231007 - TrH GP - NV6 - ĐỀ MINH HỌA 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

HỆ THỐNG GIÁO DỤC VINSCHOOL

TRƯỜNG PTLC VINSCHOOL GRAND PARK


ĐỀ MINH HỌA MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6
NĂM HỌC 2023 - 2024
THỜI GIAN: 90 PHÚT Mã đề 01
(Đề thi gồm 02 trang)
HỌ VÀ TÊN:___________________________ LỚP:___________ NGÀY:_________________
(Học sinh làm bài trên giấy thi)

A. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)


Ngữ liệu 1:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6:
(Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm)
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
Hùng Vương thứ sáu, lúc về già, muốn truyền ngôi cho con. Nhưng vì có đến hai mươi người con
trai, ngôi báu lại chỉ có thể truyền cho một người, vua bèn nghĩ cách chọn người thật xứng đáng.
Nhân dịp đầu xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo: “Ai trong số các con tìm được thức ăn ngon
lành, để bày cỗ dâng Trời Đất, tổ tiên có ý nghĩa nhất, ta sẽ truyền ngôi cho.”
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng được truyền
ngôi báu Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của vua Hùng là Lang Liêu tỏ ra rất băn khoăn,
lo lắng. Lang Liêu là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, rất mực hiếu thảo. Nhưng chẳng may mẹ mất
sớm, thiếu người chỉ vẽ nên chàng chưa biết làm món gì để tham dự cuộc thi.
Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có
gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người, ăn mãi không chán. Con hãy lấy gạo nếp làm
bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột
bánh, để để tượng hình Cha Me sinh thành.
Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Theo lời thần dặn, chàng chọn gạo nếp thật dẻo thơm làm
những chiếc bánh vuông vức, có nhân thịt đậu, để tượng hình Đất. Lại lấy lá xanh bọc ngoài, chẻ lạt
buộc lại cẩn thận, rồi cho vào nồi lớn đổ nhiều nước, đun thật kĩ. Cũng với gạo nếp ấy, chàng đồ xôi,
giã nhuyễn, làm thành những chiếc bánh tròn trặn, xinh xắn để tượng hình Trời, ...
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày trên mâm cỗ mình làm để dự thi.
Trong khi đó, mâm cỗ của Lang Liêu chỉ bày hai loại bánh. Vua Hùng xem lướt qua các mâm cỗ, rồi
dùng lại rất lâu trước những chồng bánh của Lang Liêu, tỏ vẻ ngạc nhiên, thích thú. Vua cho gọi Lang
Liêu đến, hỏi về các thứ bánh này. Chàng đem chuyện gặp thần trong mộng kể lại và giải thích về
nguyên liệu, cách làm và ý nghĩa từng loại bánh.
Vua Hùng nếm thử, thấy bánh ngon và có ý nghĩa, bèn cho họp mọi người lại, truyền rằng:
“Những chiếc bánh tròn này tượng hình Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Còn những chiếc bánh vuông
tượng hình Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Bánh có thịt mỡ, đậu xanh, lá dong, ... là tượng hình cầm
thú, cây cỏ muôn loài, ...; lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý nhắc người ta sống thân ái, đùm bọc
nhau, Lang Liêu đã dâng lễ vật rất hợp ý ta. Vậy ta truyền ngôi cho con”.
Và cũng từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Mỗi khi Tết đến, nhà nhà
làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cùng Trời Đất và tổ tiên.
(Theo Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo, tập một, tr.29-30)

Lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau (từ câu 1 đến câu 6):
1. Sắp xếp các sự việc sau theo trình tự hợp lý:
SỰ VIỆC

a. Lang Liêu trằn trọc vì không biết lấy gì dâng lên vua vì hoàn cảnh khó khăn của mình.

b. Vua Hùng ra điều kiện để nối ngôi.

c. Lang Liêu được thần chỉ cho cách làm bánh để đem dâng vua.

d. Vua Hùng đã lớn tuổi và muốn tìm người tài giỏi để nối ngôi.

e. Những người con của vua Hùng ai cũng ra sức đi tìm những của ngon vật lạ về cho vua cha để
được nhường ngôi.

f. Vua Hùng rất ưng ý với món bánh Lang Liêu dâng lên và quyết định nhường ngôi cho chàng.

