ÔN TẬP GIỮA KÌ TRIẾT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 1: Trình bày nguồn gốc của Triết học

-Nguồn gốc của triết học:


+Triết học ra đời ở cả Phương Đông và Phương Tây vào khoảng từ thế kỷ VIII
đến thế kỷ VI trước Công nguyên.
- Nguồn gốc nhận thức: trình độ nhận thức của con người
+ Tư duy huyền thoại và tôn giáo khi giải thích về bức tranh thế giới. Cách giải
thích thế giới bằng huyền thoại, bằng tri thức riêng lẻ, các bộ bằng tin điều và giáo lý
tôn giáo đã không thỏa mãn và không phục vụ được cho sự sinh tồn của con người.
Cho nên, con người dần dần đi đến hình thành và phát triển tư duy triết học với tính
chất trừu tượng hóa và khái quát hóa cao. Từ đó xây dựng khái niệm, phạm trù, quan
điểm, quy luật nguyên lý, luận thuyết, học thuyết đủ sức phổ quát để giải thích thế
biến quá trình nhận thức của con người về thế giới từ tự phát sang tự giác.
 Triết học ra đời.
- Nguồn gốc xã hội: ra đời từ chế độ chiếm hữu nô lệ.
+Xã hội chiếm hữu nô lệ đã định hình dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất, có sự phân công lao động. (lao động trí óc và chân tay), xuất hiện giai cấp
(chủ nô và nô lệ, binh lính và tăng lữ) và nhà nước ra đời bảo vệ lợi ích giai cấp thống
trị.
Như vậy, triết học chi ra đời khi xã hội loài người đã đạt đến một trình độ tương đối
cao của sản xuất xã hội, phân công lao động xã hội hình thành, của cái tương đối thừa
dư, tư hữu hóa tư liệu sản xuất được quy định bởi pháp luật, giai cấp phân hóa rõ và
mạnh, nhà nước ra đời.
Câu 2:
a. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác:
-Điều kiện kinh tế - xã hội
+Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều
kiện cách mạng công nghiệp.
• Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi ấy sự phát triển rất
mạnh mẽ của lực lượng sản xuất do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp
đã làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố vững chắc ở
những nước châu Âu.
• Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành cường quốc
công nghiệp lớn nhất.
• Ở Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đang đi vào giai đoạn hoàn thành.
• Cuộc cách mạng công nghiệp cũng làm cho nền sản xuất xã hội ở Đức được
phát triển mạnh ngay trong lòng xã hội phong kiến.
+Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tinh cách một lực lượng
chính trị - xã hội độc lập là nhân tố chính trị - xã hội quan trọng cho sự ra đời triết học
Mác.
• Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp
thống trị xã hội và giai cấp vô sản là giải cấp bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản
với tư sản vốn mang tính chất đối kháng càng phát triển, trở thành những cuộc
đấu tranh giai cấp.
• Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Lyông (Pháp) năm 1831.
• Ở Anh, có phong trào Hiến chương vào cuối những năm 30 thế kỷ XIX.
• Nước Đức cuộc đấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi.
+Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết
học Mác.
Vì vậy, khi phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản dâng cao, sẽ không thể giải
quyết triệt để vấn đề và thúc đẩy tiến bộ xã hội, nếu không có sự soi sáng bởi lý luận
nói chung và triết học nói riêng. Sự xuất hiện giai cấp vô sản cách mạng đã tạo cơ sở
xã hội cho sự hình thành lý luận tiến bộ và cách mạng mới. Triết học Mác ra đời và
đóng vai trò là cơ sở lý luận chung; cơ sở thế giới quan và phương pháp luận.
- Nguồn gốc lý luận và tiền đề khoa học tự nhiên.
+Nguồn gốc lý luận: Triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ
nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
• Triết học cổ điển Đức, đặc biệt những "hạt nhân hợp lý" trong triết học của hai
nhà triết học tiêu biểu là Ph.Hêghen và L.Phoiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực
tiếp của triết học C. Mác. Chính cái "hạt nhân hợp lý" đó đã được Mác kế thừa
bằng cách cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lý luận mới của phép
biện chứng - phép biện chứng duy vật.  Trực tiếp
• Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu J. c khi xuất sắc
là Adam Smith (A.Xmit) và David Ricardo (Đ.Ricacđô) không những làm
nguồn gốc để xây dựng học thuyết kinh tế mà còn là nhân tố không thể thiếu
được trong sự hình thành và phát triển triết học C. Mác.
• Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Ne Saint
Simon (Xanh Ximông) và Charles Fourier (Sáclơ Phurie) là một trong ba
nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác. Đương nhiên, đó là nguồn gốc lý luận
trực tiếp của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa xã hội khoa học.
+Tiền đề khoa học tự nhiên
Ph. Ăngghen nêu bật ý nghĩa của ba phát minh lớn đối với sự hình thành triết học duy
vật biện chứng:
• Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã chứng minh khoa học về sự
không tách rời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn của các hình
thức vận động của vật chất.
• Thuyết tế bào đã xác định được sự thống nhất về mặt nguồn , hình thái và cầu
tạo vật chất của cơ thể thực vật, động vật và giải thích quá trình phát triển trong
mối liên hệ của chúng.
• Thuyết tiến hóa đã đem lại cơ sở khoa học về sự phát sinh, phát triển đa dạng
bởi tính di truyền, biến dị và mối liên hệ hữu cơ giữa các loài thực vật, động vật
trong quá trình chọn lọc tự nhiên.
Với những phát minh đó, khoa học đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những
dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tinh thống nhất vật
chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển của nó.
Câu 3:
I.NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC
Ý thức có hai nguồn gốc: tự nhiên và xã hội
1.Nguồn gốc tự nhiên: bao gồm bộ não và sự tác động của bộ não lên thế giới khách
quan.
- Bộ não có cấu trúc tinh vi và phức tạp bao gồm khoảng 14-15 tỷ tế bào thần
kinh.
- Chức năng: bộ óc phải có hoạt động chức năng sinh lý, thần kinh bình thường
có khả năng phản ánh thế giới khách quan khi con người tác động với thế giới.
- Phản ánh: là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ
thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng
- Các loại phản ánh: +phản ánh vật lý
+phản ánh hóa học
+phản ánh sinh học
+phản ánh tâm lý
+phản ánh sáng tạo
 Tóm lại, sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực
phản ánh thế giới khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
2.Nguồn gốc xã hội:
a.Khái niệm lao động
-Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên
nhằm cải biến tự nhiên tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người
-Vai trò:
+Hoàn hiện dần chức năng của bộ óc
+Từ dáng đi khom chuyển thành dáng đi thẳng
+Nhận thức sự vật có hệ thống
+Tạo ra của cải vật chất đồng thời là nhân tố quyết định hình thành bộ óc người
+Thông qua lao động các giác quan hoàn thiện con người nhận dạng và phân
loại thông tin
+Phương pháp tư duy khoa học được hình thành từ cảm tính đến lý tính, đặc
biệt là hình thành ngôn ngữ
b.Khái niệm ngôn ngữ
-Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức.
-Vai trò:
+Không có ngôn ngữ thì ý thức không thề tồn tại và thể hiện được.
+Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư duy.
+Nhờ ngôn ngữ mang con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái
quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, tư tưởng từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
Nguồn gốc xã hội quyết định nhất trong việc hình thành ý thức.
-Bản chất:
+Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: ý thức là hình ảnh chỉ quan của thế
giới khách quan, là quá trình phản ảnh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ
óc con người.

