K44 TMDV bản 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

BỘ CÂU HỎI LÝ THUYẾT THI VẤN ĐÁP

MÔN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ

Câu 1. Nêu và phân tích khái niệm thương mại dịch vụ quốc tế theo quy định của GATS. Cho
01 ví dụ minh họa.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 1 GATS: TMDV là việc cung cấp dịch vụ:
₋ Từ lãnh thổ của một Thành viên đến lãnh thổ của một Thành viên khác.
₋ Trên lãnh thổ của một Thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của Thành viên khác.
₋ Bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên
lãnh thổ của Thành viên khác.
₋ Bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân trên
lãnh thổ của Thành viên khác.
Phân tích: Đưa ra khái niệm TMDV theo phạm trù liệt kê.
- Theo GATS, TMDV bao gồm các dịch vụ ở bất kỳ khu vực nào trừ dịch vụ do yêu cầu của
chính phủ, là những dịch vụ không dựa trên kinh doanh hoặc cạnh tranh.
- Mô tả TMDV theo phương thức cung ứng dịch vụ (04 phương thức):
+ Phương thức 01: Cung ứng dịch vụ qua biên giới.
VD: Nhà kinh doanh nước A cung cấp dịch vụ (bản kế hoạch kinh doanh) theo yêu cầu của
người tiêu dùng ở nước B.
+ Phương thức 02: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài.
VD: Khách du lịch nước A dịch chuyển từ nước họ sang một khách sạn ở nước B.
+ Phương thức 03: Hiện diện thương mại.
VD: Công ty mỹ phẩm nước A thành lập chi nhánh ở nước B để bán đồ.
+ Phương thức 04: Hiện diện thể nhân.
VD: Giáo sư nước A đến nước B để giảng dạy.

Câu 2. Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về các loại nguồn điều chỉnh thương mại dịch
vụ quốc tế.
1. Pháp luật quốc gia
● Định nghĩa:
- Chung chung: là tổng thể các quy tắc, các quy định điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội của quốc gia đó.
- Trong TMDV: là hệ thống các quy phạm pháp luật của quốc gia bên người tiêu dùng
điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ của bên cung ứng.
● Gồm: Văn bản pháp luật, án lệ tòa án trong nước, các nguồn luật khác của pháp luật quốc
gia.
● Trường hợp áp dụng:
- Các chủ thể thoả thuận trong hợp đồng.
- Quy phạm xung đột dẫn chiếu đến.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn.
2. Điều ước quốc gia
● Định nghĩa:
- Chung chung: là thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các
chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh.
- Trong TMDV: là các văn bản pháp lý quốc tế, do quốc gia và chủ thể khác của luật quốc
tế thỏa thuận xây dựng nên nhằm tự do hóa thương mại dịch vụ.
● Gồm:
- Điều ước quốc tế song phương: BTAs, FTAs.
VD: EVFTA, VKFTA…
- Điều ước quốc tế đa phương: Khu vực, toàn cầu.
VD: AFAS, NAFTA, GATS…

Câu 3. Trình bày các vấn đề pháp lý cơ bản liên quan tới cá nhân với tư cách là chủ thể của
quan hệ thương mại dịch vụ quốc tế.
● Định nghĩa: Cá nhân với tư cách là chủ thể của:
- Quan hệ TMQT: là thương nhân hội đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.
- Quan hệ TMDVQT: là người cung cấp dịch vụ hoặc người sử dụng dịch vụ có đầy đủ các
điều kiện mà pháp luật quy định.
● Tiêu chuẩn pháp lý để xác định tư cách chủ thể:
- Các điều kiện về nhân thân: là các điều kiện pháp lý gắn liền với một con người cụ thể.
+ Năng lực pháp luật.
+ Năng lực hành vi.
+ Yêu cầu khác (không bị tước quyền hay đang chấp hành án phạt tù…).
- Điều kiện về nghề nghiệp: tùy pháp luật mỗi quốc gia, cá nhân phải đáp ứng đủ điều kiện
về nghề nghiệp mới có thể cung ứng một số loại dịch vụ.
=> Lưu ý:
- Các quy định mà nhà nước xây dựng để xác định tư cách chủ thể của cá nhân chỉ được áp
dụng cho các công dân mang quốc tịch nước đó.
- Đối với cá nhân nước ngoài thì việc xác định hoàn toàn phụ thuộc vào luật pháp từng
nước và tuỳ vào trường hợp cụ thể.
- Các nước thường ký kết/tham gia điều ước quốc tế, kèm theo các biểu cam kết cụ thể về
cách xác định tư cách pháp lý của cá nhân đối với từng ngành dịch vụ.
● Các rào cản trong sự dịch chuyển của cá nhân là người cung cấp dịch vụ:
- Quy định liên quan đến việc di trú của người cung cấp dịch vụ.
- Quy định về công nhận bằng cấp, kinh nghiệm làm việc.
- Khác biệt trong đối xử giữa người cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài.
- Quy định về hiện diện thương mại làm hạn chế phạm vi dịch chuyển.

Câu 4. Trình bày lịch sử hình thành và phát triển của GATS.
● GATS: là hiệp định đa phương điều chỉnh về lĩnh vực TMDV đầu tiên.
● Lịch sử hình thành:
- Từ những năm 80-90 của thế kỉ XX, các chuyên gia kinh tế và các nhà hoạch định chính
sách bắt đầu phải đối mặt với nhu cầu cần có sự điều chỉnh lĩnh vực TMDV, một vấn đề
ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động kinh tế.
- TMDV trên toàn thế giới phát triển nhanh chóng, các nước đang phát triển cũng tham gia
mạnh mẽ vào xu hướng này.
- Các rào cản vô hình (quy định, luật lệ, sự độc quyền) mà việc nhận diện hay loại bỏ chúng
đều khó khăn, gây ảnh hưởng đến quá trình tự do hoá TMDV.
- Việc tự do hoá thương mại dịch vụ đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp luật tốt, giúp ngăn
ngừa các tác động ngược về chất lượng dịch vụ.
● Lịch sử phát triển:
- Được đưa vào đàm phán lần đầu tiên tại Vòng đàm phán Uruguay (1986-1994).
- Có hiệu lực: 1/1/1995.
- Thành viên: 164 (cập nhật đến 8/1/2021).
- Tính đến tháng 12/2020, có 30 vụ tranh chấp viện dẫn đến GATS trong yêu cầu tham vấn.

Câu 5. Trình bày phạm vi áp dụng của GATS.


Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 1 GATS: “áp dụng đối với các biện pháp tác động đến thương mại
dịch vụ của các Thành viên”.
Phân tích phạm vi:
- Dịch vụ: bất kỳ dịch vụ nào trong tất cả các lĩnh vực, trừ dịch vụ công và dịch vụ thuộc lĩnh
vực vận tải hàng không.
=> Gồm: 12 ngành tương ứng với 155 phân ngành.

1. DV kinh doanh 7. DV tài chính


2. DV thông tin liên lạc 8. DV y tế và xã hội
3. DV xây dựng và DV kỹ thuật 9. DV du lịch và liên quan
4. DV phân phối 10. DV thể thao, văn hoá, giải trí
5. DV giáo dục 11. DV vận tải
6. DV môi trường 12. Các DV khác

- TMDV: việc cung cấp dịch vụ theo 04 phương thức:


+ Phương thức 01: Cung ứng dịch vụ qua biên giới.
+ Phương thức 02: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài.
+ Phương thức 03: Hiện diện thương mại.
+ Phương thức 04: Hiện diện thể nhân.
- Các biện pháp:
+ Bất kỳ biện pháp nào. Ở bất kỳ hình thức nào: luật, quy định, thủ tục, quyết định, hành vi
hành chính hoặc bất kỳ dạng nào khác.
+ Do thành viên WTO áp dụng.
+ Tác động đến TMDV.
+ Thực hiện bởi: chính quyền trung ương, khu vực hoặc chủ thể được nhà nước trao quyền.

Câu 6. Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương thức “cung ứng dịch vụ qua biên giới”
theo quy định của GATS. Cho 01 ví dụ minh họa.
Cơ sở pháp lý: Điểm a Khoản 2 Điều 1 GATS.
Khái niệm: Phương thức “cung ứng dịch vụ qua biên giới” là phương thức cung cấp dịch vụ từ
lãnh thổ của một thành viên vào lãnh thổ một thành viên khác.
Đặc điểm:
- Không đòi hỏi sự dịch chuyển vật lí của cả người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.
- Có sự dịch chuyển qua biên giới của dịch vụ được cung ứng.
Ví dụ:
- Nhà kinh doanh ở nước A cung cấp một bản kế hoạch kinh doanh theo yêu cầu của khách
hàng ở nước B mà không phải rời khỏi công ty của mình.
- Một trung tâm điện thoại đặt tại nước A cung ứng sự hỗ trợ qua điện thoại cho khách hàng ở
các nước khác.

Câu 7. Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương thức “tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài”
theo quy định của GATS. Cho 01 ví dụ minh họa.
Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 2 Điều 1 GATS.
Khái niệm: Phương thức “tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài” là phương thức cung cấp dịch vụ trên
lãnh thổ một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kì thành viên nào khác.
Đặc điểm:
- Người cung ứng dịch vụ vẫn ở tại nước của mình.
- Người sử dụng dịch vụ phải dịch chuyển để nhận một dịch vụ.
- Không có sự dịch chuyển qua biên giới của dịch vụ được cung ứng.
Ví dụ:
- Khách du lịch nước A dịch chuyển từ nước họ sang một khách sạn ở nước B.
- Bệnh nhân nước A dịch chuyển từ nước họ sang một bệnh viện ở nước B.

