ 0.183 = 𝐺𝑃 ∗ 0.938 + 𝐺𝑊 ∗ 0.005
𝐺𝑃 = 50.57(𝑘𝑚𝑜𝑙/ℎ)
{
𝐺𝑊 = 213.83(𝑘𝑚𝑜𝑙/ℎ)
𝐺 = 2808.25(𝑘𝑔/ℎ)
hay { 𝑃
𝐺𝑊 = 3891.71(𝑘𝑔/ℎ)
2. Xác định chỉ số hồi lưu thích hợp
Đồ thị cân bằng acetone- nước
Thành phần cân bằng lỏng (x), hơi (y) tính bằng %mol và nhiệt độ sôi của hỗn hợp
hai cấu tử ở 760 mmHg ( Acetone – nước ) [STQTTB 2-149,Bảng IX.2a]:

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 10


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Bảng 2.1. Bảng thành phần cân bằng pha lỏng-hơi và nhiệt độ sôi hỗn hợp
acetone- nước

x 0 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
y 0 60.3 72 80.3 82.7 84.2 85.5 86.9 88.2 90.4 94.3 100
t 100 77.9 69.6 64.5 62.6 61.6 60.7 59.8 59 58.2 57.5 56.9
Từ bảng 2.1. ta vẽ được đồ thị y-x, từ đó xác định số đĩa lý thuyết (H1)

100 100
100 94.3
93.83
90.4
86.9 88.2
90 84.2 85.5
82.7
80.3
80
72
68.3
70
60.3
60
Y

50

40

30

20

10
0.5
00 0 0
0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
X

Hình 2.1. Đồ thị cân bằng x-y hệ acetone – nước

2.1 Chỉ số hồi lưu tối thiểu


Đường làm việc và đường cân bằng pha tiếp xúc với nhau: do trong quá trình
chưng luyện đường làm việc không thể nằm phía trên đường cân bằng pha nên vị trí cao
nhất của đường làm việc của đoạn luyện của tháp sẽ là đường tiếp tuyến với đường cân
bằng pha. Kéo dài đường tiếp tuyến với đường cân bằng pha cho tới khi cắt trục tung
trên đồ thị x-y.
Tung độ của giao điểm khi đó sẽ bằng:
𝑋𝑝
Bi =
𝑅𝑚𝑖𝑛+1

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 11


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Từ đồ thị đường cân bằng và đường làm việc của đoạn luyện trên đồ thị x-y ở hình 1, ta
thấy Bmax= 68.3%
𝑥𝑃 0,938
Vì vậy, ta có Rmin = - 1 = Bi = -1 = 0,374
𝐵𝑚𝑎𝑥 0,683

2.2. Chỉ số hồi lưu thích hợp


Cho các giá trị Ri > Rmin để tìm các giá trị tung độ Bi tương ứng và vẽ các đường
nồng độ làm việc của đoạn luyện ứng với các giá trị Bi đó :
𝑥𝑃
Bi =
𝑅𝑥𝑖 +1

Tìm các điểm a( y= x= xP ), b( y= x= xW) và đường x = xF ( song song với trục tung ).
Cứ mỗi giá trị Bi ta vẽ được đường nồng độ làm việc của đoạn luyện và đoạn chưng .

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 12


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 13


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 14


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 15


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 16


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 17


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 18


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 19


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 20


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Như vậy ứng với mỗi giá trị Ri ta có số đơn vị chuyển khối chung tương ứng là Ni.
Bảng 2.2. Quan hệ chỉ số hồi lưu và đơn vị chuyển khối

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 21


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

β 1,2 1,4 1,7 1,8 1,9 2 2,3 2,4 2,5

R 0,449 0,524 0,636 0,673 0,711 0,748 0,860 0,898 0,935

B 0,648 0,616 0,574 0,561 0,549 0,537 0,504 0,494 0,485

N 11,2 9,2 7,8 7,5 7,3 7,1 6,5 6,7 6,8

N(R+1) 16,23 14,02 12,76 12,55 12,49 12,41 12,09 12,71 13,16

Thể tích tháp là V = f * H


Với f : tiết diện tháp, m2
H : chiều cao làm việc của tháp, m
Ta biết tiết diện của tháp tỉ lệ thuận với lượng hơi đi trong tháp, mà lượng hơi lại
tỉ lệ thuận với lượng lỏng hồi lưu trong tháp, như vậy tiết diện tháp tỉ lệ với lượng hồi
lưu . Tức là f  ( Rx + 1 ) * GP
Trong một điều kiện làm việc nhất định thì GP là không đổi.
Nên f  ( Rx + 1).
Còn chiều cao tháp tỉ lệ với số đơn vị chuyển khối H  Ni , nên cuối cùng ta có
thể viết V = f*H  Ni ( Rx + 1)
Từ đó ta sẽ lập được sự phụ thuộc giữa Rx _ Ni * ( Rx + 1 ) . Mối quan hệ này sẽ
cho ta tìm được một giá trị Rx mà thể tích của thiết bị chưng cất ứng với nó là tối ưu
Rxth .Vẽ đồ thị quan hệ giữa( 𝑁 *(Rxi + 1) _ Rxi ) để tìm Rxth

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 22


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

20

18

16

14

12

10

0
0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0

Hình 1.2. Đồ thị R-N(R+1)

Thiết lập quan hệ R-N(R+1) (Hình 2.2) ta xác định được Rth tại giá trị nhỏ nhất của
N(R+1). Kết quả được Rth= 0,86
3. Đường kính tháp chưng luyện (Dt)
4Vtb g tb
Dt = = 0,0188 (m)
π.3600.ω tb (  y .ω y ) tb

Vtb :lượng hơi trung bình đi trong tháp (m3/h).


tb :tốc độ hơi trung bình đi trong tháp (m/s).
gtb : lượng hơi trung bình đi trong tháp (Kg/h).
Lượng hơi trung bình đi trong đoạn chưng và đoạn cất khác nhau. Do đó, đường
kính đoạn chưng và đoạn cất cũng khác nhau .
3.1 Đường kính đoạn luyện
3.1.1. Lượng hơi trung bình đi trong tháp
g d + g1
g tb = (kg/h)
2
gtbL: lượng hơi trung bình đi trong đoạn luyện (kg/h hay kmol/h)
gd : lượng hơi ra khỏi đĩa trên cùng của tháp (kg/h hay kmol/h).

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 23


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

g1 : lượng hơi đi vào đĩa dưới cùng của đoạn luyện (kg/h hay kmol/h)

• Xác định lượng hơi ra khỏi tháp gđ :

Gđ = Gp +GR =Gp*(R+1)

Trong đó:

GP: Lượng sản phẩm đỉnh(P): GP= 2808,25 (kg/h)

Gđ: lượng hồi lưu: GR=Gp*R=2808,25.0,86= 2415,1 (kg/h)

Suy ra:

gđ= Gp*(R+1) =2808,25*(0,86+1) = 5223,35 (Kg/h)


= 94,06 (Kmol/h)
(Vì MP =58.XP+(1-XP).18 = 55,52 Kg/Kmol).

• Xác định g1 : Từ hệ phương trình :


𝑔1 = 𝐺1 + 𝐺𝑝
{𝑔1 . 𝑦1 = 𝐺1 . 𝑥1 + 𝐺𝑝. 𝑥𝑝 (*)
𝑔1 . 𝑟1 = 𝑔𝑑 . 𝑟𝑑
Với : G1 : lượng lỏng ở đĩa thứ nhất của đoạn cất .
r1 : ẩn nhiệt hoá hơi của hỗn hợp hơi đi vào đĩa thứ nhất của đoạn luyện
rd : ẩn nhiệt hoá hơi của hỗn hợp hơi đi ra ở đỉnh tháp .
Bảng 3.1. Bảng nhiệt hóa hơi rhh (kcal/kg) phụ thuộc vào nhiệt độ của acetone
và nước [ST QTTB 2-254-Bảng I.212] (1kcal/kg = 4,1868.103 J/kg)
Chất lỏng Nhiệt độ Nhiệt độ,oC
sôi ở
0 20 60 100 140
pa,ts,oC
acetone 56,5 135 132 124 113 -
nước 100 595 584 579 539 513
Nhiệt độ sôi của hỗn hợp đầu tF= 65,34oC ứng với xF= 0,183
Nhiệt độ sôi của hỗn hợp đỉnh tp= 57,27oC ứng với xp= 0,938

✓ Tính r1 :
Với t1 = tF = 65,34oC , Nội suy từ bảng 3.1 ta có :

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 24


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Ần nhiệt hoá hơi của nước : rN1 = 573,66 (kcal/kg) .


Ẩn nhiệt hoá hơi của aceton : ra1 = 122,53 (kcal/kg) .
Suy ra: r1 = rA1.y1 + (1-y1).rN1 = 122,53y1 + (1-y1)*573.66 =
= 573,66 -451,13y1 (kcal/kg)

✓ Tính rd :
Với tP = 57,27oC Nội suy từ bảng 3.1 ta có :
Ẩn nhiệt hoá hơi của nước : rNd = 579,34 (kcal/kg) .
Ẩn nhiệt hoá hơi của aceton : rAd = 124,55 (kcal/kg) .
Suy ra: rd = rAd.yp + (1-yp).rNd = 124,55 *0,938+ (1- 0,938)* 579,34
= 152,75 (kcal/kg)

✓ x1 = aF (phần khối lượng) = 0,42

Thay r1,Gp,x1,xp, gđ,rđ vào hệ (*), giải hệ, ta được :

G1 = 609,59 (kg/h)
y1 = 0,846 (phần khối lượng)
g1 = 3417,84 (kg/h)
r1= 192,0 (kcal/kg)

Vậy lượng hơi trung bình đi trong đoạn luyện :

5223,35+3417,84
gtb = = 4320,6 (Kg/h)
2
3.1.2. Tốc độ hơi trung bình đi trong tháp
Tốc độ giới hạn của hơi đi trong tháp đĩa lỗ có ống chảy chuyền :

𝜌𝑥𝑡𝑏
𝜔𝑔ℎ = 0,05. √
𝜌𝑦𝑡𝑏

Với : 𝜌𝑥𝑡𝑏 : khối lượng riêng trung bình của pha lỏng (Kg/m3) .
𝜌𝑦𝑡𝑏 : khối lượng riêng trung bình của pha hơi (Kg/m3) .

• Xác định khối lượng riêng trung bình đối với pha lỏng 𝜌𝑥𝑡𝑏 :

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 25


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

1 𝑎𝑡𝑏𝐴 1−𝑎𝑡𝑏𝐴
= + (kg/m3)
𝜌𝑥𝑡𝑏 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐴 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐵

Trong đó: 𝜌𝑥𝑡𝑏 : khối lượng riêng trung bình trong pha lỏng ((kg/m3))
𝜌𝑥𝑡𝑏𝐴 , 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐵 :khối lượng riêng trung bình trong pha lỏng đối với cấu
tử acetone, nước
atbA: phần khối lượng trung bình của cấu tử aceton trong pha lỏng
Bảng 3.2. Bảng khối lượng riêng phụ thuộc vào nhiệt độ của acetone và
nước ở trạng thái lỏng [ST QTTB 2-9-Bảng I.2]
Chất Khối lượng riêng, kg/m3
-20oC 0o C 20oC 40oC 60oC 80oC 100oC 120oC
acetone 835 813 791 768 746 719 693 665
nước - 1000 998 992 983 972 958 943
𝑎𝐹+𝑎𝑃 0,42+0,98
𝑎𝑡𝑏𝐴 = = = 0.7 (phần khối lượng)
2 2
𝑥𝐹+𝑥𝑃 0,184+0,938
𝑥𝑡𝑏𝐴 = = = 0,561 ( phần mol)
2 2
Với xtbA= 0,561 nội suy ta được txtb= 60,15oC
Với ttb = 60.15oC (Nội suy từ bảng 3.2) ta có :
Khối lượng riêng của nước : 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐵 = 982,92(Kg/m3)
Khối lượng riêng của aceton : 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐴 = 745,8(Kg/m3)
Vậy khối lượng riêng trung bình của đoạn luyện đối với pha lỏng:
1 𝑎𝑡𝑏𝐴 1 − 𝑎𝑡𝑏𝐴 0,7 1 − 0,7
= + = +
𝜌𝑥𝑡𝑏 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐴 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐵 745,8 982,92
Suy ra: 𝜌𝑥𝑡𝑏 = 803.99(kg/m3)

• Xác định 𝜌𝑦𝑡𝑏 :


[𝑦𝑡𝑏𝐴 .58+(1−𝑦𝑡𝑏𝐴 ).18].273
𝜌𝑦𝑡𝑏 = (kg/m3)
22,4.𝑇
Trong đó:
T: Nhiệt độ làm việc trung bình của đoạn luyện, K
ytb : Nồng độ phần mol của acetone tính theo giá trị trung bình:
𝑦𝑑1 +𝑦𝑐1
ytb=
2

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 26


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Với yd1, yc1: nồng độ làm việc giữa đĩa tiếp liệu và đỉnh, phần mol
yd1= yp= 0,938 phần mol
yc1 = y1= 0,846 phần khối lượng
- Đổi sang phần mol, ta có:
0,846
58
𝑦𝑐1 = 0,846 1−0,846 = 0,63 (phần mol)
58
+ 18

𝑦𝑑1 +𝑦𝑐1 0,938+0,63


Suy ra: ytbA= = = 0,784 (phần mol)
2 2
+ Với ytbL= 0,784 phần mol. Nội suy ta được tytbL= 65.67oC
Suy ra: T=65,67 +273 = 338,67oK
+ Vậy khối lượng riêng trung bình của pha hơi đối với đoạn luyện là:
[𝒚𝒕𝒃𝑨 .𝟓𝟖+(𝟏−𝒚𝒕𝒃𝑨 ).𝟏𝟖].𝟐𝟕𝟑
𝝆𝒚𝒕𝒃 =
𝟐𝟐,𝟒.𝑻
𝟎.𝟕𝟖𝟒∗𝟓𝟖+(𝟏−𝟎.𝟕𝟖𝟒)∗𝟏𝟖
= ∗ 𝟐𝟕𝟑 = 𝟏. 𝟕𝟖 (𝒌𝒈/𝒎𝟑)
𝟐𝟐.𝟒∗𝟑𝟑𝟖.𝟔𝟕

803.99
Suy ra : 𝜔𝑔ℎ = 0,05. √ =1,062 (m/s)
1,78

Để tránh tạo bọt ta chọn tốc độ hơi trung bình đi trong tháp :
𝜔ℎ = 0,8 ∗ 𝜔𝑔ℎ = 0,8 ∗ 1,062 = 0,85 (m/s)

Vậy :đường kính đoạn luyện :


𝑔𝑡𝑏 4320.6
DLuyện =0,0188√ =0,0188. √ = 1.005 (m),
(𝜌𝑦 .𝜔𝑦 )𝑡𝑏 1,78∗0,85

Quy chuẩn đường kính đoạn luyện là DL = 1m


* Thử lại điều kiện làm việc thực tế:
DL= 1 Suy ra 𝜔𝐿 = 0.858 𝑚/𝑠
𝜔𝐿 0.858
= = 0.808 (thỏa mãn)
𝜔𝑔ℎ𝐿 1.062

3.2. Đường kính đoạn chưng


3.2.1.Lượng hơi trung bình đi trong tháp
g , n + g ,1
g , tb = (kg/h)
2

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 27


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Với g’n : lượng hơi ra khỏi đoạn chưng (kg/h).


g’1 : lượng hơi đi vào đoạn chưng (kg/h).

• Xác định g’n : Vì lượng hơi đi ra khỏi đoạn chưng bằng lượng hơi đi vào
đoạn luyện nên: g’n = g1 = 3417,84 (Kg/h)
• Xác định g’1 :

Từ hệ phương trình :
𝐺 ′ 1 = 𝑔′ 1 + 𝐺𝑤
{𝐺 ′ 1 . 𝑥′1 = 𝑔′ 1 . 𝑦𝑊 + 𝐺𝑤. 𝑥𝑊 (**)
𝑔′1 . 𝑟′1 = 𝑔′𝑛 . 𝑟′𝑛 = 𝑔1 . 𝑟1
Với : G’1 : lượng lỏng ở đĩa thứ nhất của đoạn chưng .
r’1 : ẩn nhiệt hoá hơi của hỗn hợp hơi đi vào đĩa thứ nhất của đoạn chưng.

✓ Tính r’1 :
Với xW =0,005(phần mol) tra đồ thị cân bằng của hệ ta có : yW =0,06 (phần mol)
Đổi y’1=yw= 0.06 phần mol ra phần khối lượng ta có:
0.06∗58
𝑦′1 = 𝑦𝑤 = = 0.171 𝑝ℎầ𝑛 𝑘ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔
0.06∗58+(1−0.06)∗18
Với t’1 = tW = 97,79oC (Nội suy từ bảng 3.2), ta có :
Ẩn nhiệt hoá hơi của nước : r’N1 = 541.21 (kcal/kg)
Ẩn nhiệt hoá hơi của aceton : r’A1 = 113.6 (kcal/kg)
Suy ra : r’1 = r’A1,yW + (1-yW).r’N1 = 468.09 (kcal/kg)

• r1=192.0 (kcal/kg)
• g1=3417,84 (kg/h)
• W = 3891.71 (kg/h)
Giải hệ (**) , ta được :
x’1 = 0.057 phần khối lượng
G’1 = 5299.41 (kg/h)
g’1 = 1407.7(Kg/h)
𝑔1+𝑔′1 3417,84+1407,7
Vậy: g’tb = = = 2412,77 (Kg/h)
2 2

3.2.2. Tốc độ hơi trung bình đi trong tháp

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 28


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Tốc độ giới hạn của hơi đi trong tháp đĩa lỗ có ống chảy chuyền :
 ' xtb
 ' gh = 0,05.
 ' ytb

Với : 𝜌′𝑥𝑡𝑏 : khối lượng riêng trung bình của pha lỏng (Kg/m3) .
𝜌′𝑦𝑡𝑏 : khối lượng riêng trung bình của pha hơi (Kg/m3) .

