Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Nhận định

Câu 1: Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là hình thức trả tiền theo
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Trả lời: Đúng, Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là hình thức
trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Đây là một nguyên tắc quốc
tế được công nhận rộng rãi trong các hiệp ước, văn bản pháp lý liên quan đến bảo vệ
môi trường. Nguyên tắc này có nghĩa là người gây ra ô nhiễm môi trường phải chịu
trách nhiệm về các hậu quả của hành vi của mình, bao gồm cả việc bồi thường thiệt
hại cho người bị ảnh hưởng và phục hồi môi trường. Nguyên tắc này được pháp luật
Việt Nam thừa nhận và áp dụng trong các quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường (Điều 602 Bộ luật dân sự năm 2015).
Câu 2. Người gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại cho người bị ảnh
hưởng dù đã có giấy phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt
động gây ra ô nhiễm.
Trả lời: Đúng, theo Điều 584 và 602 BLDS thì có thể hiểu rằng việc có giấy
phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động gây ra ô nhiễm
không làm miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây ô nhiễm.
Bài tập: Tình huống này thì sẽ có liên quan đến Luật Chăn nuôi
Hộ gia đình bà B (trú tại xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn) nuôi rất nhiều heo
nhưng hệ thống tiêu thoát nước, khí thải không đảm bảo, nước và khí thải được thải
trực tiếp vào đường thoát nước (không có nắp che) chung của xóm làm ảnh hưởng đến
vệ sinh môi trường và những hộ xung quanh. Dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng
hộ bà B vẫn không khắc phục, thậm chí tình trạng ô nhiễm ở khu vực sông ở gần hộ
bà B ngày càng nặng hơn, gây bức xúc, ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng, nhất
là vào những hôm trời nắng nóng hơi bốc lên gây hôi, thối hoặc mưa to, nước tràn lên
đường đi.
Câu hỏi:
1. Hộ gia đình bà B có vi phạm quy định nào về bảo vệ môi trường khi nuôi
heo và thải nước, khí thải không?
2. Hộ gia đình bà B có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm
môi trường gây ra cho các hộ xung quanh không?
Trả lời:
1. Hộ gia đình bà B đã vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi nuôi heo và
thải nước, khí thải. Theo Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường 2020, khoản 1 Điều 60
Luật chăn nuôi 2018, Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người; Định kỳ vệ
sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; Có các biện pháp phù hợp để
vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất
thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
2. Hộ gia đình bà B phải bồi thường thiệt hại cho những người bị ảnh hưởng
và còn có thể bị yêu cầu khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.
CSPL: Điều 130, Điều 131, Điều 132, Điều 133, Điều 134 và Điều 135 Luật
Bảo vệ môi trường 2020; Điều 172 và Điều 602 Luật Dân sự 2015

TÌNH HUỐNG:
Gia đình chị Giang nuôi rất nhiều lợn nhưng hệ thống tiêu thoát nước, khí thải không
đảm bảo. Nước và khí thải được thải thẳng trực tiếp vào đường thoát nước của xóm làm
ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và những hộ xung quanh. Dù đã được nhắc nhở nhiều
lần nhưng gia đình chị Giang vẫn không khắc phục, thậm chí tình trạng ô nhiễm ngày
càng nặng hơn, gây bức xúc, ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng, nhất là vào những
hôm trời nắng nóng hoặc mưa to, nước tràn lên đường. Nêu các căn cứ pháp lý để giải
quyết vụ việc này. Hành vi này bị xử phạt như thế nào?
- Căn cứ pháp lý:
+ Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ bảo vệ môi trường: “Khi
thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô
nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại”.
+ Điều 602 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”.
+ Khoản 1, Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về nguyên tắc bảo vệ
môi trường: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân”.
+ Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về những hành vi bị nghiêm
cấm: “… 5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc,
chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí. … 7. Thải khói, bụi,
khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt
quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. …”
+ Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường
đối với hộ gia đình:
“1. Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy
định.
2. Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định.
3. Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quá quy chuẩn
kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh.
4. Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho dịch vụ thu gom, xử lý chất
thải theo quy định của pháp luật;
5. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư.
6. Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm 'bảo đảm vệ sinh, an toàn”.
+ Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn
xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định về vi phạm quy
định về giữ gìn vệ sinh chung: “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000
đồng đối với một trong những hành vi sau đây: … b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập
thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở
những nơi khác làm mất vệ sinh chung; … e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh
chung ở khu dân cư.… 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thực hiện biện pháp khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại Điểm b, c, d, đ, e Khoản 1 và
Điểm b, d Khoản 2 Điều này; b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy
định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này”.
Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm e, Khoản 1
và Khoản 3, Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn
xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, hành vi của hộ
gia đình chị Giang sẽ bị phạt tiền từ từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, bị buộc thực hiện
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

