Đề Cương 11 - HK 1 - 2023 - 2024

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ VẬT LÍ – HÓA HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA - MÔN VẬT LÍ 11


Học kì 1 - Năm học 2023 – 2024

1. Nội dung ôn tập: Từ Bài 1 đến bài 13


2. Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì 1.
3. Thời gian làm bài: 45 phút.
4. Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (70% trắc nghiệm, 30% tự luận).
5. Cấu trúc đề kiểm tra:
+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng;
+ Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm.
+ Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm;)
+ Nội dung nửa đầu học kỳ 1 : 30% ( 3 điểm, Dao động: 14 tiết)
+ Nội dung nửa sau học kỳ 1: 70% ( 7 điểm, Sóng : 14 tiết)

ĐỀ MINH HỌA - SỐ 1
I. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ) (ω > 0). Tần số góc của dao động là
A. A. B. ω. C. φ. D. x.
Câu 2. Một chất điểm dao động điều hòa trong 10 dao động toàn phần đi được quãng đường 120 cm. Quỹ đạo
của dao động có chiều dài là
A. 6 cm. B. 12 cm. C. 3 cm. D. 9 cm.
 
Câu 3. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x  6 cos  10 t   (cm). Li độ của vật khi pha
 3
 
dao động bằng    là
 3
A.3 cm. B. – 3 cm. C. 4,24 cm. D. – 4,24 cm.
Câu 4. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Vận tốc của vật
A. luôn có giá trị không đổi. B. luôn có giá trị dương.
C. là hàm bậc hai của thời gian. D. biến thiên điều hòa theo thời gian.
Câu 5. Một vật dao động điều hòa phải mất 0,025s để đi từ điểm có vận tốc bằng không tới điểm tiếp theo
cũng có vận tốc bằng không, hai điểm ấy cách nhau 10 cm. Chon đáp án đúng?
A. Chu kì dao động là 0,025s. B. Tần số dao động là 10 Hz.
C. Biên độ dao động là 10 cm. D. Vận tốc của vật có độ lớn cực đại là 2 m/s.
Câu 6. Khi nói về cơ năng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.
B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.
Câu 7. Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 2 cm thì động
năng của vật là 0,48 J. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 6 cm thì động năng của vật là 0,32 J. Biên độ dao
động của vật bằng
A. 10 cm. B. 14 cm. C. 12 cm. D. 8 cm.
Câu 8. Khi xe chạy qua các đoạn đường có gờ giảm tốc như hình bên thì xe sẽ
A. cộng hưởng. B. dao động cưỡng bức.
C. dao động tự do. D. dao động tắt dần.
Câu 9. Quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì gọi là
A. tốc độ truyền sóng. B. bước sóng. C. cường độ sóng. D. bước sóng.
Câu 10. Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.
B. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng.
C. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng.
D. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng.
1
Câu 11. Năng lượng sóng E được truyền qua một đơn vị diện tích S vuông góc với phương truyền sóng trong
một đơn vị thời gian t gọi là cường độ sóng I. Mối liên hệ giữa các đại lượng trên là
E.t E S.t S
A. I  . B. I  . C. I . D. I  .
S S. t E E.t
Câu 12. Một sóng hình sin được mô tả như hình bên. Sóng này có bước u(cm)
sóng bằng
A. 25 cm. B. 50 cm. 6
x(cm)
C. 75 cm. D. 6 cm. 0
25 50 75

6
phương truyền sóng

Câu 13. Đặt mũi nhọn S (gắn vào đầu của một thanh thép nằm ngang) chạm mặt nước. Khi lá thép dao động
với tần số 120 Hz, tạo trên mặt nước một sóng có biên độ 6 mm, biết rằng khoảng cách giữa 9 gợn lồi liên tiếp
là 4 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
A. 120 cm/s. B. 40 cm/s. C. 100 cm/s. D. 60 cm/s.
Câu 14. Khi có sóng ngang truyền qua, các phần tử vật chất của môi trường dao động
A. theo phương song song với phương truyền sóng. B. cùng pha với nhau.
C. theo phương vuông góc với phương truyền sóng. D. với các tần số khác nhau.
Câu 15. Chọn câu đúng?
A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây.
B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm
ngang.
C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử môi trường) trùng với phương truyền.
D. Sóng ngang là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử môi trường) trùng với phương truyền.
Câu 16. Một sóng hình sin lan truyền trên trục Ox. Trên phương truyền sóng, khoảng cách ngắn nhất giữa hai
điểm mà các phần tử của môi trường tại điểm đó dao động ngược pha nhau là 0,4 m. Bước sóng của sóng này

A. 0,4 m. B. 0,8 m. C. 0,4 cm. D. 0,8 cm.
Câu 17. Sóng điện từ có bước sóng nào dưới đây thuộc về tia hồng ngoại?
A. 7.10 m. B. 7.10 m C. 7.10 m D. 7.10 m
Câu 18. Theo thứ tự bước Sóng tăng dần thì sắp xếp nào dưới đây là đúng?
A. Vi sóng, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X. B. tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, vi sóng.
C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, vi sóng. D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, vi Sóng, tia X.
Câu 19. Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10-9 m đến 3.10-7 m là
A. tia Röntgen. B. tia tử ngoại. C. ánh sáng nhìn thấy. D. tia hồng ngoại.
Câu 20. Với f1, f2, f3 lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma (tia γ) thì
A. f1 > f3 > f2. B. f3 > f1 > f2. C. f3 > f2 > f1. D. f2 > f1 > f3.
Câu 21. Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có
A. cùng biên độ. B. cùng tần số.
C. cùng pha ban đầu. D. cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Câu 22. Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp A, B cùng pha, điều kiện để tại điểm M cách
các nguồn d1, d2 dao động với biên độ cực đại là
A. d2 – d1 = kλ/2. B. d2 – d1 = (2k + 1)λ/2. C. d2 – d1 = kλ. D. d2 – d1 = (2k + 1)λ/4.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm dao động với biên độ cực đại.
B. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm không dao động.
C. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm không dao động tạo thành các vân
cực tiểu.
D. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm dao động mạnh tạo thành các đường
thẳng cực đại.
Câu 24. Trong thí nghiệm I - âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước
sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ hai (tính từ vân sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của
ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến M có độ lớn bằng
A.1,5λ B.2,5λ C.2λ D.3λ

