Download as key, pdf, or txt
Download as key, pdf, or txt
You are on page 1of 56

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢIVIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG

VẬN TẢI

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ


KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM VẬT LIỆU RHINOPHALT
TRONG BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ

TS. Lưu Ngọc Lâm, Phòng Thí nghiệm trọng điểm đường bộ
I

Hồ Chí Minh, 29/11/2023


NỘI DUNG

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

2. CÔNG NGHỆ THI CÔNG VẬT LIỆU RHINOPHALT

3. NỘI DUNG THỬ NGHIỆM

4. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM

5. CHỈ DẪN TẠM THỜI VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

6. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổng quan về hệ thống đường bộ Việt Nam

Hệ thống đường bộ Việt Nam có tổng chiều


dài 570.448km.
Trong những năm qua, các tuyến đường bộ
đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp
ứng nhu cầu vận tải và đi lại của nhân dân.
Góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh quốc phòng, kết nối giữa các vùng
miền.

Theo nguồn Tạp chí GTVT


http://tapchigia
othong.vn
Mô hình mô tả sự làm việc của kết cấu áo đường

Thời tiết
Tải trọng
Vật liệu

Kết cấu áo đường

Bảo trì đúng cách và


kịp thời

Hư hỏng tích lũy Mặt đường bị phả


Quá sức chịu đựng,
theo thời gian hỏng
xuất hiện hư hỏng
Mục đích của bảo trì mặt đường

Đảm bảo mặt đường luôn trong


tình trạng khai thác tốt và an
toàn, bằng cách thực hiện các
chiến lược bảo trì (phương thức,
chính sách, công nghệ kỹ
thuật ...) vào đúng thời điểm
(thời gian tối ưu).
Làm tốt công tác bảo trì sẽ kéo
dài tuổi thọ mặt đường, giảm
chi phí đầu tư sứa chữa hoặc
xây mới
Nguy cơ tiềm ẩn khi thiếu sự quan tâm công tác bảo trì đường

- Tuổi thọ mặt đường


rút ngắn, dẫn đến
Nếu thiếu sự phải chi phí sửa chữa,
quan tâm công cải tạo lớn, thậm chí
tác bảo trì xây lại mới;
đường - Tiềm ẩn nguy cơ gây
tai nạn giao thông do
chất lượng mặt đường
Ổ voi, ổ gà xuất hiện trên QL20, không tốt.
đoạn Đồng Nai đi Lâm Đồng

Nứt vỡ mặt đường BTXM trên đường


Tai nạn do tránh ổ gà trên đường tại
HCM, có nguy cơ phát triển phá hoại
Quận Tân Bình, TP.HCM
và tiểm ẩn tai nạn
Các phương thức bảo trì theo tình trạng mặt đường

Trên thế giới, công tác bảo trì,


sửa chữa mặt đường ô tô rất
được chú trọng. Các loại hình
bảo dưỡng sửa chữa thường
được phân loại theo tiến trình
sau:
Bảo dưỡng phòng ngừa
Preventive Maintenance;
Bảo dưỡng sửa chữa
(Corrective Maintenance);
Cải tạo (Rehabilitation);
Xây dựng lại (Recontruction).

Điều kiện phục vụ - Các phương thức bảo trỉ đường bộ


Các phương thức bảo trì theo tình trạng mặt đường

Bảo dưỡng phòng ngừa (Preventive


Maintenance): là những sự can thiệp dự phòng có
mục đích, một mặt tránh sự phá hỏng chất lượng
kết cấu mặt đường, để chuẩn bị dự phòng cho mặt
đường phải chịu một cường độ vận chuyển cao
hơn có thể dự đoán trước được, mặt khác để duy
trì một cách hầu như liên tục một mức độ phục vụ
êm thuận nhất định.
Bảo dưỡng sửa chữa (Corrective
Maintenance): là những sự can thiệp sửa chữa có
mục đích khắc phục một tình trạng thiếu kém về
kết cấu hay về bề mặt, sau khi đã thấy xuất hiện
những hư hỏng quan trọng. Vá ổ gà là loại công
việc điển hình cho công tác bảo dưỡng sửa chữa
Thực trạng công tác bảo trì đường bộ tại Việt Nam

