Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO

1. Trạm sửa chữa ô tô có 3 điểm sửa chữa, bãi đỗ xe chờ phục vụ đỗ được
10 chiếc. Cường độ dòng xe đến sửa chữa là 3 xe/phút. Thời gian sửa
chữa trung bình 1 xe ô tô là 1.25 phút/xe. Xác định :

- Xác suất trạm mất khách hàng


- Xác suất xe được phục vụ
- Số lượng xe đượcphục vụ trên một đơn vị thời gian
- Số lượng trung bình ô tô xếp hàng chờ phục vụ
- Thời gian trung bình 1 ô tô phải chờ để được phục vụ
- Số lượng trung bình ô tô có mặt trong trạm
- Thời gian trung bình ô tô có mặt ở trạm sửa chữa
2. Hành khách đến trạm xe bus với cường độ 3 hành khách/phút, xếp hàng
chờ lên xe. Vị trí dành để xếp hàng không bị hạn chế. Cứ sau 5 phút có
một ô tô bus đến trạm. Mỗi chuyến ô tô bus chở được 80 hành khách, với
hệ số sử dụng sức chứa trung bình là 0,4. Tính trị số số lượng trung bình
và thời gian trung bình khách hàng phải chờ trong hàng đợi.

3. Tầu biển đi đến cảng với khoảng cách là quãng thời gian ngẫu nhiên có
phân bố mũ expo(λ). Giá trị trung bình của khoảng thời gian giữa các tầu
biển đến cảng là 1.25 ngày. Cảng có 1 cần trục để bốc dỡ hàng hóa. Khi
đến cảng, nếu cần trục đang bận thì tầu biển sẽ sắp hàng theo luật FIFO.
Thời gian bốc dỡ hàng của cần trục phụ thuộc vào số lượng hàng hóa của
tàu biển. Thời gian bốc dỡ hàng trung bình cho 1 tàu là 1.5 ngày. Thời
gian bốc dỡ hàng tuân theo luật phân phối mũ. Hãy tính trị số trung bình
thời gian tàu biển phải chờ để được bốc dỡ hàng. Xem xét xem có cần
thêm cần trục để tàu biển không phải sắp hàng chờ quá 1 ngày ?

4. Một trạm điện thoại có 10 kênh liên lạc. Số khách hàng gọi điện thoại là 1
đại lượng ngẫu nhiên, độc lập. Khoảng cách giữa các khách hàng tuân
theo luật phân bố mũ, có giá trị trung bình là 2 phút/khách. Khi khách
hàng gọi đến nếu có kênh rỗi thì lập tức được phục vụ. Nếu 10 kênh đều
bận thì tuân theo luật xếp hàng FIFO. Thời gian đàm thoại tuân theo luật
phân bố mũ, có giá trị trung bình là 2.25 phút. Xác định số kênh phục vụ
là bao nhiêu để thời gian chờ đợi của khách hàng không quá 1 phút cho
các trường hợp giờ cao điểm, giờ thấp điểm và giờ trung bình. Biết rằng
số cuộc gọi đến vào giờ cao điểm gấp 1.5 lần số cuộc gọi đến giờ trung
bình và số cuộc gọi đến vào giờ thấp điểm bằng một nửa số cuộc gọi đến
vào giờ trung bình.

5. Một trạm sửa chữa ô tô của thành phố có : 1 bàn kiểm tra và hai quầy sửa
chữa ô tô làm việc song song. Khoảng cách ô tô đến trạm tuân theo luật
phân bố mũ với giá trị trung bình là 2h. Thời gian kiểm tra tuân theo luật
phân bố đều giữa 15 phút và 1.05h. Ô tô sắp hàng trước bàn kiểm tra theo
luật FIFO. Qua kiểm tra có 70% ô tô không phải sửa chữa và lập tức rời
khỏi trạm. 30% ô tô phải sửa chữa đến sắp hàng trước 2 quầy sửa chữa
theo luật FIFO. Thời gian sửa chữa tuân theo luật phân bố đều giữa 2.1 và
4.5 giờ. Hãy tính :

- Thời gian đợi trung bình của ô tô trong mỗi hàng đợi

- Chiều dài trung bình của mỗi hàng đợi

- Hiệu suất sử dụng bàn kiểm tra

- Hiệu suất sử dụng quầy sửa chữa

- Nếu giá trị trung bình của khoảng cách giữa các ô tô đến trạm sửa chữa
giảm xuống còn 30 phút, điều gì sẽ xảy ra ?

6. Một hệ thống xử lý thông tin bao gồm một kênh truyền tin, một bộ đệm
và ba máy tính. Tín hiệu từ bộ cảm biến đi vào kênh truyền tin với
khoảng cách trung bình là 5 micro giây. Tại bộ đệm, các tín hiệu được xử
lý sơ bộ với thời gian 10 micro giây/1 tín hiệu. Sau đó tín hiệu được đưa
vào xử lý ở 1 trong 3 máy tính, thời gian máy tính xử lý một tín hiệu mất
33 micro giây. Hãy tính các đặc trưng của quá trình xử lý thông tin của hệ
thống nói trên khi có 500 tín hiệu từ cảm biến đưa tới :

- Thời gian trung bình tín hiệu phải chờ trong bộ đệm trước khi được đưa
vào máy tính để xử lý

