Hoa 12 - Chuyen de 3.4 - Bai Toan Amino Axit Co Ban

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Lớp Hóa 12 - Thầy Tùng tung.chem.hnue@gmail.

com

CHUYÊN ĐỀ 3.4: BÀI TOÁN AMINO AXIT CƠ BẢN


I. Phản ứng với axit (HCl, H2SO4,…)
Ví dụ 1: Cho 15,0 gam glyxin phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối
thu được là
A. 22,1 gam. B. 22,3 gam. C. 88 gam. D. 86 gam.
Ví dụ 2: Cho 8,24 gam α-amino axit X (phân tử có một nhóm −COOH và một nhóm −NH2) phản
ứng với dung dịch HCl dư thì thu được 11,16 gam muối. X là
A. H2NCH(C2H5)COOH. B. H2NCH2CH(CH3)COOH.
C. H2N[CH2]3COOH. D. H2NCH(CH3)COOH.
Ví dụ 3: Cho 14,55 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được
dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là
A. 16,73 gam. B. 8,78 gam. C. 20,03 gam. D. 25,50 gam.

● Dạng 5: Bài toán tìm lượng chất


Câu 1: Cho 22,5 gam alanin phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu
được là
A. 31,375 gam. B. 31,2 gam. C. 40,25 gam. D. 26,875 gam.

Câu 2: Cho 7,5 gam H2NCH2COOH tác dụng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch chứa m
gam muối. Giá trị của m là
A. 10,57. B. 11,15. C. 14,8. D. 11,05.

Câu 3: Cho 29,4 gam axit glutamic tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, khối lượng muối thu được là
A. 44,0 gam. B. 36,7 gam. C. 36,5 gam. D. 43,6 gam.

Câu 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin, valin và axit glutamic tác dụng vừa đủ với 400 ml dung
dịch HCl 1M thu được 52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 66,6. B. 37,8. C. 66,2. D. 37,4.

1
Lớp Hóa 12 - Thầy Tùng tung.chem.hnue@gmail.com

Câu 5: Cho 25,65 gam muối gồm H2NCH2COONa và H2NCH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với
250 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì khối lượng muối
do H2NCH2COONa tạo thành là
A. 29,25 gam. B. 18,6 gam. C. 37,9 gam. D. 12,4 gam.

● Dạng 6
Câu 6: Một α-amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác
dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là
A. axit glutamic. B. valin. C. alanin. D. glyxin.

Câu 7: Một α-amino axit X trong phân tử có một nhóm −NH2 và một nhóm −COOH. Cho 53,4
gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl thu được dung dịch chức 75,3 gam muối. Công thức
của X là
A. H2N−CH2−COOH. B. H2N−[CH2]3−COOH.
C. H2N−CH(CH3)−COOH. D. H2N−[CH2]2−COOH.

Câu 8: Một α-amino axit X chứa 1 nhóm −NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư) thu
được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2COOH. B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH3CH2CH(NH2)COOH. D. CH3CH(NH2)COOH.

Câu 9: X là amino axit no, mạch hở, đơn chức amin, đơn chức axit. Cho 0,1 mol X phản ứng hết
với dung dịch HCl dư thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là
A. glyxin. B. valin. C. alanin. D. lysin.

2
Lớp Hóa 12 - Thầy Tùng tung.chem.hnue@gmail.com

Câu 10: Phân tử amino axit X có mạch C không phân nhánh, có một nhóm −NH2 và một nhóm
−COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 37,65
gam muối. Công thức của X là
A. H2N−[CH2]3−COOH. B. H2N−CH2−COOH.
C. H2N−CH(CH3)−COOH. D. H2N−[CH2]2−COOH.

Câu 11: Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,15 mol X phản ứng
hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 16,725 gam muối. Tên gọi của X là
A. phenylalanin. B. valin. C. alanin. D. glyxin.

Câu 12: Trung hoà 1 mol α-amino axit X cần 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,286%
về khối lượng. Công thức cấu tạo của X là
A. H2N−CH2−COOH. B. H2N−CH2−CH(NH2)−COOH.
C. CH3−CH(NH2)−COOH. D. H2N−CH2−CH2−COOH.