Còn nhiều hạn chế, chủ yếu là bảo dưỡng


sửa chữa, công nghệ lạc hậu: láng nhựa, vá ổ
gà, hàn vết nứt, gần đây mới có Micro
surfacing.
Gần như chưa áp dụng những giải pháp bảo
dưỡng phòng ngừa như:
+ Phun nhựa (Fog seals),
+ Láng vữa nhựa (Slurry seals),
+ Láng nhựa cát (Scrub seal)
Chưa có chiến lược bảo trì rõ ràng.

Cần xây dựng chiến lược và lựa chọn công


nghệ tiến tiến bảo trì phòng ngừa đường Vá ổ gà bằng BTN nguội
bộ phương pháp thủ công
Thời gian tối ưu cho công tác bảo trì mặt đường

Việc áp dụng kịp thời phương pháp bảo trì phòng ngừa một cách liên tục có
thể duy trì mặt đường trong tình trạng tốt và loại trừ sự việc phải sửa chữa lớn,
xây dựng lại đường dẫn đến tốn kém hơn nhiều so với kinh phí đầu tư cho công
tác bảo trì.
Chỉ số tình trạng mặt đường (PCI)

PCI Thang đánh giá


10
0 Hoàn hảo
85 PCI (Pavement condition index):
Rất tốt Chỉ số tình trạng mặt đường, xác
định theo Phụ lục E của TCCS
70 07:2013/TCĐBVN
Tốt
55
Trung bình
40
Kém
25
Rất kém
10
Hư hỏng
0
Xử lý sớm hơn, Kết quả tốt hơn

Không xử lý – Suy giảm chất lượng mặt đường theo trạng thái tự nhiên

Xử lý bảo trì sớm giúp mặt đường có chất lượng được tốt hơn và kéo dài lâu hơn

NĂM
Thử nghiệm vật liệu Rhinophalt trong bảo trì đường bộ

Vì vậy, Bộ GTVT đã cho phép tiến


hành thử nghiệm vật liệu mới
Rhinophalt dùng cho bảo dưỡng mặt
đường bê tông nhựa
2. CÔNG NGHỆ THI CÔNG VẬT
LIỆU RHINOPHALT
GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU RHINOPHALT

RHINOPHALT là một vật liệu mới, được


Công ty ASI chuyển giao công nghệ và đưa
vào thử nghiệm tại Việt Nam.
Rhinophalt là hỗn hợp dạng lỏng; thành phần
gồm nhựa đường có nguồn gốc dầu mỏ, dung
dịch pha loãng, chất hóa dẻo và Gilsonite; có
tác dụng là làm chậm quá trình lão hóa của
nhựa đường và hỗn hợp BTN của mặt đường
BTN.
ỨNG DỤNG CỦA VẬT LIỆU RHINOPHALT

RHINOPHALT được sử dụng để


bảo dưỡng mặt đường:
BTN sử dụng nhựa đường thông thường.
BTN sử dụng nhựa đường polime.
BTNR thoát nước (dùng cho lớp mặt trên
cùng)

Để phục hồi lại độ nhám ban đầu của


mặt đường, có thể dùng một lượng nhỏ
cốt liệu mịn rải lên mặt đường đồng thời
với quá trình phun Rhinophalt.
CÔNG NGHỆ THI CÔNG VẬT LIỆU RHINOPHALT (1)

Vệ sinh bề mặt đường cũ Che phủ các vạch sơn kẻ đường, hệ


thống tín hiệu phản quang
CÔNG NGHỆ THI CÔNG VẬT LIỆU RHINOPHALT (2)

Kiểm tra, hiệu chuẩn thiết


bị
CÔNG NGHỆ THI CÔNG VẬT LIỆU RHINOPHALT (3)

Phun vật liệu Rhinophalt Phun vật liệu Rhinophalt đồng thời rải
(Không sử dụng cốt liệu cốt liệu mịn để phục hồi độ nhám mặt đường
mịn)
CÔNG NGHỆ THI CÔNG VẬT LIỆU RHINOPHALT (4)

