Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Pham Van Trong Education Khóa cấp tốc 14 ngày môn Hóa học

LỚP HÓA THẦY TRỌNG ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ĐỀ DỰ ĐOÁN-04 NĂM HỌC 2021-2022
(Đề thi có 04 trang) Môn: HOÁ HỌC
(40 câu trắc nghiệm) Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề)
Mã đề 04
Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;
Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 41: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh hơn kim loại Fe?
A. Cu. B. Au. C. Al. D. Ag.
Câu 42: Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A. Na. B. Cu. C. Mg. D. Al.
Câu 43: Chất nào sau đây là este?
A. CH3COOC2H5. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. CH3NH3.
Câu 44: Ở trạng thái rắn, khí cacbonic tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô
không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Công thức khí
cacbonic là
A. H2O. B. O2. C. N2. D. CO2.
Câu 45: Số nguyên tử hiđro trong phân tử vinyl axetat là
A. 6. B. 8. C. 2. D. 4.
Câu 46: Muối X có công thức M2SO4.N2(SO4)3.24H2O. Biết ở các vùng quê X được dùng làm trong nước
đục và tên thường gọi của X là phèn chua. Ion M+ và N3+ trong công thức của X lần lượt là
A. NH4+, Cr3+. B. K+, Al3+. C. Na+, Al3+. D. K+, Fe3+.
Câu 47: Trong các ion: Na+, Mg2+, Fe2+, Cu2+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là:
A. Fe2+. B. Cu2+. C. Mg2+. D. Na+.
Câu 48: Cho các chất NaOH, MgCO3, Mg(OH)2, Be(OH)2. Chất tan nhiều trong nước là
A. Be(OH)2. B. MgCO3. C. Mg(OH)2. D. NaOH.
Câu 49: Công thức hóa học của sắt (III) clorua là ?
A. FeSO4. B. Fe2(SO4)3. C. FeCl2. D. FeCl3.
Câu 50: Hóa chất nào sau đây có thể làm mềm nước cứng có tính cứng tạm thời?
A. Na2CO3. B. NaCl. C. Ca(HCO3)2. D. NaNO3.
Câu 51: Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính ?
A. MgO. B. NO2. C. CO2. D. Al2O3.
Câu 52: Khi trời sấm chớp mưa rào, trong không khí xảy ra các phản ứng hóa học tạo thành các sản
phẩm theo nước mưa rơi xuống, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng có tác dụng như một loại
phân bón nào dưới đây?
A. Đạm nitrat. B. Phân lân. C. Phân kali. D. Đạm amoni.
Câu 53: Chất nào sau đây là đồng phần của glucozơ?
A. Saccarozơ. B. Tinh bột. C. Xenlulozơ. D. Fructozơ.
Câu 54: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm kim loại kiềm thổ?
A. Li. B. Ba. C. K. D. Al.
Câu 55: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
A. CH3NH2. B. CH3CH2NHCH3. C. (CH3)3N. D. CH3NHCH3.
Câu 56: Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch HCl?
A. Ag. B. Al. C. Fe. D. Mg.
Câu 57: Trong các kim loại sau: Au, Al, Cu, Fe. Kim loại dẻo nhất là
A. Au. B. Fe. C. Cu. D. Al.
1
Pham Van Trong Education Khóa cấp tốc 14 ngày môn Hóa học

