Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Thầy Phan Danh Hiếu

RỪNG XÀ NU
Nguyễn Trung Thành

I. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM


1. Tác giả
- Nguyễn Trung Thành: gắn bó với Tây Nguyên trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp – Mỹ.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: viết vào mùa hè đỏ lửa năm 1965
- Xuất xứ: in lần đầu trên tạp chí “Văn nghệ miền Trung trung
bộ”; sau được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện
Ngọc”.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Hình tượng rừng xà nu
Luận điểm 1. Rừng xà nu gắn bó máu thịt với nhân dân Xô Man
trong đời sống vật chất và tinh thần.
- Từ “xà nu” được nhắc lại gần 20 lần trong tác phẩm: rừng xà
nu, đồi xà nu, ngọn xà nu, nhựa xà nu, cây xà nu, lửa xà nu… =>
tạo nên điệp khúc và tạo nên mạch ngầm của tác phẩm.
- Xà nu gắn bó với đời sống vật chất.
+ Khói xà nu xông đen kịt tấm bảng nứa.
+ Trong những sinh hoạt cộng đồng, bếp lửa xà nu là nơi
tập trung cả dân làng.
- Trong đời sống tinh thần: Xà nu gắn liền với những sự kiện
lịch sử của Xô Man.
+ Lửa cháy trên mười ngón tay Tnú là ngọn đuốc soi
đường, là ngòi nổ của cuộc đồng khởi.
+ Chứng kiến lịch sử làng Xô Man đánh Mỹ, chứng kiến
cuộc nổi dậy của dân làng.
Luận điểm 2. Rừng xà nu mang vẻ đẹp bi tráng, trong đau thương
vẫn toát lên vẻ đẹp hào hùng, kiêu dũng, hiên ngang.
Thầy Phan Danh Hiếu
- Cái bi (rừng xà nu chịu nhiều đau thương mất mát): thể
hiện qua bút pháp miêu tả, nhân cách hóa, sử dụng cả kỹ thuật điện
ảnh.
+ Toàn cảnh: “Cả rừng xà nu, hàng vạn cây, không có cây
nào là không bị thương” => ngắt nhịp chậm, đều, tình cảm xót xa
trước cảnh cả cánh rừng chìm trong lửa đạn kẻ thù, cháy xém, đứt
đoạn…Tang thương trùm lên cả cánh rừng.

+ Cận cảnh:
Dẫn chứng 1. “Có những cây bị đạn đại bác […] cục máu
lớn”.
Dẫn chứng 2. “Có những cây con […] cây chết”.
Sử dụng nhiều từ ngữ chỉ đau thương mất mát: bị chặt đứt,
đổ, vết thương, bầm, cục máu, không lành được, loét mãi ra,
chết…=> miêu tả tường tận, tỉ mỉ, chi tiết những mất mát đau thương
mà rừng xà nu phải gánh chịu. Qua đó tác giả đã tố cáo tội ác của
chiến tranh hủy diệt.
- Vẻ đẹp hào hùng (tráng):
+ Đẹp trong dáng ngã lẫm liệt, hoành tráng, hùng vĩ: “đổ
ào ào như một trận bão”.
+ Trong cái chết mà vẫn hiện hữu hương thơm và ánh
sáng.
++ Từ láy “ngào ngạt” chỉ hương thơm quyến rũ.
++ Từ láy “long lanh”: lấp lánh, lung linh…
Luận điểm 3. Cây xà nu hiện lên với sức sống hoang dại mãnh liệt
bất chấp sự hủy diệt của tội ác kẻ thù.
- Tương phản đối lập giữa cái chết và sự sống:
+ Sinh sôi
+ Nảy nở
+ Khỏe
+ Mọc lên
+ Ngã gục
<=> Sự sống + Lao thẳng
(Chết)
Thầy Phan Danh Hiếu
+ Phóng lên
+ Vượt lên
+ Thay thế
+ Ưỡn
+ Che chở
=> Sự sống đã lấn át cái chết, sự sinh sôi đã lấn át sự hủy diệt.
- Nhiều tính từ, nhiều mỹ từ tả sức sống dạt dào: ham ánh sáng/
nhựa cây thơm mỡ màng/ hình nhọn mũi tên/ đón lấy ánh nắng từng
luồng lớn…=> chất thơ lãng mạn về sức sống mãnh liệt của cây.
- Sức sống ấy còn được khẳng định qua chân lý: “Không có cây
gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố
chúng nó giết hết được cả rừng xà nu này”. Chân lý này như một
sự thách thức đối với kẻ thù.
Luận điểm 4. Rừng xà nu mang ý nghĩa biểu tượng.
- Quần thể cây xà nu có mối quan hệ sâu sắc với các thế hệ con
người Xô Man.
Cây xà nu Con người Xô Man
Đại thụ Cụ Mết
Trưởng thành Tnú – Mai- Dít…
Măng non Heng
- Xà nu biểu tượng cho những đau thương mất mát của con
người Xô Man: mỗi cây xà nu ngã xuống là một con người Xô Man
ngã xuống (anh Xút, bà Nhan, cái chết của mẹ con Mai…)
- Xà nu còn là biểu tượng cho sức sống thiên nhiên và con
người.
+ Cây mẹ ngã cây con mọc lên: Anh Xút bà Nhan hi sinh – Tnú
và Mai lớn lên kế tục nhiệm vụ - Mai ngã xuống – Dít trưởng thành-
Sau Dít có thế hệ những thằng bé Heng – thế hệ những cây xà nu
chưa lớn lên đã “nhọn hoắt như những mũi lê”.
“Truyền thống Tây Nguyên chảy vào cụ Mết, cụ Mết truyền qua
Tnú, Tnú truyền vào Mai, Mai truyền lại Dít, Dít truyền lại Heng,
Thầy Phan Danh Hiếu
Heng truyền vào những cây xà nu con “nhọn hoắt như những mũi
lê”.