• Xác định khối lượng riêng trung bình đối với pha lỏng 𝜌𝑥𝑡𝑏 :
1 𝑎𝑡𝑏𝐴 1−𝑎𝑡𝑏𝐴
= + (kg/m3)
𝜌𝑥𝑡𝑏 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐴 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐵

Trong đó: 𝜌𝑥𝑡𝑏 : khối lượng riêng trung bình trong pha lỏng ((kg/m3))
𝜌𝑥𝑡𝑏𝐴 , 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐵 :khối lượng riêng trung bình trong pha lỏng đối với cấu
tử acetone, nước
atbA: phần khối lượng trung bình của cấu tử aceton trong pha lỏng
𝑎𝐹+𝑎𝑤 0.42+0.016
𝑎𝑡𝑏𝐴 = = = 0.218 (phần khối lượng)
2 2

Với a’1 =x’1= 0.057 phần khối lượng


0.057
x’1= 0.057 581−0.057 = 0.0184 𝑝ℎầ𝑛 𝑚𝑜𝑙
+
58 18

𝑥𝐹+𝑥′1 0,184+0,0184
𝑥𝑡𝑏𝐴 = = = 0,101 ( phần mol)
2 2

Với xtbA= 0,101 nội suy ta được txtb= 69.55oC


Với ttb = 69.55oC (Nội suy từ bảng 3.2)ta có :
Khối lượng riêng của nước : 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐵 = 977.75 (Kg/m3)
Khối lượng riêng của aceton : 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐴 = 733.11(Kg/m3)
Vậy khối lượng riêng trung bình của đoạn luyện đối với pha lỏng:
1 𝑎𝑡𝑏𝐴 1 − 𝑎𝑡𝑏𝐴 0,218 1 − 0,218
= + = +
𝜌𝑥𝑡𝑏 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐴 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐵 733.11 977.75
Suy ra: 𝝆𝒙𝒕𝒃 = 911.45(kg/m3)

• Xác định rytb :


[𝑦𝑡𝑏𝐴 .58+(1−𝑦𝑡𝑏𝐴 ).18].273
𝜌𝑦𝑡𝑏 = (kg/m3)
22,4.𝑇

Trong đó:

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 29


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

T: Nhiệt độ làm việc trung bình của đoạn luyện, K


ytb : Nồng độ phần mol của acetone tính theo giá trị trung bình:
𝑦𝑑1 +𝑦𝑐1
ytb=
2

Với yd1, yc1: nồng độ làm việc giữa đĩa tiếp liệu và đáy tháp, phần mol
yd1= y’1=yw= 0,06 phần mol
yc1 = y1= 0,63 phần mol
𝑦𝑑1 +𝑦𝑐1 0,06+0,63
Suy ra: ytbA= = = 0,345 (phần mol)
2 2

+ Với ytbL= 0,345 phần mol. Nội suy ta được tytbL= 87.36oC
Suy ra: T=87.36 +273 = 360.36oK
+ Vậy khối lượng riêng trung bình của pha hơi đối với đoạn chưng là:
[𝒚𝒕𝒃𝑨 .𝟓𝟖+(𝟏−𝒚𝒕𝒃𝑨 ).𝟏𝟖].𝟐𝟕𝟑
𝝆𝒚𝒕𝒃 =
𝟐𝟐,𝟒.𝑻

𝟎.𝟑𝟒𝟓∗𝟓𝟖+(𝟏−𝟎.𝟑𝟒𝟓)∗𝟏𝟖
= ∗ 𝟐𝟕𝟑 = 𝟏. 𝟎𝟕𝟓 (𝒌𝒈/𝒎𝟑)
𝟐𝟐.𝟒∗𝟑𝟔𝟎.𝟑𝟔

911.45
Suy ra : 𝜔𝑔ℎ = 0,05. √ =1,456 (m/s)
1,075

Để tránh tạo bọt ta chọn tốc độ hơi trung bình đi trong tháp :
𝜔ℎ = 0,8 ∗ 𝜔𝑔ℎ = 0,8 ∗ 1,456 = 1.165 (m/s)

Vậy :đường kính đoạn luyện :


𝑔𝑡𝑏 2412.77
Dchưng =0,0188√ =0,0188. √ = 0.825 (m),
(𝜌𝑦 .𝜔𝑦 )𝑡𝑏 1,075∗1.165

Quy chuẩn đường kính đoạn chưng là Dc = 0.8 m


* Thử lại điều kiện làm việc thực tế:
Dc= 0.8 Suy ra 𝜔𝐿 = 1.24 𝑚/𝑠
𝜔𝐿 1.24
= = 0.852 (thỏa mãn)
𝜔𝑔ℎ𝐿 1.456

4. Chiều cao tháp


Trong đồ án này sử dụng phương pháp: tính theo số bậc thay đổi của nồng độ. Động
học của quá trình được biểu diễn qua hiệu suất của đĩa (tháp đĩa) còn động lực được tính
gián tiếp qua số bậc thay đổi nồng độ lý thuyết (số đĩa lý thuyết). Xác định số đĩa thực
tế dựa trên hiệu suất trung bình.

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 30


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

𝑁𝑙𝑡
𝑁𝑡𝑡 =
𝜂𝑡𝑏

Trong đó:
+ Nlt là số đĩa lý thuyết
𝜂1 +⋯+ 𝜂𝑛
+ 𝜂𝑡𝑏 = là hiệu suất của TB của thiết bị
𝑛

+ ⴄ1,…, ⴄn hiệu suất của các bậc thay đổi theo nồng độ
+ n: số vị trí tính theo hiệu suất
* Độ nhớt động lực phụ thuộc nhiệt dộ của acetone – nước ở trạng thái lỏng
(Bảng I.101 STQTTB – Tập 1 – Trang 91-91)
Bảng 4.1. Độ nhớt của acetone nước
Chất Độ nhớt của nhiệt độ µ.103 N.s/m2
0oC 10oC 20oC 30oC 40oC 50oC 60oC 80oC 100oC 120oC
acetone 0,395 0,356 0,322 0,393 0,268 0,246 0,23 0,2 0,17 0,15
nước 1,79 1,31 1,0 0,801 0,656 0,549 0,469 0,357 0,284 0,232
Độ bay hơi tương đối của hỗn hợp:
𝑦∗
1 − 𝑦∗
𝛼= 𝑥
1−𝑥
Xác định số đĩa lý thuyết dựa vào đồ thị McCabe- Thiesel
Dựa vào Đồ thị cân bằng x-y hệ acetone – nước ta được:
- Số đĩa lý thuyết đoạn chưng: Nlt (c) = 3
- Số đĩa lý thuyết đoạn luyện: Nlt (L) = 5
- Tổng số đĩa lý thuyết toàn tháp: Nlt = 8
Xác định số đĩa thực tế dựa trên hiệu suất trung bình:
Xét vị trí đĩa tiếp liệu xF= 0,183 (phần mol) , y*F = 0,789, toF=65,34oC
Nội suy từ bảng 4.1 ta có:
µacetone = 0,222.10-3 (N.S/m2)
µnước = 0,439.10-3 (N.S/m2)
* Độ nhớt của hỗn hợp:

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 31


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

log µF= xF . log µacetone + (1-xF) log µnước


=0,183 . log (0,222.10-3) + (1-0,183) . log (0,439.10-3)
⇒ µF= 0,388.10-3 (N.s/m2)
+ Độ bay hơi tương đối của hỗn hợp:
𝑦∗ 0,789
1 − 𝑦∗ 1 − 0,789
𝛼= 𝑥 = = 16,69
0,183
1−𝑥 1 − 0,183

+ Tích số: α.µ= 16,69 . 0,388= 6,575


Tra đồ thị hình IX. 11 ( Sổ tay QTTB tập 2- trang 171) ta có hiệu suất trung bình của
thiết bị có giá trị nF = 3%
- Hiệu suất trung bình của đoạn chưng:
35+33+30+30+31
ⴄtb (C) = = 31,8%
5

- Hiệu suất trung bình của đoạn luyện:


42+52+57+60
ⴄtb (C) = = 52,75%
4

- Hiệu suất trung bình của toàn tháp:


𝜂1 +𝜂2 +⋯+𝜂𝑛
ⴄtb = = 41,11%
9

- Số đĩa thực tế của đoạn chưng:


𝑁𝑙𝑡 (𝐶) 3
Ntt (C) = = = 9,43 ∼10 đĩa
𝜂𝑡𝑏 (𝐶) 0,318

- Số đĩa thực tế của đoạn luyện:


𝑁𝑙𝑡 (𝐿) 5
Ntt (L) = = = 9,48 ∼10 đĩa
𝜂𝑡𝑏 (𝐿) 0,5275

- Số đĩa thực tế của toàn tháp:


𝑁𝑙𝑡 8
Ntt = = = 19,46 ∼20 đĩa
𝜂𝑡𝑏 0,4111

* Chiều cao của tháp chưng luyện:


Chiều cao của tháp chưng luyện:
H= Ntt (h+𝛿) + ∆h
Trong đó: Ntt là số đĩa thực tế

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 32


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

+ h=hc=hL= 350 mm = 0,35m: Khoảng cách giữa hai đĩa


+ 𝛿 là chiều dày của đĩa, chọn 𝛿 = 3𝑚𝑚 = 0,003𝑚
+ ∆h là khoảng các cho phép ở đỉnh và đáy tháp thiết bị (dao động từ 0,8-1m)
Chọn ∆h = 0,8m
- Chiều cao của đoạn chưng:
Hc= Ntt(c) (h+𝛿) + ∆h= 10. (0,35+0,003) + 0,4 = 3,93m
- Chiều cao của đoạn luyện:
HL= Ntt(L) (h+𝛿) + ∆h= 10. (0,35+0,003) + 0,4 = 3,93m
- Chiều cao của toàn tháp:
H= Ntt (h+𝜹) + ∆h= 20. (0,35+0,003) + 0,8 = 7,86m
5. Cân bằng nhiệt lượng của tháp chưng luyện
5.1. Cân bằng nhiệt lượng của hỗn thiết bị đun nóng hỗn hợp đầu.
QD1+Qf = QF + Qng1 + Qxq1 [STQTTB 2-196 – IX.149]
Trong đó: QD1 là nhiệt lượng hơi đốt mang vào, J/h
Qf là nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang vào, J/h
QF là nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang ra, J/h
Qng1 là nhiệt lương do nước ngưng mang ra, J/h
Qxq1 là nhiệt lượng do môi trường xung quanh lấy, J/h
5.1.1. Nhiệt lượng hơi đốt mang vào
QD1 = D1. 1 = D1.(r1 + θ1C1) [STQTTB 2 -196-IX.150]
Trong đó: QD1 là nhiệt lượng hơi đốt mang vào, J/h
D1 là lượng hơi đốt, kg/h
r1 ẩn nhiệt hóa hơi, J/kg
1 là hàm nhiệt ( nhiệt lượng riêng) của hơi đốt, J/kg
θ1 là nhiệt độ nước ngưng
C1 là nhiệt dung riêng của nước ngưng, J/kg.độ
- Do không cần đun nóng quá 180oC ở đây ta sử dụng loại hơi đốt phổ biến trong công
ngiệp là hơi nước bão hòa

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 33


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

- Vì nhiệt dộ của hỗn hợp đầu là tF= 65,34oC nên nhiệt độ của hơi đốt phải cao, chọn
119,6oC tương ứng với áp suất 2at [1-314-I.251]
- Tra bảng ta được nhiệt hóa hơi r1= 527 kcal/kg = 2204 103 J/kg
1= 646,9 kcal/kg = 2706.103 J/kg
5.1.2. Nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang vào
Qf = F.Cf.tf [STQTTB 2-196-IX.151]
Trong đó: Qf là nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang vào, J/h
F là lượng hỗn hợp đầu, kg/h
Cf là nhiệt dung riêng của hỗn hợp đầu, J/kg. độ
tf là nhiệt độ đầu của hỗn hợp, oC
* Bảng nhiệt dung riêng phụ thuộc nhiệt độ của acetone và nước
Bảng 5.1 : Nhiệt dung riêng phụ thuộc nhiệt độ của acetone và nước [STQTTB1-
171]
Nhiệt dung riêng Cp, J/kg ở nhiệt độ
o
Chất -20 C 0oC 20oC 40oC 60oC 80oC 100oC 120oC
acetone 2050 2115 2180 2240 2305 2370 2435 2495
nước - 4230 4180 4175 4190 4190 4230 4275
- Giả sử gia nhiệt cho hỗn hợp đầu từ tf = 20oC. Từ bảng 5.1 có nhiệt dung riêng của
acetone và nước ở tf=20oC là Caxetone= 2180; Cnước = 4180 (J/kg.độ)
- Cf = af.Cacetone + (1-af). Cnước = 0,42 x 2180 + (1-0,42) x 4180 = 3340 (J/kg.độ)
- F= 6700kg/h
Suy ra: Qf = F.Cf.tf = 6700 x 3340 x 20 = 447560000 J/h = 447560 kJ/h
5.1.3. Nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang ra
QF = F.CF.tF [STQTTB 2-196-IX.152]
Trong đó: Qf là nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang vào, J/h
F là lượng hỗn hợp đầu, kg/h
CF là nhiệt dung riêng của hỗn hợp đầu khi đi ra, J/kg. độ
tF là nhiệt độ đầu của hỗn hợp sau khi đi ra khỏi thiết bị đun nóng, oC
- Từ bảng 2.5.1 có nhiệt dung riêng của acetone và nước ở nhiệt độ cuối t F=65,34oC là
Caxetone= 2322,36; Cnước = 4190 (J/kg.độ)

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 34


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

- CF = aF.Cacetone + (1-aF). Cnước = 0,42 x 2322,36 + (1-0,42) x 4190 = 3405,59 (J/kg.độ)


- F= 6700kg/h
Suy ra: QF = F.CF.tF = 6700 x 3405,59 x 65,34 =1490892379 J/h
5.1.4. Nhiệt lượng do nước ngưng mang ra
Qng1 = Gng1.C1θ1 = D1.C1.θ1 [STQTTB 2 -197-IX.153]
Trong đó: Qng1 là nhiệt lượng do nước ngưng mang ra, J/h
Gng1 là lượng nước ngưng, bằng lượng hơi đốt, kg/h
5.1.5. Nhiệt lượng do môi trường xung quanh lấy
Qxq1 = 0,05. D1 . r1 [STQTTB 2-197-IX.154]
Trong đó:
Qxq1 là nhiệt lượng mất ra môi trường xung quanh, lấy bằng 5% nhiệt lượng tiêu tốn,
J/h
- Vậy, lượng hơi đốt( lượng hơi nước) cần thiết để đun nóng dung dịch đầu đến nhiệt độ
sôi tF là:
𝑄𝐹 + 𝑄𝑛𝑔1 + 𝑄𝑥𝑞1 − 𝑄𝑓 𝑄𝐹 – 𝑄𝑓 1490892379− 447560000
𝐷1 = = = = 498,3 (kg/h)
𝜆1 0,95 .𝑟1 0,95.2204000

- Nhiệt lượng hơi đốt mang vào:


QD1 = D1. 1 = 498,3 x 2706.103 = 1348399800 J/kg = 1348399,8 kJ/h
- Nhiệt lượng nước ngưng mang ra:
Qng1 =D1.C1.θ1 = D1.( 1- r1)
= 498,3x(2706-2204)x103 = 250146600 J/h = 250146,6 kJ/h
- Nhiệt lượng mất ra môi trường xung quanh:
Qxq1 = 0,05.D1.r1 = 0,05 x 498,3 x 2204 x103 =54912660 J/h = 54912,66 kJ/h
5.2. Cân bằng nhiệt lượng của tháp chưng luyện.
Tổng nhiệt lượng mang vào tháp bằng tổng nhiệt lượng mang ra khỏi tháp
QF + QD2+QR = Qy + Qw+ Qng2 + Qxq2 [STQQTB 2-197 – IX.156]
Trong đó: QF là nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang vào tháp
QD2 là nhiệt lương hơi đốt mang vào tháp
QR là nhiệt lượng do chất lỏng hồi lưu mang vào
Qy là nhiệt lượng do hơi nước mang ra ở đỉnh tháp

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 35


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Qw là nhiệt lượng do sản phẩm mang ra


Qxq2 là nhiệt lượng tổn thất ra môi trường xung quanh
Qng2 là nhiệt lượng do nước ngưng mang ra
5.2.1. Nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang vào
QF = F.CF.tF [STQTTB 2 -196-IX.152]
Trong đó: QF là nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang vào, J/h
CF là nhiệt dung riêng của hỗn hợp đầu, J/kg. độ
tF là nhiệt độ hỗn hợp sau khi đi ra khỏi thiết bị đun nóng, oC
- Từ bảng 2.5.1 có nhiệt dung riêng của acetone và nước ở nhiệt độ cuối tF=65,34oC là
Caxetone= 2322,36; Cnước = 4190 (J/kg)
- CF = aF.Cacetone + (1-aF). Cnước = 0,42 x 2322,36 + (1-0,42) x 4190 = 3405,59 (J/kg.độ)
- F= 6700kg/h
=> QF = F.CF.tF = 6700 x 3405,59 x 65,34 =1490892379 J/h = 1490892,38 kJ/h
5.2.2. Nhiệt lượng do hơi đốt mang vào đáy tháp
QD2 = D2. 2 = D2.(r2 + θ2C2) [STQTTB 2 -197-IX.157]
Trong đó: QD1 là nhiệt lượng hơi đốt mang vào đáy tháp , J/h
D2 là lượng hơi đốt cần thiết để đun sôi dung dịch trong đáy tháp, kg/h
r2 ẩn nhiệt hóa hơi, J/kg
2 là hàm nhiệt ( nhiệt lượng riêng) của hơi đốt, J/kg
θ2 là nhiệt độ nước ngưng
C2 là nhiệt dung riêng của nước ngưng, J/kg.độ
- Sử dụng hơi đốt là hơi nước bão hòa, ở nhiệt độ 119,6oC tương ứng với áp suất 2at [1-
314-I.251]
- Tra bảng ta được nhiệt hóa hơi r2= 527 kcal/kg = 2204.103 J/kg
1= 646,9 kcal/kg = 2706.103 J/kg
5.2.3. Nhiệt lượng do lượng lỏng hồi lưu mang vào
QR = GR.CR. tR [STQTTB 2 -197 - IX.158]
Trong đó: QR là nhiệt lượng do lượng lỏng hồi lưu, J/h
GR=P.Rx là lượng lỏng hồi lưu . kg/h

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 36


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

CR là nhiệt dung riêng của chất lỏng hồi lưu, J/kg. độ


tR=tp= 57,27oC là nhiệt độ chất lỏng hồi lưu, oC
P= là lượng sản phẩm đỉnh
Rx=0,86 là chỉ số hồi lưu
- Lượng lỏng hổi lưu: GR=P.Rx = 2808,25 x 0,86 = 2415,1 (kg/h)
- Từ bảng 2.5.1 có nhiệt dung riêng của acetone và nước ở nhiệt độ cuối t R=57,27oC là
Caxetone= 2296,13; Cnước = 4187,95 (J/kg.độ)
- CR = aP.Cacetone + (1-aP). Cnước
= 0,98 x 2296,13 + (1-0,98) x 4187,95 = 2333,97 (J/kg.độ)
=> QR = GR.CR. tR = 2415,1 x 2333,97 x 57,27
=322817872 J/h = 322817,9 kJ/h
5.2.4. Nhiệt lượng do hơi mang ra ở đỉnh tháp
Qy= P.(1+Rx).λd [STQTTB 2 -197-IX.159]
Trong đó: Qy là nhiệt lượng do hơi mang ra ở đỉnh tháp, J/h
λd là hàm nhiệt (nhiệt lượng riêng) của hơi ở đỉnh tháp, J/h
λd= ap. λa +(1-ap). λn
- Từ bảng số liệu 2.3.1 nội suy tìm giá trị nhiệt hóa hơi của acetone và nước ở nhiệt
độ tp= 57,27oC rnước = 579,34 (kcal/kg) = 2423960 J/kg
racetone = 124,55 (kcal/kg)=521117 J/kg
- Từ bảng 2.5.1 sử dụng công thức nội suy có nhiệt dung riêng của acetone và nước
ở nhiệt độ cuối tR=57,27oC là Caxetone= 2296,13; Cnước = 4187,95 (J/kg.độ)
- Nhiệt dung riêng của acetone và nước trong hỗn hợp hơi là:
λacetone = raceotne +tp.Cacetone = 521117 + 57,27x 2296,13= 652616,37 (J/kg)
λnước = rnước +tp.Cnước = 2423960 + 57,27x 4187,95 =2663803,9 (J/kg)
- Nhiệt lượng riêng của hỗn hợp hơi ở dỉnh tháp:
λd= ap. λacetone +(1-ap). λnước
= 0.98x 652616,37 + (1-0,98) x 2663803,9 = 692840,12 (J/kg)
- Qy= P.(1+Rx).λd = 2808,25x(1+0,86)x692840,12
= 3618942977 (J/h)= 3618942,98 (kJ/h)
5.2.5. Nhiệt lượng do sản phẩm đáy mang ra

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 37


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Qw = w.Cw.tw [STQTTB 2 -196-IX.160]


Trong đó: Qw là nhiệt lượng do sản phẩm đáy mang ra, J/h
W là lượng sản phẩm đáy tháp, kg/h
Cw là nhiệt dung riêng của sản phẩm đáy, J/kg. độ
tw= 97,79 oC là nhiệt độ của sản phẩm đáy, oC
- w= 3891,71 kg/h
- Từ bảng 2.5.1 có nhiệt dung riêng của acetone và nước ở nhiệt độ tw=97,79oC là
Caxetone= 2427,82; Cnước = 4225,58 (J/kg.độ)
- Cw = aw.Cacetone + (1-aw). Cnước
= 0,016 x 2427,82 + (1-0,016) x 4225,58 = 4196,82 (J/kg.độ)
=> Qw = w.Cw.tw = 3891,71 x 4196,82 x 97,79
=1597185134 J/h = 1597185,1 kJ/h
5.2.6. Nhiệt lượng do nước ngưng mang ra
Qng2 = Gng2.C2θ2 = D2.C2.θ2 [STQTTB 2-198 - IX.161]
Trong đó: Qng2 là nhiệt lượng do nước ngưng mang ra, J/h
Gng2 là lượng nước ngưng, bằng lượng hơi đốt, kg/h
C2 là nhiệt dung riêng của nước ngưng, J/kg.độ
θ2 là nhiệt độ của nước ngưng , 0C
5.2.7. Nhiệt lượng do môi trường xung quanh lấy
Qxq2 = 0,05. D2 . r2 [STQTTB 2-198-IX.162]
Trong đó: Qxq2 là nhiệt lượng mất ra môi trường xung quanh, lấy bằng 5%
nhiệt lượng tiêu tốn, J/h
- Như vậy: QF + QD2+QR = Qy + Qw+ Qng2 + Qxq2
⇒ QF + D2.(r2 + θ2C2) +QR = Qy + Qw+ D2.C2.θ2 + 0,05. D2 . r2
- Nên lượng hơi đốt cần thiết để đun sôi dung dịch ở đáy tháp l
𝑄𝑦 +𝑄𝑤 + 𝑄𝑛𝑔2 + 𝑄𝑥𝑞2 − 𝑄𝐹 −𝑄𝑅 𝑄𝑦 +𝑄𝑤 −𝑄𝐹 – 𝑄𝑅
𝐷2 = =
𝜆2 0,95 .𝑟2
3618942977+ 1597185134− 1490892379−322817872
= = 1625 (kg/h)
0,95.2204000

- Nhiệt lượng hơi đốt mang vào tháp:

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 38


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

QD2 = D2. 2 = 1625 x 2706.103 = 4397250000 J/kg = 4397250 kJ/h


- Nhiệt lượng nước ngưng mang ra:
Qng2 =D2.C2.θ2 = D2.( 2- r2)
= 1625 x (2706-2204)x103 = 815750000 J/h = 815750 kJ/h
- Nhiệt lượng mất ra môi trường xung quanh:
Qxq2 = 0,05.D2.r2 = 0,05 x 1625 x 2204 x103 =179075000 J/h = 179075 kJ/h
5.3. Cân bằng nhiệt lương của thiết bị ngưng tụ
5.3.1. Nếu chỉ ngưng tụ hồi lưu
P.Rx.r = Gn1.Cn.(t2-t1) [STQTTB 2-198]
Trong đó: r là ẩn nhiệt ngưng tụ của hỗn hợp sản phẩm dỉnh, J/kg
Gnl là lượng nước lạnh tiêu tốn cần thiết, kg/h
Cn là nhiệt dung riêng của nước ở nhiệt độ trung bình
t1,t2 là nhiệt độ vào, ra của nước làm lạnh, oC
- Từ bảng số liệu 3.1 nội suy tìm giá trị nhiệt hóa hơi của acetone và nước ở nhiệt độ
tp= 57,27oC rnước = 579,34 (kcal/kg) = 2423960 J/kg
racetone = 124,55 (kcal/kg)=521117 J/kg
- Ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp sản phẩm đỉnh là:

rhh(P) = aP . racetone +(1-ap). rnước

= 0,98 x 521117 +(1-0,98) x 2423960

= 559173,86 J/kg

- Ẩn nhiệt ngưng tụ của hỗn hợp sản phẩm đỉnh là

rnt(p) = rhh(P) = 559173,86 J/kg

- Chọn nhiệt độ vào của nước làm lạnh t1=20oC, nhiệt độ ra là 45oC để tránh đóng cặn
và kết tủa các muối trên bề mặt trao đổi nhiệt.