Câu 58: Cho m gam glyxin phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 40,68 gam
muối. Giá trị của m là
A. 31,32. B. 54,00. C. 40,68. D. 27,00.
Câu 59: Hòa tan Al2O3 trong criolit nóng chảy giúp giảm nhiệt độ của Al2O3 từ 2050°C xuống còn
900°C. Công thức của criolit là:.
A. KAl(SO4)2.12H2O. B. 3NaF.AlF3. C. Al2O3.2H2O. D. Al(NO3)3.6H2O.
Câu 60: Chất nào sau đây tác dụng với NaHCO3 sinh ra khí CO2?
A. C2H5OH. B. CH3COOCH3. C. CH3COOH. D. CH4.
Câu 61: Chất X là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối. Thủy
phân hoàn toàn X, thu được chất Y. Trong mật ong Y chiếm khoảng 30%. Trong máu người có một
lượng nhỏ Y không đổi là 0,1%. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y có độ ngọt lớn hơn đường mía.
B. Y bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành Ag.
C. X, Y lần lượt là xenlulozơ và glucozơ.
D. Phân tử khối của X bằng 180.
Câu 62: Cho m gam Al2O3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 53,4 gam muối. Giá trị
của m là
A. 40,8. B. 10,2. C. 20,4. D. 5,1.
Câu 63: Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra chất rắn?
A. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
B. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
C. Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.
D. Cho Cu vào dung dịch AgNO3.
Câu 64: Hòa tan hoàn toàn 6,56 gam hỗn hợp Fe và Cu trong dung dịch HCl dư, thu được 1,344 lít khí
H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 14,37. B. 10,82. C. 9,75. D. 7,62.
Câu 65: Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định. Cho các polime sau:
polibutadien, poliacrilonitrin, poli(etylen terephtalat), poli(hexametylen adipamit), policaproamit.
Số polime dùng để sản xuất tơ là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 66: Khi lên men m gam glucozơ thì thu được 0,15 mol C2H5OH. Mặt khác, m gam glucozơ tác
dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 0,25 mol Ag. Hiệu suất của quá trình lên
men là
A. 70%. B. 60%. C. 80%. D. 75%.
Câu 67: Triglixerit X phản ứng với H2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được triglixerit no Y (Y được tạo ra từ
một axit béo). Số công thức cấu tạo có thể có của X là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 68: Cho các phát biểu sau:
(a) Tinh bột, tristearin và lòng trắng trứng đều bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng.
(b) Phân tử peptit Ala-Gly-Glu-Gly chứa 5 nguyên tử oxi.
(c) Trong cơ thể người, chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng.
(d) Ở điều kiện thường metylamin là chất khí còn trimetylamin là chất lỏng.
(e) PVC được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.

2
Pham Van Trong Education Khóa cấp tốc 14 ngày môn Hóa học

Câu 69: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, Fe2O3 bằng dung dịch HCl thu được dung dịch Y.
Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được (m + 1,8) gam kết tủa. Biết trong X,
nguyên tố oxi chiếm 30,769% về khối lượng. Giá trị của m là:
A. 5,20. B. 5,31. C. 5,53. D. 5,51.
Câu 70: Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm propen, axetilen và hiđro với xúc tác Ni trong bình kín (chỉ
xảy ra phản ứng cộng H2), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 17,5. Đốt cháy hết Y, thu được
0,29 mol CO2 và 0,36 mol H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,37. B. 0,19. C. 0,21. D. 0,26.
Câu 71: Nhiệt phân hoàn toàn 44,1 gam hỗn hợp X gồm AgNO3 và KNO3 thu được hỗn hợp khí Y. Trộn
Y với a mol NO2 rồi cho toàn bộ vào nước, thu được 6 lít dung dịch Z (chứa một chất tan duy nhất) có
pH = 1. Sau phản ứng không có khí thoát ra. Giá trị của a là
A. 0,5. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,3.
Câu 72: Cho sơ đồ chuyển hoá:
+𝑋 +𝑌 +𝑋 +𝑍
NaHCO3 → E → NaHCO3 → F → NaHCO3
Biết: X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hoá học của phản
ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y, Z thoả mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. Ca(OH)2, HCl, NaOH. B. Ba(OH)2, CO2, HCl.
C. HCl, NaOH, CO2. D. NaOH, CO2, HCl.
Câu 73: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Cu vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch FeCl3 (đun nóng, khuấy đều).
(2) Cho Fe3O4 vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch chứa H2SO4 (loãng, đun nóng).
(3) Cho Fe vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch AgNO3 (đun nóng).
(4) Cho K vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch CuSO4.
(5) Cho Ca(HCO3)2 vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch KOH.
Biết các phản ứng của thí nghiệm xảy ra hoàn toàn. Vậy số trường hợp mà dung dịch trong ống nghiệm
sau phản ứng có chứa hai muối là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 74: Cho một lượng tinh thể Cu(NO3)2.7H2O vào dung dịch chứa 0,16 mol NaCl thu được dung
dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp, trong thời gian t giây ở
anot thoát ra 3,584 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng
thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 8,96 lít (đktc). Cho m gam bột Fe vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng
thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,6m gam rắn. Giá trị của m là:
A. 14,4. B. 15,68. C. 14. D. 28.
Câu 75: Hỗn hợp T gồm ba este X, Y, Z (MX < MY < MZ < 150) đều có công thức phân tử dạng CnHnO2.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T cần vừa đủ 53,76 lít oxi (đktc), sau phản ứng thu được nước và
96,8 gam CO2. Nếu xà phòng hóa hoàn toàn 19,9 gam hỗn hợp T cần vừa đủ dung dịch có chứa 0,25
mol NaOH thu được phần hữu cơ gồm hai ancol và 24,05 gam hỗn hợp M chứa 3 muối G, U, V (80 <
MG < MU < MV). Cho các phát biểu sau:
(a) X có khả năng tham gia phản ứng tráng gương;
(b) Y chiếm 27,64% về khối lượng trong E;
(c) G và U là muối của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở;
(d) Trong M, muối U chiếm khối lượng lớn nhất;
(e) Z có bốn công thức cấu tạo thỏa mãn.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