2
Câu 25. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ
mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 m. Vùng
giao thoa trên màn rộng 26 mm (vân trung tâm ở chính giữa). Số vân sáng là
A. 15. B. 17. C. 13. D. 11.
Câu 26. Sóng truyền trên một sợi dây có hai đầu cố định với bước sóng  . Muốn có sóng dừng trên dây thì
chiều dài  của sợi dây phải thỏa mãn công thức nào sau đây?
2 
A.   k với k =1, 2, 3… B.   k với k =1,2,3…
 2
5 
C.   k với k =1,2,3… D.   k với k =1,2,3…
 5
Câu 27. Khi có sóng dừng trên dây thì khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là
A. một bước sóng. B. một phần ba bước sóng.
C. một nửa bước sóng. D. một phần tư bước sóng.
Câu 28. Trên một sợi dây dài 2 m đang có sóng dừng với tần số 100 Hz, người ta thấy ngoài hai đầu dây cố
định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A.60 m/s. B. 80 m/s. C. 40 m/s. D.100 m/s.
II. Tự luận (3 điểm)
Câu 29. Trên một sợi dây đàn hồi dài 100 cm với hai đầu A và B cố định đang có sóng dừng, tần số sóng là
50 Hz. Không kể hai đầu A và B, trên dây có 3 nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là
Câu 30. Một vật có khối lượng m = 200 g đang dao động điều hòa với tần số góc 20 rad/s với biên độ A = 10
cm. Lấy  2  10 . Xác định :
a) Cơ năng của của con lắc.
b) Động năng của con lắc tại li độ x = 8 cm.
Câu 31. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe F được chiếu
sáng bởi ánh sáng đơn sắc   0,5 m . Khoảng cách giữa hai khe là a = 1
mm. Khoảng cách giữa mặt phẳng hai khe đến màn quan sát E là D = 3 m.
a./ Xác định vị trí vân sáng bậc 3 và vân tối thứ 4.
b./ Trên màn, gọi P và Q là hai điểm ở hai phía so với vân sáng trung tâm
và cách vân sáng trung tâm lần lượt là 6,84 mm và 4,64 mm. Số vân sáng
trong khoảng giữa PQ là bao nhiêu?

ĐỀ MINH HỌA - SỐ 2
I. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. Dao động cơ học là chuyển động có
A. giới hạn trong không gian của một vật quanh một vị trí cân bằng.
B. trạng thái chuyển động được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
C. lặp đi lặp lại nhiều lần có giới hạn trong không gian.
D. qua lại hai bên vị trí cân bằng và không giới hạn không gian.
Câu 2. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Biên độ là đại lượng đại số. B. Biên độ là đại lượng luôn dương.
C. Biên độ là đại lượng luôn âm. D. Biên độ là đại lượng biến đổi theo thời gian.
Câu 3. Khoảng thời gian để vật thực hiện đươc một dao động là
A. chu kì dao động. B. tần số dao động. C. biên độ dao động. D. li độ dao động.
Câu 4. Phương trình dao động điều hòa là
A. x = Acos(ωt + φ) B. x = Asin(ωt + φ) x
C. x = Asin(ωt + ) D. x = Acos(ωt + )
Câu 5. Một vật dao dao động điều hòa trên trục Ox. Hình vẽ bên là đồ thị O
biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Tần số góc của dao động là 0,2 t (s)
A. 10 rad/s. B. 10π rad/s. C. 5π rad/s. D. 5 rad/s.

3
Câu 6. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo đồ thị giữa li độ và thời gian như
hình bên. Biết chu kì dao động là 12s. Tốc độ cực đại của vật gần bằng giá trị
nào sau đây
A. 1,2 cm/s. B. 3,6 cm/s. C. 1,8 cm/s. D. 2,1 cm/s.

Câu 7. Con lắc lò xo dao động điều hoà với chu kì T. Đồ thị biểu diễn sự
biến đổi động năng và thế năng theo thời gian cho ở hình vẽ. Giá trị của T
là 0.1
A. 0,2s. B. 0,6s. C. 0,8s. D. 0,4s.
Câu 8. Dao động của một chiếc xích đu trong không khí sau khi được kích thích là 0.3
A. dao động tắt dần. B. dao động tuần hoàn. C. dao dộng cưỡng bức. D. dao động điều hòa.
Câu 9. Kết luận nào sau đây không đúng về sự truyền sóng cơ.
A. Sóng cơ truyền trong môi trường khí luôn luôn là sóng dọc.
B. Sóng cơ truyền trong môi trường rắn, lỏng luôn là sóng ngang.
C. Sóng ngang chỉ truyền được trên bề mặt chất lỏng và trong môi trường chất rắn.
D. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
Câu 10. Định nghĩa nào sau đây về sóng cơ là đúng nhất ? Sóng cơ là
A. những dao động điều hòa lan truyền theo không gian theo thời gian.
B. những dao động trong môi trường rắn hoặc lỏng lan truyền theo thời gian trong không gian.
C. quá trình lan truyền của dao động cơ điều hòa trong môi trường vật chất .
D. những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong môi trường vật chất.
Câu 11. Bước sóng là khoảng cách
A. giữa hai đỉnh sóng hoặc hai hõm sóng liên tiếp B. giữa hai đỉnh sóng
C. giữa đỉnh sóng và hõm sóng kề nhau D. giữa hai hõm sóng
Câu 12. Một sóng cơ điều hoà lan truyền trong một môi trường đàn hồi với bước sóng , tần số sóng là f. Tốc
độ truyền sóng là v được tính bằng biểu thức
A. v = /f B. v = f/ C. v  f D. v  f
Câu 13. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền:
A. pha dao động. B. năng lượng. C. phần tử vật chất. D. Pha dao động và năng lượng
Câu 14. Khi nói về sóng, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với
phương truyền sóng.
B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.
C. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương
truyền sóng.
Câu 15. Khi nói về sóng phát biểu nào sau đây là sai?
A. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng.
B. Sóng cơ lan truyền trên mặt nước là sóng ngang.
C. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.
D. Sóng cơ truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.
Câu 16. Khi nói về sóng điện từ phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. trong chân không, tất cả các sóng điện từ đều truyền với cùng tốc độ
B. trong chân không, tất cả các sóng điện từ đều truyền khác tốc độ.
C. trong nước và trong chân không, tất cả các sóng điện từ đều truyền với cùng tốc độ như nhau
D. trong nước, tất cả các sóng điện từ truyền đều không mang theo năng lượng
Câu 17. Khi nói về sóng điện từ phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng điện từ và sóng cơ đều truyền được trong môi trường chân không.
B. Sóng điện từ là sóng ngang.
C. Tốc độ truyền sóng của sóng điện từ trong chân không là 300000000 m/s.
D. Sóng điện từ và sóng cơ đều có tính chất phản xạ.