A. a-b-d-e-f-c
B. d-b-e-a-c-f
C. a-c-d-f-e-b
D. d-e-c-a-f-b
2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba.
D. Đan xen nhiều ngôi kể.
3. Tìm từ Hán Việt trong câu sau: “Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày
trên mâm cỗ mình làm để dự thi.”.
A. Ngày hẹn
B. Hoàng tử
B. Đủ thứ
C. Mâm cỗ
4. Chi tiết kì ảo trong câu chuyện trên là:
A. Lang Liêu được thần chỉ cho cách làm bánh để đem dâng vua.
B. Bánh hình tròn và hình vuông tượng hình Trời và Đất.
C. Những người con của vua Hùng ai cũng ra sức đi tìm những của ngon vật lạ.
D. Vua Hùng quyết định nhường ngôi cho Lang Liêu.
5. Chi tiết kì ảo trong câu chuyện có ý nghĩa:
A. Làm cho câu chuyện đúng là thể loại truyện cổ tích.
B. Làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, lôi cuốn; Khẳng định: Người hiền hậu, chăm chỉ, hiếu thảo sẽ
được giúp đỡ.
C. Làm cho câu chuyện gần gũi hơn với người nghe, người đọc.
D. Không có ý nghĩa
6. Chủ đề của câu chuyện trên là:
A. Ngợi ca Lang Liêu hiếu thảo
B. Ngợi ca cách vua Hùng chọn người nối ngôi
C. Giải thích vì sao Lang Liêu được thần chỉ cách làm bánh chưng, bánh giầy
D. Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở
buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, nghề nông.
Ngữ liệu 2
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 7 đến câu 12:
(Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm)
Việt Nam quê hương ta
Nguyễn Đình Thi
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
(Theo Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo, tập một, tr.64)
Lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau (từ câu 7 đến câu 12):
7. Bài thơ trên được gieo vần:
A. Tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần với tiếng thứ 8 của dòng bát. Tiếng thứ 8 của dòng bát gieo vần
với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo.
B. Tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần với tiếng thứ 6 của dòng bát. Tiếng thứ 8 của dòng bát gieo vần
với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo.
C. Tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần với tiếng thứ tám của dòng bát. Tiếng thứ 6 của dòng bát gieo
vần với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
8. Bài ca dao trên được sáng tác theo thể thơ lục bát biến thể?
A. Đúng
B. Sai
9. Từ láy “mênh mông” trong câu thơ “Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn” có tác dụng:
A. Gợi tả cảnh bầu trời thật đẹp
B. Gợi tả biển cả rộng lớn, bao la
C. Gợi tả cảnh vật không đâu đẹp bằng
D. Gợi tả cánh đồng lúa rộng mênh mông
10. Câu thơ “Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều” có mấy từ láy:
A. 1 (rập rờn)
B. 2 (cánh cò, rập rờn)
C. 3 (cánh cò, rập rờn, mây mờ)
D. 4 (cánh cò, rập rờn, mây mờ, sớm chiều)
11. Ý nghĩa của câu thơ “Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn” là:
A. Nhấn mạnh màu áo nâu của những chàng trai, cô gái.
B. Nhấn mạnh hình ảnh những mặt người in trên những chiếc áo nâu.
C. Nhấn mạnh sự vất vả, đức tính cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động của ông cha ta từ ngàn
đời xưa.
D. Tô đậm hình ảnh những chiếc áo nâu nhuộm bùn.
12. Bài thơ mang ý nghĩa:
A. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam
B. Ca ngợi vẻ đẹp con người Việt Nam
C. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp con người Việt Nam
D. Ca ngợi sự cần cù chịu khó trong lao động của con người Việt Nam