- Nội suy dựa vào bảng I.149. Nhiệt dung riêng của nước và hơi nước ở 0-500oC [3-168]
xác định giá trị nhiệt dung riêng của nước ở nhiệt độ trung bình

t =(t1+t2)/2 = (20+45)/2= 32,5oC là Cn = 0,998375 cal/kg.độ = 4180 J/kg.độ

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 39


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

- Vậy, lượng nước lạnh cần tiêu tốn là:


𝑃.𝑅𝑥 .𝑟
𝐺𝑛1 = , kg/h [STQTTB 2-198-IX.164]
𝐶2 .(𝑡2 − 𝑡1 )

2808,25∗0,86∗ 559173,86
⇒ 𝐺𝑛𝑙 = = 12923,04 kg/h
4180∗(45−20)

5.3.2. Nếu ngưng tụ hoàn toàn


P.(Rx +1).r = Gn.Cn2.(t2-t1) [STQTTB 2-198]
Trong đó: Cn là nhiệt dung riêng của nước làm lạnh , J/kg.độ
- Giả thiết tương tự với trường hợp chỉ ngưng tụ hồi lưu, tính được lượng nước lạnh cần
tiêu tốn là:
𝑃.(𝑅𝑥 +1).𝑟
𝐺𝑛2 = , kg/h [3-198-IX.165]
𝐶2 .(𝑡2 − 𝑡1 )

2808,25∗(0,86+1)∗ 559173,86
⇒ 𝐺𝑛2 = = 27949,84 kg/h
4180∗(45−20)

5.4. Cân bằng nhiệt lượng của thiết bị làm lạnh


5.4.1. Nếu trong thiết bị ngưng tụ chỉ ngưng tụ lượng hồi lưu
P.[r+Cp.(t’1-t’2)] = Gn3 Cn.(t2-t1) [STQTTB 2-198 – IX.166]
Trong đó: Cp là nhiệt dung riêng của sản phẩm đỉnh đã ngưng tụ, J/kg.độ
t’1,t’2 là nhiệt độ đẩu, cuối của sản phẩm đỉnh đã ngưng tụ,oC
- Nhiệt dung riêng của sản phẩm đỉnh đã ngưng tụ chính bằng nhiệt dung riêng của lỏng
hồi lưu vào tháp: Cp=CR= 2333,97 J/kg

- Ẩn nhiệt ngưng tụ của hỗn hợp sản phẩm đỉnh là rnt(p) = rhh(P) = 559173,86 J/kg
- Hỗn hợp sản phẩm đỉnh từ t’1=tp=57,270C, giả sử được làm lạnh đến t’2= 20oC
- Chọn nhiệt đọ vào của nươc làm lạnh là t1= 20oC , nhiệt độ ra t2= 45oC để tránh đóng
cặn và kết tủa các muối trên bề mặt trao dổi nhiệt
- Nhiệt dung riêng của nước ở nhiệt độ trung bình

t =(t1+t2)/2 = (20+45)/2= 32,5oC là Cn = 0,998375 cal/kg.độ = 4180 J/kg.độ


- Vậy, lượng nước làm lạnh cần tiêu tốn là:

𝑃.[r+Cp.(𝑡 ′ 1 −𝑡 ′ 2 )]
𝐺𝑛3 =
𝐶𝑛 .(𝑡2 − 𝑡1 )

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 40


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

2808,25∗ [559173,86+2333,97(57,27−20)]
= = 17364,42 (kg/h)
4180∗(45−20)

5.4.2. Nếu đã ngưng tụ hoàn toàn trong thiết bị ngưng tụ


P.Cp.(t’1-t’2) = G4 Cn.(t2-t1) [3-198 – IX.167]
Trong đó: Cp là nhiệt dung riêng của sản phẩm đỉnh đã ngưng tụ, J/kg.độ
t’1,t’2 là nhiệt độ đẩu, cuối của sản phẩm đỉnh đã ngưng tụ,oC
- Giả thiết tương tự với trường hợp thiết bị ngưng tụ chỉ ngưng tụ hồi lưu, tính được
lượng nước lạnh cần tiêu tốn là:

𝑃.Cp.(𝑡 ′ 1 −𝑡 ′ 2 )
𝐺𝑛4 =
𝐶𝑛 .(𝑡2 − 𝑡1 )

2808,25∗ 333,97(57,27−20)
= = 2337,62 (kg/h)
4180∗(45−20)

6. Tính trở lực của tháp chưng luyện


Chọn loại đĩa với các thông số sau:

Đoạn luyện:

- Đường kính: D=1m

𝜋.𝐷 2
- Diện tích đĩa: 𝐹 =
4

- Diện tích tự do tương đối: 𝜀 = 8%

- Chiều dài gờ chảy tràn: Lc=0,5m

- Chiều cao gờ chảy tràn: hc=30mm

- Chiều dày đĩa lỗ 𝛿 = 3𝑚𝑚

- Khoảng cách giữa các đĩa Hđ= 0,35m

- Đường kính lỗ d=3mm

- Bước lỗ t=10mm

Đoạn chưng:

- Đường kính: D=0,8m

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 41


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

𝜋.𝐷 2
- Diện tích đĩa: 𝐹 =
4

- Diện tích tự do tương đối: 𝜀 = 8%

- Chiều dài gờ chảy tràn: Lc=0,5m

- Chiều cao gờ chảy tràn: hc=30mm

- Chiều dày đĩa lỗ 𝛿 = 3𝑚𝑚

- Khoảng cách giữa các đĩa Hđ= 0,35m

- Đường kính lỗ d=3mm

- Bước lỗ t=10mm

Trở lực của đĩa tăng sẽ làm tăng nhiệt độ ở đáy tháp và kết quả sẽ làm tăng khả
năng phân hủy nhiệt, tăng khả năng polyme hóa các chất, tăng khả năng cốc hóa và tăng
khả năng tắc nghẽn tháp. Ngoài ra tăng trở lực của tháp cũng đòi hỏi phải tăng công suất
thiết bị đun bay hơi đáy tháp cũng như tăng tải trọng cần thiết ở đáy tháp. Vì các lí do
trên nên trọng thực tế cần các giải pháp để giảm trở lực của đĩa đến mức thấp nhất.

Trở lực của tháp đĩa lỗ có ống chảy chuyền được xác định theo công thức:

∆P= NTT .∆Pd , N/m2 [STQTTB 2-192-IX.135]

Với: NTT là số đĩa thực tế của tháp; .∆Pd là tổng trở lực của một đĩa, N/m2

Trở lực tổng cộng của đĩa bao gồm các hợp phần:

∆Pd=∆Pk +∆Ps + ∆Pt , N/m2 [STQTTB 2-192-IX.136]

Trong đó: ∆Pk là trở lực của đĩa khô, N/m2

∆Ps là trở lực do sức căng bề mặt N/m2


∆Pt là trở lực thủy tĩnh do chất lỏng trên đĩa tạo ra , N/m2
6.1. Trở lực của đĩa khô.
𝜔𝑜 2 .𝜌𝑦
𝛥𝑃𝑘 = 𝜉 N/m2 [STQTTB 2-194 – IX.140]
2

Trong đó: 𝜉 là hệ số trở lực, theo thông số của đĩa đã chọn, tiết diện tự do của lỗ là 8%
nên 𝜉=1,82

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 42


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

𝜌𝑦 là khối lượng riêng trung bình của pha hơi, kg/m3


𝜔𝑦
𝜔𝑜 = là tốc độ hơi qua lỗ, m/s
𝜀
𝜔𝐿 0,858
Đoạn luyện: 𝜔𝑜 = = = 10,73 m/s
0,08 0,08
𝜔𝑐 1,24
Đoạn chưng: 𝜔𝑜 = = = 15,5 m/s
0,08 0,08

10,732 ∗1,78
- Trở lực đĩa khô của đoạn luyện là: 𝛥𝑃𝑘𝐿 = 1.82 = 186,49 N/m2
2
15,52 ∗1,075
- Trở lực đĩa khô của đoạn chưng là: 𝛥𝑃𝑘𝐶 = 1.82 = 235,02 N/m2
2

6.2. Trở lực của đĩa do sức căng bề mặt.


Vì đĩa có đường kính lỗ > 1mm nên
4𝜎
∆𝑃𝑠 = 2 N/m2 [STQTTB 2-194-IX.142]
1,3𝑑𝑙ỗ +0,08𝑑𝑙ỗ

Trong đó: 𝜎 là sức căng bề mặt của dung dịch trên đĩa, N/m2
1 1 1
Có: = +
𝜎 𝜎𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛 𝜎𝑛ướ𝑐

𝑑𝑙ỗ = 3𝑚𝑚 là đường kính lỗ, m


Phần luyện:
Nội suy theo bảng I.242 [2-300] được sức căng bề mặt của acetone và nước:
- Đoạn luyện: txtbL=60,15oC ta được: 𝜎𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛 =18,58.10-3 N/m
𝜎𝑛ướ𝑐 = 66,15. 10-2 N/m
1 1 −1
⇒Sức căng bề mặt dung dịch đoạn luyện là: 𝜎 = ( + )
𝜎𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛 𝜎𝑛ướ𝑐

1 1 −1
= ( + ) = 0,018 N/m
0,01858 0,6615

⇒Trở lực do sức căng bề mặt của đoạn luyện là:


4𝜎 4∗0,018
∆𝑃𝑠 = 2 = = 18,46 N/m2
1,3𝑑𝑙ỗ +0,08𝑑𝑙ỗ 1,3∗0,003+0,08∗0,0032

Phần chưng:
Nội suy theo bảng I.242 [2-300] được sức căng bề mặt của acetone và nước:
- Đoạn chưng: txtbC=69,55oC ta được: 𝜎𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛 =17,45.10-3 N/m
𝜎𝑛ướ𝑐 = 64,5. 10-2 N/m

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 43


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

1 1 −1
⇒Sức căng bề mặt dung dịch đoạn chưng là: 𝜎 = ( + )
𝜎𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛 𝜎𝑛ướ𝑐

1 1 −1
= ( + ) = 0,017 N/m
0,01745 0,645

⇒Trở lực do sức căng bề mặt của đoạn chưng là:


4𝜎 4∗0,017
∆𝑃𝑠 = 2 = = 17,43 N/m2
1,3𝑑𝑙ỗ +0,08𝑑𝑙ỗ 1,3∗0,003+0,08∗0,0032

6.3. Trở lực của lớp chất lỏng trên đĩa.


3 𝐺𝑥 2
∆𝑃𝑡 = 1,3[𝐾ℎ𝑐 + √𝐾 ( ) ]g𝜌𝑥 N/m2 [STQTTB 2-194 -IX.143]
𝑚𝐿𝑐

Trong đó:- hc là chiều cao ống chảy chuyền nhô lên trên đĩa,m
- Gx là lưu lượng lỏng, kg/h
- Lc chiều dài cửa chảy tràn,m
- m là hệ số lưu lượng qua cửa chảy tràn
𝜌𝑥 là khối lượng riêng của lỏng, kg/m3
- K là tỉ số giữa khối lượng riêng của bọt
và khối lượng riêng của lỏng không bọt. Khi tính toán chấp nhận K=0,5
Đoạn luyện:
Lượng lỏng trung bình đi trong đoạn luyện:
𝐺𝑅 +𝐺1 2415,1+609,59
𝐺𝑡𝑏𝐿 = = = 1512,35 kg/h
2 2

𝐺𝑥 1512,35 𝑚3
= = 3,8 ( )
𝐿𝑐 0,5.803,99 𝑚. ℎ
⟹ m=10000
- Trở lực thủy tĩnh của đoạn luyện là:

𝐺𝑥 2
3

∆𝑃𝑡𝐿 = 1,3 [𝐾ℎ𝑐 + 𝐾 ( ) ] g𝜌𝑥
𝑚𝐿𝑐

3 3,8 2
= 1,3. [0,5.0,03 + √0,5. ( ) ] . 9,81.803,99
10000

= 196,49 N/m2
Đoạn chưng:

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 44


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Lượng lỏng trung bình đi trong đoạn chưng là:


(𝐺1 +𝐺𝐹 )+𝐺′1 (609,59+6700)+ 5299,41
𝐺′𝑡𝑏𝐶 = = = 6304,5kg/h
2 2

𝐺𝑥 6304,5 𝑚3
= = 13,8 ( )
𝐿𝑐 0,5.911,45 𝑚. ℎ
⟹ m=10000
- Trở lực thủy tĩnh của đoạn chưng là:

𝐺𝑥 2
3
∆𝑃𝑡𝐶 = 1,3 [𝐾ℎ𝑐 + √𝐾 ( ) ] g𝜌𝑥
𝑚𝐿𝑐

3 13,8 2
= 1,3. [0,5.0,03 + √0,5. ( ) ] . 9,81.911,45
10000

= 288,71 N/m2
6.4. Tổng trở lực của tháp

Trở lực của tháp đĩa lỗ có ống chảy chuyền được xác định theo công thức:

∆P= NTT .∆Pd , N/m2 [STQTTB 2-192-IX.135]

Với: NTT là số đĩa thực tế của tháp; .∆Pd là tổng trở lực của một đĩa, N/m2
- Tổng trở lực của một đĩa đoạn luyện là:
∆PdL =∆PkL +∆PsL + ∆PtL = 186,49 +18,46 +196,49 = 401,44 N/m2
⇒ ∆Pluyện= NTT .∆PdL= 10. 401,44 = 4014,4 N/m2
- Tổng trở lực của một đĩa đoạn chưng là:
∆PdL =∆PkL +∆PsL + ∆PtL = 235,02 +17,43 +288,71 = 541,16 N/m2
⇒ ∆Pluyện= NTT .∆PdL= 10. 541,16 = 5410,2 N/m2
7. Tính toán cơ khí
Tính toán cơ khí nhằm thiết kế được tháp chưng luyện phù hợp với các thông số
công nghệ của quá trình. Do yêu cầu thiết kế tháp chưng luyện làm việc ở áp suất khí
quyển p=760mmHg =1,01.105N/m2, nhiệt độ làm việc trong khoảng 20-100oC, nên ta
chọn vật liệu chế tạo được cho toàn bộ tháp chưng là thép X18H10T.
Thép X18H10T là thép không gỉ trong đó thành phần C<0,1%: crom khoảng 18%:
niken khoảng 10% và titan không quá 1-1,5%. Dựa vào số liệu các Bảng XII.4 Tính chất
cơ học của thép tấm [STQTTB 2-310], Bảng XII.7. tính chất vật lý của kim loại đen và

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 45


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

hợp kim của chúng [STQTTB 2 -313], ta có bảng số liệu một số tính chất của thép
X18H10T như sau:
Bảng 7.1. Bảng các thông số tính chất của thép X18H10T
Với tấm thép dày 4- Độ nhớt Hệ số Khối Hệ số dẫn
Vật liệu 25mm va đập giãn khi lượng nhiệt ở
kéo ở 20- riêng 20-100oC
Giới hạn Giới hạn
100oC λ,
bền kéo bền chảy ak, J/m2
at , 1/oC 𝜌, kg/m3 W/m.độ
𝜎𝑘 , N/m2 𝜎𝑐 , N/m2
Thép 550.106 220.106 2,0.10-6 16,6.10-6 7,9.103 16,3
X18H10T

7.1. Tính và chọn đường kính của các ống nối.


Đường kính ống dẫn và các cửa vào ra của thiết bị phụ thuộc vào lưu lượng dòng
hơi đi trong tháp xác định theo công thức:
𝑉
𝑑=√ [3-369-II.36]
0,785.𝜔

Trong đó: V là lưu lượng thể tích của dòng lỏng,m3/s


. 𝜔 là tốc độ trung bình, m/s
7.1.1. Ống dẫn nhập liệu đầu
- F = 6700 kg/h
- Nhiệt độ của hỗn hợp nguyên liệu lỏng vào tháp là tF = 65,34oC
- Dựa vào bảng số liệu nội suy ta được khối lượng riêng của 2 chất tại nhiệt độ tF =
65,34oC là: 𝜌𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒 = 738,79kg/m3 , 𝜌𝑛ướ𝑐 = 980,06 kg/m3
1 𝑎1 𝑎2
- Khối lượng riêng của hỗn hợp lỏng: = + [2-5-I.2]
𝜌ℎℎ 𝜌1 𝜌2
1 𝑎𝐹 1−𝑎𝐹 0,42 1−0,42
Do đó: = + = + ⇒ 𝜌𝐹 = 861.85 kg/m3
𝜌𝐹 𝜌𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒 𝜌𝑛ướ𝑐 738,79 980,06
𝐹 6700
- Lưu lượng thể tích chất lỏng chảy trong ống: 𝑉 = = = 2,16.10-3 m3/s
𝜌𝐹 3600∗861.85

- Dựa vào bảng II.2 [2-370], với chất lỏng tự chảy 𝜔 = 0,1 − 0,5 (m/s)/ Chọn vận tốc
chất lỏng chảy trong ống là 𝜔 = 0,25 m/s
2,16.10−3
- Đường kính trong của ống là: 𝑑𝑡(𝐹) = √ = 0,105𝑚
0,785.0,25

- Quy chuẩn đường kính ống dẫn nhập liệu là: dt(F)= 125mm=0,125m

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 46


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

𝑉 2,16.10−3
- Vận tốc thực tế: 𝜔𝐹 = = = 0,176 m/s
0,785∗𝑑2 0,785.0,1252

7.1.2. Ống tháo sản phẩm đáy


- Nhiệt độ của hỗn hợp sản phẩm đáy: 𝑡𝑤𝑜 = 97,79 oC
- Dựa vào bảng số liệu 2.3.2 nội suy xác định được khối lượng riêng của 2 chất tại :
𝑡𝑤𝑜 = 97,79 oC là: 𝜌𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒 = 695,87 kg/m3 , 𝜌𝑛ướ𝑐 = 959,56 kg/m3
1 𝑎1 𝑎2
- Khối lượng riêng của hỗn hợp lỏng: = + [2-5-I.2]
𝜌ℎℎ 𝜌1 𝜌2

