Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH

NGHIÊN CỨU DINH DƯỠNG Ở


TRẺ BIẾNG ĂN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Khánh


Lô Vĩnh Kỷ
Phan Thị Thanh Loan
Huỳnh Thị Huệ
Nguyễn Thị Liên
Trần Duy Anh
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………….2


I.Định nghĩa…………………………………………………….5
II.Nguyên nhân, các tác động, yếu tố làm cho trẻ biếng ăn…….8
III.Dấu hiệu, đặc điểm để nhận biết trẻ biếng ăn………………11
IV.Hậu quả……………………………………………………..12
V.Giải pháp…………………………………………………….15
KIẾN NGHỊ……………………………………………………17
ĐẶT VẤN ĐỀ
Biếng ăn là khi trẻ ăn không đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu,
dẫn đến trẻ có biểu hiện chậm tăng trưởng [1]. Đây là một trong
những hành vi cho thấy trẻ có sự khó khăn hay không chấp nhận
thức ăn [2]- một vấn đề rất phổ biến ở trẻ em nhưng cho đến nay
vẫn chưa có một định nghĩa nào rõ ràng, nhất quán và cũng chưa
có tiêu chuẩn thống nhất để đánh giá.
Hiện nay khi cho trẻ ăn, cha mẹ thường gặp khó khăn như trẻ
hiếu động lơ là chuyện ăn uống, trẻ kén ăn. Bé biếng ăn chậm
lớn đang trở thành nỗi nỗi trăn trở của nhiều phụ huynh có con
nhỏ. Theo các chuyên gia Nhi khoa, nếu chứng biếng ăn ở trẻ
kéo dài, có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự
phát triển trí não và thể chất của trẻ. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ
không cần bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác ngoài sữa
mẹ hoặc sữa công thức hay sự kết hợp của cả hai. Nhu cầu dinh
dưỡng của trẻ sơ sinh được đáp ứng tốt nhất bởi người mẹ, sữa
mẹ giúp xây dựng khả năng miễn dịch của trẻ. Sau 4 tháng, hệ
tiêu hóa của trẻ đã tương đối hoàn chỉnh, có thể giúp bé tiêu hóa
những thức ăn khác ngoài sữa. Do đó, trong khoảng thời gian từ
4-6 tháng tuổi, bên cạnh bú sữa, có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn
dặm thêm những thức ăn lỏng. Từ 6-8 tháng tuổi, tiếp tục cho bé
bú mẹ hoặc sữa thay thế từ 3-5 lần một ngày. Bé sẽ bắt đầu bú ít
sữa mẹ hoặc sữa thay thế khi mà thức ăn đặc trở thành nguồn
dinh dưỡng chính. Thời điểm này, bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn
các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác: rau (khoai tây,
đậu xanh, cà rốt và đậu Hà Lan) đều là những lựa chọn tốt, chúng
nên được nấu chín kỹ và nghiền, trái cây (chẳng hạn như chuối
nghiền, bơ, đào, hoặc táo). Từ 8-12 tháng tuổi, nên tiếp tục cho
trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế 3-4 lần/ ngày. Ở độ tuổi này, cần
bổ sung thêm các loại thịt băm vào khẩu phần ăn của trẻ. Khi trẻ
được 1 tuổi, nên tăng dần lượng thức ăn dặm, bé sẽ bú hoặc uống
ít sữa hơn. Lúc này bé cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng
từ thịt, trái cây, rau, bánh mì và hạt ngũ cốc và nhóm sữa, đặt
biệt sữa nguyên kem. Việc này sẽ giúp đảm bảo đầy đủ
lượng vitamin và chất khoáng cho trẻ. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc
sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt
năm đầu đời, do đó ở thời điểm này, sữa vẫn nên chiếm khoảng
70% khẩu phần ăn. Cần lưu ý rằng trong thời gian này trẻ bắt đầu
học cách bò và đi nên sẽ ăn ít thức ăn trong 1 bữa ăn, nhưng sẽ
ăn thường xuyên hơn (4-6 lần) trong cả ngày, vì vậy, bố mẹ nên
thêm những cử ăn nhẹ ngoài khẩu phần cho trẻ. Sau 24 tháng,
hầu hết các bé đã mọc đủ răng và cứng chắc hơn giai đoạn 1 tuổi.
Lúc này bé không còn ăn cháo, bột nữa mà có thể ăn những thức
ăn giống người lớn, bố mẹ nên cho trẻ ăn cơm cùng gia đình để
tạo thói quen tốt trong ăn uống, các món ăn dành cho bé có thể là
cháo đặc, súp đặc, cơm,..., đồng thời vẫn cho trẻ uống sữa ít nhất
1 lần/ngày. Bên cạnh 3 bữa ăn chính cùng gia đình, bạn có thể
cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều,
bữa phụ giúp trẻ không bị đói, ăn uống ngon miệng hơn, trong
bữa phụ này, bạn nên cho trẻ ăn các loại trái cây, sữa, sữa chua
để hỗ trợ hệ tiêu hóa [3]. Hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em
vẫn còn ở mức cao, tình trạng này xảy ra khi chế độ ăn uống
không chứa đủ chất dinh dưỡng hoặc khi cơ thể gặp vấn đề về
hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng biếng ăn phổ biến
ở trẻ em, dao động từ 5,6% đến 58,7% ở trẻ dưới 6 tuổi, tùy
thuộc vào phương pháp đánh giá và tuổi của trẻ [4], [5]. Một
nghiên cứu phân tích gộp năm 2017 cho thấy tỷ lệ biếng ăn là
22% [4]. Tỷ lệ này khá cao ở trẻ em các nước có thu nhập cao,
lên đến 50% trong các nghiên cứu tại Mỹ [6], [7], [8]; 31% ở
ustralia (2017) [9] nhưng thấp hơn nhiều ở Hà Lan với tỷ lệ
5,6% [10] và ở nh với tỷ lệ 8% [11].
Tại Châu Á cũng có một số nghiên cứu về vấn đề này. Ở
Singapore, 49,2% trẻ từ 1 đến 10 tuổi biếng ăn [12]. Tại Trung
Quốc, tỷ lệ biếng ăn ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ là 23,8% [13]; 54%
ở trẻ 2 - 4 tuổi (Young Xue, 2015) [14] và 62% ở trẻ 1- 10 tuổi
(Hsun-Chin Chao, 2017) [15].
Ở Việt Nam, tỷ lệ biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi
Trung ương (Hà Nội) là 44,9% [16]. Tại thành phố Hồ Chí
Minh, tỷ lệ biếng ăn ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi là 54,58% [16] và
20,8% ở trẻ dưới 5 tuổi [17].
Chính vì điều đó, chúng tôi tiến hành đề tài“Nghiên cứu về
chế độ dinh của trẻ biếng ăn” nhằm các mục tiêu sau:
1. Làm rõ khái niệm thế nào là biếng ăn.
2. Tìm hiểu nguyên nhân, các tác động, yếu tố làm cho trẻ
biếng ăn.
3. Dấu hiệu, đặc điểm để nhận biết trẻ có biếng ăn hay
