Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề .................................................................................. 2
2. Mục đích của chuyên đề ............................................................................... 2
3. Phạm vi ........................................................................................................ 2
4. Giá trị của chuyên đề ..................................................................................... 2
NỘI DUNG
A - CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN SỐ
CHƯƠNG I. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ............................ 3
CHƯƠNG II. DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. Các khái niệm, công thức ................................................................................ 5
II. Dân số thế giới và tình hình phát triển dân số thế giới ................................ 9
CHƯƠNG III. CƠ CẤU DÂN SỐ
1. Cơ cấu dân số ................................................................................................ 13
2. Các loại cơ cấu dân số .................................................................................. 13
CHƯƠNG IV. PHÂN BỐ DÂN CƯ
1. Khái niệm, tiêu chí đánh giá ......................................................................... 17
2. Đặc điểm phân bố dân cư ............................................................................. 17
B - MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP PHẦN ĐỊA LÍ DÂN CƯ
1. Dạng câu hỏi trình bày, phân tích ................................................................. 20
2. Dạng câu hỏi giải thích ................................................................................. 22
3. Dạng câu hỏi so sánh, phân biệt .................................................................... 23
4. Dạng câu hỏi tính toán .................................................................................. 25
KẾT LUẬN ................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 28

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Địa lý dân cư đại cương là một nội dung quan trọng trong chương trình
Địa lý. Sự quan trọng của nó được thể hiện ở phương diện: Địa lý dân cư là
chiếc cầu nối giữa phần Địa lý tự nhiên với Địa lý kinh tế, đồng thời là nền tảng
không thể thiếu được trong quá trình học tập Địa lý dân cư của các nước trên thế
giới và Địa lý dân cư Việt Nam.
Trong cấu trúc đề thi Học sinh giỏi, địa lý dân cư cũng là một trong những
nội dung quan trọng vì con người là vốn quý nhất trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội ở bất kỳ quốc gia nào. Dân số của một quốc gia biểu hiện tiềm lực,
phản ánh sức mạnh, là cơ sở để xem xét và phát triển nguồn nhân lực của quốc
gia đó.
Do vậy, trong khuôn khổ Hội thảo chuyên đề Địa lý, tôi chọn đề tài: “Một
số vấn đề của Địa lý dân cư”. Đề tài đi vào khái quát một số nội dung chính của
Địa lý dân cư: Sự biến động dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư; sau đó đưa
ra một số câu hỏi, bài tập nhằm hiểu rõ hơn về nội dung kiến thức này. Hy vọng
đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm tư liệu học tập cho giáo viên và học sinh khi tìm
hiểu nội dung Địa lý dân cư.
2. Mục đích của đề tài
Cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản, đại cương về sự biến động dân số, cơ
cấu dân số nhằm phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. chính xác, đầy
Hệ thống hóa các dạng câu hỏi, bài tập về dân số và hướng giải quyết từng
dạng câu hỏi và bài tập
3. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của chuyên đề nằm trong chương trình địa lí lớp 10
và nội dung đề thi học sinh giỏi quốc gia những năm gần đây.
4. Giá trị nghiên cứu
Chuyên đề này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và
bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí Trung học phổ thông
Chuyên đề dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh các lớp chuyên và
học sinh tham gia thi học sinh giỏi Trung học phổ thông

2
NỘI DUNG

A - CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN SỐ


CHƯƠNG I. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ
1. Thuyết Malthus
Thomas Robert Malthus (1766-1834) là mục sư, nhà kinh tế học người
Anh, người cha đẻ của học thuyết mang tên ông (còn gọi là thuyết nhân mãn).
Nội dung cơ bản của thuyết như sau:
- Dân số tăng theo cấp số nhân (2,4,8,…); còn lương thực, thực phẩm,
phương tiện sinh hoạt chỉ tăng theo cấp số cộng (1,2,3,4…).
- Sự gia tăng dân số diễn ra với nhịp độ không đổi, còn sự gia tăng về
lương thực, thực phẩm là có giới hạn bởi những điều kiện (diện tích, năng
suất…) khó có thể vượt qua.
- Dân cư trên Trái Đất phát triển nhanh hơn khả năng nuôi sống nó. Từ đó,
đói khổ, đạo đức xuống cấp, tội ác tất yếu sẽ phát triển.
Từ đó ông cho rằng thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh … là cứu cánh để giải
quyết vấn đề dân số mà ông gọi là các: "hạn chế mạnh"
Như vậy, Malthus có công đầu trong việc nêu lên và nghiên cứu vấn đề
dân số, đặc biệt lên tiếng báo động cho nhân loại về nguy cơ của sự tăng dân số.
Tuy nhiên, ông lại cho rằng quy luật phát triển dân số là quy luật tự nhiên, vĩnh
viễn, nên ông đã đưa ra những giải pháp sai lệch, ấu trĩ để hạn chế nhịp độ tăng
dân số.
2. Thuyết quá độ dân số
Thuyết quá độ dân số là thuyết nghiên cứu sự biến đổi dân số qua các thời
kỳ, dựa vào những đặc trưng cơ bản của động lực dân số. Thuyết này tập trung
vào việc nghiên cứu và lý giải vấn đề phát triển dân số thông qua việc xem xét
mức sinh, mức tử qua từng giai đoạn để hình thành một quy luật. Những thay
đổi về mức sinh và mức tử diễn ra khác nhau theo thời gian. Căn cứ vào sự thay
đổi đó, thuyết quá độ dân số phân biệt 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (hoặc giai đoạn trước quá độ dân số): mức sinh và mức tử
đều cao, dân số tăng chậm.
- Giai đoạn 2 (giai đoạn quá độ dân số): mức sinh và mức tử đều giảm,
nhưng mức tử giảm nhanh hơn nhiều, dân số tăng nhanh. Do lực lượng sản xuất

