Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

V.

Câu hỏi:

Câu 1: Theo anh chị, mục tiêu của việc “Làm tư sản dân quyền cách mạng” từ
Nguyễn Ái Quốc trong đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là gì?
A. Giải quyết mâu thuẫn dân tộc
B. Giải quyết mâu thuẫn giai cấp
C. Trao quyền cho giai cấp tư sản lãnh đạo đất nước
D. Phát triển chế độ dân chủ nhân dân

Câu 2: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến việc Đảng Cộng sản vẫn chưa
thể chín muồi ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX:
A. Tư tưởng Mác Lê-nin đã được truyền bá đến Việt Nam nhưng chưa có ảnh
hưởng sâu rộng.
B. Phong trào công nhân mặc dù có sự biến đổi nhưng chỉ dừng lại ở trình độ tự
phát.
C. Phong trào yêu nước vẫn chỉ nằm trong quỹ đạo của khuynh hướng dân chủ
tư sản.
D. Bị thực dân Pháp dập tắt ngay khi nó còn mới thai nghén ở nước ta.

Câu 3: Tại sao trong đường lối chiến của cách mạng Việt Nam trong Cương
lĩnh chính trị lần thứ nhất (3/2/1930) Nguyễn Ái Quốc đã sắp xếp thứ tự luận điểm
của mình từ “Làm tư sản dân quyền cách mạng” rồi đến “thổ địa cách mạng”?
A. Giải phóng dân tộc trước rồi giải quyết mâu thuẫn giai cấp sau.
B. Xóa bỏ chế độ phong kiến để tạo dựng niềm tin cho người nông dân và sau
đó xây dựng lực lượng chiến đấu chống thực dân Pháp.
C. Vấn đề giai cấp nên được đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không
phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản.
D. Giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp cùng một lúc.
Câu 4: Theo anh chị, sự khác nhau trong quan điểm đưa đất nước đi tới “xã hội
cộng sản” của Nguyễn Ái Quốc với quan điểm của Marx-Engels-Lenin như thế
nào?
A. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
B. Giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trọng tâm, là điều kiện để giải phóng dân
tộc
C. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, song đặt lợi ích dân tộc
lên trên hết và trước hết.
D. Giải quyết vấn đề dân tộc như ở phương Tây

Câu 5:
Luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định phương hướng chính trị của cách
mạng nước ta là
A. Cách mạng tư sản dân quyền mang hai nội dung cốt yếu là thổ địa và phản

đế
B. Cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ đưa đất nước bỏ qua chủ nghĩa tư

bản để tranh đấu lên chủ nghĩa xã hội


C. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc

D. Chủ nghĩa tư bản

Câu 6:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ( 1930) xác định lực lượng cách mạng
gồm những giai cấp, tầng lớp nào?
A. Công nhân, nông dân

B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ

C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản


D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ

Câu 7: Một trong những hạn chế của Luận cương tháng 10/1930 so với Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930)?
A. Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu

B. Đặt vấn đề thực hiện thổ địa cách mạng lên hàng đầu

C. Đặt vấn đề giải quyết mâu thuẫn dân tộc trước

D. Đặt vấn đề giải quyết mâu thuẫn giai cấp trước.

Câu 8:Mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam được nêu trong Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) là gì?
A. Làm cách mạng tư sản dân quyền
B. Làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản.
C. Làm thổ địa cách mạng
D. Tiến tới xhcs
Câu 9:“… Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản” được trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh?
A. Đường Cách mệnh

B. Chính cương vắn tắt của Đảng

C. Chương trình tóm tắt của Đảng.

D. Cương lĩnh chính trị

Câu 10: Trong cương lĩnh thứ ba (2-1951), Đảng ta đã khẳng định nhận thức
của mình về con đường cách mạng Việt Nam. Đó là:
A. Con đường cách mạng vô sản
B. Con đường cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng

C. Con đường cách mạng tư sản dân quyền

D. Con đường cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân

Câu 11: Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định mục tiêu chiến lược của
cách mạng Việt Nam là gì?
A. Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng

sản.
B. Xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân

chủ và văn minh.


C. Cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa - lập chính quyền của
công nông bằng hình thức Xô viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
D. Cả a và b

Câu 12: Tư sản dân quyền cách mạng trong Cương lĩnh chính trị (2/1930) và
Luận cương chính trị (10/1930) có điểm khác nhau là gì?

A. Tư sản dân quyền cách mạng trong luận cương chỉ bao gồm nhiệm vụ dân
tộc, trong cương lĩnh bao gồm nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
B. Tư sản dân quyền cách mạng trong luận cương bao gồm nhiệm vụ dân tộc,
trong cương lĩnh gồm nhiệm vụ dân tộc và cách mạng ruộng đất.
C. Tư sản dân quyền trong luận cương bao gồm nhiệm vụ dân tộc và cách mạng
ruộng đất, trong cương lĩnh gồm nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
D. Tư sản dân quyền cách mạng trong Luận cương bao gồm nhiệm vụ giải
phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất, trong Cương lĩnh chỉ thực hiện nhiệm vụ
chống đế quốc, giành độc lập.

