Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và tưng cường hợp tác quốc tế về

quyền con người, Việt Nam đã tham gia phê chuẩn 21/189 công ước của ILO liên
quan tới việc bảo đảm quyền của người lao động. Đây là mức độ cam kết rất cao,
thể hiện nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó
khăn. Quyền có việc làm và được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng thù lao
công bằng, hợp lý là một nhóm quyền cơ bản liên quan đến lĩnh vực lao động,
quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được bảo đảm điều kiện lao động hợp lý, được
trả thù lao hợp lý, được đình công, quyền được nghỉ ngơi…
Quyền tự do liên kết và tự do hiệp hội được xem là những nhóm quyền
giữ vai trò quan trọng của người lao động trong quan hệ lao động với tư cách là
nhóm quyền về kinh tế xã hội và văn hóa được quy định trong hành lang pháp lý
quốc tế, quyền tự do liên kết được pháp luật các quốc gia ghi nhận và bảo đảm
thực hiện. Về cơ bản, pháp luật lao động Việt Nam đã và đang dần hoàn thiện hành
lang pháp lí về quyền tự do liên kết và tự do hiệp hội cho người lao động để đáp
ứng được các tiêu chí chuẩn quốc tế cùng với đó để thực thi Hiệp định đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
1. Pháp luật lao động Việt Nam về quyền tự do liên kết
Quyền tự do liên kết hay quyền tổ chức là một loại quyền đặc biệt của
người lao động. Quyền này được xem là nhu cầu lợi ích tự nhiên mang tính khách
quan gắn liền với người lao động. Quyền tự do liên kết là loại quyền phát sinh, gắn
liền với quan hệ lao động nhằm cân bằng vị thế của tập thể lao động và người sử
dụng lao động. Về cơ bản, pháp luật lao động Việt Nam quy định quyền tự do liên
kết của người lao động dưới các góc độ sau:
Thứ nhất, thừa nhận quyền tự do liên kết là một loại quyền gắn liền với
người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động
Người lao động được quyền tự nguyện thành lập và gia nhập hoạt động của tổ chức
công đoàn Việt Nam. Pháp luật ghi nhận chủ thể có quyền thành lập tổ chức công
đoàn bao gồm: “Người lao động là người Việt Nam làm việc trong các cơ quan, tổ
chức doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn” (Khoản
1, Điều 5 Luật Công Đoàn)
Thứ hai, pháp luật quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ
chức công đoàn
Tổ chức công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập trung dân chủ. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ
Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước. Tổ chức công đoàn có cơ cấu gồm: Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt
Nam. Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của
pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam
Thứ ba, pháp luật quy định các hình thức đại diện của tổ chức công
đoàn và vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở cũng như vai trò của công đoàn cấp
trên cơ sở trong việc xúc tiến thành lập tổ chức đại diện lao động.
Thứ tư, pháp luật quy định mối quan hệ của tổ chức công đoàn với
người sử dụng lao động và Nhà nước.
Trong đó, pháp luật quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động
đối với tổ chức công đoàn trong các hoạt động:
Thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn hoạt động Quy định về trách
nhiệm của NSDLĐ trong hoạt động công đoàn (Điều 189 BLLĐ) Quy định về việc
đảm bảo các điều kiện để tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động (Điều 192 BLLĐ)
Nhìn chung, các quy định trong Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn về quyền tự
do liên kết của người lao động đã có sự kế thừa của các văn bản pháp luật trước đó
và đã bổ sung những điểm mới theo hướng bảo đảm vai trò của tổ chức công đoàn
trong thực thi chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của
NLĐ. Tuy nhiên, để thực thi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP), pháp luật lao động Việt Nam về quyền tự do liên kết còn có
những điểm cần xem xét lại như sau:
Thứ nhất, pháp luật lao động Việt Nam đang thu hẹp quyền thành lập
tổ chức công đoàn của người lao động
Trong các Tiêu chuẩn lao động quốc tế, quyền công đoàn được ghi
nhận cho phép “tất cả mọi người đều có quyền, cùng với người khác thành lập các
công đoàn hay gia nhập vào các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình”( Khoản 4
Điều 23 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền năm 1948). Vấn đề này cũng được
điều chỉnh trong Công ước quốc tế các Quyền kinh tế xã hội và văn hóa năm 1966
(Điều 8 Công ước quốc tế các Quyền kinh tế xã hội và văn hóa năm 1966) và Công
ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966 (Điều 21, Điều 22 Công
ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966). Tuy nhiên, pháp luật lao
động Việt Nam không thừa nhận quyền tự do liên kết đối với NLĐ nước ngoài.