4
Câu 18. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tần số các sóng điện từ sau:
A. ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia tử ngoại B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
C. Tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại. D. ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
Câu 19. Chọn các cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống cho hợp nghĩa:
“Tia tử ngoại là bức xạ …… có bước sóng…..bước sóng của ánh sáng….”
A. nhìn thấy được, nhỏ hơn, tím. B. không nhìn thấy được, lớn hơn, tím.
C. không nhìn thấy được, nhỏ hơn, đỏ. D. không nhìn thấy được, nhỏ hơn, tím.
Câu 20. Một sóng vô tuyến có tần số 108 Hz được truyền trong không trung với tốc độ 3.108 m/s. Bước sóng
của sóng đó là
A. 1,5 m. B. 3 m. C. 0,33 m D. 0,16 m
Câu 21. Điều kiện để có hiện tượng giao thoa sóng là
A. hai sóng gặp nhau có cùng biên bộ, cùng tốc độ giao nhau.
B. hai sóng gặp nhau có cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
C. hai sóng gặp nhau có cùng phương, cùng bước sóng giao thoa nhau.
D. hai sóng gặp nhau chuyển động ngược chiều nhau.
Câu 22. Chọn câu đúng:
A. Giao thoa sóng là sự tổng hợp của hai sóng kết hợp trong không gian, trong đó có những chỗ biên độ
sóng được tăng cường hay bị giảm bớt.
B. Sóng gặp khe sẽ dừng lại.
C. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có hiện tượng giao thoa.
D. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.
Câu 23. Chọn định nghĩa sai khi nói về khoảng vân.
A. Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân tối kế tiếp.
B. Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng kế tiếp.
C. Khoảng vân là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân sáng.
D. Khoảng vân là khoảng cách giữa vân sáng và vấn tối kề nhau
Câu 24. Chọn định nghĩa đúng khi nói về giao thoa ánh sáng. Khi hai chùm sáng kết hợp gặp nhau chúng sẽ
giao thoa với nhau.
A. Những điểm hai sóng gặp nhau, nếu đồng pha, chúng sẽ tăng cường lẫn nhau và tạo thành các vân tối.
B. Những điểm cùng pha thì chúng triệt tiêu lẫn nhau và tạo thành các vân tối.
C. Những điểm hai sóng gặp nhau, nếu đồng pha, chúng sẽ tăng cường lẫn nhau và tạo thành các vân sáng.
D. Những điểm lệch pha thì chúng triệt tiêu lẫn nhau và tạo thành các vân tối.
Câu 25. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young , a =1 mm, khoảng cách từ hai khe Young đến
màn quan sát là D= 1m. Khoảng vân đo được là i = 0,5mm. Xác định bước sóng ánh sáng dùng trong thí
nghiệm:
A. = 5 B. = 5μ C. = 0,5 μ D. = 0,5
Câu 26. Chọn định nghĩa đúng khi nói về sóng dừng:
A. Những điểm tại đó hai sóng ngược pha nhau thì không dao động và được gọi là nút sóng
B. Những điểm tại đó hai sóng đồng pha với nhau thì dao động với biên độ cực đại được gọi là bụng sóng
C. Sóng dừng là tổng hợp của nhiều sóng tới và sóng phản xạ
D. Tất cả đều đúng
Câu 27. Để có sóng dừng xảy ra trên một sợi dây đàn hồi với một đầu dây cố định, một đầu tự do thì
A. chiều dài đây bằng số nguyên nửa bước sóng. B. chiều dài dây bằng số lẻ một phần tư bước sóng.
C. chiều dài đây bằng số lẻ nửa bước sóng. D. chiều dài dây bằng số nguyên một phần tư bước sóng.
Câu 28. Một sợi dây AB dài 100cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao
động điều hòa với tần số 40Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ
truyền sóng trên dây là 20m/s. Kể cả A và B, trên dây có:
A. 5 nút và 4 bụng B. 3 nút và 2 bụng C. 9 nút và 8 bụng D. 7 nút và 6 bụng
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 29. Một con lắc đơn có tần số dao động riêng là 2,5 Hz, được treo vào trần một toa xe lửa. Con lắc bị
kích động mỗi khi bánh xe của toa xe gặp chỗ nối nhau của các đoạn đường ray. Cho biết khoảng cách giữa
hai mối nối là 12,5m.
a. Tính chu kì dao động riêng của con lắc đơn.
b. Khi xe lửa chạy thẳng đều với tốc độ là bao nhiêu thì biên độ của con lắc sẽ lớn nhất?
Câu 30. Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng, M và N là hai vị trí nút sóng trên dây cách nhau
50cm. Biết giữa M và N còn 3 nút sóng khác.

5
a) Tính bước sóng λ
b) Tính số bụng sóng trên đoạn dây MN
Câu 31. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước
sóng là 600 nm. Biết khoảng cách giữa 2 khe là 1,20mm và khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe đến màn
quan sát là 2,00m.
a. Tại các điểm M và N trên màn, M, N cùng phía so với vân trung tâm cách vân trung tâm các khoảng
lần lượt là 6,00 mm và 9,5 mm có vân sáng hay vân tối?
b. Không kể các vân tại M và N, trong khoảng giữa M, N có bao nhiêu vân sáng và bao nhiêu vân tối?

ĐỀ MINH HỌA - SỐ 3
I. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Theo định nghĩa. Dao động điều hòa là
A. chuyển động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
B. chuyển động của một vật dưới tác dụng của một lực không đổi.
C. hình chiếu của chuyển động tròn đều lên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
D. chuyển động có phương trình mô tả bởi hình sin hoặc cosin theo thời gian.
Câu 2: Công thức nào sau đây biểu diễn sự liên hệ giữa tần số góc , tần số f và chu kì T của một dao động
điều hòa?
A.  = . B.  = 2f. C. T =  . D.  = 2  .
2 f
Câu 3: Hình bên là dao động điều hòa của một vật. Hãy xác định chu
kỳ của dao động?
A. 0,2(s). B. 0,4(s).
C. 5(s). D. 2,5(s).
Câu 4: Vận tốc trong dao động điều hòa có độ lớn cực đại khi
A. li độ có độ lớn cực đại. B. gia tốc cực đại.
C. li độ bằng 0. D. li độ bằng biên độ.
Câu 5: Một vật dao động điều hòa từ P đến Q xung quanh vị trí cân bằng O (O là trung điểm PQ). Chọn câu
đúng?
A. Chuyển động từ O đến P có véctơ gia tốc ⃗ hướng từ O đến P
B. Chuyển động từ P đến O là chậm dần.
C. Chuyển động từ P đến O là nhanh dần đều.
D. Véctơ gia tốc ⃗ đổi chiều tại O.
Câu 6: Một chất điểm có khối lượng m đang dao động điều hòa. Khi chất điểm có vận tốc v thì động năng
của nó là
. mv2. . mv2. . vm2. D. vm2.
Câu 7: Một vật có khối lượng 50g, dao động điều hòa với biên độ 4cm và tần số góc 3rad/s. Cơ năng của vật