NHẬN ĐỊNH:
Nhận định 1: Tranh chấp do ô nhiễm môi trường gây ra là dạng tranh chấp về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

⇒ Sai. Tranh chấp môi trường là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ
thể khai thác, hưởng dụng và bảo vệ môi trường.

Các dạng tranh chấp môi trường theo Khoản 1, Điều 162 Luật Bảo vệ môi trường
2020:
– Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành
phần môi trường.
– Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố.
– Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, BTTH do ô nhiễm môi trường,
suy thoái, sự cố môi trường.

Nhận định 2: Chủ thể làm ô nhiễm, gây thiệt hại môi trường mà không có lỗi thì
không phải bồi thường thiệt hại.
⇒ Sai. Vì theo Điều 602 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại
do làm ô nhiễm môi trường: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”.

BÀI TẬP
Nhận định
1. Căn cứ theo Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường 2020, có tất cả 03 hình thức
giải quyết bồi thường thiệt hại.
→ Sai. Có tất cả 04 hình thức. Bồi thường thiệt hại về môi trường thông qua thương
lượng giữa các bên. Trong trường hợp không thương lượng được thì các bên chọn
cách giải quyết thông qua hình thức: Hòa giải, Giải quyết bằng trọng tài, giải quyết
bằng Tòa án.
2. Trong mọi trường hợp, nếu người gây thiệt hại về môi trường có lỗi, thì
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
→ Sai. Theo Khoản 4 Điều 585 BLDS 2015, bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây
thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi mình gây ra.
Tình huống
Ngày 07 tháng 10 năm 2023, anh A (cư trú tại xã H) phát hiện cá trong ao mình bị
chết hàng loạt. A nghi ngờ nguyên nhân là do nguồn nước thải từ nhà bà B ở xã D gây
ra, nên A yêu câu cơ quan giám định về môi trường tiến hành giám định nguyên nhân.
Đến ngày 10 tháng 11 năm 2023, A nhận được kết quả giám định về nguyên nhân gây
ra đúng là do nhà bà B.

1. Trong trường hợp này, A có thể bỏ qua giải quyết thông qua thương lượng
để kiện bà B ra Tòa được không?

Được. Anh A có thể bỏ qua thương lượng và kiện bà B ra toà với hành vi làm ô nhiễm
nguồn nước.

Căn cứ: Khoản 1 Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
2. Trường hợp này, UBND thuộc xã nào có trách nhiệm yêu cầu bà B bồi
thường thiệt hại cho hành vi xả thải gây ô nhiễm nguồn nước của anh A?

UBND tại xã H (nơi anh A cư trú) có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi
trường.

Căn cứ: điểm a Khoản 2 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

BÀI TẬP
Câu 1. Bồi thường thiệt hại về môi trường chỉ được giải quyết thông qua một hình
thức duy nhất là thương lượng giữa các bên.
→ Sai. Theo Khoản 1 Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường 2020, có tất cả là 4 hình thức
giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.

Câu 2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường là trách nhiệm dân sự
do chủ thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra, kể cả trường hợp người gây ô
nhiễm môi trường không có lỗi.
→ Đúng. Theo Điều 602 Bộ luật dân sự 2015

Câu 3. Bà A có một ao nuôi cá rộng 400m2 để thả cá. Kế bên nhà bà A có một hộ
chăn nuôi trang trại H nuôi lợn công nghiệp. Sau một khoảng thời gian, bà A phát
hiện cá trong ao chết hàng loạt, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng nên đã tìm hiểu thì biết
được trang trại H đã xả chất thải và phân lợn chưa qua xử lý xuống ao nuôi cá. Hỏi
trong trường hợp này bà A có quyền yêu cầu Hộ chăn nuôi trang trại H bồi thường
thiệt hại không?