Điều này lý giải bởi: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp
công nhân và của NLĐ, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ
thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những NLĐ khác
(sau đây gọi chung là NLĐ)…” (Điều 1 Luật Công đoàn).
Tổ chức công đoàn Việt Nam là tổ chức nằm trong hệ thống chính trị
của Nhà nước Việt Nam, vừa mang tính chính trị vừa mang tính quần chúng thực
hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động khi tham gia vào
quan hệ lao động. Việc hạn chế NLĐ nước ngoài được thực thi quyền tự do liên
kết là một sự mâu thuẫn với Hiệp định CPTPP. Điều này cho thấy sự không tương
thích của pháp luật lao động Việt Nam với hệ thống pháp luật các quốc gia khác
trên thế giới và các yêu cầu đặt ra của Hiệp định CPTPP. Ngoài ra, việc không thừa
nhận người nước ngoài có quyền công đoàn cho thấy sự không bình đẳng về quyền
của người lao động khi tham gia quan hệ lao động.
Thứ hai, thừa nhận một tổ chức công đoàn duy nhất trực thuộc
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều này chưa có sự phù hợp với các Tiêu chuẩn lao động quốc tế và
Hiệp định CPTPP. Hiệp định CPTPP thừa nhận:“Quyền của các công đoàn được
hoạt động tự do” (Điều 5 Công ước 87 về Quyền tự do liên kết) và “Mọi người có
quyền tự do lập hội với những người khác”. Ngoài ra, pháp luật quốc tế cũng ghi
nhận: “Mọi người có quyền tự do thành lập các công đoàn, các liên hiệp công đoàn
quốc gia và quyền hợp thành liên đoàn, tổng liên đoàn”( Điều 22 Công ước quốc tế
về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966).
Việc chỉ thừa nhận một tổ chức công đoàn duy nhất theo pháp luật hiện
hành đã cho thấy một số vấn đề cần được giải quyết. Đó là tổ chức công đoàn chưa
phát huy được hêt khả năng khi tham gia và quan hệ lao động để bảo vệ quyền lợi
cho tập thể lao động, thiếu đi tính cạnh tranh trong tổ chức và hoạt động. Cùng với
đó là việc chưa đa dạng hoá các loại hình tổ chức đại diện để người lao động có thể
đưa ra quyền lựa chọn cho mình một tổ chức phù hợp. Hiện nay, pháp luật cũng đã
thừa nhận tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được quyền đại diện cho tập
thể lao động những nơi doanh nghiệp không thành lập tổ chức công đoàn cơ sở.
Tuy nhiên, tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một tổ chức
được Nhà nước trao quyền, nhân lực để bảo đảm thực thi vai trò đại diện tập thể
lao động với số lượng các doanh nghiệp đóng trên địa bàn chưa tương xứng. Chính
vì vậy, vai trò đại diện của tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở mặc dù đã
được quy định nhưng chưa phát huy hiệu quả trên thực tế.
Thứ ba, theo yêu cầu của Hiệp định CPTPP, tổ chức công đoàn hoạt
động độc lập.
Tính độc lập của tổ chức công đoàn thể hiện trên phương diện độc lập về
cơ cấu tổ chức và độc lập về phương thức hoạt động cũng như vấn đề về tài chính.