không?
4. Những hậu quả mang lại khi trẻ biếng ăn.
5. Giải pháp dành cho trẻ biếng ăn.
I. Định nghĩa về biếng ăn
Có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề biếng ăn. Quan
niệm đơn giản biếng ăn nghĩa là chán ăn hay không muốn ăn,
không thèm ăn. Đây là cụm từ được sử dụng rộng rãi để mô tả
những trẻ chỉ ăn được số lượng ít, chỉ thích một vài loại thức ăn
nhất định hoặc tránh né, sợ hãi hay không muốn ăn món nào đó.
Theo từ điển tiếng Việt thì biếng ăn là thuật ngữ chỉ trạng thái
không thiết ăn hay ăn vào nhưng không có những cảm giác thích
thú hay sự cảm nhận về độ ngon miệng hoặc sự thoải mái về tinh
thần. Tuy nhiên, những quan niệm này chỉ mô tả được biểu hiện
bên ngoài của biếng ăn [18]. Quan niệm của một số bố mẹ về
biếng ăn : “Trẻ thường ăn rất ít và tìm mọi cách để trốn tránh khi
đến bữa ăn. So với những đứa trẻ cùng tuổi ở hàng xóm, cháu ăn
ít 4 hơn nhiều” [19], “Biếng ăn là trẻ không chịu ăn khi đến bữa
ăn, thường xuyên tìm cách chạy trốn khi đến bữa ăn” hoặc
“Biếng ăn là ăn ít hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi khác” [18].
Có rất nhiều tác giả đã định nghĩa biếng ăn theo nhiều cách
khác nhau. Biếng ăn là một vấn đề phức tạp, phản ánh trong sự
không thống nhất về phương pháp đánh giá và sự thiếu rõ ràng
về định nghĩa [20]. Sau đây là một số định nghĩa biếng ăn trong
các nghiên cứu trước:
- Irene C. (1998): Biếng ăn là từ chối thức ăn ít nhất một
tháng, bao gồm tất cả các loại thực phẩm hay một số loại thực
phẩm [21].
- Dubois L. và cộng sự (cs) (2007): Biếng ăn là “luôn” ăn
những bữa ăn khác với các thành viên còn lại trong gia đình, từ
chối những thức ăn do mẹ nấu hoặc thường từ chối ăn [22].
- Terence M.D. và cs (2008): Biếng ăn là ăn ít đa dạng các
loại thức ăn, không sẵn sàng ăn thức ăn mới và những hành vi
bất thường khác được xem như là đặc điểm của trẻ biếng ăn
[23].
- Mascola A.J. và cs (2010): Biếng ăn dùng để mô tả sự tiêu
thụ không đa dạng các loại thức ăn. Biếng ăn bao gồm không
chấp nhận hoặc chỉ chấp nhận một loại thực phẩm nào đó, ngần
ngại thử một loại thực phẩm mới, ăn giới hạn một vài nhóm thực
phẩm nhất định và ăn lượng ít hơn những gì mà chúng ta mong
đợi ở tuổi của trẻ [24].
- Biếng ăn là không muốn ăn những thực phẩm quen thuộc
hoặc không muốn thử thức ăn mới, đủ trầm trọng đến mức ảnh
hưởng đến các hoạt động thường ngày và gây ảnh hưởng đến bố
mẹ, trẻ hoặc mối quan hệ giữa trẻ với bố mẹ (Lumeng 2005,
được trích dẫn trong bài báo của Ekstein S. và cs, 2010 [25]).
- Liliana O.L. và cs (2012) thì cho rằng một trẻ biếng ăn sẽ
biểu lộ những thói quen, hành vi chính bao gồm: rất kén chọn
thức ăn, tránh né thức ăn và chỉ ăn một lượng ít so với nhu cầu
bình thường [26].
- Klazine V.D.H. (2012): Biếng ăn là sự giới hạn số lượng
các loại thực phẩm trong chế độ ăn, không muốn thử thức ăn
mới, giới hạn ăn rau và một số nhóm thực phẩm khác, có sở thích
mạnh mẽ đối với thức ăn (thích/không thích) và đòi hỏi phải
chuẩn bị thức ăn riêng [27].
- Hafstad G.S. và cs (2013): Biếng ăn là ăn không đủ số
lượng hoặc không đa dạng do từ chối các loại thực phẩm [28].
- Anne T. và cs (2014): Biếng ăn là hành vi không chỉ được
phản ảnh bằng sự kén chọn thức ăn mà còn là sự kết hợp những
hành vi ăn uống đáng lo ngại như: ít thích thú với thức ăn , ăn
chậm, lâu và nhanh no [10].
- Caroline M.T. và cs (2015): Biếng ăn thường được phân
loại như là một phần, một hình ảnh của ăn uống khó khăn [20].
- Young X. và cs (2015): Trẻ biếng ăn là những trẻ không ăn
đủ về số lượng và ăn không đa dạng các loại thực phẩm do trẻ từ
chối những thực phẩm quen thuộc (hoặc không quen thuộc) vì
mùi vị, kết cấu hoặc vẻ bề ngoài của thực phẩm [14].
- Samuel N.U. và cs (2016): Biếng ăn là sự kết hợp giữa kém
ngon miệng, “luôn luôn” sợ thức ăn và “luôn luôn” từ chối thức
ăn [29].
- Trofholz .C. và cs (2016, nghiên cứu định tính): Biếng ăn
là không thích một vài thực phẩm, lượng thức ăn vào rất ít hoặc
từ chối tất cả các loại thực phẩm, đặc biệt không thích một số
thực phẩm nào đó vì kết cấu hoặc vẻ bề ngoài của thực phẩm và
không muốn thử thức ăn mới [30].
- Huỳnh Văn Sơn và cs (2012): Biếng ăn là không chịu ăn đủ
số lượng Thức ăn cần thiết cho nhu cầu sống, hoạt động và tăng
trưởng của trẻ [18].
- Bộ Y tế (2015): Biếng ăn là khi trẻ ăn không đủ khẩu phần
ăn theo nhu cầu, dẫn đến trẻ có biểu hiện chậm tăng trưởng [1].
Như vậy, có nhiều định nghĩa về biếng ăn nhưng tất cả đều chưa
thống nhất và chưa được chấp nhận rộng rãi, tuy nhiên, nhìn
chung trẻ mắc phải tình trạng này thường có biểu hiện không
chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết theo nhu cầu của lứa tuổi,
chỉ ưa thích một vài loại thức ăn nhất định hoặc tránh thử món ăn
mới [19], [6], [31] và biếng ăn chính là một biểu hiện của hành
vi ăn uống ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi [19]. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi sử dụng định nghĩa của Lumeng (2005) được trích dẫn
trong bài báo của Ekstein S. và cs (2010) [25] vì định nghĩa này
bao gồm các yếu tố như chế độ ăn thiếu đa dạng, sợ thức ăn và
có các hành vi dai dẳng: “Biếng ăn là không chịu ăn những thức
ăn quen thuộc hay thử thức ăn mới, trầm trọng đến mức làm ảnh
hưởng đến các hoạt động thường ngày và gây ra nhiều vấn đề
cho bố mẹ, trẻ và mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái”. Định
nghĩa này cũng được một số tác giả khác công nhận [20].