A. 3,6.10–4 J. B. 7,2 J. C. 3,6 J. D. 7,2.10–4 J.
Câu 8: Khi nói về dao động tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian. B. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.
C. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian D. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian.
Câu 9: Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.
B. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng.
C. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng.
D. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng
Câu 10: Một sóng hình sin truyền dọc theo trục Ox, phương trình dao động của một phần tử sóng tại điểm
M(x) trên phương Ox là: u  2cos  40 t  2 x  (mm). Biên độ của sóng này là
A. 2 mm. B. 4 mm.
C.  mm. D. 40  mm.
Câu 11: Một sóng hình sin được mô tả (như hình vẽ). Xác định
bước sóng của sóng bên?
A. 50(cm). B. 25(cm).
C. 100(cm). D. 75(cm).
6
Câu 12: Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng  . Hệ thức
đúng là
f 
A. v   f B. v  C. v  D. v  2 f 
 f
Câu 13: Chọn phát biểu đúng về sóng dọc?
A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây.
B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm ngang.
C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử của môi trường) trùng với phương truyền
sóng.
D. Sóng dọc là sóng truyền theo trục tung, còn sóng ngang là sóng truyền theo trục hoành.
Câu 14: Trường hợp nào sau đây là một ví dụ về sóng dọc?
A. Ánh sáng truyền trong không khí. B. Sóng nước trên mặt hồ.
C. Sóng âm lan truyền trong không khí. D. Sóng truyền trên một sợi dậy.
Câu 15: Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường.
A. Rắn, lỏng và chân không. B. Rắn, lỏng, khí.
C. Rắn, khí và chân không. D. Lỏng, khí và chân không.
Câu 16: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào
A. vận tốc truyền sóng và bước sóng. B. phương truyền sóng và tần số sóng.
C. phương dao động và tốc độ truyền sóng. D. phương dao động và phương truyền sóng.
Câu 17: Sóng điện từ
A. không bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.
B. chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi.
C. là sóng dọc.
D. lan truyền trong chân không với vận tốc c = 3.108 m/s.
Câu 18: Sóng điện từ có bước sóng nào dưới đây thuộc về tia hồng ngoại?
A. 7.10 m. B. 7.10 m. C. 7.10 m. D. 7.10 m.
Câu 19: Từ Trái Đất, các nhà khoa học điều khiển các xe tự hành trên Mặt Trăng nhờ sử dụng các thiết bị thu
phát sóng vô tuyến. Sóng vô tuyến được dùng trong ứng dụng này thuộc dải
A. sóng dài. B. sóng ngắn. C. sóng trung. D. sóng cực ngắn.
Câu 20: Tia tử ngoại được dùng
A. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại.
B. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.
C. trong y tế để chụp điện, chiếu điện.
D. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.
Câu 21: Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có
A. cùng biên độ. B. cùng tần số.
C. cùng pha ban đầu. D. cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Câu 22: Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp A, B cùng pha, điều kiện để tại điểm M cách
các nguồn d1, d2 dao động với biên độ cực tiểu là
A. d2 – d1 = kλ/2. B. d2 – d1 = (2k + 1)λ/2. C. d2 – d1 = kλ. D. d2 – d1 = (2k + 1)λ/4.
Câu 23: Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp cùng pha A, B. Những điểm trên
mặt nước nằm trên đường trung trực của AB sẽ
A. dao động với biên độ lớn nhất. B. dao động với biên độ bé nhất.
C. đứng yên không dao động. D. dao động với biên độ có giá trị trung bình.
Câu 24: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước
sóng λ1 = 400 nm thì khoảng vân là i1. Nếu tăng khoảng cách giữa màn và mặt phẳng hai khe lên gấp đôi đồng
thời thay nguồn sáng phát ánh sáng bước sóng λ2 thì khoảng vân là i2 = 3i1. Bước sóng λ2 có giá trị
A. 0,6 μm B. 0,5 μm C. 0,75 μm D. 0,56 μm
Câu 25: Khi nói về sóng dừng. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nút sóng là điểm dao động với biên độ cực đại. B. Sóng dừng là tổng hợp của nhiều sóng tới.
C. Bụng sóng là điểm dao động với biên độ cực đại. D. Hai bụng sóng liên tiếp cách nhau một bước sóng.
Câu 26: Khi nói về sóng dừng. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Những điểm luôn đứng yên gọi là nút sóng.
B. Những điểm luôn đứng yên gọi là bụng sóng.
C. Những điểm luôn dao động với biên độ cực đại gọi là nút sóng.
D. Những điểm luôn dao động với biên độ cực tiểu gọi là bụng sóng.
7
Câu 28: Một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định được mô tả như
hình bên. Bước sóng của sóng trên dây bằng
A. 3 cm. B. 4 cm.
C. 5 cm. D. 6 cm.
Câu 27: Để tạo một sóng dừng giữa hai đầu dây cố định thì độ dài của dây bằng
A. một số nguyên lần bước sóng. B. một số lẻ lần nửa bước sóng.
C. một số nguyên lần nửa bước sóng. D. một số lẻ lần bước sóng.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 29. Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật có khối lượng 100 g, lò xo có khối lượng không đáng kể có độ
cứng 16 N/m, bỏ qua mọi ma sát. Người ta kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn 2 cm rồi thả nhẹ cho vật
dao động điều hòa.. Lấy 10   = 3,14. Tính vận tốc lớn
nhất và cơ năng mà vật đạt được trong quá trình dao động?

Câu 30: Trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài L người ta
tạo ra sóng dừng được mô tả như Hình bên, với bước sóng
của sóng trên dây là 0,8 m. Hãy xác định chiều dài của sợi
dây.

Câu 31: Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng có bước
sóng . Khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm. Trên màn quan sát, tại
điểm M cách vân trung tâm 4,2 mm có vân sáng bậc 5. Giữ cố định các
điều kiện khác, di chuyển dần màn quan sát dọc theo đường thẳng
vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe ra xa cho đến khi vân giao thoa
tại M chuyển thành vân tối thứ hai thì khoảng dịch màn là 0,6 m. Ánh
sáng được sử dụng trong thí nghiệm có màu gì?