Hiệp định CPTPP ghi nhận thông qua Tuyên bố của ILO: “Các cơ quan có thẩm
quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó hoặc cản trở việc
thi hành hợp pháp quyền đó” và “Các tổ chức của NLĐ không thể bị bất cứ một cơ
quan hành chính nào buộc phải giải tán hoặc đình chỉ” (Công ước 87 về Quyền tự
do liên kết).
Pháp luật lao động hiện hành lại chưa tương thích với các yêu cầu đặt ra
trong Hiệp định CPTPP. Theo đó, tổ chức công đoàn Việt Nam hoạt động tuân
theo Điều lệ riêng. Mặc dù vậy, vấn đề tài chính của tổ chức công đoàn gồm các
nguồn thu từ: đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của
Điều lệ Công đoàn Việt Nam; kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người
lao động; ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ; nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể
thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện
trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Chính vì sự lệ thuộc về
tài chính của tổ chức công đoàn vào NSDLĐ có ảnh hưởng đến tính độc lập trong
tổ chức và hoạt động khi công đoàn tham gia vào QHLĐ.

2. Quyền tự do hiệp hội của người lao động


Quyền tự do hiệp hội là một quyền cơ bản của con người, được ghi
nhận và bảo vệ trong luật quốc tế, được ghi nhận trực tiếp tại Tuyên ngôn toàn
thế giới về Quyền con người năm 1948 và đặc biệt là Công ước quốc tế về các
Quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966. Tự do hiệp hội là một quyền cơ
bản được nêu trong Tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động
năm 1998 của Tổ chức Lao động thế giới (ILO). Tự do hiệp hội cho người lao
động, là một điểm nổi bật trong bộ Luật Lao động (sửa đổi) 2019, vừa được thông
qua tại kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa 14. Luật đã dành Chương 13 để quy định về
tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Tự do hiệp hội là quyền cơ bản của người lao động, vì thế khi người
lao động thành lập nên một tổ chức đại diện của mình, tổ chức này sẽ hoạt động
theo tôn chỉ, điều lệ… do người lao động xây dựng. Các cơ quan hành chính nhà
nước và chính bản thân doanh nghiệp cũng không có quyền sử dụng quyền lực
hoặc mệnh lệnh hành chính để ép buộc người lao động phải tham gia hoặc
không tham gia tổ chức đại diện người lao động nào ví dụ như tác động vào tiền
lương, về quyền việc làm, về môi trường làm việc… Bên cạnh đó, không cơ
quan hành chính nào được quyền tác động theo hướng cản trở, giải tán hay đình
chỉ hoạt động của tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Người lao động có
quyền tự do thành lập, gia nhập các tổ chức đại diện người lao động. Suy rộng
ra, các tổ chức của người lao động cũng có quyền tự do liên kết, thành lập các tổ
chức, liên đoàn, tổng liên đoàn lớn hơn, cũng như liên kết với các tổ chức quốc
tế. Điều này nhằm đảm bảo sự tương trợ lẫn nhau, hình thành nên một mối quan
hệ bền vững lâu dài.
Những điểm tiến bộ về quyền tự do hiệp hội trong BLLĐ 2019
Thứ nhất, BLLĐ 2019 đã đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh hơn về tổ
chức đại diện người lao động.
Tiệm cận với tinh thần công ước 87 tại Điều 3 về Giải thích từ ngữ và
điểm c, khoản 1 Điều 5 về Quyền và nghĩa vụ của người lao động. tổ chức đại
diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao
động tại doanh nghiệp. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động
trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo
quy định của pháp luật.