1 𝑎𝑤 1−𝑎𝑤 0,016 1−0,016


Do đó: = + = + ⇒ 𝜌𝐹 = 953,78 kg/m3
𝜌𝑤 𝜌𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒 𝜌𝑛ướ𝑐 695,87 959,56

𝑊 3891,71
- Lưu lượng thể tích chất lỏng chảy trong ống: 𝑉 = = = 1,133.10-3 m3/s
𝜌𝑤 3600∗953,78

- Dựa vào bảng II.2 [2-370], với chất lỏng tự chảy 𝜔 = 0,1 − 0,5 (m/s)/ Chọn vận tốc
chất lỏng chảy trong ống là 𝜔 = 0,2 m/s

1,133.10−3
- Đường kính trong của ống là: 𝑑𝑡(𝑤) = √ = 0,085𝑚
0,785.0,2

- Quy chuẩn đường kính ống tháo sản phẩm đáy là: dt(w)= 0,1m=100mm
𝑉 1,133.10−3
- Vận tốc thực tế: 𝜔𝐹 = = = 0,144 m/s
0,785∗𝑑2 0,785.0,12

7.1.3. Ống lấy sản phẩm đỉnh


- Nhiệt độ của hỗn hợp sản phẩm đáy: 𝑡𝑝𝑜 = 57,27 oC → Tp = 330,27K
- Nồng độ phần mol của cấu tử phân bố trong pha hơi tại đỉnh tháp: yP= 0,983
- Khối lượng riêng của hơi đi ra khỏi tháp
[𝑦𝑃 .𝑀𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒+(1−𝑦𝑃 ).𝑀𝑛ướ𝑐 ]
𝜌𝑃 = . 273 kg/m3 [STQTTB 2-183-IX.102]
22,4.𝑇𝑃

0,983.58+(1−0,983).18
- Do đó: 𝜌𝑃 = . 273= 2,115 kg/m3
22,4.330,27

- Lượng hơi đi ra khỏi tháp là: gđ=P.(Rx+1)= 2808,25.(0,86+1)=5223,35 kg/h


𝑔đ 5223,35
- Lưu lượng thể tích hơi di chuyển trong ống: 𝑉 = = = 0,686 m3/s
𝜌𝑃 3600∗2,115

- Dựa vào bảng II.2 [2-370], với hơi bão hòa đi trong ống dẫn khí ở áp suất p=1-0,5at
thì 𝜔 = 20 − 40m/s/ Chọn vận tốc chất khí di chuyển trong ống dẫn là: 𝜔 = 24m/s
0,686
- Đường kính trong của ống là: 𝑑𝑡(𝑃) = √ = 0,191𝑚
0,785.24

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 47


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

- Quy chuẩn đường kính ống tháo sản phẩm đáy là: dt(P)= 0,2m=200mm
𝑉 0,686
- Vận tốc thực tế: 𝜔𝐹 = = = 21,85 m/s
0,785∗𝑑2 0,785.0,22

7.1.4. Ống dẫn hồi lưu lỏng từ thiết bị ngưng tụ về tháp.


- Nhiệt độ của hỗn hợp sản phẩm đáy: 𝑡𝑟𝑜 = 𝑡𝑃𝑜 = 57,27 oC
- Dựa vào bảng số liệu 2.3.2 nội suy xác định được khối lượng riêng của 2 chất tại :
𝑡𝑅𝑜 = 57,27 oC là: 𝜌𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒 = 749 kg/m3 , 𝜌𝑛ướ𝑐 = 984,23 kg/m3
1 𝑎1 𝑎2
- Khối lượng riêng của hỗn hợp lỏng: = + [2-5-I.2]
𝜌ℎℎ 𝜌1 𝜌2

1 𝑎𝑃 1−𝑎𝑃 0,98 1−0,98


Do đó: = + = + ⇒ 𝜌𝐹 = 752,6 kg/m3
𝜌𝑅 𝜌𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒 𝜌𝑛ướ𝑐 749 984,23

- Lưu lượng thể tích chất lỏng chảy trong ống:


𝐺𝑅 𝑃.𝑅𝑥 2808,25∗0,86
𝑉= = = = 8,914.10-4 m3/s
𝜌𝑅 𝜌𝑅 3600∗752,6

- Dựa vào bảng II.2 [2-370], với chất lỏng tự chảy 𝜔 = 0,1 − 0,5 (m/s)/ Chọn vận tốc
chất lỏng chảy trong ống là 𝜔 = 0,2 m/s

8,914.10−4
- Đường kính trong của ống là: 𝑑𝑡(𝑅) = √ = 0,075𝑚
0,785.0,2

- Quy chuẩn đường kính ống tháo sản phẩm đáy là: dt(R)= 0,08m=80mm
𝑉 8,914.10−4
- Vận tốc thực tế: 𝜔𝐹 = = = 0,177 m/s
0,785∗𝑑2 0,785.0,082

7.1.5. Ống dẫn hồi lưu hơi ở đáy tháp


- Nhiệt độ của hỗn hợp hơi hồi lưu về đáy tháp: 𝑡𝑤𝑜 = 97,79 oC → Tp = 370,79K
- Nồng độ phần mol của cấu tử phân bố trong pha hơi tại đỉnh tháp: yw= 0,005
- Khối lượng riêng của hơi đi ra khỏi tháp
[𝑦𝑃 .𝑀𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒 +(1−𝑦𝑃 ).𝑀𝑛ướ𝑐]
𝜌 = . 273 kg/m3 [STQTTB 2-183-IX.102]
22,4.𝑇𝑃

0,005.58+(1−0,005).18
- Do đó: 𝜌 = . 273= 0,598 kg/m3
22,4.370,79

- Lượng hơi hồi lưu vào đáy tháp là: g’1= 1407,7 kg/h
𝑔′1 1407,7
- Lưu lượng thể tích hơi di chuyển trong ống: 𝑉 = = = 0,654 m3/s
𝜌 3600∗0,598

- Dựa vào bảng II.2 [2-370], với hơi bão hòa đi trong ống dẫn khí ở áp suất p=1-0,5at
thì 𝜔 = 20 − 40m/s/ Chọn vận tốc chất khí di chuyển trong ống dẫn là: 𝜔 = 24m/s

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 48


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

0,654
- Đường kính trong của ống là: 𝑑𝑡 = √ = 0,186𝑚
0,785.24

- Quy chuẩn đường kính ống tháo sản phẩm đáy là: dt= 0,2 m=200mm
𝑉 0,654
- Vận tốc thực tế: 𝜔𝐹 = = = 20,82 m/s
0,785∗𝑑2 0,785.0,22

7.2. Tính chiều dày thành tháp, đáy tháp và nắp tháp
7.2.1. Tính chiều dày thân tháp.
Thân hình trụ là bộ phận chủ yếu để tạo thành thiết bị hóa chất. Tháp chưng luyện
hỗn hợp hai cấu tử acetone-nước đang thiết kế làm việc ở áp suất khí quyển p=760mmHg
=1,01.105 N/m2 là áp suất thấp (<1,6.106 N/m2) nên chọn phương án chế tạo thân tháp
hình trụ bằng cách hàn (cuốn các tấm vật liệu với kích thước đã định, sau đó hàn ghép
mối lại) và đặt thẳng đứng.
* Khi chế tạo cần chú ý:
- Đảm bảo đường hàn càng ngắn càng tốt
- Chỉ hàn giáp mối
- Bố trí các đường hàn dọc (ở các đoạn thân trụ riêng biệt lân cận) cách nhau ít nhất
100mm
- Bố trí các mối hàn ở vị trí dễ quan sát
- Không khoan lỗ qua mối hàn
* Chiều dày của thân hình trụ làm việc chịu áp suất trong P được xác định theo
công thức sau:
𝐷𝑡 .𝑃
𝑆= + 𝐶(m) [STQTTB 2-360- XIII.8]
2.[𝜎]𝜑+𝑝

Trong đó: Dt là đường kính trong, m


[𝜎] là ứng suất cho phép của vật liệu, N/m2
𝜑 là hệ số bền của thành trụ theo phương dọc
C là bổ sung do ăn mòn, bào mòn và dung sai về chiều dày,m
p Là áp suất trong thiết bị , N.m2
a ) Áp suất làm việc: p=pmt +p1
+ pmt là áp suất của hơi (khí), N/m2
+ p1 là áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng , N/m2

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 49


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Áp suất của hơi (khí): pmt=760mmHg =1,01.105 N/m2


Áp suất thủy tĩnh: p1 = g𝜌H1, N/m2 [STQTTB 2-360-XIII.10]
Với gia tốc trọng trường: g=9,81 m/s2
Khối lượng riêng của lỏng trong đoạn luyện: 𝜌𝑥𝑡𝑏 𝐿= 803.99 (kg/m3)
Khối lượng riêng của lỏng trong đoạn chưng: 𝜌𝑥𝑡𝑏 C= 911.45 (kg/m3)
Khối lượng riêng của lỏng trong tháp:
𝜌𝑥𝑡𝑏𝐿 + 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐶 803,99 + 911,45
𝜌1 = = = 857,72 (kg/𝑚3 )
2 2
Chiều cao của cột chất lỏng: H= 7,86 m
Áp suất thủy tĩnh: p1 = 9,81 . 857,72 .7,86 =66135,87 N/m2
+ Do đó áp suất làm việc: p=1,01.105 +66135,87 = 167135,87 N/m2
b) Nhiệt độ thành thiết bị
Với thiết bị không bị đốt nóng, làm lạnh và có cách nhiệt bên ngoài thì lấy nhiệt độ
bằng nhiệt độ môi trường [3-361]: tT=tmt=20oC , ở đây giả sử nhiệt độ môi trường là
20oC
c) Hệ số bền của thành hình trụ
Chọn phương pháp hàn là hàn tay bằng hồ quang điện, kiểu hàn là hàn mối giáp hai
bên, sử dụng vật liệu là thép X18H10T thì hệ số bền mối hàn 𝜑ℎ = 0,95 . Thành có
khoét lỗ để lắp kính quan sát nhưng được gia cố hoàn toàn nên 𝜑 = 𝜑ℎ = 0,95(đối với
mối hàn dọc)
d) Đại lượng bổ sung C: C=C1 +C2 +C3, m [STQTTB 2-363-XIII.17]
- C1 là bổ sung do ăn mòn xuất phát từ điều kiện môi trường và thời gian làm việc của
thiết bị. Do X18H10T là loại vật liệu bền (0,05-0,1mm/năm), nên lấy C1=1mm( tính
theo thời gian làm việc từ 15-20 năm)
- C2 là đại lượng bổ sung do hao mòn khi nguyên liệu chứa các hạt rắn chuyển động với
tốc độ lớn trong thiết bị. Nguyên liệu chưng luyện không thuộc trường hợp này nên bỏ
qua, coi C2=0
- C3 là đại lượng bổ sung do dung sai của chiều dày, phụ thuộc vào chiều dày tấm vật
liệu
e) Ứng suất cho phép của vật liệu.

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 50


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

- Thép X18H10T, tT=20oC dựa vào bảng XIII.4. Chọn công thức tính ứng suất cho phép
đối với một số vật liệu chế tạo cơ bản [STQTTB 2-357], xác định được ứng suất
cho phép là giá trị bé nhất tính được từ một trong các công thức sau:
𝜎𝑘𝑡
[𝜎𝑘 ] = 𝜂 [STQTTB 2-355-XIII.1]
𝑛𝑘

𝜎𝑐𝑡
[𝜎𝑐 ] = 𝜂 [STQTTB 2 -355-XIII.2]
𝑛𝑐

* 𝜎𝑘𝑡 =550.106 là giới hạn bền kéo của thép X18H10T [3-310-Bảng XII.4]
𝜎𝑐𝑡 = 220.106 là giới hạn bền chảy của thép X18H10T (ứng với tấm thép dày 4-
25mm) [STQTTB 2-309-Bảng XII.4]
nk =2,6 là hệ số an toàn theo giới hạn bền kéo [STQTTB 2-356-Bảng XIII.3]
nc =1,5 là hệ số an toàn theo giới hạn bền chảy [STQTTB 2-356-Bảng XIII.3]
𝜂 là hệ số hiệu chỉnh, do thiết bị chưng luyện đang thiết kế thuộc nhóm 2 loại 2
nên chọn 𝜂=1 [STQTTB 2-308-Bảng XII.2]
𝜎𝑘𝑡 550.106
- Do đó: [𝜎𝑘 ] = 𝜂= . 1 = 211,538. 106 N/m2
𝑛𝑘 2,6

𝜎𝑐𝑡 220.106
[𝜎𝑐 ] = 𝜂= . 1 = 146,667. 106 N/m2
𝑛𝑐 1,5

- Vì [𝜎𝑐 ] = 146,667. 106 < [𝜎𝑘 ] = 211,538. 106


nên [𝜎 ] = [𝜎𝑐 ] = 146,667. 106 N/m2
f) Tính chiều dày của thân hình trụ.
Đoạn luyện: D=1m
𝐷𝑡 . 𝑃 1 ∗ 167135,87
𝑆= +𝐶 =
2. [𝜎]𝜑 + 𝑝 2 ∗ 146,667. 106 ∗ 0,95 + 167135,87
= 0,6.10-3 + C (m)
- Chọn theo bảng XIII.9 [STQTTB 2-364] giá trị C3= 0,8 mm nên C=C1 +C2 +C3 =
1,8mm
- Chiều dày thân hình trụ là S= 0,6+ 1,8= 2,4mm.
Theo quy chuẩn lấy chiều dày tháp là S=3mm
g) Kiểm tra ứng suất của thành theo áp suất thử.
- Áp suất thử tính toán được xác định theo công thức sau: po=pth +p1 [STQTTB 2-366]

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 51


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Trong đó pth là áp suất thử thủy lực, lấy theo bảng XIII.5 [STQTTB 2-358]
p1 là áp suất thủy tĩnh của lỏng trong tháp, p1= 66135,87 N/m2
- Áp suất tính 0,07.106 < P = 167135,87 N/m2 < 0,5.106 nên tra bảng XIII.5 [STQTTB
2 -358] có áp suất thử thủy lực pth = 1,5.p=1,5. 167135,87=250703,81 N/m2
- Áp suất thử tính toán là: po=pth +p1 = 250703,81+66135,87 = 316839,68 N/m2
- Ứng suất của thành theo áp suất thử: [STQTTB 2-365-XIII.26]
[𝐷𝑡 + (𝑆 − 𝐶 )]. 𝑝𝑜 [1000 + (3 − 1,8)].316839,68
𝜎= = = 139131529 𝑁/𝑚2
2(𝑆 − 𝐶)𝜑 2. (3 − 1,8). 0,95
𝜎𝑐 220.106
𝜎 = 52278547𝑁/𝑚2 < = = 183,33 . 106 𝑁/𝑚2
2 1,2

⟹ Thỏa mãn
Vậy thân tháp dày S=3 mm là phù hợp
7.2.2. Tính đáy và nắp thiết bị.
Nắp và đáy cũng là bộ phận quan trọng của thiết bị và thường được hế tạo cùng
loại vật liệu với thân thiết bị. Đáy, nắp có thể nối với thân bằng cách hàn, ghéo bích
hoặc hàn liền với thân (thiết bị đúc bằng vật liệu vỏ giòn). Đáy, nắp có nhiều dạng elip,
bán cầu, nón, phẳng,… chọn phụ thuộc vao hình dạng thân tháp và áp suất trong. Tính
toán đáy và nắp hoàn toàn như nhau. Trong đồ án này, nắp và đáy được họn chế tạo từ
thép X18H10T. Do thiết bị đặt thẳng đứng làm việc ở áp suất khí quyển, chịu áp suất
trong
p = 167135,87 N/m2 >7.104 N/m2 nên ta sử dụng nắp và đáy dạng elip có gờ, chế tạo
bằng phương pháp hàn từ 2 nửa tấm, lắp với thân thiết bị bằng cách ghép bích. Ở tâm
của đáy và đỉnh có đục lỗ để lấy sản phẩm đáy và sản phẩm đỉnh.

Hình 7.1. Nắp và đáy thiết bị.


Chiều dày S của đáy và nắp được xác định theo công thức sau: [STQTTB 2-385-XIII.47]

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 52


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

𝐷𝑡 . 𝑝 𝐷𝑡
𝑆= . + 𝐶, 𝑚
3,8. [𝜎𝑘 ]. 𝑘. 𝜑ℎ − 𝑝 2. ℎ𝑏
Trong đó: Tra bảng XIII.10 [STQTTB 1 -382] có chiều cao phần lồi ở đáy hb = 250mm
Dt =1m là đường kính trong của thân tháp
p là áp suất làm việc bên trong biết bị
[𝜎𝑘 ]=146,667.106 là ứng suất kéo của vật liệu (N/m2)
𝜑ℎ = 0,95 là hệ số bền của mối hàn hướng tâm [STQQTB 2-362-Bảng
XIII.8]
k là hệ số không thứ nguyên xác định qua công thức k=1-d/Dt
d là đường kính của lỗ không tăng cứng, m
C là đại lượng bổ sung, tương tự như C trong phần tính chiều dày thân tháp
nhưng có tăng thêm 1 ít tùy chiều dày nắp và đáy.
Để có thể chịu được những sai sót trong hoạt động của thiết bị khi có những trục
trặc trong quá trình thực hiện, áp suất thiết kế sẽ lấy cao hơn áp suất làm việc bình
thường 5-10% . Ta chọn áp suất thiết kế cao hơn 10% so với áp suất làm việc tính toán
p= 1,1.p=1,1. 167135,87 = 183849,46 N/m2
* Tính toán nắp thiết bị:
- Đường kính ống lấy sản phẩm đỉnh là: dt(P) =0,2m=200mm
𝑑 0,2
- Do đó hệ số k=1- =1− = 0,8
𝐷𝑡 1

- Chiều dày:
1 ∗ 183849,46 1
𝑆= . +𝐶
3,8 ∗ 146,667. 106 ∗ 0,8 ∗ 0,95 − 183849,46 2.0,25
= 8,68.10-4 + C (m)
- Do (S-C) < 10mm nên ta tăng thêm 2mm so với giá trị C ở phần tính thân tháp. Như
vậy C=1,8+2=3,8mm
- Chiều dày: S=0,868+3,8= 4,67mm. Tra bảng XIII.11 [STQQTB 2-384] chọn S= 5 mm
tương ứng với chiều cao gờ h=25mm, khối lượng m=47,9.1,01=48,379 kg. Tra bảng
XIII.10 [STQTTB 1-383] được các thông số tương ứng: bề mặt trong F=1,16 m2; thể
tích V=151.103 m3; đường kính phôi D=1222mm

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 53


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

- Kiểm tra ứng suất thành của nắp thiết bị theo áp suất thủy lực po=316839,68 N/m2 theo
công thức XIII.49 [STQTTB 2-386]
[𝐷𝑡2 + 2. ℎ𝑏 . (𝑆 − 𝐶 )]. 𝑝𝑜
𝜎=
7,6. 𝑘. 𝜑ℎ . ℎ𝑏 . (𝑆 − 𝐶 )
[12 +2∗0,25∗(5−3,8)∗10−3 ]∗316839,68
= = 182958093 N/m2
7,6∗0,8∗0,95∗0,25∗(5−3,8)∗10−3

𝜎𝑐 220.106
- Như vậy nhỏ hơn = = 183,33 . 106 𝑁/𝑚2
2 1,2

⟹ Thỏa mãn
Vậy nắp thiết bị dày S=5mm là phù hợp
* Tính toán đáy thiết bị:
- Đường kính ống lấy sản phẩm đỉnh là: dt(w) =0,1m=100mm
𝑑 0,1
- Do đó hệ số k=1- =1− = 0,88
𝐷𝑡 0,8