Câu 13: Amino axit Y chứa 1 nhóm −COOH và 2 nhóm −NH2 cho 1 mol Y tác dụng hết với dung
dịch HCl và cô cạn thì thu được 205 gam muối khan. Tìm công thức phân tử của Y.
A. C5H12N2O2. B. C6H14N2O2. C. C5H10N2O2. D. C4H10N2O2.

Câu 14: Cho 100 ml dung dịch một amino axit 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl
0,5M, đun nóng. Sau phản ứng, cô cạn cẩn thận dung dịch được 4,34 gam muối khan. Công thức
phân tử của X là
A. C6H14O2N2. B. C6H13O2N2. C. C5H9O4N. D. C6H12O2N2.

3
Lớp Hóa 12 - Thầy Tùng tung.chem.hnue@gmail.com

Câu 15: Chất X là một amino axit thiên nhiên, mạch không nhánh, trong phân tử chỉ chứa một
nhóm −NH2 và một nhóm −COOH. Cho 13,1 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 16,75
gam muối khan. Tên gọi của X là
A. Axit 2-amino-2-metylpentanoic. B. Axit α-aminovaleric.
C. Axit -aminocaproic. D. Axit 2-aminohexanoic.

Câu 16: Amino axit X (có mạch cacbon không phân nhánh) là nguyên liệu được dùng để sản xuất
một loại gia vị dùng nhiều trong đời sống, trong phân tử X có một nhóm −NH 2 và hai nhóm
−COOH. Đem 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 18,35 gam muối. Công thức hóa học
phù hợp với điều kiện của X là
A. H2N−CH2−CH2−CH(NH2)−COOH. B. HOOC−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH.
C. HOOC−CH2−CH(NH2)−COOH. D. HOOC−CH2−CH2−CH(NH2)−COOH.

● Dạng 7
Câu 17: Mononatri glutamat (được dùng làm mì chính) tồn tại chủ yếu ở hai dạng sau:
NaOOC CH 2 2 CH COOH HOOC CH 2 2 CH COONa
| |
NH 2 NH 2
Cho a mol mononatri glutamat hòa tan vào dung dịch HCl dư, có b mol HCl phản ứng. Tỉ lệ a : b
tương ứng là
A. 1 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 2 : 1.

Câu 18: Cho 24,25 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được
dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 33,38 gam. B. 16,73 gam. C. 42,50 gam. C. 13,12 gam.
Câu 19: Cho 22,15 gam muối gồm CH2(NH2)COONa và CH2(NH2)CH2COONa tác dụng vừa đủ
với 250 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì lượng chất rắn thu được là
A. 65,46 gam. B. 46,46 gam. C. 45,66 gam. D. 46,65 gam.

4
Lớp Hóa 12 - Thầy Tùng tung.chem.hnue@gmail.com

Câu 20: Cho 25,65 gam muối gồm H2NCH2COONa và H2NCH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với
250 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng muối do
H2NCH2COONa tạo thành là
A. 29,25 gam. B. 18,6 gam. C. 37,9 gam. D. 12,4 gam.

II. Phản ứng với bazơ (NaOH, Ba(OH)2,…)


Ví dụ 4: Cho 0,03 mol Glyxin (H2N−CH2−COOH) phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH dư thu
được m gam muối. Giá trị của m là
A. 3,42. B. 3,39. C. 2,94. D. 2,91.
Ví dụ 5: Cho 10 gam NaOH vào dung dịch chứa 0,2 mol Gly thu được dung dịch X. Cô cạn X thu
được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 19,40. B. 24,25. C. 21,40. D. 20,50.
Ví dụ 6: Cho 17,64 gam axit glutamic vào 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 22,04. B. 19,10. C. 22,92. D. 21,32.
Ví dụ 7: Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối.
Công thức của X là
A. H2N−CH2−CH2−COOH. B. H2N−CH2CH2CH2COOH.
C. H2NCH2COOH. D. H2N−CH(CH3)−COOH.
Ví dụ 8: Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch
NaOH 0,5M thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH. B. H2NC3H5(COOH)2.
C. (NH2)2C4H7COOH. D. H2NC2H4COOH.
● Dạng 8
Câu 21: Trung hòa hết m gam glyxin (H2N−CH2−COOH) cần vừa đủ 200 ml dung dịch KOH
0,6M. Giá trị của m là
A. 8,90. B. 9,00. C. 7,50. D. 10,68.