Câu 8. Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương thức “hiện diện thương mại” theo quy
định của GATS. Cho 01 ví dụ minh họa.
Cơ sở pháp lý: Điểm c Khoản 2 Điều 1 GATS.
Khái niệm: Phương thức “hiện diện thương mại” là phương thức cung cấp dịch vụ bởi một nhà
cung ứng dịch vụ của một thành viên, thông qua việc thành lập một hiện diện thương mại ở lãnh thổ
một thành viên khác.
Đặc điểm:
- Là hoạt động đầu tư và tạo thành phần cốt yếu của TMDV.
- Nhà cung ứng dịch vụ không nhất thiết phải dịch chuyển sang lãnh thổ nước khác.
- Có sự thành lập của một hiện diện thương mại tại nước sử dụng dịch vụ.
- Có sự dịch chuyển qua biên giới của dịch vụ được cung ứng.
Ví dụ:
- Ngân hàng Hoa Kỳ thành lập chi nhánh để kinh doanh tại Việt Nam.
- Công ty viễn thông Canada thành lập công ty con tại Anh.

Câu 9. Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương thức “hiện diện thể nhân” theo quy định
của GATS. Cho 01 ví dụ minh họa.
Cơ sở pháp lý: Điểm d Khoản 2 Điều 1 GATS.
Khái niệm: Phương thức “hiện diện thể nhân” là phương thức theo đó thể nhân cung cấp dịch vụ
của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ.
Đặc điểm:
- Có sự dịch chuyển của người cung ứng dịch vụ tới lãnh thổ của một nước Thành viên khác.
- Người sử dụng dịch vụ không phải dịch chuyển để nhận một dịch vụ.
- Nhà cung ứng dịch vụ tại phương thức này là thể nhân.
Ví dụ:
- Các nghệ sĩ Hàn Quốc sang Việt Nam biểu diễn nghệ thuật.
- Các giảng viên từ những trường đại học của Mỹ về Việt Nam dạy học.

Câu 10. So sánh phương thức “cung ứng dịch vụ qua biên giới” và phương thức “tiêu dùng
dịch vụ ở nước ngoài” theo quy định của GATS.
Cung ứng dv qua biên giới Tiêu dùng dv ở nước ngoài

Cơ sở pháp lý Điểm a, khoản 2, điều 1 GATSĐiểm b, khoản 2, điều 1 GATS


Định nghĩa Cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ của
Cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của
một Thành viên đến lãnh thổ của
một Thành viên cho người tiêu
bất kỳ một Thành viên nào khác
dùng dịch vụ của bất kỳ Thành viên
nào khác
Đối tượng di - Dịch vụ dịch chuyển qua biên - Người tiêu dùng dịch chuyển qua
chuyển giới biên giới.
Không di chuyển
Chủ thể cưdv Pháp nhân hoặc cá nhân được thành lập/ cấp phép kinh doanh và hoạt
động kinh doanh theo pháp luật và trên lãnh thổ của nước nơi chủ thể
cư dv thành lập và hoạt động.
Ví dụ Luật sư ở Hà Lan cung cấp dịch Khách du lịch từ Hà Lan đến Việt
vụ pháp lý bằng cách gửi email Nam và sử dụng dịch vụ khách sạn
tư vấn cho khách hàng tại Việt để cư trú tại Việt Nam trong thời
Nam gian du lịch.

Câu 11. So sánh phương thức “hiện diện thương mại” và phương thức “hiện diện thể nhân”
theo quy định của GATS.
a) Giống nhau:
- Đều có sự dịch chuyển của của nhà cung ứng dịch vụ tới lãnh thổ quốc gia khác.
- Đều có sự dịch chuyển qua biên giới của dịch vụ được cung ứng.
b) Khác nhau:

Hiện diện thương mại Hiện diện thể nhân

- Nhà cung ứng dịch vụ là pháp nhân. - Nhà cung ứng dịch vụ chỉ là thể nhân.
- Có sự thành lập của một pháp nhân tại - Các thể nhân được quy định đều phải có
nước của người sử dụng dịch vụ. liên quan đến các pháp nhân có sự hiện
- Là hoạt động đầu tư và cũng là thành diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam
phần cốt yếu của hoạt động thương mại hoặc liên quan đến các tổ chức. Tùy
dịch vụ. vào từng nhiệm vụ cụ thể của mình, thể
- Nhà cung ứng dịch vụ không nhất thiết nhân đó sẽ được xem xét về thời hạn
phải dịch chuyển sang lãnh thổ nước lưu trú trên lãnh thổ Việt Nam.
khác.

Câu 12. Trình bày nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong lĩnh vực thương mại
dịch vụ theo quy định của GATS.
Cơ sở pháp lý: Điều II GATS

- Áp dụng với tất cả các biện pháp tác động đến tmdv, kể cả không được ghi trong biểu cam kết

- Mỗi thành viên phải ngay lập tức và vô điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung ứng dịch vụ
của bất kì thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành
cho dịch vụ và các nhà cung ứng dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác.

- Tương tự GATT, MFN trong GATS cấm sự phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch của các nhà cung
ứng dịch vụ. Ví dụ: Việt Nam không được phép chỉ từ chối lao động nước ngoài đến từ Hàn Quốc
hay chỉ cho phép các công ty đến từ Mỹ được thành lập văn phòng ở Việt Nam.

Ngoại lệ của nguyên tắc MFN:


(1) Do các thành viên bảo lưu theo Điều II:2 GATS và Phụ lục về ngoại lệ của điều II GATS.

+ Các thành viên được đưa vào biểu cam kết những ngoại lệ nhằm phân biệt đối xử giữa các thành
viên. Sự phân biệt này mang tính đơn phương, có nghĩa là các thành viên không cần phải biện minh
hay được chấp thuận bằng bất kì cam kết nào.

+ Mỗi thành viên có một danh mục miễn trừ MFN, mỗi thành viên sẽ áp dụng những ngoại lệ khác
nhau, tùy thuộc vào mức độ cam kết mà mỗi quốc gia đàm phán.

+ Ngoại lệ không được mở rộng đối với toàn bộ một ngành dịch vụ, mà phải cụ thể tới từng biện
pháp riêng biệt.

+ Sự hạn chế chỉ mang tính tạm thời và nó phải được đưa ra tại thời điểm gia nhập. Phụ lục về
ngoại lệ với điều II ghi nhận thời hạn áp dụng ngoại lệ là 10 năm. Nhưng trên thực tế thì quá 10
năm vẫn chưa hết thời hạn.

(2) Tmdv ở khu vực biên giới: Các thành viên vẫn được dành cho các nước lân cận những lợi thế
nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi dv trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới. (khoản 3, điều II
GATS).

(3) Theo các Thoả thuận khu vực hoặc các Hiệp định thương mại tự do: Các cam kết trong
những Văn kiện này được ưu tiên áp dụng (và do đó các nước thành viên những Thoả thuận hay
Hiệp định này có thể cho nhau hưởng đối xử ưu đãi ở mức cao hơn so với các nước thành viên
WTO không tham gia Thoả thuận hay Hiệp định này). VD: ASEAN, EU… (tham khảo
https://trungtamwto.vn/file/16026/1-10%20Gats.pdf)

Câu 13. Trình bày nội dung nguyên tắc minh bạch trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo
quy định của GATS.
Cơ sở pháp lý: Điều III, Điều III bis, Điều IV:2 GATS

Nguyên tắc minh bạch đặt ra nghĩa vụ cho các thành viên phải công bố:

- Mọi biện pháp có liên quan hoặc có tác động đến việc thi hành GATS, chậm nhất trước khi các
biện pháp đó có hiệu lực thi hành.

- Tất cả các luật, quy định, văn bản hướng dẫn hay thậm chí các thoả thuận quốc tế có ảnh
hưởng đến hoạt động của GATS.

- Trừ trường hợp khẩn cấp không thể công bố, tuy nhiên các thông tin vẫn phải được công khai theo
cách thức khác.
Vào thời điểm gia nhập, các thành viên phải công bố tất cả luật và quy định liên quan đến thương
mại dịch vụ và phải trả lời chất vấn từ các thành viên khác. Để các cuộc đối thoại về pháp luật
thương mại dịch vụ thuận tiện hơn, trong vòng 2 năm kể từ khi gia nhập, các thành viên phải lập ra
một cơ quan thông tin về GATS để trả lời không chậm trễ tất cả các yêu cầu của bất kỳ một Thành
viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến các biện pháp của mình tác động đến tmdv.
Hơn nữa, các thành viên cũng cam kết hàng năm sẽ thông báo cho Uỷ ban GATS về bất cứ thay đổi
nào về luật hay quy định liên quan đến thương mại dịch vụ. Đối với một số ngành dịch vụ giữ vị trí
quan trọng chiến lược đối với an ninh quốc gia, các thành viên có thể không có nghĩa vụ công bố
các thông tin (i) Cản trở việc thi hành pháp luật; (ii) Chống lại lợi ích cộng đồng; hoặc (iii) Xâm hại
lợi ích chính đáng của một doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước cụ thể (theo điều III
bis).

Nhìn chung, nguyên tắc minh bạch yêu cầu các biện pháp liên quan hoặc tác động đến tmdv
phải rõ ràng, công khai và có thể dự đoán được. Nguyên tắc minh bạch còn được thể hiện trong điều
IV:2, theo đó: “Trong vòng hai năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, các Thành viên phát
triển và các Thành viên khác, trong chừng mực có thể, sẽ thành lập các đầu mối liên hệ để tạo điều
kiện thuận lợi cho nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên đang phát triển tiếp cận thông tin liên
quan tới thị trường của các nước đó”.

Câu 14. Trình bày nội dung nguyên tắc mở cửa thị trường trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
theo quy định của GATS.
Cơ sở pháp lý: Điều XVI, Điều XVII GATS

- Các nhà cung ứng dịch vụ của các thành viên được trao quyền tiếp cận vào thị trường nội địa ở
mức độ nhất định, dựa trên các cam kết trong Biểu cam kết đã được các thành viên đàm phán. Cam
kết MA được thực hiện đối với từng phân ngành dịch vụ với mức độ mở cửa khác nhau tùy thuộc
vào kết quả đàm phán của mỗi nước.

- Các nguyên tắc và quy định tại Điều XVI chỉ áp dụng trong phạm vi mà một thành viên đã ghi các
cam kết cụ thể vào cột Tiếp cận thị trường.