Câu 13:Câu “… Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản” được trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh?
A. Đường Cách mệnh
B. Chính cương vắn tắt của Đảng
C. Chương trình tóm tắt của Đảng.
D. Cương lĩnh chính trị

Câu 14:Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được
thắng lợi phải đi theo con đường nào?
A. Cách mạng tư sản
B. Cách mạng vô sản
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Cách mạng ruộng đất

Câu 15: Văn kiện nào của Đảng nhấn mạnh "vấn đề thổ địa là cái cốt của cách
mạng tư sản dân quyền"?
A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.

B. Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh (18-11-1930).

C. Luận cương chính trị tháng 10-1930.

D. Chung quanh vấn đề chiến sách mới của Đảng (10-1936)

Câu 16: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất những nước nào thắng trận:
A. Đức, Áo,Thổ
B. Đức,Nga,Anh
C. Đức,Thổ,Pháp
D. Nga,Anh,Pháp
Câu 17: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất những nước nào thua trận:
A. Đức, Áo,Thổ
B. Đức,Nga,Anh
C. Đức,Thổ,Pháp
D. Nga,Anh,Pháp
Câu 18: Quốc Tế Cộng Sản thứ 3 hình thành vào thời điểm nào:
A. 2/3/1919
B. 3/2/1919
C. 2/3/1920
D. 3/2/1920
Câu 19: Ở Việt Nam giai đoạn 1919 đã diễn ra sự kiện gì
A. Pháp lôi nước ta vào vòng xoáy chiến tranh thế giới thứ nhất
B. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2
C. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1
D. Pháp ép triều đình Nguyễn ký thêm các hiệp ước bất bình đẳng.
Câu 20: Luận điểm nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh xã hội Việt
Nam năm 1919 và trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2:
A. Xã hội bị phân hoá sâu sắc
B. Giai cấp nông dân bị bần cùng hoá
C. Giai cấp công nhân bị bóc lột
D. Đại địa chủ góp phần chống chính quyền thuộc địa.

Câu 21: Thế giới xảy ra sự kiện gì vào những năm 1930:
A. Chiến tranh thế giới thứ 2.
B. Phe tư bản chủ nghĩa đánh phe xã hội chủ nghĩa.
C. Kinh tế thế giới tăng trưởng đáng kể.
D. Kinh tế thế giới bị khủng hoảng.
Câu 22: Các nước nào chủ trương thoát khỏi khủng hoảng bằng con đường cải
cách kinh tế
A. Anh,Pháp,Đức
B. Mỹ,Đức,Nhật
C. Mỹ,Anh,Pháp
D. Đức,Ý,Nhật
Câu 23: Các nước nào chủ trương thoát khỏi khủng hoảng bằng con đường
quân phiệt hoá
A.Anh,Pháp,Đức
B.Mỹ,Đức,Nhật
C.Mỹ,Anh,Pháp
D.Đức,Ý,Nhật
Câu 24: Quốc gia nào sau đây không bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi khủng
hoảng kinh tế năm 1930:
A. Mỹ
B. Liên Xô
C. Nhật
D. Đức
Câu 25: Ở Liên Xô những năm 1930 diễn ra sự kiện gì
A. Kế hoạch năm năm lần thứ nhất.
B. Kế hoạch năm năm lần thứ hai.
C. Kế hoạch năm năm lần thứ ba.
D. Kế hoạch năm năm lần thứ tư.

Câu 26: Chính quyền thuộc địa đã có chính sách kinh tế gì ở Việt Nam:
A. Giảm thuế
B. Tăng phúc lợi xã hội
C. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng
D. Tăng cường bóc lột bằng việc đặt ra các thứ thuế mới.

Câu 27: Vào những năm 1929 và 1930, sự kiện chính trị nổi bật nào xảy ra:
A. Việt Nam theo con đường quân phiệt hoá.
B. Cách mạng tư sản thành công ở Việt Nam.
C. Vẫn diễn ra phong trào đấu tranh mang khuynh hướng phong kiến.
D. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản.
Câu 28: Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản nói lên điều gì:
A. Việt Nam sẽ theo con đường quân phiệt hoá
B. Việt Nam sẽ theo con đường tư sản
C. Việt Nam sẽ đi theo con đường cách mạng vô sản
D. Việt Nam vẫn mang nặng khuynh hướng phong kiến.
Câu 29: Cương lĩnh chính trị do ai soạn
A. Lê Duẩn
B. Đỗ Mười
C. Trần Phú
D. Hồ Chí Minh

Câu 30: Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập vào thời điểm nào
A. 2/3/1930
B. 3/2/1930
C. 3/3/1930
D. 2/2/1930.

You might also like