Câu 22: Cho 0,11 mol glyxin tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được m gam muối. Giá trị của
m là
A. 12,65. B. 14,19. C. 12,21. D. 10,67.

5
Lớp Hóa 12 - Thầy Tùng tung.chem.hnue@gmail.com
Câu 23: Cho 7,5 gam glyxin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Phản ứng xong, khối lượng muối
thu được là
A. 9,8 gam. B. 9,9 gam. C. 11,5 gam. D. 9,7 gam.

Câu 24: Cho m gam glyxin phản ứng hết với dung dịch KOH (vừa đủ) thu được dung dịch chứa
28,25 gam muối. Giá trị của m là
A. 28,25. B. 21,75. C. 18,75. D. 37,50.

Câu 25: Cho 6 gam glyxin vào 50 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi các phản ứng hoàn toàn cô
cạn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 7,10. B. 4,85. C. 6,35. D. 6,85.

Câu 26: Cho 14,7 gam axit glutamic phản ứng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, kết thúc phản ứng
thu được dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
(biết phản ứng xảy ra hoàn toàn).
A. 22,7. B. 26,7. C. 19,1. D. 23,1.

Câu 27: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về
khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 20,532 gam muối. Giá trị
của m là
A. 13,8. B. 12,0. C. 13,1. D. 16,0.

Câu 28: Cho 12,55 gam muối CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M.
Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 18,95. B. 26,05. C. 34,60. D. 36,40.
6
Lớp Hóa 12 - Thầy Tùng tung.chem.hnue@gmail.com

● Dạng 9
Câu 29: Chất X là một α-amino axit no, phân tử chỉ chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH.
Cho 7,12 gam X tác dụng với NaOH dư thu được 8,88 gam muối. Chất X là
A. H2N−CH(CH3)−COOH. B. H2N−CH2−COOH.
C. H2N−CH2−CH2−COOH. D. C6H5−NH2.

Câu 30: Cho 4,45 gam một α-amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 5,55
gam muối. Công thức X là
A. H2N−CH2−CH2−COOH. B. CH3−CH2−CH(NH2)−COOH.
C. H2N−CH(CH3)−COOH. D. H2N−CH2−COOH.

Câu 31: Cho 8,9 gam amino axit X (phân tử có 1 nhóm −NH2 và 1 nhóm −COOH) phản ứng với
dung dịch KOH dư được 12,7 gam muối. Chất X là
A. alanin. B. H2N(CH2)3COOH.
C. glyxin. D. C3H7CH(NH2)COOH.

Câu 32: Một α-amino axit X (phân tử chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Cho 9,00
gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 11,64 gam muối. Chất X là
A. glyxin. B. axit glutamic. C. alanin. D. valin.

Câu 33: Cho 200 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch
NaOH 1M thu được dung dịch chứa 10 gam muối. Khối lượng mol phân tử của X là
A. 147. B. 89. C. 103. D. 75.

7
Lớp Hóa 12 - Thầy Tùng tung.chem.hnue@gmail.com

Câu 34: Cho 0,01 mol một amino axit X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt
khác, cần 1,5 gam X để tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch KOH 0,5M. Tên gọi của X là
A. lysin. B. glyxin. C. alanin. D. axit glutamic.

Câu 35: Cho 0,02 mol amino axit X (trong phân tử có một nhóm −NH2) phản ứng vừa đủ với 40
ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch chứa 3,82 gam muối. Công thức của X là
A. H2N−C2H4−COOH. B. H2N−C2H3−(COOH)2.
C. H2N−CH2−COOH. D. H2N−C3H5−(COOH)2.