- Với một ngành dịch vụ có đưa ra các cam kết về MA, thành viên có nghĩa vụ dành cho dịch vụ
hoặc người cung ứng dịch vụ của các thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử
theo những điều kiện, điều khoản và hạn chế đã được thoả thuận và quy định tại Biểu cam kết cụ
thể.
- Điều XVI:2 đưa ra danh sách 6 biện pháp hạn chế về nguyên tắc là không được áp dụng, trừ khi
có quy định khác trong Biểu cam kết:

(a) Hạn chế số lượng nhà cung ứng dịch vụ dù dưới hình thức hạn
ngạch theo số lượng, độc quyền, đặc quyền cung ứng dịch vụ
hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;

Ví dụ:

- DỊch vụ thuế CPC863- BCK Việt Nam: Số lượng nhà cung cấp dv do Bộ Tài chính quyết định
tùy thuộc vào nhu cầu và tình hình phát triển của thị trường VN.

- DV vận tải biển: Số lượng liên doanh do các công ty vân tải biển nước ngoài được phép thành lập
tại thời điểm gia nhập ko được vượt quá 5. Sau đó cứ hai năm một cho phép thêm 3 liên doanh. Sau
5 năm từ thời điểm gia nhập, không hạn chế số lượng liên doanh.

(b) Hạn chế tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình
thức hạn ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu
kinh tế;

Ví dụ: Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác

Trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập, VN có thể hạn chế quyền của 1 chi nhánh ngân hàng nước
ngoài được nhận tiền gửi bằng VN đồng từ các thể nhân VN mà ngân hàng ko có quan hệ tín dụng
theo mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh phù hợp với lộ trình...

(c) Hạn chế tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch
vụ đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch
hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế;

Ví dụ:

- DV vận tải biển: Ngay sau khi gia nhập, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thực
hiện 5 hoạt động cung ứng dv…

(d) Hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một
ngành dịch vụ cụ thể, hoặc một nhà cung ứng dịch vụ được phép
tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung ứng
một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu
cầu kinh tế;
Ví dụ:

- Dịch vụ vận tải biển- BCK Việt Nam. Số lượng thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên
tàu biển treo cờ VN không vượt quá 1/3 định biên của tàu…

- Dv vận tải đường bộ: 100% lái xe của liên doanh phải là công dân VN.

(e) Các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ
thể hoặc liên doanh, thông qua đó nhà cung ứng dịch vụ có thể
cung ứng dịch vụ;

Ví dụ:

- Dịch vụ quảng cáo- BCK VN. Nhà cung cấp dv nước ngoài chỉ đc phép thành lập liên doanh hoặc
tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh vs đối tác VN.

- DV kinh doanh trò chơi điện tử: Chỉ dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh
với đối tác Việt Nam đã được cấp phép cung ứng dv này.

(f) Hạn chế về tỉ lệ vốn góp của bên nước ngoài bằng việc quy định
tỉ lệ phần trăm tối đa cổ phần của bên nước ngoài, hoặc tổng trị giá đầu tư nước ngoài tính đơn lẻ
hoặc tính gộp.

Ví dụ:

- DV quảng cáo: Kể từ ngày gia nhập, vốn của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá
51% vốn pháp định của liên doanh. Kể từ 1/1/2009, không hạn chế tỉ lệ góp vốn trong liên doanh
nữa.

- DV kinh doanh trò chơi điện tử: Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được
vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

Lưu ý:

+ Thứ nhất, các yêu cầu đặt ra cho các thành viên có ý nghĩa như những yêu cầu tối thiểu. Do đó,
không hạn chế một thành viên đưa ra các đối xử ưu đãi hơn, nếu thành viên đó mong muốn. Ví dụ,
mặc dù Biểu cam kết chỉ cho phép tối đa 3 nhà cung ứng dịch vụ tham gia khai thác thị trường,
nhưng thành viên đó vẫn luôn luôn được tự do cho phép 5 hay nhiều hơn nữa các nhà cung ứng dịch
vụ tham gia.

+ Thứ hai, các thành viên chỉ được đưa ra các hạn chế trong Biểu cam kết ở dạng 6 hạn chế trên.
+ Thứ ba, theo quy định tại khoản 2 thì một thành viên được phép đưa ra hạn chế MA không thuộc
phạm vi 6 hạn chế trên (không phải đưa ra trong biểu cam kết). Ví dụ: một thành viên có thể được
phép đưa ra chế độ thuế cao đối một ngành dịch vụ nào đó, mà thực tế có thể dẫn đến việc ngăn cản
hoặc không khuyến khích gia nhập thị trường. Tuy nhiên theo quy định của GATS thì biện pháp hạn
chế về thuế này không được nhằm tạo ra một rào cản thương mại phiền toái không cần thiết.

Câu 15. Trình bày nội dung nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
theo quy định của GATS.
Cơ sở pháp lý: Điều XVII GATS

Nội dung cơ bản của nguyên tắc: thành viên đối xử với dịch vụ nước ngoài, người cung cấp dịch vụ
nước ngoài không kém thuận lợi hơn so với dịch vụ trong nước và người cung cấp dịch vụ trong
nước, trừ những hạn chế đã được liệt kê trong cột Hạn chế đối xử quốc gia của Biểu cam kết cụ thể

Về phạm vi áp dụng: Nếu trong thương mại hàng hóa là cam kết chung thì trong thương mại dịch
vụ là cam kết cụ thể. Tức là mỗi quốc gia sẽ có cam kết cụ thể về đối xử quốc gia đối với từng
phương thức cung cấp dịch vụ của từng phân ngành dịch vụ.

Mục đích: Nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước
ngoài

Các quy định thuộc phạm vi áp dụng nguyên tắc NT trong thương mại dịch vụ:

- Điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ muốn cung cấp dịch vụ tại nước sở tại.Ví dụ: Điều kiện để
ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại nước sở tại so với điều kiện để ngân hàng trong nước mở
chi nhánh hay không

- Phạm vi hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ khi đã được phép cung cấp dịch vụ tại nước sở tại. Ví
dụ: Quyền nhận tiền gửi bằng Việt Nam đồng từ thể nhân Việt Nam của ngân hàng nước ngoài so
với ngân hàng Việt Nam

Câu 16. Trình bày cấu trúc một Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Schedules of
specific commitments) trong khuôn khổ GATS/WTO.
Biểu cam kết dịch vụ gồm 3 phần: cam kết chung, cam kết cụ thể và danh mục các biện
pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MFN).

Phần cam kết chung bao gồm các cam kết được áp dụng chung cho tất cả các ngành và
phân ngành dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Phần này chủ yếu đề cập tới những vấn
đề kinh tế - thương mại tổng quát như các quy định về chế độ đầu tư, hình thức thành lập
doanh nghiệp, thuê đất, các biện pháp về thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp trong nước v.v…

Phần cam kết cụ thể bao gồm các cam kết được áp dụng cho từng dịch vụ đưa vào Biểu
cam kết dịch vụ. Mỗi dịch vụ đưa ra trong Biểu cam kết như dịch vụ viễn thông, dịch vụ bảo
hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ vận tải, v..v sẽ có nội dung cam kết cụ thể áp dụng riêng
cho dịch vụ đó. Nội dung cam kết thể hiện mức độ mở cửa thị trường đối với từng dịch vụ
và mức độ đối xử quốc gia dành cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong dịch vụ đó.
Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc liệt kê các biện pháp được duy trì
để bảo lưu việc vi phạm nguyên tắc MFN đối với những dịch vụ có duy trì biện pháp miễn
trừ. Theo quy định của GATS, một thành viên được vi phạm nguyên tắc MFN nếu thành
viên đó đưa biện pháp vi phạm vào danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc và
được các Thành viên WTO chấp thuận.

Câu 17. Trình bày cấu trúc Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong
khuôn khổ WTO.
Đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ WTO được tiến hành theo các nguyên
tắc và quy định của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Kết quả đàm phán được các
bên có liên quan ghi lại vào một biểu theo mẫu quy định của WTO, được gọi là Biểu cam kết cụ thể
về thương mại dịch vụ. Biểu cam kết dịch vụ gồm 3 phần: phần cam kết chung, phần cam kết cụ thể
và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (miễn trừ MFN).

Phần cam kết chung bao gồm các cam kết áp dụng cho tất cả các ngành dịch vụ xuất hiện
trong Biểu cam kết dịch vụ. Phần này chủ yếu đề cập tới các chính sách kinh tế - thương mại tổng
quát như các quy định về chế độ đầu tư, hình thức thành lập doanh nghiệp, chính sách đất đai, các
biện pháp về thuế, trợ cấp v.v… Do đây là các biện pháp ảnh hưởng đồng loạt tới tất cả các ngành
nên WTO gọi là "cam kết nền" (horizontal commitments). Cụm từ này tương đối xa lạ với người
Việt nên khi chuyển sang tiếng Việt, các cơ quan đã thống nhất sử dụng cụm từ "cam kết chung"
(general commitments) cho dễ hiểu hơn. Một biện pháp, nếu đã được bảo lưu trong phần cam kết
chung thì về nguyên tắc không cần phải xuất hiện lại trong phần cam kết cụ thể. Tuy nhiên, trong
thực tế, thỉnh thoảng ta vẫn thấy một số biện pháp xuất hiện cả trong phần cam kết chung và phần
cam kết cụ thể (thí dụ như tỷ lệ vốn tối đa mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam). Sở dĩ có hiện tượng đó là do các nhà đàm phán muốn
khẳng định thêm "sức nặng" của biện pháp bảo lưu mà thôi, không liên quan đến kỹ thuật cam kết
dịch vụ của WTO.

