Câu 1, Câu 2, Câu 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu 1:

Ưu, nhược điểm của từng kiểu nhà nước:


• Nhà nước chủ nô:
-Ưu điểm:
+)Nhà nước đầu tiên trong lịch sử, lần đầu tiên trong lịch sử có sự phân chia giai cấp.
+)Cơ cấu nhà nước đơn giản, dễ quản lí, phù hợp với sự hình thành ban đầu của nhà nước.
+)Bản chất xã hội nhà nước càng nổi trội so với bản chất giai cấp thì nhà nước càng dân chủ, tiến bộ.
+)Xuất hiện tư hữu, thúc đảy sự cạnh tranh và tạo tiền đề phát triển.
+)Tập hợp được một số lượng người ổn định, nhanh chóng và đủ mạnh để đảm bảo phòng thủ đất nước
và trị thủy.
+)Chế độ chiếm hữu nô lệ cũng là một bước tiến đối với cả những tù binh, vì chí ít họ bị bắt làm nô lệ
chứ không bị giết chết. Chỉ khi có chế độ nô lệ mới làm cho sự phân công lao động có thể thực hiện trên
một quy mô rộng lớn hơn giữa nông nghiệp và công nghiệp, do đó mới có thể tạo ra thời kì hưng thịnh
nhất thế giới cổ đại.
-Nhược điểm:
+)Bộ máy quá đơn giản, thể hiện sự yếu kém trong quản lí nhà nước.
+)Các tầng lớp dưới bị áp bức nặng nề, công khai mà không thể phản kháng.
+)Một số đặc quyền lớn cho giai cấp thống trị, tầng lớp dưới không có các quyền cơ bản nhất. Khiến cho
mâu thuẫn, xung đột ngày càng gia tăng.
+)Cần có người đứng đầu đủ giỏi để cân bằng các mối quan hệ trong xã hội.
+)Khi tham vọng của chủ nô quá lớn, dễ hình thành tổ chức quân phiệt, hiếu chiến
• Nhà nước phong kiến
-Ưu điểm:
+)Bộ máy nhà nước dần hoàn thiện, quy củ và chặt chẽ hơn.
+)Dân tin vào vua là thiên tử, con trời, giúp dễ dàng cai trị, đàn áp. Vì thế nếu có một vị vua anh minh có
thể giúp đất nước phát triển một cách nhanh chóng (Lê Thánh Tông, Thiên Hoàng Minh Trị)
+)Quyết định nhanh chóng, nhất quán và thông nhất từ trên xuống dưới, thể hiện ý chí của người cầm
quyền.
+)Để lại nên văn hóa, tư liệu, kiến thức dồi dào.
-Nhược điểm:
+)Quyền lực tập trung trong tay của một có nhân, dễ xảy ra tình trạng độc tài, dễ hình thành đất nước
quân phiệt, hiếu chiến nếu nội lực đủ mạnh.
+)Cần có người đứng đầu thật sự tài giỏi để lãnh đạo đất nước.
+)Người dân không có quyền phản đối các chính sách của nhà vua, đó phạm vào tội khi quân.
+)Tình trạng quan liêu, tham ô, hối lộ thiếu công bằng, dân chủ khiến cho người dân cực khổ, đất nước
bị thụt lùi.
+)Bất bình đẳng giới tính, trọng nam khinh nữ nghiêm trọng trong thời kì này.
- Tùy thời kì sẽ có mấu thuẫn lớn giữa các giai cấp. Đặc biệt là địa chủ với nông dân, lãnh chúa với nông
nô.
• Nhà nước tư bản chủ nghĩa:
-Ưu điểm:
+)Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ, đa nguyên chính trị và đa đảng, đây là
một trong những nguyên tắc phổ biến của nền dân chủ tư sản.
+) Nguyên tắc đa nguyên chính trị cho phép công dân có quyền tự do chính kiến, công dân có quyền chỉ
trích đường lối chính trị của chính phủ và công khai thể hiện quan điểm chính trị của mình mà không bị
coi là phạm pháp.
+)Nguyên tắc đa nguyên chính trị còn cho phép sự tồn tại của nhiều đảng phái chính trị. Các đảng phái
chính trị tự do tranh cử trong các cuộc bầu cử nghị viện và tổng thống. Như vậy, việc tồn tại chế độ đa
nguyên chính trị và đa đảng mà các nước tư sản thừa nhận có đảng cầm quyền và đảng đối lập.
+)Nền kinh tế tư bản thúc đẩy cạnh tranh khốc liệt, tạo tiền đề cho sự chọn lọc và phát triển.
+)Bộ máy hành chính, lập pháp chặt chẽ, đảm bảo tính công bằng, dân chủ, sự bất bình đẳng giới tính
dần được xóa bỏ.
+)Đảm bảo công bằng, hạn chế tình trạng tham ô, quan liêu trong xã hội.
+)Giai đoạn tích lũy tư bản tốt nhất để tiến lên XHCN
-Nhược điểm:
+)Nhiều người dân ỷ lại vì luôn mong chờ được nhà nước chu cấp.
+)Dễ xảy ra tình trạng quan liêu, tham nhũng, hạch sách trong một bộ phận cán bộ quản lí.
+)Không phát hiện được những quy luật phát triển của chế độ tư bản.
+)Xuất hiện sự độc đoán của đảng cầm quyền, một nhóm người dân không được bày tỏ ý kiến của mình
vì trái ngược với ý chí của đảng cầm quyền

Câu 2:
*Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận là: Giả định, quy định và chế tài. Tuy
nhiên, không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận này.
-Giả định:
Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể
xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác
động của quy phạm pháp luật đó.
-Quy định:
Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào
hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải
thực hiện.
-Chế tài:
Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến
để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
*Không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận giả định, quy định và chế tài.
Ví dụ “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều
33 Hiến pháp năm 2013). Có thể thấy rằng quy phạm pháp luật này chỉ có Bộ phận quy định là “có quyền
tự do kinh doanh” (được làm gì) mà không có bộ phận giả định và chế tài.

Câu 3:
a) Một điều luật chỉ chứa đựng duy nhất 1 quy phạm pháp luật là sai vì một điều luật chứa trong nó
không phải là một mà là hai, ba có khi là bốn hoặc nhiều hơn các quy phạm và khi đó điều luật thường
được chia thành nhiều khoản, điểm khác nhau.
b) Một quy phạm pháp luật chỉ được thể hiện trong 1 điều luật là sai vì một văn bản quy phạm pháp luật
là tập hợp gồm nhiều điều luật và được đánh số từ 1 cho đến cuối cùng. Văn bản quy phạm pháp luật ít
nhất cũng phải có một điều luật nhưng thường ít cũng đến 5 hay 6 điều luật, loại hạng trung có từ một
trăm điều luật trở lên đến hai, ba trăm điều, cũng có văn bản quy phạm pháp luật có đến hàng trăm
điều, có khi lên đến hàng nghìn điều luật.

You might also like