- Chiều dày:
0,8 ∗ 183849,46 0,8
𝑆= . +𝐶
3,8 ∗ 146,667. 106 ∗ 0,88 ∗ 0,95 − 183849,46 2.0,25
= 5,05 .10-4 + C (m)
- Do (S-C) < 10mm nên ta tăng thêm 2mm so với giá trị C ở phần tính thân tháp. Như
vậy C=1,8+2=3,8mm
- Chiều dày: S=0,505+3,8= 4,31 mm. Tra bảng XIII.11 [STQTTB 2 -384] chọn S=5mm
tương ứng với chiều cao gờ h=25mm, khối lượng m=47,9.1,01=48,379 kg. Tra bảng
XIII.10 [STQTTB 1 -383] được các thông số tương ứng: bề mặt trong F=1,16 m2; thể
tích V=151.103 m3; đường kính phôi D=1222mm
- Kiểm tra ứng suất thành của nắp thiết bị theo áp suất thủy lực po=316839,68 N/m2 theo
công thức XIII.49 [STQTTB 2-386]
[𝐷𝑡2 + 2. ℎ𝑏 . (𝑆 − 𝐶 )]. 𝑝𝑜
𝜎=
7,6. 𝑘. 𝜑ℎ . ℎ𝑏 . (𝑆 − 𝐶 )
[0,82 +2∗0,25∗(5−3,8)∗10−3 ]∗316839,68
= = 106484249 N/m2
7,6∗0,88∗0,95∗0,25∗(5−3,8)∗10−3

𝜎𝑐 220.106
- Như vậy nhỏ hơn = = 183,33 . 106 𝑁/𝑚2
2 1,2

⟹ Thỏa mãn

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 54


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Vậy đáy thiết bị dày S=5mm là phù hợp


Vậy nắp và đáy thiết bị được thiết kế với các thông số: đường kính trong Dt=1000mm;
h=25mm; hb=250mm, S=5mm; m=48,379 kg;bề mặt trong F=1,16 m2; thể tích
V=151.103 m3; đường kính phôi D=1222mm
7.3. Chọn bích nối giữa thân tháp với đáy và nắp tháp, với các ống nối.
7.3.1. Chọn bích nối giữa thân tháp với đáy và nắp tháp.
Do không thể chế tạo thân tháp được với chiều dài lớn nên ta buộc phải dùng bích
để nối các phần lại với nhau. Với tháp hình trụ làm việc ở điều kiện thường (áp suất thấp
và trung bình) chọn mặt bíc liền bằng thép X18H10T để nối thân với đáy và nắp thiết
bị. Cấu tạo của bích là bích liền phẳng hàn kiểu 1 theo bảng XIII.27 [STQTTB 2-417]

Hình 7.2. Bích liền bằng thép để nối thiết bị (kiểu I)


Bảng 7.2. Bảng chọn các thông số bích nối thân tháp với đáy tháp và nắp tháp
Kích thước nối Kiểu bích
-6
py.10 , Bu lông 1
Dt D Db DI D0
N/m2 db z h
mm cái mm
0,1 1000 1140 1090 1060 1013 M20 24 20
0,1 800 930 880 850 811 M20 20 20

Với Dt=1000mm. Để đảm bảo bích chịu dược khi gặp điều kiện bất thường ta chọn
áp suất thiết kế cao hơn 10% so với áp suất tính toán p= 1,1.p=1,1. 167135,87 =
183849,46 N/m2. Tra các thông số của bích ứng với py=0,1.106 N/m2; Dt =1000mm theo
bảng XIII.27 [STQTTB 2-423] được các thông số như bảng 7.1.

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 55


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Tra bảng IX.5 [STQTTB 2-170], ứng với Dt=1000mm, khoảng cách giữa hai mặt
nối bích là 1800mm, khoảng cách giữa 2 đĩa Hđ=350mm, số đĩa giữa 2 mặt bích nđ= 6
đĩa. Mà số đĩa thực tế Ntt=20 đĩa, chiều cao của tháp H=7,86m. Nên số bươc bích là:
H/1,8=7,86/1,8=4,4 ≈ 5 bước.
Nên số bích cần dùng trên thân tháp là: nb=(5+1).2= 12 bích (hay 6 cặp bích); để nối
thân với đáy tháp và nắp ta cũng cần 4 bích =2 cặp bích nữa. Tổng sử dụng 16 bích (8
cặp bích)
Giữa hai bích có một lớp lót bề mặt đệm bịt kín để đảm bảo độ kín của tháp. Đệm
làm bằng các vật liệu mềm hơn so với vật liệu bích. Khi siết bu lông, đệm bị biến dạng
và điền đầy lên các chỗ gồ ghề trên mặt bích.
7.3.2. Chọn bích nối giữa thân tháp với các ống dẫn.
Để đảm bảo bích chịu được khi gặp điều kiện bất thường ta chọn áp suất thiết kế cao
hơn 10% so với áp suất tính toán p= 1,1.p=1,1. 167135,87 = 183849,46 N/m2.
Ống dẫn thường được nối với thiết bị bằng mối ghép tháo được hoặc không tháo
được. nếu chọn bích liền bằng kim loại đen kiểu 1 (hình 2.7.3), ứng với py=0,1.106 N/m2;
tra bảng XIII.26 [STQTTB 2-409] để nối các bộ phận của thết bị và ống dẫn với các
thông số như bảng 2.7.3
Giữa hai bích có một lớp lót bề mặt đệm bít kín để đảm bảo độ kín của tháp. Đệm
làm bằng các vật liệu mềm hơn so với vật liệu bích. Khi siết bu lông, đệm bị biến dạng
và điền đầy lên các chỗ gồ ghề trên mặt bích.

Ống Kích thước nối Kiểu


-6 bích
py.10 Dy
Bích nối Bu lông 1
ống Dn D Dδ D1
db z h
N/m2 mm cái mm
0,25
Nhập liệu 125 133 235 200 178 M16 8 14
0,6
0,25
Sản phẩm 100 108 205 170 148 M16 4 14
đáy 0,6
0,25
Sản phẩm 200 219 290 255 232 M16 8 16
đỉnh 0,6
Hồi lưu 0,25
lỏng ở 80 89 185 150 128 M16 4 14
0,6
đỉnh

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 56


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Hồi lưu 0,25


hơi ở 200 219 290 255 232 M16 8 16
0,6
đáy
Bảng 2.7.3. Bảng chọn thông số bích nối thân tháp với các ống dẫn

Hình 7.1 Bích liền bằng kim lại đen để nối các bộ phận của thiết bị và ống dẫn
Nếu sử dụng mối ghép tháo được thì thường làm đọan ống nối, đó là đoạn ống ngắn
có mặt bích hay ren để nối với ống dẫn.
- Loại ren có mặt bích thường dùng với ống có Dy >10mm
- Loại ren chủ yếu dùng với ống có Dy ≤10mm, đôi khi có thể dùng với Dy
≤32mm. Ứng với py=0,1.106 N/m2 <2,5.106 N/m2 , tra bảng số liệu XIII.32 [STQTTB
2 -434] có kích thước chiều dài đoạn ống nối như sau:
Bảng 7.1. Bảng chọn chiều dài đoạn ống nối với các ống dẫn
Tên ống Dy l, mm
Nhập liệu 125 120
Sản phẩm đáy 100 120
Sản phẩm đỉnh 200 130
Hồi lưu lỏng ở đỉnh 80 110
Hồi lưu hơi ở đáy 200 130

Nếu cần cắm sâu ống vào thiết bị thì tra bảng số liệu XIII.33 [STQTTB 2-435]
Bảng 7.2. Bảng chọn chiều dài đoạn ống nối với các ống dẫn trong
trường hợp cần cắm sâu ống vào thiết bị

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 57


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

py.10-6, Ống, mm Thiết


N/m2 bị
Dy Dn L Dy (bích A) Thép bằng cacbon
0,6 150 159 105 200 Kiểu 1 Kiểu 2
2,5 200 219 115 250

Ở đây các ống cần cắm sâu vào thiết bị là ống nhập liệu, ống hồi lưu lỏng về tháp,
ống hồi lưu hơi ở đáy với các thông số cụ thể được thể hiện trong bản vẽ lắp
7.3.3 Lắp kính quan sát.
Để quan sát theo dõi hoạt động của tháp chưng luyện ta sẽ lắp thêm kính quan sát
làm bằng thủy sinh silicat dày 15mm. Dọc đường sinh trên thân tháp ta khoét lỗ đường
kính 300mm=0,3m xuyên từ bên này sang bên kia tháp ( tạo thành 2 lỗ ở 2 bên thành
và xuyên thẳng nhau). Khoét ở cả đoạn chưng và đoạn luyện, như vậy trên thân tháp
sẽ có 4 lỗ kích thước hình dạng như nhau.
Ống Kích thƣớc nối Kiểu
-6 bích
py.10 Dy
Bích lắp Bu lông 1
Dn D Dδ D1
db z h
N/m2 mm cái mm
Kính quan 0,25
300 325 435 395 365 M20 12 22
sát 0,6

Bảng 2.7.6. Bảng chọn thông số bích lắp kính quan sát.
Để lắp kính quan sát chọn bích liền bằng kim loại đen kiểu 1, ứng với py=0,1.106
N/m2; tra bảng XIII.26 [STQTTB 2-409] để nối các bộ phận của thiết bị và ống dẫn
với các thông số ở bảng 2.7.6.
7.4. Tính và chọn các cơ cấy đỡ tháp
7.4.1. Tính tải trọng của tháp khi làm việc.
a) Khối lượng của thân tháp.
𝜋. (𝐷𝑛2 − 𝐷𝑡2 )
𝑚 𝑇 = 𝜌𝑋18𝐻10𝑇 . 𝑉𝑇 = 𝜌𝑋18𝐻10𝑇 . 𝐻. (𝑘𝑔)
4
Trong đó: 𝜌𝑋18𝐻10𝑇 =7,9.103 (kg/m3) khối lượng riêng của vật liệu chế tạo tháp
VT thể tích của tháp ,m3
H=7,86m là chiều cao của tháp

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 58


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Dt =1m là đường kính trong của tháp


S=3 mm= 0,003 m là chiều dày thân tháp
Dn = Dt +2S = 1,006m là đường kính ngoài của tháp
3,14.(1,0062 −12 )
Thay số 𝑚 𝑇 = 7,9.103 ∗ 7,86 ∗ = 586,68 𝑘𝑔
4

b) Khối lượng của nắp và đáy tháp.


- Khối lượng của đáy và nắp chưa khoét lỗ là 48,379 kg, đã tính toán trong phần tính
chiều dày đáy và nắp tháp
- Nắp nặng 48,379 kg, dày 5mm, làm bằng thép X18H10T: 𝜌𝑋18𝐻10𝑇 =7,9.103
(kg/m3), khoét lỗ lắp ống sản phẩm đỉnh d=200mm. Coi phần bị khoét có tiết diện
tròn phẳng thì khối lượng còn lại là:
𝜋. 𝑑 2 3,14 ∗ 0,22
𝑚𝑛ắ𝑝 = 48,739 − . 𝛿. 𝜌 = 48,739 − . 0,01. 7,9. 103 = 46,26 𝑘𝑔
4 4
- Đáy nặng 48,739 kg, dày 5mm, làm bằng thép X18H10T: 𝜌𝑋18𝐻10𝑇 =7,9.103
(kg/m3), khoét lỗ lắp ống sản phẩm đỉnh d=100mm. Coi phần bị khoét có tiết diện
tròn phẳng thì khối lượng còn lại là:
𝜋. 𝑑 2 3,14 ∗ 0,12
𝑚đá𝑦 = 48,739 − . 𝛿. 𝜌 = 48,739 − . 0,01. 7,9. 103 = 48,12 𝑘𝑔
4 4
c) khối lượng của bích:
Khối lượng của bích bao gồm:
+ Khối lượng của bích nối thân tháp với nắp tháp và đáy tháp: mb(t)
+ Khối lượng của bích nối thân tháp với các ống dẫn: mb(od)
Khối lượng của bích nối thân tháp với nắp tháp và đáy tháp
𝜋. (𝐷 2 − 𝐷𝑜2 − 𝑧. 𝑑𝑏2 )
𝑚𝑏(𝑡) = 𝜌𝑋18𝐻10𝑇 . . ℎ. 𝑥 (𝑘𝑔)
4
Trong đó: 𝜌𝑋18𝐻10𝑇 =7,9.103 (kg/m3) khối lượng riêng của X18H10T
Trong phần tính toán và chọn bích có D=1140 mm; Do=1013 mm; db =20
mm ; số bu lông z= 24 cái; h= 20 mm, tổng số bích cần dùng là 16 bích
3,14.(1,142 −1,0132 −24.0,022 )
Thay số 𝑚𝑏(𝑡) = 7,9.103 ∗ . 0,02.16 = 523,57 𝑘𝑔
4

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 59


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Khối lượng của bích nối thân tháp với các ống đãn
2 −𝑧.𝑑 2 )
𝜋(𝐷 2 −𝐷𝑛
𝑚𝑏(𝑜𝑑) = 𝜌𝑋18𝐻10𝑇 . 𝑏
.ℎ.2 (𝑘𝑔)
4

Trong đó: 𝜌𝑋18𝐻10𝑇 =7,9.103 (kg/m3) khối lượng riêng của X18H10T
Các thông số D, Dn, z, db tương ứng với từng ống đã xác định trong phần
tính toán và chọn bích. Mỗi ống nối với thân cần 2 bích đơn nên trong công
thức có nhân 2.
Ống Kích thước nối Kiểu
Dy bích Khối lượng bích
Bích nối ống Bu lông 1
Dn D
db z Chọn h
mm mm mm cái mm kg
Nhập liệu 125 133 235 M16 8 14 6,162
Sản phẩm đáy 100 108 205 M16 4 14 5,094
Sản phẩm đỉnh 200 219 290 M16 8 16 6,765
Hồi lưu lỏng ở 80 89 185 M16 4 14 4,389
đỉnh
Hồi lưu hơi ở đáy 200 219 290 M16 8 16 6,765
Bảng 2.7.7. Bảng tính khối lượng các bích nối thân với ống dẫn.
Tổng khối lượng cac bích nối thân với các ống dẫn là:
Mb(od) = 6,162 + 5,094 + 6,765+ 4,389 + 6,765 = 29,175 kg
Vậy khối lượng của bích là:
mb =mb(t) +mb(od)= 523,57 + 29,175 = 552,75 kg
d) Khối lượng của đĩa lỗ trong tháp:
- Đối với đoạn chưng:
Dc = 0,8 m thì mđĩa = 21 kg [7.22 − 4 − 187]
Ntt(dc) = 10 đĩa. Nên khối lượng đĩa của đoạn chưng là: 𝑚𝑑𝑐 = 𝑁𝑡𝑡(𝑑𝑐) × 𝑚𝑑𝑖𝑎 =
10 × 21 = 210𝑘𝑔
- Đối với đoạn luyện:
Dl =1 m thì mđĩa = 41,5 kg [7.22 − 4 − 187]
Ntt(dl) = 10 đĩa. Nên khối lượng đĩa của đoạn luyện là:
𝑚𝑑𝑙 = 𝑁𝑡𝑡(𝑑𝑙) × 𝑚𝑑𝑖𝑎 = 10 × 41,5 = 415 𝑘𝑔
Tổng khối lượng đĩa lỗ trong tháp là:
𝑚 = 𝑚𝑑𝑐 + 𝑚𝑑𝑙 = 210 + 415 = 625 𝑘𝑔

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 60


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

e) Khối lượng của lượng chất lỏng điền đầy tháp.


Giả sử trong điều kiện làm việc nguy hiểm nhất, bỏ qua sự chiếm chỗ của (đĩa,..)
và lượng chất lỏng choán đầy tháp chưng luyện. Khi đó khối lượng của lỏng trong tháp
𝜋.𝐷 2
là : mL= (𝜌𝑥𝑡𝑏𝐶 𝐻𝑐 + 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐿 . 𝐻𝐿 ). 𝑘𝑔
4

Trong đó: Khối lượng riêng trung bình của lỏng đi trong đoạn chưng và đoạn
luyện lần lượt là: 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐶 = 911.45(kg/m3), 𝜌𝑥𝑡𝐿 = 803.99(kg/m3) , chiều cao đoạn chưng
Hc = 3,9m; chiều cao đoạn luyện HL=3,9m
3,14∗ 12
Thay số: mL= (803,99*3,9+911,45*3,9) . = 5251,82
4

f) Khối lượng của lớp cách nhiệt


Chọn lớp cách nhiệt làm từ bông thủy tinh dày𝛿𝑐𝑚 = 20mm bao quanh thiết bị
Khối lượng của lớp cách nhiệt bao quanh thân tháp, cả phần gờ ở đáy và nắp là:
2]
𝜋.[(𝐷𝑛 +𝛿𝑐𝑚 )2 −𝐷𝑛
𝑚𝑐𝑚(𝑡) = 𝜌. . (𝐻 + 2ℎ) (𝑘𝑔)
4

Trong đó: Đường kính ngoài của tháp Dn =1,006m =1006mm


Khối lượng riêng của bông thủy tinh 𝜌 = 200 kg/m3
Chiều cao tháp: H=7,86 m
Chiều cao gờ ở đáy và nắp: h=25mm=0,025m
3,14.[(1,006+0,02)2 −1,0062 ]
Thay số: 𝑚𝑐𝑚(𝑡) = 200. . (7,86 + 2.0,025) = 50,47 𝑘𝑔
4

* Khối lượng của lớp cách nhiệt phủ đáy và nắp là:
- Bề mặt của đáy và đỉnh: FĐáy= FĐỈnh = 3,65m2
- Đường kính ống dẫn sản phẩm đáy: dĐáy = 0,1m
- Đường kính ống dẫn sản phẩm đỉnh: dĐỈnh= 0,2m
- Coi phần nắp và đáy bị ống dẫn chiếm chỗ tiết diện tròn phẳng
- Khối lượng của lớp cách nhiệt phủ đáy:
2
𝜋. 𝑑đá𝑦 3,14. 0,12
𝑚𝑐𝑚(𝑑) = 𝜌. 𝛿𝑐𝑚 . (𝐹đá𝑦 − ) = 200. 0,02. (3,65 − ) = 14,57 𝑘𝑔
4 4

-Khối lượng của lớp cách nhiệt phủ nắp:


2
𝜋. 𝑑đỉ𝑛ℎ 3,14. 0,22
𝑚𝑐𝑚(𝑛) = 𝜌. 𝛿𝑐𝑚 . (𝐹đỉ𝑛ℎ − ) = 200. 0,02. (3,65 − ) = 14,47 𝑘𝑔
4 4

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 61


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Tổng khối lượng của lớp cách nhiệt là:

𝑚𝑐𝑚 = 𝑚𝑐𝑚(𝑡) + 𝑚𝑐𝑚(𝑑) + 𝑚𝑐𝑚(𝑛) = 50,47 + 14,57 + 14,47 = 79,51 𝑘𝑔


g) Tải trọng của toàn tháp:
* Đã xác định được:
- Khối lượng của thân tháp: 𝑚 𝑇 = 586,68 𝑘𝑔
- Khối lượng của nắp và đáy tháp: mnắp:= 46,26 kg , mđáy= 48,12kg
- Khối lượng của đĩa mdia = 625 (kg)
- Khối lượng của bích: mbích = 552,75 kg
- Khối lượng của lượng lỏng trong tháp: mL=5251,82 kg
- Khối lượng của lớp cách nhiệt: mcm = 79,51 kg
* Khối lượng của tháp khi làm việc là:

mTT = mT + m nap + mday + m dia + m b + m L + m cn

= 586,68 + 42,26 + 48,12 + 625 + 552,75 + 5251,82 + 79,51 = 7186,14 kg


Tải trọng của tháp khi làm việc:
𝐺𝑇𝑇 = 𝑚 𝑇𝑇 × 𝑔 = 7186,14 × 9,81 = 70496,03 (𝑁)
Tải trọng bé nhất của tháp (khi tháp không chứa lỏng) là:
Gmin = (mTT-mL) x g = ( 7186,14 – 5251,82) x 9,81 = 18975, 68(N)
Tải trọng do gió tạo ra:

- Chọn trụ đỡ cao H = 1(m) có dạng trụ θ= 90o , vật liệu chế tạo từ thép CT3 (có
quét lớp sơn chống gỉ); được hàn phẳng với vỏ bình [4-489 – hình 8,17b]