II. Nguyên nhân, các tác động, yếu tố làm cho trẻ biếng ăn.
Có rất nhiều lý do khiến trẻ bị biếng ăn. Tình trạng này nếu
kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy
trẻ biếng ăn phải làm sao, cách trị trẻ biếng ăn thế nào để giúp tre
ăn ngon miệng, phát triển toàn diện là mối quan tâm của nhiều
bố mẹ. Biếng ăn thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Khi bé biếng
ăn, mỗi bữa ăn của trẻ và bố mẹ thường được ví như “cuộc
chiến”. Bởi trẻ ngậm hoặc không nhai và nuốt hoặc phun thức ăn
khi được cho ăn, mỗi bữa ăn kéo dài trên 30 phút,… Lượng thức
ăn con ăn vào không đủ khiến bố mẹ lo lắng đến sự phát triển và
sức khỏe của trẻ. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết để có thể cải
thiện triệt để tình trạng biếng ăn ở trẻ, trước tiên bố mẹ cần hiểu
các dấu hiệu và nguyên nhân nào khiến trẻ biếng ăn từ đó mới
đưa ra giải pháp cụ thể, rõ ràng.
1. Trẻ biếng ăn do bệnh lý:
– Trẻ biếng ăn ngay từ khi ở trong bụng mẹ. Khi mẹ mang
thai ăn ít hoặc chán ăn dẫn đến thiếu nhiều vi chất như thiếu sắt,
thiếu canxi, thiếu kẽm, thiếu các vitamin… khiến trẻ bị suy dinh
dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Kết quả, trẻ sinh non tháng, thiếu
cân dẫn đến lười bú mẹ ngay từ những tháng đầu sau khi sinh.