3
Pham Van Trong Education Khóa cấp tốc 14 ngày môn Hóa học

Câu 76: Nung m gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2, Fe và FeCO3 trong bình kín không chứa không khí,
sau một thời gian thu được thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 145/13 và chất rắn Z.
Đem lượng rắn Z phản ứng vừa đủ với 1,2 mol H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch chỉ chứa (m +
31,6) gam muối sunfat trung hòa và 2,24 lít khí SO2 (đktc) duy nhất. Biết rằng trong X oxi chiếm
44,86% về khối lượng. Giá trị gần nhất của m là
A. 130. B. 141. C. 128. D. 117.
Câu 77: Hỗn hợp E gồm hai triglixerit X và Y có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Xà phòng hóa hoàn toàn
E bằng dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp muối gồm C15H31COONa, C17H31COONa và
C17H33COONa. Khi cho m gam E tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, t°) thì số mol H2 phản ứng tối đa là
0,14 mol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được 5,3 mol CO2 và 4,96 mol H2O. Phần % về
khối lượng của X trong m gam E là
A. 37,25%. B. 38,72%. C. 37,55%. D. 39,94%.
Câu 78: Cho chất hữu cơ X no, mạch hở (phân tử chứa các nhóm -OH; -COO-; -COOH; -CH2-; không có
nhóm khác). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một sản phẩm
hữu cơ Y duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 0,9 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Cho các phát
biểu sau:
(a) Khối lượng của phân tử X là 234.
(b) Đốt cháy hoàn toàn X, thu được số mol CO2 bằng số mol O2 đã phản ứng.
(c) Khối lượng của Y thu được là 33,6 gam.
(d) Phần trăm khối lượng nguyên tố oxi trong Y là 42,86%.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 79: Cho a mol hỗn hợp X gồm CO2 và hơi nước qua than nóng đỏ (đến khi C phản ứng hết 0,02
mol), thu được 0,12 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2, CO2. Hấp thụ toàn bộ Y vào 200 ml dung dịch Z gồm
NaOH 0,25M và Ba(OH)2 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T và m gam kết tủa. Cho từ từ
dung dịch HCl vào T, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của m là


A. 6,895. B. 7,880. C. 8,865. D. 9,850.
Câu 80: Cho các bước ở thí nghiệm sau:
- Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
- Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
- Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.
Cho các phát biểu sau:
(1) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.
(2) Ở bước 2 thì anilin tan dần.
(3) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
(4) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.
(5) Sau khi làm thí nghiệm, rửa ống nghiệm bằng dung dịch HCl, sau đó tráng lại bằng nước sạch.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
---------------HẾT---------------
4

You might also like