Đề Học Kì i - Hóa 10 - De 4 - Dap An

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ SỐ 04 – ÔN THI HỌC KÌ I – HÓA 10

KIẾN THỨC : CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN – LIÊN KẾT HÓA HỌC
I/ TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biểu thức tính số khối nào sau đây là không đúng ?
A. A = Z + N B. A = P + N C. A = Z + P D. A= E + N
Câu 2: Lớp nào có số electron tối đa là 18e.
A. n = 1. B. n = 2. C. n = 3. D. n = 4
Câu 3: Nhóm nào sau đây còn có tên là nhóm halogen ?
A. VIIA. B. IIA. C. VIIIA. D. IA.
́ ́ ̀
Câu 4: So hiẹ u nguyên tử củ a nguyên to hó a họ c bang …. ? Hãy chọn cụm từ thích hợp đối với chỗ trống ở bên :
A. só thứ tự củ a ô nguyên tó . B. só thứ tự củ a chu kì.
C. só thứ tự củ a nhó m. D. só electron lớp ngoà i cù ng củ a nguyên tử.
Câu 5: Tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân của các nguyên
tố trong bảng tuần hoàn ?
A. Nguyên tử khối. B. Độ âm điện. C. Tính base. D. Bán kính nguyên tử.
Câu 6: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố có tính phi kim điển hình nằm ở vị trí:
A. phía dưới bên trái. B. phía trên bên trái. C. phía trên bên phải. D. phía dưới bên phải.
Câu 7: Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây đúng ?
 Na .
A. Na  1e   2Cl   2e .
B. Cl 2  C. O2  2e   2O2 . D. Al   Al 3  3e .
Câu 8: Chất nào sau đây có chứa liên kết ion trong phân tử ?
A. NH4Cl. B. H2. C. HCl. D. Cl2O7.
Câu 9: Khi hình thành liên kết cộng hóa trị không phân cực thì các cặp electron dùng chung giữa 2 nguyên tử sẽ
A. Phân bố ở chính giữa 2 nguyên tử. B. Lệch về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
C. Lệch về nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn. D. Lệch xuống đáy xã hội.
Câu 10: Loại liên kết hình thành trong phân tử khí hydrogen chloride là liên kết
A. Cho – nhận. B. Cộng hóa trị có cực. C. Cộng hóa trị không cực. D. Ion.
Câu 11: Liên kết π là liên kết được hình thành do
A. sự xen phủ bên của 2 orbital. C. cặp electron chung.
B. lực hút tĩnh điện giữa hai ion. D. sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 12: Liên kết hydrogen là loại liên kết hóa học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây?
A. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau.
B. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử.
C. Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen.
D. F, O, N,… có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hóa trị chưa liên kết và nguyên tử H linh động.
Câu 13: Tương tác van der Waals tồn tại giữa những
A. ion. B. hạt proton. C. hạt neutron. D. phân tử.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Trong một liên kết đơn có chứa 1 liên kết .
B. Nguyên tố thuộc phân nhóm chính (nhóm A) nếu electron cuối cùng được điền vào phân lớp s hoặc p.
C. Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải nhường đi 1 electron.
D. Nguyên tử X có số hiệu nguyên tử là 9 nên điện tích của vỏ của nguyên tử này là 9+.
Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt p, n, e bằng 18 và tổng số hạt không mang điện bằng trung
bình cộng của tổng số hạt mang điện. Vậy số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử R là
A.1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16: Nguyên tử Mg có ba đồng vị ứng với thành phần phần trăm về nguyên tử như sau:
Đồng vị 24Mg 25Mg 26Mg

% 78,6 10,1 11,3


Giả sử trong hỗn hợp trên có 50 nguyên tử Mg, số nguyên tử tương ứng hai đồng vị 24Mg và 26Mg lần lượt là
25

A. 389 và 56 B. 56 và 389 C. 495 và 56 D. 56 và 495


Câu 17: Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. X là nguyên tố
A. Si. B. Mg. C. Al. D. Na.
Câu 18: X có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
2 2 6 2