Suy dinh
Nhẹ Vừa Nặng
dưỡng

Cân nặng < 2500g ↓ ↓↓

BT (28 –
Chiều cao ↓ ↓↓
50cm)

BT (34 –
Vòng đầu Bình thường ↓
35cm)

Phân loại trẻ suy dinh dưỡng bào thai


– Trẻ mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hệ
hô hấp, hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột…). Khi bị nhiễm
khuẩn, vitamin & khoáng chất như vitamin A, vitamin C, vitamin
nhóm B, Magie, B6, sắt, kẽm bị mất đi làm cho bé lười ăn. Tình
trạng loạn khuẩn đường ruột khiến trẻ bị chướng bụng, khó tiêu
nên càng dễ khiến trẻ lười ăn hơn.
– Trẻ mắc các bệnh mạn tính hoặc bẩm sinh: Tim bẩm sinh,
bại não…
– Trẻ mắc các bệnh tổn thương răng miệng: mọc răng, sâu
răng, viêm hoặc loét vùng hầu họng…
Tình trạng biếng ăn do bệnh lý cấp tính thường chỉ là tạm thời và
trẻ sẽ ăn bình thường trở lại khi khỏi bệnh.
2. Trẻ biếng ăn do tâm lý
– Như đã đề cập ở phần trên, có trường hợp trẻ không biếng
ăn nhưng do bố mẹ quá lo lắng nên thúc ép trẻ ăn, quát mắng
thậm chí còn đánh khiến trẻ sợ hãi khi đến bữa và trở thành hiện
tượng biếng ăn tâm lý ở trẻ.
– Một số trẻ bị ốm, mọc răng… chưa kịp ăn ngon miệng trở
lại thì bị người lớn thúc ép ăn nên cũng có cảm giác “sợ” ăn.
– Cũng có nhiều trường hợp trẻ chưa kịp thích nghi với môi
trường mới như thay đổi trường học hoặc thay đổi người trông
trẻ mà lại bị ép ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng ức chế bài
tiết các men tiêu hóa làm trẻ chán ăn.
3. Bé biếng ăn do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp
Bên cạnh hai nhóm nguyên nhân biếng ăn do bệnh lý và tâm
lý, có rất nhiều trường hợp khiến con biếng ăn như chế độ dinh
dưỡng và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của gia đình như:
 Cho trẻ ăn dặm quá sớm so với thời gian khuyến nghị (khi
chưa đủ 6 tháng).
 Khẩu phần ăn không cân đối. Khẩu phần chứa quá nhiều
tinh bột cũng làm cho trẻ lười ăn.
 Thức ăn không hợp khẩu vị.
 Trẻ mải chơi, không ăn uống đúng giờ.
 Cho trẻ ăn vặt nhiều, uống nước ngọt trước khi ăn bữa
chính.
 Người lớn xung quanh trẻ có thói quen ăn không mẫu mực
như không vui vẻ trong bữa ăn, than phiền về thức ăn, vừa
ăn vừa làm những việc khác như xem tivi, dùng điện thoại
khiến trẻ bắt chước thờ ơ với bữa ăn, không cảm thấy ngon
miệng và dần trở nên biếng ăn.