ĐỀ MINH HỌA - SỐ 4
I. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x= A cos(t+ ) ( >0). Pha dao động là đại
lượng nào sau đây?
A. x. B.  . C.  . D. (t+ ).
Câu 2. Tần số dao động điều hòa là
A. số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1giây.
B. số dao động toàn phần vật thực hiện được trong một chu kỳ.
C. khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí ban đầu.
D. khoảng thời gian vật thực hiện hết một dao động toàn phần.
Câu 3. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(4t + /6), x tính bằng cm, t tính bằng s. Chu
kỳ dao động của vật là
A. 4 s. B. 0,25 s. C. 0,5 s. D. 0,125 s.
Câu 4. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k, đang dao động điều hòa
theo phương ngang. Mốc thế năng tại VTCB. Biểu thức thế năng của con lắc lò xo ở vị trí có li độ x là
1 1
A. 2kx2 B. kx 2 C. kx2. D. kx
2 2
Câu 5. Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100g gắn với một lò xo nhẹ. Con lắc dao động điều hòa
theophương ngang với phương trình x = 10cos10πt (cm). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy π2 = 10. Cơ
năng của con lắc bằng
A. 0,1 J. B. 0,5 J. C. 0,05 J. D. 1 J.
Câu 6. Một hệ dao động cơ đang thực hiện dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi
A. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.
B. tần số của lực cưỡng bức nhỏ hơn tần số dao động riêng của hệ.
C. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số dao động riêng của hệ.
D. có thêm một lực cưỡng bức tác dụng vào hệ.

8
Câu 7. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vec-tơ gia tốc của vật.
A. luôn hướng ra xa vị trí cân bằng. B. có độ lớn tỷ lệ nghịch với độ lớn li độ của vật.
C. luôn hướng về vị trí cân bằng. D. có độ lớn tỷ lệ thuận với độ lớn vận tốc của vật.
Câu 8. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục , động năng của chất điểm này biến thiên với chu kì
1 . Chu kì dao động của chất điểm này là
A. 1 . B. 2 . C. 3 . D. 4 .
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về các đại lượng đặc trưng của sóng cơ?
A. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì.
B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.
C. Chu kì của sóng chính bằng chu kì dao động của các phần tử dao động.
D. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động.
Câu 10. Biên độ dao động của một phần tử môi trường khi có sóng truyền qua gọi là
A. năng lượng sóng . B. tần số sóng. C. chu kì sóng. D. biên độ sóng.
Câu 11. Một sóng cơ hình sin có tần số 10 Hz lan truyền trong một môi trường với bước sóng 0,2 m. Tốc độ
truyền sóng trong môi trường đó là
A. 2 m/s. B. 0,02 m/s. C. 20 m/s. D. 0,2 m/s.
Câu 12. Ta nghe được tiếng gõ vào mặt tường khi áp tai vào mặt bên kia của một bức tường, chứng tỏ
A. sóng có khả năng phản xạ. B. sóng có khả năng nhiễu xạ.
C. sóng mang năng lượng và truyền đi. D. sóng có thể giao thoa.
Câu 13. Sóng ngang là sóng có phương dao động
A. nằm ngang. B. trùng với phương truyền sóng.
C. vuông góc với phương truyền sóng. D. thẳng đứng.
Câu 14. Sóng nào sau đây là sóng dọc?
A. sóng ánh sáng truyền trong không khí. B. sóng vô tuyến từ một trạm phát sóng.
C. một gợn sóng trên mặt nước. D. sóng âm truyền trong không khí.
Câu 15. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống ?
Trên hình vẽ, đầu A của lò xo được giữ cố định, đầu B dao động tuần hoàn
theo phương ngang. Sóng trên lò xo là sóng (1) …. …vì (2)……….
A. (1) ngang, (2) mỗi điểm trên lò xo dao động theo phương ngang.
B. (1) dọc, (2) mỗi điểm trên lò xo dao động theo phương ngang.
C. (1) ngang, (2) mỗi điểm trên lò xo dao động theo phương thẳng đứng.
D. (1) dọc, (2) mỗi điểm trên lò xo dao động theo phương thẳng đứng.
Câu 16. Khi cơ cấu chuyển động chạm mặt nước và dao động theo
phương thẳng đứng để tạo sóng ngang trên mặt nước. Kết luận nào sau
đây là đúng?
A. Khi có sóng truyền tới các phần tử nước dao động theo phương
vuông góc với phương truyền sóng.
B. Khi có sóng truyền tới miếng xốp C trên mặt nước, miếng xốp
bị đẩy đi xa theo chiều truyền.
C. Khi có sóng truyền tới miếng xốp C trên mặt nước, miếng xốp
dao động xung quanh vị trí cân bằng theo phương vuông góc với phương thẳng đứng.
D. Khi có sóng truyền tới, các phần tử nước không dao động mà đứng yên tại chỗ.
Câu 17. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng
A. quang điện. B. thắp sáng. C. nhiệt. D. hóa học .
Câu 18. Tia tử ngoại không có tính chất nào sau đây ?
A. Quang điện. B. Thắp sáng. C. Kích thích sự phát quang. D. Sinh lí.
Câu 19. Tia X không có tính chất nào sau đây?
A. Tác dụng lên kính ảnh. B. Làm phát quang một số chất
C. Có thể gây ra hiện tượng quang điện. D. Xuyên qua lớp chì dày vài cm.
Câu 20. Trong một số phòng điều trị vật lí trị liệu ở bệnh viện có sử dụng bóng đèn dây tóc bằng vonfram
công suất khá lớn. Bóng đèn này là nguồn
A. phát tia hồng ngoại để sưởi ấm cho máu lưu thông được tốt.. B. phát ra tia X để chiếu điện, chụp điện
C. phát ra tia hồng ngoại để diệt khuẩn ngoài da. D. phát ra tia tử ngoại để chữa bệnh còi xương.
Câu 21. Lấy c = 3.108 m/s. Bức xạ có tần số 1,5.1015 Hz là
A. tia hồng ngoại. B. tia tử ngoại. C. tia X. D. ánh sáng nhìn thấy.

9
Câu 22. Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.
B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.
C. Tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
D. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.
Câu 23. Khi thay đổi tần số dao động của một trong 2 quả cầu tạo dao động (nguồn sóng) thì không còn thấy
các dao động cực đại và cực tiểu nằm trên các đường xác định nữa. Vậy điều kiện để quan sát được hệ vân
giao thoa sóng cơ là hai nguồn phải
A. cùng tần số, cùng phương và hiệu số pha thay đổi theo thời gian.
B. cùng biên độ và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
C. cùng tần số, cùng phương và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
D. hiệu số pha và hiệu biên độ không đổi theo thời gian.
Câu 24. Trong một thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc là 600 nm,
khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m.
Khoảng vân quan sát được trên màn có giá trị bằng
A. 1,2 mm. B. 1,5 mm. C. 0,9 mm. D. 0,3 mm.
Câu 25. Trong thí nghiệm giao thoa của hai sóng mặt nước. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20 cm/s,
cần rung có tần số 40 Hz. Khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn thẳng S1 S2 là
A. 2,5 mm. B. 5 mm. C. 2,5 cm. D. 5 cm.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sóng dừng?
A. Các điểm nằm trên một bụng thì dao động cùng pha.
B. Trong sóng dừng có sự truyền pha từ điểm này sang điểm khác.
C. Nút sóng là các điểm dao động với biên độ bằng 0 (đứng yên).
D. Bụng sóng là các điểm dao động với biên độ cực đại.
Câu 27. Khi có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi AB với đầu A là điểm nút và đầu B là điểm bụng thì
A. điểm trên dây cách đầu A một nửa bước sóng là điểm bụng.
B. điểm trên dây cách đầu A một phần tư bước sóng là điểm nút.
C. điểm trên dây cách đầu B một đoạn bằng ba phần tư bước sóng là điểm bụng.
D. điểm trên dây cách đầu B một đoạn bằng một phần tư bước sóng là điểm nút.
Câu 28. Một sợi dây đàn hồi 80 cm, đầu B giữ cố định, đầu A dao động điều hoà với tần số 50 Hz. Trên dây
có một sóng dừng với 4 bụng sóng, coi A và B là nút sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là
A. 10 m/s. B. 5 m/s. C. 20 m/s. D. 40 m/s