- Chọn áp suất động do gió tạo ra PW = 0,05.U2W = 0,05.1602 = 1280 (N/m2 ) (tương
đương với tốc độ gió UW=160 km/h) [4 – 503 – 8.63].
- Đường kính trung bình của tháp đã có lớp cách nhiệt là:
𝐷𝑚 = 𝐷𝑛 + 2. 𝛿𝑐𝑛 = 1,006 + 2.0,02 = 1,046 (𝑚)
- Tải trọng tính theo 1m đường kính:
𝐹𝑊 = 𝑃𝑊 × 𝐷𝑚 = 1280 × 1,046 = 1338,88 (N/m)
- Momen uốn tại đường chân đáy trụ đỡ:
𝐹𝑊 1338,88
𝑀𝑠 = × 𝐻2 = × (7,86 + 1)2 = 52550,77 (N.m)
2 2

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 62


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

7.4.2. Tính chiều dày của trụ đỡ


- Phân tích ứng suất

- Tại lần tính đầu tiên chọn chiều dày của trụ đỡ ts = 10mm. Khi đó ứng suất uốn được
4.M s
tính theo công thức:  bs = [4 – 490 − 8.46]
.(Ds + t s ).t s .Ds

+) Với Ds = Dt = 1m. Thay số vào công thức trên ta được:


4×52550,77
𝜎𝑏𝑠 = = 6628084,76 (N/m2 )
3,14×(1+10×10−3 )×10×10−3 ×1
- Ứng suất do trọng lượng tạo ra khi thử kiểm tra tháp bằng nước tính theo công thức:
GL
 ms = [4 – 490 − 8.47]
.(Ds + t s ).t s

𝜋.𝐷 2 3,14.12
+)Với: 𝐺𝐿 = ( × 𝐻) × 𝜌𝑔 = ( × 7,86) × 1000 × 9,81 = 60528,68(𝑁)
4 4

60528,68
+) Thay số: 𝜎𝑚𝑠 = = 1908579,18 (N/m2 )
3,14×(1+10×10−3 )×10×10−3

- Ứng suất do trọng lượng tạo ra ở trạng thái làm việc tính theo công thức:

G min
'ms = [4 – 490 − 8.47] với Gmin = 18975,68 (N), thay số vào công
.(Ds + t s ).t s
thức ta được:
′ 18975,68
𝜎𝑚𝑠 = = 598337,64 (N/m2 )
3,14×(1+10×10−3 )×10×10−3

- Điều kiện thử thủy lực chính là trạng thái khi tháp chứa đầy nước. Như vậy khi tính
trọng lượng của tháp, trọng lượng của lỏng trên đĩa đã được tính 2 lần, nhưng sai số sẽ
không đáng kể, coi như là một phần của hệ số an toàn.
- Ứng suất nén cực đại (công thức 8.45 [4 – 490]) là:

σsmax (nén) = σbs + σms = 6628084,76 + 1908579,18 = 8536663,94 (N/m2)


- Ứng suất căng nhỏ nhất (công thức 8.44 [4 – 490]) là:

σsmax (căng) = σbs + σ’ms = 6628084,76 – 598337,64 = 7226422,4 (N/m2)


- Độ bền của mối hàn sẽ phụ thuộc vào kiểu ghép nối và chất lượng của mối hàn. Các
mối hàn phải được kiểm tra bằng siêu âm (để tránh phá hỏng vật liệu). Tuy nhiên cần
cân đối giữa kinh phí siêu âm và kinh phí chế tạo khi tăng giá thành vật liệu. Ta chọn
mối hàn ghép nối đinh hoặc tương đương, mức độ siêu âm là tại một số vị trí với hệ số
hàn J = 0,85

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 63


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

- Thép CT3 là thép cacbon (khử oxy bán phần hoặc khử silic), ứng suất thiết kế tại nhiệt
độ 0-500C là fk = 135 (N/mm2) = 135.106 (N/m2), mô-đun đàn hồi (Young) E = 200000
(N/mm2) = 200000.106 (N/m2)
- Tiêu chuẩn kiểm tra thiết kế:
- Kiểm tra: σsmax (căng)  f k .J.sin  ; thay số vào công thức ta được:

7226422,4 ≈ 7,23.106 ≤ 135.106 . 0,85. 𝑠𝑖𝑛 9 0 = 114,75.106 (N/m2 ) ⇒ thỏa


mãn
ts
- Kiểm tra: σsmax (nén)  0,125.E. .sin  ; thay số vào công thức ta được:
Ds

6
10 × 10−3 6
8536663,94 ≈ 8,54 × 10 ≤ 0,125 × 200000 × 10 × × 𝑠𝑖𝑛 9 0
1,2
≈ 208 × 106 (N/m2 )
- Cả hai tiêu chuẩn thiết kế đều thỏa mãn. Để tính đến khả năng ăn mòn sẽ thêm 2mm
vào chiều dày thiết kế. Vậy chiều dày của trụ đỡ là: ts = 10+2 = 12 mm.
7.4.3. Vòng chịu tải ở đáy trụ đỡ và các bu- lông định vị
- Chọn gần đúng đường kính vòng tròn tâm của các lỗ lắp bu-lông bằng
Db = 1,2 (m)
- Chu vi vòng tròn tâm của các lỗ lắp bu-lông bằng: π.D = 3,14.1200 = 3768 (mm)
- Số bu-lông cần thiết để định vị vòng đáy trụ đỡ khi chọn bước bu-lông nhỏ nhất pmin
3768
= 600 mm; 𝑁𝑏 = = 6,28
600

+ Chọn số bu-lông bằng bội số chung gần nhất của 4 là: Nb = 12;
+ Chọn ứng suất thiết kế bu-lông: fb = 125 (N/mm2);
- Diện tích tiết diện ngang của một bu-lông tính theo công thức 8.50 [4 – 491]:
1 4 × 𝑀𝑠
𝐴𝑏 = [ − 𝐺𝑚𝑖𝑛 ]
𝑁𝑏 × 𝑓𝑏 𝐷𝑏
1 4 × 52550,77
= [ − 18975, 68] mm2 ]
12 × 125 1,2
= 104,13mm2
→ Chọn bu-lông M24, có tiết diện bu-lông tại chân ren Ab = 353 (mm2)
4.A b 4.121,1
- Đường kính bu-lông: d b = = = 12, 4 (mm)
 3,14

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 64


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

- Tải trọng nén tổng cộng tác dụng lên vòng đáy của trụ đỡ (tính theo một đơn vị chiều
dài) được tính theo công thức 8.51 [4 – 492 – 8.51]:
4×𝑀𝑠 𝐺 4×52550,77 18975,68
𝐹𝑏 = + = + = 72986,87 (N/m)
𝜋×𝐷𝑠2 𝜋×𝐷𝑠 3,14×12 3,14×1

- Chọn khả năng chịu áp suất nén của móng bê tông fc = 5 (N/m2), khi đó chiều rộng
của vòng đỡ ở đáy trụ được tính theo công thức 8.52 [4 – 493]
𝐹𝑏 1 72986,87 1
𝐿𝑏 = × = × = 14,59 (mm)
𝑓𝑐 103 5 103

- Đây là chiều rộng tối thiểu của vòng đáy trụ đỡ. Chiều rộng thực tế của vòng đáy sẽ
phụ thuộc vào thiết kế cụ thể của ghế đỡ. Tra bảng và hình 8.20 [4 – 494] có Lr= B =
76 mm và các thông số như bảng sau:

Kích thước Diện tích tiết diện bu Kích thước, mm


bu lông lông tại chân ren, mm2 A B C D G
M24 353 45 76 64 13 42
Bảng 0.1. Thiết kế vòng chịu tải kiểu tấm ốp góc đơn

Chiều rộng thực tế của vòng đáy trụ: Lb = Lr + ts + 50 = 76 + 10 + 50 = 136(mm)

- Áp suất thực tế tác dụng lên móng bê tông:


𝐹𝑏 1 72986,87 1
𝑓𝑐′ = × = × = 0,54 (N/mm2 )
𝐿𝑏 103 136 103

- Chiều dày nhỏ nhất của vòng đáy trụ dược tính theo công thức 8.53 [4 – 493] :

3.𝑓𝑠′ 3.0,54
𝑡𝑏 = 𝐿𝑟 × √ = 76 × √ = 8,18 (mm) ≈ 10 (mm)
𝑓𝑟 140

+) Với fr = 140 (N/mm2) là ứng suất thiết kế cho phép của vật liệu chế tạo vòng
đáy trụ

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 65


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN THIẾT BỊ PHỤ
1. Tính thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu
Đối với quá trình chưng luyện, để nâng cao hiệu quả làm việc thì hỗn hợp đầu đưa
vào ở trạng thái lỏng sôi nhằm tạo sự tiếp xúc tốt giữa 2 pha lỏng-hơi. Điều này được
thực hiện nhờ thiết bị đun sôi hỗn hợp đầu
Ta gia nhiệt dung dịch đầu có nhiệt độ ban đầu là 200C, cần đun nóng tới nhiệt độ sôi
của hỗn hợp là tF= 65,340C. Để đun nóng hỗn hợp đầu ta cần dùng thiết bị gia nhiệt loại
ống chùm kiểu đứng, dùng hơi nước bão hòa ở 2 at để đun sôi hỗn hợp.
Thiết bị trao đổi nhiệt loại ống chùm thẳng đứng với các thông số:
Chiều cao ống: h0= 2m
Đường kính ống: d= 25mm
Chiều dày thành ống: 𝛿 = 2𝑚𝑚
Đường kính trong của ống là : d0=21mm
Dung dịch đi trong ống, hơi đốt đi ngoài ống.
Chọn vật liệu chế tạo là thép không gỉ X18H10T
Theo bảng XII.7 (3-313), hệ số dẫn nhiệt của vật liệu là: 𝜆 = 16,3 (w/m.độ)
1.1. Tính hiệu số nhiệt độ trung bình:
Nhiệt độ vào của dung dịch là: tđ= 20oC
Nhiệt độ ra của dung dịch là tc=ts=tF= 65,34oC
Hơi đốt là hơi nước bão hòa nen nhiệt độ không thay đổi và là nhiệt độ sôi ở áp suất đã
chọn 2at: 119,6oC
⇒ ∆𝑡1 = 119,6 − 20 = 99,6 °𝐶
∆𝑡2 = 119,6 − 65,34 = 54,26°𝐶

Hiệu số nhiệt trung bình giữa hai lưu thể tính theo công thức:
∆𝑡1 − ∆𝑡2 99,6 − 54,26
∆𝑡𝑡𝑏 = = = 74,65°𝐶
∆𝑡 99,6
𝑙𝑛 1 𝑙𝑛
∆𝑡2 54,26
Vậy nhiệt độ trung bình của dung dịch là:

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 66


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

ttb= 119,6-74,65 = 44,95 oC


1.2. Tính lượng nhiệt trao đổi
Lượng nhiệt cần thiết để đun nóng hỗn hợp đầu từ nhiệt đọ 20oC đến nhiệt độ sôi
của hỗn hợp đầu 65,34oC, tính theo công thức:
Q=m. Cp . (tc-tđ) (J/s)
Trong đó: m: lượng dung dịch đưa vào, kg/s.
m= F= 6700 kg/h = 1,861 kg/s
Cplà nhiệt dung riêng của dung dịch, J/kg.độ ở ttb= 44,95oC

* Tại nhiệt độ ttb= 44,95 0C nội suy theo bảng (I.153- trang 171 – sổ tay I) Ta có nhiệt
dung riêng của hỗn hợp là:

Cacetone= 2256,09 J/kg.độ

Cnước= 4178,71 J/kg.độ

Nồng độ đầu hỗn hợp là: aF= 42%


⇒ Cp = Cacetone . aF + Cnước .(1-aF)
= 2256,09 . 0,42 + 4178,71 .(1-0,42)
=3371,21 J/kg.độ
tđ, tc là nhiệt độ vào ra của dung dịch, oC
Vậy: Q= 1,861 . 3371,21 . (65,34-20) =284455,1 (J/s)
1.3. Tính hệ số cấp nhiệt:
Quá trình truyền nhiệt gồm 3 phần:
- Cấp nhiệt bằng hơi nước bão hòa cho thành ống truyền nhiệt:

q1 = α1.Δt1 (W/m2)

α1 : Hệ số cấp nhiệt của hơi đốt (Wm2.độ)

Δt1 : Hiệu số nhiệt độ của hơi đốt và thành ống tiếp xúc với với hơi đốt

Δt1 = ttb – tT1

- Dẫn nhiệt từ thành ống phía tiếp xúc với hơi sang thành ống tiếp xúc với lỏng (dẫn
nhiệt qua 1m2 thành ống)

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 67


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Lượng nhiệt của quá trình này:


1
qo = . ∆𝑡𝑇 (W/m2+)
Σr

Σ r : Tổng nhiệt trở của thành ống (m2.độ/W)

ΔtT = tT1 – tT2 : Hiệu số nhiệt độ giữa hai phía thành ống (oC)

tT1, tT2: Nhiệt độ hai phía thành ống

- Cấp nhiệt từ thành ống phía tiếp với pha lỏng cho hỗn hợp hơi lỏng

q2 = α2.Δt2

α2 : Hệ số cấp nhiệt từ thành ống (W/m2.độ)

Δt2 = tT2 – t2

a. Xác định chế độ chảy của hỗn hợp chất lỏng trong ống (tính chuẩn số Re)
ω.d.ρ
𝑅𝑒= [3-13- V.36]
μ

- ω: vận tốc dòng chảy trong ống, m/s

Ta chọn Tốc độ cảy của chất lỏng trong ống là chế độ tự chảy . Chọn ω = 0,3 m/s

- μ là độ nhớt của hỗn hợp ở nhiệt độ trung bình ttb trong thiết bị truyền nhiệt

Tại ttb= 44,95oC, nội suy theo bảng I.101 ( Sổ tay I- trang 91) ta có:

µacetone = 0,257.10-3 N.s/m

µnước= 0,603 . 10-3 N.s/m

⇒ 𝑙𝑔𝜇ℎℎ = 𝑥𝐹 . 𝑙𝑔 𝜇𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒 + (1 − 𝑥𝐹 ). 𝑙𝑔 𝜇𝑛ướ𝑐

= 0,184 . lg(0,257.10-3) +(1-0,184) . lg(0,603.10-3)

=> 𝜇ℎℎ = 0,515 .10-3 N.s/m

- ρ: khối lượng riêng của dung dịch ở nhiệt độ trung bình, kg/m3

* Tại nhiệt độ ttb= 44,95 oC nội suy theo bảng (I.2-trang 9- Sổ Tay I), thì khối lượng
riêng của chất lỏng là:

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 68


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

𝜌acetone= 762,56 kg/m3,

𝜌nước = 989,77 kg/m3,

1 𝑎𝐹 1 − 𝑎𝐹 0,42 1 − 0,42
⟹ = + = +
𝜌ℎℎ 𝜌𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒 𝜌𝑛ướ𝑐 762,56 989,77

⟹ 𝝆𝒉𝒉 = 𝟖𝟕𝟗, 𝟔𝟖 𝒌𝒈/𝒎𝟑

- d= dtd: đường kình tương đương của ống truyền nhiệt

Chọn kích thước của ống truyền nhiệt là 25x2mm

Trong đó 25 là đường kính của ống và 2 là bề dày của ống

Vậy đường kính trong của ống là dtd = 25-2x2=21mm = 0,021m


0,3.879,68. 0,021
Do đó: 𝑅𝑒= = 10761,13 > 104
0,515.10−3

Chế độ chảy của chất lỏng trong ống truyền nhiệt là chế độ chảy xoáy

b. Tính chuẩn số Pr

Chuẩn số Pr được xác định theo công thức:

𝐶𝑝. 𝜇
𝑃𝑟 = [3 − 12 − 𝑉. 35]
𝜆

Trong đó: Cp,μ – đã tính được ở trên;

λ- hệ số dẫn nhiệt của hỗn hợp ở ttb, xác định theo công thức:

3 𝜌
𝜆 = 𝐴. 𝐶𝑝 . 𝜌. √ [QTTB tập 3 – Trang 9 – 1.4]
𝑀

Trong đó:

- Cp=3371,21 J/kg.độ

𝜌ℎℎ = 879,68 𝑘𝑔/𝑚3

- M: khối lượng mol của chất lỏng, kg/kmol;

M= xF . Macetone + (1-xF) . Mnước

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 69


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

= 0,184 . 58 + (1-0,184) .18 =25,36 (kg/kmol)

- A là hệ số phụ thuộc vào mức độ liên kết của chất lỏng

Với chất lỏng liên kế có A= 3,58.10-8 (Sổ tay I-123)

3 879,68 𝑊
⇒ 𝜆 = 3,58. 10−8 . 3371,21 . 879,68 . √ = 0,346 ( )
25,36 𝑚. độ

𝐶𝑝.𝜇 3371,21.0,515.10−3
Vậy: 𝑃𝑟 = = = 5,018
𝜆 0,346

c. Tính hệ số cấp nhiệt về phía dung dịch α2 (W/m2.độ)


𝑑𝑡𝑑
Nu= 𝛼2 .
𝜆

Mà chế độ chất lỏng là chảy xoáy nên:


𝑃𝑟 0,25
𝑁𝑢= 0,021 . 𝜀1 . 𝑅𝑒 0,8 . 𝑃𝑟 0,43 . ( ) [3-14-V.40]
𝑃𝑟𝑡

- Prt: Chuẩn số Prant của hỗn hợp lỏng tính theo nhiệt độ thành ống
𝑃𝑟
− : Thể hiện ảnh hưởng của dòng nhiệt (đun nóng hay làm nguội)
𝑃𝑟𝑡

𝑃𝑟
Khi chênh lệch giữa tường và dòng nhỏ thì ≈ 1 (Sổ tay II – trang 15)
𝑃𝑟𝑡

- ε1:: hệ số hiệu chỉnh tính đến ảnh hưởng của tỷ số giữa chiều dài l và đường kính
ống.