III. Dấu hiệu, đặc điểm để nhận biết trẻ biếng ăn


Để nhận biết tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn bằng cách theo
dõi phản ứng của trẻ với bữa ăn. Có những biểu hiện thường thấy
như:
- Trẻ ăn ít hơn bình thường.
- Chỉ ăn vài loại thức ăn, rất khó thay đổi những món mới.
- Bữa ăn kéo dài trên 30 phút hoặc thậm chí hàng giờ do
trẻ không chịu nuốt thức ăn.
- Có biểu hiện sợ ăn, chạy trốn, khóc khi đến bữa.
- Buồn nôn khi ngửi mùi, nhìn thấy thức ăn hoặc nôn khi
ăn.
Để xác định trẻ có biếng ăn hay không cần dựa vào các chỉ số:
- Lượng thức ăn trẻ ăn vào trong ngày ít hơn nhu cầu theo
độ tuổi.
- Trẻ hay bị táo bón, lượng phân ít hơn bình thường.
- Trẻ tăng cân chậm hơn bình thường hoặc không tang cân
có khi còn sụt cân.
IV. Hậu quả
Khi trẻ có phát triển từ giai đoạn đi chập chững đến giai đoạn
tiền học đường thì biếng ăn xem như là một phần không thể thiếu
trong quá trình phát triển của chúng [6]. Một nghiên cứu trước đã
khám phá ra phần lớn trẻ biếng ăn ở lứa tuổi nhỏ chỉ là biếng ăn
thoáng qua, tình trạng này sẽ thuyên giảm khi bước qua tuổi tiền
học đường và biếng ăn có thể được xem như là một phần trong
quá trình phát triển bình thường ở trẻ em [31]. Dù vậy, biếng ăn
cũng sẽ có những hậu quả xấu nếu không được kiểm soát .Biếng
ăn sẽ dẫn đến các dấu chứng lâm sàng tất yếu xuất hiện khi nó là
kết quả của tình trạng thiếu dinh dưỡng mãn tính hoặc từ những
ảnh hưởng có hại của xã hội và tác động tiêu cực của gia đình
[32].
Hậu quả của biếng ăn có thể phân loại theo hậu quả trước mắt
– hậu quả lâu dài [26] hoặc hậu quả trên từng chức năng , cơ
quan của cơ thể [17].
1. Hậu quả trước mắt- hậu quả lâu dài
Theo Liliana và cộng sự thì biếng ăn có thể gây ra những
hậu quả ( ảnh hưởng ) xấu trước mắt hoặc lâu dài [26].
Những hậu quả trước mắt của tình trạng biếng ăn có thể là
thiếu dinh dưỡng như là thiếu protein- năng lượng hoặc vi chất
dinh dưỡng , là một yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân . Một nghiên cứu dọc cho thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể
nhẹ cân ở nhóm biếng ăn là 20,6 % cao hơn so với nhóm đối
chứng ( 6,6 % ) [25]. Nghiên cứu của Dubois và cộng sự cũng
cho thấy trẻ biếng ăn có nguy cơ cao bị nhẹ cân ở độ 4-5 tuổi
[33]. Trẻ biếng ăn tiêu thụ ít những nhóm như protein , năng
lượng , chất béo ; ăn ít hơn so với nhu cầu khuyến nghị các nhóm
: trái cây , rau xanh và thịt ; hoặc không sử dụng các thực phẩm
bơ , sữa đầy đủ so với nhu cầu khuyến nghị để đảm bảo nhu cầu
vitamin và muối khoáng . Một hậu quả trước mắt khác của biếng
ăn đó là làm giới hạn ,làm chậm sự phát triển ở trẻ ; như một số
nghiên cứu đã cho thấy trẻ biếng ăn thấp kém về vóc dáng và về
phương diện trọng lượng cơ thể [25], [14].
Có nhiều bằng chứng cho thấy biếng ăn không chỉ gây thiếu
hụt dinh dưỡng trong thời gian ngắn mà còn gây những hậu quả
lâu dài về sau.Một hậu quả dài hạn của tình trạng biếng ăn ở trẻ
có thể là làm giảm khả năng nhận thức và suy giảm trí tuệ . Khoa
học đã chứng minh mối liên hệ giữa tình trạng thiếu dinh dưỡng
với sự suy giảm phát triển nhận thức ở trẻ , Kar cùng cộng sự đã
báo báo rằng những trẻ ăn uống nghèo nàn thường gặp nhiều khó
khăn trong các bài kiểm tra đòi hỏi khả năng chú ý , trí nhớ và
nhận thức băng mắt , khả năng hiểu lời nói cũng như những quá
trình nhận thức khác [34].