Câu 36: Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng
thu được dung dịch chứa 20,9 gam muối. Số nguyên tử hiđro có trong X là
A. 9. B. 11. C. 7. D. 8.

Câu 37: Cho 100 ml dung dịch α-amino axit X nồng độ 1,0M tác dụng vừa đủ với 50 gam dung
dịch NaOH 8%, sau phản ứng hoàn toàn thu được 11,1 gam muối. Công thức của X là
A. H2NCH(CH3)COOH. B. (H2N)2C3H5COOH.
C. CH3CH2CH(NH2)COOH. D. H2NCH2CH(COOH)2.

Câu 38: Cho 100 ml dung dịch α-amino axit nồng độ 1M tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch
gồm NaOH 4% và KOH 5,6% thu được 11,9 gam muối. Công thức của X là
A. (NH2)2C4H7COOH. B. CH3CH2CH(NH2)COOH.
C. H2NCH2CH2COOH. D. H2NCH(CH3)COOH.

8
Lớp Hóa 12 - Thầy Tùng tung.chem.hnue@gmail.com

Câu 39: Một amino axit X chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH, trong đó oxi chiếm 35,955% khối
lượng. Lấy 13,35 gam X cho tác dụng 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 18,65 gam. B. 16,65 gam. C. 21,35 gam. D. 16,9 gam.

III. Bài toán tổng hợp phản ứng axit - bazơ


Ví dụ 9: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl
dư thu được (m + 13,87) gam muối. Mặt khác, lấy m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch
KOH dư thu được (m + 17,48) gam muối. Giá trị của m là
A. 41,06. B. 39,60. C. 32,25. D. 33,75.
Ví dụ 10: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1 M thu được
3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công
thức của X là
A. (H2N)2C3H5COOH. B. H2NC2H3(COOH)2.
C. H2NC3H6COOH. D. H2NC3H5(COOH)2.
Ví dụ 11: Cho 0,01 mol một amino axit X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt
khác 1,5 gam X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch KOH 0,5M. Tên gọi của X là
A. lysin. B. glyxin. C. alanin. D. valin.
Ví dụ 12: Cho 0,3 mol axit glutamic vào 300 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho
dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản
ứng là
A. 0,60 mol. B. 1,2 mol. C. 0,9 mol. D. 1,5 mol.
Ví dụ 13: Hòa tan hết 2,94 gam axit glutamic vào 600 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch
X. Cho NaOH vừa đủ vào X thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 7,33. B. 3,82. C. 8,12. D. 6,28.
Ví dụ 14: Hòa tan 6 gam glyxin vào 200 ml dung dịch hỗn hợp chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,15M
thu được dung dịch X. Cho 6,8 gam NaOH tan hết trong dung dịch X được dung dịch Y. Sau khi
các phản ứng hoàn toàn, cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 13,59. B. 14,08. C. 12,84. D. 15,04.
● Dạng 10
10.1. Bài toán tìm lượng chất
Câu 40: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch
NaOH dư thu được dung dịch Y chứa (m + 8,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng
hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Z chứa (m + 9,125) gam muối. Giá trị của m là
A. 30,95. B. 32,5. C. 41,1. D. 30,5.

9
Lớp Hóa 12 - Thầy Tùng tung.chem.hnue@gmail.com

Câu 41: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch
KOH dư thu được dung dịch Y chứa (m + 53,2) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng
hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là
A. 112,2. B. 165,6. C. 123,8. D. 171,0.

Câu 42: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin tác dụng tối đa với dung dịch KOH thu
được (m + 5,32) gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng tối đa với dung dịch HCl thu được
(m + 5,84) gam muối. Giá trị của m là
A. 14,64. B. 11,72. C. 17,58. D. 14,66.