II. TỰ LUẬN (3 điểm)


Bài 1. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x = 2πcos(πt + l,5π) cm, với x là li độ tính
bằng cm, t là thời gian tính bằng s. Lấy π2 = 10.
a. Tính vận tốc của vật tại t = 2 s.
b. Tính gia tốc của vật khi vật đạt tốc độ 10 cm/s.
Bài 2. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 2 mm, khoảng cách
từ hai khe đến màn hứng vân là 1 m, ánh sáng sử dụng có bước sóng 0,5 µm.
a. Tính khoảng vân i?
b. Tính khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân tối thứ 6.
Bài 3. Một sợi dây dài AB = 60 cm, phát ra một âm có tần số 100 Hz. Quan sát dây đàn thấy có 3 nút và 2
bụng sóng (kể cả nút ở hai đầu dây).
a.Tính vận tốc truyền sóng trên dây AB.
b. Biết biên độ dao động tại các bụng sóng là 5mm. Tìm biên độ dao động tại điểm N lần lượt cách A một
đoạn 45cm.

ĐỀ MINH HỌA - SỐ 5
I. Trắc nghiệm (7 điểm)
π
Câu 1. Một vật nhỏ dao động theo phương trình x = 5cos(ωt  ) cm. Biên độ dao động của vật là
2
A. 5 cm. B. 5π cm. C. 10 cm. D. 10π cm.
Câu 2. Một chất điểm dao động điều hòa với tần số góc là ω thì chu kì dao động của chất điểm là
ω ω 2π
A. T = 2πω . B. T = . C. T = . D. T = .
2π π ω
10
π
Câu 3. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x = 4 cos(8πt  ) (cm), t( s) Số dao
6
động toàn phần vật thực hiện được trong thời gian một phút là
A. 200. B. 120. C. 240. D. 180.
Câu 4. Con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo nhẹ có độ cứng k đang dao
động điều hoà dọc theo trục Ox. Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng O. Tại một thời điểm, vật có li độ x và
vận tốc v. Biểu thức tính cơ năng của con lắc lò xo là
1 1 1 1 1 1 1 1
A. mv 2  kx 2 . B. mv 2  kx . C. mv  kx 2 . D. mv  kx .
2 2 2 2 2 2 2 2
Câu 5. Một vật nặng m = 500 g dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 20 cm và trong thời gian 3 phút vật
nặng thực hiện được 540 dao động. Lấy π2 = 10. Cơ năng của vật là
A. 0,9 J. B. 9 J. C. 1,9 J. D. 2,9 J.
Câu 6. Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Động năng của vật biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.
B. Cơ năng của vật giảm dần theo thời gian.
C. Cơ năng của vật không thay đổi theo thời gian.
D. Lực cản của môi trường tác dụng lên vật càng nhỏ thì dao động tắt dần càng nhanh.
Câu 7: Một vật dao dao động điều hòa trên trục Ox. Hình vẽ bên là đồ thị biểu
diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Tần số góc của dao động là
A. 10 rad/s. B. 10π rad/s. C. 5π rad/s. D. 5 rad/s.
Câu 8: Ích lợi của hiện tượng cộng hưởng được ứng dụng trong trường hợp
nào sau đây?
A. Chế tạo tần số kế. B. Chế tạo bộ phận giảm xóc của ô tô, xe máy.
C. Lắp đặt các động cơ điện trong nhà xưởng.
D. Thiết kế các công trình ở những vùng thường có địa chấn.
Câu 9. Biên độ sóng là
A. khoảng cách giữa hai phân tử vật chất gần nhau nhất của sóng.
B. khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha.
C. biên độ dao động của phân tử vật chất của sóng.
D. khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử của sóng.
Câu 10. Sóng cơ không truyền được trong
A. chân không. B. sắt. C. không khí. D. nước.
Câu 11. Một người ngồi ở bờ biển quan sát thấy thời gian kể từ khi ngọn sóng thứ nhất đến ngọn sóng thứ
sáu đi qua trước mặt người quan sát là 12 s. Tốc độ truyền sóng là 2 m/s. Bước sóng có giá trị là
A. 4,8 m. B. 4 m. C. 6 cm. D. 0,48 cm.
Câu 12. Vào một thời điểm Hình là đồ thị li độ - quãng đường truyền sóng
của một sóng hình sin. Biên sóng này là
A. 5cm. B. 6 cm. C. 5 mm. D. 6 mm.
Câu 13. Sóng ngang truyền được trong các môi trường
A. Rắn và khí B. Chất rắn và bề mặt chất lỏng.
C. Rắn và lỏng D. Cả rắn, lỏng và khí.
Câu 14. Chọn câu đúng.
A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây.
B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương
nằm ngang.
C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử của môi trường) trùng với phương
truyền sóng.
D. Sóng dọc là sóng truyền theo trục tung, còn sóng ngang là sóng truyền theo trục hoành.
Câu 15. Sóng cơ truyền trong lò xo ở hình 1 và hình 2 lần lượt là sóng