-Kết cấu:
+ Các lớp cấu trúc của ý thức:
Khi xem xét ý thức với các yếu tố hợp thành các quá trình tâm lý tích cực đem
lại sự hiểu biết của con người về thế giới khách quan, ta có: tri thức, tình cảm, niềm
tin, ý chí...; trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất.
• Tri thức: là toàn bộ sự hiểu biết của con người thu nhận được thông qua
hoạt động nhận thức. Đây là kết quả của quá trình con người nhận thức
thế giới.
• Tình cảm: là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại.
• Niềm tin: là sự hòa quyện giữa tri thức với tình cảm và trải nghiệm thực
tiễn sẽ tạo nên niềm tin. Niềm tin sẽ thôi thúc người hoạt động vươn lên
trong mọi hoàn cảnh.
• Ý chí: là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng
trong mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại đạt
được mục đích đề ra. Con người muốn vượt qua khó khăn để đạt tới mục
địch thì phải có ý chí, quyết tâm cao.
+Các cấp độ của ý thức
• Tự ý thức: là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan
hệ với ý thức về thế giới bên ngoài. Đây là một thành tố rất quan trọng
của ý thức, đánh dấu trình độ phát triển của ý thức.
• Tiềm thức: là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát
của ý thức.  Tiềm thức có vai trò quan trọng trong đời sống và tư duy
khoa học.
• Vô thức: là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển,
nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một
lúc nào đó.
-Theo cấp độ của ý thức yếu tố nào có vai trò quan trọng với đời sống và tư duy khoa
học?
+ Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý
thức. Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như
thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể, là ý thức dưới
dạng tiềm tàng.
Câu 4:
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có mối hệ biện
chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật
chất.
- Vật chất quyết định ý thức
+ Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Các thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh được rằng, giới tự
nhiên có trước con người và con người do giới tự nhiên, vật chất sinh ra. Vì vậy, ý
thức - một thuộc tỉnh của bộ phận con người - cũng do giới tự nhiên sinh ra.
+ Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.
Nội dung ý thức là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu
óc con người. Thế giới khách quan vận động, phát triển theo những quy luật khách
quan và được phản ảnh vào bộ óc con người mới có nội dung của ý thức.
+ Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức.
Bản chất của ý thức là sự phản ánh và sáng tạo thế giới khách quan. Trong khi
tiến hành hoạt động thực tiễn con người đã cai biến thế giới của con người. Cải biến
thế giới đồng thời hình thành, phát triển ý thức. Ý thức của con người lại phản ánh,
sáng tạo lại thế giới khách quan
+ Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biển đổi của vật
chất; vật chất thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức cũng phải thay đổi theo.
-Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
+Thứ nhất, ý thức tác động trở lại thế giới vật chất, thường thay đổi chậm so
với sự biến đổi của thế giới vật chất.
+Thứ hai, Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động
thực tiễn của con người.
+Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của
con người.
+Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là
trong thời đại ngày nay.
Câu 5:Trình bày định nghĩa vật chất của Lenin phân tích định nghĩa vật chất và ý
nghĩa phương pháp lí luận
-Định nghĩa: Vật chất là một phạm trù của triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

You might also like