Câu 43: Hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin. Biết:


+ Cho m gam X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M.
V
+ Cho m gam X phản ứng vừa đủ với lít dung dịch NaOH 2M.
2
Phần trăm khối lượng của axit glutamic trong X là
A. 33,48%. B. 35,08%. C. 50,17%. D. 66,81%.

Câu 44: Hỗn hợp X gồm glyxin và tyrosin (p-HO−C6H4−CH2−CH(NH2)−COOH). Cho m gam X
tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y chứa (m + 8,8) gam muối. Mặt
khác nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Z chứa (m +
10,95) gam muối. Giá trị của m là
A. 33,1. B. 46,3. C. 28,4. D. 31,7.

10.2. Bài toán tìm công thức của amino axit


Câu 45: Cho 0,01 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH.
Công thức của X có dạng nào trong các dạng sau?
A. H2NR(COOH)2. B. (H2N)2R(COOH)2. C. H2NRCOOH. D. (H2N)2RCOOH.
10
Lớp Hóa 12 - Thầy Tùng tung.chem.hnue@gmail.com

Câu 46: Cho 0,1 mol amino axit A phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,1 mol HCl. Cho 17,8
gam A phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl cho 25,1 gam muối. Amino axit A là
A. glyxin. B. alanin. C. axit glutamic. D. anilin.

Câu 47: Cho 0,01 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,20M. Mặt khác,
0,04 mol X tác dụng vừa đủ với 20 gam dung dịch NaOH 8% thu được 5,60 gam muối khan. Công
thức của X là
A. H2NC3H5(COOH)2. B. H2NC3H6COOH.
C. (H2N)2C2H3COOH. D. (H2N)2C3H5COOH.

Câu 48: Chất X là một amino axit. Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl
0,125M thu được 1,255 gam muối. Mặt khác, nếu 0,01 mol X tác dụng vừa hết với 25 gam dung
dịch NaOH 1,6%. Công thức của X là
A. H2NC3H5(COOH)2. B. (H2N)2C3H5COOH.
C. H2NC3H6COOH. D. H2NC2H4COOH.

Câu 49: Cho 4,41 gam α-amino axit X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 5,73 gam muối.
Mặt khác cũng lượng X trên tác dụng với HCl dư thu được 5,505 gam muối clorua. Công thức cấu
tạo của X là
A. HOOC−CH2CH2CH(NH2)COOH. B. CH3CH(NH2)COOH.
C. HOOC−CH2CH(NH2)CH2COOH. D. cả A và C.

Câu 50: Cho Y là một amino axit. Khi cho 0,02 mol Y tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dung
dịch HCl 0,25M và thu được 3,67 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol Y tác dụng với dung dịch
11
Lớp Hóa 12 - Thầy Tùng tung.chem.hnue@gmail.com
KOH thì cần dùng 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Công thức của Y là
A. H2NC3H6COOH. B. H2NC3H5(COOH)2.
C. H2NC2H3(COOH)2. D. (H2N)2C3H5COOH.

Câu 51: Cho 200 ml dung dịch amino axit X 0,1M tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch H 2SO4
0,05M. Mặt khác lượng dung dịch amino axit trên tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH
4% tạo ra 3,82 gam muối. Công thức của X là
A. H2N−CH2−COOH. B. H2NC2H3(COOH)2.
C. H2NC3H5(COOH)2. D. (H2N)2C3H5COOH.

Câu 52: Hỗn hợp X gồm hai amino axit no (chỉ chứa hai loại nhóm chức −COOH và −NH2), trong
đó tỉ lệ mO : mN = 24 : 7. Để tác dụng hết với 11,8 gam hỗn hợp X cần 100 ml dung dịch HCl 1M.
Mặt khác, cho 11,8 gam X tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được m gam muối. Giá trị
của m là
A. 14,2. B. 16,5. C. 15,1. D. 13,4.

Câu 53: Hỗn hợp X gồm một số amino axit (chỉ chứa nhóm chức −COOH và −NH2 trong phân
tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 16 : 7. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần 120 ml dung
dịch HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi
cô cạn thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 14,20. B. 16,36. C. 14,56. D. 13,84.