Hình 1 Hình 2
A. ngang - dọc. B. dọc – ngang. C. ngang - ngang. D. dọc – dọc.
Câu 16. Theo thứ tự bước sóng tăng dần thì sắp xếp nào dưới đây là đúng?
A. Vi sóng, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X. B. Tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, vi sóng.
C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, vi sóng, tia X. D. Tia hồng ngoại, vi sóng, tia X
11
Câu 17. Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là
A. không bị nước và thủy tinh hấp thụ. B. gây ra hiện tượng quang điện ngoài ở kim loại.
C. có tác dụng nhiệt rất mạnh. D. có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
Câu 18. Tia X không có ứng dụng nào sau đây?
A. Kiểm tra hành lí. B. Tìm bọt khí bên trong các vật liệu bằng kim loại.
C. Chiếu điện, chụp điện. D. Sấy khô, sưởi ấm.
Câu 19. Với f1, f2, f3 lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma (tia γ) thì
A. f1 > f3 > f2. B. f3 > f1 > f2. C. f3 > f2 > f1. D. f2 > f1 > f3.
Câu 20. Một sóng vô tuyến có tần số 10 Hz được truyền trong không trung với tốc độ 3.108 m/s. Bước sóng
8

của sóng đó là
A. 1,5 m. B. 3 m. C. 0,33 m. D. 0,16 m.
Câu 21. Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai
nguồn dao động có đặc điểm
A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
B. cùng tần số, cùng phương.
C. cùng pha ban đầu và cùng biên độ.
D. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Câu 22. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, ánh sáng có bước sóng là  , hai khe cách nhau một
khoảng là a và cách màn quan sát một khoảng là D . Công thức tính khoảng vân giao thoa là
λD λa λD a
A. i  . B. i  . C. i  . D. i  .
a D 2a λD
Câu 23. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Young cách nhau 1 mm và cách màn quan sát 1
m. Trên màn quan sát khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là 0,6mm. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí
nghiệm là
A. 0,44 μm . B. 0,52 μm . C. 0,60 μm . D. 0,58 μm .
Câu 24. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, khoảng cách giữa hai khe là 1 , khoảng
cách từ hai khe đến màn là 1,5 m. Trên màn, người ta đo khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 7
cùng phía so với vân trung tâm là 4,5 mm. Bước sóng dùng trong thí nghiệm là
A. = 0,4 m. B. = 0,5 m. C. = 0,6 . D. = 0,45 m.
Câu 25. Trên sợi dây đàn hồi có chiều dài 40 cm, người ta tạo ra sóng dừng
có hình dạng được mô tả như hình bên. Bước sóng trên dây là
A. λ = 13,3 cm. B. λ = 20 cm.
C. λ = 40 cm. D. λ = 80 cm.
Câu 26. Để tạo sóng dừng trên dây, có một đầu cố định, một đầu tự do thì
chiều dài của dây bằng
A. một số nguyên lần bước sóng. B. một số lẻ lần nửa bước sóng.
C. một số nguyên lần nửa bước sóng. D. một số lẻ một phần tư bước sóng.
Câu 27. Một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ. Khoảng cách
giữa hai nút liên tiếp là
A. 2λ. B. 0,25λ. C. λ. D. 0,5λ.
Câu 28. Trên một sợi dây đàn hồi dài có sóng dừng với bước sóng 1,2 cm. Trên dây có hai điểm A và B
cách nhau 6,0 cm, tại A là một nút sóng. Số nút sóng và bụng sóng trên đoạn dây AB là
A. 11 bụng, 11 nút. B. 10 bụng, 11 nút. C. 10 bụng, 10 nút. D. 11 bụng, 10 nút
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm )
Bài 1. Hình bên là đồ thị vận tốc – thời gian của một vật dao động
điều hòa.
a. Xác định tần số dao động?
b. Kể từ lúc t = 0. Vật có tốc độ 10 cm/s lần đầu tiên ở thời điểm nào?
Bài 2. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe sáng
cách nhau 0,5 mm được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng
cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m . Trên màn quan sát, trong
vùng giữa hai điểm M và N mà MN 2 cm = người ta đếm được có 10
vân tối và thấy tại
M và N đều là vân sáng.
a. Tính bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này ?
b.Vùng giao thoa trên màn rộng 25,8 mm. Tính số vân sáng quan sát được trên màn ?
12
Bài 3. Một sợi dây AB dài 57 cm treo lơ lửng, đầu A gắn vào một nhánh âm thoa thẳng đứng có tần số 50
Hz. Khi âm thoa dao động, trên dây AB có hiện tượng sóng dừng xảy ra, người ta thấy khoảng cách từ B đến
nút thứ 4 là 21cm.
a. Tính bước sóng.
b. Tính số nút sóng và số bụng sóng trên dây AB.

ĐỀ MINH HỌA - SỐ 6
I. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ). Đại lượng ω có đơn vị là
A. rad. B. Hz. C. rad/s. D. s.
Câu 2. Trong dao động điều hoà, giữa chu kì T, tần số và tần số góc ω có mối liên hệ
A. T = ωf. B. = 2πf. C. ω = 2πT . D. ω = T.f.
Câu 3. Hai dao động điều hòa có phương trình x1 = 10 cos(100πt - 0,5π) (cm) và x2 = 10 cos(100πt + 0,5π)
(cm). Độ lệch pha của hai dao động này có độ lớn bằng
A. 0 rad. B. 1,25π rad. C. π rad. D. 0,75π rad.
Câu 4. Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là m dao động điều hòa theo phương ngang với phương
trình x = Acos ωt . Mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là

1 1 1
A. W  mωA2 . B. W  mω2 A . C. W  mω2 A2 D. W  mωA2
2 2 2
Câu 5. Hình bên mô tả sự thay đổi của động năng theo li độ của một vật có
khối lượng 0,8 kg, dao động điều hòa với tần số góc ω. Chọn mốc thế năng tại
vị trí cân bằng, khi vật có vị trí li độ 1 cm, thế năng của vật là
A. 50 mJ. B. 0,05 mJ.
C. 200 mJ. D. 0,2 mJ.
Câu 6. Điều kiện của sự cộng hưởng là
A. chu kì của lực cưỡng bức bằng chu kì riêng của hệ.
B. tần số của lực cưỡng bức phải lớn hơn nhiều tần số riêng của hệ.
C. biên độ của lực cưỡng bức phải lớn bằng biên độ của dao động.
D. chu kì của lực cưỡng bức phải lớn hơn chu kì riêng của hệ.
Câu 7. Có hai dao động cùng phương, cùng tần số được mô tả trong đồ thị sau.
Dựa vào đồ thị có thể kết luận:
A. Hai dao động cùng pha B. Dao động 1 sớm pha hơn dao động 2
C. Hai dao động vuông pha. D. Dao động 1 trễ pha hơn dao động 2
Câu 8. Tìm phát biểu sai khi nói về dao động điều hoà.
A. Gia tốc sớm pha π so với li độ. B. Vận tốc và gia tốc luôn ngược pha nhau.
 
