Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của sử học?

A. Khôi phục các sự kiện lịch sử xảy ra trong quá khứ.


B. Góp phần dự báo về tương lai của đất nước và nhân loại.
C. Cung cấp các tri thức khoa học giúp con người khám phá hiện thực lịch sử.
D. Góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau.
Câu 2: Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của người Ai Cập cổ đại là
A. Vạn lý trường thành. B. Kim tự tháp.
C. Chùa hang. D. Vườn treo Ba-bi-lon.
Câu 3: Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Đọ?
A. Phật giáo. B. Hin đu giáo. C. Hồi giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 4: Khái niệm văn minh được hiểu là
A. những công trình do con người sáng tạo ra.
B. sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
C. bản sắc của một xã hội hoặc nhóm người trong xã hội.
D. tổng thể những nét riêng biệt về vật chất, tinh thần và trí tuệ.
Câu 5: Một trong những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất là
A. Máy kéo sợi Gien – ni. B. Máy hơi nước.
C. Phương pháp luyện thép lò cao. D. Bóng đèn sợi đốt trong.
Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai về văn
hóa?
A. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.
B. hình thành hai giai cấp đối kháng là Tư sản và Vô sản.
C. Thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động.
D. Sự giao lưu kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục được đẩy mạnh.
Câu 7: “Ông vua” xe hơi nước Mỹ là ai?
A. Ga-li-ê-li-nô Mác-Cô-ni. B. Hen-ri Pho.
C. Ni-Cô-la Tet-la. D. Mai-cơn Pha-ra-đây.
Câu 8: Thành tựu về lĩnh vực nào sau đây của văn minh Ai Cập thời kì cổ đại đã được ứng dụng hiệu quả
trong việc xây dựng kim tự tháp?
A. Tôn giáo, tín ngưỡng. B. Toán học.
C. Kĩ thuật ướp xác. D. Chữ viết.
Câu 9: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của Nho giáo?
A. Thể hiện trình độ tư duy cao, lưu giữ thông tin lớn.
B. Cơ sở cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại.
C. Là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa.
D. Là một đóng góp lớn của nhân dân Trung Hoa đối với văn minh phương Tây.
Câu 10: Phát minh về kĩ thuật nào sau đây của người Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
ngành hàng hải?
A. La bàn. B. Thuốc súng. C. Kĩ thuật in. D. Làm giấy.
Câu 11: “Quê hương” của nền văn minh thời Phục hưng là
A. Hy Lạp. B. I-ta-li-a. C. Anh. D. Pháp.
Câu 12: Thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là
A. chế tạo máy hơi nước.
B. ngành hàng không ra đời.
1
D. xuất hiện công nghệ thông tin.
C. lần đầu tiên xuất hiện tàu thuỷ chạy bằng hơi nước.
Câu 13: Nhà bác học nào sau đây đã phát minh ra bóng đèn điện?
A. Ghê-oóc Xi-môn Ôm. B. Mai-cơn Pha-ra-đây.
C. Thô-mát Ê-đi-xơn. D. E.K. Len-xo.
Câu 14: Nội dung nào không phản ánh đúng những hạn chế của chữ viết do cư dân các quốc gia cổ đại
phương Đông sáng tạo ra?
A. Số lượng các chữ ít, gây khó khăn cho việc diễn đạt.
B. Các kí hiệu, hình nét không ổn định mà luôn thay đổi.
C. Khó có thể diễn đạt các khái niệm phức tạp, trừu tượng.
D. Nhiều hình, nét, kí hiệu nên khả năng phổ biến bị hạn chế.
Câu 15: Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?
“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”
(Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử kí toàn thư)
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
(Hồ Chí Minh - Lịch sử nước ta 1942)
A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.
B. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.
C. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về Lịch sử Việt Nam.
D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.
Câu 16: Một trong những cống hiến lớn có giá trị đến nay của cư dân La Mã là
A. bảng chữ cái gồm 26 chữ. B. Đền Pác-tê-nông.
C. giấy, thuốc súng, la bàn. D. những tiên đề, định lí khoa học.
Câu 17: Hãy chia sẻ những hình thức học tập và tìm hiểu lịch sử mà em đã được trải nghiệm hoặc em biết.
Hình thức nào giúp em có hứng thú và đạt hiệu quả học tập cao nhất? Vì sao?
Chia sẻ những hình thức học tập và tìm hiểu lịch sử mà em đã được trải nghiệm hoặc em biết:
- Học Lịch sử thông qua sơ đồ tư duy.
- Học lịch sử thông qua cách trình bày Infographic (kết hợp thông tin kiến thức với hình ảnh minh họa trực
quan, sinh động).
- Tìm hiểu lịch sử thông qua:
+ Phim ảnh đề tài về lịch sử. ví dụ: seri phim hoạt hình lịch sử “Hào khí ngàn năm”.
+ Văn học. Ví dụ: tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán; tiểu thuyết “Hoàng Lê nhất
thống chí”; các câu đó/ ca dao/ dân ca; truyện tranh…
+ Âm nhạc. Ví dụ: bài hát “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân; “Giải phóng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ
Nhuận….
+ Phim tài liệu.
- Học lịch sử thông qua việc tham quan/ trải nghiệm thực tiễn. Ví dụ: tham quan địa đạo Củ Chi; Thành cổ
Quảng Trị; Hoàng thành Thăng Long; Kinh đô Huế…
Hình thức nào giúp em có hứng thú và đạt hiệu quả học tập cao nhất? Vì sao?
HS trình bày theo quan điểm cá nhân.

2
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: Những thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có nhiều
tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít tác động tiêu
cực, thậm chí gây ra các thảm hoạ cho nhân loại. Em có đồng ý với ý kiến này không? Hãy lấy ví dụ để
chứng minh cho quan điểm của mình.

HS bày tỏ quan điểm của mình về nhận định, đưa ra những dẫn chứng và lập luận bảo vệ cho quan điểm của
mình.

You might also like