Phần cam kết cụ thể bao gồm các cam kết áp dụng cho từng dịch vụ đưa vào Biểu cam kết
dịch vụ. Với mỗi dịch vụ được liệt kê, đều có cam kết cụ thể đi kèm, chẳng hạn như các cam kết về
dịch vụ viễn thông, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng hoặc dịch vụ vận tải. Nội dung cam kết thể
hiện mức độ mở cửa thị trường đối với từng dịch vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc liệt kê các biện pháp tuy vi phạm
nguyên tắc MFN của WTO nhưng được các thành viên WTO, thông qua 6 đàm phán, cho phép duy
trì. Nguyên tắc MFN là nguyên tắc quan trọng bậc nhất của WTO, theo đó, các thành viên không
được phân biệt đối xử giữa dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của thành viên này với dịch vụ và nhà
cung cấp dịch vụ của thành viên khác. Tuy nhiên, GATS cho phép một thành viên được vi phạm
nguyên tắc MFN nếu thành viên này đưa biện pháp vi phạm vào danh mục các biện pháp miễn trừ
đối xử tối huệ quốc và được các thành viên khác chấp thuận. Tên đầy đủ của danh mục là Danh mục
các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc. Tuy nhiên, các nhà đàm phán có thể dùng nhiều từ khác
nhau để chỉ danh mục này, thí dụ "danh mục loại trừ MFN", "danh mục miễn trừ MFN" hay đơn
giản hơn nữa là "ngoại lệ MFN". Một điều cần lưu ý là ngoài Biểu cam kết dịch vụ, Việt Nam còn
đưa ra một số cam kết có liên quan đến mở cửa thị trường dịch vụ tại Báo cáo của Ban công tác về
việc Việt Nam gia nhập WTO (Các chính sách ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ, đoạn 472-508).

Câu 18. Liệt kê các ngành dịch vụ được đưa vào Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ
của Việt Nam trong khuôn khổ WTO. Lấy ví dụ đối với một loại dịch vụ không được đưa vào
Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam.
Các ngành dịch vụ được đưa vào biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam:
1) Dịch vụ kinh doanh; 2) Dịch vụ thông tin; 3) Dịch vụ xây dựng; 4) Dịch vụ phân phối; 5) Dịch
vụ giáo dục; 6) Dịch vụ môi trường; 7) Dịch vụ tài chính; 8) Dịch vụ y tế xã hội; 9) Dịch vụ du lịch
và dịch vụ liên quan; 10) Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao; 11) Dịch vụ vận tải biển

Ngành dịch vụ mà Việt Nam không đưa vào biểu cam kết: Dịch vụ in ấn, xuất bản đối với
bao bì (CPC 88442) không được đưa vào biểu cam kết của Việt Nam nhưng vẫn cần tuân thủ các
quy định trong Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS).

1. WTO, FTAs: Không quy định tại Biểu cam kết.

2. Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS): không hạn chế, ngoại trừ:
▪ Giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế: không
vượt quá 51%.

▪ Hình thức đầu tư: liên doanh .

3. Pháp luật Việt Nam: không quy định điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước
ngoài.​

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ đóng gói hàng hóa tại Việt Nam
chỉ có thể thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với một doanh nghiệp trong nước.

Câu 19. Trình bày nội dung cơ bản các cam kết chung trong Biểu cam kết cụ thể về thương
mại dịch vụ của Việt Nam tại WTO.
1. Phạm vi áp dụng: Tại cột mô tả ngành và phân ngành của phần cam kết chung có ghi “tất
cả các ngành và phân ngành trong Biểu cam kết”. Ghi như vậy có nghĩa là tất cả các dịch vụ được
liệt kê tại cột ngành và phân ngành trong Biểu cam kết (như dịch vụ kinh doanh, dịch vụ xây dựng,
dịch vụ tài chính v.v.) đều phải chịu sự điều chỉnh của các biện pháp được mô tả trong phần cam kết
chung.

2. Vấn đề cung cấp dịch vụ qua biên giới (Mode 1) và tiêu dùng ngoài lãnh thổ (Mode 2)

Khác với phần cam kết cụ thể của Biểu cam kết, cột hạn chế tiếp cận thị trường và cột hạn
chế đối xử quốc gia của phần cam kết chung không đề cập tới phương thức cung cấp dịch vụ qua
biên giới (Mode 1) và phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ (Mode 2). Việc thiếu vắng hai phương
thức 1 và 2 tại phần cam kết chung không có nghĩa là Biểu cam kết đã bỏ sót 2 phương thức này.
Nó chỉ hàm ý rằng Việt Nam hiện không duy trì các quy định hoặc biện pháp hạn chế áp dụng
chung cho Phương thức 1 và Phương thức 2. Các biện pháp hạn chế, nếu có, sẽ được nêu tại các
ngành và phân ngành dịch vụ cụ thể ở phần sau của Biểu cam kết. Chẳng hạn, Mode 1 của dịch vụ
giáo dục trong Biểu cam kết ghi là “chưa cam kết”. Trong trường hợp này, dù không có quy định gì
về Mode 1 tại phần cam kết chung, Việt Nam vẫn có quyền áp dụng mọi biện pháp hạn chế đối với
việc cung cấp dịch vụ giáo dục qua biên giới (giáo dục từ xa).

Nội dung các cam kết chung


1. Thành lập hiện diện thương mại1: với những ngành và phân ngành đã xuất hiện trong
biểu cam kết, nếu không có bảo lưu gì khác, doanh nghiệp nước ngoài sẽ được quyền
hiện diện dưới 3 hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, cam kết này chỉ áp dụng khi không có
quy định gì khác tại phần cam kết cụ thể của Biểu cam kết.
2. Thành lập văn phòng đại diện2: Tại Việt Nam, các văn phòng đại diện không được tham
gia hoặc tiến hành các hoạt động sinh lợi trực tiếp. Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
là cá nhân không được phép thành lập văn phòng đại diện vì theo quy định của Hiệp
định chung về Thương mại dịch vụ (GATS), nhà cung cấp dịch vụ là cá nhân không
được cung cấp dịch vụ qua hình thức hiện diện thương mại. Chỉ có các nhà cung cấp
dịch vụ là pháp nhân mới được hưởng quyền này.
3. Thành lập chi nhánh3: Việt Nam không có nghĩa vụ phải xem xét các đơn xin thành lập
chi nhánh để cung cấp dịch vụ trừ khi việc cho phép hình thức chi nhánh đã được ghi rõ
trong Biểu cam kết, thí dụ như ở dịch vụ ngân hàng hay dịch vụ máy tính. Chi nhánh đề
cập ở đây là chi nhánh của doanh nghiệp bên ngoài, không phải của hiện diện thương
mại đã xuất hiện ở Việt Nam. Nếu doanh nghiệp nước ngoài đã thiết lập hiện diện
thương mại tại Việt Nam (công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài) thì việc
hiện diện thương mại đó mở chi nhánh tại các tỉnh và thành phố ngoài trụ sở chính được
điều chỉnh bằng các quy định khác của pháp luật, không liên quan gì đến cam kết này.
4. Điều kiện về sở hữu, hoạt động, hình thức pháp nhân:4 Như nhiều Thành viên khác của
WTO, cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO có thể chặt hơn hiện trạng. Thí dụ,
trong một ngành dịch vụ nào đó, Việt Nam có thể đã cho phép doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài nhưng trong cam kết, Việt Nam lại ghi là "chỉ cho phép hiện diện dưới hình
thức liên doanh". Trong trường hợp này, sẽ xuất hiện mâu thuẫn giữa hiện trạng và cam
kết nên để xử lý mâu thuẫn, các Biểu cam kết dịch vụ tại WTO thường đưa vào một câu
như trên để "bảo lưu hiện trạng" cho các giấy phép đã cấp ra trước ngày cam kết có hiệu

1
“ Trừ khi có quy định khác tại từng ngành và phân ngành cụ thể của Biểu cam kết này, doanh nghiệp nước
ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh
nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.”
2
“Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng các văn
phòng đại diện không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp.”
3
Chưa cam kết việc thành lập chi nhánh, trừ khi có quy định tại từng ngành và phân ngành cụ thể của Biểu
cam kết này.
4
Các điều kiện về sở hữu, hoạt động, hình thức pháp nhân và phạm vi hoạt động được quy định tại giấy phép
thành lập hoặc cho phép hoạt động và cung cấp dịch vụ, hoặc các hình thức chấp thuận tương tự khác, của nhà cung cấp
dịch vụ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam sẽ không bị hạn chế hơn so với mức thực tế tại thời điểm Việt Nam gia
nhập WTO.
lực. Nói cách khác, Việt Nam không thể dựa vào cam kết khi gia nhập WTO để thu hẹp
lại những gì đã cho phép từ trước ngày gia nhập WTO. Với điều khoản này, nước đưa ra
cam kết sẽ không bị coi là vi phạm nguyên tắc MFN khi các giấy phép cấp ra sau ngày
gia nhập WTO có nội dung và phạm vi hẹp hơn so với các giấy phép cấp ra trước ngày
gia nhập WTO.
5. Thuê đất5: các doanh nghiệp nước ngoài được phép thuê đất để thực hiện việc kinh
doanh, thời gian thuê phù hợp với thời gian hoạt động trong giấy phép đầu tư
6. Tham gia cổ phần6: Theo cam kết này, trong năm đầu tiên sau khi gia nhập WTO, Việt
Nam có quyền hạn chế tỷ lệ tham gia cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ở mức 30%,
thậm chí thấp hơn. Một năm sau đó, hạn chế 30% này sẽ được bãi bỏ, trừ đối với ngành
ngân hàng và những ngành không cam kết trong Biểu cam kết dịch vụ. Nói cách khác,
một năm sau khi gia nhập WTO, đối với hơn 100 phân ngành dịch vụ mà Việt Nam đã
chào ra trong Biểu cam kết, Việt Nam phải đưa ra tỷ lệ mới, trừ ngành ngân hàng vẫn
được giữ ở mức 30%. Với những ngành dịch vụ mà Việt Nam không đưa vào Biểu cam
kết (như in ấn, xuất bản...) và toàn bộ các ngành sản xuất, Việt Nam vẫn có quyền quy
định tỷ lệ tham gia cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ở bất kỳ mức nào, thậm chí là
0%.
7. Trợ cấp7 Cam kết này được đưa ra trong cột "đối xử quốc gia", ngụ ý rằng khi đưa ra trợ
cấp cho lĩnh vực dịch vụ, Chính phủ Việt Nam sẽ không phân biệt đối xử doanh nghiệp
Việt Nam với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vì cả hai đối tượng này đều là
“pháp nhân được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam hoặc một vùng của Việt Nam”.
Chẳng hạn, nếu Chính phủ miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp lữ hành 100% vốn Việt