Dựa vào bảng V.2 (Sổ tay II -trang 15) ta có:

𝐿 2
= = 100 > 50 ⇒ 𝜀𝑘 = 1
𝑑 0,02

Do đó hệ số cấp nhiệt về phía hỗn hợp lỏng:

𝜆 𝑃𝑟 0,25
𝛼2 = 0,021 . . 𝜀1 . 𝑅𝑒 0,8 . 𝑃𝑟 0,43 . ( )
𝑑𝑡𝑑 𝑃𝑟𝑡

0,346 𝑊
= 0,021. . 1. (10761,13)0,8 . (5,018)0,43 . 1 = 1163,56 ( 2 )
0,021 𝑚 . độ

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 70


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

d. Tính hệ số cấp nhiệt của hơi bão hòa

Khi tốc độ hơi trong ống nhỏ (Wh < 10 m/s) và màng nước ngưng chuyển động dòng
thì hệ số cấp nhiệt α1 của hơi nước bão hòa đối với ống thẳng đứng

4 𝑟
𝛼1 = 2,04 . 𝐴. √ (W/m2. độ) [Sổ tay II -28]
∆𝑡1 .𝐻

Trong đó: - H là chiều cao của ống trong thiết bị gia nhiệt, chọn H= 2m
∆𝑡1 = tn – tT1: Hiệu số nhiệt giữa nước ngưng(tbh) và nhiệt độ phía thành ống tiếp xúc
(tT1)
⇒ ∆𝑡1 = 𝑡𝑏ℎ − 𝑡𝑇1
Giả thiết: ∆𝑡1 = 5,2oC
- r là ẩn nhiệt ngưng tụ của hơi bão hòa ở t=119,6oC
r = 526,964 (kcal/kg) = 2206,29.103 (J/kg)
- A là hệ số phụ thuộc vào nhiệt độ màng nước ngưng tm
Với: tm = 0,5 . (tT1+tbh)
Với ∆𝑡1 = tbh-tT1 => tT1 = tbh-∆𝑡1 = 119,6 – 5,2 = 114,4oC
=> tm = 0,5. (114,4 + 119,6) = 117oC
Theo bảng số liệu A-tm ( sổ tay II – Trang 29) nội suy ta có A= 186,65
4 2206,29.103
Do đó: 𝛼1 = 2,04 .186,65. √ = 8171,76 (W/m2. Độ)
5,2.2

Vậy lượng nhiệt cung cấp cho 1m2 thành ống là:
q1= 𝛼1 . ∆𝑡1 = 8171,76 . 5,2 = 42493,15 (W/m2)
e. Tính tổng trở thành ống ∑ 𝒓
𝛿
∑𝑟 = 𝑟1 + 𝑟2 +
𝜆
Chọn bề dày thành ống truyền nhiệt 𝛿 = 2𝑚𝑚
𝜆: hệ số dẫn nhiệt ở thành ống 𝜆 = 16,3 W/m2.độ, đối với thép X18H10T theo bảng
XII.7 (sổ tay II- Trang 313)
rT1, rT2: Nhiệt trở lớp cặn do hơi nước tạo thành ở 2 phía thành ống
dựa vào bảng PL.12-trang 346 – TTQTTB tập 1 ta chọn:
rT1=0,464.10-3 m2. Độ/W

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 71


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

rT2=0,116.10-3 m2. Độ/W


Vậy:
𝛿 0,002
∑𝑟 = 𝑟1 + 𝑟2 + = 0,464.10-3+0,116.10-3 +
𝜆 16,3

= 0,703.10-3 , m2. Độ/W


f. Tính hiệu số nhiệt độ giữa hai thành ống
1
Nhiệt lượng dẫn qua 1m2 thành ống: qo = ∆𝑡𝑇 .
∑𝑟

⇒ ∆𝑡𝑇 = qo. ∑𝑟
Do quá trình truyền nhiệt là ổn định nên q1=qo= 42493,15 (W/m2)
Do đó: ∆𝑡𝑇 = 42493,15 . 0,703.10-3= 29,87oC
Lại có: ∆𝑡𝑇 = tT1 – t T2, tT1 = 116,9oC
⇒ ∆𝑡𝑇2 =116,9-29,87 =87,03 oC
Mà ∆𝑡2 =tT2 – t2
Với t2 là nhiệt độ hỗn hợp đầu đun nóng trong ống:
t2= tbh-∆𝑡𝑡𝑏 = 119,6 – 74,65 =44,95
⇒ ∆𝑡2 = 87,03 −44,95 = 42,080C
g. Tính nhiệt lượng do thành ống cung cấp cho dung dịch
q2= α2 .∆t2 = 1163,56 . 42,08 =48962,6
𝑞1 −𝑞2 42493,15−48962,6
Xét =| | = 0,15% < 5% (chấp nhận)
𝑞1 42493,15

Vậy lượng nhiệt trung bình truyền cho 1m2 thành ống là:
𝑞1 +𝑞2 42493,15+48962,6
𝑞𝑡𝑏 = = = 45727,88 W/m2
2 2

h. Xác định bề mặt ống truyền nhiệt:


𝑄
Bề mặt ống truyền nhiệt của thiết bị gia nhiệt được xác định: F=
𝑞

Q là lượng nhiệt để đun nóng hỗn hợp đầu đến nhiệt độ cần thiết:
284455,1
⇒𝐹= = 6,22 𝑚2
45727,88

i. Tính số ống truyền nhiệt, chọn các sắp xếp ống theo hình 6 cạnh
𝐹 6,22
𝑛= = = 47,14
𝜋. 𝑑𝑡𝑑 . ℎ 𝜋. 0,021.2

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 72


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Theo bảng V.11 (Sổ tay II- Trang 48) , ta quy chuẩn và chọn tổng số ống với
cách sắp xếp theo hình lục giác là 61 ống
- Số ống trên mỗi cạnh của hình 6 cạnh là: 4 ống
- Số ống trên đường xuyên tâm của hình 6 cạnh là: 9 ống
- Tổng số ống không kể các ống trong các hình viên phấn: 61 ống
j. Tính đường kính thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu:
D= t(b-1)+4d , m [Sổ tay II- Trang 49]
Trong đó: b là số ống trên đường xuyên tâm b=9
t: bước ống t=1,2.d=1,2.0,025 =0,03 m
d: đường kính ngoài của ống: d=0,025m
=> D= 0,03 .(9-1)+4.0,025= 0,34 m
k. Tính lại vận tốc, chia ngăn:
Tính vận tốc thực của chất lỏng đi trong ống:
4. 𝐹 𝑚
𝜔𝑡 = ( )
𝜌. 𝜋. 𝑑 2 . 𝑛 𝑠
Với GF = 6700 kg/h = 1,861 kg/s
n=61 ống
d=0,021m
𝜌ℎℎ = 879,68 𝑘𝑔/𝑚3
4.𝐹 4.1,861
⇒ 𝜔𝑡 = = = 0,1 m/s
𝜌.𝜋.𝑑2 .𝑛 3,14.879,68.0,0212 .61

Để có vận tốc dòng chất lỏng đạt chế độ chảy xoáy thì cần tăng vận tốc thực của dòng
𝜔𝑡 bằng phương pháp chia ngăn
𝜔 0,3
Số ngăn của thiết bị là: = =3
𝜔𝑡 0,1

Ta chọn 3 ngăn
2. Tính bơm hỗn hợp đầu
Bơm li tâm có nhiều ưu điểm: cung cấp đều, quay với tốc độ nhanh, có thể dắn trực
tiếp với động cơ, thiết bị đơn giản, ít bị tắc và hư hỏng, phù hợp với nhiều loại chất lỏng,
trong đó có hỗn hợp acetone – nước. Do đó, ta chọn sử dụng bơm li tâm vận chuyển
nguyên liệu đến gia nhiệt ở thiết bị đun sôi hỗn hợp đầu, sau đó dung dịch sẽ tự chảy từ
thiết bị gia nhiệt đầu vào tháp. Cần xác định chiều cao đặt thiết bị gia nhiệt đầu để có

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 73


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

thể đưa chất lỏng vào tháp ở đĩa tiếp liệu. Chiều cao này phụ thuộc vào trở lực của ống,
hay nói cách khác là phụ thuộc vào chiều dài của ống dẫn.
❖ Đoạn ống dẫn từ thiết bị gia nhiệt đầu vào tháp:
- Lỏng ở nhiệt độ t0F = 65,34 0C được đưa vào tháp với lưu lượng dòng F = 1,86
(kg/s)
- Khối lượng riêng của hỗn hợp: ρF = 861,85 (kg/m3)
- Lưu lượng thể tích chất lỏng chảy trong ống: V = 2,16.10-3 (m3/s)
- Đường kính trong của ống dẫn nhập liệu là: dt(F) = 0,125m = 125 mm.
- Vận tốc thực tế dòng lỏng: ω = 0,176 (m/s)
❖ Đoạn ống đẩy từ bơm đến thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu:
- Lỏng ở nhiệt độ t=200C đưa vào thiết bị với lưu lượng dòng F = 1,86 (kg/s)
- Khối lượng riêng của các cấu tử ở 200C (bảng 3.2): ρacetone = 791 (kg/m3); ρnước
= 998 (kg/m3).
- Khối lượng riêng của lỏng:
1 𝑎𝐹 1 − 𝑎𝐹 0,42 1 − 0,42
= + = + ⇒ 𝜌 = 899,17 (kg/m3 )
𝜌 𝜌𝑎𝑐𝑒𝑡𝑜𝑛𝑒 𝜌𝑛ướ𝑐 791 998
- Lưu lượng thể tích chất lỏng chảy trong ống:
𝐹 1,86
𝑉= = = 2,07 × 10−3 (𝑚3 /s)
𝜌 899,17
- Dựa vào Bảng II.2 [1 – 370], với chất lỏng trong ống đẩy của bơm ω = 1,5- 2,5
(m/s). Chọn vận tốc chất lỏng chảy trong ống là: ω = 2 (m/s)

2,07×10−3
- Đường kính trong của ống là: 𝑑𝑡 = √ = 0,035m
0,785×2

- Quy chuẩn dt = 0,035m. Suy ra vận tốc thực tế: ω = 1,77 (m/s)
2.1. Áp suất toàn phần ∆p
Áp suất toàn phần cần để khắc phục mọi sức cản thủy lực trong hệ thống:
p = pd + pm + pH + pC + p t + pk [1 − 376 − II.53]

Trong đó: +) Δpd là áp suất động lực học (áp suất cần thiết để tạo tốc độ cho
dòng chảy ra khỏi ống dẫn), N/m2

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 74


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

+) Δpm là để khắc phục trở lực ma sát khi dòng chảy ổn định trong
ống thẳng, N/m2
+) ΔpH là áp suất cần thiết để nâng chất lỏng lên cao hoặc để khắc
phục áp suất thủy tĩnh, N/m2
+) Δpc là áp suất cần thiết để khắc phục trở lực cục bộ, N/m2
+) Δpt là áp suất cần thiết để khắc phục trở lực trong thiết bị , N/m2
+) Δpk là áp suất bổ sung ở cuối ống dẫn trong những trường hợp cần
thiết, ví dụ đưa chất lỏng vào thiết bị có áp suất cao hơn áp suất
khí quyển, để phun chất lỏng trong tháp đệm, trong phòng sấy.
Với hệ thống thiết bị trình bày trong đồ án này, Δpk = 0.
2.1.1. Áp suất động lực học
❖ Áp suất động lực học được tính theo công thức:
.2
pd = , N/m2 [1 − 377 − II.54]
2
Trong đó: +) ρ là khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m3
+) ω là tốc độ lưu thể, m/s
Đoạn ống từ thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu vào tháp
❖ Các số liệu: ρF=861,85 (kg/m3); dtd=dt(F) = 0,125m; ω = 0,176 (m/s)
𝜌.𝜔2 861,85×0,1762
❖ Thay số: 𝛥𝑝𝑑(1) = = = 13,35 (N/m2 )
2 2
Đoạn ống đẩy từ bơm đến thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu
Các số liệu: ρ = 899,17 (kg/m3); dtd = dt = 0,035m; ω = 1,77 (m/s)
𝜌.𝜔2 899,17×1,772
❖ Thay số: 𝛥𝑝𝑑(2) = = = 1408,5 (N/m2 )
2 2
❖ Áp suất động lực học tổng cộng là:
𝛥𝑝𝑑 = 𝛥𝑝𝑑(1) + 𝛥𝑝𝑑(2) = 13,35 + 1408,5 = 1421,85 (N/m2 )

2.1.2. Áp suất để khắc phục trở lực do ma sát trên đường ống thẳng
❖ Áp suất khắc phục trở lực do ma sát trên đường ống thẳng tính theo công thức:
L .2
pm = . . , N/m2 [1 − 377 − II.55]
d td 2

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 75


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Trong đó: +) λ là hệ số ma sát


+) L là chiều dài ống dẫn, m
+) dtd là đường kính tương đương của ống dẫn, m
Đoạn ống từ thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu vào tháp
❖ Các số liệu: ρF = 861,85 (kg/m3); dtd = dt(F) = 0,125 m; ω = 0,176 (m/s)
❖ Xác định hệ số ma sát λ:
- Ở nhiệt độ tF = 65,34 0C, nội suy từ bảng số liệu 4.1 có độ nhớt của các cấu tử
µacetone = 0,222.10-3 (N.S/m2)
µnước = 0,439.10-3 (N.S/m2)
. Nên độ nhớt của hỗn hợp:
log µF= xF . log µacetone + (1-xF) log µnước
=0,183 . log (0,222.10-3) + (1-0,183) . log (0,439.10-3)
⇒ µF= 0,388.10-3 (N.s/m2)
- Chuẩn số Reynold:
𝜔. 𝑑𝑡𝑑 . 𝜌 0,176.0,125.861,85
𝑅𝑒 = = −3
= 48867,78 > 104
𝜇 0,388.10
- Chế độ chảy của dòng chất lỏng trong ống là chế độ chảy xoáy. Do đó hệ số ma
1  6,81 0,9   
sát: = −2.lg   +  [1 − 380 − II.65] , trong đó:  = là độ
  Re  3,7  d td

nhám tương đối; ε là độ nhám tuyệt đối (m)


+ Chọn ống nguyên và ống hàn trong điều kiện ít ăn mòn theo bảng II.15 [1 –
381] ta có: ε = 0,2 (mm). Do đó độ nhám tương đối: Δ = 1.6.10-3
+ Thay số:
0,9
1 6,81 1.6.10−3
= −2. 𝑙𝑔 [( ) + ] ⇒ 𝜆 = 0,161
𝜆 48867,78 3,7
❖ Chọn chiều dài đoạn ống L = 3 (m)
❖ Thay số:
𝐿 𝜌. 𝜔2 3 861,85.0,1762
𝛥𝑝𝑚(1) = 𝜆. . = 0,161. . = 51,6 (N/m2 )
𝑑𝑡𝑑 2 0,125 2
Đoạn ống đẩy từ bơm đến thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu
Các số liệu: ρ = 899,17 (kg/m3); dtd = dt = 0,035m; ω = 1,77 (m/s)

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 76


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

❖ Xác định hệ số ma sát λ:


- Ở nhiệt độ tF = 200C, từ bảng số liệu 4.1 có độ nhớt của các cấu tử
µacetone = 0,322.10-3 (N.S/m2)
µnước = 1.10-3 (N.S/m2)
Nđộ nhớt của hỗn hợp:
log µF= xF . log µacetone + (1-xF) log µnước
=0,183 . log (0,322.10-3) + (1-0,183) . log (1.10-3)
⇒ µF= 0,813.10-3 (N.s/m2)
- Chuẩn số Reynold:
𝜔. 𝑑𝑡𝑑 . 𝜌 1,77.0,035.899,17
𝑅𝑒 = = −3
= 68516,1 > 104
𝜇 0,813.10
- Chế độ chảy của dòng chất lỏng trong ống là chế độ chảy xoáy. Do đó hệ số ma
1  6,81 0,9   
sát: = −2.lg   +  [1 − 380 − II.65] , trong đó:  = là độ nhám
  Re  3,7  d td

tương đối; ε là độ nhám tuyệt đối (m)


+ Chọn ống nguyên và ống hàn trong điều kiện ít ăn mòn theo bảng II.15 [1 –
381] ta có: ε = 0,2 (mm). Do đó độ nhám tương đối: Δ = 5,71.10-3
+ Thay số:
1 6,81 0,9 5,71.10−3
= −2. 𝑙𝑔 [( ) + ] ⇒ 𝜆 = 0,182
𝜆 68516,1 3,7
❖ Chọn chiều dài đoạn ống L = 7 (m)
❖ Thay số:
𝐿 𝜌. 𝜔2 7 899,17.1,772
𝛥𝑝𝑚(2) = 𝜆.. = 0,182. . = 51269,6 (N/m2 )
𝑑𝑡𝑑 2 0,035 2
❖ Áp suất để khắc phục trở lực do ma sát trên ống thẳng tổng cộng trên cả 2 đoạn
là:
𝛥𝑝𝑚 = 𝛥𝑝𝑚(1) + 𝛥𝑝𝑚(2) = 51,6 + 51269,6 = 51321,2 (N/m2 )
2.1.3. Áp suất để khắc phục trở lực cục bộ
❖ Áp suất khắc phục trở lực do ma sát trên đường ống thẳng tính theo công thức:
2 . Ltd .2
pc =  = . . , N/m2 [1 − 377 − II.56]
2 d td 2

Trong đó: +) ξ là hệ số trở lực cục bộ

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 77


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

+) Ltd là chiều dài tương đương, m


Đoạn ống từ thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu vào tháp
Các số liệu: ρF = 861,85 (kg/m3); ω = 0,176 (m/s)
❖ Đoạn ống chỉ có 2 khuỷu ghép 900 do 3 khuỷu 300 tạo thành, có trở lực ξ1
❖ Với Re = 48867,78 >105, chọn a/b=1, tra bảng II.16-N030 [1 – 394] thì ξ1 = 0,3
❖ Thay số:
𝜔2 . 𝜌 0,1762 . 861,85
𝛥𝑝𝑐(1) = 𝜉 = 0,3. = 4,00 (N/m2 )
2 2
Đoạn ống đẩy từ bơm đến thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu
Các số liệu: ρ = 899,17 (kg/m3); ω = 1,77 (m/s)
❖ Đoạn ống có lắp 1 van 1 chiều để điều chỉnh lưu lượng và bảo vệ bơm, có trở lực
ξ1. Lắp thêm 1 lưu lượng kế, có trở lực ξ2=0
❖ Chọn van 1 chiều kiểu đĩa không có định hướng phía dưới có b/D0 = 0,1, tra bảng
II.16-N047 [1 – 400] thì ξ1 = 0,55
❖ Thay số:
𝜔2 . 𝜌 1,772 . 899,17
𝛥𝑝𝑐(2) = 𝜉 = 0,55. = 774,68 (N/m2 )
2 2
❖ Áp suất để khắc phục trở lực cục bộ trên cả 2 đoạn là:
𝛥𝑝𝑐 = 𝛥𝑝𝑐(1) + 𝛥𝑝𝑐(2) = 4,00 + 774,68 = 778,68 (N/m2 )

2.1.4. Áp suất để khắc phục áp suất thủy tĩnh


❖ Áp suất khắc phục áp suất thủy tĩnh được tính theo công thức:
pH = .g.H, N/m2 [1 − 377 − II.57]

Trong đó: +) ρ là khối lượng riêng của chất lỏng ở 200C, ρ = 899,17 (kg/m3)
+) H là chiều cao nâng cột chất lỏng, H = 10(m)
❖ Thay số: 𝛥𝑝𝐻 = 𝜌. 𝑔. 𝐻 = 899,17 .9,81.10 = 88208,58 (N/m2 )
2.1.5. Áp suất để khắc phục trở lực trong thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu
❖ Áp suất cần thiết để khắc phục trong thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu Δpt bao gồm:
áp suất động lực học Δptd, áp suất do ma sát trên ống truyền nhiệt Δptm, áp suất
do trở lực cục bộ Δptc, áp suất thủy tĩnh ΔptH.
Áp suất động lực học
❖ Trong phần tính toán thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu, tốc độ lỏng thực tế đạt
ωt = 0,1 (m/s); khối lượng riêng tại ttb = 44,95 0C là ρ = 879,68 (kg/m3)

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 78


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

❖ Thay số:
𝜌. 𝜔2 879,68 × 0, 12
𝛥𝑝𝑡𝑑 = = = 4,4 (N/m2 )
2 2
Áp suất để khắc phục ma sát trên ống truyền nhiệt
Các số liệu: ρ = 879,68 (kg/m3); đường kính ống truyền nhiệt dtd=d= 0,021m;
vận tốc lỏng ω = 0,1 (m/s)
❖ Xác định hệ số ma sát λ:
- Ở nhiệt độ ttb = 44,95 0C, độ nhớt của hỗn hợp: 𝜇ℎℎ = 0,515 .10-3 N.s/m
- Chuẩn số Reynold:
𝜔. 𝑑𝑡𝑑 . 𝜌 0,1 × 0,021 × 879,68
𝑅𝑒 = = −3
= 10262,93 > 104
𝜇 0,515.10
- Chế độ chảy của dòng chất lỏng trong ống là chế độ chảy xoáy. Do đó hệ số ma
1  6,81 0,9   
sát: = −2.lg   +  [1 − 380 − II.65] , trong đó:  = là độ
  Re  3,7  d td

nhám tương đối; ε là độ nhám tuyệt đối (m)


+ Chọn ống nguyên và ống hàn trong điều kiện ít ăn mòn theo bảng II.15 [1 –
381] ta có: ε = 0,2 (mm). Do đó độ nhám tương đối: Δ = 4,76.10-3
+ Thay số:
0,9
1 6,81 4,76 .10−3
= −2. 𝑙𝑔 [( ) + ] ⇒ 𝜆 = 0,194
𝜆 10262,93 3,7
❖ Thiết bị có chiều dài ống truyền nhiệt H = 2 (m), chia làm 3 ngăn nên thực tế
chiều dài đường đi của lỏng L =3.2 = 6 (m)
❖ Thay số:
𝐿 𝜌. 𝜔2 6 879,68.0, 12
𝛥𝑝𝑡𝑚 = 𝜆. . = 0,194. . = 243,79 (N/m2 )
𝑑𝑡𝑑 2 0,021 2
Áp suất để khắc phục trở lực cục bộ bên trong thiết bị
❖ Dòng lỏng chảy trong thiết bị phải qua các ngăn và nhiều chỗ đột mở, đột thu.
+ Tiết diện cửa vào thiết bị (từ ống đẩy của bơm):
.d 2 3,14.0,0352
f1 = = = 0,00096 (m2 )
4 4
+ Tiết diện cửa ra thiết bị (dẫn về tháp):
𝜋. 𝑑 2 3,14.0, 1252
𝑓2 = = = 0,0123 (𝑚2 )
4 4