2 . Hậu quả trên từng chức năng , hệ thống khác nhau của
cơ thể
-Trẻ ăn không đủ chất dinh dưỡng
Nghiên cứu của Dubois và cộng sự cho thấy những trẻ
biếng ăn có khẩu phần ăn thấp hơn nhóm chứng về năng lượng ,
chất béo , protein và tỷ lệ nhẹ cân cao gấp hai lần nhóm chứng
[35]. Một nghiên cứu đã cho thấy nhóm trẻ biếng ăn đã không
đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị về acid folic , vitamin E và
vitamin D [26]. Yong - Xue và cộng sự cũng đã khám phá ra
rằng trẻ biếng ăn có hàm lượng Sắt , Kẽm trong máu thấp hơn so
với trẻ không biếng ăn [14].
-Chậm phát triển thể chất
Biếng ăn gây nên thể trạng còi cọc , thấp bé , không tăng
cân , sụt cân 3 năm đầu đời , có nguy cơ nhẹ cần gấp 3 lần so với
trẻ ăn uống tốt [17], [25]. Yong Xue và cộng sự khám phá ra
rằng biếng ăn kéo dài trên 2 năm có liên quan với cân nặng theo
tuổi thấp hơn chuẩn [14]. Một nghiên cứu khác cho thấy trẻ
biếng ăn có Chỉ số khối cơ thể ( BMI ) thấp hơn so với những trẻ
không biếng ăn [32]. Một đứa bé tuổi tiền học đường với thói
quen ăn uống không lành mạnh có từ sớm như biếng ăn có thể
chậm phát triển ; tuy nhiên vẫn chưa có kết luận rõ ràng về
khoảng thời gian của những thói quen này
kéo dài trong bao lâu mới có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự
phát triển ở giới trẻ mà chúng ta có thể nhận thấy được [14].
-Chậm phát triển tâm thần vận động
Nghiên cứu Chatoor [36] cho những trẻ ăn cắp vặt có điểm
Phát triển tâm thần (MDI) thấp hơn đáng kể so với bình thường,
đặc biệt trẻ ác cảm với thức ăn có điểm số MDI thấp hơn 14
điểm. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy có sự liên kết giữa
ăn với kết quả học tập kém [34], [36].
-Rối loạn về nội tiết và chuyển hóa
Giảm tốc độ chuyển hóa của cơ thể, hạ thân nhiệt, tụt huyết
áp, mất nước, rối loạn thăng bằng điện giải, tóc thưa, giảm bạch
cầu, xương, gan nhiễm mỡ. ... nếu tình trạng ăn kiêng kéo dài
đến trầm trọng [17].
Ngoài ra, tình trạng biếng ăn ở trẻ không chỉ ảnh hưởng đến
bản thân đứa trẻ mà còn căng thẳng và lo lắng cho bố, mẹ, người
chăm sóc và các thành viên khác trong gia đình [37]. D. Goh và
A. Jacol (2012) để kết luận tình trạng ăn uống khó khăn và ăn
uống ở trẻ có liên quan đến căng thẳng của người thiết kế khi cho
trẻ ăn và có tác động tiêu cực đến các mối quan hệ trong gia đình
[12]. Một nghiên cứu khác cũng thấy có liên quan giữa những
vấn đề về việc ăn uống ở trẻ với cảm giác xúc động và đau lòng
của người mẹ [38].

V. Giải pháp dành cho trẻ biếng ăn


Việc khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ đòi hỏi cả gia đình, nhà
trường và bác sĩ cùng phối hợp để giúp bé có thể bắt kịp đà tăng
trưởng. Một số biện pháp cha mẹ nên áp dụng là:
- Chế biến món ăn đủ chất và hấp dẫn.
- Tạo không khí ăn uống vui vẻ, không ép trẻ ăn.
- Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn.
- Tập cho trẻ có thói quen vận động.
- Bổ sung các dường chất cần thiết cho trẻ.
- Tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần vì nhiễm giun, sán,...
là một trong những nguyên nhân khiến bé suy nhược, biếng
ăn.
- Không trộn lẫn thuốc vào món ăn của trẻ vì điều này
khiến trẻ đề phòng khi ăn uống, thậm chí có thể bé sẽ ghét
món ăn mà trước đó rất thích.
- Có thể để bé cùng tham gia sơ chế nguyên liệu nấu ăn vì
sau đó trẻ sẽ muốn ăn những món mà mình góp công chế
biến.
- Có thể chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ để bé không bị ngán
vì phải ăn quá nhiều trong một bữa.
Nếu tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài, cha mẹ nên bổ sung cho
trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và
vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp
đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các
vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng
hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn
ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung
chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn
gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải
thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết
hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên
tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của
bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.