5
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thuê đất để
thực hiện dự án đầu tư của mình. Thời hạn thuê đất phải phù hợp với thời hạn hoạt động của các doanh nghiệp này,
được quy định trong giấy phép đầu tư. Thời hạn thuê đất sẽ được gia hạn khi thời gian hoạt động của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền gia hạn.
6
Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép góp vốn dưới hình thức mua cổ phần trong các doanh nghiệp
Việt Nam. Trong trường hợp này, tổng mức vốn cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trong một doanh nghiệp
không được vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó, trừ khi luật pháp Việt Nam có quy định khác hoặc được cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép. Một năm sau khi gia nhập, hạn chế 30% cổ phần nước ngoài trong việc
mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được bãi bỏ, ngoại trừ đối với việc góp vốn dưới hình thức mua cổ
phần trong các ngân hàng thương mại cổ phần và với những ngành không cam kết trong Biểu cam kết này. Với các
ngành và phân ngành khác đã cam kết trong Biểu cam kết này, mức cổ phần do các nhà đầu tư nước 18 ngoài nắm giữ
khi mua cổ phần tại doanh nghiệp Việt Nam phải phù hợp với các hạn chế về tỷ lệ tham gia vốn của nước ngoài được
quy định trong các ngành và phân ngành đó, bao gồm cả hạn chế dưới dạng thời gian chuyển đổi, nếu có.
7
Các khoản trợ cấp có thể chỉ dành cho các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam, nghĩa là các pháp nhân được
thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc một vùng của Việt Nam. Việc dành trợ cấp một lần để thúc đẩy và tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình cổ phần hóa không bị coi là vi phạm cam kết này. Chưa cam kết đối với các khoản trợ cấp dành
cho nghiên cứu và phát triển. Chưa cam kết đối với các khoản trợ cấp trong các ngành y tế, giáo dục và nghe nhìn. Chưa
cam kết đối với 21 các khoản trợ cấp nhằm nâng cao phúc lợi và tạo công ăn việc làm cho đồng bào thiểu số.
Nam thì việc miễn giảm thuế đó cũng được áp dụng cho các doanh nghiệp lữ hành có
vốn đầu tư nước ngoài. Trong một số trường hợp, Chính phủ Việt Nam được quyền dành
riêng trợ cấp cho doanh nghiệp dịch vụ 100% vốn Việt Nam mà không bị coi là vi phạm
cam kết. Trước hết, đó là các khoản trợ cấp một lần để hỗ trợ cho quá trình cổ phần hoá,
thí dụ như miễn giảm thuế hoặc ưu đãi tín dụng. Tuy nhiên, khoản trợ cấp này chỉ được
phép cung cấp một lần. Không thể lấy lý do "hỗ trợ cổ phần hóa" để cung cấp trợ cấp
riêng và lâu dài cho doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam.
8. Nhập cảnh và lưu trú tạm thời
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: các doanh nghiệp nước ngoài đã thiết lập hiện
diện thương mại tại Việt Nam (như văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty có vốn đầu tư
nước ngoài) được phép luân chuyển các nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên
gia từ nơi khác sang Việt Nam làm việc trong hiện diện thương mại mà họ đã thành lập
tại Việt Nam. Các nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia này phải đã được
doanh nghiệp nước ngoài tuyển mộ 1 năm trước khi sang Việt Nam. Thời gian lưu trú
của những đối tượng này tại Việt Nam là 3 năm và có thể được gia hạn.
- Nhân sự khác: Nếu hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài cần nhà quản lý,
giám đốc điều hành hoặc chuyên gia nhưng không thể tìm ra ứng cử viên tại Việt Nam
thì có thể tuyển dụng ở nước khác và đưa sang làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, đó
phải là những nhân sự mà “người Việt Nam không thể thay thế”. Cam kết tại mục này
khác với cam kết nêu tại mục (a). Mục (a) đề cập đến nhân sự đã làm việc được tối thiểu
là 1 năm trong công ty. Mục này đề cập đến nhân sự mới tuyển dụng để đưa sang làm
việc tại Việt Nam. Đối tượng này phải chịu hạn chế lớn hơn so với đối tượng nêu tại mục
(a). Cụ thể, hiện diện thương mại phải chứng minh được rằng họ không thể tìm được
người Việt Nam để tuyển dụng vào vị trí có liên quan.

- người chào bán

- người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng

Câu 20. Phân tích các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường quy định tại điểm a, b, c Khoản 2
Điều XVI GATS. Cho mỗi loại biện pháp 01 ví dụ minh họa từ Biểu cam kết cụ thể về thương
mại dịch vụ (Schedules of specific commitments) của Việt Nam trong khuôn khổ WTO.

Sự hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ, tổng trị giá giao dịch hay tổng số các hoạt động dịch vụ
theo quy định tại điểm a, b, c Khoản 2 Điều XVI GATS bao gồm cả việc cấm hoàn toàn (zero
quota/ full limitation/ probihition) hay hạn chế theo một trong số các hình thức được mô tả.
- Điều XVI:2(a- Hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ):

Ví dụ: Trong ngành phân phối, việc thành lập các cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất sẽ được
xem xét trên vơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế với tiêu chí chính là số lượng các nhà cung cấp dịch vụ
đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường, quy mô địa lý.

- Điều XVI:2(b- hạn chế tổng trị giá các giao dịch):

Ví dụ: BCK yêu cầu giao dịch viễn thông quốc tế phải được thực hiện qua hệ thống đường
truyền của nhà cung cấp trong nước. (Xem phán quyết BHT vụ US-Gambling).

- Điều XVI:2(c- hạn chế tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng lượng dịch vụ đầu ra)

Ví dụ: Hạn chế tổng thời lượng chiếu phim nước ngoài trên sóng truyền hình quốc gia.

Câu 21. Phân tích các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường quy định tại điểm d, e, f Khoản 2
Điều XVI GATS. Cho mỗi loại biện pháp 01 ví dụ minh họa từ Biểu cam kết cụ thể về thương
mại dịch vụ (Schedules of specific commitments) của Việt Nam trong khuôn khổ WTO.

- Điều XVI:2(d- hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực): Thường
liên quan đến việc cung ứng dịch vụ thông qua phương thức 4. Liên quan đến việc cung ứng dịch vụ
của thể nhân cũng cần quan tâm đến Phụ lục về di chuyển thể nhân cung cấp dịch vụ. Hạn chế về
tổng số thể nhân được tuyển dụng trong lĩnh vực dịch vụ vì thể không áp dụng với các biện pháp tác
động đến các thể nhân tìm kiếm cơ hội trên thị trường làm việc của một quốc gia thành viên. Việc
hạn chế bị cấm dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế không ngăn cản thành
viên áp dụng các biện pháp để kiểm soát việc nhập cảnh, tạm trú của các thể nhân trên lãnh thổ của
mình, miễn là việc này không dẫn đến triệt tiêu hay suy giảm lợi ích mà các thành viên khác được
hưởng theo các điều kiện cam kết cụ thể.

Ví dụ: Tại cam kết về “người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp” – “ít nhất 20% tổng số
các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia phải là công đân Việt Nam.

- Điều XVI:2(e- hạn chế về hình thức pháp nhân cụ thể):

Ví dụ: Ngành dịch vụ kinh doanh, phân ngành 1.A dịch vụ chuyên môn, tiểu ngành a) dịch
vụ pháp lý (CPC 861) cung ứng dịch vụ theo phương thức 3 – “tổ chức luật sư nước ngoài, công ty
con của tổ chức luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, công ty hợp danh giữa tổ chức luật sư
nước ngoài và công ty hợp danh Việt Nam.

- Điều XVI:2(f- hạn chế về tỷ lệ vốn góp của nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài):

Ví dụ: Tại BCK Chung, tổng mức vốn cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trong
một doanh nghiệp không được vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó, trừ khi pháp luật
VN có quy định khác hoặc cơ quan có thẩm quyền của VN cho phép.
Câu 22. Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới theo quy định của
CPTPP.
Các phương thức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới quy định tại CPTPP được quy định tại Chương
10 (TMDV) với 03 phương thức; Chương 9 (Đầu tư) về việc mở cửa thị trường cho hiện diện
thương mại của của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ :

- Phương thức (1): Cung ứng dịch vụ qua biên giới. Cung ứng dịch vụ từ lãnh thổ của một nước
thành viên vào lãnh thổ của một nước thành viên khác, không đòi hỏi sự dịch chuyển vật lý của cả
người cung cấp và người tiêu dùng. Đối tượng dịch chuyển là dịch vụ, người cung ứng và người
tiêu dùng vẫn ở hai quốc gia khác nhau.

- Phương thức (2): Tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Người tiêu dùng dịch vụ dịch chuyển xuyên biên giới,
người cung cấp đứng yên. Dịch vụ được cung ứng trên lãnh thổ của một nước thành viên cho người
tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ nước thành viên nào khác.

- Phương thức (4): Hiện diện thể nhân. Nhà cung ứng dịch vụ (thể nhân) phải dịch chuyển sang
nước khác để cung ứng dịch vụ được hiểu là nhân danh chính mình hoặc người của pháp nhân. Việc
lưu trú, nhập cảnh của thể nhân được quy định cụ thể trong chương 12 – nhập cảnh tạm thời cho
khách kinh doanh.

- Phương thức (3): Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường theo phương thức hiện diện
thương mại trong TPP (thành lập doanh nghiệp, mở chi nhánh, văn phòng đại diên dịch vụ trên lãnh
thổ nước ngòai). Các cam kết về phương thức này được quy định tại Chương 9 về Đầu tư.

Câu 23. Trình bày phạm vi áp dụng của Chương 10 - Thương mại dịch vụ xuyên biên giới của
CPTPP.

Câu 24. Trình bày nội dung nguyên tắc mở cửa thị trường theo quy định của CPTPP.
Câu 25. Trình bày nội dung cơ bản của các quy định về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ
AFTA.
Câu 26. Trình bày cấu trúc và nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về thương mại dịch
vụ trong khuôn khổ AFTA.
Câu 27. Trình bày nội dung cơ bản các quy định về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ
EVFTA.
Câu 28. Trình bày phạm vi điều chỉnh của Chương 8 - Thương mại dịch vụ của VKFTA.