Máy rải chuyên dụng: Phun vật liệu Rhinophalt đồng thời
rải cốt liệu mịn để phục hồi độ nhám mặt đường
CÔNG NGHỆ THI CÔNG VẬT LIỆU RHINOPHALT (5)

Hoàn thiện, sửa chữa bề Bảo dưỡng bề mặt


mặt
Mặt đường sau khi hoàn thiện

Mặt cầu Yên Lệnh QL 38 – Hà Nam

Cầu Yên Lệnh – kết


Đường Trương Chinh - HCM hợp rải cốt liệu mịn
3. NỘI DUNG THỬ NGHIỆM
Mục tiêu thử nghiệm

Trên cơ sở các kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và tại hiện
trường trên đoạn thí điểm (có so sánh với đoạn đối chứng không phủ vật
liệu Rhinophalt), đưa ra nhận xét, đánh giá:

(1) Các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu Rhinophalt và;
(2)

(3) Đánh giá hiệu quả sử dụng vật liệu Rhinophalt của Công ty ASI Solution
PLC dùng trong bảo dưỡng đường bộ tại Việt Nam
(4) Xây dựng Chỉ dẫn kỹ thuật tạm thời về thi công và nghiệm thu
(5)

(6)

Viện KH&CN GTVT là đơn vị được Bộ GTVT giao nhiệm vụ


đánh giá công nghệ trên cơ sở kết quả thử nghiệm trong phòng và
hiện trường.
Các địa điểm thử nghiệm

- Site 1: Mặt cầu Yên Lệnh


- Site 2: Km79+000 - Km79+200, QL38
- Site 3: Đường Trường Chinh, Q12.
- Site 4: Mắt cầu Yên Lệnh: sử dụng cốt
liệu mịn để phục hồi lại độ nhám
- Mỗi đoạn thí điểm có chiều dài là 200m
trong đó: 100m cho đoạn thử nghiệm
vật liệu Rhinophalt, đoạn 100m còn lại
là đoạn đối chứng (không phủ vật liệu
Rhinophalt).
4. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM
Kết quả thí nghiệm kiểm tra trước khi thi công

Kết quả thí nghiệm đánh giá vật liệu Rhinophalt : đạt yêu cầu
Kết quả thí nghiệm khảo sát trên đoạn thí điểm:
Bề mặt bê tông nhựa bằng phẳng, không có hiện tượng hằn lún, bong
bật vật liệu.
Độ nhám bề mặt đường tương đối đồng đều trên toàn bộ chiều dài đoạn
thử nghiệm.

Địa điểm 1 và 4 Địa điểm 2 Địa điểm 3


Kết quả thí nghiệm kiểm tra trong khi thi công

Công tác thí nghiệm kiểm tra trong khi thi công bao gồm:
Kiểm tra hiện trạng mặt đường cũ trước khi thi công.
Kiểm tra nhiệt độ trong quá trình thi công.
Kiểm tra công tác phun vật liệu Rhinophalt.
Kết quả thí nghiệm kiểm tra sau khi thi công

Kiểm tra đánh giá sau khi thi công (1 ngày, 7 ngày, 15 ngày, 30 ngày, 45
ngày, 6 tháng và 12 tháng), Nội dung bao gồm:

Nhận xét, đánh giá bề mặt đường;


Đo độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát;
Đo sức kháng trượt mặt đường bằng con lắc Anh;
Đo sức kháng trượt mặt đường bằng thiết bị SFT–T10;
Thí nghiệm thấm nước tại hiện trường;
Thí nghiệm trên nhựa thu hồi:
Độ kim lún, điểm hóa mềm, độ kéo dài (thực hiện tại Việt Nam);
Thí nghiệm phơi mẫu 1000 giờ, ánh sáng UV-B, 4+4 giờ chu kỳ 60 OC (do
Công ty ASI thực hiện tại Anh)
Thí nghiệm mài mòn (Scuffing) ở nhiệt độ 600C, 3000 chu kỳ (do Công ty ASI
thực hiện tại Anh)