3
phát triển, điều kiện sống của con người được cải thiện, các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe tốt hơn nên tỉ suất tử vong giảm mạnh. Sự chênh lệch giữa mức sinh và
mức tử rất lớn, dân số tăng nhanh, trong giai đoạn này đã xảy ra hiện tượng bùng
nổ dân số. Giai đoạn quá độ dân số kéo dài hay rút ngắn phụ thuộc vào điều kiện
kinh tế – xã hội của từng nước (nhóm nước), con người có thể điều khiển quá
trình quá độ dân số bằng những biện pháp khác nhau.
- Giai đoạn 3 (giai đoạn sau quá độ dân số): mức sinh và mức tử đều thấp,
dân số tăng chậm tiến tới sự ổn định về dân số.
Như vậy, nội dung chủ yếu của thuyết quá độ dân số được thể hiện ở chỗ
sự gia tăng dân số thế giới là kết quả tác động qua lại giữa số người sinh ra và số
người chết đi. Thuyết quá độ dân số chỉ mới phát hiện được bản chất của quá
trình dân số, nhưng chưa tìm ra các tác động để kiểm soát và đặc biệt, chưa chú
ý đến vai trò của các nhân tố kinh tế – xã hội đối với vấn đề dân số.
3. Học thuyết Mác – Lênin với vấn đề dân số
Trong các tác phẩm kinh điển về duy vật lịch sử, Mác, Ăngghen, Lênin đã
đề cập nhiều tới vấn đề dân số. Nội dung cơ bản của học thuyết này, có thể tóm
tắt ở những điểm chính sau:
- Mỗi hình thức kinh tế – xã hội có quy luật dân số tương ứng với nó.
Phương thức sản xuất như thế nào thì sẽ có quy luật phát triển dân số như thế ấy.
Đây là một trong những luận điểm hàng quan trọng hàng đầu của học thuyết
Mác-Lênin.
- Sản xuất vật chất và tái sản xuất dân cư suy cho cùng là nhân tố quyết
định sự phát triển của xã hội loài người. Sản xuất vật chất quyết định trực tiếp sự
tồn tại của xã hội nói chung, của từng con người cụ thể nói riêng và là cơ sở cho
việc tái sản xuất con người. Đến lượt mình, tái sản xuất con người là tiền đề của
sản xuất vật chất. Rõ ràng không có con người thì không có bất kì một hình thức
sản xuất nào.
Như vậy chỉ khi nào quá trình tái sx con người ở mức độ hợp lí, nghĩa là
số dân và nhịp độ gia tăng dân số phù hợp với nền sản xuất vật chất, thì xã hội
mới phát triển, chất lượng cuộc sống của con người mới nâng lên.
- Căn cứ vào những điều kiện cụ thể về tự nhiên, kinh tế, xã hội, mỗi quốc
gia phải có trách nhiệm xác định số dân tối ưu để một mặt, có thể đảm bảo sự
hưng thịnh của đất nước và mặt khác, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi
người dân.

4
- Con người có đủ khả năng để điều khiển các quá trình dân số theo mong
muốn của mình nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội, cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân.
Đúng như F.Ăngghen nhận xét, đến một lúc nào đó xã hội phải điều chỉnh
mức sinh của con người. Đây chính là học thuyết đúng đắn nhất đã chỉ rõ bản
chất của quá trình dân số, các tác động để kiểm soát, điều khiển quá trình dân số
để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

CHƯƠNG II. DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ


I. Các khái niệm, công thức
1. Quy mô dân số
Quy mô dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ tại thời điểm
nhất định.
Căn cứ vào số lượng dân cư của các nước trên thế giới, phân ra các nhóm
nước:
+ Nước có dân số rất đông: trên 100 triệu dân.
+ Nước có dân số đông : 50 - 100 triệu dân.
+ Nước có dân số TB : 10 - 50 triệu dân.
+ Nước ít dân : dưới 10 triệu
+ Nước có dân số rất ít :< 0,1 triệu người.
2. Dân số trung bình
- Công thức: P 0 + P1 Trong đó: P: dsố trung bình năm
P= P0 : ds đầu năm
2 P1 : ds cuối năm
3. Tốc độ tăng dân số
P n - P1 Trong đó:
rp = * 100 rp : tốc độ tăng dân số TB năm
(tn - t1) P1 P1, Pn: quy mô dân số năm đầu và năm cuối thời kỳ
t1, tn : mốc thời gian năm đầu và năm cuối

4. Gia tăng dân số

5
Dân số trên thế giới biến động là tác động tổng hợp của gia tăng dân số tự
nhiên và gia tăng cơ học.
4. 1. Gia tăng tự nhiên
Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố
chủ yếu quyết định: sinh đẻ và tử vong.
a. Tỉ suất sinh
Để đo mức sinh, người ta sử dụng nhiều loại tỉ suất sinh. Mỗi loại có một
ý nghĩa nhất định và được tính toán theo những cách riêng.
- Tỉ suất sinh thô:
số TE sinh ra trong năm, còn sống (B)
CBR = * 1000
tổng số dân trung bình của năm (P)
Tỉ suất sinh thô tuy chỉ phản ánh gần đúng mức sinh vì mẫu số bao gồm
toàn bộ dân số chứ không phải chỉ có phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, song nó đơn
giản, dễ tính toán, dễ so sánh nên được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh.
Phân loại tỉ suất sinh thô: <16 ‰ : mức sinh thấp
16 - 24 ‰ : trung bình.
25 - 29 ‰ : tương đối cao.
30 - 39 ‰ : cao
> 40 ‰ : rất cao.
- Tỉ suất sinh chung: là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm còn sống so
với số phụ nữ trung bình ở lứa tuổi sinh đẻ trong cùng thời điểm, đơn vị tính
bằng ‰.
Thước đo này phải ánh mức sinh chính xác hơn tỉ suất sinh thô, bởi vì nó
đã loại bỏ hầu hết những nười không tham gia vào quá trình sinh đẻ.
- Tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi: là tương quan giữa số trẻ em do các bà mẹ ở
từng độ tuổi sinh ra trong năm còn sống so với số bà mẹ trung bình ở từng độ
tuổi trong cùng thời điểm, đơn vị tính ‰.
Tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi là thước đo mức sinh chính xác hơn tỉ suất
sinh thô và tỉ suất sinh chung nhưng cách tính cần số liệu cụ thể hơn nên chỉ
được sử dụng trong những trường hợp nhất định.

6
- Tổng tỉ suất sinh: là số con trung bình mà một phụ nữ có thể sinh ra trong suốt
cuộc đời mình, nếu như người phụ nữ trải qua tất cả các tỉ suất sinh đặc trưng
theo tuổi của năm đó.
Thước đo này được sử dụng rộng rãi trong Dân số học vì cho biết trung
bình một phụ nữ sinh bao nhiêu con.
b. Tỉ suất tử
Để đo mức tử vong, người ta sử dụng nhiều thước đo với những ý nghĩa
và cách tính khác nhau.
- Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với dân số trung
bình ở cùng thời điểm, đơn vị tính ‰
Số người chết đi trong năm (D)
Tỉ suất tử thô (CDR) = * 1000
Dân trung bình trong cả năm (P)
Tỉ suất tử thô chưa phản ánh được đầy đủ, chính xác mức độ tử của dân cư
vì nó còn phụ thuộc vào cơ cấu dân số, đặc biệt là cơ cấu dân số theo tuổi. Song
đây vẫn là chỉ tiêu quan trọng, được sử dụng rộng rãi vì đơn giản, dễ tính toán,
dễ so sánh.
Phân loại: - Tỉ suất tử thấp: <11 ‰
- Tỉ suất tử TB: 11 - 14 ‰
- Tỉ suất tử cao: 15 - 15 ‰
- Tỉ suất tử rất cao: >25 ‰
- Tỉ suất tử đặc thù
Đối với các nhóm dân cư khác nhau (về tuổi, giới, nghề nghiệp...) thì
nguy cơ chết không như nhau. Do vậy, người ta sử dụng tỉ suất tử đặc thù để đo
mức tử của các nhóm dân cư riêng biệt, trong đó đáng quan tâm nhất là tỉ suất tử
của trẻ em dưới 1 tuổi. Đây là thước đo đặc biệt quan trọng trong phân tích mức
tử của dân cư, vì nó phản ánh điều kiện sống, trình độ nuôi dưỡng, chăm sóc sức
khỏe của trẻ em và có ảnh hưởng rất lớn đến mức tử chung và tuổi thọ trung
bình của dân cư.
Tỉ suất tử của trẻ em dưới 1 tuổi là tương quan giữa số trẻ em dưới 1 tuổi
bị chết trong năm so với số trẻ em sinh ra còn sống ở cùng thời điểm, đơn vị tính
‰.
c. Tuổi thọ trung bình (triển vọng sống trung bình)