Câu 29. Nêu và phân tích khái niệm dịch vụ pháp lý. Cho 01 ví dụ minh họa.
K/n cơ bản: Tổ chức, cá nhân có chuyên môn cung cấp dịch vụ liên quan đến pháp luật
Các dịch vụ pháp lý có thể là tổng thể các dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ đại diện pháp lý,
tranh tụng và mọi hoạt động liên quan đến hành chính tư pháp (thẩm phán, thư ký phiên toà, công
tố,…).
Theo WTO:
- Theo GATS, dịch vụ pháp lý bao gồm “các dịch vụ về tư vấn và đại diện cũng như tất cả
các hoạt động khác liên quan tới tố tụng” (như hoạt động của thẩm phán, thư ký tòa án, công tố...);
dịch vụ chứng thực giấy tờ tài liệu;…
- Tuy nhiên, hoạt động liên quan tới tố tụng hay hành chính tư pháp đã bị loại ra khỏi phạm
vi của GATS bởi tại hầu hết các quốc gia, đây được coi là “loại hình dịch vụ do chính phủ thực
hiện”. Do vậy, GATS chỉ quy định về các dịch vụ đại diện và tư vấn trong một số ngành luật và các
thủ tục pháp lý.
LVN – LLS 2012
Điều 4. Dịch vụ pháp lý của luật sư
Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố
tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác
Dịch vụ tư vấn, dịch vụ đại diện pháp lý, hoạt động tranh tụng, hoạt động liên quan
đến hành chính tư pháp được nhắc đến nhiều. Vậy nó là gì?

Dịch vụ tư vấn dịch vụ đại diện pháp lý hoạt động tranh tụng hoạt động liên quan
đến hành chính tư
pháp

- Là 1 hình thức trợ giúp - Là 1 hình thức trợ giúp pháp -Trợ giúp pháp lý - hoạt động quản lí hành
pháp lý lý -Xra tại cơ quan xét xử chính nhà nước đối với
-Cung cấp cho công dân -Luật sư/văn phòng luật sư (toà, trọng tài) lĩnh vực tư pháp
(những ng ko có chuyên được trao quyền thay mặt cho - Lsu đứng ra dùng kiến - Tư pháp có thể hiểu là
môn về pháp luật) những cá nhân/tổ chức để thực hiện thức pháp luật của mình hđ xét xử, được quyết
giải thích, hướng dẫn về các thủ tục pháp lý (VD: soạn để bào chữa, biện hộ cho định bởi một cơ quan
pháp luật. thảo hợp đồng, thực hiện các khách hàng mình đại diện nhà nước có thẩm
-> giúp công dân, tổ chức giấy tờ, công chứng) để bảo vệ quyền lợi cho quyền, bằng quyền lực
trong nước và quốc tế thực VD cụ thể: LS đại diện cho tôi khách hàng đó nhà nước.
hiện đúng luật và bảo vệ để làm thủ tục thành lập VD: tôi là DN NN có TC -> hoạt động tư pháp
quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp với DN VN, và đang khởi gồm: hoạt động xét xử,
họ. kiện tại Toà. Tôi cần ông công tố và các hoạt
VD: Tôi là ng nước ngoài ko LS để ông thay tôi bào động khác liên quan trực
bk thành lập DN ở VN cần
chữa trước Toà chứng tiếp đến xét xử. hỗ trợ tư
những gì -> LS VN cung cấp
thông tin này cho tôi minh tôi không sai. pháp (công chứng, giám
định, luật sự, thi hành
án, hoà giải,...)

Câu 30. Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Cho mỗi
phương thức 01 ví dụ minh họa.
Theo GATS, có 04 phương thức, là:

Xuyên biên giới Tiêu dùng DV ở nước ngoài Hiện diện thương mại HIện diện thể nhân

- Là: Từ lãnh thổ của nước - Là: Trên lãnh thổ của nước -Là: Nhà cung cấp DV -Là: Cá nhân từ một
thành viên (nước cung ứng thành viên (nước cung ứng của 1 nước thành viên nước thành viên này
DV) đến lãnh thổ của một DV) cho ng tiêu dùng đến từ sang nước thành viên sang nước thành viên
nước thành viên khác (nước các nước thành viên khác SD khác thành lập công ty khác để cung cấp dịch
SD DV) DV của mình (DN 100% vốn, chi vụ
VD: Luật sư ở Nhật cung VD: Một công dân Mỹ đến nhánh,…) để cung cấp VD: Luật sư Nhật được
cấp cho DN VN về các vde VN và sử dụng dịch vụ khách DV. mời đến Vn để hỗ trợ CP
liên quan đến thành lập DN sạn, lữ hành…ở VN VD: Baker McKenzie có VN tư vấn trong TC với
ở Nhật qua Internet chi nhánh ở HN và Hàn Quốc
TPHCM để cung cấp các
dvu ply về TCTMQT
Câu 31. Trình bày các loại rào cản điển hình đối với vấn đề tự do hóa thương mại trong lĩnh
vực dịch vụ pháp lý.
​Là?
Sau khi check:
- BCK của VN trong WTO, ASEAN, EVFTA, VKFTA, CPTPP
- BCK của HQ trong VKFTA
- BCK Brunei, Campuchia trong ASEAN
- BCK của Nhật, Trung Quốc trong WTO
è Loại rào cản điển hình:
+ Tiếp cận thị trường: hình thức DN, lĩnh vực hoạt động của luật sư
VD:

Lĩnh vực hoạt động của luật sư Hình thức DN

-VN=Nhật: Cam kết hạn chế tiếp cận thị trưởng ko AD - VN: Tổ chức luật sư nước ngoài được phép thành lập
với: hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức
+ Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay đại sau:
diện cho khách hàng của mình trước Tòa án Việt Nam; + Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài;
+ Dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới + Công ty con của tổ chức luật sư nước ngoài;
pháp luật Việt Nam + Công ty luật nước ngoài;
-Trung Quốc: LSNN, VP LSNN sẽ không giải quyết vde + Công ty hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và
liên quan đến luật Trung Quốc công ty luật hợp danh Việt Nam.
-> sẽ uỷ thác cho vp luật Trung Quốc -TQ: Các công ty luật nước ngoài có thể cung cấp dịch
+ Chỉ giải quyết luật quốc tế và luật quốc gia nơi luật vụ chỉ dưới dạng các văn phòng đại diện.
sư[văn phòng luật] đc cấp phép hành nghề
- Hàn Quốc: Cam kết hạn chế tiếp cận thị trưởng ko AD
với các hđ trong vụ kiện ply về QH gia đình hoặc thừa kế,
trong đó có sự tham gia của 1 công dân HQ là 1 bên
đương sự hoặc TS liên quan đặt tại HQ.

+ Hạn chế về đối xử quốc gia: 3 mode đầu thường k bị, HDTN thường ko cam kết.
-> Thường bị hạn chế nh về thời gian cư trú
VD:
-VN: Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại: k quá 90 ngày
Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, nhân sự[PHP1] : 3 năm or theo hợp
đồng làm việc
-TQ: ko quá 6 tháng/năm
- NB: Ko quá 180 ngày/năm
-> Điều kiện để cung cấp dịch vụ pháp lý quy định trong LQG
VD:
-Vn: Điều 74, LLS 2006. Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài
Luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại
Việt Nam:
1. Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước
ngoài cấp;
2. Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;
3. Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy
tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
4. Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi
nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển
dụng vào làm việc tại các tổ chức đó
- HQ: Chỉ Luật sư được cung cấp bằng của HQ đăng ký với Hiệp hội LSHQ mới đc cung cấp dịch
vụ pháp lý

Tại sao lại có những rào cản đó?


- Hạn chế về lĩnh vực (như TQ k cho cung cấp DVPL lq đến luật TQ): việc tham gia vào quá trình
tố tụng sẽ làm lộ ra những khuyết điểm của hệ thống pháp luật nước nhà, thủ tục xét xử,… điều này
có thể sẽ bị mang ra làm tiêu chí so sánh và làm giảm đi chất lượng và uy tín của dịch vụ pháp lý
của nước đó
-Hạn chế NT về ĐK cung cấp DV: nhiệm vụ đối với ngành lq đến pháp luật -> bv quyền của con
người -> điều kiện khắt khe.
- Quy định về hình thức thành lập DN: (VD như VN): Việc quy định rõ ràng, hợp lý từ việc cơ cấu
tổ chức đến các yêu cầu về kinh nghiệm, kiến thức mà các luật sư nước ngoài phải đạt được giúp
cho họ hoạt động một cách dễ dàng, phù hợp với pháp luật Việt Nam,

Câu 32. Trình bày nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về dịch vụ pháp lý trong khuôn
khổ WTO.
DVPL trong khuôn khổ WTO mang mã CPC 861. VN cam kết 03 nội dung sau:
1. Pvi được cung cấp 2. Tiếp cận thị trường 3. Đối xử quốc gia

- DVPL mang mã CPC 861, VN cam - VN ko hạn chế đối với cung cấp - Mode 1, mode 2, mode 3 ko có
kết tổ chức luật sư nước ngoài đc DVXBG và TDDVONN sự đối xử phân biệt giữa cá nhân,
phép cung cấp các loại hình dịch vụ tổ chức CC DVPL NN và nội địa
pháp lý, loại trừ: - Hạn chế đối với phương thức
+ tham gia tố tụng với tư cách là HDTM về hình thức thành lập DN, Tổ - Mode 4 thì VN chưa cam kết, trừ
người bào chữa hay đại diện cho chức luật sư nước ngoài chỉ được phép cam kết chung:
khách hàng của mình trước Tòa án thành lập hiện diện thương mại tại Việt
Việt Nam; Nam dưới các hình thức: Nhìn vào CKC thì:
-> LSNN có thể được tư vấn nhưng -> Chi nhánh của tổ chức luật sư nước - VN cũng chưa cam kết, trừ các
sẽ ko được tham gia là LS biện hộ tại ngoài; biện pháp đã nêu tại cột tiếp cận thị
Toà Việt Nam -> Công ty con của tổ chức luật sư trường.
nước ngoài; -> thì các biện pháp đã nêu tại
+ Dịch vụ giấy tờ pháp lý và công -> Công ty luật nước ngoài cột tiếp cận thị trường: liên quan
chứng liên quan tới pháp luật Việt -> Công ty hợp danh giữa tổ chức luật đến vde nhập cảnh và cư trú thôi,
Nam sư nước ngoài và công ty luật hợp cụ thể hơn thì xem PLVN. Như:
-> VD công chứng liên quan đến bất danh Việt Nam. - Điều kiện hành nghề của tổ chức
động sản, LSNN sẽ k được tham gia hay LS NN tại VIệt Nam (xem trong
thực hiện thủ tục đấy. - Ngoài ra, hạn chế trong ĐK để tư LLS)
vấn luật Việt Nam, thì:
-> luật sư tư vấn phải tốt nghiệp đại
học luật của Việt Nam và đáp ứng
được các yêu cầu áp dụng cho luật sư
hành nghề tương tự của Việt Nam.