Thực hiện các yêu cầu từ 13 đến 14 (mỗi câu 1.0 điểm)
13. Ngoài chi tiết kì ảo, em còn ấn tượng với chi tiết nào trong văn bản? Nêu chi tiết đó và trình
bày suy nghĩ của em.
14. Chỉ ra điểm giống nhau về thể thơ và hình ảnh trong câu ca dao:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
Và 2 câu trong bài thơ “Việt Nam quê hương ta” của Nguyễn Đình Thi:
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
B. VIẾT (5.0 điểm)
Học sinh chọn 01 trong 02 yêu cầu sau:
Câu 1 (5 điểm): Thay lời Lang Liêu trong câu chuyện “Bánh chưng, bánh giầy” để kể lại câu
chuyện.
Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Cấu trúc mạch lạc, đảm bảo bố cục bài văn.
b. Sử dụng ngôi kể phù hợp, xác định được những sự việc chính trong câu chuyện để kể lại.
c. Sử dụng được văn phong và các từ ngữ phù hợp với yêu cầu của bài kể chuyện.
d. Viết đúng các quy tắc chính tả và ngữ pháp.
Câu 2:
Yêu cầu 1 (1.5 điểm):
Sáng tác 1 bài thơ lục bát (tối thiểu 4 dòng thơ) về chủ đề quê hương đất nước.
Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Đúng luật của thơ lục bát (lục bát truyền thống hoặc biến thể)
b. Nội dung gần gũi, phù hợp với lứa tuổi, bộc lộ những tình cảm đẹp đẽ, chân thành
c. Ngôn ngữ thích hợp, sinh động, gợi cảm
Yêu cầu 2 (3.5 điểm):
Viết một đoạn văn (7-10 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Việt Nam quê hương
ta” của Nguyễn Đình Thi.
Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Cấu trúc mạch lạc, đảm bảo hình thức đoạn văn
b. Sử dụng được các bằng chứng trong ngữ liệu 2 để minh họa cho cảm nhận
c. Sử dụng được văn phong và các từ ngữ phù hợp với yêu cầu của bài cảm nhận
d. Viết đúng quy tắc chính tả và ngữ pháp

***************HẾT***************
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu – Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ MINH HỌA 2
NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 6
ĐỀ SỐ 02

PHẦN CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG CHẤM BIỂU


ĐIỂM
A. Đọc Câu 1: B 0.25 điểm
hiểu Câu 2: C
/ câu
Câu 3: B
Câu 4: A
Câu 5: B
Câu 6: D
Câu 7: B
Câu 8: B
Câu 9: B
Câu 10: A
Câu 11: C
Câu 12: C
Câu 13: - HS nêu được 1 chi tiết 0,25 điểm
Trình bày suy - HS giải thích được lí do vì sao mình ấn tượng một cách
0,75 điểm
nghĩ về một chi hợp lí
tiết em ấn tượng
trong truyện
“Bánh Chưng,
bánh giầy” (Chi
tiết nào? Vì sao
em ấn tượng?)
Câu 14: - Giống nhau: 0,5 điểm
Chỉ ra điểm + Thể thơ: lục bát
0,5 điểm
giống nhau về + Hình ảnh: Con cò – một hình ảnh quen thuộc, gắn liền
thể thơ và hình với đồng ruộng Việt Nam.
ảnh trong câu ca
dao:
Con cò bay lả
bay la
Bay từ cửa phủ
bay ra cánh
đồng
Và 2 câu trong
bài thơ “Việt
Nam quê hương
ta” của Nguyễn
Đình Thi:
Cánh cò bay lả
rập rờn
Mây mờ che
đỉnh Trường Sơn
sớm chiều