7
Tuổi thọ trung bình là ước tính số năm trung bình mà một người sinh ra có
thể sống được.
Tuổi thọ trung bình liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào mức tử của dân
cư. Tuổi thọ trung bình tỉ lệ nghịch với tử suất tử thô, đặc biệt là tỉ suất tử đặc
thù. Nếu tỉ suất tử càng thấp thì tuổi thọ trung bình càng cao. Đây là một thước
đo quan trọng của dân số, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chất
lượng cuộc sống của quốc gia.
d. Tỉ suất gia tăng tự nhiên
Gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô
và tỉ suấ tử thô trong một khoảng thời gian xác định trên một đơn vị lãnh thổ
nhất định.
Như vậy trong bất cứ thời gian nào, mức sinh và mức tử có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến gia tăng dân số tự nhiên. Tỉ suất gia tăng tự nhiên có ảnh hưởng
lớn đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số.
4. 2. Gia tăng cơ học (NMR)
Sự biến động dân số không chỉ do gia tăng tự nhiên, liên quan trực tiếp
với quá trình sinh ra và chết đi của con người mà còn do tác động của gia tăng
cơ học, gắn với sự thay đổi dân số theo không gian lãnh thổ.
Gia tăng cơ học là sự di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến
một đơn vị lãnh thổ khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng
thời gian nhất định (Định nghĩa của Liên Hợp Quốc).
Có hai bộ phận cấu thành của một quá trình di dân: xuất cư và nhập cư.
Do vậy, tỉ suất gia tăng cơ học được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất nhập cư
và tỉ suất xuất cư.
Những nguyên nhân chính gân nên các luồng di chuyển của dân cư là do
“lực hút”, “lực đẩy” tại vùng xuất và nhập cư và các nguyên nhân khác (như hợp
lí hóa gia đình, nơi ở cũ bị giải toả để xây dựng các công trình...).
4. 3. Gia tăng dân số
Gia tăng dân số được xác định bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên
và gia tăng cơ học, đơn vị tính %.
Đây là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số
của một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Trên phạm vi toàn thế giới, tỉ suất gia tăng
dân số chủ yếu phụ thuộc vào tỉ suất gia tăng tự nhiên. Trong từng nước, từng
vùng và ở những thời kỳ nhất định, tỉ suất gia tăng dân số phụ thuộc vào cả gia
tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.

8
II. Dân số thế giới và tình hình phát triển dân số thế giới
1. Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng còn nhanh
Đầu Công nguyên, số dân trên thế giới có khoảng 270 – 300 triệu người.
Lịch sử dân số nhân loại phải trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện một tỉ người
đầu tiên. Sau đó dân số thế giới tăng khá nhanh, đặc biệt là thời kỳ nửa sau của
thế kỉ XX. Thời gian dân số tăng thêm một tỉ người và thời gian dân số tăng gấp
đôi ngày càng rút ngắn lại. Dự báo đến năm 2025 dân số thế giới sẽ đạt khoảng 8
tỉ người.
Bảng: Tình hình dân số thế giới
2025
Năm 1804 1927 1959 1974 1987 1999 (dự
báo)
Số dân trên thế giới
1 2 3 4 5 6 8
(tỉ người)
Thời gian dân số tăng
thêm 1 tỉ người 123 32 15 13 12
(năm)
Thời gian dân số tăng
123 47 47
gấp đôi (năm)

2. Dân số thế giới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển
Sự chênh lệch về quy mô dân số giữa các nhóm nước trên thế giới vẫn
ngày càng tăng. Phần lớn dân số thế giới tập trung ở các nước đang phát triển.
Hiện nay nhóm các nước đang phát triển chiếm tới 95% số dân gia tăng hàng
năm.
Bảng: Cơ cấu dân số thế giới phân theo hai nhóm nước (đơn vị: %)
Nhóm nước 1950 2000 2005 (dự báo)
Các nước phát triển 33,0 29,2 16,0
Các nước đang phát triển 67,0 79,8 84,0

9
Phân bố dân số giữa hai nhóm nước tác động mạnh đến quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, lao động – việc làm..., đặc biệt ở các nước
đang phát triển và chậm phát triển.
3. Xu hướng biến động mức sinh, các nhân tố ảnh hưởng
* Xu hướng biến động mức sinh
Mức sinh chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, nhưng nó vẫn
diễn ra theo một xu hướng nhất định, có tính quy luật.
Trong cùng một thời kỳ, đối với các nước, các vùng khác nhau, sự biến
động các mức sinh cũng khác nhau.
Chỉ số về tỉ suất sinh có xu hướng giảm mạnh. Có sự khác nhau giữa các
nước và các khu vực trên thế giới. Năm 1995, tỉ suất sinh thô của các nước trên
thế giới là 26 ‰, năm 2001 là 22 ‰, trong đó Châu Âu là 11 ‰, Châu Phi là
38‰, Mĩ la tinh 24 ‰.
Chỉ số về mức sinh ở các nước đang phát triển thường cao hơn ở các nước
phát triển. Hiện nay, mặc dù các chỉ số này ở tất cả các nước đều có xu hướng
giảm mạnh nhưng khoảng cách giữa hai nhóm nước trên vẫn chưa thu hẹp được
nhiều.
* Những nhân tố tác động đến mức sinh
Mức sinh chịu tác động của nhiều nhân tố, có thể phân thành các nhóm
nhân tố tự nhiên – sinh học, nhóm kinh tế - xã hội, phong tục tập quán và tâm lí,
và các chính sách dân số.
- Nhóm nhân tố tự nhiên - sinh học: Sinh sản là hiện tượng tự nhiên nhằm duy trì
nòi giống nên mức sinh chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên – sinh học.
+ Cơ cấu tuổi và giới. Không phải ai và độ tuổi nào cũng có khả năng sinh đẻ.
Nếu số người trong độ tuổi sinh đẻ càng lớn, nhất là nhóm tuổi 19 – 29 thì mức
sinh càng cao và ngược lại.
+ Tuổi kết hôn có ảnh hưởng đến việc sinh đẻ của phụ nữ. Nhìn chung, nếu
không có biện pháp kiểm soán sinh đẻ thì tuổi kết hôn càng sớm, số con càng
đông.
+ Mức chết cũng ảnh hưởng đến mức sinh. Các kết quả nghiên cứu tại nhiều
nước đang phát triển cho thấy, ở đâu có mức chết cao thì hầu như ở đấy có mức
sinh cao.
+ Điều kiện tự nhiên và môi trường sống. Khu vực nào có điều kiện thuận lợi
cho sự sinh sản, phát triển sự sống của con người thì mức sinh cao và ngược lại.

10
- Phong tục tập quán và tâm lý xã hội có tác động lớn đến mức sinh như muốn
có nhiều con, trọng nam khinh nữ...