11/24/23
Công tác thí nghiệm kiểm tra sau khi thi công
Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý trên mẫu nhựa thu hồi
KQTN độ nhám rắc cát (1)

Độ nhám rắc cát: tăng dần theo


thời gian khai thác
KQTN độ nhám rắc cát (2)

Độ nhám rắc cát: tăng dần theo


thời gian khai thác
KQTN sức kháng trượt (1)

Sức kháng trượt đo bằng con


lắc Anh: tăng dần theo thời gian
khai thác
KQTN sức kháng trượt (2)

Sức kháng trượt đo bằng con


lắc Anh: tăng dần theo thời gian
khai thác
KQTN hệ số ma sát

Hệ số ma sát đo bằng phương


thiết bị SFT-T10: Tăng dần
theo thời gian khai thác
KQTN khi phun Rhinophalt kết hợp rải cốt liệu mịn

Độ nhám, sức kháng trượt mặt


đường được khôi phục lại ngay
sau khi thi công
KQTN thí nghiệm thấm nước hiện trường
Thí nghiệm độ thẩm thấu của Rhinophalt vào bề mặt đường
Công tác thí nghiệm thu hồi nhựa từ BTN

Thu hồi nhựa


KQTN độ kim lún trên mẫu nhựa sau thu hồi

Tốc độ già hoá của mặt đường BTN đã


giảm đi sau khi sử dụng vật liệu
Rhinophalt
KQTN điểm hóa mềm trên mẫu nhựa sau thu hồi

Tốc độ già hoá của mặt đường BTN đã


giảm đi sau khi sử dụng vật liệu
Rhinophalt
KQTN độ kéo dài trên mẫu nhựa sau thu hồi

Tốc độ già hoá của mặt đường BTN đã


giảm đi sau khi sử dụng vật liệu
Rhinophalt
Công tác thí nghiệm tại Anh do công ty ASI thực hiện

Gửi mẫu sang


Anh
KQTN tỷ lệ mất mát cốt liệu (do công ty ASI thực hiện)

Về tỷ lệ mất mát cốt liệu: Đoạn không


được phủ Rhinophalt bị mất mát cốt liệu
nhiều hơn so với đoạn được phủ
Rhinophalt
KQTN chỉ số hao mòn (do công ty ASI thực hiện)

Về chỉ số hao mòn: Đoạn không được


phủ Rhinophalt có chỉ số hao mòn
cao hơn so với đoạn được phủ
Rhinophalt
5. CHỈ DẪN TẠM THỜI VỀ THI
CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Ban hành Chỉ dẫn tạm thời

Căn cứ Báo cáo tổng kết thử


nghiệm vật liệu Rhinophalt và dự
thảo Chỉ dẫn kỹ thuật do Viện đệ
trình,
Bộ GTVT đã ban hành “Chỉ dẫn
tạm thời về kỹ thuật thi công và
nghiệm thu lớp vật liệu Rhinophalt
dùng trong công tác bảo trì mặt
đường bê tông nhựa”
(kèm theo Quyết định số
1438/QĐ-BGTVT ngày 23/4/2015)
Phạm vi áp dụng

Rhinophalt được sử dụng cho:


Mặt đường BTN sử dụng nhựa đường thông thường
Mặt đường BTN sử dụng nhựa đường polime
Mặt đường BTNR thoát nước (chỉ dùng cho lớp trên cùng).
Chỉ sử dụng Rhinophalt khi mặt đường có chỉ số PCI không nhỏ hơn 60.
Sử dụng Rhinophalt lần đầu đối với mặt đường đã có thời gian sử dụng từ 2 đến 4
năm, tốt nhất là dưới 2 năm.
Chu kỳ sử dụng Rhinophalt cho các lần tiếp theo: Từ 5 đến 6 năm đối với BTN
chặt; từ 4 đến 5 năm đối mặt đường BTNR thoát nước
Không sử dụng Rhinophalt cho mặt đường trong hầm (hoặc các vị trí hiện trường
kín khác (không thông gió)), mặt đường thuộc các vị trí có độ dốc dọc lớn hơn
10%.
Bố cục của Chỉ dẫn tạm thời