C. Vận tốc luôn trễ pha so với gia tốc. D. Vận tốc luôn sớm pha so với li độ.
2 2
Câu 9. Chọn câu đúng ? Sóng cơ là
A. những biến dạng cơ lan truyền trong môi trường đàn hồi.
B. dao động của mọi điểm trong không gian theo thời gian.
C. một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
D. không có sự truyền pha của dao động.
Câu 10. Chọn phát biểu đúng nhất. Biên độ sóng là
A. độ lệch nhỏ nhất của phần tử sóng.
B. độ dịch chuyển lớn nhất của phần tử sóng khỏi vị trí cân bằng.
C. độ lệch của phần tử sóng so với vị trí cân bằng.
D. độ dịch chuyển nhỏ nhất của phần tử sóng.
Câu 11. Một sóng truyền trên mặt nước biển có tần số 120 Hz truyền đi với tốc độ 60 m/s. Bước sóng là
A. 1,0 m. B. 2,0 m. C. 0,5 m. D. 0,25 m.
Câu 12. Một sóng cơ học lan truyền trong môi trường với tần số f. Bước sóng của sóng trong môi trường là
. Tốc độ truyền sóng của sóng cơ có biểu thức là
λ f λf
A. v = f.λ. B. v = . C. v = . D. v =
f λ 2π

13
Câu 13. Sóng dọc là sóng
A. có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường luôn hướng theo phương thẳng đứng.
B. có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường trùng với phương truyền sóng.
C. có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường vuông góc với phương truyền sóng.
D. có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường luôn vuông góc với phương thẳng đứng.
Câu 14. Để phân biệt sóng ngang với sóng dọc ta có thể dựa vào
A. vận tốc truyền sóng và bước sóng. B. vận tốc truyền sóng và phương truyền sóng.
C. phương tryền sóng và tần số sóng. D. phương dao động của phần tử và phương truyền sóng.
Câu 15. Khi sóng ngang truyền qua một môi trường vật chất đàn hồi, các phần tử vật chất của môi trường sẽ
A. dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng với tần số bằng tần số dao động của
nguồn sóng.
B. dao động theo phương truyền sóng với vận tốc bằng vận tốc dao động của nguồn sóng.
C. chuyển động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
D. chuyển động theo phương truyền sóng với vận tốc bằng vận tốc sóng.
Câu 16. Trong chân không, bức xạ có bước sóng nào sau đây là bức xạ tử ngoại ?
A. 280 nm. B. 480 nm. C. 630 nm. D. 930 nm.
Câu 17. Ở Trường Sa, Hoàng sa, để có thể xem được các chương trình truyền hình phát sóng qua vệ tinh.
Sóng điện từ mà anten thu trực tiếp từ vệ tinh thuộc loại
A. sóng dài. B. sóng ngắn. C. sóng cực ngắn. D. sóng trung.
Câu 18. Chọn câu sai ?
A. Tia X có khả năng xuyên qua một lá nhôm mỏng.
B. Tia X có tác dụng mạng lên kính ảnh.
C. Tia X là bức xạ có thể nhìn thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang.
D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khỏe con người.
Câu 19. Nếu sắp xếp tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy theo thứ tự giảm dần của tần
số thì ta có dãy nào sau đây ?
A. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X.
B. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X, ánh sáng nhìn thấy.
C. Tia hồng ngoại, tia từ ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia X.
D. Tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại.
Câu 20. Sóng ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng
A. 380nm đến 760nm. B. 380mm đến 760mm. C. 380m đến 760m. D. 380pm đến 760pm.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tia hồng ngoại có tần số cao hơn tần số của ánh sáng vàng.
B. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
C. Bức xạ tử ngoại có tần số cao hơn tần số của bức xạ hồng ngoại.
D. Bức xạ tử ngoại có chu kỳ lớn hơn chu kỳ của bức xạ hồng ngoại.
Câu 22. Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động
A. cùng phương, cùng chu kì và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
B. cùng phương, khác chu kì và có hiệu số pha thay đổi theo thời gian.
C. khác phương, cùng chu kì và có hiệ̣u số pha không đổi theo thời gian.
D. khác phương, khác chu kì và có hiệu số pha thay đổi theo thời gian.
Câu 23. Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao động có tần số
50Hz và đo được khoảng cách giữa hai cực tiểu liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là 2mm.
Bước sóng của sóng trên mặt nước là bao nhiêu?
A. λ = 1mm. B. λ = 2mm. C. λ = 4mm. D. λ = 8mm.
Câu 24. Trong thí nghiệm giao thoa khe Young, khoảng cách giữa hai khe 0,1 mm, khoảng cách từ mặt
phẳng chứa hai khe đến màn 0,8 m, bước sóng dùng trong thí nghiệm 0,6 μm. Khoảng vân có giá trị
A. 0,48 mm. B. 0,75 mm. C. 4,8 mm. D. 7,5 mm.
Câu 25. Chọn câu sai khi nói về sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi?
A. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là nửa chu kỳ.
B. Khoảng cách giữa điểm nút và bụng liền kề là một phần tư bước sóng.
C. Khi xảy ra sóng dừng không có sự truyền năng lượng.
D. Hai điểm đổi xứng nhau qua điểm nút luôn dao động cùng pha.

14
Câu 26. Chọn câu đúng. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa một nút và một bụng liên
tiếp bằng
A. một bước sóng. B. hai bước sóng. C. một phần tư bước sóng. D. một nửa bước sóng.
Câu 27. Khi có sóng dừng trên dây khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là
A. một bước sóng. B. một phần ba bước sóng. C. một phần hai bước sóng. D. một phần tư bước sóng.

Câu 28. Một thí nghiệm khảo sát hiện tượng sóng dừng được thực
hiện như hình bên dưới. Số nút và số bụng trong hình là
A. 3 nút, 3 bụng. B. 4 nút, 3 bụng.
C. 4 nút, 4 bụng. D. 3 nút, 4 bụng.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm )
Bài 1. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Khi chất
điểm đi qua vị trí cân bằng thì có tốc độ là 20 cm/s. Khi chất điểm
của nó có tốc độ là 10 cm/s thì gia tốc của nó có độ lớn là 100 3
cm/s2.
a. Tìm độ lớn gia tốc tại biên.
b. Tính biên độ dao động của vật.
Bài 2. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách giữa 2 khe là 0,4mm và khoảng
cách từ hai khe đến màn quan sát là 1,00m. Khi ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 1 thì quan sát thấy
trên một khoảng trong vùng giao thoa có chứa 7 vân sáng với khoảng cách giữa 2 vân sáng ngoài cùng bằng
9,00m.
a. Tính bước sóng 1
b. Sử dụng nguồn sáng gồm 2 ánh sáng đơn sắc có bước sóng 1 và 2 với 2 = 400 nm. Xác định vị trí trên
màn có vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm và gần vân trung tâm nhất.
Bài 3. Một sợi dây đàn hồi dài 90 cm có một đầu cố định và một đầu tự do đang có sóng dừng. Kể cả đầu cố
định, trên dây có 8 nút. Biết rằng khoảng thời gian giữa 6 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,25 s.
a. Tính bước sóng.
b. Tính tốc độ truyền sóng trên dây.

15

You might also like