- Nhân tố kinh tế - xã hội


+ Điều kiện sống và mức sống. Mức sinh đẻ tỉ lệ nghịch với qui mô của cải mà
con người có. Dường như của cải càng nhiều, nhu cầu vật chất và tinh thần càng
cao, con người vàng cảm nhận gánh nặng đông con càng lớn. Ngược lại, những
nước nghèo nhất thường là những nước có tỉ suất sinh cao.
+ Trình độ công nghiệp hóa, đô thị hóa có vai trò đáng kể trong việc giảm mức
sinh do môi trường công nghiệp hóa và đô thị hóa đòi hỏi lao động có chất lượng
và trình độ kĩ thuật cao , trong khi việc đầu tư nuôi dưỡng cho con cái tốn kém
nên các gia đình không muốn có nhiều con để có điều kiện chăm sóc con cái
được tốt hơn.
+ Điều kiện xã hội: con người có trinh độ hiểu biết sẽ có khả năng điều chỉnh
hành vi đẻ đến mức sinh hợp lí tối ưu.
- Chính sách dân số là những quy định của các cơ quan nhà nước nhằm thay thế
hoặc sửa đổi xu hướng phát triển dân số sao chu phù hợp với nhu cầu và khẳ
năng phát triển của đất nước trong mỗi thời kỳ. Chính sách dân số có thể là
khuyến khích hoặc hạn chế mức sinh tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước,
từng thời kì.
4. Xu hướng biến động mức tử, các nhân tố ảnh hưởng
* Xu hướng biến động mức tử.
Trong giai đoạn đầu của xã hội loài người, tỉ suất tử rất cao và duy trì trong
một thời gian dài. Hiện nay, tỉ suất tử giảm dần nhờ những biến đổi sâu sắc trong
kinh tế xã hội và cả trong mức sinh.... Tỉ suất tử có sự phân hoá giữa các nước,
các khu vực.
Đối với các nước phát triển, mức tử giảm nhanh sau đó chững lại và đang
có xu hướng tăng do cơ cấu dân số già.
Đối với các nước đang phát triển, mức tử giảm chậm hơn, nhưng hiện nay
đạt mức thấp hơn so với các nước phát triển do cơ cấu dân số trẻ.
Khi đánh giá mức tử, người ta quan tâm đến tỉ suất tử của trẻ em dưới 1
tuổi. Tỉ suất này còn chênh lệch khá lớn giữa các nước phát triển và đang phát
triển. Đối với các nướ phát triển, tỉ suất tử vong trẻ em đã giảm thấp, nhưng đối
với các nước đang phát triển, mức tử của trẻ em cao.

11
Mức tử, đặc biệt là mức tử của trẻ em, có ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ
trung bình. Xu hướng chung cho thấy, tuổi thọ trung bình ngày càng được nâng
cao, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa các nước phát triển và nước đang phát
triển.
*Những nhân tố tác động đến mức tử
- Nhân tố tự nhiên sinh học là một trong những nhân tố tự nhiên quan trọng. Sự
khác biệt về mức tử có thể là do những khác biệt sinh học giữa nam và nữ, cơ
cấu giới và tuổi, tình trạng sức khỏe...
- Nhân tố môi trường sống tác động không nhỏ đến mức sinh. Nhìn chung, sống
trong môi trường trong sạch, bền vững, tuổi thọ trung bình của người dân được
nâng cao. Môi trường bị ô nhiễm, suy thoái sẽ gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng
đến sức khỏe người dân, làm tăng mức chết.
- Nhân tố kinh tế - xã hội:
+ Mức sống của dân cư: mức sống càng được cải thiện và nâng cao, thể lực
con người ngày càng được tăng cường, con người càng có khả năng chống lại
các loại bệnh tật, mức chết càng thấp. Ngược lại, mức sống thấp, thiếu ăn, suy
dinh dưỡng, bệnh tật là những nguyên nhân chính gây mức chết cao ở các nước
đang phát triển.
+ Trình độ phát triển của y học, mạng lưới y tế, vệ sinh phòng bệnh... đều góp
phần làm giảm dịch bệnh, giảm mức tử. Nhìn chung, y học càng phát triển thì
mức tử càng giảm nhanh chóng.
+ Trình độ văn hoá cũng làm ảnh hưởng tới mức tử. Con người có trình độ văn
hóa cao, được tiếp nhận các thông tin về y học, biết áp dụng kiến thức vào cuộc
sống... mức tử càng thấp. Trình độ văn hóa tỉ lệ nghịch với mức tử.
- Các nhân tố khác: chiến tranh, tai nạn, thiên tai….
5. Xu hướng biến động tự nhiên của dân số
Biến động tự nhiên của dân số cũng diễn ra theo một xu hướng nhất định.
Trong giai đoạn đầu của xã hội loài người, mức sinh khá cao nhưng mức tử rất
lớn nên dân số tăng chậm. Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do sự phát
triển về kinh tế - xã hội và y học, tỉ suất tử giảm nhanh. Trong khi đó mức sinh
giảm chậm hoặc có nơi vẫn tiếp tục tăng. Kết quả là dân số tăng nhanh và hình
thành kiểu tái sản xuất dân số mở rộng. Khi mức tử đã thấp, không còn tiếp tục
giảm được nữa, còn mức sinh lại giảm nhanh thì dân số tăng chậm. Đó là tính
quy luật của sự biến động tự nhiên về dân số. Tuy nhiên, trong cùng một thời kỳ,
giữa các nước có trình độ phát triển khác nhau sẽ có xu hướng biến động tự
nhiên khác nhau.

12
6. Hậu quả của gia tăng dân số không hợp lý
+ Kinh tế: - Lao động và việc làm.
- Tốc độ p.t kinh tế.
- Tiêu dùng và tích luỹ
+ Xã hội: - Giáo dục.
- Y tế và chăm sóc sức khoẻ
- Thu nhập, mức sống.
+ Môi trường: - Suy thoái, cạn kiệt tài nguyên.
- Ô nhiễm môi trường.
- Phát triển bền vững.
Sự gia tăng dân số quá nhanh và phát triển dân số không hợp lí ở các nước
đang phát triển đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế -
xã hội và môi trường. Vì vậy, các nước đang phát triển phải giảm tốc độ gia tăng
dân số, điều chỉnh số dân cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở
nước mình.
Ngược lại, một số nước phát triển có tỉ suất gia tăng tự nhiên bằng không
hoặc âm, không đủ mức sinh thay thế, đang vấp phải nhiều khó khăn do không
đủ lao động cho phát triên sản xuất và chăm sóc sức khỏe cho người già. Ở các
nước này, Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích sinh đẻ, có các biện
pháp ưu đãi cho gia đình đông con, động viên về vật chất và tinh thần...