A. Chu kỳ 4, nhóm IIA là nguyên tố kim loại. B. Chu kỳ 3, nhóm IIA là nguyên tố kim loại.
C. Chu kỳ 3, nhóm IIA là nguyên tố phi kim. D. Chu kỳ 2, nhóm IIIA là nguyên tố phi kim.
Câu 19: Cho các nguyên tố: 14Si, 15P và 16S. Các giá trị độ âm điện tương ứng trong trường hợp nào sau đây là đúng?
A. 14Si (2,19); 15P (1,9); 16S (2,58). B. 14Si (2,58); 15P (2,19); 16S (1,9).
C. 14Si (1,90); 15P (2,19); 16S (2,58). D. 14Si (1,90); 15P (2,58); 16S (2,19).
Câu 20: Cho cac oxide sau: MgO, Na2O, Al2O3, SiO2. Thứ tự giảm dần tính base là
A. Na2O > Al2O3 >MgO > SiO2. B. Al2O3 > SiO2 >MgO > Na2O.
C. Na2O > MgO > Al2O3 > SiO2. D. MgO > Na2O > Al2O3 >SiO2.
Câu 21: Công thức phân tử hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hydrogen là RH3. Trong oxide mà R có hóa trị
cao nhất thì oxygen chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. S. B. As. C. N. D. P.
Câu 22: Mô hình mô tả quá trình tạo liên kết hóa học sau đây phù hợp với xu hướng tạo liên kết hóa học của
nguyên tử nào?

A. Aluminium B. Nitrogen C. Phosphorus D. Oxygen


Câu 23: Cho độ âm điện: Be (1,57), Al (1,61), Mg (1,31), Cl (3,16), N (3,0), H (2,2), S (2,58), O ( 3,44). Dựa vào
hiệu độ âm điện chất nào sau đây có liên kết ion?
A. H2S, NH3. B. BeCl2, BeS. C. MgO, Al2O3. D. MgCl2, AlCl3.
Câu 24: Liên kết nào trong các liên kết sau là phân cực nhất?
A. C-H. B. C-F. C. C-Cl. D. C-Br.
Câu 25. Công thức Lewis của NH3 là