Nếu như trước đây, BLLĐ 2012 quy định về tổ chức đại diện tập thể
lao động tại cơ sở chỉ là ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành
công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, tức
người lao động chỉ có một tổ chức duy nhất đại diện và bảo vệ quyền lợi cho
mình là tổ chức công đoàn, vốn hoạt động thiếu độc lập và không hiệu quả, thì
hiện nay, BLLĐ 2019 đã cho người lao động cơ hội được có các tổ chức đại
diện người lao động khác hoạt động độc lập với công đoàn và thật sự vì lợi ích
của người lao động. Điều này tránh được sự can thiệp có tính hành chính của cơ
quan nhà nước trong việc bảo vệ người lao động thông qua công đoàn vì suy
cho cùng công đoàn trực thuộc tổng liên đoàn lao động, vốn là cơ quan nhà
nước. Như vậy người lao động Việt Nam, bên cạnh việc gia nhập công đoàn
(thuộc tổng liên đoàn lao động Việt Nam ) theo quy định tại Luật công đoàn,
hoàn toàn có quyền thành lập, tham gia, hoạt động trong một tổ chức khác của
người lao động ngoài công đoàn, được thành lập không trực thuộc Liên đoàn lao
động Việt Nam và hoạt động không theo luật công đoàn. Những tổ chức này có
quyền và nghĩa vụ gần như tương tự với tổ chức công đoàn như tham gia xây
dựng quan hệ lao động (Điều 7), tham gia vào quy chế đánh giá mức độ hành
thành công việc của người lao động (Điều 36), đóng góp ý kiến vào phương án
sử dụng lao động (Điều 44), đối thoại tại nơi làm việc (Điều 63), tham gia
thương lượng tập thể (Điều 65), tham gia ý kiến vào việc xây dựng thang lương,
bảng lương (Điều 93), tham gia vào việc xử lý kỷ luật lao động (Điều 122)…
Đây vốn chỉ là những quyền, nghĩa vụ chỉ thuộc về tổ chức duy nhất là công
đoàn thì hiện nay đã được trao cho những tổ chức bất kỳ được thành lập để đại
diện cho người lao động.
Thứ hai, BLLĐ 2019 quy định về những hành vi bị cấm vì hạn chế hay
xâm phạm quyền tự do hiệp hội của người lao động.
Cụ thể, nghiêm cấm các hành vi “Phân biệt đối xử đối với người lao
động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì
lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động như
yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động
tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động; Sa thải,
kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hoặc
gia hạn hợp đồng lao động, chuyển người lao động làm công việc khác; Phân
biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong
quan hệ lao động;… (Điều 175 BLLĐ); “Không được cản trở, gây khó khăn khi
người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm thành lập, gia nhập và
tham gia các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; Công
nhận và tôn trọng các quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đã
được thành lập hợp pháp…. (Điều 177 BLLĐ)”. Các quy định này góp phần bảo
vệ người lao động trong trường hợp người lao động có thể không muốn tham gia
công đoàn mà muốn tham gia một tổ chức đại diện khác để đảm bảo quyền lợi
của mình, hạn chế việc doanh nghiệp lợi dụng quyền lực của mình để ngăn cản
người lao động. Người lao động có thể thoải mái thành lập hoặc gia nhập một tổ
chức đại diện người lao động mà không lo bị ảnh hưởng, trừng phạt về lương,
về cơ hội việc làm, thăng tiến, thời gian làm việc.
Thứ ba, BLLĐ 2019 quy định riêng về ban lãnh đạo công đoàn.
Theo đó, Ban lãnh đạo do thành viên của tổ chức của người lao động
tại doanh nghiệp bầu. Trước đây, nhân sự trong ban chấp hành công đoàn cơ sở
chịu sự tác động khá lớn bởi các quy định của Luật công đoàn và của Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam, với những tiêu chuẩn, điều kiện phức tạp. Trong khi
đó, việc thành lập tổ chức đại diện người lao động không phải công đoàn hoàn
toàn do người lao động chủ động, ban lãnh đạo tổ chức chỉ cần là người lao
động làm việc tại doanh nghiệp, đảm bảo một số điều kiện về nhân thân như
không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt
hoặc chưa được xóa án tích do phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội
xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân,…
không cần đảm bảo nhiều quy tắc như ban chấp hành công đoàn (độ tuổi, thành
phần, số lượng…). Điều này giúp cho trình tự bầu ban lãnh đạo diễn ra gọn nhẹ
hơn, tránh thủ tục, rườm rà, hình thức. Ban lãnh đạo hoàn toàn do người lao
động bầu, không chịu sự chi phối về nhân sự bởi cấp trên.

You might also like