CHƯƠNG III. CƠ CẤU DÂN SỐ


1. Cơ cấu dân số
Là tập hợp những nhóm người khác nhau về giới tính (giới nam và giới
nữ), độ tuổi (trẻ, trưởng thành, già), về lao động và trình độ văn hoá....
Trong dân số học, người ta phân chia tổng số dân thành các nhóm dân số
khác nhau theo một số tiêu chí nhất định tạo nên cơ cấu dân số.
Cơ cấu dân số có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định đặc trưng
cơ bản của dân số, đến tình hình phát triển kinh tế – xã hội....
2. Các loại cơ cấu dân số
a. Cơ cấu sinh học
* Cơ cấu dân số theo giới:

13
Trên cùng một lãnh thổ , bao giờ cũng có cả giới nam và giới nữ cùng
chung sống với nhau. Số lượng dân số nam, nữ, tương quan giữa giới này với
giới kia hoặc so với tổng số dân được gọi là cơ cấu theo giới.
- Tỉ số giới tính: tương quan giữa giới nam so với giới nữ, đơn vị tính là %
TNN = Dnam / Dnữ (TNN: tỉ số giới tính)
Tỉ số giới tính cho biết trong tổng số dân trung bình cứ 100 nữ thì có bao
nhiêu nam
- Tỉ lệ giới tính: tương quan giữa giới nam (hoặc nữ) so với tổng số dân, đơn
vị là %.
TNAM (Nữ)= Dnam (nữ)/ DTB
TNAM (Nữ) : Tỉ lệ giới nam (nữ)
Dnam (nữ): dân số nam (nữ)
DTB : dân số trung bình
Tỉ lệ giới tính cho biết dân số nam hoặc dân số nữ chiếm bao nhiêu phần
trăm (%) trong tổng số dân.
Kết cấu theo giới có ảnh hưởng tới sự phân bố sản xuất và tổ chức đời
sống xã hội và hoặch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của các quốc
gia, vì vậy cần có những chính sách phát triển dân số (cân bằng), kinh tế phù
hợp…. Hiện nay, khi phân tích cơ cấu dân số theo giới, người ta không chỉ chú ý
tới khía cạnh sinh học mà còn quan tâm tới khía cạnh xã hội như vị thế, vai trò,
quyền lợi, trách nhiệm… của giới nam và giới nữ.
* Cơ cấu dân số theo tuổi: là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo
những lứa tuổi nhất định.
Trong dân số học, cơ cấu dân số theo độ tuổi được chú ý nhiều bởi vì nó
thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, khả năng phát triển dân số và nguồn lao
động của một lãnh thổ.
Có hai cách phân chia cơ cấu dân số theo tuổi:
- Theo khoảng cách năm không đều nhau: thông thường người ta chia dân số
thành 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi
+ Nhóm trong tuổi lao động: 15 - 59 tuổi (64tuổi)
+ Nhóm trên tuổi lao động : > 60 tuổi. (64)

14
Cơ cấu dân số theo tuổi có sự thay đổi theo thời gian và khác biệt giữa các
khu vực, quốc gia bởi ảnh hưởng của các yếu tố sinh, tử và di dân.
+ Nếu một nước mà dân số có mức sinh cao và duy trì trong thời gian dài
có cơ cấu tuổi thuộc mô hình cơ cấu dân số trẻ.
+ Ngược lại, nếu mức sinh thấp liên tục trong nhiều năm thì cơ cấu tuổi
thuộc mô hình cơ cấu dân số già.
Bảng: Cơ cấu dân số trẻ và già (dơn vị: %)
Nhóm tuổi Dân số trẻ Dân số già
0 – 14 >35 <25
15 – 59 55 60
+60 <10 >15

Các nước phát triển có cơ cấu dân số già. Tie lệ dân số dưới 15 tuổi thấp
và tiếp tục suy giảm, tỉ lệ người già cao. Dân số già có tỉ lệ phụ thuộc ít, không
chịu sức ép về giáo dục, chất lượng cuộc sống được đảm bảo. Song các nước
này đang phải đối mặt với những vấn đề thiếu lao động, hỗ trợ và chăm sóc y tế
cho người già và nguy cơ suy giảm dân số.
Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ. Tier lệ dân số dưới tuổi 15
cao, tỉ lệ người già thấp. Số lượng trẻ em đông tạo ra nguồn dự trữ lao động dồi
dào, đảm bảo lực lượng lao động để phát triển kinh tế cho đất nước. Tuy nhiên,
hàng loạt vấn đề đang được đạt ra mà xã hội phải giải quyết như nhu cầu về giáo
dục, chăm sóc sức khỏe cho thế hệ trẻ, giải quyết việc làm...
- Theo khoảng cách đều nhau: 1 năm, 5 năm hay 10 năm, phổ biến nhất là
khoảng cách 5 năm. Tháp dân số là biểu đồ thông dụng thể hiện sự kết hợp cơ
cấu tuổi và cơ cấu giới.
Có 3 kiểu tháp cơ bản: kiểu mở rộng, kiểu thu hẹp, kiểu ổn định.
Các nước phát triển Các nước đang phát triển
1. Hình dạng - Đáy tháp hẹp, phần thân - Đáy mở rộng, phần đỉnh thu
tháp và đỉnh mở rộng, chiều cao hẹp, chiều cao tháp: thấp (sườn
tháp: cao (sườn dốc) thoải)
- Trẻ em ít, có điều kiện - Nguồn lao động dự trữ dồi
thuận lợi cho việc giáo dục, dào, đủ lực lượng lao động để
2. Thuận lợi
chăm sóc. phát triển kinh tế – xã hội.

15
- Chất lượng cuộc sống
nâng cao
- Thiếu lao động. - Số người trong độ tuỏi đi học
đông, nhu cầu giáo dục, chăm
3. Khó khăn - Phải hỗ trợ chăm sóc y tế
sóc sức khoẻ lớn.
cho người già.
- Giải quyết việc làm cho lao
- Nguy cơ suy giảm dân số
động bước vào độ tuổi lao
động.

b. Cơ cấu xã hội
Cơ cấu xã hội phản ánh những khía cạnh xã hội của dân cư ở một lãnh thổ
nhất định. Nghiên cứu cơ cấu xã hội có ý nghĩa quan trọng vì sự ảnh hưởng trực
tiếp và sâu sắc của nó đến mọi hoạt động của xã hội.
* Cơ cấu dân số theo lao động
- Nguồn lao động: bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi qui định có khả năng
tham gia lao động.
Trong thực tế, không phải mọi người trong độ tuổi lao động đều tham gia
hoạt động kinh tế (HĐKT) và ngược lại, không phải cứ ngoài độ tuổi lao động
thì không tham gia HĐKT. Vì vậy cần phải phân tích thêm mức độ tham gia
HĐKT của nguồn lao động. Theo khuyến nghị của Liên Hợp Quốc, nguồn lao
động được chia làm hai bộ phân: dân số HĐKT và dân số không HĐKT:
+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người có việc làm ổn
định, có việc làm tạm thời và những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có
việc làm (thất nghiệp).
+ Nhóm dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những người thuộc
nguồn lao động nhưng không tham gia hoạt động kinh tế vì các lý do khác nhau
(học sinh, sinh viên, những người nội trợ và những người thuộc trạng thái khác
không tham gia lao động).
- Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế: phân chia làm ba khu vực kinh tế: khu
vực I (nông-lâm-ngư nghiệp), khu vực II (công nghiệp và xây dựng), khu vực III
(dịch vụ).
* Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá: bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi
nhất định so với tổng số dân, biết đọc, biết viết hoặc có trình độ học vấn cao
nhất. Có hai chỉ số cơ bản:

16
- Tỉ lệ người biết chữ: tương quan giữa những người biết chữ từ 15 tuổi trở lên
so với tổng số dân, đơn vị tính là %.
- Số năm đi học: số năm đi học cao nhất mà mỗi người dân từ 25 tuổi trở lên đạt
được.
Ngoài ra còn có các loại cơ cấu dân số khác như: cơ cấu dân số theo dân
tộc, tôn giáo, mức sống.