Câu 54: Hợp chất Y là một α-amino axit (có 1 nhóm −NH2) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch
HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối. Mặt khác, trung hoà 1,47 gam Y bằng một lượng vừa đủ dung
dịch NaOH, cô cạn dung dịch thu được 1,91 gam chất rắn. Biết Y có cấu tạo mạch không nhánh.
Công thức cấu tạo của Y là
A. H2NCH2CH2COOH. B. CH3CH(NH2)COOH.
C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. D. HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH.

12
Lớp Hóa 12 - Thầy Tùng tung.chem.hnue@gmail.com

Câu 55: Cho X là một amino axit. Đun nóng 100 ml dung dịch X 0,2M với 80 ml dung dịch NaOH
0,25M thì thấy vừa đủ và tạo thành 2,5 gam muối khan. Mặt khác để phản ứng với 200 gam dung
dịch X 20,6% phải dùng vừa hết 400 ml dung dịch HCl 1M. Xác định công thức cấu tạo có thể có
của X. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.

● Dạng 11
11.1. Bài toán tìm lượng chất trước phản ứng
Câu 56: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho
dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản
ứng là
A. 0,50 mol. B. 0,65 mol. C. 0,35 mol. D. 0,55 mol.

Câu 57: Cho 0,1 mol lysin tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Dung
dịch X tác dụng vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 400. B. 100. C. 300. D. 200.

Câu 58: Cho 15 gam glyxin vào dung dịch HCl thu đuợc dung dịch X chứa 29,6 gam chất tan. Để
tác dụng vừa đủ với chất tan trong X cần dung V lít dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là
A. 0,4. B. 1,2. C. 0,6. D. 0,3.

Câu 59: Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol axit glutamic và 0,1 mol lysin vào 250 ml dung dịch NaOH
2M thu được dung dịch Y. Cho HCl dư vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,

13
Lớp Hóa 12 - Thầy Tùng tung.chem.hnue@gmail.com
số mol HCl đã phản ứng là
A. 0,85. B. 0,75. C. 0,65. D. 0,72.

Câu 60: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH
(lysin) vào 400 mol dung dich HCl 1M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 800 ml
dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là
A. 0,2. B. 0,25. C. 0,15. D. 0,1.

11.2. Bài toán tìm lượng chất sau phản ứng


Câu 61: Cho 0,15 mol alanin vào 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Cho X tác
dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan.
Giá trị của m là
A. 30,90. B. 17,55. C. 18,825. D. 36,375.

Câu 62: Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH thu được dung
dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 55,600. B. 53,775. C. 61,000. D. 32,250.

Câu 63: Cho 15 gam glyxin vào 300 ml dung dịch HCl thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa
đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan.
Giá trị của m là
A. 53,95. B. 44,95. C. 22,60. D. 22,35.

Câu 64: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu được
dung dịch X. Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
14
Lớp Hóa 12 - Thầy Tùng tung.chem.hnue@gmail.com
toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là
A. 62. B. 57. C. 51. D. 49.

Câu 65: Cho 15 gam glyxin vào dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 1M thu được dung dịch Y chứa
31,14 gam chất tan. Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch Z chứa m
gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 41,25. B. 43,46. C. 42,15. D. 40,82.

Câu 66: Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung
dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng với 400 ml dung
dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 8,09. B. 10,45. C. 10,43. D. 6,38.

Câu 67: Cho 20,15 gam hỗn hợp X gồm (H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH) tác dụng với
200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung
dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X là
A. 58,53% và 41,47%. B. 55,83% và 44,17%.
C. 53,58% và 46,42%. D. 52,59% và 47,41%.

Câu 68: Cho 0,15 mol một amino axit X mạch hở phản ứng vừa đủ với 150 ml dung dịch HCl 1M,
sau phản ứng thu được dung dịch X. Để phản ứng hết với dung dịch X cần 300 ml dung dịch NaOH
1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 29,625 gam chất rắn khan. X là
A. Glutamic. B. Glyxin. C. Alanin. D. Valin.

15

You might also like