2. Nhân vật Tnú


Luận điểm 1. Ở chặng đường thứ nhất, Tnú là đứa trẻ giàu lòng
tự trọng, bản lĩnh gan dạ, dũng cảm, kiên cường, hiên ngang bất
khuất, thủy chung – một lòng trung thành với cách mạng.
- Giàu lòng tự trọng: chi tiết học chữ thua Mai, Tnú tự cầm đá
đập vào đầu chảy máu ròng ròng.
+ Bên ngoài đó là hành động của đứa trẻ nông nổi, bồng
bột, nóng tính, trẻ con.
+ Bên trong là hình ảnh của con người giàu tự trọng, biết
tự trừng phạt bản thân, để nhắc nhở mình.
- Bản lĩnh gan dạ, dũng cảm, kiên cường, hiên ngang bất
khuất:
+ Chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi nhưng giàu kinh nghiệm đường
rừng.
+ Bị bắt, bị tra tấn tàn bạo.
- Thủy chung – một lòng trung thành với cách mạng.
+ Đặt tay lên bụng, chỉ cộng sản “Ở đây này”: => lời thề
sắt son, lời thề thủy chung đối với Đảng với cách mạng.

Luận điểm 2. Đến tuổi trưởng thành Tnú có lòng hận thù sâu
sắc với kẻ thù đã giày xéo quê hương anh, đã đẩy gia đình anh
vào bi kịch đau đớn.
- Vượt ngục trở về, Tnú đã xây dựng hạnh phúc cùng Mai.
- Vai trò của Tnú:
+ Đối với dân làng Xô Man: Tnú là linh hồn của cuộc khởi nghĩa.
+ Kẻ thù cũng đánh giá cao vai trò của Tnú: Tnú là con cọp dữ.
- Bi kịch:
+ Tnú đã chứng kiến cảnh tượng hãi hùng, đau thương khi Mai
và con bị giặc tắm máu bằng trận mưa roi sắt.
Thầy Phan Danh Hiếu
+ Hành động: tay bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay => vô
thức.
+ Chi tiết dữ dội nhất khi miêu tả về Tnú: đôi mắt như hai cục lửa
đỏ = > Đôi mắt “như hai cục lửa lớn” ấy là đôi mắt hận thù, đôi mắt
căm phẫn, đớn đau trước bi kịch gia đình.
Đó không chỉ là bi kịch của Tnú mà còn là bi kịch của dân làng
Xô Man bởi trong tay họ không có vũ khí, họ chỉ là hai bàn tay
không.
=> “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo” – chân lý cách
mạng: phải dùng bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách
mạng. Con đường cầm vũ khí đứng lên đáp trả kẻ thù là con đường
duy nhất để giải phóng dân tộc.
Luận điểm 3. Tnú là nhân vật sử thi mang tầm vóc thời đại. Anh
đại diện cho tinh hoa, khí phách anh hùng của con người Tây
Nguyên nói riêng, con người Việt Nam nói chung. Cuộc đời Tnú
từ đây tiêu biểu cho chân lý mà cụ Mết đã truyền dạy: “Chúng
nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
Ý 1. Trước bi kịch gia đình, Tnú kìm nén đau thương, đặt số
phận cộng đồng lên trên số phận cá nhân.
- Thái độ của Tnú: Bình thản trước nỗi đau. Điều Tnú quan tâm
không phải là cái chết của mẹ con Mai, điều Tnú quan tâm chính là
vận mệnh của Xô Man.
Ý 2. Khí phách phi thường của Tnú được bộc lộ trong thử
thách đặc biệt: lửa thử vàng gian nan thử sức.
- Chú ý phân tích đoạn trích Tnú bị giặc đốt mười đầu ngón tay.
Luận điểm 4. Vượt qua bi kịch cá nhân, bi kịch gia đình, Tnú
trở thành người chiến sĩ, người cán bộ chiến đấu dũng cảm và
có tinh thần kỷ luật cao.
- Dũng cảm
- Kỷ luật

You might also like