CHƯƠNG IV. PHÂN BỐ DÂN CƯ


1. Khái niệm, tiêu chí đánh giá
Trên thế giới có chỗ đông dân nhưng lại có chỗ dân cư rất thưa thớt. Thoạt
nhìn, tưởng như việc cư trú của con người hoàn toàn tuỳ tiện, nhưng thực ra sự
phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội mang tính quy luật.
+ Lúc đầu phân bố dân cư chủ yếu mang tính chất bản năng: dân cư phân
bố ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
+ Với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân bố dân cư có ý thức và có
quy luật: dân cư tập trung đông ở thành thị, thưa ở nông thôn
Như vậy, phân bố dân cư là sự xắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự
giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của
xã hội.
Để thể hiện sự phân bố dân cư, người ta sử dụng chỉ tiêu mật độ dân số
(được tính bằng tương quan giữa số dân trên một đơn vị diện tích ứng với số dân
đó, đơn vị tính: người/km2).
Mật độ dân số là đại lượng bình quân, nghĩa là chỉ sự phân bố đồng đều
dân cư trên một lãnh thổ nào đó - thực tế hoàn toàn không đúng như vậy. Do
vậy, việc tính toán mật độ dân số trên một lãnh thổ càng nhỏ thì con số ngày
càng gần với thực tế.
2. Đặc điểm phân bố dân cư
* Phân bố dân cư không đều trong không gian:
Theo thống kê năm 2005, trên Trái Đất có 6447 triệu người, mật độ dân số
trung bình là 48 người/km2. Song sự phân bố dân cư rất không đều, có những
vùng rất đông dân, lại có những vùng thưa dân, thậm chí nhiều vùng không có
người ở.

17
Bảng: Diện tích, dân số và mật độ dân số thế giới năm 2002
Diện tích Dân số Mật độ
Châu lục
(triệu km2) (triệu người) (người/km2)
Toàn thế giới 135,6 6215 46
Châu Á 44,3 3766 85
Châu Âu 10,5 728 70
Châu Mỹ 42,0 850 20
Châu Phi 30,3 839 28
Châu Úc và châu đại dương 8,5 32 4

- Trên thế giới có một số nơi dân cư tập trung cao độ. Đó là vùng đồng
bằng châu Á gió mùa được khai thác từ lâu đời, đất đai màu mỡ với lúa gạo là
cây trồng chủ yếu. Có những nơi mật độ lên tới vài ngàn người/ km2 như hạ lưu
Trường Giang, châu thổ Tây Giang, đảo Java, đồng bằng Bănglađét.
Tây Âu cùng là khu vực đông dân được khai thác từ bao đời nay, nhưng
lại có sắc thái khác. Rừng, thảo nguyên hầu hết đã được khai thác thành đồng
ruộng. Song sức hút dân cư chủ yếu từ hoạt động công nghiệp.
Ngược lại, những vùng băng giá, đồng rêu ven Bắc Băng Dương (vòng
cực Bắc, Grơnlen, quần đảo Bắc Canada, phần bắc Xibia và Viễn đông thuộc
Nga); những hoang mạc rộng mênh mông ở châu Phi và châu úc; những vùng
rừng xích đạo rậm rap ở Nam Mỹ (Amadôn) và ở châu Phi; những vùng núi cao
hầu như không có người cư trú. Mật độ dân cư ở những vùng rộng lớn như thế
chỉ từ 2 – 10 người/km2.
- Tính chất không đồng đều của sự phân bố dân cư theo không gian còn
thể hiện ở nhiều góc độ địa lý khác nhau như theo độ cao địa hình, theo vĩ tuyến,
theo châu lục và giữa các nước. Ngay trong một quốc gia, tính chất này cũng
được thể hiện rõ.

18
Bảng: Sự phân bố dân cư theo các khu vực
Khu vực % số dân thế giới
Khu vực ôn đới 58
Khu vực nhiệt đới 40
Các khu vực có độ cao < 500m so với mực nước biển 82
Khu vực ven biển và đại dương (16% diện tích đất nổi) 50
Cựu lục địa (châu Âu, Á, Phi), 69% diện tích các châu lục 86,3
Tân lục địa (châu Mỹ, châu Úc), 31% diện tích các châu lục 13,7

* Phân bố dân cư không đều theo thời gian


Bảng: Tỷ trọng phân bố dân cư theo các châu lục, thời kỳ 1960 – 2005 (%)
Năm
Các châu lục 1650 1970 1980 2005
Á 53,8 61,5 61,1 60,6
Âu 21,5 21,2 24,2 11,4
Mỹ 2,8 1,9 5,4 13,7
Phi 21,5 15,1 9,1 13,8
Đại dương 0,4 0,3 0,2 0,5
Toàn thế giới 100,0 100,0 100,0 100,0

Qua bảng số liệu trên ta thấy được sự thay đổi về phân bố dân cư thế giới
từ giữa thế kỉ XVII đến nay.
Dân cư tập trung đông nhất ở châu Á và ít nhất ở châu Úc và đại dương.
Trong thời gian kể trên, số dân châu Á thay đổi chút ít, những vẫn vượt xa các
châu lục khác. Điều này có thể được giải thích ở chỗ châu Á là lục địa lớn, một
trong những cái nôi văn minh đầu tiên của nhân loại, có tốc độ gia tăng cao và ít
chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa.

19
Ở các châu lục khác, sự thay đổi phân bố dân cư theo thời gian phức tạp
hơn nhiều.
+ Dân số châu Âu cho đến nửa cuối thế kỉ XVIII luôn đứng thứ hai thế
giới và tương đối ổn định rồi tăng lên vào giữa thế kỉ XIX do gia tăng dân số,
sau đó giảm đột ngột do xuất cư sang châu Mỹ và châu úc, song chủ yếu do gia
tăng tự nhiên giảm sút.
+ Dân số châu Phi giảm mạnh từ giữa thế kỷ XVII cho đến giữa thế kỷ
XIX liên quan tới các dòng xuất cư sang châu Mỹ. Từ cuối thế kỷ XIX cho đến
nay, dân số bắt đầu tăng lên do mức gia tăng tự nhiên rất cao.
+ Dân số châu Mỹ tăng lên đáng kể nhờ các dòng nhập cư liên tục từ châu
Phi và châu Âu.
+ Riêng Oxtrâylia và châu đại dương, số dân rất nhỏ so với tổng số dân
thế giới, có tăng lên ít nhiều sau khi có dòng nhập cư châu Âu tới.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư
Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính qui luật, do tác động tổng
hợp của hàng loạt nhân tố:
- Nhân tố tự nhiên: địa hình, đất, nước, khí hậu....
- Nhân tố kinh tế xã hội: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất....
- Lịch sử quần cư và khai thác lãnh thổ
Sự phân bố dân cư mang tính quy luật và rất phức tạp. Các nhân tố tự
nhiên, kinh tế – xã hội. lịch sử… tác động tới sự phân bố dân cư không phải là
riêng lẻ, rời rạc. Sự tác động của các nhân tố có tính tổng hợp trong mối quan hệ
qua lại chặt chẽ giữa chúng với nhau, trong đó nguyên nhân quyết định là trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến
các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử quần cư và khai thác lãnh thổ,
chuyển cư....

B – CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Dạng câu hỏi trình bày, phân tích
Thông thường dạng câu hỏi trình bày là dạng câu hỏi đơn giản nhất, yêu
cầu học sinh sử dụng kiến thức cơ bản thuần túy dưới góc độ thuộc bài để trả lời
câu hỏi. Ở mức độ cao hơn, đó là dạng yêu cầu nhận xét, phân tích vấn đề, đòi
hỏi học sinh ngoài kiến thức cơ bản còn phải tổng hợp, lựa chọn nhiều kiến thức.

20
Trong phạm vi chuyên đề, người viết sẽ đưa ra hai dạng câu hỏi trình bày và
phân tích, nhận xét cùng một vấn đề để so sánh về hai cấp độ câu hỏi này.

Bài tập 1. Trình bày các nguyên nhân gây nên sự chuyển cư?
Gợi ý trả lời
Các nguyên nhân gây nên sự chuyển cư là do “lực hút – lực đẩy” tại vùng
nhập cư và xuất cư.
- Các nguyên nhân tạo nên “lực hút” khiến một bộ phận dân cư bị hút đến các
vùng nhập cư là đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, môi
trường sống thuận lợi, dễ kiếm việc làm, thu nhập khá, điều kiện sinh hoạt tốt,
có triển vọng cải thiện cuộc sống...
- Các lý do tạo “lực đẩy” dân cư ra khỏi nơi cư trú là điều kiện sống quá khó
khăn, thu nhập thấp, khó kiếm việc làm, đất đai canh tác ít, bạc màu, thiếu cơ sở
dịch vụ hoặc do chiến tranh, hợp lý hóa gia đình, bị giải tỏa để xây dựng công
trình...
Bài tập 2. Đô thị hóa là gì? Nêu những mặt tích cực và tiêu cực của
quá trình đô thị hóa và biện pháp điều khiển quá trình đô thị hóa hiện nay?
Gợi ý trả lời
* §« thÞ ho¸ lµ mét qu¸ tr×nh kinh tÕ - x· héi, mµ biÓu hiÖn cña nã lµ sù t¨ng
nhanh vÒ sè lîng vµ quy m« c¸c ®iÓm d©n c ®« thÞ, sù tËp trung d©n c trong
c¸c thµnh phè, nhÊt lµ c¸c thµnh phè lín vµ sù phæ biÕn réng r·i lèi sèng thµnh
thÞ.
* Mặt tích cực:
- Gãp phÇn ®Èy nhanh tèc ®é t¨ng trëng kinh tÕ, chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ
vµ c¬ cÊu lao ®éng.
- Ph©n bè l¹i d©n cư vµ lao ®éng
- Lµm thay ®æi c¸c qu¸ tr×nh sinh, tö vµ h«n nh©n ë c¸c ®« thÞ...
* Mặt tiêu cực: chủ yếu do đô thị hóa tự phát
- Đô thị hóa kh«ng xuÊt ph¸t tõ Công nghiệp hóa, kh«ng phï hîp, c©n ®èi víi
qu¸ tr×nh công nghiệp hóa sÏ g©y ra nhiÒu tiªu cùc:
+ ë n«ng th«n: mÊt ®i phÇn lín nh©n lùc -> s¶n xuÊt bÞ ®×nh trÖ.
+ Thµnh phè: thiÕu viÖc lµm, qu¸ t¶i cho c¬ së h¹ tÇng, m«i trêng «
nhiÔm, tÖ n¹n x· héi gia t¨ng...
+ Phân hóa giàu nghèo
+ Sức ép cho y tế, giáo dục

21
+ Ô nhiễm môi trường
* Biện pháp điều khiển quá trình này:
- Hạn chế dân nhập cư tự phát vào thành phố
- Đô thị hóa nông thôn, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn
- Xuất khẩu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho người lao động
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, quy hoạch khu dân cư, xây chung cư...
- Xử lí chất thải, rác thải, sử dụng năng lượng sạch...

2. Dạng bài tập giải thích


Dạng câu hỏi giải thích thường bắt đầu với cụm từ “tại sao..”. Đối với câu
hỏi dạng này, có rất nhiều yếu tố tác động, học sinh cần lựa chọn các nhân tố
chính.
Bài tập 3.
Dựa vào bảng số liệu về phân bố dân cư trên Trái Đất dưới đây:
% dân số
Khu vực
thế giới
Khu vực ôn đới. 58
Khu vực nhiệt đới. 40
Các vùng có độ cao từ 0 – 500m. 82
Vùng ven biển và đại dương chiếm 16% diện tích đất nổi 50
Cựu lục địa (châu Á, Âu, Phi) chiếm 69% diện tích các châu lục 86,3
Tân lục địa (châu Mỹ, Úc) chiếm 39% diện tích các châu lục 13,7
Hãy nhận xét về đặc điểm phân bố dân cư trên Trái Đất và giải thích.
Gợi ý trả lời
Phân bố dân cư chịu tác động bởi nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội,
lịch sử
- Nhân tố tự nhiên (địa hình, khí hậu, vị trí địa lí):
+ Khí hậu: những vùng có khí hậu ôn hòa, dân cư tạp trung đông đúc:
chiếm 98% dân số. Do: thuận lợi cho con người sinh sống và sản xuất. Nơi có
khí hậu ôn đới, dân cư tập trung đông hơn so với vùng nhiệt đới (ôn đới: 58%,
nhiệt đới: 40%)

22
+ Địa hình: dân cư tập trung đông ở những khu vực địa hình thấp: Dưới
500m chỉ chiếm 57.3% đất đai nhưng chiếm đến 82% tổng dân số. Do: địa hình
bằng phẳng thuận lợi cho tập trung sản xuất và sinh hoạt, giao lưu văn hóa,…
đây là khu vực có diện tích đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú, kinh tế phát
triển, thuận lợi cho việc tập trung dân cư.
+ Vị trí địa lí: dân cư tập trung đông ở vùng ven biển và đại dương (chiếm
16% diện tích nhưng chiếm đến 50% dân số). Do: là khu vực có thể xây dựng
các cảng biển, thông thương với bên ngoài
- Nhân tố kinh tế xã hội, lịch sử
+ Cựu lục địa: chiếm 86.3% dân số thế giới. Do: được khai phá sớm, gắn
với cái nôi của văn minh nhân loại
+ Tân lục địa: dân cư tập trung thưa thớt (13.7% dân số thế giới). Do: khai
phá muộn, dân cư chủ yếu từ các luồng chuyển cư từ châu Âu và châu Phi tới.
Bài tập 4. Tại sao phân bố không đều là đặc tính tất yếu của dân cư?
Phân bố dân cư không đều có đồng nghĩa với phân bố dân cư không hợp lý
không? Tại sao?
Gợi ý trả lời
* Dân cư phân bố không đều là tất yếu vì:
+ Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau: tự nhiên,
kinh tế xã hội, lịch sử định cư...
+ Các điều kiện đó rất khác biệt giữa các vùng, các khu vực (đồng bằng,
miền núi, thành thị, nông thôn) do đó sự phân bố dân cư là không thể đồng đều.
* Phân bố không đều không đồng nghĩa với phân bố không hợp lý, vì:
+ Sự phân bố dân cư phù hợp với các điều kiện của mỗi vùng, mỗi khu
vực là hợp lý.
+ Ngược lại, sự phân bố dân cư không phù hợp với điều kiện của vùng sẽ
là không hợp lý (ví dụ mật độ dân cư đồng bằng cao hơn miền núi là tất yếu,
nhưng nếu mật độ quá cao ở đồng bằng và quá thấp ở miền núi thì đó là không
hợp lý).