KIẾN NGHỊ
1. Cần phải có những biện pháp kịp thời nhằm giảm thiểu các
yếu tố gây nên tình trạng biếng ăn hiện đang rất phổ biến ở trẻ,
thực hiện phối hợp nhiều biện pháp như:
− Đối với các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ: ăn uống
đủ chất và sinh hoạt hợp lý trong thời gian trước và trong khi
mang thai; hạn chế la mắng và ép trẻ ăn; khuyến khích cho trẻ
ngồi ăn cùnggia đình và tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ
trong bữa ăn; không làm phân tâm trẻ khi cho ăn.
− Đối với y tế và các tổ chức khác: tuyên truyền kiến thức và
kỹ năng cho trẻ ăn tại gia đình cho các phụ huynh và người chăm
sóc trẻ; phối hợp với các bà mẹ và người chăm sóc trẻ giúp phát
hiện sớm tình trạng biếng ăn và có giải pháp kịp thời.
2. Cần triển khai các nghiên cứu chuyên sâu trên diện rộng
nhằm mô tả thực trạng biếng ăn ở trẻ em nước ta và xây dựng
một tiêu chuẩn chẩn đoán biếng ăn thống nhất và khoa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. https://www.aliveandthrive.org/sites/default/files/attachments/IYCF-
Training-Manual_Vn.pdf
2. Association between Picky Eating Behaviors and Nutritional Status
in Early Childhood: Performance of a Picky Eating Behavior
Questionnaire - PMC.
<https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5452193/>, accessed:
26/10/2022.
3. Chăm sóc, dinh dưỡng cho bé phù hợp theo từng độ tuổi.
<https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/cha
m-soc-dinh-duong-cho-be-phu-hop-theo-tung-do-tuoi/>, accessed:
26/10/2022.
4. Cole N.C., An R., Lee S.-Y. và cộng sự. (2017). Correlates of picky
eating and food neophobia in young children: a systematic review and
meta-analysis. Nutr Rev, 75(7), 516–532.
5. (PDF) Picky Eating in School-Aged Children: Sociodemographic
Determinants and the Associations with Dietary Intake.
<https://www.researchgate.net/publication/353461369_Picky_Eating_in_
School-
Aged_Children_Sociodemographic_Determinants_and_the_Associations
_with_Dietary_Intake>, accessed: 26/10/2022.
6. Prevalence of picky eaters among infants and toddlers and their
caregivers’ decisions about offering a new food - PubMed.
<https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14702019/>, accessed: 26/10/2022.
7. Boquin M., Moskowitz H., Donovan S. và cộng sự. (2014).
Defining Perceptions of Picky Eating Obtained through Focus Groups
and Conjoint Analysis. Journal of Sensory Studies, 29.
8. food habits eating: Topics by Science.gov.
<https://www.science.gov/topicpages/f/food+habits+eating>, accessed:
26/10/2022.
9. Perceived fussy eating in Australian children at 14 months of age
and subsequent use of maternal feeding practices at 2 years - PMC.
<https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5594597/>, accessed:
26/10/2022.
10. Sơn N.T. (2022). THỰC TRẠNG BIẾNG ĂN Ở TRẺ DƯỚI 5
TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM
2021. VMJ, 516(1).
11. Wright C.M., Parkinson K.N., Shipton D. và cộng sự. (2007). How
do toddler eating problems relate to their eating behavior, food
preferences, and growth?. Pediatrics, 120(4), e1069-1075.
12. Goh D.Y. và Jacob A. (2012). Perception of picky eating among
children in Singapore and its impact on caregivers: a questionnaire
survey. Asia Pac Fam Med, 11(1), 5.
13. Li Z., van der Horst K., Edelson-Fries L.R. và cộng sự. (2017).
Perceptions of food intake and weight status among parents of picky
eating infants and toddlers in China: A cross-sectional study. Appetite,
108, 456–463.
14. (PDF) Growth and Development in Chinese Pre-Schoolers with
Picky Eating Behaviour: A Cross-Sectional Study.
<https://www.researchgate.net/publication/275238636_Growth_and_Dev
elopment_in_Chinese_Pre-
Schoolers_with_Picky_Eating_Behaviour_A_Cross-Sectional_Study>,
accessed: 27/10/2022.
15. Chao H.-C. và Chang H.-L. (2017). Picky Eating Behaviors Linked
to Inappropriate Caregiver–Child Interaction, Caregiver Intervention, and
Impaired General Development in Children. Pediatrics & Neonatology,
58(1), 22–28.
16. Bach Y., Thi H., và Võ T. (2018). RISK FACTORS OF PICKY
EATING IN CHILDREN UNDER 5 YEARS OLD IN HUE CITY.
Journal of Medicine and Pharmacy, 8, 60–69.
17. (2020). XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG THANG ĐO BIẾNG ĂN
VÀO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BIẾNG ĂN Ở TRẺ EM DƯỚI 5
TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HUẾ. Luận Văn Y Học,