1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Định nghĩa, thuật ngữ
4. Yêu cầu kỹ thuật đối với các loại vật liệu sử dụng
5. Khảo sát, đánh giá mặt đường cũ
6. Quyết định lượng vật liệu sử dụng
7. Thiết bị thi công
8. Chuẩn bị thi công
9. Thi công
10. Công tác kiểm tra và nghiệm thu
11. An toàn lao động và bảo vệ môi trường
Phụ lục A. Tài liệu hướng dẫn an toàn trong quá trình sử dụng vật liệu
Rhinophalt
6. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
1. Công tác chuẩn bị, thi công đoạn thí đi ểm đ ược th ực hi ện d ưới
sự hướng dẫn và chỉ đạo trực tiếp của các chuyên gia c ủa Công
ty ASI Solution PLC nhìn chung đã tuân th ủ theo đúng Ch ỉ d ẫn
kỹ thuật.
2. Công tác thí nghiệm, theo dõi đánh giá đ ược Vi ện Khoa h ọc và
Công nghệ GTVT tiến hành nghiêm túc theo đúng đề cương thử
nghiệm đã được phê duyệt.
3. Kết quả thí nghiệm cho thấy đảm bảo yêu cầu k ỹ thu ật, b ước đ ầu
đã chứng minh được hiệu quả kỹ thuật khi s ử d ụng Rhinophalt, có
tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của nhựa đường cũ, kéo dài tuổi thọ của mặt
đường BTN.
4. Theo báo cáo của Công ty ASI Solutions PLC, Rhinophalt có hiệu quả kinh tế cao
(nếu so sánh kinh tế trong cả vòng đời của mặt đường có xử lý Rhinophalt với mặt
đường không xử lý Rhinophalt).
5. Ngoài ra, việc sử dụng Rhinophalt có nhiều lợi ích khác về khai thác (do không phải
cấm đường lâu, thiết bị thi công ít, cơ động) và môi trường.
6. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Trường hợp chỉ phun Rhinophalt mà không sử dụng cốt liệu mịn: Bề mặt đường
ngay sau khi phun vật liệu Rhinophalt nhẵn hơn so với đoạn đối chứng. Độ nhám/
sức kháng trượt giảm so với trước khi thi công, sau đó tăng dần theo thời gian.
2. Trường hợp phun Rhinophalt kết hợp sử dụng cốt liệu mịn: Cả hai chỉ tiêu sức
kháng trượt và độ nhám được phục hồi 100% ngay sau khi thử nghiệm, so với các
giá trị trước khi thử nghiệm.
3. Trên cơ sở kết quả thử nghiệm trong phòng và hiện trường, Bộ GTVT đã ban hành
“Chỉ dẫn tạm thời về kỹ thuật thi công và nghiệm thu lớp vật liệu Rhinophalt dùng
trong công tác bảo trì mặt đường bê tông nhựa”, (kèm theo Quyết định số 1438/QĐ-
BGTVT ngày 23/4/2015)
6.2. KIẾN NGHỊ

1. Trên cơ sở “Chỉ dẫn tạm thời về kỹ thuật thi công và nghiệm thu lớp vật liệu
Rhinophalt trong công tác bảo trì mặt đường BTN” đã được Bộ GTVT ban hành, đề
nghị Cục Đường bộ VN, Cục Đường cao tốc VN sớm có các bước triển khai tiếp
theo ứng dụng vật liệu Rhinophalt trong bảo trì đường bộ vào một số công trình thí
điểm để tiếp tục đánh giá hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật trước khi cho phép áp dụng
đại trà tại Việt Nam.
2. Để có thể đảm bảo chất lượng công tác thi công thí điểm trên diện rộng, đề nghị
công ty ASI Solutions PLC sớm đưa thiết bị máy rải chuyên dụng, hiện đại, có khả
năng làm đồng thời cả hai chức năng phun vật liệu Rhinophalt và rải cốt liệu mịn
vào Việt Nam
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !

You might also like