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 79


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

+ Giả sử 3 ngăn có tiết diện đều nhau, tiết diện khoảng trống ở 2 đầu thiết bị ứng
với mỗi ngăn là:
𝜋. 𝑑 2 1 3,14.0, 42 1
𝑓3 = × = × = 0,041 (𝑚2 )
4 3 4 3
+ Giả sử 61 ống được chia đều vào 3 ngăn thì trung bình mỗi ngăn có tổng tiết
diện các ống truyền nhiệt là:
𝜋. 𝑑 2 61 3,14.0,0212 61
𝑓4 = × = × = 0,007 (𝑚2 )
4 3 4 3
❖ Xác định hệ số trở lực cục bộ:
+ Dòng chảy vào thiết bị gia nhiệt tức là đột mở f1/f3=0,02; tra bảng II.16-N011
[1 – 387] thì ξ1 = 0,64
+ Dòng chảy đi từ các ngăn vào các ống truyền nhiệt, có 3 ngăn tức là đột thu 3
lần với f4/f3=0,2, tra bảng II.16-N013 [1 – 388] thì ξ2 = 0,45
+ Dòng chảy đi từ các ống truyền nhiệt vào các ngăn, có 3 ngăn tức là đột mở 3
lần với f4/f3=0,159, tra bảng II.16-N011 [1 – 388] thì ξ3 = 0,64
+ Dòng chảy ra khỏi thiết bị gia nhiệt tức là đột mở f2/f3=0,3, tra bảng II.16-N011
[1 – 387] thì ξ4 = 0,5
+ Tổng hệ số trở lực cục bộ: ξ=ξ1+3.ξ2+3.ξ3+ξ4=4,41
❖ Thay số:
𝛥𝑝𝑡𝑐 = 𝜉. 𝛥𝑝𝑡𝑑 = 4,41 .4,4 = 19,4 (N/m2 )
Áp suất để khắc phục áp suất thủy tĩnh
❖ Ống truyền nhiệt cao 2m
❖ Thay số: 𝛥𝑝𝑡𝐻 = 𝜌. 𝑔. 𝐻 = 879,68.9,81.2 = 17259,32 (N/m2 )
Áp suất để khắc phục trở lực trong thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu
𝛥𝑝𝑡 = 𝛥𝑝𝑡𝑑 + 𝛥𝑝𝑡𝑚 + 𝛥𝑝𝑡𝑐 + 𝛥𝑝𝑡𝐻
= 4,4 + 243,79 + 19,4 + 17259,32 = 17526,91 (N/m2 )

2.1.6. Áp suất toàn phần


❖ Vậy áp suất toàn phần cần để khắc phục mọi sức cản thủy lực trong hệ thống là:
𝛥𝑝 = 𝛥𝑝𝑑 + 𝛥𝑝𝑚 + 𝛥𝑝𝐻 + 𝛥𝑝𝐶 + 𝛥𝑝𝑡 + 𝛥𝑝𝑘
= 1421,85 + 51321,2 + 88208,58 + 778,68 + 17526,91 + 0
= 159257,22 (N/m2 )
2.2. Tính toán các thông số của bơm li tâm
❖ Chiều cao toàn phần bơm cần tạo ra:

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 80


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

𝛥𝑝 159257,22
𝐻= = =18,05 (𝑚)
𝜌. 𝑔 899,17 .9,81
❖ Hiệu suất chung của bơm (hiệu suất toàn phần): η = η0. ηtl. ηck
- Tra bảng II.32 [1 – 439] có hiệu suất thể tích tính đến sự hao hụt chất lỏng chảy
từ vùng áp suất cao đến vùng áp suất thấp và do chất lỏng rò qua các chỗ hở của
bơm: η0 = 0,85-0,96; hiệu suất thủy lực, tính đến ma sát và sự tọa ra dòng xoáy
trong bơm: ηtl = 0,8-0,85; hiệu suất cơ khí tính đến ma sát cơ khí ở ổ bi, ổ lót
trục: ηck = 0,92-0,96.
- Chọn η0 = 0,95; ηtl = 0,85; ηck = 0,95 → η = 0,767
❖ Công suất yêu cầu trên trục động cơ của bơm:
Q..g.H
N= , kW [1 − 439 − II.189]
1000.
Trong đó: +) Q = V = 2,07 .10-3 (m3/s) là năng suất của bơm:
+) ρ là khối lượng riêng của chất lỏng ở 200C, ρ = 899,17 (kg/m3)
+) H là chiều cao toàn phần của bơm, m/s; H = 18,05 (m)
+) η = 0,767 là hiệu suất toàn phần
Thay số:
𝑄. 𝜌. 𝑔. 𝐻 2,07.10−3 . 899,17.9,81.18,05
𝑁= = = 0,43 (kW)
1000. 𝜂 1000.0,767
N
❖ Công suất động cơ điện: N dc = , kW [1 − 439 − II.190]
tr .dc
Trong đó: +) ηtr là hiệu suất truyền động, chọn ηtr = 0,95
+) ηdc là hiệu suất động cơ điện, chọn ηdc = 0,85
Thay số:
𝑁 0,43
𝑁𝑑𝑐 = = = 0,53 (kW)
𝜂𝑡𝑟 . 𝜂𝑑𝑐 0,95.0,85
❖ Thông thường người ta chọn động cơ điện lớn hơn so với công suất tính toán
(lượng dư dựa vào khả năng quá tải): Ncdc = .Ndc , kW [1 − 439 − II.191]
Tra bảng II.3 [1 – 440] có hệ số dự trữ  = 1,5
𝑐
⇒ 𝑁𝑑𝑐 = 𝛽. 𝑁𝑑𝑐 = 1,5 × 0,53 = 0,795 (kW)

3. Tính toán thiết bị ngưng tụ đỉnh tháp

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 81


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Thiết bị ngưng tụ đỉnh tháp dùng nước có nhiệt độ ban đầu là 20oC để làm nguội hỗn
hợp sản phẩm đỉnh từ nhiệt độ tP = 57,27oC đến nhiệt độ t = 45oC. Hai lưu thể đi ngược
chiều nhau, nước làm nguội đi từ dưới lên, nhận ẩn nhiệt hóa hơi từ hỗn hợp hơi đi từ
trên xuống và sản phẩm ngưng tụ thành lỏng đi ra khỏi thiết bị. Nhiệm vụ của ta là phải
tính được đủ các thông số kỹ thuật cần thiết của thiết bị đó như đường kính, chiều cao,
bề mặt truyền nhiệt, số ống, …
_ Chọn thiết bị truyền nhiệt ống chùm có các thông số sau:
Chiều cao ống: h0= 2 m
Đường kính ống: d= 25mm
Chiều dày thành ống: 𝛿 = 2𝑚𝑚
Đường kính trong của ống là : d0=20mm
Dung dịch đi trong ống, hơi đốt đi ngoài ống.
Chọn vật liệu chế tạo là thép không gỉ X18H10T
Theo bảng XII.7 (3-313), hệ số dẫn nhiệt của vật liệu là: 𝜆 = 16,3 (w/m.độ)
3.1. Lượng nhiệt cần thiết:
* Lượng nhiệt cần thiết:
ttb = tnt - ∆𝑡 tb
∆𝑡tb : hiệu số nhiệt độ trung bình của 2 lưu thể.
td : nhiệt độ sản phẩm đỉnh
- Nhiệt độ vào của nước là tđ = 20oC
- Nhiệt độ cuối của nước là tc = 45oC
- Nhiệt độ ngưng tụ là tn = tP = 57,27oC
→𝛥𝑡1 = 𝑡𝑛𝑡 − 𝑡𝑑 = 57,27 − 20 = 37,27 oC
→𝛥𝑡2 = 𝑡𝑛𝑐 − 𝑡𝑐 = 57,27 − 45 = 12,27 oC
∆𝑡đ −∆𝑡𝑐 37,27−12,27
Ta có: ∆𝑡 tb = ∆𝑡 = 37,27 = 22,5℃
𝑙𝑛 đ 𝑙𝑛
12,27
∆𝑡𝑐

ttb = tnt - ∆𝑡 tb = 57,27-22,5 = 34,77℃


- Nhiệt lượng để ngưng tụ hỗn hợp sản phẩm đỉnh là:

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 82


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

Q = GP*CP(tđ-tc) [sổ tay QTTB II –


46]
+ GP:lượng hỗn hợp đỉnh cần làm nguội, kg/h
+ tđ, tc: nhiệt độ đầu và cuối của hỗn hợp, ℃
+ CP: nhiệt dung riêng của hỗn hợp đầu ở ttb, j/kg.độ
CP = aF.Cacetone + (1-aF) Cnước
Tại ttb=34,77 ℃ nội suy theo bảng I.153 [Sổ tay QTTB I-171]
Cacetone = 2224,31 j/kg.độ
Cnước= 4176,31 j/kg.độ
→ CP = aP.Cacetoen + (1-aP) Cnước = 0.98*2224,31 + (1-0.98)* 4176,31 = 2263,35 j/kg.độ
Vậy nhiệt lượng cần thiết để đun nóng hỗn hợp đầu đến nhiệt độ sôi là:
2808,25
Q = Gp*CP(tđ-tc) = * 2263,35*(45-20) = 44139,25 (w)
3600

3.2. Tải nhiệt trung bình cho quá trình truyền nhiệt:
* Các chuẩn số cần thiết:
- Khối lượng riêng của hỗn hợp tại nhiệt độ trung bình xác định bằng công thức:
1 aP 1−aP
= +
ρ ρA ρB

Với ttb=34,77℃ nội suy theo bảng I.2 [I-9] ta có:


ρacetone = 774,02 (kg/m3)
ρnước = 993,57 (kg/m3)
1 aP 1−aP 0.98 1−0.98
= + = + = 1.286*10-3
ρ ρA ρB 774,02 993,57

→ 𝜌 = 777,46 (kg/m3)
_ Tính độ nhớt của dung dịch:
Tại ttb=34,77℃ nội suy theo bảng I.102 [I-91] ta có:
µA = 0,33*10-3 (N.s/m2)
µB = 0.605*10-3 (N.s/m2)
→ lgµdd = xP.lgµacetone+ (1-xP). lgµnước

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 83


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

= 0,938*lg(0,33*10-3) + (1-0,938)*lg(0,605*10-3)
→ µdd = 0,343*10-3 (N.s/m2)
→ µdd =µx = 0,343*10-3 (N.s/m2)
_ Tính chuẩn số Reynon:
Chế độ của dòng chất lỏng trong ống là chế độ chảy xoáy(>104). Vì ở chế độ chảy
xoáy hệ số truyền nhiệt lớn nhất. Chọn giá trị Re= 104

_ Hệ số dẫn nhiệt của dung dịch, 

3 ρ
 = A.C.𝜌 √ , w/m.độ [I-123]
M

Trong đó:
A: hệ số phụ thuộc liên kết của chất lỏng. Vì acetone và nước là 2 chất lỏng liên kết nên
A= 3.58*10-8
CP: nhiệt dung riêng đẳng áp của chất lỏng, j/kg.độ
𝜌: khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m3
M: khối lượng mol của dung dịch, kg/kmol
Ta có: M = MP =55,52 kg/kmol
CP = 2263,35 j/kg.độ
𝜌 = 777,46 (kg/m3)

3 ρ 3 777,46
→  = A.C. 𝜌 √ = 3,58*10-8 *2263,35*777,46* √ = 0,152 (w/m.độ)
M 55,52

_ Chuẩn số Pran của hỗn hợp:


CP .μ 2263,35∗0.343∗10−3
Pr = = =5,12 [II - 12]
 0.152

_ Chuẩn số Nuxen của hỗn hợp:


𝑃𝑟 0.25
Nu = 0.021.𝜀1 .Re0.8.Pr0.43.( ) [II - 12]
𝑃𝑟𝑡

Trong đó:
+ Pr1: chuẩn số Pran tính theo nhiệt độ trung bình.

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 84


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

+ 𝜀1 : hệ số hiệu chỉnh tính đến ảnh hưởng của tỷ số giữa chiều dài l và đường kính
Ta có: đường kính ống dn =25 mm
Chiều dài H=l=2m
𝑙 2
Với = > 50 nên tra bảng ta có 𝜀1 = 1
𝑑 0.025

𝑃𝑟
Do chênh lệch giữa vỏ và dòng lưu thể khá nhỏ nên ta có thể coi =1
𝑃𝑟𝑡

𝑃𝑟 0.25
→ Nu = 0.021.𝜀1 .Re0.8.Pr0.43.( )
𝑃𝑟𝑡

= 0.021*1*10000 0.8* 5,120.43*1


= 67,17
* Tính hệ số cấp nhiệt:
- Hệ số cấp nhiệt phía hơi đốt 𝛼1 :

4 𝑟
𝛼1 = 2.04 .A. √ , w/m2.độ
∆𝑡.𝐻

Trong đó:
+ r: ẩn nhiệt ngưng tụ của nước, j/kg
+H=l=2m
+ A: hệ số phụ thuộc nhiệt độ màng, tm
tm = 0.5(tT1 + tđ)
tT1: nhiệt độ của bề mặt tường tiếp xúc với nước ngưng, ℃
tđ: nhiệt độ srn phẩm đỉnh, ℃
∆𝑡1 = tđ - tT1 [II-29]
∆𝑡1 : hiệu số nhiệt độ giũa tbh và nhiệt độ phía tường tiếp xúc với nước ngưng, ℃
Chọn ∆𝑡1 = 1℃
Ta có nhiệt độ thành ống phía hơi ngưng tụ là:
tT1= tđ - ∆𝑡1 = 57,27 – 1 = 56,27℃
Nhiệt độ màng nước ngưng tụ là:

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 85


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

tm = 0.5(tT1 + tđ) = 0.5*(56,27 + 57,27 ) = 56,77℃


Với tm= 56,77℃ nội suy theo [II-29] ta có: A = 152,42
Tại tm=56,77℃ và p=2at theo bảng I.250 [I-314] ta có r = 2364,2.103 (j/kg)m
Vậy hệ số cấp nhiệt phía hơi ngưng tụ là:

4 r 4 2364,2∗103
𝛼1 = 2.04 .A. √ = 2,04*152,42* √ = 8621,41 (w/m2.độ)
∆t.H 1.4

_ Nhiệt tải riêng vê phía hơi ngưng tụ:


q1 = 𝛼1. ∆𝑡1 = 8621,41 *1 = 8621,41 w/m2
_ Hiệu số nhiệt độ ở 2 bề mặt thành ống:
∆𝑡𝑇 = tT1 –tT2 = q1*∑ r
δ
Với ∑ r = r1 + + r2 [II- 3]

Chọn bề dày thành ống truyền nhiệt 𝛿 = 2𝑚𝑚


𝜆: hệ số dẫn nhiệt ở thành ống 𝜆 = 16,3 W/m2.độ, đối với thép X18H10T theo bảng
XII.7 (sổ tay II- Trang 313)
rT1, rT2: Nhiệt trở lớp cặn do hơi nước tạo thành ở 2 phía thành ống
dựa vào bảng PL.12-trang 346 – TTQTTB tập 1 ta chọn:
rT1=0,464.10-3 m2. Độ/W
rT2=0,116.10-3 m2. Độ/W
Vậy:
𝛿 0,002
∑𝑟 = 𝑟1 + 𝑟2 + = 0,464.10-3+0,116.10-3 +
𝜆 16,3

= 0,703.10-3 , m2. Độ/W


→ ∆𝑡𝑇 = tT1 –tT2 = q1*∑ r = 8621,41.0,703.10-3 = 6,06℃

_ Nhiệt độ thành ống phía dung dịch:


tT2 = tT1 - ∆𝑡𝑇 = 56,27– 6,06 = 50,21℃
_ Hiệu số nhiệt độ giữa thành ống và dung dịch:
∆𝑡2 = tT2 - ttb =50,21 – 34,77= 15,44 ℃

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 86


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

_ Hệ số cấp nhiệt 𝛼 phía dung dịch:


𝑁𝑢. 67,17∗0.152
𝛼2 = = (25−2∗2)∗10−3 = 486,18
𝑑

_ Nhiệt tải riêng từ thành ống đến dung dịch:


q2 = 𝛼2. ∆𝑡2 = 486,18 *15,44= 7506,62 w/m2
𝑞1 −𝑞2 8621,41−7506,63
Ta có: | |=| | = 0,129 % < 5%
𝑞1 8621,41

Vậy chọn ∆𝑡1 = 1℃ là phù hợp.


_ Nhiệt tải riêng trung bình:
𝑞1 +𝑞2 8621,41+7506,62
qtb = = = 8064,02 w/m2 `/.
2 2

* Bề mặt truyền nhiệt:


𝑄 44139,25
F= = = 5,47 m2
qtb 8064,02

* Tổng số ống n:
_ Tổng số ống n được tính theo công thức:
F
n=
f

Trong đó:
f: diện tích xung quanh của 1 ống, m2
f = 𝜋.dn.H = 3.14*0.025*2 = 0.157 (m2)
F 5,47
→ n= = = 34,84 (ống)
f 0.157

Quy chuẩn n =37 theo bảng V.II [II- 48]


- Số ống trên mỗi cạnh của hình 6 cạnh là:4 ống
- Số ống trên đường xuyên tâm của hình 6 cạnh là: 9 ống
- Tổng số ống không kể các ống trong các hình viên phấn: 37 ống
_ Số ngăn:
𝑤
n=
𝑤𝑡

wt: tốc độ thực tế chất lỏng chảy trong ống.

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 87


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

𝐺𝑝 2808,25
wt = 𝜋 = 𝜋 = 0.055 (m/s)
𝑛𝑡 .3600.𝜌. .𝑑2 37∗3600∗777,46∗ ∗0.0252
4 4

Theo lí thuyết ta chọn wt = 0.3 m/s


Do tốc độ lý thuyết lớn hơn tốc độ thực tế nên ta phải chia ngăn:
𝑤𝑙𝑡 0.3
+ số ngăn: m = = = 5,45
𝑤𝑡𝑡 0.055

Theo nguyên tắc số ngăn phải chẵn nên ta chọn m=6 ngăn.
+ tính đường kính thiết bị:
D = t(b – 1) + 4dn
Trong đó: t là bước ống t = (1.2–1.5)dn
Chọn t=1.5dn=1.5*0.025=0.0375 (m)
→ D = t(b – 1) + 4dn = 0.0375(11-1)+4*0.025=0.475 (m)
Vậy thiết bị ngưng tụ đỉnh tháp có các thông số sau:
F = 5,47 (m2)
L = 2 (m)
D = 475 (mm)
n = 37 (ống)
m = 6 (ngăn)

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 88


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

LỜI KẾT
Với hệ thống chưng cất Acetone – Nước dùng tháp mâm xuyên lỗ như đã thiết kế,
ta thấy bên cạnh những ưu điểm cũng còn có nhiều nhược điểm. Thiết bị có ưu điểm là
năng suất và hiệu suất cao nhưng thiết bị còn rất cồng kềnh, đòi hỏi phải có sự vận hành
với độ chính xác cao. Bên cạnh đó, khi vận hành thiết bị này ta cũng phải hết sức chú ý
đến vấn đề an toàn lao động để tránh mọi rủi ro có thể xảy ra, gây thiệt hại về người và
của.
Trong phạm vi khuôn khổ của đồ án môn học, do thời gian không cho phép đồng
thời do hạn chế về kiến thức lý thuyết cũng như thực tế sản xuất và đây cũng là lần đầu
tiên tiếp xúc với đồ án nên còn nhiều sai sót. Em kính mong sự giúp đỡ và chỉ bảo của
các thầy cô giáo trong bộ môn.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong bộ môn, đặc
biệt là thầy Nguyễn Văn Xá đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành
đồ án, giúp em hiểu rõ hơn về môn học, phương pháp thực hiện tính toán thiết kế, cách
tra cứu số liệu, xử lí số liệu,…
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 89


Đồ án QT&TB CN hóa chất và thực phẩm GVHD: T.S Nguyễn Văn Xá

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Tập thể tác giả, Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất, tập 1. Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2004.
[2]. Tập thể tác giả, Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất, tập 2. Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2004.
[3]. Nguyễn Hữu Tùng, Kỹ thuật tách hỗn hợp nhiều cấu tử, tập 1: Các nguyên lý và ứng
dụng, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội, 2010.
[4]. Nguyễn Hữu Tùng, Kỹ thuật tách hỗn hợp nhiều cấu tử, tập 2: Tính toán và thiết
kế, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội, 2013.
[5]. Nguyễn Bin, Các quá trình thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm tập 4,
Phân riêng dưới tác dụng của nhiệt. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008
[6]. Phạm Xuân Toản, Các quá trình thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm tập
3. Các quá trình và thiết bị truyền nhiệt. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,
2003

SVTH: Phạm Thị Huyền Trang- 20180982 Trang: 90

You might also like