- VN Chưa cam kết với phương thức


HDTN, trừ CKC: Ở đây, hạn chế liên
quan đến thời gian cư trú
VD: Đối với ng di chuyển trong nội bộ
doanh nghiệp
(Luật sư NN hiện đang là chuyên gia ở
công ty Luật ở Mỹ nhưng sang VN để
làm việc tại công ty Luật đó cũng có
chi nhánh ở VN)
-> Thời gian lưu trú ban đầu là 03
năm, sau đó thì tuỳ vào thời gian hoạt
động tại công ty đó ở VN

Câu 33. Nêu và phân tích khái niệm dịch vụ giáo dục. Cho 01 ví dụ minh họa.
K/n cơ bản: Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ liên quan đến giáo dục
Trong dịch vụ giáo dục, có 2 vde cơ bản đc quan tâm:
(1) việc được giảng dạy, đào tạo
(2) Cơ sở vật chất, công cụ để hỗ trợ việc giảng dạy, đào tạo
Hoạt động đáp ứng 2 vde đc quan tâm trên có thể được coi là dịch vụ giáo dục
VD: Hiện nay, thị trường dịch vụ giáo dục - đào tạo rất đa dạng, như:
+ Dịch vụ tư vấn thiết kế và xây dựng cơ sở vật chất giáo dục - đào tạo
+ dịch vụ cung cấp trang thiết bị cho nghiên cứu - giảng dạy - học tập
+ Dịch vụ cung cấp các chương trình giáo dục - đào tạo
+ dịch vụ tư vấn giáo dục - đào tạo
+…
Ai cung ứng dịch vụ?
- Đối với việc được giảng dạy, đào tạo: Cá nhân có kinh nghiệm, bằng cấp sư phạm về chuyên
môn nhất định or tổ chức (trường học nước ngoài)
- Cơ sở vật chất, công cụ để hỗ trợ việc giảng dạy, đào tạo: Tương ứng với nhu cầu cụ thể:
+Dịch vụ tư vấn thiết kế và xây dựng cơ sở vật chất: Kiến trúc sư
+ dịch vụ cung cấp trang thiết bị cho nghiên cứu - giảng dạy - học tập: Công ty công nghệ
+…
Theo WTO:
Thì theo bảng phân loại CPC, Dịch vụ giáo dục được định nghĩa bằng cách phân ra bốn loại: Dịch
vụ Giáo dục Tiểu học; Dịch vụ Giáo dục Trung học; Dịch vụ Giáo dục Cao đẳng (Đại học); và Giáo
dục Người lớn.
Nhìn chung thì: thị trường trong nước và quốc tế thay đổi đã thúc đẩy sự xuất hiện của các hoạt
động liên quan đến dịch vụ giáo dục. Các hoạt động mới này được thiết kế để hỗ trợ quá trình hoặc
hệ thống giáo dục chứ ko dừng lại ở việc giảng dạy, đào tạo nx
LVN – LGD 2005 (cụ thể là Nghị định số 46/2017/NĐ-CP: về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục)
- Ko có định nghĩa dịch vụ giáo dục là gì
- Tương tự như WTO, NĐ cx phân ra thành các loại: GD mầm non, giáo dục phổ thông; giáo
dục thường xuyên; trường chuyên biệt; trường đại học, học viện.
- LVN cx quan tâm đến 2 vde: Hoạt động giảng dạy, đào tạo + cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ
cho hđ giảng dạy
Câu 34. Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục. Cho
mỗi phương thức 01 ví dụ minh họa.
Theo GATS, có 04 phương thức, là:

Xuyên biên giới Tiêu dùng DV ở nước ngoài Hiện diện thương mại HIện diện thể nhân

- Là: Từ lãnh thổ của nước - Là: Trên lãnh thổ của nước -Là: Nhà cung cấp DV -Là: Cá nhân từ một
thành viên (nước cung ứng thành viên (nước cung ứng của 1 nước thành viên nước thành viên này
DV) đến lãnh thổ của một DV) cho ng tiêu dùng đến từ sang nước thành viên sang nước thành viên
nước thành viên khác (nước các nước thành viên khác SD khác thành lập công ty khác để cung cấp dịch
SD DV) DV của mình (DN 100% vốn, chi vụ
VD: Trường đại học ở Mỹ tổ VD: Tôi đi du học Mỹ nhánh,…) để cung cấp VD: Giáo sư ở Mỹ được
chức học trực tuyến đối với DV. mời sang HLU dạy
các du học sinh ko sang VD: Trường quốc tế, như
được Mỹ do Covid RMIT ở HN và SG

Câu 35. Trình bày các loại rào cản điển hình đối với vấn đề tự do hóa thương mại trong lĩnh
vực dịch vụ giáo dục.
Rào cản với PT 2 Rào cản với PT 3 Rào cản với PT 4

Rào cản trực tiếp: về xuất - Không được cấp chứng chỉ quốc gia - Rào cản về nhập cư
cảnh, nhập cư, ngoại hối
- Hạn chế mức vốn góp - Công nhận bằng cấp,
Rào cản gián tiếp: Sinh viên chứng chỉ, kinh
phải chuyển đổi/ xin công - Yêu cầu về quốc tịch của nhà quản lý nghiệm
nhận bằng cấp ở nước ngoài.
- Kiểm tra nhu cầu kinh tế - Điều kiện về quốc
tịch với người quản lý
- Hạn chế tuyển giáo viên nước ngoài

- Thuê/mua bất động sản

- Trợ cấp cao của nhà nước với cơ sở đào tạo trong nước

- Sinh viên những trường này không được hưởng các lợi
ích (như vé phương tiện giao thông hay hỗ trợ tài chính như
các trường trong nước)

Câu 36. Trình bày nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về dịch vụ giáo dục trong khuôn
khổ WTO.

Thứ nhất, về phạm vị dịch vụ giáo dục được phép cung cấp. Theo Biểu cam kết, Việt Nam
chỉ cam kết các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học
kinh doanh, kinh tế học, kế toán, luật quốc tế và đào tạo ngôn ngữ. Với tuyệt đại đa số các ngành
khoa học xã hội, VN chưa cam kết mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nước
ngoài. Lưu ý: Một số thành viên WTO đã bổ sung một số định nghĩa để xác định mức độ, phạm vi
trong các cam kết của họ.

Thứ hai, về vấn đề giáo dục cho học sinh VN. Theo nội dung cam kết, nhà cung cấp dịch vụ
nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ giáo dục đối với các bậc giáo dục từ Đại học trở lên, bao
gồm giáo dục nâng cao, giáo dục cho người lớn và giáo dục khác. Đối với các bậc giáo dục từ trung
học cơ sở trở xuống, Việt Nam chưa cam kết mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài.

Ví dụ: Một trường quốc tế được thành lập theo giấy phép đầu tư năm 1996 để cung cấp dịch
vụ giáo dục đối với các bậc giáo dục từ đại học trở lên, bao gồm giáo dục nâng cao, giáo dục cho
người lớn và dịch vụ giáo dục khác. Đối với các bậc giáo dục từ trung học cở sở trở xuống, VN
chưa cam kết mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài. Vì vậy, cơ quan
quản lí có quyền từ chối đề nghị của nhà trường

Thứ ba, về vấn đề thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam. Đối với dịch vụ giáo dục
phổ thông, VN chưa cam kết mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài.
Đối với dịch vụ giáo dục nâng cao, bao gồm giáo dục đại học, giáo dục cho người lớn và giáo dục
khác, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập liên doanh (không hạn chế tỷ lệ vốn góp của
phía nước ngoài) ngay từ khi gia nhập. Kể từ ngày 1/1/2009, họ được thành lập các cơ sở đào tạo
100% vốn nước ngoài.

Cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài được thuê giáo viên nước ngoài giảng dạy nhưng
các giáo viên này phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy và phải được BGD&ĐT công nhận
về mặt chuyên môn.

Tình huống giả định: Công ty ASI của Canada muốn đầu tư xây dựng làng giáo dục quốc tế
100% vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ
thông cho con em nước ngoài và Việt kiều đang sinh sống tại VN và học sinh VN. Như đã giải thích
ở trên, với các bậc giáo dục từ trung học cơ sở trở xuống, VN chưa cam kết mở cửa thị trường cho
các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài. Vì vậy, cơ quan quản lý có quyền từ chối đề nghị
của công ty.

Ví dụ: Công ty APO của Anh xin thành lập trường đại học 100% vốn nước ngoài để
giảng dạy chương trình cao đẳng và cử nhân cho SV VN (đã tốt nghiệp phổ thông trung học). Theo
cam kết, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được mở cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài kể từ
ngày 1/1/2009. Ngoài ra, phạm vi ngành đào tạo chỉ bao gồm các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự
nhiên, công nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học kinh doanh, kinh tế học, kế toán, luật quốc tế và
đào tạo ngôn ngữ. Do đó, công ty cần chờ tới ngày 1/1/2009 để được cấp phép. Khi cấp phép, cơ
quan quản lý có quyền hạn chế ngành đào tạo của trường đại học theo cam kết của VN khi gia nhập
WTO.
Câu 37. Nêu và phân tích khái niệm dịch vụ phân phối. Cho 01 ví dụ minh họa.