B. Tạo lập Câu 1: a. Yêu cầu về hình thức: 5 điểm


văn bản Thay lời Lang - Đảm bảo bố cục bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài và 0.5 điểm
Liêu trong câu kết bài.
chuyện “Bánh - Sử dụng từ ngữ để liên kết và mạch lạc giữa các ý
chưng, bánh - Sử dụng văn viết (không dùng văn nói)
giầy” để kể lại b. Yêu cầu về nội dung:
câu chuyện. * Mở bài: nhân vật tự giới thiệu về mình và lý do kể câu 0.25 điểm
. chuyện
* Thân bài: 2.5 điểm
- Đóng vai nhân vật để kể lại các sự việc chính trong câu
chuyện theo trình tự hợp lí. Các sự việc chính:
+ Vua Hùng đã lớn tuổi và muốn tìm người tài giỏi để nối
ngôi.
+ Vua Hùng ra điều kiện để nối ngôi.
+ Những người con của vua Hùng ai cũng ra sức đi tìm
những của ngon vật lạ về cho vua cha để được nhường
ngôi.
+ Lang Liêu trằn trọc vì không biết lấy gì dâng lên vua vì
hoàn cảnh khó khăn của mình.
+ Lang Liêu được thần chỉ cho cách làm bánh để đem dâng
vua.
+ Vua Hùng rất ưng ý với món bánh Lang Liêu dâng lên và
quyết định nhường ngôi cho chàng.
- Biết đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp (ví dụ: lo 1 điểm
lắng khi chưa biết sẽ chuẩn bị lễ vật gì; vui mừng khi được
thần chỉ cách, …)
* Kết bài: bức thông điệp/ lời nhắn gửi. 0.25 điểm
c. Chính tả, sáng tạo:
- Viết đúng các quy tắc chính tả và ngữ pháp. 0.25 điểm
- Bài làm thể hiện tính sáng tạo, giọng điệu riêng. 0.25 điểm

Câu 2: Bài thơ đảm bảo các yêu cầu sau: 1.5 điểm
Yêu cầu 1: a. Đúng luật của thơ lục bát (truyền thống hoặc biến thể) 0.5 điểm
Sáng tác 1 bài b. Nội dung phù hợp chủ đề, phù hợp với lứa tuổi, bộc lộ 0.75 điểm
thơ lục bát (tối những tình cảm đẹp đẽ, chân thành
thiểu 4 câu) về 0.25 điểm
c. Ngôn ngữ thích hợp, sinh động, gợi cảm
chủ đề quê
hương đất nước.

Câu 2: 3. 5 điểm
Yêu cầu 2: a. Yêu cầu về hình thức: 0.5 điểm
Viết một đoạn - Đảm bảo bố cục đoạn văn gồm 3 phần: mở đoạn, thân
văn (7-10 câu)
đoạn và kết đoạn.
ghi lại cảm xúc
của em sau khi - Sử dụng từ ngữ để liên kết và mạch lạc giữa các ý
đọc bài thơ “Việt - Sử dụng văn viết (không dùng văn nói)
Nam quê hương b. Yêu cầu về nội dung: 0.25 điểm
ta” của Nguyễn * Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ, bày tỏ cảm xúc chung của
Đình Thi. em
* Thân đoạn:
1 điểm
- Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một khía cạnh
nội dung của bài thơ: nêu được vẻ đẹp thiên nhiên, con
người Việt Nam trong bài thơ. 1 điểm
- Thể hiện được cảm nhận về 1 số yếu tố hình thức nghệ
thuật của bài thơ: thể thơ lục bát, hình ảnh đẹp, các biện
pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, từ láy…
- Trích dẫn được các bằng chứng trong văn bản để làm rõ
0.5 điểm
cho cảm xúc về nội dung và cảm nhận về nghệ thuật của
bài thơ.
* Kết đoạn: Kết lại được những suy nghĩ bài thơ gợi nên 0.25 điểm
trong em
Lưu ý:
- HS không cần nêu hết các đặc điểm nội dung, nghệ thuật
mà có thể chỉ cần tập trung vào một số đặc điểm em ấn
tượng.
- HS không viết thành một đoạn văn, tác thành nhiều đoạn
-0,5 điểm.

You might also like