3. Dạng câu hỏi so sánh, phân biệt


Dạng câu hỏi này đòi hỏi học sinh lựa chọn được các tiêu chí để so sánh.
Tuy nhiên cần lưu ý dạng câu hỏi so sánh cần phải nêu được những điểm giống
và khác nhau, còn dạng câu hỏi phân biệt chỉ chỉ ra những điểm khác nhau.
Bài tập 5. So sánh gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.

23
Gợi ý trả lời
* Giống nhau: gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học đều thể
hiện sự biến động dân số của một lãnh thổ nhất định, trong khoảng thời gian xác
định.
* Khác nhau:
- Về cách tính: Gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa
tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô còn gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa số
người xuất cư và nhập cư.
- Nhân tố tác động:
+ Gia tăng tự nhiên chịu ảnh hưởng của hàng loạt các yếu tố: tự
nhiên-sinh học, phong tục tập quán và tâm lí xã hội, trình độ phát triển kinh tế-
xã hội, chính sách dân số mỗi nước, thiên tai..
+ Gia tăng cơ học chủ yếu chịu ảnh hưởng của các yếu tố về kinh
tế-xã hội (nhu cầu về việc làm, học tập, các biến động về chính trị-xã hội, chiến
tranh...)
- Ảnh hưởng: Gia tăng tự nhiên không chỉ ảnh hưởng đến tình hình biến động
dân số một quốc gia, khu vực mà còn ảnh hưởng đến dân số toàn thế giới và
được coi là động lực tăng dân số trong khi gia tăng cơ giới không ảnh hưởng đến
sự biến động dân số thế giới.
Bài tâp 6. Phân biệt tỉ số giới tính và tỉ lệ giới tính. Ý nghĩa của các chỉ
số này?
Gợi ý trả lời
- Tỉ số giới tính: tương quan giữa giới nam so với giới nữ, đơn vị tính là %
TNN = Dnam / Dnữ (TNN: tỉ số giới tính)
Tỉ số giới tính cho biết trong tổng số dân trung bình cứ 100 nữ thì có bao
nhiêu nam
- Tỉ lệ giới tính: tương quan giữa giới nam (hoặc nữ) so với tổng số dân, đơn
vị là %.
TNAM (Nữ)= Dnam (nữ)/ DTB
TNAM (Nữ) : Tỉ lệ giới nam (nữ)
Dnam (nữ): dân số nam (nữ)
DTB : dân số trung bình

24
Tỉ lệ giới tính cho biết dân số nam hoặc dân số nữ chiếm bao nhiêu phần
trăm (%) trong tổng số dân.

4. Dạng câu hỏi tính toán


Đối với dạng câu hỏi này học sinh cần phải nắm rõ kiến thức, công thức
và có kỹ năng tính toán, xử lý số liệu.
Bài tập 7. Dựa vào số liệu sau đây của Việt Nam năm 2009. Hãy tính tỉ
suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, tỉ số giới tính.
+ Dân số: 85.789.573 người
+ Dân số nam: 42.482.549 người; Nữ: 43.307.024 người
+ Số trẻ em sinh ra còn sống: 2.316.318 người; số người chết: 1.286.843
(Số liệu Tổng cục thống kê năm 2010)
Gợi ý trả lời
- Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm với số dân
trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính là ‰
Tỉ suất sinh của Việt Nam năm 2009: 27‰
- Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với số dân trung
bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính là ‰
Áp dụng công thức, tỉ suất tử của Việt Nam năm 2009 là 15‰
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên: được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ
suất tử thô. Đơn vị tính %
Do vậy, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 1,2%
- Tỉ số giới tính là tương quan giữa giới nam so với giới nữ
Tỉ số giới tính của Việt Nam năm 2009 là: 98,1 nam/ 100 nữ
Bài tập 8.
Giả sử tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta là 1,32% và không đổi trong
suốt giai đoạn 1999 – 2010. Tính kết quả và điền vào bảng sau
Năm 1999 2000 2003 2006 2008 2010
Dân số (người) ? ? ? 84.156.000 ? ?

25
Đến năm bao nhiêu, dân số nước tăng gấp đôi năm 2006?
Gợi ý trả lời
* Áp dụng công thức tính dân số các năm theo tỉ lệ gia tăng tự nhiên:
Db = Da (1 + Tg)b-a
Db là dân số năm cần tính
Da là dân số năm đã biết
Tg là tốc độ gia tăng dân số tự nhiên
Ta có kết quả bảng sau:
Năm 1999 2000 2003 2006 2008 2010
Dân số 76.774.822 77.788.249 80.909.505 84.156.000 86.392.382 88.688.194

* Tính thời gian tăng dân số lên gấp đôi:


Áp dụng công thức r = 70/Tg = 70/1,32 = 53 năm.
Vậy vào năm 2006 + 53 = 2059 dân số nước ta sẽ tăng gấp đôi so với năm
2006.

26
PHẦN KẾT LUẬN

1. Rút ra những vấn đề đạt được của đề tài


Đề tài đã cung cấp hệ thống các kiến thức chính xác, đầy đủ và khoa học
về Địa lý dân cư và phần bài tập phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp
Đề tài đã hệ thống hóa được các dạng câu hỏi và bài tập về nội dung đại
cương về Dân cư, hướng dẫn cách làm cho các dạng câu hỏi và bài tập
2. Một số đề xuất
* Đối với giáo viên
Giáo viên giảng dạy Địa lí ở các lớp chuyên, các giáo viên trực tiếp ôn thi
học sinh giỏi môn Địa lí cần tạo mọi điều kiện về thời gian ở trên lớp để cung
cấp và giúp học sinh hiểu kiến thức đại cương về dân cư một cách đầy đủ và hệ
thống
* Đối với học sinh
Biết vận dụng kiến thức để làm bài một cách linh hoạt trên cơ sở các dạng
bài đã tổng hợp một cách linh hoạt, tránh rập khuôn máy móc và phải chú ý vào
yêu cầu của câu hỏi
Biết cách khai thác kiến thức dân số đại cương từ nhiều các tài liệu khác
nhau.

27
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Địa lý kinh tế - xã hội đại cương - Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) - NXB Đại
học Sư phạm.

2. Giáo trình kinh tế - xã hội Việt Nam - Nguyễn Việt Thịnh - NXB Giáo dục

3. Sách giáo khoa Địa lý 10

4. Giáo trình Dân số và sự phát triển - NXB Đại học kinh tế quốc dân

5. Giáo trình Dân số, tài nguyên, môi trường - Đỗ Thúy Mùi - NXB Đại học Sư
phạm.

28

You might also like