A. B. . C. D. .
Câu 26. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Kim loại yếu nhất trong nhóm IA có Z = 3.
B. Nguyên tố có Z = 27 thuộc loại nguyên tố s.
C. Nguyên tố R thuộc chu kì 2, nhóm IVA vậy công thức oxide cao nhất của R với oxygen là RO.
D. Trong phân tử SO2 không có liên kết cho – nhận.
Câu 27: Ion X2+, Y3- và nguyên tử R đều có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y thuộc nhóm VIIA. B. X và Y thuộc cùng chu kì.
C. Chu kì của X lớn hơn của R. D. X thuộc nhóm IA.
Câu 28: Cho 3 nguyên tử nguyên tố sau : X (Z = 3), Y (Z = 11), T (Z = 19). Cho các phát biểu sau :
(1) X, Y và T đều có tính chất hóa học tương tự nhau.
(2) Theo quy luật biến đổi của bảng tuần hoàn, 3 nguyên tố trên đều có bán kính nguyên tử lớn nhất trong
mỗi chu kì của chúng.
(3) X, Y và T đều là các nguyên tố thuộc đầu chu kì của chúng.
(4) Tính kim loại giảm dần theo thứ tự sau : X < Y < T.
(5) X, Y và T đều có thể tạo thành cation tương ứng là : X+, Y2+ và T3+.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 29: Cho 5,9 gam muối NaX tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 14,4 gam kết tủa . Biết nguyên tố
X có 2 đồng vị X1, X2 với phần trăm các đồng vị bằng nhau và đồng vị X2 nhiều hơn đồng vị X1 là 2 neutron.
Số khối đồng vị X1, X2 là
A. 34; 36. B. 36; 38. C. 33; 35 D. 35; 37.
Câu 30: Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi trong đời sống như gia vị thức ăn, xà phòng, thuốc đau dạ giày,… Và
nguyên tố Y được sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghiệp như : Ắc quy, bột giặt, thuốc diệt nấm, lưu hóa
cao su,.... Nguyên tử của nguyên tố X và Y có electron ở mức năng lượng cao nhất là lần lượt là 3s và 3p.
Nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron phân bố ở phân lớp s. Số hạt mang điện của nguyên tử X và Y có số
electron hơn kém nhau là 10. Nguyên tử X và Y lần lượt là.
A. Khí hiếm và kim loại. B. Kim loại và khí hiếm. C. Kim loại và phi kim. D. Phi kim và kim loại.
Câu 31: Biết X và Y (ZX < ZY) là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần
hoàn. Tổng số hạt proton của hai nguyên tử hai nguyên tố đó là 22. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Đơn chất của X tác dụng được với đơn chất của Y.
B. Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X.
C. Nguyên tử của nguyên tố X có tính phi kim.
D. Nguyên tố Y thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn hóa học.
Câu 32: Hòa tan hoàn toàn 6,85 g một kim loại kiềm thổ R bằng 200 (ml) dung dịch HCl 2M. Để trung hòa lượng
Acid dư cần 100 ml dung dịch NaOH 3M. Xác định tên kim loại trên?
A. Mg. B. Ca. C. Sr. D. Ba.
Câu 33: Mặc dù chlorine có độ âm điện là 3,16 xấp xỉ với nitrogen là 3,04 nhưng giữa các phân tử HCl không tạo
được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH3 tạo được liên kết hydrogen với nhau,
nguyên nhân là do
A. độ âm điện của chlorine nhỏ hơn của nitrogen.
B. phân tử NH3 chứa nhiều nguyên tử hydrogen nhỏ hơn phân tử HCl.
C. tổng số nguyên tử trong phân tử NH3 nhiều hơn so với phân tử HCl.
D. kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn nguyên tử nitrogen nên mật độ điện tích âm trên chlorine không
đủ lớn để hình thành liên kết hydrogen.
II/ TỰ LUẬN
Câu 1: Biết nguyên tử Aluminium có 13 proton, 14 neutron và 13 electron và nguyên tử oxygen có 8 proton, 8
neutron và 8 electron. (Cho mp=1,6726.10-27kg, mn= 1,6748.10-27 kg, me = 9,1094.10-31kg). Vậy khối lượng
(kg) của phân tử Al2O3 bằng bao nhiêu?
Câu 2: Oxide ứng với hóa trị cao nhất của một nguyên tố có công thức thực nghiệm là R2O5. Oxide này là một
chất hút nước mạnh, được sử dụng trong tổng hợp chất hữu cơ. Khả năng hút ẩm của nó đủ mạnh để chuyên
nhiều acid vô cơ thành alhydrite (oxide tương ứng) của chúng. Hợp chất khí của R với hydrogen có chứa
8,82% khối lượng hydrogen là chất khí không màu, rất độc, kém bền, sinh ra trong quá trình phân hủy xác
động thực vật.
(a) Nêu vị trí của R trong bảng tuần hoàn.
(b) Viết cấu hình electron theo ô orbital của nguyên tử R.
Câu 3:
a) Giải thích tại sao ở điều kiện thường, các nguyên tố trong nhóm halogen như fluorine và chlorine ở trạng
thái khí, còn bromine ở trạng thái lỏng và iodine ở trạng thái rắn.
b) Vì sao nên tránh ướp lạnh các lon bia, nước giải khát, … trong ngăn đá của tủ lạnh?

Lời giải:
Câu 1: Khối lượng phân tử Al2O3 là:
(2.13 + 3.8).1,6726.10-27 + (2.14 + 3.8).1,6748.10-27 + (2.13 + 3.8).9,1094.10-31 = 1,7077.10-25 kg.

Câu 2:
a. Hợp chất khí của R với hydrogen có dạng RH3.
Ta có: 8,82% khối lượng hydrogen ⇒ R = 31. R là P (phosphorus)
Vị trí trong bảng tuần hoàn của R: ô số 15, chu kì 3, nhóm VA.
b. Cấu hình electron của R: 1s22s22p63s23p3

Câu 3:
a. Khi đi từ F2 đến I2, do khối lượng phân tử của các halogen tăng dần làm tương tác van der Waals
giữa các phân tử halogen cũng tăng dần, kết quả các phân tử halogen “dính” với nhau chặt hơn, nên
fluorine ở trạng thái khí, còn bromine ở trạng thái lỏng và iodine ở trạng thái rắn
b. Khi cho vào ngăn đá tủ lạnh, nước chuyển từ trạng thái lỏng thành trạng thái rắn. Ở trạng thái rắn nước có cấu
trúc tinh thể phân tử với bốn phân tử H2O phân bố ở bốn đỉnh của một tứ diện đều, bên trong là cấu trúc rỗng.
⇒ Nước ở trạng thái rắn có thể tích lớn hơn khi ở trạng thái lỏng.
⇒ Có thể làm biến dạng các lon bia, nước giải khát dẫn đến nổ.

You might also like