→ Trả lời: Theo Điều 61, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về việc bảo vệ
môi trường trong sản xuất nông nghiệp như sau: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập
khẩu, kinh doanh và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón
trong sản xuất nông nghiệp phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có độc tính cao, bền vững, lan truyền,
tích tụ trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người phải
được đăng ký, kiểm kê, kiểm soát, quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro và xử lý
theo quy định của pháp luật.
- Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,
thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng
phải được quản lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Bao bì đựng phân bón,
thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử
lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi sau khi sử
dụng, bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được
quản lý theo quy định về quản lý chất thải. Bùn nạo vét từ kênh, mương, công trình
thủy lợi phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế và quản lý theo quy định của pháp
luật. Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được thu gom, xử lý theo quy định của
pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
- Phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, sử
dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu, sản xuất phân bón, sản xuất năng lượng hoặc phải
được xử lý theo quy định; không đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng gây ô nhiễm
môi trường.
- Việc sử dụng chất thải từ hoạt động chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ, nước tưới
cây hoặc mục đích khác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích đổi mới mô hình, phương pháp sản xuất nông
nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm nước, hạn chế
sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và sản phẩm xử lý môi trường
trong nông nghiệp; phát triển mô hình nông nghiệp thân thiện môi trường.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý bùn
nạo vét từ kênh, mương và công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi
trường.”
Như vậy, hành vi của Hộ chăn nuôi trang trại H nuôi lợn công nghiệp xả chất thải
(phân lợn chưa qua xử lý) xuống sông, gây ô nhiễm môi trường là vi phạm Luật Bảo
vệ môi trường. Hành vi nêu trên đã gây thiệt hại cho gia đình bà A, Hộ chăn nuôi
trang trại H nuôi lợn công nghiệp phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy
định của pháp luật.

Nhận định:

1. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về
môi trường và thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm của Tòa án.

🡪 Sai. Theo Khoản 2 Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì việc chứng
minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và
thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, gây ô nhiễm về
môi trường.

2. Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.

🡪 Đúng. Theo Điều 602 BLDS 2015


Tình huống:

Ngày 1/10/2023, ông A phát hiện cá trong ao nhà mình chết hàng loạt và nghi
ngờ nguyên nhân là do bà B xả chất thải chưa qua xử lý từ chuồng lợn công
nghiệp của nhà bà B. Ngày 2/10/2023, ông A yêu cầu cơ quan giám định về môi
trường tiến hành giám định nguyên nhân. Ngày 15/10/2023, ông A nhận được
kết quả giám định về nguyên nhân gây ra thiệt hại chính là do nguồn nước thải từ
chuồng lợn của nhà bà B. Hỏi:

1. Thời điểm A biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là
khi nào? Vì sao?

🡪 Theo Khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP HƯỚNG DẪN ÁP


DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG thì: “Thời điểm người có
quyền yêu cầu biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là khi họ
nhận ra được hoặc có thể khẳng định được về việc quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm phạm.”. Trong tình huống này, thời điểm ông A có thể khẳng định
chắc chắn nguyên nhân gây ra việc cá chết hàng loạt là khi nhận được kết quả
giám định về nguyên nhân gây ra thiệt hại của cơ quan giám định. Thế nên, thời
điểm ông A biết quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm là ngày 15/10/2023.

2. Ông A có quyền yêu cầu bà B bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô
nhiễm môi trường của bà B không? Vì sao?

🡪 Ông A có quyền yêu cầu bà B bồi thường thiệt hại vì:

Điều 584 BLDS 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
phát sinh khi có các điều kiện:

- Có thiệt hại xảy ra: thiệt hại xảy ra trong tình huống này là thiệt hại về mặt vật
chất của ông A khi cá của nhà ông A chết hàng loạt.

- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: hành vi xả chất thải chưa qua
xử lý từ chuồng lợn công nghiệp của bà B qua ao cá nhà ông A là hành vi trái pháp
luật vì:Khoản 2 Điều 60 Luật BVMT 2020: “Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia
đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất
thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.” Bà B đã không thu
gom, xử lý chất thải theo quy định của PL mà trực tiếp xả sang ao cá nhà ông A nên
hành vi của bà là hành vi trái pháp luật.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra:
kết quả của cơ quan giám định về môi trường đã xác nhận nguyên nhân cá chết hàng
loạt của nhà ông A là do chất thải từ chuồng lợn của nhà bà B.

- Có lỗi của người gây thiệt hại: lỗi của bà B là lỗi cố ý trực tiếp

You might also like