- Chiều dài trung bình hàng đợi của các tín hiệu trong bộ đệm

- Xác suất bộ đệm bị tràn, biết rằng dung lượng của bộ đệm là 30 tín hiệu
- Điều gì sẽ xảy ra khi tăng tốc độ xử lí tín hiệu của các máy tính lên 25
micro giây/1 tín hiệu.
Câu 8 : Hãy giải thích tại sao mô hình mô phỏng các hệ ngẫu nhiên còn
được gọi là mô hình xác suất ? Hãy lấy ví dụ về các biến ngẫu nhiên và
các đặc trưng quan trọng của các biến này ?
Để nghiên cứu hệ thống thực thì vấn đề đặt ra là phải thu thập các dữ liệu
đầu vào, phân tích và tìm phân phối xác suất đặc trưng cho các biến ngẫu
nhiên đó. Có hai phương pháp để tìm xác suất của biến ngẫu nhiên:
Phương pháp thứ nhất: Dựa vào các quan sát trực tiếp trên hệ thống thực để
phân tích và lựa chọn "phân phối kinh nghiệm" đặc trưng cho biến ngẫu nhiên
trong hệ thống.
Phương pháp thứ hai: Dùng các dữ liệu thu được để phân tích và lựa chọn
“phân phối lý thuyết” đặc trưng cho các biến ngẫu nhiên trong hệ thống.
- Thu thập dữ liệu đầu vào là công việc đầu tiên và rất quan trọng để tiến
hành xử lý, phân tích nhằm tìm ra quy luật hoạt động của hệ thống. Số liệu
đầu vào không chính xác, không đủ độ lớn quan sát cần thiết hay không phù
hợp thời điểm, không hợp hoàn cảnh đều ảnh hưởng tới độ chính xác của kết
quả phân tích, thậm chí có thể làm sai lệch bản chất (hàm phân phối xác suất)
của hệ thông thực và các kết luận rút ra không đặc trưng được cho hệ thống
đó.
* Mô hình mô phỏng các hệ thống ngẫu nhiên thường được gọi là mô hình
xác suất vì chúng sử dụng các khái niệm và phương pháp của lý thuyết xác
suất để mô tả và dự đoán các biến ngẫu nhiên. Dưới đây là một số lý do giải
thích vì sao mô hình này thường được đặt tên là "mô hình xác suất” .
Khái Niệm Xác Suất: Mô hình ngẫu nhiên chủ yếu tập trung vào xác suất và
xác suất là một khái niệm chủ chốt trong lý thuyết xác suất. Mô hình xác suất
sử dụng xác suất để mô tả độ không chắc chắn hoặc sự ngẫu nhiên trong các
biến số hoặc sự kiện.
Dự Đoán Xác Suất: Mô hình ngẫu nhiên thường được sử dụng để dự đoán
xác suất của các sự kiện cụ thể xảy ra. Thay vì chỉ đưa ra dự đoán nhị phân
(có hoặc không), mô hình này cung cấp một phân phối xác suất, thể hiện mức
độ chắc chắn về kết quả dự đoán.
Phân Tích Độc Lập và Phụ Thuộc: Mô hình xác suất có thể mô phỏng sự độc
lập hoặc phụ thuộc giữa các biến số. Bằng cách này, chúng có thể giúp hiểu
rõ hơn cách mà các biến số tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong một hệ
thống ngẫu nhiên.
Kỹ Thuật Mô Hình Hóa Xác Suất: Trong quá trình xây dựng mô hình, người
mô phỏng thường sử dụng các phương pháp thống kê và xác suất để ước
lượng tham số và kiểm tra tính chính xác của mô hình.
Mô hình xác suất không chỉ đưa ra dự đoán mà còn cung cấp một đánh giá về
độ chắc chắn của dự đoán đó. Điều này giúp người sử dụng hiểu được mức
độ tin tưởng có thể đặt vào kết quả được dự đoán.

 Ví dụ:

Câu 19 : Trình bày về các thông số chính đặc trưng của hệ thống hàng
đợi ? Mối quan hệ giữa chúng và quá trình hoạt động của hệ thống ?
 Mối quan hệ giữa chúng và quá trình hoạt động của hệ thống:
Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, hiểu rõ mối quan hệ giữa
dòng khách, kênh phục vụ và hàng đợi là quan trọng để quản lý hiệu suất của
tổ chức và tối ưu hóa nguồn lực.
+ Chẳng hạn, Dòng khách hàng đến đặc trưng cho sự xuất hiện và tần suất
của khách hàng tại điểm phục vụ.
+ Sự lựa chọn kênh phục vụ của khách hàng có thể ảnh hưởng đến dòng
khách, vì một số kênh có thể thu hút một lượng lớn khách hàng hơn so với
các kênh khác. Kênh phục vụ bao gồm quầy thanh toán, điện thoại, trang
web, ứng dụng di động, và các kênh trực tuyến khác
+ Hàng đợi xuất hiện khi có sự chênh lệch giữa tốc độ đến và tốc độ phục vụ.
Hàng đợi có thể hình thành ở các kênh phục vụ khác nhau.
- Tóm lại, sự tương tác giữa dòng khách hàng đến, kênh phục vụ và
hàng đợi là quan trọng để cung cấp trải nghiệm khách hàng tích cực và
duy trì hiệu suất của tổ chức.
Quá trình hoạt động của hệ thống:
 Quá trình hoạt động của hệ thống bao gồm các bước từ khi khách hàng
đến cho đến khi họ rời đi.
 Quy trình này có thể bao gồm đăng ký, đợi đến lượt, phục vụ, thanh
toán, và các hoạt động liên quan khác

You might also like