Khái niệm: Khi hàng hóa được sản xuất ra để đến được với những người tiêu dùng thì phải
trải qua một chuỗi các hoạt động mua và bán. Dịch vụ phân phối là thuật ngữ mô tả toàn bộ quá
trình lưu thông tiêu thụ hàng hóa đó trên thị trường. Chúng là những dòng chuyển quyền sở hữu của
các hàng hóa qua các doanh nghiệp và tổ chức khác nhau để tới người mua cuối cùng. Quan niệm
về DVPP có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.

Đối với người sản xuất thì DVPP là những cách thức và sự tổ chức hệ thống bên ngoài
doanh nghiệp để quản lý các hoạt động phân phối giúp họ thực hiện được mục tiêu kinh doanh.
Người sản xuất (hay người nhập khẩu) phải tìm ra các trung gian thương mại nào thích hợp để đưa
sản phẩm của họ đến các khách hàng cuối cùng nếu như họ không muốn tự mình trực tiếp bán hàng
hóa cho người tiêu dùng nhỏ lẻ. Nhà sản xuất có thể thông qua các trung gian như những người bán
buôn rồi từ đó tới những người bán lẻ đưa ra sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, có
thể nói DVPP là các hình thức lưu thông sản phẩm qua các trung gian khác nhau. Khi một doanh
nghiệp soạn thảo một chính sách phân phối sản phẩm sản xuất ra cũng có nghĩa doanh nghiệp đó
đang lựa chọn những phương thức phân phối phù hợp nhất cho việc bán một hàng hóa hoặc dịch vụ.

Đối với người tiêu dùng, dịch vụ phân phối được hiểu là những hoạt động thực hiện chủ yếu
tại các cửa hàng bán lẻ - mắt xích cuối cùng của quá trình biến đổi, vận chuyển, dự trữ và đưa hàng
hóa, dịch vụ tới tay người tiêu dùng, Còn đối với bản thân những nhà phân phối, DVPP là một lĩnh
vực kinh tế riêng biệt có chức năng trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

Từ những quan niệm trên có thể thấy DVPP là hệ thống các quan hệ của một tập hợp các
doanh nghiệp và các cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau cùng tham gia vào quá trình đưa hàng
hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Nó là một chuỗi các mối quan hệ giữa các tổ chức liên
quan trong quá trình mua và bán hàng hóa. Mỗi doanh nghiệp trong kinh doanh chắc chắn có sự
tham gia vào một hoặc một số DVPP nhất định.

Ví dụ: đối với một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, DVPP của họ bao gồm: hệ thống thu
mua nông sản từ những người nông dân và một hệ thống xuất khẩu nông sản ra thị trường nước
ngoài… Như vậy, DVPP trở thành đối tượng để tổ chức, quản lý như một công cụ kinh doanh trọng
yếu của các doanh nghiệp trên thị trường.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong danh mục phân loại ngành dịch vụ CPC
(Provisional Central Product Classification) thì dịch vụ phân phối được phân thành bốn nhóm dịch
vụ chính, Đó là: dịch vụ đại lý hoa hồng (Commission Agent’s Services - CPC 621), dịch vụ bán
buôn (Wholesale Trade Services - CPC 622, 61111, 6113, 6121), dịch vụ bán lẻ (Retailing Services
- CPC 631 + 632, 61112, 6113, 6121) và nhượng quyền thương mại (Franchising - CPC 8929).

Nhóm 1: Dịch vụ đại lý hoa hồng (Commission Agent’s Services - CPC 621): Tiến hành
giao dịch thay mặt cho người khác; Bán hàng hóa thuộc sở hữu của người khác; Bán hàng hóa cho
người bán buôn, bán lẻ hoặc cá nhân; Có phí. Ví dụ:
Nhóm 2: Dịch vụ bán buôn (Wholesale Trade Services - CPC 622, 61111, 6113, 6121): Bán
cho người bán lẻ, những doanh nghiệp hoặc cho những người bán buôn khác; Số lượng lớn và giá
cả thấp hơn giá bán lẻ; Không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hay sở hữu sản phẩm; Trung gian giữa
nhà sản xuất đến nhà bản lẻ. Ví dụ

Nhóm 3: Dịch vụ bán lẻ (Retailing Services - CPC 631 + 632, 61112, 6113, 6121): Bán hàng
hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng; Không phụ thuộc vào quy mô. Ví dụ:

Nhóm 4: Nhượng quyền thương mại (Franchising- CPC 8929): Là hình thức một nhà phân
phối này (người nhượng quyền) bán cho nhà phân phối khác (người được nhượng quyền) một số
đặc quyền và ưu đãi cụ thể => Đối tượng: “quyền”.

Ví dụ:

Câu 38. Trình bày về các phương thức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ phân phối.
Cho mỗi phương thức 01 ví dụ minh họa.

Cung cấp qua biên Tiêu dùng ở NN Hiện diện thương mại Hiện diện của thể
giới nhân

Là phương thức mà Là phương thức theo Là phương thức theo Là phương thức theo
theo đó dịch vụ được đó người tiêu dùng đó nhà cung cấp dịch đó thể nhân cung cấp
cung cấp từ lãnh thổ của một nước thành vụ của một nước dịch vụ của một
của một nước TV này
viên di chuyển sang thành viên thiết lập Thành viên di chuyển
sang lãnh thổ của một
nước TV khác lãnh thổ của một nước các hình thức hiện sang lãnh thổ của một
thành viên khác để diện như công ty nước thành viên khác
tiêu dùng dịch vụ 100% vốn nước ngoài, để cung cấp dịch vụ
công ty liên doanh,
chi nhánh v.v…trên
lãnh thổ của một
thành viên khác để
cung cấp dịch vụ

VD: một thương nhân VD: một người Pháp VD: Một tập đoàn VD: đại diện chuỗi
VN bán buôn các sản sang VN nhận nhượng Hàn Quốc muốn đầu nhà hàng ở Mỹ sang
phẩm phục vụ nhu cầu quyền quyền thương tư thành lập cơ sở bán VN kí kết hợp đồng
cá nhân từ VN sang
mại chuỗi nhà hàng buôn sản phẩm thực nhượng quyền thương
TQ
đồ Việt của VN phẩm chức năng tại mại với một thương
Việt Nam. nhân VN
Câu 39. Trình bày các loại rào cản điển hình đối với vấn đề tự do hóa thương mại trong lĩnh
vực dịch vụ phân phối.

Rào cản với phương thức 2 (Tiêu dùng ở nước ngoài):

- Biện pháp hạn chế: giới hạn về ngoại tệ và lượng chi tiêu ở nước ngoài.

Rào cản với phương thức 3 (Hiện diện thương mại):

- Các quốc gia cam kết nhiều nhất, đặc biệt là đối với phân ngành bán buôn.

- Các hạn chế phổ biến là:

+ Hạn chế về hình thức

+ Hạn chế về mức sở hữu vốn góp tối đa

+ Hạn chế về quyền sở hữu đối với một số tài sản nhất định (ví dụ như đất đai);

+ Hạn chế về phạm vi hoạt động (hạn chế về số lượng và địa điểm đặt các cửa hàng);

+ Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)

Rào cản với phương thức 4 (Hiện diện thể nhân): ít được các quốc gia cam kết

- Biện pháp hạn chế về sự di chuyển của thể nhân, bao gồm:

+ Yêu cầu về quốc tịch đối với nhân viên;

+ Yêu cầu những người quản lý và giám đốc phải là người thường trú;

+ Chính sách nhập cư;

+ Hạn chế về visa…

Câu 40. Trình bày nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về dịch vụ phân phối trong
khuôn khổ WTO.
Cam kết trong 4 phân ngành dịch vụ:
+ Dịch vụ đại lý hoa hồng (Commission Agent’s Services - CPC 621);
+ Dịch vụ bán buôn (Wholesale Trade Services - CPC 622, 61111, 6113, 6121);
+ Dịch vụ bán lẻ (Retailing Services - CPC 631 + 632, 61112, 6113, 6121); +
Nhượng quyền thương mại (Franchising- CPC 8929)
Các sản phẩm bị loại trừ ra khỏi phạm vi cam kết: Thuốc lá và xì gà, sách, báo và tạp chí,
vật phẩm đã ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế
biến, gạo, đường mía và đường củ cải.
Về hạn chế tiếp cận thị trường: Đối với phương thức cung cấp qua biên giới (phương thức
1), VN chưa cam kết với dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, bán lẻ, ngoại trừ không hạn chế
đối với: phân phối các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân; phân phối các chương trình phần mềm
máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc vì mục đích thương mại; với dich vụ nhượng
quyền thương mại, VN cam kết không hạn chế tiếp cận thị trường. Đối với phương thức tiêu dùng ở
NN (phương thức 2), VN cam kết không hạn chế với cả 4 phân ngành dịch vụ trong biểu cam kết.
Đối với phương thức hiện diện thương mại
Cam kết của ta cho phép bên nước ngoài thành lập liên doanh với phần vốn góp tối đa là
49% kể từ khi gia nhập. Hạn chế vốn góp này được từng bước nới lỏng và đến năm 2009, DN 100%
vốn nước ngoài mới được phép thành lập. Tương tự BTA, ta không mở cửa thị trường phân phối
xăng dầu, dược phẩm, sách, báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước
ngoài. Bên cạnh đó, với nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, phân bón, xi-măng..., ta chỉ mở cửa
thị trường sau 3 năm. Quan trọng nhất, ta hạn chế rất chặt khả năng mở điểm bán lẻ của DN có vốn
ĐTNN. Mức cam kết của ta trong WTO thấp hơn hiện trạng, vì trên thực tế, một số tập đoàn phân
phối lớn đã thành lập siêu thị 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Việc hạn chế khả năng mở điểm
bán lẻ sẽ giữ được thị trường cho các nhà phân phối Việt Nam.)

You might also like