<https://luanvanyhoc.com/xay-dung-va-ung-dung-thang-do-bieng-an-
vao-nghien-cuu-thuc-trang-bieng-an-o-tre-em-duoi-5-tuoi-tai-thanh-pho-
hue/>, accessed: 27/10/2022.
18. THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH
TRẠNG BIẾNG ĂN TÂM LÝ CỦA TRẺ TỪ 1 ĐẾN 3 TUỔI |
Xemtailieu. <https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/thuc-nghiem-mot-so-
bien-phap-khac-phuc-tinh-trang-bieng-an-tam-ly-cua-tre-tu-1-den-3-tuoi-
152860.html>, accessed: 27/10/2022.
19. Biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1
đến 6 tuổi. <https://123docz.net/document/7138652-bien-phap-tam-ly-
khac-phuc-khi-tre-bieng-an-trong-giai-doan-tu-1-den-6-tuoi.htm>,
accessed: 27/10/2022.
20. Taylor C.M., Wernimont S.M., Northstone K. và cộng sự. (2015).
Picky/fussy eating in children: Review of definitions, assessment,
prevalence and dietary intakes. Appetite, 95, 349.
21. Chatoor I., Hirsch R., Ganiban J. và cộng sự. (1998). Diagnosing
infantile anorexia: the observation of mother-infant interactions. J Am
Acad Child Adolesc Psychiatry, 37(9), 959–967.
22. Dubois L., Farmer A., Girard M. và cộng sự. (2007). Preschool
children’s eating behaviours are related to dietary adequacy and body
weight. European journal of clinical nutrition, 61, 846–55.
23. Dovey T., Staples P., Gibson E. và cộng sự. (2008). Food
neophobia and “picky/fussy” eating in children: A review. Appetite, 50,
181–93.
24. PRIME PubMed | Picky eating during childhood: a longitudinal
study to age 11 years.
<https://www.unboundmedicine.com/medline/citation/20850060/Picky_e
ating_during_childhood:_a_longitudinal_study_to_age_11_years_>,
accessed: 27/10/2022.
25. Ekstein S., Laniado D., và Glick B. (2010). Does picky eating
affect weight-for-length measurements in young children?. Clin Pediatr
(Phila), 49(3), 217–220.
26. Oliveros Leal L., Ramos Paúl Salto R., Torres Cardona L. và cộng
sự. (2012). Dietary Habits and Nutrient Intakes of a Cohort of Healthy
Children in Spain. The Open Nutrition Journal, 6(1).
27. Overcoming picky eating. Eating enjoyment as a central aspect of
children’s eating behaviors - PubMed.
<https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22245133/>, accessed: 27/10/2022.
28. (PDF) Picky eating in preschool children: Associations with dietary
fibre intakes and stool hardness.
<https://www.researchgate.net/publication/294421942_Picky_eating_in_
preschool_children_Associations_with_dietary_fibre_intakes_and_stool_
hardness>, accessed: 27/10/2022.
29. (PDF) picky eating in preschool-aged children: prevalence and
mothers’ perceptions in south-east Nigeria.
<https://www.researchgate.net/publication/306696616_picky_eating_in_
preschool-
aged_children_prevalence_and_mothers'_perceptions_in_south-
east_Nigeria>, accessed: 27/10/2022.
30. Trofholz A.C., Schulte A.K., và Berge J.M. (2017). How parents
describe picky eating and its impact on family meals: A qualitative
analysis. Appetite, 110, 36–43.
31. Cardona Cano S., Tiemeier H., Van Hoeken D. và cộng sự. (2015).
Trajectories of picky eating during childhood: A general population
study. Int J Eat Disord, 48(6), 570–579.
32. Tharner A., Jansen P.W., Kiefte-de Jong J.C. và cộng sự. (2014).
Toward an operative diagnosis of fussy/picky eating: a latent profile
approach in a population-based cohort. Int J Behav Nutr Phys Act, 11, 14.
33. Problem eating behaviors related to social factors and body weight
in preschool children: A longitudinal study - PMC.
<https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1855064/>, accessed:
27/10/2022.
34. Kar B.R., Rao S.L., và Chandramouli B.A. (2008). Cognitive
development in children with chronic protein energy malnutrition. Behav
Brain Funct, 4, 31.
35. Orün E., Erdil Z., Cetinkaya S. và cộng sự. (2012). Problematic
eating behaviour in Turkish children aged 12-72 months: characteristics
of mothers and children. Cent Eur J Public Health, 20(4), 257–261.
36. Chatoor I., Surles J., Ganiban J. và cộng sự. (2004). Failure to
thrive and cognitive development in toddlers with infantile anorexia.
Pediatrics, 113(5), e440-447.
37. 576383697f8b9a62578b45bd.pdf.
<http://vci.vnu.edu.vn/upload/15022/pdf/576383697f8b9a62578b45bd.p
df>, accessed: 27/10/2022.
38. Ammaniti M., Lucarelli L., Cimino S. và cộng sự. (2012). Feeding
disorders of infancy: a longitudinal study to middle childhood. Int J Eat
Disord, 45(2), 272–280.
27

You might also like